Chương 1

- A! Ngừng lại cho tao ghé đây một chút
Hoài Khanh vừa hét vào tai, vừa đập mạnh vào vai làm Bạch Yến hoảng hốt tấp xe vô lề
-Trời ơi! Mày giở trò gì đây quỷ?
Khanh nhảy xuống xe mặt tỉnh queo:
Tao bảo mày stop chớ có gì đâu
Nháy mắt một cái cô cao giọng:
- Hãy đợi đấy thỏ đế
Dứt lời cô chạy ào đến cái tủ kem mua ra một bịch nào là sinh tố rồi yaourt lỉnh khỉnh
Yến càu nhàu:
- Mấy thứ này chỗ nào không bán, mày bắt ngừng gấp làm tao mất cả hồn
Lấy ra mộ bịch sinh tố, co ghim ống hút vào rồi đưa tận miệng Yen:
Vậy hút một hơi cho hoàn Hồn
Yến đẩy tay Khanh ra:
- Xì! Ai lại ăn uống ngoài đường kỳ vậy
Leo lên ngồi sau Yến, Khanh lý sự:
- Ăn uống là một trong những quyền quan trọng nhất của con người. Đâu có luật nào cấm ăn...hút ngoài đường. Nhất là đang lúc khát như vầy. Hút vào một ngụm sinh tố đã phải biết.
- Nhưng mà người ta nhìn mình.
- À! Đó là tại họ thèm...
Bạch Yến gắt gỏng:
- Không nói với mày nữa. Đồ ngang như cua.
Khanh véo vào eo Yến:
- Ê! tao thích con ghẹ hơn, nó có đốm có bông trông lịch sự chớ không đến như con cua, xấu lắm!
Yến lắc đầu:
- Tao sợ mồm mép mày quá rồi yêu quái ạ!
- Vậy thì tao im để tiếp tục sự nghiệp ăn uống, chớ không phải vì mày đâu nghen.
Bạch Yến nhún vai chăm chú điều khiển xe. Qua khỏi mấy cái ngã tư đèn xanh đỏ, vẫn không nghe Khanh chót chét. Cô nhắc:
- Nè! Sắp tới nhà mày rồi đó yêu quái. Nói gì thì nói cho đã, kẻo đến giờ tịnh khẩu lại than không có chi để đấu láo.
Khanh thở dài:
- Mày làm tao mất hứng rồi. biết nói quái gì đây?
Hơi nghiêng đầu ra sau Yến gợi ý:
- Thiếu gì chuyện kể lể. Thí dụ chuyện thường ngày ơ? nhà mày chẳng hạn. Anh chàng Nam và con nhỏ Lan Chi ra sao rồi?
Khanh nhún vai:
- Chuyện của họ, tao đâu biết
Bạch Yến cười cười:
- Thật hông? Tao nhớ mày là chúa tò mò mà!
Hoài Khanh làm thinh. Yến lại tiếp tục chót chét:
- Bà dì Ninh vẫn ngày hai buối đến sòng tứ sắc hả?
Khanh nhếch môi:
- Chờ dì ấy biết gì khác ngoài việc xòe bài.
Bạch Yến ra vẻ cụ non:
- Nhưng nhờ vậy đỡ khổ cho mày. Ngoài việc mê bài ra, có thể nói dì Ninh là bà mẹ ghẻ tốt, chưa bao giờ nặng lời với con chồng, trong khi ba mày vắng nhà luôn. Nhiều lúc nghe giọng bỏ ngọt ngào, tao còn khoái.
Khanh bĩu môi:
- Bởi vậy xưa kia ba tao mới chết mê chết mệt. Nhung nhìn vậy chớ khong fải vậy đâu mày ơi. Mật ngọt chết ruồi mà!
- Mày muốn nói bả ác nhu má con Cám trong cổ tích hả? Đừng nen đòi hỏi cao qúa. Tren đời này đâu có gì tuyệt đối. Ở với mẹ ghẻ nhung mày vẫn đuoc học đại học, đi chơi với bạn bè, vậy là tốt quá rồi.
Hoài Khanh ấm ức:
- Bán bè bao nhiêu năm. Mày thấy tao có tham vọng đòi hỏi cao khong? Chỉ vì giọng điệu ngọt ngào của dì Ninh mà mày bênh bả. Thôi tao xuống đây đi.
Bạch Yến phì cười:
- Chưa tới nhà mà. Bộ giận hả?
