QUYỂN BA
CHƯƠNG 13

THỨ NĂM.
WASHINGTON.
Matthew Gladyce, thư ký báo chí của Tổng thống biết rõ rằng hai mươi tư giờ sắp tới là thời điểm mang tính quyết định quan trọng nhất trong bước đường công dnah của mình.
Công việc của ông là bảo vệ Tổng thống Hoa Kỳ. Trưa thứ năm hôm nay, Tổng thống Hoa Kỳ sẽ lên vô tuyến phát biểu lời kêu gọi toàn quốc.
Matthew Gladyce đưa mắt nhìn qua cửa số văn phòng mình. Xe quay lưu động của các hãng vô tuyến và phóng viên các phương tiện thôn tin đại chúng trên toàn thế giới vây kín quanh Nhà Trắng. Gladyce thầm nghĩ rằng ông sẽ chỉ cho họ biết những điều ông muốn họ được biết.
THỨ NĂM.
SHERHABEN.
Phái viên của Hoa Kỳ đã tới Sherhaben. Máy bay của họ đậu trên đường băng ở cách xa vùng quy định dành cho con tin do Yabril kiểm soát và vẫn có quân của Sherhaben bảo vệ. Những đám đông các xe lưu động quay vô tuyến, phóng viên các phương tiện thông tin đại chúng trên thế giới và những người tò mò từ Dak kéo tới tụ tập ở phí sau lưng lính bảo vệ.
Đại sứ Sherhaben, Sharif Waleed, đã uống thuốc ngủ ngủ gần suốt chặng bay. Bert Audick và Arthur Wix ngồi trò chuyện với nhau. Audick cố thuyết phục Wix làm dịu bớt các yêu cầu của Tổng thống để có thể giải thoát được con tin không cần dùng hành động tàn bạo.
Cuối cùng Wix bảo Audick:
Tôi không có thời gian đâu để thương lượng. Tổng thống đã trao nhiệm vụ cực kỳ ngắn gọn cho tôi: họ đã vui đùa và bây giờ đã đến lúc trả giá.
Audick nhẫn nại bảo:
Anh là cố vấn An ninh quốc gia, lạy Chúa, hãy khuyên bảo đi!
Wix lạnh lùng nói:
Chẳng có gì để khuyên bảo cả. Tổng thống đã quyết định rồi.
Tới cung điện của Quốc vương, một đội bảo vệ có vũ trang dẫn đường cho Wix và Audick về phòng dành cho họ trong cung. Đại sứ Waleeb vội đến trính bức tối hậu thư lên Quốc vương.
Quốc vương không tin lời hăm dọa, bụng nghĩ rằng bất kỳ ai cũng có thể gây khiếp sợ cho con người bé nhỏ này. Quốc vương vặn hỏi:
Khi Kennedy nói với ông chuyện này, trông ông ta thế nào? Ông ta có thuộc loại người thốt  lên những lời dọa dẫm man dại như vậy chỉ cốt gây kinh hoàng không? Sao chính phủ của ông ta lại có thể ủng hộ một hành động như vậy? Ông ta định tung toàn bộ sự nghiệp chính trị của ông ta vào trò chơi đỏ đen này? Đây có phải là một thủ đoạn thương lượng không?
Waleeb đứng bật dậy khỏi chiếc ghế gấm thêu kim tuyến, khuôn mặt trông tựa búp bê của ông bỗng đờ ra.
Tâu Quốc vương, - Waleeb lên tiếng, - Kennedy đã biết chính xác những lời Quốc vương sẽ nói, từng lời một.  Sau hai mươi bốn tiếng đồng hồ Dak đã bị phá hủy mà không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu thì toàn bộ Sherhaben cũng sẽ bị phá sạch. Chính vì vậy nên không thể cứu vãn được Dak. Đây là cách duy nhất ông ta có thể thuyết phục được Quốc vương thông qua ý định cực kỳ nghiêm túc của ông ta. Ông ta cũng nói rằng chỉ sau khi Dak bị phá hủy thì Quốc vương mới chịu chấp thuận chứ không thể vào lúc trước đó. Ông ta bình tĩnh thậm chí còn mỉm cười nữa. Ông ta không còn giữ được con người của ông ta. Ông ta là thần Azazel.
Một  lát sau, hai phái viên của Tổng thống Hoa Kỳ được dẫn vào một phòng lễ tân tuyệt đẹp với cả sân thềm có lắp máy điều hào và bể tắm. Những người hầu trai tráng mặc trang phục theo kiểu Ả rập phục vụ hai người. Họ mang tới đồ ăn nước uống chứ không phải rượu. Quốc vương chào hỏi hai người, đứng vây quanh Quốc vương  là các vị cố vấn và vệ sĩ.
Đại sứ Weleeb làm nhiệm vụ giới thiệu. Quốc vương đã quen biết Bert Audick. Hai người đã từng ở bên nhau qua những lần ký kết các hợp đồng về dầu mỏ trước đây.  Còn Audick đã nhiều lần đóng vai chủ nhà, một vị chủ nhà thận trọng và miễn cưỡng, mỗi khi Quốc vương sang thăm Hoa Kỳ.  Quốc vương nồng nhiệt đón tiếp Audick.
Người thứ hai làm Quốc vương sững người ngạc nhiên và qua nhịp đập rối loạn của con tim mình, Quốc vương nhận ra sự hiện diện của mối nguy cơ và bắt đầu tin rằng mối hăm dọa của Kennedy là hiện thực.
Người thứ hai trong hia vị quan bảo dân, Quốc vương thầm nghĩ về họ, chẳng phải ai khác ngoài Arthur Wix, cố vấn An ninh quốc gia của Tổng thống, và là một gã người Do Thái, Gã là kẻ lừng dnah trong giới quân sự có thế lực nhất ở Hoa Kỳ và kẻ thù lớn nhất của các quốc gia Ả rập trong cuộc chiến đấu của họ chống lại Israel. Quốc vương nhận thấy Arthur Wix không đưa tay ra Quốc vương bắt mà chỉ lịch sự cúi đầu một cách lạnh lùng.
