Hồi 69
Bất hoà thượng điều tra rương gỗ

Thương Bát lau chùi mặt rương sạch sẽ, hoa văn nổi lên rất rõ.
Thương Bát thấy Tiêu Lĩnh Vu chăm chú nhìn cái rương gỗ liền
mỉm cười nói:
- Tiểu đệ lau chùi hết bụi bám trên mặt rương thì phát hiện ra nét vẽ tượng
Phật rất tinh xảo. Tiểu đệ thường bàn với Đỗ huynh đệ tất trong rương có vật chi quí
báu.
Tiêu Lĩnh Vu đáp:
- Cái đó Đỗ huynh đệ cho tiểu huynh hay rồi.
Thương Bát đáp:
- Vì cái rương gỗ này mà tiểu đệ phải tạm thời cách biệt Vô Vi đạo trưởng và
quần hùng. Trong đám này chẳng thiếu chi người kiến văn quảng bác, có thể nhận
ra lai lịch cái rương này. Họ mà yên cầu tiểu đệ mở ra coi thì thật khó nỗi chối từ.
Tiểu đệ chờ đại ca coi xem vật gì trong rương rồi sẽ đến tụ hội với họ.
Tiêu Lĩnh Vu hỏi:
- Tiểu huynh còn nhớ đã mở rương ra coi rồi, bên trong có cuốn sách gói bằng
da dê. Trên mặt rương dường như có viết kinh văn thì phải.
Thương Bát đáp:
- Dĩ nhiên tiểu đệ nhớ lắm, nhưng chúng ta khi đó chưa coi kỹ bản kinh văn.
Tiêu Lĩnh Vu nói:
- Vậy Thương huynh đệ tự mình mở coi cũng được. Chúng ta đã coi nhau như
tình cốt nhục, Thương huynh đệ bất tất phải câu nệ thái quá.
Chàng ngừng lại một chút rồi tiếp:
- Bây giờ chúng ta mở thử coi.
Thương Bát theo lời mở nắp rương thì chỉ thấy cuốn sách bọc da dê nằm đó,
ngoài ra không còn vật gì.
Thương Bát giơ đèn lên coi kỹ một hồi vẫn chẳng thấy chỗ nào khả nghi liền
lắc đầu hỏi:
- Chẳng lẽ bàn kinh văn này là vật chân bảo?
Tiêu Lĩnh Vu đột nhiên động tâm khẽ nói:
- Thương huynh đệ! Nắp rương gỗ điêu khắc Phật tượng, có thể bên trong
rương cũng có điêu khắc chữ.
Thương Bát đáp:
- Đúng rồi!
Hắn coi kỹ đáy rương thì dường như có nét vẽ rất nhỏ, bất giác cả mừng nói:
- Quả nhiên đây rồi.
Đỗ Cửu lấy một mảnh vải lau kỹ thì thấy dưới đáy rương và cả phía trong nắp
rương đều hiện lên hoa văn rất rõ.
Tiêu Lĩnh Vu soi đèn vào thì thấy những nét hoa văn đó ngoằn ngoèo giống
như chữ mà không phải chữ.
Thương Bát chau mày nói:
- Trên mặt đáy rương dường như có khắc Thiên trúc tự, chúng ta không thể
nhận ra được.
Tiêu Lĩnh Vu hỏi:
- Đã không nhận ra được tại sao Thương huynh đệ lại biết là Thiên Trúc văn
tự?
Thương Bát đáp:
- Ngày trước tiểu đệ đã từng thấy một nhà sư cầm cuốn kinh sách Thiên Trúc,
thể chữ cũng hơi giống văn tự ở đây.
Tiêu Lĩnh Vu nói:
- Đáng tiếc là rất ít người am hiểu thứ chữ này…
Thương Bát ngắt lời:
- Ngoại trừ tăng lữ chùa Thiếu Lâm, tưởng khó tìm ra được ai hiểu rõ…
Hắn chợt động tâm cơ nói tiếp:
Nhà sư kia chiến đấu với tiểu đệ muốn cướp cái rương này nếu không biết văn
tự Thiên Trúc thì tất cũng biết lai lịch cái rương này.
Tiêu Lĩnh Vu hỏi:
- Đúng rồi! Nhà sư đó hiện giờ ở đâu?
Thương Bát trầm ngâm đáp:
- Tiểu đệ chắc y chưa kịp đi xa, vì lúc bị thương ra đi còn liếc nhìn cái rương
hoài, dường như có vẻ thèm thuồng lắm.
