Chương 11

Hợp Phố ngạc nhiên khi nhận ra người vừa bấm chuông nhà mình là Khánh Linh.
Lúc Phố còn đang lúng túng, Linh đã mỉm cười hết sức duyên dáng:
- Chào Phố! Anh em có ở nhà không?
Phố mở rộng cổng:
- Dạ thưa có ạ! Mời chị vào!
Đợi Khánh Linh ngồi vào salon, Phố phóng vội lên lầu gõ cửa phòng Đạt rồi gọi vòng vào:
- Anh Hai có khách.
Vừa dứt lời, Phố quay lưng đi ngay, cô sợ gặp mặt Lữ lắm. Lỡ anh Đạt... biến mất, chỉ còn lại hai người, Phố chẳng biết nói gì với anh khi nỗi buồn trong tim vẫn còn đầy.
Giọng Đạt đuổi theo Phố:
- Ai vậy?
- Chị Khánh Linh!
- Trời! Chuyện gì đây!... Ê! Phố!
Hợp Phố đứng lại:
- Em đây!
Đạt nói:
- Lo chanh đường, cam vắt gì đó hộ anh nha!
Hợp Phố xuống bếp với... ức tỷ thắc mắc. Chả hiểu chị Khánh Kinh tìm anh Đạt để làm gì. Ông anh hai của Phố vốn khép kín, sau khi người yêu đầu tiên xut cảnh với gia đình, anh ấy đóng chặt cửa vào tim, nên gần... băm rồi vẫn còn sô lô. Nếu bà Linh "hắc" này lọt vào mắt xanh của ông Đạt, chắc vui lắm!
Hí hửng với điều vừa nghĩ, Phố mau chóng bưng khay đựng hai ly cam vắt lên. Cô bất ngờ khi thấy người ngồi với Khánh Linh không phải là anh hai mình, mà là Lữ.
Lữ nín ngay khi Hợp Phố đặt khay nước xuống bàn. Anh đãi bôi:
- Cám ơn Hợp Phố!
Phố cười nhạt. Thì ra Khánh Linh tưởng Lữ là anh trai cô. Linh tới đây vì Lữ chớ không phải vì anh Đạt.
Khánh Linh niềm nở:
- Ngồi đây với chị nào Hợp Phố!
Phố để ly nước cam vắt trước mặt Linh, và nói nhỏ nhẹ khác với tính ngổ ngáo thường ngày của mình:
- Vâng! Chị Linh cứ tự nhiên, em dọn dẹp ở bếp xong sẽ chở lại ngay ạ.
Liếc vội Lữ, Phố thấy mắt anh xụ xuống. Lòng tràn đầy đau đớn, nhưng cô cố gắng nhìn thẳng vào sự thật là người đàn ông từng tha thiết nói yêu mình, đang tán tỉnh người khác.
Bước xuống bếp, Hợp Phố có thể tưởng tượng được tất cả những gì đang diễn ra trong phòng khách. Lữ với vẻ hào hoa, đạo mạo sẽ dùng những lời mật ngọt để chinh phục Khánh Linh như đã từngchinh phục cô.
Môi mím lại, Phố không khóc. Cô tránh sự bồng bột, nong nổi của mình trong tình yêu, nếu đó đúng là tình yêu.
Đổ đầy nước vào khuôn, cho vào ngăn đá xong. Hợp Phố bỏ lên sân thượng. Cô cố quên chuynn xảy ra dưới nhà bằng cách tập trung tưới lan, nhưng thật khó vì chính ở noi này Lữ đã ngỏ lời yêu cô, Phố cũng nhận được những nụ hôn đầu tei6n từ đây để kết cuộc là sự chia tay trong trầm lặng của hai người. Hợp Phố trách được ai khi chính cô đã đề nghị trước cuộc chia lìa đó. Có chăng là trách Lữ không xnng đáng cho Phố tôn trọng khi anh đã thản nhiên đeo đuổi, người khác ngay dưới mái nhà cô.
Đạt bước lên dằn lấy vòi nước:
- Để anh tưới lan cho.
Hợp Phố khoanh tay nhìn anh mình:
- Nghe bà Linh hỏi "Có anh em ở nhà không", em tưởng bà ta tìm anh chớ!
Đạt chép miệng:
- Thì tìm anh.
- Sao Lữ lại... lại...
Đạt nhún vai:
- Thú thật anh thấy ngại, hơn nữa Lữ có vả lăng xăng, thôi anh nhường cho nó.
