Chương 8

Hai ngày sau, Trần Nhật Duật và đoàn tuỳ tùng về đến Thăng Long. Trần Nhật Duật lập tức tiến triều.
Trước cung Thánh Từ là thư phòng của Đinh Củng Viên, ông quan giữ chức Hành khiển nội cung của Thượng hoàng Thánh Tông. Trần Nhật Duật được Đinh Củng Viên cho biết Thượng hoàng đang bàn việc với đức ông Chiêu Minh và chỉ bàn tay đôi. Ông tính ngồi chờ ở thư phòng của Đinh Củng Viên nhưng một viên nội giám đã từ trong cung Thánh Từ ra thưa với Chiêu Văn vương:
- Thượng hoàng truyền triệu đức ông vào chầu hầu.
Chiêu Văn vương vào lạy chầu hai anh. Ông thấy cả hai người đều mặc áo lụa mát và chắc rằng họ đã làm việc lâu rồi vì bên cạnh, trên một cái bàn tròn thấy bày đầy bánh trái và chè ngọt mà một số đĩa đã bị khuyết. Chiêu Minh vương cười:
- Thế nào, ông mối đã bị ăn cái đấm cái đạp nào chưa?
Trần Nhật Duật cũng cười:
- Thưa anh, chỉ bị uống cả rượu phạt lẫn rượu thưởng thôi ạ.
- Thế nào là rượu thưởng mà thế nào là rượu phạt?
- Dạ, thưởng công ông mối lương duyên còn rượu phạt của các cô gái châu Mai...
- Hẳn là phạt những người đi đất khác chứ gì?
- Dạ đúng thế.
Thượng hoàng bảo:
- Tốt lắm, em về đây vừa hay. Ta đang mong. Này chú Ba, thế thì việc tuần sát vùng biển ta giao cho Quốc Tảng.
- Chọn người ấy là đúng nhưng ta không nên vượt quyền đức ông Hưng Đạo. Tuần sát là việc quân. Đã là việc quân thì phải do nguyên soái chọn tướng.
Trần Nhật Duật ngẩng nhìn hai anh chăm chú. Trần Quang Khải hiểu ý em nói ngay:
- Chúng ta đã quyết định giao quyền Tiết chế các quân cho đức ông Hưng Đạo. Việc chọn tướng sẽ do anh trưởng quyết định lấy.
Thốt nhiên Trần Nhật Duật nghĩ tới câu luận bàn về anh hùng của đức ông Hưng Đạo. Phải chăng Chiêu Minh vương là một người anh hùng, một người hiểu mình, hiểu người và biết thắng mình?
Thượng hoàng giao cho Chiêu Văn vương một công việc quan trọng. Đó là việc thu xếp mọi mặt cho một cuộc họp quan trọng đông người. Thượng hoàng dặn em:
- Họp đông nhưng bàn việc lớn. Phải giữ cho thật kín đáo. Ăn uống chè rượu phải biện tại chỗ mà phải đề phòng quân gian tế bỏ độc. Em nên nhớ bọn vua chúa phương bắc thời nào cũng ỷ mình là thiên triều, chúng không thể nào bỏ được mộng xâm lăng nước ta đâu. Chỉ duy cái sự có mặt của nước Đại Việt ta ở phương nam cũng đã làm cho chúng tức tối ghen thù rồi đó.
Trần Nhật Duật hỏi Thượng hoàng về đất họp ở đâu? Thượng hoàng trầm ngâm suy nghĩ giờ lâu rồi mới đáp:
- Ở vùng Lục Đầu Giang!