Ý nghĩ sau đó nảy trong đầu óc Quốc vương là nếu Tổng thống Hoa Kỳ thực sự muốn biến lời hoăm dọa của ông ta thành hiện thực thì tại sao ông ta lại cử một quan chức cao cấp như vậy vào chỗ nguy hiểm như thế này? Nếu Quốc vương giữ hai vị quan bảo dân đây làm con tin thì chẳng lẽ họ không bỏ mạng trong cuộc tấn công vào Sherhaben hay sao? Chẳng lẽ Bert Audick chịu tới và liều mình mạo hiểm lao vào một cái chết rất có thể xảy ra hay sao? Như Quốc vương biết về Audick thì chẳng đời nào ông ta chịu liều mạng như vậy. Như vậy tất nhiên là sẽ có thương lượng và lời dọa dẫm của Kennedy là một trò bịp. Hoặc Kennedy chỉ là một gã điên đã chẳng bận tâm tới phái viên của mình mà chỉ nahưm nhe bằng mọi cách thực hiện được lời hăm dọa của gã. Quốc vương đảo mắt nhìn quanh phòng lễ tân, đồng thời được coi là phòng họp của hcính phủ. Nó trông còn sang trọng hơn nhiều so với bất kỳ thứ gì ở Nhà Trắng. Tường quét vàng, thảm thuộc loại đắt tiền nhất thế giới với những họa tiết thanh nhã có một không hai, đá cẩm thạch thuần chất nhất và được trạm trổ cực kỳ tinh vi. Làm sao có thể phá hủy tất cả những thứ này được?
Quốc vương lên tiếng nói, giọng đường bệ:
Ông đại sứ của tôi đã trao cho tôi bức thông điệp do Tổng thống nước các ông chuyển tới. Thật khó có thể tin được vị đứng đầu một đất nước tự do lại đưa ra những lời hăm dọa tương tự. Có thể coi như tôi chịu thua rồi. Tôi tác động làm soa được tên kẻ cướp Yabril? Tổng thống nước các ông là một Attila quân rợ Hung thứ hai à? Ông ta cứ tưởng rằng ông ta đang cai trị La Mã cổ xưa chứ không phải đất nước Hoa Kỳ à?
Audick là người đầu tiên lên tiếng đáp lại:
Thưa Quốc vương Maurobi, tôi tới đây với tư cách một người bạn của Quốc vương, để hỗ trợ Quốc vương và đất nước này. Tổng thống có ý định thực hiện điều ông ta hăm dọa. Xem ra Quốc vương không còn cách lựa chọn nào khác. Quốc vương cần phải trao cho chúng tôi tên Yabril đó.
Quốc vương yên lặng hồi lâu, rồi quay sang nói với Arthur Wix, giọng châm biếm:
Thế ông sang đây làm gì? Chẳng nhẽ Hoa Kỳ lại không thấy tiếc một nhân vật quan trọng như bản thân ông nếu tôi khước từ những yêu sách của Tổng thống đất nước ông?
Việc Quốc vương sẽ giữ chúng tôi làm con tin nếu Quốc vương khước từ những yêu cầu đó là cả một vấn đề cần phải được tranh luận một cách thận trọng, - Arthur Wix nói. Ông ta vẫn giữ được vẻ hòan toàn điềm tĩnh. Ông ta không hề để lộ một chút tình cảm tức giận và thù hận Quốc vương, - Là nguyên thủ một đất nước độc lập. Quốc vương có toàn quyền biện minh cho cơn giận dữ và thái độ phản đối cảu Quốc vương trước sự hăm dọa. Những sự hiện diện của tôi ở đây có lý do rất rõ ràng. Sự việc này khẳng định với Quốc vương rằng những mệnh lệnh cần thiết về quân sự đã được ban hành. Với tư cách là tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang Hoa Kỳ, Tổng thống có quyền hành đó. Trung tâm công nghiệp dầu mỏ Dak sẽ không còn tồn tại trong một thời gian ngắn nữa. Hai mươi tư tiếng đồng hồ sau đấy, nếu Quốc vương không đáp ứng những yêu cầu của Tổng thống, đất nước Sherhaben cũng sẽ bị phá hủy. Tất ả những thứ này sẽ không còn nữa, - Arthur Wix giơ hai tay chỉ quanh căn phòng, - và Quốc vương sẽ sống dựa vào lòng khoan dung của các nước láng giềng quanh vương quốc này. Quốc vương vẫn là Quốc vương, nhưng là Quốc vương của con số không.
Quốc vương không hề để lộ chút thịnh nộ, Quốc vương quay sang bảo người Hoa Kỳ thứ hai:
Ông có muốn nói thêm gì nữa không?
Bert Audick ranh mãnh nói:
Kennedy định thực hiện lời hăm dọa của ông ta là một điều không còn gì để nghi ngờ nữa. Nhưng, trong chính phủ của chúng tôi có những người khác không tán thành chuyện này. Hành động này có thể làm hỏng nhiệm kỳ Tổng thống của ông ta, - Audick nói tiếp, giọng gần như muốn biện giải với Arthur Wix: - Theo tôi ta nên công khai trình bày rõ vấn đề này.
Wix hằn học nhìn Audick. Ông ta sợ xảy ra khả năng này. Về mặt chiến lược. Audick có thể làm đảo lộn tùng phèo. Tên con hoang định giở trò phá hoại cuộc gặp gỡ chỉ để vớt vát số tiền năm chục tỷ đô la của hắn.
Arthur Wix đưa mắt nhìn chằm chằm vào mặt Audick và nóiv ới Quốc vương: - Chẳng còn cơ hội thương lượng nữa đâu.
Audick nhìn Wix, ánh mắt đầy vẻ thách thức rồi lại nói với Quốc vương:
Dựa trên quan hệ lâu dài giữa chúng ta từ trước tới nay, tôi xin nói thẳng với Quốc vương rằng vẫn còn có một hy vọng. Tôi thấy cần phải nói ngay lúc này, ngay trước mặt một người đồng xứ với tôi, còn hơn ta trao đổi riêng với Quốc vương. Quốc hội Hoa Kỳ đang triệu tập một phiên họp đặc biệt để tạm bãi miễn Tổng thống Kennedy. Nếu chúng tôi tuyên bố tin là Quốc vương chịu thả con tin thì tôi xin đảm bảo Dak sẽ không bị phá hủy.