Giận thì không, nhưng hết thích ngồi xe mày rồi.
- Cà chớn vừa tho chứ!
Hoài Khanh hậm hực:
- Không stop, tao nhảy đại à!
Bạch Yến vội tấp xe vô lề. Hoài Khanh để vào giỏ xe mấy hủ yaourt, giọng chi chiết:
- Mày vốn thích ngọt ngào, nhưng tao chỉ có của chua. Ráng ăn cho quen, mày sẽ thấy chua đã hơn ngọt nhiều. Bye nghen.
Đi được vài bước, Khanh quay lại hét lớn:
Tao giận thật đó, nhưng ngày mai mày vẫn phải tới chở tao đi học nghen.
Ngồi trên xe, Bạch Yến cũng hét:
- Đồ ma giáo đáng ghét.
Hoài Khanh bật cười ròn rã. Cô thừa biết Yến rất thương mình. Ngày mai nếu không thấy cô ra đầu ngõ, chắc chắn con bé sẽ cuống lên chạy xe vào tận nhà để rước cô cho mà xem. Dầu vẫn có mộ gia đình với ba, với mẹ kế và đứa em gái khác mẹ, nhung lúc nào Khanh cũng xem Yến là người thân nhất. Nếu không có Yến chắc cô khó lòng vượt qua nhiều đau buồn để lấy lại vẻ hồn nhiên nghịch ngợm lẫn ngang bướng nhu bây giờ.
Thò tay mở chốt cổng, Hoai Khanh đi vào và cô giẫm lên những chiếc lá mận khô giòn, cong queo nằm đầy sân, để nghe tiếng chúng vỡ vụn dưới chân mình. Hồi mới về chung, dì Ninh lẫn Lan Chi đều lạ lẫm khi thấy cô chơi trò đạp trên lá vàng khô này
Khanh nhớ rất rõ lần ấy bà Ninh đả mỉm cười ngọt ngào:
- Trò này nghe cũng vui tai, nhung trông Khanh khong giống "con nai vàng ngơ ngác nhút nào"
Lần đó co đã đáp lại:
- Làm nai vàng ngơ ngác dễ bị cọp ăn lắm dì ạ!
Có một hôm vui miệng, Khanh kể cho Bạch Yến nghe mẩu chuyen đối đáp đầy tính văn học này, con bé đã bình luận:
- Mày chua ngoa qúa. Có điều cái kiểu ngựa non háu đá này không hay đâu.
Chân Hoài Khanh hất tung trái mận héo. Dầu hay dở thế nào, co và mẹ kế đã sống chung một mái nhà hai năm rồi. Cô vô tư cách mấy cũng nhận ra bà Ninh rất khôn khéo. đối với ba và mọi người xung quanh, bao giờ bà cũng tỏ ra yêu thương chăm sóc Khanh. Bà đối xử với con chồng không có điểm nào chê được hết. Nhưng trực giác vẫn cho cô thấy, bà không tất nhu cách thể hiện tình cảm bên ngoài. Khổ nổi muốn nói rõ cái xấu, cái độc của bà Ninh cho Yến nghe, cô vẫn không đủ ngôn từ để diễn tả.
Nhưng tại sao cô lại nghĩ đến vấn đề này nhỉ? Phải tại nhỏ Yến nhắc đến sự ngọt ngào của dì Ninh không?
Nhún vai ra vẻ bất cần, Hoài Khanh bước vào phòng khách. Cô ngạc nhien khi thấy một mình bà Ninh đang ngồi trầm ngâm bên salon. Giờ này thường ngày bà ở sòng bạc, sao hôm nay lại về sớm vậy. Chả lẻ cháy túi rồi?
Vừa bước len lầu, Khanh vừa hỏi cho có lệ:
- Hôm nay dì không đi công chuyện sao?
Giọng bà Ninh nhỏ nhẹ:
- Có chứ! Nhưng dì về sớm vì có thư ba con.
Hoài Khanh hờ hững:
- Vậy à! Ba có khỏe không dì?
Bà Ninh bật cười, tiếng cười lạnh và âm vang làm Khanh chợt thấy có điềm bất ổn.
-Ông ấy thì khỏe rồi. Chỉ mẹ con mình là khổ thôi.
Hoài Khanh ngập ngừng:
- Ủa! Có chuyen gì hả dì?
Hất mặt nhìn lá thơ trên bàn, bà Ninh bảo:
- Cứ đọc thơ sẽ hiểu. Dì về phòng đây.