Tiêu Lĩnh Vu hỏi:
- Nhà sư đó bị Thương huynh đệ đả thương có nặng lắm không?
Thương Bát đáp:
- Không nặng mà cũng không nhẹ.
Tiêu Lĩnh Vu trầm ngâm một lát rồi nói:
- Không chừng nhà sư đó là người Thiên Trúc.
Thương Bát đáp:
- Tiểu đệ đã nhận ra họ là người Trung Nguyên và xuất thân từ phái Thiếu
Lâm.
Tiêu Lĩnh Vu hỏi:
- Y thi triển võ công phái Thiếu Lâm hay sao?
Thương Bát đáp:
- Ban đầu y thi triển những môn võ công rất bác tạp, dường như không muốn
để lộ võ học của phái Thiếu Lâm. Sau y bị tiểu đệ đả thương, y bất đắc dĩ phải dùng
võ công phái Thiếu Lâm để đối phó với tiểu đệ.
Tiêu Lĩnh Vu nói:
- Trong Bách Hoa sơn trang cũng có phản đồ phái Thiếu Lâm thì chắc là đúng
rồi.
Thương Bát đáp:
- Theo tiểu đệ nhận xét thì dường như nhà sư kia chỉ muốn đoạt cái rương này
chứ không có liên quan gì tới Bách Hoa sơn trang. Tiểu đệ sẽ tìm cách thám thính
xem y hiện đang ở đâu.
Tiêu Lĩnh Vu hỏi:
- Bây giờ đêm khuya quá rồi, Thương huynh đệ đi đâu thám thính được.
Thương Bát đáp:
- Dĩ nhiên là phải có phương pháp…
Rồi hắn hạ giọng nói tiếp:
- Những bọn người nơi đậu xe đậu thuyền, hàng quán rất khó đối phó và ít hảo
nhân nhưng những hạng người này lại rất dễ sai khiến. Bọn này biết nhiều tin tức
giang hồ và chỉ hám lợi, cứ trọng thưởng cho chúng là việc gì họ cũng làm được.
Dứt lời hắn xoay mình đi ngay.
Chẳng bao lâu Thương Bát cười hì hì trở về phòng nói:
- Đại ca! Chúng ta nghỉ một lúc. Nếu nhà sư kia còn quanh quẩn gần đây thì
chỉ trong vòng một canh giờ là có tin tức.
Tiêu Lĩnh Vu biết hắn là người nhiều cơ mưu lại giàu kinh nghiệm giang hồ.
Chàng chỉ mỉm cười không nói gì nữa.
Quả nhiên sau chừng nửa canh giờ, một tên tiểu nhị mồ hôi nhễ nhại chạy vào,
vừa thở vừa nói:
- Việc lão gia giao cho tiểu nhân đã thám thính ra rồi. Vị đại sư kia ngụ tại
khách sạn Đại Thịnh.
Thương Bát thò tay vào bọc lấy ra hai lá vàng đưa cho hắn nói:
- Hay lắm! Ngươi đưa ta đi.
Tiêu Lĩnh Vu khẽ hỏi:
- Đi đâu?
Thương Bát đáp:
- Mời nhà sư đó đến đọc Thiên Trúc văn tự.
Tiêu Lĩnh Vu hỏi:
- Sao biết y hiểu Thiên Trúc văn tự?
Thương Bát đáp:
- ít ra y cũng biết lai lịch cái rương gỗ. Đại ca ngồi chờ đây một chút, tiểu đệ
đi rồi về ngay.
Đỗ Cửu đứng dậy nói:
- Tiểu đệ cùng đi với lão nhị.
Thương Bát nói:
- Tốt lắm! Hai người đi càng chắc chắn.
Thương Bát và Đỗ Cửu lật đật theo tiểu nhị ra ngoài.
Bách Lý Băng khẽ hỏi:
- Phải chăng bọn họ đi trói nhà sư kia đem về?
Tiêu Lĩnh Vu đáp:
- Đại khái là như vậy.
Mắt chàng đăm đăm ngó vào hoa văn dưới đáy rương.
Bách Lý Băng thấy chàng chăm chú nhìn đồ họa cũng lẳng lặng đứng im
không nói gì nữa, ngấm ngầm chú ý đề phòng.
Sau khoảng thời gian chừng ăn xong bữa cơm mới thấy Đỗ Cửu cắp một nhà
sư áo xám chạy về.
Đỗ Cửu đặt nhà sư xuống, giải khai huyệt đạo cho lão.