Quốc vương liền hỏi ngay:
Và tôi sẽ không phải trao Yabril chứ?
Không, - Arthur đáp. – Nhưng Quốc vương đừng nằn nì đòi thả tên ám sát Giáo hoàng.
Tuy là người rất khôn khéo nhưng Quốc vương vẫn không thẻ hòan toàn che giấu nổi nỗi hân hoan trong giọng nói. Quốc vương cất tiếng hỏi:
Ông Wix, phải chăng đây không phải là một giải pháp hợp lý hay sao?
Tổng thống của chúng tôi tạm nghỉ vì một tên khủng bố đã giết con gái ông? Và sau đó tên sát nhân được thả tự do? – Wix nói. – Không, không thể được.
Audick lên tiếng:
Sau này chúng ta vẫn có thẻ tóm tay đó lúc nào chẳng được.
Wix khinh khỉnh nhìn Audick với ánh mắt hận thù nên Audick hiểu rằng người đàn ông này suốt đời là kẻ thù của ông ta.
Quốc vương bảo:
Hai tiếng nữa, tôi và anh bạn Yabril của tôi sẽ gặp nhau. Hai chúng tôi cùng ăn tối và thỏa thuận một số vấn đề. Tôi sẽ ngọt nhạt thuyết phục anh ta. Nhưng con tin sẽ được thả ngay lập tức một khi chúng tôi nhận được tin thông báo rằng Dak sẽ được đảm bảo an toàn. Thưa các quý vị, với tư cách là người theo Hồi giáo và tuân thủ luật lệ của Sherhaben tôi thề như vậy đấy.
Sau đó Quốc vương ra lệnh cho trung tâm thông tin của Quốc vương thông báo cho mình biết càng sớm càng tốt kết quả bỏ phiếu ở Quốc hội Hoa Kỳ. Ông sai hộ tống đưa các phái viên Hoa Kỳ về phòng của họ để tắm rửa và thay áo xống.
 
Quốc vương ra lệnh lén đưa Yabril rời khỏi máy bay và dẫn về cung. Yabril ngồi đợi ngoài hành lang rộng của phòng lễ tân. Gã nhận thấy nơi này đầy vệ sĩ của Quốc vương. Ngoài ra Yabril còn nhận thấy nhiều dấu hiệu khác chứng tỏ trong cung đang ở trong tình trạng báo động. Gã vỡ lẽ rằng mình đang lâm nguy, nhưng không biết phải làm gì nữa.
Khi Yabril được dẫn vào phòng lễ tân, Quốc vương ôm chầm lấy gã. Sau đó Quốc vương vắn tắt thuật lại sự việc vừa rồi với mấy tên quan bảo dân. – Ta đã hứa với họ rằng anh sẽ thả các con tin không cần thương lượng nữa. Bây giờ ta đợi quyết định của Quốc hội Hoa Kỳ.
Yabril nói:
Nhưng nếu vậy có nghãi là tôi đã bỏ rơi anh bạn Romeo của tôi. Điều đó quất thẳng vào uy tín của tôi.
Quốc vương mỉm cười và bảo:
Khi họ tung hắn vào vụ ám sát Giáo hoàng, mục tiêu của các anh càng được công khai hóa hơn. Và sự việc là sau cú đó anh vẫn nhởn nhơ tự do và giết con gái Tổng thống Hoa Kỳ, điều đó là một niềm tự hào đáng hãnh diện. Nhưng thành thực mà nói, anh đã gây cho tôi một điều bất ngờ nhỏ phát lợm giọng muốn ói. Anh lạnh lùng giết một cô gái trẻ. Tôi không thích hành động đó và nó thực sự chẳng phải là tài giỏi gì.
Chúng ta canà phải nêu cho rõ vấn đề, - Yabril nói. – Tôi không bao giờ có ý định để cô ta sống sót rời khỏi máy bay.
Bây giờ thì hẳn là anh đã hài lòng rồi, - Quốc vương nói. – Thực thế, anh đã làm cho Tổng thống Hoa Kỳ bị mất chức. Điều đó vượt quá những giấc mơ dữ dội nhất của anh.
Quốc vương ra lệnh cho một người trong đoàn tùy tùng:
Đi tìm ông Audick và đưa ông ta tới đây cho ta.
Khi Bert Audick bước vào phòng, ông ta không bắt tay Yabril, mà cũng chẳng có cử chỉ nào tỏ vẻ thân thiện với gã. Ông ta chỉ đơn thuần nhìn gã chằm chằm. Yabril cúi đầu và mỉm cười. Audick đã quá quen thuộc với loại người như gã.
Quốc vương lên tiếng:
Ông Audick, ông làm ơn giải thích cho ông bạn tôi đây biết rõ cơ chế Quốc hội các ông sử dụng để đánh bại Tổng thống các ông.
Audick làm theo lời Quốc vương. Lý lẽ của Audick có sức thuyết phục. Yabril đã tin ông ta. Nhưng gã còn gặng hỏi:
Nếu không giành được hai phần ba số phiếu thì sao?
Audick đáp, giọng quyết liệt:
Nếu vậy, ông, tôi và Quốc vương đều bị bế tắc.