Đứng tần ngần 1 chút giữa cầu thang, Khanh mới trở xuống với sự hoang mang. Từ khi ba đi tu nghiệp sinh ở Hàn Quốc tới giờ, chưa bao giờ cô được đọc thơ ông gởi về khá nhiều.
Thường thì nguoi nhận thơ là bà Ninh, do đó Khanh chỉ nghe bà tóm tắt nội dung bằng giọng len bổng xuống trầm, còn lá thơ thì cất biến. hôm nay bà muốn tự cô đọc. Chắc có vấn đề rồi.
Cầm thơ lên, Khanh vội vã đọc:
Seoul ngày...tháng...năm...
Em và hai con thương nhớ!
Khi viết thơ này anh đang sống tại khu Siwon, một khu được dân tu nghiệp sing gọi là làng bùng vì có nhiều dân "Bùng" tức trốn khỏi xí nghiệp sinh sống. Kể từ hôm nay anh trớ thành dân lưu vong nơi đất khách quê người rồi. Đây là điều anh không muốn, nhưng lao động nặng nhọc quá, chịu không nổi, anh phải trốn khỏi sở làm.
Hiện nay anh thất nghiệp, lại phải sống như chuột vì sợ bị bắt và bị phạt tiền. Chắc lâu lắm anh mới tìm được việc khác, lúc ấy hy vọng dành dụm đuoc chút ít gởi về cho em và hai con.
Bây giờ anh đang nương nhờ bạn bè, cũng khổ nhục lắm, nhưng đành chịu vì tương lai sau này của gia đình mình.
Vài hàng cho em và các con rõ, hãy ráng tiện tặn để qua ngày. Riêng Hoài Khanh là chị lớn, nếu tìm được việc làm để phụ với dì Ninh thì ráng cố gắng.
Mắt Khanh nhòa đi, co đọc hết nổi. ba bảo ráng tiện tặn để qua ngày. Nhưng sẽ qua bao nhiêu ngày đây? Nếu ba không gởi tiền về, chắc cô khó sống tiếp trong ngôi nhà này.
Khanh thừ người trên ghế. Thật tội nghiệp ba. Đi làm thuê ở Hàn Quốc là điều ông không muốn, nhưng vì chiều ý dì Ninh, ông phải chạy vạy mượn mấy ngàn đô để lo thủ tục. Ra đi vì muốn người thân được sung sướng, ông không chỉ gánh tren vai số phận của chính mình, mà của cả gia đình nữa.
Vào lúc này ba đang ra sao mơi sứ nguoi. Tự nhiên Khanh khô đắng. Cô máy móc cho ống hút vào hộp sữa chua rồi hút một cách vô thức. Đúng là vị chua nên bây giờ đầu bị nếm vị chua của cuộc đời cũng đâu nhằm gì.
Dứt khoát Hoài Khanh phải cố gắng đứng vững, nếu cô sống đơn độc một mình, khi không có ba lẫn mẹ.
o0o
Vừa nghe tiếng xe của Nam ngừng ngoài cổng Hoài Khanh đã chui tọt lên gác. Cô không thích Lan Chi xem mình như kỳ đà, dù nếu ngồi lại salon co vẫn thoải mái, huyên thuyên với anh chàng mặt mày đẹp trai này. Khanh vốn là con bé lắm điều mà, Lan Chi làm sao địch lại co khoản ăn nói.
Tủm tỉm cười, cô tưởng tượng ra cảnh hết sức nhạt nhẽo khi Lan Chi ngồi với Nam. Ai cũng khen con bé rất nết na ngoan hiền, mợ miệng là mộ diều thưa hai điều dạ, đi đứng khoan thai, dịu dàng. Nếu so Lan Chi với Khanh thì cô giống như một thằng con trai mất nết. trước đây ba từng than rằng mẹ cưng qúa làm cô khó bảo, khó dạy. Lần đó Khanh đã giận ba suốt cả tuần. cô cho rằng ông không được quyền phê bình mẹ, cũng như phán xét co vì ngày xưa chính ông đã bỏ mẹ con Khanh để chạy theo ngọt ngào, quyến rủ của người đàn bà khác. Bao nhiêu năm quen sống trong tình thương yêu vô bờ bến của mẹ, Khanh tưởng mình sẽ chết theo mẹ khi căn bệnh ung thư bất trị đã cướp mất bà.
Mãi đến lúc gần nhắm mắt, mẹ mới nhờ người gọi ba về để trối trăn, nhắn gởi.