Hợp Phố đong đưa chậu lan:
- Không sợ em buồn sao?
Đạt gạt ngang:
- Em không hợp với Lữ đâu. Quên nó đi!
Phố gượng cười:
- Em đùa mà. Nhưng tại sao anh lại nhường bà Linh cho Lữ nhỉ? Nếu em là bà Linh, em sẽ nổi xung thiên vì tự ái.
Đạt phất tay:
- Ôi dào! Hơi đâu em lo chuyện người ta. Biết đâu Linh cũng thích Lữ, nhưng lấy anh làm bình phong.
Phố cắc cớ:
- Nếu chị ấy thích anh thật thì sao?
Đạt cao giọng:
- Anh có gì để người ta thích chớ? Nói năng cộc lốc, tánh tình thô kệch, con gái khoái ngọt ngào hơn.
Hợp Phố lắc đầu:
- Điều đó chưa chắc. Ngọt ngào mà man trá thì hay ho gì.
Giọng Lữ vang lên ngay cầu thang:
- Trời ơi! Sao hai anh em lại rút lên đây? Khánh Linh chờ dưới nhà kìa.
Đạt chắt lưỡi:
- Có mày là đủ rồi. Anh em tao xuống sẽ thừa thêm đấy!
Lữ cau có:
- Khánh Linh không phải trẻ con. Mày phải tôn trọng cô ấy chứ!
Hợp Phố ngập ngừng:
- Anh Lữ nói đúng. Anh phải ra gặp chị Linh mới phải phép.
Dứt lời Phố bỏ xuống nhà trước. Cô thấy Khánh Linh đang đúng nhìn những khung hình treo trên vách.
Mỉm cười với cô, Khánh Linh nói:
- Chị thích những tấm ảnh này lắm. Nó nói lên mối quan hệ, tình thương yêu, hạnh phúc của m6ọt gia đình mà không phải ai cũng có được.
Nghiêng đầu ngắm bức ảnh Đạt mặc võ phục trong một cuộc thi lên đai, Linh gật gù:
- Nhìn anh Đạt oai phong thế này, mấy ai nghĩ là anh ấy rất nhát.
Hợp Phố kêu lên:
- Anh em mà nhát à? Hổng dám đâu!
Khánh Linh xa xôi:
- Không vượt qua được sự ám ảnh nào đó của chính mình, là nhát gan chớ còn gì nữa.
Phố hưa kiểu ý Khánh Linh là thế nào, thì chuông điện thoại reo.
Cô bước đến nhắc máy và nghe hỏi:
- Xin lỗi, Phải Hợp Phố không?
- Dạ phải ạ?
- Có Ngạn ở đó không?
- Dạ không ạ!
Bên kia đầu giây thảng thốt:
- Chết thật! Mẹ Ngạn lên cơn tim mà chả có ai, may mà bác sang chơi nên thấy. Nếu cháu gặp Ngạn ở đâu, nhắn nó về gấp nhé.
- Vâng ạ!
Gác máy, Phố ngồi thừ ra vừa lúc Đạt và Lữ xuống tới.
Cô nói ngay với anh mình:
- Cô Ngân lên cơn tim mà Ngạn lại không có nhà. Bà hàng xóm mới gọi điện tới tìm anh ấy.
Ngập ngừng một chút cô nói:
- Em phải sang xem cô Ngân thế nào.
Đạt nói:
- Để anh đi với em.
Phố thoáng thấy mặt Linh không vui, cô lắc đầu:
- Em đi một mình được rồi! Anh có khách mà!
Khánh Linh nhiệt tình:
- Không sao đâu! Anh Đạt cứ đưa Phố đi, tôi sẽ đi cùng, có thêm người càng tốt chớ gì.
Đạt xua tay:
- Không dám làm phiền chị...
- Sao lại phiền, tôi trông... hắc vậy chớ thích giúp người khác lắm! Nào! Phố sang chị chở.
Đạt nhìn bộ mặt đã đổi sắc của Lữ rồi chắt lưỡi:
- Mày ở nhà nhé!
Lữ gượng gạo:
- Chớ tao theo làm gì...
Phố ngoan ngoãn ngồi sau Khánh Linh. Dọc dường cô nghe nhiều câu hỏi về anh mình, về nhnng người trong nha, và về cả Ngạn. Thì ra bà Linh hắc để ý tới ông Đạt, nhưng ống ấy cứ tránh né vì còn nhớ tới mối tình đầu nên cố ý vun vào cho Lữ.