 
Tổng thống Francis Xavier Kennedy xem xét các văn bản Matthew Gladyce đưa ông ký, xem xong ông liền ký tất. Qua khuôn mặt hớn hở vui mừng của Gladyce, ông biết chính xác điều đó có ý nghĩa ra sao. Cả hai người cùng đứng bên nhau đương đầu trước công chúng Hoa Kỳ. Vào thời điểm khác, vào hoàn cảnh khác hẳn ông đã dập tắt lụi ánh mắt hớn hở tự mãn này, nhưng ông nhận thấy rõ đây là giai đoạn nguy hiểm nhất trên con đường sự nghiệp chính trị của ông và ông phải sử dụng mọi loại vũ khí sẵn có trong tay. Tối nay, Quốc hội cố tình tìm cách bãi miễn ông. Người ta định lợi dụng lời lẽ mơ hồ, trong Điều bổ sung thứ hai mươi lăm để thực hiện ý đồ đó. Nếu cuộc chiến kéo dài, ông có thể thắng, nhưng nếu vậy thì đã quá muộn. Bert Audick sẽ dàn xếp thả các con tin, để Yabril bỏ trốn nhằm đổi lấy các con tin. Cái chết của con gái ông sẽ không được báo thù: tên giết Giáo hoàng sẽ được thả tự do. Nhưng Kennedy hy vọng vào lời kêu gọi toàn quốc phát trên sóng vô tuyến để dấy lên một làn sóng các bức điện tín phản đối có thể làm xô giạt Quốc hội. Ông biết quần chúng sẽ ủng hộ hành động của ông; họ bị xúc phạm trược vụ ám sát Giáo hoàng và vụ sát hại con gái ông. Họ ảm nhận thấy rõ nỗi đau buồn xé nát tâm can ông. Và vào lúc này ông tự hào về quan hệ của mình với nhân dân. Họ là những người đồng minh chống lại sự đồi bại của Quốc hội, trước sự tàn nhẫn và thực dụng của những thương gia đại loại như Bert Audick.
Francis Kennedy đã suốt đời cảm nhận thấy rõ những tấn thảm kịch của nỗi bất hạnh, cảm nhận thấy rõ quần chúng đấu tranh suốt cả cuộc đời họ. Ngay từ những ngày đầu tiên bước đường công danh, ông đã thầm tự thề với bản thân mình rằng sẽ không bao giờ bị máu thích tiền bôi bẩn con người mình. Ông trưởng thành với tấm lòng coi khinh quyền lực của kẻ giầu sang, tiền bạc được sử dụng như một mũi gươm nhọn. Nhưng ông luôn cảm nhận thấy rõ, bây giờ ông nhận thấy rằng mình như là một nhà vô địch không ai có thể gây tổn thương và không bị quật ngã như bè bạn ông đã chịu gục thua. Trước đây ông chưa từng khư khư ôm mối hận thù mà những kẻ thấp hèn cảm nhận thấy. Nhưng bây giờ thì ông lại cảm nhận thấy nó rất rõ. Bây giờ kẻ giàu sang, có quyền thế có thể dấn chìm ông, bây giờ ông phải chiến thắng vì lợi ích của chính bản thân mình.
Nhưng ông không để sự hận thù gây rối trí. Ngay khi cuộc khủng hoảng chớm bắt đầu, ông cố giữ đầu óc thật sáng suốt. Nếu thậm chí ông có bị bãi miễn, ông phải củng cố một niềm tin vững chắc rằng ông sẽ quay lại nắm quyền. Do đó kế hoạch của ông là phải nhìn xa trông rộng. Quốc hội và những kẻ giàu sang có thể thắng trong trận này, nhưng sáng suốt nhìn nhận tháy rõ rằng họ sẽ thua trong cả cuộc chiến. Nhân dân Hoa Kỳ sẽ không hân hoan nhẫn nhục chịu bẽ mặt, vào tháng Một sắp tới sẽ có một cuộc bầu cử. Toàn bộ cuộc khủng hoảng này có thể gây dựng cho ông có được mối thiện cảm cho dù ông bị thua cuộc. Tấn bi kịch của các nhân ông sẽ là một thứ vũ khí của ông. Nhưng ông phải thận trọng che giấu kế hoạch tầm xa của mình, ngay cả với nhóm tham mưu của ông.
Kennedy hiểu rằng ông đang chuẩn bị bản thân cho một quyền lực tối đa. Không còn đường hướng nào khác, trừ một khi cam chịu thất bại và toàn bộ nỗi u sầu khổ não của nó, nếu vậy ông không thể nào sống nổi.
 
Trưa Thứ Năm, chín tiếng đồng hồ trước khi Quốc hội nhóm họp phiên đặc biệt có thể bãi miễn Tổng thống Hoa Kỳ, Francis Kennedy gặp pahỉ nhóm cố vấn bộ tham mưu và phó Tổng thống Helen Du Pray.
Đây là phiên họp chiến thuật cuối cùng trước khi Quốc hội bỏ phiếu và mọi người đều biết rằng đối phương sẽ giành được hai phần ba số phiếu. Kennedy nhận thấy tâm trạng chung ở trong phòng là buồn bã và thất bại.
Ông vui vẻ mỉm cười và mở đầu cuộc họp bằng việc cảm ơn người đứng đầu CIA, Theodore Tappey, đã không ký tên vào bản tuyên bố lên án bãi miễn. Sau đó, ông quay sang cười với Phó Tổng thống Du Pray, một nụ cười hóm hỉnh vui tính.
Helen, - Francis Kennedy nói, - có các bất kỳ thứ gì ở trên đời này tôi cũng chẳng dám nhận lời đổi lấy tình cảnh của chị. Chị có nhận thức được rõ chị có bao nhiêu kẻ thù khi từ chối không ký văn bản đòi bãi miễn không? Chị có thể là nữ Tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ. Quốc hội căm giận chị vì không có chữ ký của chị thì chẳng còn biết xoay xỏa ra sao. Đàn ông căm giận chị vì chị thật cao thượng biết bao. Phụ nữ coi chị là người phản bội. Lạy Chúa, một người tài ba như chị sao lại bị để rơi vào một tình thế khó khăn đến như vậy? À mà nhân đây, tôi xin chân thành cảm ơn lòng trung kiên của chị.
Họ bất công, thưa Tổng thống, - Du Pray nói. – Và bây giờ họ càng bất công một khi vãn đeo đuổi chuyện đó. Liệu còn có khả năng thương lượng với Quốc hội không?
