Rút cây roi tre từ trên chái nhà ra, ba tôi nhịp nhịp nó lên tấm phản, miệng ông không ngớt hỏi tội tôi:
- Hoàng, tại sao mày dám bỏ nhà đi chơi. Không lo dọn dẹp nhà cửa, không lo ôn tập hè, cũng không thèm nấu cơm? Trưa rồi mẹ mày và tao về ăn gì đây? Còn thằng Tý, mày rủ rê hắn chặt tre làm chi để hắn chặt vô chân hắn? Ba nó về đây bắt đền tao mày biết không? Sao mày ăn rồi chạy lông bông, phá làng, phá xóm vậy hả? Hả? Cái thằng trời đánh kia?
Tôi vòng tay, cúi đầu đứng trước ba tôi, nghĩ đến sự đau đớn khủng khiếp của ngọn roi sắp quất lên người mà rụng rời. Tuy thế, tôi vẫn không trả lời được những câu hỏi dồn dập của ba tôi.
Ông nhịp roi nhanh vun vút lên tấm phản:
- Mày điếc hả, hay mày lì, sao không nói? Tại sao mày cứ chạy ra chơi ngoài nghĩa địa hoài vậy? Ngoài đó có gì hấp dẫn mà mày mê dữ vậy?
Tôi vẫn câm như hến. Vút! Vút! Hai roi quất vào mông tôi mà không cần đợi tôi nằm dài ra phản. Tôi oằn người vì đau, nhưng tôi không van xin, cũng không nói lên những việc tôi định làm ngoài nghĩa địa. Tôi không muốn ba tôi chia xẻ với tôi những lo lắng, thương yêu mà tôi dành cho người mẹ đã chết. Tôi biết, ba tôi không còn nhớ thương gì đến mẹ tôi nữa.
Lại vút! Vút! Trót! Trót! Những ngọn roi quái ác, tàn nhẫn in tới tấp lên lưng, lên mông, lên hai bắp chân tôi. Tôi vẫn cắn răng chịu đựng. Ba tôi rít lên.
- Thật là một thằng ranh con lì lợm! Tao sẽ cho mày mềm xương ra.
Tôi biết, càng lì mặt đứng đó, càng bị đánh tới tấp. Nhưng mặc, tôi cứ cắn răng chịu trận.
Tiếng dì Xuân và nhiều người nữa đã bu đông lại trước cửa nhà tôi cùng la ó, can gián. Dì Xuân sấn tới giật cây roi, nói giọng căm tức:
- Chú Sơn! Răng chú ác rứa? Ðánh chi mà đánh dữ rứa? Con chú chớ bộ kẻ thù chi chú mà muốn giết hắn chết đi? Ác vừa vừa thôi chú ơi. Ai xui, ai biểu chú mà chú không biết thương con chớ.
Ngay tức khắc, tiếng dì ghẻ tôi ở gần đó, chua cay:
- Nì! Im cái họng nghe. Ðừng có nói xiên nói xỏ người ta nghe! Việc nhà người ta, để người ta lo. "Ðèn nhà ai, nhà nấy rãng." Xía vô rồi có người nói là định giựt chồng người ta đó.
Tiếng dì Xuân "hừ, hừ" trong họng. Tiếng nhiều người xì xà, đay nghiến. Tôi không chú ý lắm, chỉ chờ đợi những ngọn roi quất điếng lên người. Nhưng không, ba tôi không còn ở đó nữa. Ông theo tay kéo của một người hàng xóm đi ra khỏi ngõ.
Dì Xuân bẻ đánh "rốp" cây roi, quẳng vào góc nhà. Dì không thèm nói gì nữa, ôm lấy tôi dìu qua nhà dì. Ðặt tôi nằm lên chiếc chõng tre, dì xuýt xoa rờ rờ lên lưng tôi. Ðang nằm úp mặt xuống giường, tôi vẫn cảm thấy những giọt nước mắt nóng hổi nhiễu lên lưng tôi làm xót rát những vết roi có lẽ rướm đầy máu.
Dì Xuân hỏi vỗ về:
- Răng con dại rứa con? Ba con không ưng con bỏ nhà đi chơi, con đi chỉ để bị đánh thảm thương ri hè?
Tôi tấm tức khóc trước những lời nói nghẹn ngào của dì Xuân:
- Răng con cứ ưa ra nghĩa địa làm chi mà ra mãi rứa hả?
Nướcmắt chảy ròng ròng, tôi vẫn không nói.
- Rứa sáng ni con làm chi mà thằng Tý suýt gãy cẳng hả?