Vậy mà đã hai năm hơn. Trong khoảng thời gian đó cô chỉ chung sống với ba một năm, sau đó ông đã đi Hàn Quốc. Với ông, Khanh chưa kịp quen đã xa cách. Nhiều lúc cô thầm hỏi:
- Trong tim ông có chỗ nào cho đứa con tưng bị ong bỏ rơi không, rồi lại buồn bã dằn vặt mình. Ôi! Chiều nay sao ta rầu rĩ thế này.
Nhoài người lấy cây ghi ta treo trên vách, cô ra balcon ngồi nghêu ngao hát:
"...Hỏi những tiếng buồn có còn rơi
Hỏi những tâm sự có chơi vơi
Hỏi lá vàng theo thời gian
Dù những phiếm đàn đã phai tàn..."
Tựa cằm vào thùng đàn, Khanh lơ đãng nhìn những con ve sầu nhảy nhót trên dây điện. Ước gì ta được bay như chúng?
Buồn là điều Khanh sợ nhất, bởi vậy co luôn tìm việc để hoạt động tay chân, nhóp nhép mồm mép cho vui. Nhưng chiều nay thì không vui mổi rồi. Cô nghĩ tới chuyện học hành và muốn trùm mền ngủ một giấc cho quên đời. Học phí của học phần hai Khanh chưa đóng, nhưng cô không thể nào mở miệng vào thời điểm này. Khong tiền đúng là khốn khổ. Trước đây hàng tháng bà Ninh tế nhị để tiền quà, tiền tiêu xài vặt lên bàn cho Khanh. Nhưng hai tháng nay bà không làm thế nữa, tự cô phải hỏi xin. bà Ninh vẫn cho, có điều số tiền tiêu chỉ bằng một phần ba số trước đây.
Đó cũng là cách tằn tiện đúng như lời ba đã dặn trong thơ. Nhưng có bất công không khi việc tiện tặn ấy chỉ áp dụng với Khanh, còn bà Ninh vẫn phây phây ăn diện, vẫn thuê xích lô đưa đón đến sòng bài, đi khui hụi hàng ngày. Riêng Lan Chi vẫn có giáo viên tới tận nhà dạy piano, vẫn đến tiêm gội đầu, massage da mặt, vẫn sắm sửa quần áo dép giày đủ món đúng model, trong các shop sang trọng.
Dù bà Ninh và Lan Chi không nói bằng lời, cô vẫn hiểu trong mắt hai người, cô là kẻ ăn bám.
Đưa tay vuốt nhẹ lên phím đàn, Khanh ấm ức nghĩ tới số vàng trước khi mẹ mất đã đưa cho ba và dì Ninh. Số vàng dành dụm cả đời ấy để nuôi cô ăn học. Cô đâu phải ăn bám, nhưng sẽ mở miệng nói sao đây?
Đang đắm mình trong cuộn tơ vò, Khanh bỗng nghe giọng Lan Chi vang l?:
- Của anh Nam gửi chị nè.
Khanh ngạc nhiên nhìn mấy cuốn sách Chi đang chìa ra trước mặt mình. Cô ngần ngừ cầm lấy.
- Sao lại gửi cho chị?
Hoài Khanh hăm hở chọn nhạc, rồi tự nhiên hát hết bài này tới bài khác. Hát mãi cũng chán, cô vươn vai đứng dậy rồi đi xuống nhà.
Đôi tai thính nhu đôi tai thỏ của Khanh bỗng nghe tiếng xù xì. Dẫu biết tò mò là tật xấu, nhưng cô không ngăn đuoc mình. Đứng nép vào tường Khanh nghe giọng bà Ninh vang len:
- Con ngốc lắm! Lần sau nó có gửi gì cho con Khanh thì nhớ giấu kỹ. Ai lại đi bắc cầu cho chúng chứ.
Lan Chi sụt sùi nhu khóc:
- Giữ những thứ đó làm gì khi trái tim ảnh con không giữ đuoc. Sao con khổ thế này? Mất Nam con sẽ chết.
Bà Ninh vỗ về:
- Bình tĩnh lại con. Rồi mẹ sẽ tính toán cho. Nhưng điều quan trọng là con phải tự tin mạnh dạn. Đời bây giờ yếu đuối là thất bại. Nếu như yêu Nam thì con phải tin nó là của con...
- Nhưng con không thể...