Tôi không muốn thương lượng, - Kennedy nói. – Và họ cũng chẳng muốn. – Sau đó ông quay sang bảo Dazzy: - Anh theo dõi xem lệnh của tôi được thi hành đến đâu, không lực của hải quân đã được đưa sang Dak chưa?
Dạ thưa rồi ạ, - Dazzy nói, sau đó loay hoay của mình trên ghế. – Nhưng tham mưu trưởng chưa ban lệnh “xuất quân”. Họ nấn ná chờ kết quả bỏ phiếu tối nay của Quốc hội. Nếu việc bãi miễn thành công, họ sẽ đưa máy bay quay trở về các căn cứ. – Dazzy ngừng lời một lát. – Họ không phải là không chấp hành lệnh của Tổng thống. Họ tuân thủ theo lệnh của Tổng thống. Chẳng qua họ nghĩ rằng có thể kịp thời hủy bỏ lệnh của Tổng thống một khi tối nay Tổng thống bị thất bại.
Kennedy quay sang Du Pray. Nét mặt ông nghiêm trang:
Nếu việc bãi miễn thành công, chị sẽ là Tổng thống, - ông nói. – Chị có thẻ ra lệnh cho tham mưu trưởng xuất quân phá sạch trung tâm công nghiệp Dak. Chị có ra lệnh đó không?
Không, - Du Pray đáp. Căn phòng chìm trong sự yên tĩnh ngột ngạt khó thở hồi lâu. – Tôi đã tỏ rõ lòng trung kiên của tôi với ông, - bà nói tiếp. – Với tư cách là Phó Tổng thống, tôi ủng hộ quyết định của ông về vụ Dak, đấy là nghĩa vụ tôi phải thực hiện. Tôi phản đối yêu cầu đòi tôi ký văn bản bãi miễn. Còn nếu tôi là Tổng thống, và thật lòng tôi cầu mong sẽ không có chuyện đó, thì tôi phải làm theo lương tâm và quyết định của chính tôi.
Kennedy gật đầu. Ông mỉm cười với bà và nụ cười của ông thật hiền lành khiến bà thấy nát cõi lòng.
Chị nói rất đúng, - Kennedy bảo. – Tôi hỏi vậy hoàn toàn chỉ là muốn được biết rõ một thông tin chứ không có ý muốn thuyết phục. – Sau đó ông quay sang nói với những người káhc đang có mặt trong phòng. – Bây giờ điều quan trọng nhất là chuẩn bị xong xuôi cho tôi bài diễn văn thật chu đáo để phát biểu trên vô tuyến. Eugene, anh đã dành được thời gian cho tôi trong chương trình phát són chưa? Họ đã thông báo trên đài là tối nay tôi sẽ phát biểu chưa?
Eugene Dazzy thận trọng đáp:
Lawrence Salentine đã tới đây để trao đổi với anh về vấn đề này. Xem ra có điều ám muội. Tôi đưa ông ta vào đây được không? Ông ta đang ở văn phòng của tôi.
Kennedy nhẹ nhàng bảo:
Họ chẳng dám đâu. Họ chẳng dám công khai dùng cơ bắp đấm đá như vậy đâu, - ông trầm ngâm một lát rồi bảo: - Dẫn ông ta vào đây.
Trong khi chờ đợi, họ thảo luận xem nên dành bao nhiêu thời gian cho bài diễn văn.
Không quá nửa tiếng đồng hồ, - Kennedy bảo. – Tôi sẽ thu xếp chỉ trong vòng ngần ấy thời gian thôi.
Mọi người hiểu Kennedy định nói gì. Qua vô tuyến Francis Kennedy có sức cuốn hút làm say mê người nghe. Ông có giọng nói thần diệu mang nhạc điệu của các đại thi hào người Ailen. Ông diễn đạt suy nghĩ và sự việc luôn rất rõ ràng.
Khi thấy Lawrence Salentine bước vào, Kennedy chẳng buồn chào và hỏi thẳng luôn:
Tôi hy vọng ông sẽ không nói ra những điều tôi nghĩ rằng ông sắp nói, Salentine điềm tĩnh nói:
Tôi làm sao biết được Tổng thống đang nghĩ gì. Tôi được những người phụ trách các mạng lưới truyền hinh khác chỉ định đến trình với Tổng thống quyết định của chúng tôi là sẽ không dành thời gian phát sóng vào tối nay cho Tổng thống. Chúng tôi không có ý định can thiệp vào vụ việc bãi miễn.
Kennedy mỉm cười và đáp lại:
Ông Salentine, việc bãi miễn, thậm chí dù cho đạt được đi nữa thì trong thời hạn ba chục ngày. Thế sau đó thì sao?
Hăm dọa không phải là phong cách của Kennedy. Ông chỉ sử dụng nó để cảnh báo Salentine rằng ông và những người đứng đầu các kênh phát sóng vô tuyến khác nhẩna là họ đang lao vào một trò nguy hiểm. Các trạm phát sóng được cấp giấy phép hoạt động trong một thời hạn nhất định, một Tổng thống mạnh có thể xét duyệt và cấp lại giấy phép khi thấy cần thiết. Salentine nhân thấy mình phải rất thận trọng.
Thưa ông Tổng thống, - Salentine nói, - chẳng qua và vì chúng tôi thấy trách nhiệm của mình quá lớn nên đành phải khước từ thôi. Ông đang bị xét bãi miễn, tôi rất lấy làm tiếc, và đây cũng là điều rất buồn đối với toàn thể người Hoa Kỳ. Đây là một chuyện rất đau lòng, tôi xin chân thành bày tỏ lòng nuối tiếc của tôi. Nhưng các trạm phát sóng đều nhất trí cho rằng để ông phát biểu sẽ hoàn toàn không có lợi cho đất nước hoặc quá trình dân chủ của chúng ta, - ông ta ngừng lời một lát rồi nói tiếp: - Nhưng sau khi Quốc hội bỏ phiếu, thuận hay không chấp thuận, chúng tôi sẽ dành thời gian cho ông.
Francis Kennedy cười gằn tức giận và bảo:
Ông có thể đi được rồi!
Hai nhân viên an ninh hộ tống Salentin dẫn ra ngoài phòng.