Tới nhà Ngạn, Phố sợ hết hồn khi thấy bà Ngân mặt mày không còn chút máu, nằm thoi thóp như chết rồi trên giường.
Lúc Phố và Đạt còn bối rối chưa biết làm sao, Khánh Linh đã tới bên giường cầm tay nghe mạch.
Bà Ngân thều thào hỏi Phố:
- Không thấy Ngạn sao con?
Phố đành nói dối:
- Anh Trác đang đi gọi Ngạn đấy ạ...
Khánh Linh kéo tay, Phố ra ngoài:
- Phải đưa bác ấy đi bệnh viện ngay. Chị có quen ở viện tim.
- Nhưng mà...
Linh nhìn Đạt:
- Mạch bác ấy không ổn... Anh quyết định đi...
Đạt bảo:
- Phố điện thoại gọi taxi và điện thoại tìm Ngạn. Điện thoại sang cơ quan bác Định nhờ người ta gọi ra Hà Nội cho bác ấy biết tình trạng của cô Ngân hiện nay.
Hợp Phố riu ríu làm theo lời anh mình. Cô vừa gọi điện đi... bốn phương vừa để ý... Anh hai và chị Linh đang trao đổi gì đó rất tâm đầu ý hợp.
Phải chi có Ngạn ở nhà thì đõ biết mấy. Bữa nay nghỉ học, anh đi đâu cơ chứ!
Cô điện thoại tìm Nhã Thi và được biết con bé đang tập cho buổi trình diễn lớn ở nhà hát Hòa Bình.
Chắc chắn lão Nhím đang làm vệ sĩ hầu con nhỏ ở đó. Nhấn số nhà Cẩm Tuyền, Phố năn nỉ con bé làm ơn làm phúc ra nhà hát Hòa Bình tìm Ngạn hộ cô. Cẩm Tuyền càu nhàu cử nhử mất cả phút rồi cũng đồng ý đi tìm Ngạn hộ.
Taxi tới. Đạt bế bà Ngân ra xe. Khánh Linh cho vài vật dụng cá nhân vào túi xách rồi mang ra taxi cho Phố.
Xe chạy. Phố nhìn bà Ngân rồi nhìn ra đường. Cầu mong đừng có chuyện gì xấu xảy đến cho mẹ Ngạn vì bà chính là một phần lẽ sống của anh. Bỗng dưng Hợp Phố thổn thức, cô bóp nhẹ bàn tay khô, lạnh của bà Ngân và nghe mũi mình cay xè...

*

Trác nhìn vào nhà rồi nháy mắt với Hợp Phố:
- Chà! Lão Đạt nãy giờ... nấu cháo điện thoại hơi bị lâu. Tao muốn gọi cho bạn bè mà không được. Chán ghê!
Hợp Phố cười cười:
- Ông thông cảm đi. Người ta đang tâm tình rỉ rả, chớ có phải gọi điện thông thường đâu.
Trác tò mò:
- Bà Khánh Linh phải không?
- Ờ! Anh nghĩ sao?
Trác búng tay:
- Quá tốt! Vừa giỏi giang, khôn khéo, lại thích làm việc nghĩa hiệp. Ông Đạt vậy mà kjhéo tu ở kiếp trước.
Hợp Phố có vả bất mãn:
- Ổng chê đấy!
- Xì! Chê hay sợ với không tới?
Phố nhăn nhó:
- Anh lúc nào cũng độc miệng. Anh hai còn phong độ lắm chứ bộ!
Trác nhịp chân:
- Nhưng so ra điển nào ổng cũng thua bà Linh hết. Đàn ông không nên yêu phụ nữ có nhiều ưu điển hơn mình.
Hợp Phố bĩu môi:
- Vậy là tự ti mặc cảm. Dở!
Trác lừ mắt:
- Biết gì mà lên giọng!
- Người phụ nữ tài năng cỡ nào cũng cần một người đàn ông để làm chỗ dựa tâm hồn. Nếu không họ sẽ vô cùng đơn độc, lẻ loi trong cuộc sống.
Trác trầm trồ:
- Chà! Bữa nay em nói nghe hay thật! Học từ ông Lữ à?
Hợp Phố hạ giọng:
- Chị Linh nói thế và em thấy đúng. Em biết chị ấy đã chọn anh Đạt làm chỗ dựa, khổ nỗi trái tim ảnh hóa đá từ lâu.