- Sao lại không? Ngày xưa mẹ đã chiếm đuoc ba cũng nhờ mẹ quyết tâm cao. Bây giờ giữa Nam và Hoai Khanh chưa có gì hết, chắc chắn con phải giữ đuoc nó. Hừ! Con qủy nhỏ ấy là cái thớ gì. Nó thuộc quyền sinh quyền sát của mình. Mẹ bóp nó chết lúc nào chả biết.
Hoài Khanh nóng bừng cả người, tim đập thình thịch vì tức. Bà Ninh rõ là trơ trẽn khi vỗ ngực khoe từng giật chồng người khác với con gái. bà muốn đối phó với cô chỉ vì Nam gởi tặng cô mấy quyển nhạc tàu nhạc tây này à? Hừ! Để thử xem bà làm gì được Khanh. Bà tưởng mình là cọp còn cô là nai tơ sao? Hừ! Dù không hề nghĩ tới Nam, nhung co sẽ lượn lờ với anh ta, cho con bé Chi khóc xuống mới được. Ngày xưa bà Ninh đã làm khổ mẹ, bây giờ Khanh sẽ trả mối hận ấy.
Như vậy có ác khong khi Lan Chi là em gái cô? Nó vô tội và lại là một con bé yếu đuối. Nó sống ích kỷ thật, nhưng nó chưa khi nào hỗn hay làm điều gì tổn thương đến cô mà!
Giọng Lan Chi bỗng chua chát khác thường:
- Con thù Hoài Khanh, con muốn nó chết cho rồi, chết cho người khác được yên vui, hạnh phúc.
Ngực Khanh nhói lên một nhịp, cô run rẩy vuốt mồ hôi tươm ra trán vì câu rủa vừa lọt khỏi miệng Chi. Con bé vừa xúc phạm đến Khanh đó. Lâu nay nó nhỏ nhẹ, dịu dàng nhung nó đâu hề thích cô ở chung nhà như cô vẫn tưởng.
Hai tai ù lên nhung Khanh vẫn nghe tiếng bà Ninh cười thật khẽ:
- Nhưng con an tâm mẹ sẽ có cách mà.
Hoài Khanh rã rời bước trở lên gác. Cô ra balcon ngồi và ôm lấy cây đàn. Cô đàn mãi đến lúc những đầu ngón tay đau buốt vẫn chưa thôi. Nếu ngày mai cô kể chuyen vừa nghe với Bạch Yến chắc con nhỏ sẽ không tin. Biết đâu chừng nó lại cho rằng cô bịa để bêu xấu người hiền dịu ngọt ngào như mẹ con dì Ninh.
Thẫn thờ nhìn những chùm mận đong đưa, cô nhớ tới những lời vừa nghe và muốn khóc.
o0o
Đang lững thững dắt xe ra khỏi cổng trường Hoai Khanh chợt nghe có người gọi mình. Cô quay lại và hơi ngạc nhiên khi thấy Nam. Anh chàng trông thật bảnh bao với cái áo thun CK xám và chiếc quần Jean Armani đen đúng model.
Bỏ chiếc spacy dưới lề đường, Nam bước đến bên cô, giọng trầm xuống:
- Mình uống cafe nhe Khanh.
Khanh nghịch ngợm nghieng nghiêng đầu:
- Được thôi! Nhung em cò một lũ bạn đông lắm! Anh nhắm chịu nổi mồm mép của chúng không?
- Sao lại không! Vì em anh sẵn sàng bao một phòng karaoke máy lạnh cho bạn em tha hồ múa mép
Dứ dứ ngón tay bé xíu về fía Nam, Khanh cong môi:
- Nam nói thì nhớ nghen, bao giờ tập hợp xong những cái...mép trình độ nhất, em sẽ nhấn để anh thuê phòng karaoke máy lạnh, hát có chấm điểm hẳn hơi trước.
- Còn bây giờ em đi với anh nhé?
- Dì Ninh dặn đi chơi với ai, người đó phải đến xin phép dì ấy. Anh dám không?
Nam im lặng, Một lát sau anh nói:
- Chiều nay anh sẽ đến xin phép. Lúc ấy em không được kiếm cớ từ chối nữa đó.
Hoài Khanh lơ lững:
- Ai lại từ chối đi chơi. Em sẽ rủ thêm Lan Chi cho đông vui.
Nam buột miệng:
- Dường như em thích đám đông?
- Đúng vậy! Anh không thích sao?
Nam gượng gạo:
- Cũng thích chứ!