Tiêu Lĩnh Vu chú ý nhìn thì thấy nhà sư này chạc ngoài năm chục tuổi, trên
đầu có năm vết thẹo, hiển nhiên là một nhà sư xuất thân chính phái.
Nhà sư đứng thẳng người lên nhưng lại ngồi xuống ngay vì hai chỗ huyệt đạo
đã bị điểm huyệt chưa được giải khai.
Thương Bát hắng dặng một tiếng rồi hỏi:
- Đại sư! Đại sư ngó thử coi xem cái gì trên mặt bàn?
Hòa thượng ngẩng đầu nhìn rồi đáp:
- Cái rương gỗ!
Thương Bát nói:
- Đại sư muốn đoạt cái rương này, dĩ nhiên biết rõ lai lịch của nó.
Nhà sư ngó Tiêu Lĩnh Vu. Bách Lý Băng và Trung Châu Nhị Cổ hỏi:
- Thân thế bốn vị thế nào?
Nguyên bọn Tiêu Lĩnh Vu vẫn để bộ mặt hóa trang, chưa phục hồi chân tướng.
Thương Bát cười lạt đáp:
- Xem chừng đại sư quả nhiên là người coi nhẹ sinh tử, đã thành tứ đại giai
không.
Nhà sư áo xám lạnh lùng đáp:
- Thí chủ nói vậy là có ý gì?
Thương Bát đáp:
- Bọn tại hạ chưa hỏi lai lịnh đại sư mà đại sư đã hỏi thân thế bọn tại hạ
trước…
Hắn ngừng lại một chút rồi tiếp:
- Đại sư hẳn nhìn ra lai lịch và những chữ viết bằng Thiên Trúc tự trên cái
rương này?
Nhà sư áo xám đáp:
- Đưa lại gần đây bần tăng coi kỹ xem.
Thương Bát đàng đưa cái rương lại gần giơ đèn lên.
Nhà sư nhìn kỹ một lúc rồi đột nhiên lộ vẻ kích động, miệng lẩm bẩm:
- “Quả cái rương gỗ này rồi! Quả cái rương gỗ này rồi.”
Cặp mắt lão ngưng thần nhìn vào những hoa văn dưới đáy rương gỗ.
Thương Bát đặt cây đèn xuống, cầm cái rương lui ra rồi nói:
- Bọn tại hạ thỉnh đại sư tới đây với mục đích gì, đại sư đã rõ chưa?
Nhà sư áo xám đáp:
- Để bần tăng giảng giải về nội dung những Thiên Trúc cổ văn dưới đáy rương.
Đỗ Cửu xẳng giọng hỏi:
- Đại sư không sợ chết thật ư?
Nhà sư áo xám đột nhiên mở bừng mắt lạnh lùng hỏi lại:
- Các vị muốn bần tăng chết bằng cách nào?
Đỗ Cửu hỏi:
- Đại sư thử nghĩ coi chết bằng cách này có đáng không?
Nhà sư áo xám đáp:
- Bần tăng vì đại sự bổn tự mà chết thì dĩ nhiên cái chết đó là đáng lắm.
Bách Lý Băng nhìn Tiêu Lĩnh Vu hỏi:
- Lão làm như việc giải thích Thiên Trúc văn cho bọn ta nghe là một việc đại
nghịch bất đạo chăng?
Tiêu Lĩnh Vu đáp:
- Trong vụ này e rằng còn có điều ngoắt ngoéo.
Thương Bát nghi ngờ hỏi:
- Đại sư! Chẳng lẽ những văn tự khắc trong cái rương này còn quan trọng hơn
cả mạng sống của đại sư?
Nhà sư áo xám đáp:
- Cả mười mạng bần tăng cũng không quan trọng bằng việc này.
Thương Bát chau mày hỏi:
- Quan trọng thế ư?
Nhà sư chỉ niệm câu” A Di Đà Phật” rồi nhắm mắt lại.
Thương Bát nhìn Tiêu Lĩnh Vu khẽ nói:
- Đại ca! Tiểu đệ đã có thể hiểu được một chút là Thiên Trúc văn này ký thuật
một thứ võ công rất kỳ diệu.
Đỗ Cửu xen vào:
- Y không sợ chết, chẳng lẽ lại không sợ đau đớn. Chúng ta hãy điểm vào Ngũ
¢m tuyệt mạch của lão.
Nhà sư áo xám đột nhiên toát mồ hôi, hiển nhiên lão sợ bị điểm vào Ngũ ¢m
tuyệt mạch.