Thổn thức một hồi, tôi mới nói được:
- Con rủ thằng Tý chặt tre...
- Trời ơi, hết cách chơi răng con chơi dao, chơi rựa?
- Con không chơi đâu dì. Con biểu thằng Tý chặt tre làm nhà...
- Trời ơi, bày trò chơi làm nhà, làm cửa nữa?
- Không phải bày trò đâu dì. Con định chẻ tre, lợp cho mẹ con một mái nhà kẻo nắng rọi mẹ con nóng lắm dì. Mai mốt tới mùa mưa, mẹ con cũng khỏi bị ướt, bị lạnh đó dì.
Dì Xuân la trời một lần nữa rồi dì khóc kể:
- Sen ơi là Sen! Răng em chết chi sớm để con em tội tình dữ ri nè. Còn cha đó mà như mồ côi, mồ cút. Cha hắn giờ chỉ biết con ngựa Thượng tứ đó thôi, còn biết chi tới con với cái nữa. Hu hu...
Dì xịt mũi vào ống quần đen rồi dì lại khóc. Nước mắt của dì làm tôi thêm tủi thân. Tôi vùng dậy ôm chặt lấy dì, khóc oà. Con Kim Anh ngồi bên mẹ cũng ôm mẹ khóc.
Lát sau, khóc đã nư, dì Xuân tỉnh táo nói:
- Kim Anh, lui sau bếp bới tô cơm, bỏ vài con cá bống thệ kho ném, lựa con mô lớn nhất đó, đem lên cho thằng Hoàng ăn.
Kim Anh dạ nhưng vẫn đứng bên, hỏi rụt rè:
- Còn bác Sơn và dì Lan thì sao mẹ?
Dì Xuân trợn mắt lên:
- Sao là sao? Cho họ đói chớ sao. Bộ họ không biết đi ăn cơm tiệm à? Không lo được bữa cơm hay sao mà bắt thằng nhỏ 7,8 tuổi lo hầu hạ họ hả?
Ðược lời như cởi tấm lòng. Dì Xuân thiệt là hiểu bụng tôi. Ðã lâu, mỗi lần phải gò lưng chúi đầu vô ông bếp thổi lửa phù phù, khói mù cay mắt, tôi hay nhủ bụng: "Tự dưng mình phải hầu hạ, cơm nước mãi hai con người ác nhơn đó."
Những lúc ấy, tôi buồn rầu nghĩ mãi, không hiểu sao ba tôi lại ưa đánh đập tôi một cách dữ dội như thế. Vô lẽ ba tôi không còn thương tôi? Hay ba tôi điên? Hay tôi không phải là con ruột của ông? Nhưng ngày mẹ tôi chưa mất, ông cưng tôi lắm mà?!
Sau cái vụ làm nhà che nắng, che mưa cho mẹ không thành, lại bị một trận đòn nên thân, tôi càng đâm ra lì lợm, càng ghét mẹ kế và xa lánh ba tôi hơn.
Cũng vậy, ba tôi càng ham đánh đập tôi hơn. Cứ mỗi lần dì ghẻ tôi nói hờn mát bất cứ chuyện gì có dính dáng đến tôi, y như rằng ba tôi lại lôi tôi ra đánh. Gãy hết cây roi tre này thì vót cây roi kháng!!-- ---~~~mucluc~~~---


Chương 13

Lên lớp 5, tôi được nhà trương xếp học ở cơ sở ba, tức là ngôi trường ba phòng ở cuối khu vực Lịch Ðợi, nới cận bên nghĩa địa mẹ tôi đã từng nói tới.
Thật chả khác nào thả cọp về rừng. Tôi mặc tình tung hoành ở "địa bàn" của tôi.
Sáng hôm ấy, tuy chưa tới ngày chính thức khai giảng lên khóa mới, chúng tôi cũng tới lớp đông đủ để được ổn định lớp.
Ba thằng bạn thân nhất và tôi đang ngồi thòng qua chân cửa sổ lớp vừa đu đưa mấy cái cẳng chân đen nhẻm không giày, không dép, chúng tôi vừa cười đùa vừa chọc ghẹo mấy đứa con gái đang ra sức làm vệ sinh lớp. Chợt tôi chú ý tới một phụ nữ ăn bận thanh nhã, áo dài lam, quần trắng, đang dắt chiếc xe đạp lên dốc đường làng. Tôi bảo lũ bạn:
- Tụi mày coi con mắm khô đang bò lên dốc kìa.
Không biết con Kim Anh đứng sau lưng tôi tự bao giờ, tức thì lên tiếng chỉnh tôi:
- Trò Hoàng hỗn láo lắm. Cô giáo Kim Loan dạy lớp mình đó.