Khanh tủm tỉm cười. Cô lên xe và thong thả đạp, mặc cho Nam kè theo một bên. Nhỏ Lan Chi mà nhìn thấy cảnh này chắc sẽ vừa lăn đùng ra khóc, vừa nguyền rủa cô khong tiếc lời. Nhưng suy cho cùng Khanh có lỗi gì đâu.
Giọng Nam êm êm vang lên:
- Quyển tập nhạc đó thế nào?
- Tuyệt lắm! Đàn suốt một đêm sưng vù năm đầy ngón tay luôn.
Nam xót xa:
- Đừng chơi ghi ta nữa. Organ bây giờ cũng không mắc:
- Nhưng em không thích organ. Nó và piano là của giới trung lưu qúy tộc, đâu hợp với em, người thích ôm đàn ngồi ở thềm nhà,ban công góc bếp. Hồi mẹ còn sống em hay bị rầy vì cái tính tùy hứng bốc đồng. Em tự hứa sẽ sửa đổi, nhưng tới giờ vẫn chưa được. Mỗi lần ôm đàn em buồn và nhớ mẹ lắm! Càng buồn em càng đàn dữ dội.
Vậy hôm đó em buồn chuyện gì? Khanh lắc đầu:
- Anh không hiểu nỗi những cái buồn của con gái đâu. Có thể là rất vớ vẩn, nhung vẫn buồn như thường. Buồn và không biết nói cùng ai.
Nam khẽ cười:
- Nghiêm trọng giữ vậy sao? Nhìn bên ngoài anh nghĩ Hoài Khanh là người không biết buồn, vì lúc nào em cũng đùa, cũng cười hết.
Khanh chép miệng:
-Tiếc rằng người ta không thể căn cứ vào bề ngoài để hiểu nhau. Bởi vậy anh chớ nen "Tri nhân tri diện bất tri tâm". Coi chừng bé cái lầm đó!
Nam có vẻ quan tâm:
- Em buồn chuyện gì, cứ nói với anh.
Khanh lém lỉnh:
- Không được! Buồn cũng có bí mật. Nói với anh hết thì còn gì để buồn nữa. mà nè...
- Gì hớ Khanh?
- Sắp tới nhà rồi. Anh đừng hộ tống em nữa, chật đường lắm!
Nhìn gương mặt vờ nhăn nhó của Khanh, Nam phì cười:
- Anh đâu có lái xe hủ lô mà chật đường. Em đuổi thì anh...vọt vậy.
Rồi Nam trầm giọng:
- Chiều anh tới, Bye nhé!
Hoài Khanh gật đầu. Cô lí lắc đưa tay chào anh theo kiểu nhà binh rồi thong thả đạp xe đi tiếp.
Bữa nay Bạch Yến về quê nên cô đành cọc cạch hát bài "Xe đạp ơi! " đến lớp. Vắng con bé mới có một buổi mà Khanh thấy lẻ loi ghê gớm, Suốt mấy tiết học cô im lặng ghi bài chớ không ngọ nguậy thầm thì như trước. Thời gian này Khanh luôn sống trong tâm trạng nặng nề vì học phí cho học phần hai vẫn còn như bản án tử lơ lửng treo, Khanh sợ sẽ không được thi cuối khoá vì chưa đóng tiền học lắm!
Vừa rồi cô hạ mình nhắc tiền học lần nữa, nhưng bà Ninh lại hẹn đợi đến kỳ hốt hụi cuối tháng. Lỡ dì ấy không hốt đuoc hụi, chắc cô tiêu qúa!
Dựng xe ngoài gốc mận, Khanh cắm đầu đi một mạch vào nhà mặc cho tiếng lá khô vỡ vụn, trăn trở dưới chân mình.
Đến ngưỡng cửa, Hoài Khanh chợt khựng lại khi nhận ra trong phòng đang co khách.
Vừa thấy cô, bà Ninh đã đứng dậy, kéo vai cô vào salon:
-Ngồi xuống đi bé Khanh. Nãy giờ dì trông con gần chết. Sao trễ vậy?
Ngượng ngùng vì thái độ vồn vã khác thường của bà Ninh, Khanh nép sang một bên, giọng ấp úng:
- Dạ! Tại bữa nay con đi xe đạp.
Rồi cô hoang mang nhìn hai người đối diện với mình, trong khi bà Ninh khúm núm giới thiệu:
- Bác Liễu và cậu Chí thuộc công ty Hoàng Hoa chuyện lo giấy tờ cho các dịch vụ xuất khẩu lao động và chuyên gia đi các nước ở châu á. Còn đây là cháu khanh...