Sau đó Kennedy quay sang bảo bộ tham mưu của mình.
Thưa các vị, xin hãy tin tôi khi tôi nói ra điều này, - nét mặt Kennedy không còn tươi cười, ánh mắt xanh thẳm trong đôi mắt ông ngả màu xanh nhạt, - họ đã quá tự tin. Họ đã vi phạm tinh thần của Hiến chương.
 
Quan Nhà Trắng vài dặm, xe cộ qua lại qua một lối đi nhỏ do người ngừơi giạt ra để dành cho các xe chạy việc ông. Ống kính các camêra vô tuyến kiểm soát cả một vùng. Các nghị sĩ trên đường đến Capitol Hill đều bị phóng viên vô tuyến bâu chặt chẳng cần câu nệ và bị phỏng vấn về phiên họp đặc biệt này của Quốc hội. Cuối cùng các kênh phát sóng phát tin chính thức thông báo Quốc hội nhóm họp vào lúc 11.00 giờ khuya để bỏ phía tạm bãi miễn chức vụ của Tổng thống Kennedy.
Tại ngay Nhà Trắng, Kennedy và bộ tham mưu của ông đã vận dụng mọi khả năng để chống đỡ cuộc tấn công. Oddblood Gray đã gọi điện cho các thượng nghị sĩ và nghị sĩ nài nỉ họ. Eugene Dazzy gọi không biết bao nhiêu cú điện thoại cho các hội viên Câu lạc bộ Socrates yêu cầu họ hỗ trợ và hứa hẹn những vụ làm ăn lớn. Christian Klee gửi các bản tóm tắt hồ sơ hợp pháp cho những vị đứng đầu Quốc hội nhấn mạnh rằng không có chữ ký của Phó Tổng thống, cuộc bãi chức là bất hợp pháp.
Ngay vào lúc trước mười một giờ, Kennedy và bộ tham mưu tới Yellow Room để theo dõi qua màn ảnh vô tuyến lớn. Toàn bộ diễn biến khóa họp không được phát rộng rãi trên các kenh phát sóng vô tuyến; chỉ được chụp ảnh để sau này sử dụng khi thấy cần thiết, do đó một đường cáp đặc biệt đã được bắt thẳng tới Nhà Trắng.
Nghị sĩ Jintz và thượng nghị sĩ Lambertino đã hòan thành rất tốt việc của họ. Mọi diễn biến của cuộc họp ăn khớp rất đồng bộ.  Sal Troyca và Elizabeth Stone đã sát cánh làm việc bên nhau để giải quyết những chi tiết hành chính. Tại Yellow Room, Francis Kennedy và bộ tham mưu của ông theo dõi diễn biến cuộc họp qua màn hình vô tuyến. Quốc hội dành một số thời gian cho các bài phát biểu theo đúng thủ tục, sau đó đến phần bỏ phiếu. Quốc hội và câu lạc bộ Socrates đã lắp ráp một chiếc xe lăn đường dành cho dịp này mang ra sử dụng. Kennedy bảo Oddblood Gray:
Anh Otto, anh đã dồn tất cả mọi khả năng của anh.
Đúng lúc đó, một nhân viên của Nhà Trắng bước vào và trao cho Dazzy một tờ giấy. Dazzy đưa mắt đọc lướt nội dung. Ông đờ người sửng sốt. Ông trao tờ giấy cho Kennedy.
Trên màn hình vô tuyến, Quốc hội công bố kết quả bỏ phiếu là có hai phần ba số phiếu tán thành việc bãi miễn Tổng thống Francis Xavier Kennedy.
THỨ SÁU, 6 GIỜ SÁNG.
SHERHABEN.
11.00 giờ khuya ngày thứ nắm, theo giờ Washington, nhưng lúc đó là sáu giờ sáng ở Sherhaben. Quốc vương và mọi người tập trung ngoài sân thềm phòng lễ tân để dùng bữa điểm tâm. Bert Audick và Arthur Wix tự đến. Còn Yabril thì có  Quốc vương đi cùng. Trên mặt bàn rộng bày la liệt hoa quả và đồ uống, cả đồ uống lạnh lẫn nóng.
Quốc vương Maurobi vui vẻ tươi cười. Quốc vương tuyên bố:
Tôi vui mừng tuyên bố với các vị rằng ông bạn Yabril của tôi đồng ý chấp nhận thả các con tin. Ông ta không đòi yêu sách gì nữa và toi hy vọng rằng đất nước các ông không đòi hỏi yêu sách gì hơn nữa.
Arthur Wix vã mồ hôi mặt và nói:
Tôi không có quyền thương lượng hoặc thay đổi bất kỳ yêu cầu nào của Tổng thống nước tôi. Ông phải trao cho chúng tôi tên sát nhân này.
Quốc vương mỉm cười đáp:
Ông ta không còn là Tổng thống của ông nữa. Quốc hội Hoa Kỳ đã bỏ phiếu bãi miễn ông ta. Tôi được thông báo rằng lệnh ném bom  Dak đã được hủy. Con tin sẽ được trao trả, các ông đã giành được thắng lợi của các ông. Các ông chẳng còn đòi hỏi được gì hơn nữa đâu.
Yabril cảm thấy có một sức mạnh to lớn lan tỏa khắp cơ thể gã, gã đã gây nên chuyện làm mất chức của Tổng thống Hoa Kỳ. Gã nhìn thẳng vào mắt Wix và nhận thấy ánh mắt ông ta hừng hực căm giận. Đây là một vị tối cao trong quân đội hùng mạnh nhất trên toàn cầu, thế mà gã, Yabril, gã đã đánh bại ông. Trong đầu gã chợt lóe lên hình ảnh bản thân gã đang gí súng vào mái tóc óng như tơ của Theresa Kennedy. Gã nhớ lại cảm giác mất mát, tiếc thương khi gã bóp cò, một nỗi đau khẽ nhói trong tim khi gã thấy xác cô gái bật tung lên trong không trung ngoài sa mạc. Gã cúi đầu trước mặt Wix và mấy người kia đang có mặt trong phòng.