Tôi nghênh mặt, lườm nó:
- Sao trò biết rành vậy?
Kim Anh chưa kịp đáp thì thằng Tú đã cướp lời:
- Trưởng lớp chớ phải củ khoai sùng đâu mà không biết.
Cô giáo lên tới nơi, tìm chỗ đậu xe đạp. Vẫn ngỗi ở cửa, tôi bình luận thêm:
- Cô giáo lạ hoắc à. Chắc cô ở trường cũ, phạm lỗi gì đó bị đày lên đậy dạy chứ gì.
Có tiếng cười khẽ, một thằng nào đó bình thêm:
- Tui cho là cô giáo chưa có chồng.
Một đứa khác:
- Sao mày biết? Coi bộ cô cũng chẳng còn trẻ nhỏ gì.
- Tao thấy tay trái cô không có chiếc nhẫn cưới nào.
Tôi chớp liền, nói khá lớn:
- Nhẫn cưới cô đem bán lấy tiền mua gạo độn sắn lát rồi.
Cô giáo nghe được, quay mặt lại, cô nhìn khá lâu vào mặt tôi rồi bước vào lớp. Mấy thằng bạn ngồi ở cửa sổ cùng nhảy xuống đất hết. Tôi vẫn ngồi tỉnh bơ. Tôi biết chớ. Ở trường chính, bọn học trò rất lễ phép. Hiếm khi có đứa xấc láo với giáo viên. Mỗi lần gặp thầy cô, chúng đều giở mũ nón chào hỏi hoặc khép nép đứng qua một bên, chớ đời nào mà cô giáo đã vào lớp, lại cứ ngồi yên trên cửa sổ, đu đưa chân. Chính mấy thằng bạn "trời ơi đất hỡi" của tôi cũng đã học được thói quen "Tiên học lễ, hậu học văn", nhưng tôi thì không. Ðây là rừng của tôi. Cô giáo ấy là kẻ xa lạ đến đây, tôi cần "dằn mặt" cô giáo mà.
Cô giáo nhìn đồng hồ tay, hỏi đứa con gái đứng gần đó:
- Cơ sở này có trống hay kẻng gì không?
Nhiều tiếng đáp lao nhao:
- Không có cô.
- Không cô! Không cô!
- Mỗi lần vào lớp hoặ ra chơi thì gọi miệng thôi cô.
Cô giáo nhíu mày. Có lẽ cô khó chịu vì lối nói trống không của học trò nơi đây. Cô nhìn đồng hồ lần nữa:
- Vậy thì bây giờ đúng rồi. Các em sắp hàng vào lớp.
Lũ bạn tôi nghe cô bảo, ào ra khỏi lớp, xuống sân xếp hàng. Hai lớp kia cũng đã sắp hàng xong và đang vào lớp. Cô giáo lớp tôi đi ra. Cô chưa cho vào, bảo phải chọn đôi bạn học trước đã, rồi cùng xếp hàng theo từng đôi bạn, mới được vào lớp.
Chúng nó nháo nhào tìm nhau. Con gái tìm con gái. Con trai tìm con trai. Ðứa giỏi tìm đứa giỏi, đứa dốt cặp đứa dốt. Cứ lung tung, loạn xạ cả lên. Mãi, cũng chưa sắp được hàng.
Riêng thằng Liêm sầu, thằng Tú còm, thằng Mít và tôi là đứng chung một chỗ. Chúng tôi chán lắm rồi cái trò cặp đôi bạn học đó. Chả đi tới đâu. Dối vẫn hoàn dốt, nghịch vẫn hoàn nghịch, và giỏi vẫn hoàn giỏi.
Cô giáo cau mày hỏi:
- Các em chọn đôi bạn theo tiêu chuẩn nào đó?
Lũ bạn trong lớp tôi ngớ mặt nhìn nhau. Chúng nó biết mình làm sai. Nhưng chúng vẫn ưa chọn cho mình đứa bạn thân nhất, cùng "trình độ" học tập cũng như hạnh kiểm. Cô giáo nghiêm trang bảo:
- Mỗi em học giỏi hoặc khá kèm một em kém hơn mình, bất kể con trai, con gái và phải ở gần nhà nhau. Các em không được tự chọn bạn theo ý thích!
Lũ bạn tôi lại nhao nhao, xáo xào thêm một lần nữa. Rất lâu, chúng mới quyết định được đôi bạn cho mình.
Thấy bốn thằng tôi cứ thò tay vô túi quần nhìn các bạn với vẻ thờ ơ, cô giáo tới bên hỏi:
- Bốn em này sao? Khó tính vậy hả? Không chọn được ai à?