Trác buột miệng:
- Làm gì có chuyện trái tim hóa đá. Ông Đạt muốn ra vẻ bí hiểm, để bà Linh thấm đòn ấy mà! Anh nói thật, đời bây giờ khi yêu cũng phải đóng kịch. Rồi em xem, ít bữa nữa anh Đạt sẽ yêu như mới biết yêu lần đầu cho mà xem.
Phố kêu lên:
- Coi bộ anh kinh nghiệm dữ à!
Trác ưỡn ngực:
- Chớ sao! Dù đó không phải kinh nghiệm bản thân, nhưng anh ba đây có mắt tinh đời, chỉ cần nheo lại nhìn là biết ai yêu anh, thành thật hay dối trá ngay.
Phố thắc mắc:
- Theo anh thì anh Đạt dối trá sao?
Trác lấp lửng:
- Anh Đạt vốn tự trọng nên dè dặt khi yêu. Ảnh đang đóng kịch với bản thân ảnh, đó không phải giả dối.
Phố nhún vai:
- Khó hiểu! Yêu sao mới là giả dối chứ?
Trác xoa cằm:
- Như em ấy!
Mặt đỏ ửng lên, Phố ấp úng:
- Tự nhiên lôi em vào cuộc!
- Đâu có tự nhiên. Em hỏi, anh trả lời.
- Em giả dối với ai? Hồi nào?
- Trác nói như buộc tội:
- Em không yêu Lữ, nhưng chấp nhận tình yêu của anh ta và cố làm ra vẻ như đã yêu. Lữ không yêu em nhưng vì thích chinh phục hay vì mục đích nào đó đã tỏ tình và được em yêu. Để cuối cùng thì sao, em rõ hơn anh mà.
Hợp Phố nghẹn cổ, cô giận dỗi:
- Em không cần anh... ohân tích chuyện của em.
Trác vẫn tiếp tục:
- Nhưng phân tích chuyện người khác thì được chứ?
- Như chuyện của ai đâu?
- Thằng Nhím!
Phố nuốt nước bọt:
- Người ta đang tràn trề hạnh phúc. Anh phân tích vấn đề gì xoay quanh tình yêu của họ cơ chứ! Em không muốn nghe đâu!
Trác tiếp tục lấp lửng:
- Nếu can đảm đối diện với sự thật, biết đâu chừng...
Phố đứng dậy:
- Em vào bệnh viện đây!
- Nhìn theo Phố, Trác chép miệng:
- Đúng là nợ!
Vờ như không nghe Trác nói gì, Hợp Phố đạp xe đi. Cả tuần nay Phố vẫn vào bệnh viện chăm sóc bà Ngân. Có Phố, bà đỡ buồn, Ngạn cũng đỡ... khổ vù được dư thời gian ôn bài và đưa người đẹp.
Nhỏ Cẩm Tuyền không ngớt mắng mỏ Phố ngốc, khổ nỗi Phố không thể... khôn hơn được khi trái tim bảo phải làm thế. Cái trái tim đang mang hai vết thương. Một của Lữ và một của Ngạn vẫn đang làm cô đau không nguôi.
Tới phòng của bà Ngân, Hợp Phố khựng lại khi nghe gọng Nhã Thi vọng ra thật êm thật ngọt. Ngực đau nhói lên, cô vội vã quay trở ra sân bệnh viện, ngồi thu mình vào ghế đá.
Chấp nhận săn sóc mẹ Ngạn, Phố đã nghĩ sẽ có lúc gặp cảnh này, nhưng cô vẫn không đủ sức chịu đựng hình ảnh Ngạn và Thi tình tứ, nũng nịu bên nhau. Thôi thì trốn vẫn hơn!
Một mình ngoài khoản sân rông rơi đầy lá vàng, Hợp Phố thâm1 thía thế nào là cô đơn, thế nào là yêu vô vọng một người khi người ấy đang hạnh phúc cạnh người khác trong khoảng không rất gần mình, gần đến mức Phố tưởng như nghe được tiếng Ngạn đang thì thầm với Nhã Thi những lời âu yếm nhất.
Mà sao Phố lại ngồi đây để dằn vặt mình nhỉ? Cô có thể bỏ về ngay bây giờ cơ mà!
Tự nhiên Hợp Phố lại lẩm bẩm những câu thơ anh Đạt từng đọc cho cô nghe.