Quốc vương Maurobi ra lệnh cho mang hoa quả và nước mời các vị khách, Arthur Wix đặt cốc xuống và hỏi:
Quốc vương có tin chắc chắn rằng tin Tổng thống Hoa Kỳ bị bãi miễn là hoàn toàn chính xác đấy chứ?
Quốc vương liền đáp:
Tôi sẽ thu xếp để ông có thể nói chuyện trực tiếp với văn phòng của ông tại Hoa Kỳ. Quốc vương ngừng lời một lát rồi nói tiếp: - Nhưng trước đó, xin ông cho phép tôi được làm nghĩa vụ chủ nhà của tôi.
Quốc vương thông báo đây là bữa ăn cuối cùng họ cùng dùng với nhau và nhấn mạnh rằng các con tin sẽ được trao trả ngay sau bữa ăn này. Yabril ngồi bên phải Quốc vương, còn Arthur Wix ngồi ở bên trái.
Họ đang ngồi ăn bên chiếc bàn dài thì thủ tướng của Quốc vương vội vã bước ra sân thềm và vật nài mời Quốc vương sang phòng khác một lát. Thấy Quốc vương tỏ vẻ sốt ruột, viên thủ tướng liền khẽ thì thầm nói vài lời sát bên tai Quốc vương, Quốc vương cau mày ngạc nhiên và rồi nói với mấy vị khách. – Có chuyện xảy ra rất bất ngờ. Mọi liên lạc với Hoa Kỳ đều bị cắt đứt, không chỉ riêng với ta mà đối với cả tòan thế giới. Xin mời các vị cứ tiếp tục dùng bữa điểm tâm, tôi xin phép được sang trao đổi với nhóm tham mưu của tôi một lát.
Sau khi Quốc vương rời khỏi phòng, những người ngồi quanh bàn im lặng không ai nói lời nào. Chỉ riêng Yabril vẫn lặng lẽ ngồi ăn.
Mấy người Hoa Kỳ cũng rờikhỏi bàn, đi lại ngoài sân thềm. Yabril vẫn ăn tiếp.
Bert Audick bảo Wix:
Tôi hy vọng rằng Kennedy không giở trò gì điên khùng. Tôi hy vọng rằng ông ta không đá hất tung Hiến pháp.
Wix đáp:
Lạy Chúa, thoạt đầu là con gái ông ta, bây giờ ông ta bị mất cả đất nước ông ta. Tất cả chẳng qua chỉ tại cái tên chết tiệt đang vục đầu ngồi ăn như ma đói kia.
Audick nói:
Thật khủng khiếp! – Sau đó ông ta tiến lại bên Yabril và bảo: - Cố mà ăn đi, tôi hy vọng rằng anh sẽ có một chỗ tốt để náu mình trong những năm sắp tới. Chắc hẳn sẽ có cả đống người chăm lo cho anh.
Yabril phá lên cười. Gã đã ăn xong và châm thuốc hút.
Ồ, tất nhiên, - gã nói. – Tôi sẽ là kẻ ăn mày tại Jerusalem.
Đúng lúc đó, Quốc vương Maurobi bước vào phòng. Theo sau Quốc vương có ít nhất năm chục người mang theo vũ khí đứng bao quát quanh phòng. Bốn người đứng ngay phía sau Yabril. Bốn người đứng áp sát hai người Hoa Kỳ. Nét mặt Quốc vương sững sờ và choáng váng. Nước da Quốc vương ngả màu vàng, cặp mắt trố mở to, mi mắt trợn ngược.
Thưa các ông, - Quốc vương nói, giọng nhát ngừng, các ngài thân quý của tôi, đây là chuyện không thể tin được đối với các ông cũng như đối với tôi. Quốc hội đã hủy việc bỏ phiếu bãi miễn Kennedy và ông ta đã tuyên bố tình trạng thiết quân luật, - Quốc vương ngừng lời một  lát và để tay lên vai Yabril: -  Và thưa các vị, đúng lúc này máy bay từ Hạm đội sáu của Hoa Kỳ đang oanh tạc phá tan trung tâm công nghiệp dầu mỏ Dak của tôi.
Arthur Wix liền lên tiếng hỏi, giọng không che giấu nổi nỗi hân hoan:
Trung tâm công nghiệp dầu mỏ Dak đang bị oanh tạc?
Đúng, - Quốc vương đáp, - Một hành vi man dại nhưng có sức thuyết phục. Mọi người đổ dồn nhìn Yabril lúc này đang bị bốn người có vũ khí đứng áp sát bên. Gã trầm ngâm nói:
Cuối cùng tôi sẽ được thấy đất nước Hoa Kỳ, tôi vẫn thường mơ được như vậy, - Gã đưa mắt nhìn mấy người Hoa Kỳ, nhưng lại lên tiếng nói với Quốc vương: - Tôi cho rằng mình sẽ thành đạt lớn ở Hoa Kỳ.
Chuyện ấy thì chẳng còn gì phải nghi ngờ cả, - Quốc vương bảo. – Một điểm trong yêu sách là đòi hỏi phải trao nộp anh sống sót. Tôi sợ rằng tôi phải ra những lệnh cần thiết để tránh gây tổn hại cho bản thân anh.
Yabril nói:
Hoa Kỳ là một nước văn mình. Tôi phải được xét xử một cách hợp pháp, vụ này sẽ kéo dài khá lâu trước khi tôi tìm được những luật sư tài giỏi nhất. Việc gì tôi phải gây tổn hại cho bản thân tôi? Đây sẽ là một cuộc thử thách mới và ai biết được chuyện gì sẽ xảy ra? Thế giới luôn thay đổi. Hoa Kỳ quá văn minh đối với chuyện tra tấn, tôi đã phải chịu bao đòn tra tấn dưới bàn tay của Isarel, do đó chẳng ngón đòn nào làm tôi phải kinh ngạc.
Yabril mỉm cười với Wix.
Wix điềm nhiên nói:
Như anh đã quan sát thấy đấy, thế giới đang đổi thay. Anh đã không thành công. Anh đã không phải là một vị anh hùng đâu.