Trần Nhật Duật nhìn anh đăm đăm. Ông đã hiểu rằng một khi đã định giao quyền nguyên soái cho một người chi Vạn Kiếp thì hai anh mình đã tính đến mọi lẽ hơn thiệt, nhưng chọn Lục Đầu Giang làm nơi hội họp là một quyết định can đảm của Thánh Tông sau khi đã nghiền ngẫm thấu đáo lòng người. Sông Lục Đầu nằm trong miền đất phân phong của chi trưởng. Ngày xưa Hiển hoàng Trần Liễu được phong thái ấp ở vùng này. Về sau các đức ông của ngành Trưởng đều được ban phong thái ấp quanh sông Lục Đầu từ địa giới lộ Lạng Giang cho tới vùng quần đảo Vân Đồn, Ngọc Sơn, Bạch Long Vĩ... Từ đó chi trưởng thành tên là chi Vạn Kiếp. Đi phó hội ở vùng sông Lục Đầu chính là đến họp trong đầm rồng ổ cọp của chi trưởng. Ông hỏi Thánh Tông:
- Thưa anh, ta lấy bao nhiêu quân túc vệ?
Thánh Tông mỉm cười:
- Lấy quân túc vệ lần này thì nhiều đến đâu cũng không đủ. Mà đã an toàn thì không đem quân tuỳ thân cũng vẫn an toàn. Em hãy lấy một quân là cùng. Cũng là để giữ cho tai mắt giặc ở Thăng Long không nhận ra. Còn thì lấy quân gia đồng bản thổ. Họ vừa hầu hạ trong cuộc họp vừa canh phòng.
Dùng quân gia đồng bản thổ có nghĩa là dùng quân của các vương hầu chi trưởng! Hai anh của Trần Nhật Duật thật đã biết đánh tan mối hiềm nghi nếu có trong lòng các đức ông chi Vạn Kiếp. Trần Nhật Duật thấy mình không một chút e ngại. Ông tin ở sự xét đoán người của mình, ông tin ở sự sâu sắc của anh ruột. Tình nghĩa máu mủ tông tộc trong vài năm lại đây cũng đã mỗi lúc mỗi tốt đẹp hơn. Đó là cái cớ để mà vững tin.
Ở hoàng cung ra về, Chiêu Văn vương sắp sửa ngay việc lên đường đến vùng Lục Đầu Giang vào sáng hôm sau. Buổi chiều, Chiêu Quốc vương đột ngột đến vương phủ Chiêu Văn. Tuỳ tùng cận vệ chỉ có một gã đô vật đã từng nổi tiếng lừng lẫy một thời bây giờ giải nghệ và giữ việc dạy võ nghệ cho đội quân gia nô của vương phủ Chiêu Quốc. Gã ta cũng có tên huý tên hèm nhưng bằng ở khổ người và tật tính, người ta chỉ gọi gã là Đô Trâu.
Chiêu Quốc vương nói là nghe tin Trần Nhật Duật ở sông Đà về nên đến chơi thăm em. Nhưng cách nói năng của Chiêu Quốc vương khác mọi khi mặc dù cái khác đó rất kín đáo và nhỏ bé.
Mọi việc thu xếp để lên đường đã ổn thoả rồi, Trần Nhật Duật hồ hởi tiếp anh. Ông đưa Chiêu Quốc vương vào đình sen. Mùa này sen đã hết hoa, lá úa và xơ xác rách nát, cảnh đình sen đẹp một vẻ tiêu sơ. Trần Nhật Duật sai pha trà cỗi châu Mai đãi anh. Thị nữ hầu trà bưng lên hai chén trà men nâu có nắp đậy, đặt trên một cái khay chạm.
Chiêu Quốc vương mở nắp một chén trà, khói thơm bốc lên thoảng qua.
- Trà cỗi tháng thu! - Đôi mắt Chiêu Quốc vương sáng lên. Thật là một đôi mắt đẹp, đuôi mắt dài, màu đen thăm thẳm. Những lúc Chiêu Quốc vương lim dim mắt, người ta có cảm giác như màn đ!!!9402_6.htm!!! Đã xem 73089 lần.

Đánh máy: tieuboingoan
Nguồn: vuontaodan
Được bạn: ms đưa lên
vào ngày: 26 tháng 6 năm 2007