Có tiếng cười phì trong đám đông rồi có tiếng nói ra:
- Thưa cô, để bốn trò đó kết bạn "bộ tứ" cho xong cô.
- Bốn tên quỉ sứ đó cô.
- Học sinh cá biệt đó cô. Chả có đứa nào dám kết bạn cả.
Kim Anh tách khỏi các bạn, đứng trước cô giáo. Lễ phép, chững chạc, con bé nói một hồi dài, không vấp váp:
- Thưa cô, trò Liêm, trò Tú không phải học sinh cá biệt chỉ kém toán và văn thôi. Vì quá kém nên không trò nào trong lớp dám kết bạn học tập, sợ mất thì giờ kèm cặp mà không ích lợi gì. Trò Mít thì hay nghỉ học lắm nên ai cũng sợ chép bài dùm cho trò, mệt. Riêng trò Hoàng, năm ngoái là học sinh cá biệt. Trò ấy thông minh, nếu chăm học thì rất giỏi nhưng trò ham chơi, nghịch phá lắm...
Liếc mắt qua tôi, thấy cái mặt bặm trợn của tôi, nó vẫn không ngán, tiếp:
- Trò Hoàng đã ham chơi lại ưa lôi kéo bạn bè...
Tôi ngăm trong bụng: "Ðược rồi, mới đầu năm học, mày chơi tao một vố đậm, có ngày tao cho mày biết tay." Tôi đang tức nó, vậy mà cô gi!!!9066_12.htm!!! Đã xem 36583 lần.


Nguồn: Thời áo trắng
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 6 tháng 4 năm 2007

Truyện
  • Chương 2 Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 Chương 7 Chương 8 Chương 9 Chương 10 Chương 11 Chương 12 Chương 13 Chương 14 Chương 15 Chương 16 Chương 17 Chương 18 Chương 19 Chương 20 Chương 21 Chương 22 Chương 23 Chương 24 Chương 25 Chương 26 Chương 27 Chương 28 Chương 29 i, con giết nó đó dì. Nếu con không rủ nó đi tắm sông, không rủ nó lên tận trên kia...Nếu con đừng cho nó bơi ra xa, nếu con ở bên cạnh nó thì nó đâu có thể chết được.
    Dì Xuân thở phào, vuốt má tôi, mắng yêu:
    - Cái thằng quỉ! Làm dì hết hồn. Ðó là tại cái số nó đoản mệnh nên Trời mới xui nó theo con đi tắm sông, xui nó bơi tới chỗ nước xoáy. Chớ con có lỗi gì đâu mà buồn.
    - Mấy lâu nay con ân hận lắm dì. Con cứ tự mắng mình là đã gây ra cái chết cho bạn. Con rất thương thằng Tý, vậy mà sao nó cứ khổ vì con không hà. Ngày xưa, con xúi nó chặt tre làm nhà cho mẹ con, rựa chặt vào cẳng nó, giờ thì...
    - Con đừng nghĩ bậy nữa. Cái số bị thương là bị thương. Cái số chết là phải chết. Thằng Tý chết sớm nó càng mừng nữa đó. Chết sớm thì sớm được đầu thai kiếp khác. Biết đâu kiếp tới, nó làm con nhà giàu, có phải sung sướng hơn là làm cái thằng đi chân đất, áo rách te tua, chặt tre, vót tre, chăn trâu suốt ngày...
    Biết dì Xuân nói đùa nhưng lòng tôi vẫn nhẹ nhõm. Dì Xuân bao giờ cũng như hiểu được bụng tôi. Dì luôn giúp tôi cất đi bao gánh nặng. Vậy mà lâu nay tôi đã không đến với dì.
    Có điều, sau này lớn lên, biết cân nhắc thiệt hơn, tôi mới ngẫm ra: "Tự quên đi cái lỗi của mìn thì thật dễ dàng, nhanh chóng. Riêng đối với những lỗi lầm người khác gây ra cho mình thì nhớ mãi, in sâu, khắc trí, đến trở thành hận thù."
    Ðúng vậy, ngay từ lúc nghe dì Xuân giải thích cái số đoản mệnh của thằng Tý, tôi đã tự tha tội cho mình tức khắc. Nhưng cái hận dì ghẻ và ba tôi gây ra cái chết cho mẹ tôi, tôi vẫn không thể nào quên đi được.
  • --!!tach_noi_dung!!--


    Nguồn: Thời áo trắng
    Được bạn: Ct.Ly đưa lên
    vào ngày: 6 tháng 4 năm 2007

    --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--