"Người ta khổ vì thương không phải cách.
Yêu sai duyên, và mến chẳng nhằm người.
Có kho vàng, nhưng tặng chẳng tùy nơi.
Người ta khổ vì xin không phải chỗ".
Người ta khổ... người ta khổ cũng như Phố đang khổ bây giờ. Cô thâm1 thía từng chữ từng câu thơ. Dầu sao cũng cám ơn Lữ đã giúp cô chiêm nghiệm nỗi buồn qua thơ ca, chính Lữ đã giúp cô khám phá ra bên trong lớp vỏ cứng rắn, du côn, tâm hồn Phố là một chuỗi nhạy cảm, mơ mộng, lãng mạn và cả phần nào yếu đuối. Cô cũng như những cô gái khác, biết rung động trước một gã đàn ông, biết yêu, biết buồn, chỉ tiếc rằng trái tim gã ta đã trao cho người khác.
Hợp Phố hít một hơi dài. cô nhìn đồng hồ. Giờ này muộn rồi, chắc chắn Ngạn đang chờ Phố đến thay ca. Cô có muốn trách mặt Nhã Thi cũng không được.
Quàng túi xách qua vai, Phố lững thững bước lên hành lang và đẩy cửa phòng.
Nhã Thi quay lại nhìn cô với nụ cười nửa miệng khinh khỉnh, trongkhi Ngạn vô tư nhăn nhó:
- Chờ em muốn bạc đầu luôn...
Hợp Phố chưa nói lời nào, Ngạn đã quay sang hỏi Nhã Thi:
- Tập suốt ngày, em mệt lắm phải không?
Con nhỏ điệu hạnh gật đầu:
- Vừa mệt vừa đói, cộng thêm không khí bệnh viện khiến em muốn bệnh luôn.
Ném về phía Phố cái nhìn khiêu khích, Thi đỏng đảnh:
- Vật mà hôm nào Phố cũng vào với bác gái. Hay thật đấy!
Ngạn liếc mẹ mình rồi giả lả:
- Bệnh viện này vừa sạch vừa yên tịnh. Vào đây học bài là nhất!
Bà Ngân mệt nhọc:
- Chỉ có điên mới mong được vào bệnh viện học yên tịnh. Con lo đưa Nhã Thi về đi...
Ngạn cười:
- Chút nữa cũng được mà mẹ. Chưa chi đã đuổi tụi con rồi.
Phố chẳng muốn mở miệng, cô nhấc bình thủy tinh đi mua nước sôi, Nhã Thi cong cớn:
- Nước đầy bình rồi! Chỉ có mấy cái ly là bẩn thôi...
Ngạn cau mày:
- Ly nào đâu?
Thi chì về cuối phòng:
- Em ngại sử dụng nguồn nước những chỗ như vầy lắm, anh hiểu không?
Thấy Ngạn quơ mấy cái ly ở góc bàn đi rửa, Hợp Phố nhếch môi.
Nhã Thi kéo Phố ra hành lang:
- Hợp Phố không nhận lời mời của ông Sử là đúng. Sân khấu đâu phải chỗ cho người kém cỏi rong chơi, đó cũng chả phải một sân tập để những kẻ tự cho mình là võ sĩ lên múa máy tay chân một cách thô kệch.
Hợp Phố hạ thấp giọng:
- Xin lỗi! Đây không phải chỗ chúng ta bàn về vấn đề này. Cô Ngân còn mệt lắm!
Nhã Thi khinh khỉnh:
- Đừng lên mặt người nhà của Ngạn, bồ không là gì trong mắt anh ấy đâu. Hãy yên phận kẻ đứng bên lề đi, nếu nghĩ... bà già Ngạn thương rồi sẽ vun vào cho bồ và ảnh là lầm.
Hợp Phố bình thản:
- Tôi chưa bao giò nghĩ những điều Thi vừa nói. Chẳng lẽ đầu óc hoa khôi của Thi chỉ quanh quẩn những suy tính, nghi ngờ rẻ mạt như vậy? Nếu đúng thế thật tội nghiệp Ngạn, anh ấy "Có kho vàng nhưng tặng chẳng tùy nơi" rồi.
Nhã Thi cười khẩy:
- Cái gì là... khi vàng? Đừng bày đặt chơ chữ. Thời buổi này chữ nghĩa cứ như bèo dạt lên, trôi xuống chả ai thèm vớt. Hơn nhau ở cái danh chớ không phải ở cái chữ đâu, nhất là cái chữ của dân học võ.