Lão mở bừng mắt ra nói:
- Bất luận các vị dùng thủ đoạn gì cũng đừng mong bần tăng ưng chịu việc
này.
Đỗ Cửu tức giận quát:
- Ta không tin như vậy.
Hắn vung tay điểm vào huyệt đạo trước ngực nhà sư.
Tiêu Lĩnh Vu vội cản lại nói:
- Chúng ta chớ có gia hại lão đại sư.
Tiêu Lĩnh Vu chắp tay nói:
- Đại sư khẳng khái coi chết như không, thật khiến tại hạ khâm phục vỗ cùng.
Nhà sư áo xám lạnh lùng nói:
- Đừng giở giọng xử nhũn ra nữa. Cứng hay mềm cũng không khuất phục được
bần tăng đâu.
Tiêu Lĩnh Vu mỉm cười nói:
- Bây giờ chúng ta không nên bàn đến những văn tự trên chiếc rương gỗ này
mà bàn đếm chuyện khác đươc chăng?
Nhà sư đáp:
- Cái đó thì được.
Tiêu Lĩnh Vu nói:
- Phải chăng đại sư từ chùa Thiếu Lâm?
Nhà sư đáp:
- Đúng thế!
Tiêu Lĩnh Vu nói:
- Đại sư đã thông hiểu Thiên Trúc văn thì dĩ nhiên địa vị ở chùa Thiếu Lâm rất
tôn cao.
Nhà sư áo xám đáp:
- Bần tăng phụ trách việc chỉnh sửa kinh văn trong Tàng Kinh Các.
Tiêu Lĩnh Vu ồ lên một tiếng rồi hỏi:
- Đại sư chuyến này đến Trường An với mục đích gì?
Nhà sư áo xám đáp:
- Bần tăng cùng ba vị sư huynh tới đây, nhưng ba người đã bị hại về tay các vị
rồi.
Tiêu Lĩnh Vu sửng sốt hỏi:
- Về tay bọn tại hạ?
Nhà sư đáp:
- Không thể sai được. Ngoài bọn người Bách Hoa sơn trang các vị thì còn ai
dùng thủ đoạn đê hèn hạ độc trước rồi tập kích sau?
Tiêu Lĩnh Vu nói:
- Đáng tiếc là đại sư không hiểu. Bọn tại hạ không phải là người Bách Hoa sơn
trang.
Nhà sư áo xám hỏi:
- Không phải người Bách Hoa sơn trang thì sao lại đang đêm giả người ở
khách điếm vào phòng bần tăng để hạ thủ ám toán?
Tiêu Lĩnh Vu quay lại ngó Thương Bát, Đỗ Cửu hỏi:
- Các vị giả làm người khách điếm trà trộn vào phòng đại sư để hạ thủ bắt sống
thật ư?
Đỗ Cửu bẽn lẽn đáp:
- Bọn tiểu đệ sợ đại ca chờ lâu nên đành dùng trá thuật để bắt sống đại sư.
Tiêu Lĩnh Vu buông tiếng thở dài nói:
- Thế thì không trách đại sư tưởng làm bọn tại hạ là nhân thủ của Bách Hoa
sơn trang.
Chàng ngừng lại một chút rồi tiếp:
- Giải khai huyệt đạo cho đại sư đi.
Đỗ Cửu vâng lệnh giải khai huyệt đạo cho nhà sư.
Tiêu Lĩnh Vu nói:
- Đại sư! Bây giờ đại sư có thể đi.
Nhà sư áo xám vận động tay chân rồi hỏi:
- Thí chủ là ai?
Tiêu Lĩnh Vu đáp:
- Tại hạ là Tiêu Lĩnh Vu.
Nhà sư hỏi:
- Sao? Thí chủ là Tiêu Lĩnh Vu ư?
Tiêu Lĩnh Vu hỏi lại:
- Phải chăng đại sư không tin lời nói của tại hạ?
Nhà sư đáp:
- Bần tăng tuy chưa gặp Tiêu Lĩnh Vu nhưng nghe người ta nói thì tướng mạo
y hoàn toàn không phải thế này.
Tiêu Lĩnh Vu lột mặt nạ ra nói:
- Đại sư coi đây. Chân tướng tại hạ có giống như người ta đồn không?
Nhà sư ngắm nghía Tiêu Lĩnh Vu rồi đáp:
- Có phần tương tự.
Tiêu Lĩnh Vu mỉm cười nói:
- Xem chừng đại sư vẫn chưa tin hẳn.