Yabril phá lên cười sặc sụa. Gã vung mạnh tay và nói, giọng gần như gào lên:
Ta đã thành công. Ta đã làm lay chuyển cả cái thế giới của các người. Ngươi nghĩ rằng chủ nghĩa lý tưởng chết tiệt bẩn thỉu của các ngươi được mọi người nghe theo một khi máy bay của các ngươi phá hủy trung tâm công nghiệp dầu mỏ Dak hay sao? Thế giới bao giờ mới quên nổi tên tuổi ta? Các ngươi nghĩ rằng ta sẽ rời bỏ vũ đài một khi điều tốt nhất vẫn còn đang tới?
Quốc vương vỗ tay và hét to ra một mệnh lệnh cho bọn lính. Họ túm chặt Yabril, khóa cổ tay gã và thòng một sợi dây thừng vào cổ gã:
Nhè nhẹ, nhè nhẹ tay thôi, - Quốc vương bảo. Khi Yabril đã bị trói chặt. Quốc vương khẽ đụng nhẹ vào trán gã và nói: - Tôi xin anh bỏ quá cho. Tôi không còn cách lựa chọn nào khác. Tôi có dầu cần bán và một thành phố cần được xây dựng lại. Tôi chúc anh mọi sự tốt đẹp, anh bạn cố tri. Chúc anh may mắn ở Hoa Kỳ.
 
ĐÊM THỨ SÁU.
THÀNH PHỐ NEW YORK.
Ở New York có hàng trăm ngàn người không buồn để ý đến chuyện Quốc hội lên án tạm bãi miễn Tổng thống Francis Xavier Kennedy, không buồn để ý đến việc thế giới nóng lòng chờ đợi quyết định của cuộc khủng hoảng do bọn khủng bố gây nên. Họ có cuộc đời riêng và những vấn đề riêng của bản thân họ.
Một nhóm gồm tám khách du lịch đến tham quan thành phố New York nhân kỳ nghỉ lễ Phục Sinh. Họ khởi hành từ Nhà thờ St Patrick trên đại lộ Năm, rẽ sang Phố Bốn Hai và bước đi thơ thẩn dọc theo rừng ánh đèn nêông nhấp nháy. Khi tới Tiems Square, họ bị thất vọng. Họ đã từng thấy nó trên vô tuyến vào đêm giao thừa. Hàng trăm ngàn người đổ về đây để đón năm mới.
Times Square thật bẩn thỉu. Đám người tụ tập ở đây trông dữ tợn, toàn dân nghiện rượu, nghiện ma túy hoặc những kẻ mất trí. Phụ nữ ăn mặc lòe loẹt giống như mấy phụ nữ trên ảnh dán ngoài các rạp chiếu con heo. Họ cứ tưởng mình đang đi dưới địa ngục.
Nhóm người du lịch bỏ đi chỗ khác. Họ quay về Đại lộ Sáu. Vừa rẽ vào góc đại lộ, họ nghe một tiếng nổ bum từ xa vọng tới và sau đó nổi lên một cơn gió nhẹ. Tiếp đến, họ thấy một cơn lốc ấp tới, đổ dọc theo những đại lộ dài, từ Đại lộ Chín tới Đại lộ Sáu, kéo theo những nước sôđa, sọt rác và dăm chiếc ô tô trông như ô tô bay. Theo bản năng, nhóm người vội vã ngay vào một góc phố chạy ra Đại lộ Sáu. Họ nghe từ phía xa vọng lại tiếng ầm ầm của các tòa nhà đang đổ sập xuống đất và tiếng rên la của hàng ngàn người hấp hối. Họ không hiểu chuyện gì đã xảy ra.
Họ may mắn vừa thoát khỏi vòng phá hủy của bom hạt nhân. Họ là đám người sống sót duy nhất trong vụ tai ương lớn nhất quất xuống Hoa Kỳ đang sống trong thời bình.
 
Toàn bộ đèn nêông của  Great White Way, Broadway đều tắt lụi. Các đám cháy, những tòa cao ốc bốc cháy, các xác người bắt lửa bừng sáng giữa bóng tối. Xe bốc cháy chạy như rước đuốc giữa đêm. Tiếng chuông nhà thờ, còi xe cứu hỏa, xe cứu thương và cảnh sát rú vang.
Mười ngàn người bị chết và hai chục ngàn người bị thương vì vụ nổ trái bom hạt nhân do Gresse và Tibbot đã gài trong tòa cao ốc Port Authority nằm giữa Đại lộ Tám và Phố Bốn Hai.
Vụ đánh bom đã gây nên một tiếng nổ lớn, kéo theo một cơn gió rít mạnh và rồi xi măng và sắt thép quăn cong đổ ầm ầm như vũ bão. Sức công phá của bom đã được tính toán chính xác. Diện tích khu vực từ Đại lộ Bảy tới sông Húđon và từ Phố Bốn Hai đến Phố Bốn Nhăm bị san bằng địa. Ngoài khu vực này, thiệt hại không đáng kể. Nhờ lòng khoan dung và tài năng của Gresse và Tibbot nên phóng xạ gây nguy hiểm chết người chỉ nằm khoanh gọn trong khu vực bị tàn phá.
Trong toàn bộ khu Manhatta, kính cửa sổ đều vỡ vụ, xe ôtô ở ngòai đường phố đều bị tường đổ đè bẹp rúm. Một tiếng sau, các cầu ở Manhatta bị tắt nghẽn do xo cộ đổ từ thành phố chạy về New Jersel và Long Island.
Số người chết gồm trên 70 phần trăm là người da đen hoặc dân nghiện ngập, bán dâm, 30 phần trăm số còn lại là người da trắng sống tại New York và khách du lịch nước ngoài. Trên Đại lộ Chính và Đại lộ Mười, nơi cư trú của những kẻ không nhà không cửa, và tại Cao ốc Port Authority, nơi có nhiều khách quá giang ngủ tạm, người ta thấy la liệt những xác người bị cháy nham nhở.