Nhìn Phố đầy thương hại, Nhã Thi dài giọng:
- Tội nghiệp! Trông bồ cứ y như nô tì của mẹ Ngạn. Cúc cung, tận tụy nhưng chẳng được gì, dù chỉ là chút tình thừa.
Hợp Phố phản đòn:
- Trước đây tôi vẫn thắc mắc không hiểu sao người ta nỡ đánh một cô gái xinh đẹp như Nhã Thi. Giờ thì tôi hiểu rồi! Đời còn dài lắm, không phải lúc nào Ngạn cũng có mặt kịp thời để làm anh hùng cứu mỹ nhân đâu. Thi sẽ còn bị ăn đòn vì vạ miệng đấy!
Không đợi Nhã Thi nói them6 câu nào, Phố đẩy cửa bước vào.
Ngạn hỏi ngay:
- Thi đâu?
- Phố nhún vai, cô đến bên giường đỡ bà Ngân ngồi dậy:
- Cháu đưa cô đi dạo vòng vòng cho khuây khỏa nhé!
Bà Ngân gật đầu và nương theo tay Phố bước xuống.
Ngạn ngập ngừng:
- Sao nãy giờ mẹ không bảo, con và Nhã Thi sẽ đưa mẹ đi loanh quanh.
Bà Ngân, nhỏ nhẹ:
- Hợp Phố biết ý mẹ hơn. Nhã Thi đã suốt ngày trên sàn diễn rồi, con bé không đi kế người bệnh như mẹ được đâu. Con liệu đưa nó về kẻo tối.
Ngạn nhìn bà Ngân rồi gật đầu. Anh thấy rõ mẹ và Nhã Thi có một khoảng cách rộng. Có thể vì hai người chưa thân quen như bà và Hợp Phố, nhưng chuyện đó vẫn làm anh buồn khi nghĩ muốn mẹ và Nhã Thi gần gũi hiểu nhau hơn không phải dễ.
Nhã Thi né qua một bên cho bà Ngân đi qua, cô sợ đụng trúng mình thì phải. Lòng Ngạn dâng lên cảm giác khó chịu lẫn bực dọc trước thái độ của Thi đối với mẹ mình.
Anh cộc lốc:
- Anh đưa em về!
Nhã Thi gật đầu ngay:
- Em mệt lắm rồi! Về là đúng.
Nhìn theo bà Ngân và Hợp Phố, Thi nhấn mạnh:
- Hợp Phố tận tụy với bác gái như thế, sao anh không yêu nó nhỉ?
Ngạn im lặng, Phố sẽ nghĩ gì lỡ như những lời này rơi vào tai cô bé?
Giọng Nhã Thi lại vang lên:
- Anh bảo Phố có bồ rồi à? Hừ! Em không tin...
Ngạn bỗng cáu kỉnh:
- Tin hay không tùy em.
Đang bước, Thi khựng lại:
- Nó yêu anh thì có. Hừm! Lẽ ra em không nên theo anh vào cái chỗ đáng sợ này để nhìn Hợp Phố diễn trò. Nó vờ chăm sóc, yêu thương bác gái để trêu ngươi em.
Ngạn gắt:
- Đủ rồi Thi, tất cả những hình ảnh tốt đẹp qua mắt của em đều đổi màu xấu xa. Từ khi nào đây, anh chưa nghe em nói lời nào hay cả.
Thi mếu môi:
- Vì ở đây có gì hay đâu? Em tới là cũng vì anh, nhưng rõ ràng mẹ anh không hề thích em, suốt buổi bác ấy chỉ nhắc Hợp Phố, mong Hợp Phố, em ngồi đó như cục đá chớ có gì hơn.
Ngạn phân bua:
- Mẹ anh và Phố biết nhau từ lâu lắm rồi...
Nhã Thi hất mặt lên:
- Anh không cần nói em cũng nhận thấy sự thân mật ấy. Chắc bác đã chấm con Phố cho anh. Bây giờ anh chọn đi. Em hay nó? Nếu chọn em, thì bắt đầu từ ngày mai, Phố không được vào đây để lấy lòng mẹ anh nữa.
Ngạn đanh giọng:
- Em có nghĩ mình quá đáng không? Hợp Phố vào đây để anh rảnh rỗi đi theo làm cận vệ cho em. Vậy mà em vẫn chưa hài lòng. Em đúng là ích kỷ!