Nghe bà Ninh nói thế, Khanh chợt tò mò, cô thản nhien nhíu mày ngắm thật kỹ người đàn bà bằng tất cả sự hoài nghi.
Bà ta béo trục béo tròn, với mái tóc nhuộm đen xoắn tít thành từng lọn ôm lấy bộ mặt bự phấn. Với đôi mắt dày đỏ chót, trông bà ta như một mụ tú bà. Còn gã đàn ông mặt lưỡi cày, vận áo chim cò sặc sỡ, cổ đeo dây chuyền cả lượng giống gã ma cô thế này mà nhân viên công ty gì đó à? thật khó tin nổi!
Nhưng họ tới đây chi vậy? Chẳng lẽ có tin của ba?
Lúc Khanh còn thắc mắc, lẫn dị ứng với đôi mắt ti hí mà gã đàn ông nhìn nhu muốn lột trần mình ra, thì bà Liễu chợt lên tiếng:
- Tôi đồng ý!
Bà Ninh cười toe. Xoa hai bàn tay sơn móng màu tím vào nhau, bà xun xoe:
- Vậy thì xin chị tiến ngay thủ tục giấy tờ.
Khanh hỏi ngay:
- Thủ tục giấy tờ gì vậy dì?
Bà Ninh phất tay:
- Con nít biết gì mà hỏi. bác Liễu thấy mặt rồi vào đi!
Không đợi nhắc đến lần thứ hai. Khanh đứng phắt dậy gật đầu chào đánh cộp và phóng ngay lên lầu.
Rõ là vẽ chuyện. Giới thiệi mình với họ làm gì cơ chứ! Đạp xe về đã mệt mà còn gặp phải mấy ông bà mày mới chán!
Lăn ra giường, Khanh quơ tay tìm gối ôm, rồi thắc mắc. chuyen quái gì thế nhỉ? Sao gã chim cò kia lại nhìn mình ghê thế! chả lẽ dì Ninh định xuất khẩu cả mình à?
Khanh chợt ớn lạnh vì ý nghĩ chợt thoáng qua đó! Co nhanh chóng xua nó đi. Chắc dì ấy khong dám đâu. Nhung lỡ dì ấy dám thì sao? Những suy nghĩ mâu thuẫn cứ thay fie6n xoay vòng trong đầu Khanh làm co lo lắng, mệt mỏi, hoang mang.
Đang co ro ôm gối. Khanh bỗng nghe tiếng Lan Chi vọng len:
- Bà Khanh ơi!
Chẳng buồn động đậ.y, cô cộc lốc:
- Gì?
- Xuống mẹ bảo kìa!
Khanh lầu bầu:
- Vừa đuổi lên, đã réo xuống, rõ chán!
Lăn một vòng sát vách tường, cô nằm nán thêm một phút đế định thần rồi mới vùng đứng dậy.
Khách đã về tự hồi nào. ngoài salon chỉ còn mẹ con bà Ninh. vừa thấy Khanh, bà đã bảo:
- Ngồi xuống đi. Dì có chuyện nói với con.
Dù trong bụng nôn nóng, Khanh vẫn vờ nhu rất thờ ơ:
- Vâng! dì cứ nói!
Bà Ning tằng hắng dù tiếng rất trong:
- Ờ Đầu tiên dì muốn thông báo về mặc tiền bạc nhà mình. Như con biết đó, mấy tháng nay ba không gởi tiền về. Dì làm chá đủ vào đâu nên khổ tâm vô cùng. Khổ nhất là tiền học của con, tới nay dì vẫn chưa có. Tình trạng chắc sẽ kéo dài, dì e con phải làm việc gì đó để nuôi thân chớ không đến lớp được nữa. Dì hết khả năng lo rồi.
Hoài Khanh phản ứng ngay:
-Con không bỏ học giữa đường đâu.
Bà Ninh vẫn ngọt ngào:
- Dì không ép, nhưng con có cách nào vừa làm ra tiền vừa đi học được thì tiếp tục đến trường.
Khanh mím môi nóng nảy:
- Nói thế là dì dồn con vào bước đường cùng rồi.
- Đừng nói vậy tội nghiệp dì. Chúng ta đều là nạn nhân của ba. Ông bỏ rơi mình thế này phải tự bươn trải mà sống, chớ đừng trách gì nhau. Dì đã tính đường cho con rồi.