Chàng đảo mắt nhìn Trung Châu Nhị Cổ nói:
- Hai vị huynh đệ cũng tháo mặt nạ ra đi.
Trung Châu Nhị Cổ cũng để lộ chân tướng.
Thương Bát vỗ cái bụng to tướng hỏi:
- Đại sư có nhận được tại hạ không?
Nhà sư áo xám nhìn kỹ Thương Bát cùng Đỗ Cửu rồi đáp:
- Dường như hai vị là Trung Châu nhị hiệp?
Thương Bát cười khanh khách hỏi lại:
- Phải chăng đại sư vẫn chưa tin?
Nhà sư áo xám đáp:
- Bần tăng coi giữ Tàng Kinh Các, chưa từng qua lại giang hồ. Phen này mới là
lần đầu tiên hạ sơn…
Lão nhìn Tiêu Lĩnh Vu nói tiếp:
- Bần tăng tuy mới qua lại giang hồ nhưng đại danh của Tiêu đại hiệp đã được
nghe nhiều.
Đỗ Cửu thủng thẳng hỏi:
- Nghe nhiều cũng bằng vô dụng. Điều trọng yếu là hiện giờ đại sư đã tin bọn
tại hạ chưa?
Nhà sư áo xám đáp:
- Bần tăng đã tin một phần nhưng chưa dám khẳng định. Vì thế mà không thể
giải thích Thiên Trúc văn tự trên rương gỗ cho các vị nghe.
Thương Bát móc cái bàn tính trong bọc ra nói:
- Tại hạ dùng thứ binh khí này, đặc biệt không có người thứ hai xử dụng. Đại
sư có thể tín nhiệm được chưa?
Nhà sư áo xám trầm ngâm đáp:
- Bần tăng cũng nghe nói thí chủ dùng Kim toán bàn làm binh khí và còn để
bắn ám khí nữa.
Thương Bát cười hỏi:
- Đại sư có muốn coi thử không?
Nhà sư áo xám đáp:
- Bất tất phải coi nữa. Cứ tình hình này thì mười phần chắc đến tám là đúng
rồi.
Thương Bát chau mày hỏi:
- Những sự tích trong rương quan hệ thế nào?
Nhà sư áo xám đáp:
- Quan hệ đến sự tồn vong của hai phe chính tà trong võ lâm.
Thương Bát hỏi:
- Phải chăng những văn tự này ký tải một thứ võ công?
Nhà sư áo xám trầm ngâm một lát rồi đáp:
- Không phải! Những chữ đó chỉ nói về những chỗ bí ẩn của võ công bản phái.
Thương Bát nhăn nhó cười nói:
- Đại ca! Vị đại sư này tinh tế như vậy e rằng lão nhất định không chịu nói rõ.
Tiêu Lĩnh Vu đáp:
- Nếu tự tích trên rương quan trọng như vậy thì ta không thể trách đại sư quá
cẩn trọng.
Chàng hỏi nhà sư:
- Bọn đại sư có bốn người mà ba đã chết về tay Bách Hoa sơn trang. Đại sư lại
chưa từng qua lại giang hồ, như vậy chỉ trừ khi sư phụ và sư huynh đại sư chứng
minh thân thế bọn tại hạ, đại sư mới tín nhiệm phải không?
Nhà sư đáp:
- Bần tăng đã không biết người thì tin làm sao được?
Tiêu Lĩnh Vu nói:
- Vấn đề này thật khó giải quyết vì đại sư biết ít người quá. Bọn tại hạ không
thể kiếm ra người quen biết đại sư trong một thời gian ngắn được. Vậy đành đợi sau
này bọn tại hạ tới chùa Thiếu Lâm cầu kiến.
Nhà sư đáp:
- ở chùa Thiếu Lâm cũng rất ít người hiểu Thiên Trúc cổ văn. Ngoài bần tăng
ra chỉ còn ba người nữa. Mà người hiểu sâu xa lại chỉ có hai…
Bách Lý Băng ngắt lời:
- Phải chăng đại sư là một trong hai vị này?
Nhà sư áo xám đáp:
- Phải rồi!
Thương Bát hỏi:
- Ngoại trừ các sư huynh sư đệ của đại sư, đại sư còn quen biết ai nữa không?
Nhà sư áo xám đáp:
- Thật tình bần tăng quen biết ít quá.
Thương Bát hỏi:
- Đại sư có quen biết Vô Vi đạo trưởng, chưởng môn phái Võ Đương không?
Nhà sư áo xám đáp:
- Bần tăng chỉ được nghe danh chứ chưa từng gặp mặt.