Nhã Thi cao giọng:
- Khi yêu ai cũng íh kỷ hết.
Ngạn cười nhạt:
- Điều này chỉ đúng với em. Mà có thật em yêu anh không, hay chỉ yêu bản thân mình.
Thi nhìn Ngạn trân trối:
- Anh nói vậy là sao?
- Em cố mà hiểu lấy!
Hai người im lặng cho tới khi tới nhà Thi. Cô bấu nhẹ vào hông Ngạn trước khi xuống xe:
- Sáng mai tám giờ nha! Không được trễ đó!
Ngạn bỗng chua chát:
- Nghe em dặn, anh có cảm giác mình là một tay chạy xe ôm, chuyên rước khách quen không thôi!
Nhã Thi cuời, nụ cười của người mẫu:
- Đàn ông mà hờn dỗi mất hết nam tính... Về nghỉ ngơi đi ông tướng!
Ngạn quay đầu xe. Anh không về mà ghé vào nhà Phố.
Trác ra mở cổng. Nhìn bộ dạng Ngạn, anh kêu lên:
- Mày tàn tạ đến nước này sao! Đúng là một đứa hiếu thảo, nhưng hiếu thảo với mẹ hay với bồ, tao hổng biết à!
Ngạn gượng gạo cười, Trác bảo:
- Chưa cơm nước phải không? Vào ăn với tao luôn.
Ngạn thành thật:
- Tao đang đói rã ruột đây! Nhưng có dư cơm hông đó?
Trác cười hề hề:
- Dư ức tỉ luôn! Nhà còn mỗi mình tao hà. Chừa phần cho nhỏ Phố xong, tao với mày đánh dứt điểm.
Ngạn thảng thốt:
- Phố chưa ăn sao
- Chưa! Hôm nào nó cũng vào nhà thương rồi mới về nhà ăn cơm.
Ngạn ngập ngừng:
- Hai bác không... Không rầy Phố sao?
Trác bới cơm ra chén:
- Ông cụ bà chắc chắn là xót rồi. Mẹ tao cứ chắt lưỡi bảo số con Phố khổ vì... "ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng". Nghĩ cũng đúng, nó giỏi chuyện bao đồng của thiên hạ, quên cả bản thân.
Ngạn rầu rĩ:
- Tao mắc nợ Hợp Phố!
Trác tủm tỉm:
- Chà! Mày cũng biết nói vậy nữa à? Nợ này khó trả lắm đó. Nhưng nhỏ Phố vốn rộng lượng, nó không đòi đâu mà lo.
Ngạn bưng chén lên "
- Mọi người đâu cả rồi?
- Ba mẹ tao đi đám cưới, ông Đạt đi với bà Linh, ông Lữ về quê.
- Sao lại về quê?
Trác gắp đùi gà bỏ vào chén Ngạn:
- Trường cho nghỉ một tuần, ông ta ở lại làm gì khi lòng không vui?
Ngạn thắc mắc:
- Ổng và Phố lại giận nữa à? Có phải vì... vì...
Trác lắc đầu:
- Không liên quan tới mày. Phố với Lữ có hợp nhau đâu. Chia tay là lẽ đương nhiên.
Nhìn Trác, Ngạn ngập ngừng:
- Chắc nhỏ Phố buồn lắm.
- Ờ, thì buồn. Nhưng theo tao, thế vẫn tốt. Không hợp mà phải chịu đựng nhau mới khổ.
- Tao thật không biết gì hết.
Gắp miếng thịt nữa, Trác cắc cớ:
- Mày biết thì sao? Có an ủi được nó đâu khi mày chính là nguyên nhân khiến Phố phải yêu một người như Lữ.
Mặt nhăn nhúm, Ngạn bảo:
- Chả hiểu mày muốn nói gì.
Đẩy dĩa bông cải xào về phía Ngạn, Trác hất hàm:
- Ăn đi. Thắc mắc nhiều dễ bị no hơi lắm.
- Nhưng mà...
Trác gạt ngang:
- Có nhiều điều mày phải tự tìm hiểu, chứ đừng chờ nghe giải thích. Vì biết đâu những giải thích đó sai.
Buông đũa xuống, Trác lại nói ngược:
- Mà thôi. Tao khuyên mày đừng nên tìm hiểu làm chi. Khi gặp Phố cũng đừng hỏi han, an ủi gì, nó sẽ tủi thân đấy.
Ngạn ngậm tâm, miếng thịt gà đang ăn bỗng nhạt nhẽo, xảm xì. Anh quả là vô tình với Phố, trong khi con bé luôn quan tâm đến anh, hơn vậy Phố còn là chỗ dựa lâu nay Ngạn không thể thiếu. Anh đã quen được nhận mà không nghĩ tới chuyện phải cho đi rồi, giờ ngẫm lại thấy mình quả là ích kỷ.
Thấy Ngạn đứng dậy Trác ngạc nhiên:
- Sao mày ăn như mèo ngửi vậy?
- Tao phải vào cho Phố về.
- Ăn thật no đã chớ.
Ngạn ậm ừ:
- No rồi.
Trác chép miệng:
- Vừa học thi, vừa vào bệnh viện rồi là cận vệ cho nàng. Không khéo mày chết non vì lao tâm, lao lực. Bao giờ bác Định về?
- Chắc ngày mốt.
- Vậy thì đỡ mệt.
Ngạn ậm ừ:
- Có thể, nhưng chắc tao khó được đưa đón Nhã Thi như mấy hôm nay.
Trác tò mò:
- Sao thế?
Ngạn thở dài:
- Ông cụ không thích con bé lắm. Hơn nữa, tao đang học thi mà không tập trung, bị dũa là điều cầm chắc trong tay.
Trác phẩy tay:
- Ối dào! Đãyêu, bị mắng mỏ chút chút có nghĩa gì.
Ngạn ngập ngừng:
- Nhưng nếu ông bà cụ mến con bé, tao vẫn vui hơn.
Vẫn giọng điệu tưng tửng, Trác nói:
- Người yêu của mày, sau này có là vợ cũng của mày chớ có phải của ông cụ bà cụ đâu nào.
Ngạn cáu kỉnh:
- Nói chuyện với mày, chán chết được. Tao đi đây.
Về nhà, tắm táp, thay quần áo xong, Ngạn trở vào bệnh viện. Anh thật cảm động khi thấy Hợp Phố đang xoa bóp cho mẹ mình một cách dịu dàng. Gương mặt bà Ngân thơ thớt dễ chịu, chớ không như lúc có Nhã Thi kế bên. Ngạn không thể trách mẹ vì rõ ràng Thi rất xa cách. Lúc nghe anh đề nghị vào bệnh viện, Thi đã viện đủ lý do để tránh né, đến khi tới nơi, cô lại nhấp nha nhấp nhỏm đòi về. Ngạn có cảm giác Thi sợ bệnh viện, sợ mẹ anh vì bà là một bệnh nhân. Thi tránh né mọi sự tiếp xúc đụng chạm vào mẹ, vì sợ bị lạy lan... Ơn chúa! Mẹ anh bị tim, một bệnh không truyền nhiễm, vậy mà...
Ngạn nuốt tiếng thở dài. Yêu một người đẹp đoạt vương niệm hoa khôi, đang là người mẫu nghe... chiến đấu thật, nhưng cũng thật khổ vì hoa khôi vô tâm, ích kỷ, hời hợt quá, biết cô ta có đồng cam cộng khổ với mình suốt đời không, hay khi gặp chút khó khăn trong cuộc sống là vội ngoảnh mặt quay lưng?
Trái tim Ngạn trĩu nặng. Anh không muốn so sánh, nhưng hình ảnh Hợp Phố lại hiện lên k bên Nhã Thi, cùng những lời bóng gió của Trác.
Tại sao Trác lại bảo anh là nguyên nhân khiên Phố phải yêu một người như Lữ. Cậu ta muốn ám chỉ điều gì? Yêu một người mà cũng có nguyên nhân sao? Hay ý Trác là... là...
Ngạn sững sờ với suy nghĩ vừa thoáng qua. Lẽ nào Hợp Phố lại yêu một gã vô tình như anh? Mà nếu đúng vậy thì sao?
Ngạn nhói cả lòng. Anh thẫn thờ như người vừa đánh mất vật gì quý nhất đời. Anh yêu Nhã Thi, nhưng lại rất cần Hợp Phố, cô bé chính là điểm tựa không thể thiếu của đời anh. Ngạn không thể chia đôi trái tim, cũng không thễ lựa chọn. Anh là kẻ tham lam, nên với anh phải lựa chọn thật là khốn khổ.