Khanh còn hoanh mang nhìn thì bà Ninh nói tiếp:
- Chỗ bà Liễu lúc nãy đang tuyến người đi Ma Cao, Đài Loan và cả Hồng Kông nữa. Những nơi này đảm bảo làm nhiều tiền.
- Làm việc gì mà nhiều tiền cơ chứ? Trường hợp ba là một tấm gương cảnh giác. Con không đi đâu. ra nước ngoài có sung sướng gì.
Bà Ninh dỗ dành:
- Vậy thì cứ ở đây, con có thể vừa học vừa làm mà! chỉ cần kiếm một tháng vài trăm ngàn để phụ dì cơm nước là được rồi.
Hoài Khanh im lặng, cô nghĩ đến số tiền vài ba trăm ngàn mà bà Ninh mới nói rồi tính toán. Nếu cố gắng tìm chỗ dạy kèm như một số bạn trong lớp, co có thể kiếm được, nhung phải có thời gian, chớ không thể một sớm một chiều mà tìm ra chỗ cần gia sư.
Tự tin nhìn bà Ninh, Khanh qủa quyết:
- Với số tiền đó con nghĩ mình có khả năng lo.
- Bằng cách dạy kèm đúng không? Thôi đi cô nương! Đất Sài Gòn này bọn sinh viên đi dạy kèm đông gấp mấy lần bọn tré con cần học. Đợi cô tìm đuoc chỗ chắc đói mất ba đời. Bà Liễu đã ưu tiên cho con một chân tiếp thị mỹ phẩm. Nếu đồng ý, con đi với dì đến gặp bà ấy. Nghe cói chỗ này lương khá lắm, họ còn cho ứng trước nữa kìa.
Khanh bán tín bán nghi:
- Chỗ nào mà hấp dẫn vậy? Thời buổi này đâu dễ kiếm việc.
Bà Ninh bật cười:
- Có quen thì khó cũng thành dễ - hạ giọng xuống bà Ninh ra vẻ quan trọng -Bà ấy hứa tìm cho Lan Chi một chỗ làm hợp với hạng yếu đuối hay bệnh của nó. Nói chung nhà mình phải đi làm hết mới đủ sống. Phần con hên là có việc ngay, nếu chần chờ coi chừng lỡ dịp đó.
Hoài Khanh nhíu mày:
- Dì để Lan Chi đi làm thật à?
Bà Ninh thản nhiên:
- Chớ sao! Nó phải có bổn fận với gia đình chứ, chả lẻ ở không bắt nguoi khác nuôi.
Ngập ngừng một chút Khanh hỏi:
- Sao bà Liễu này đa hệ vậy? Công ty của bả tuyển người đi nước ngoài, rồi lại nhận cá nhân viên tiếp thị. Con thấy không tin tưởng chút nào hết.
Bà Ninh vội vã len tiếng:
- Tại con không biết chớ bà ta giao thiệp rộng, quen nhiều, bà ấy giới thiệu người ăn hoa hồng đấy. Nhưng với dì, bả chỉ làm giúp. Sao? Còn nghĩ ngợi gì nữa. Mình gặp bả để bàn cụ thể cho rồi.
Thấy Khanh ngần ngừ, bà Ninh lại nói tiếp:
- Biết con đang cần tiền đóng học phí, bà Liễu hứa sẽ đề nghị công ty mỹ fẩm đó ứng trước cho con hai tháng lương. Chậc! khó kiếm được chỗ lý tưởng như vầy lắm! Còn đắn đo gì nữa. Cứ thử việc, không hợp thì nghỉ, mình có lỗ lã đâu nào!
Hoài Khanh lặng lẽ tính toán. Đi làm là việc trước sau cũng phải đến. Bây giờ có cơ hội không bắt lấy, lỡ mai mốt cần kíp lại tìm khong ra, phải khổ thân chưa?
Tiếp thị mỹ phẩm nghe đâu cũng đỡ hơn nhiều việc khác. Sao lại khong thử nhỉ?
Nhìn bà Ninh, Khanh hỏi:
- Chừng nào mình đến gặp bà liễu?
- Để dì điện thoại hỏi đả.
Dứt lời bà đon đả nhấc máy len. Hoài Khanh chống tay dưới cầm không màng nghe xem bà Ninh nói gì. Cô đang buồn, buồn qúa đổi.
Đang gục đầu chán nản, cô chợt nghe tiếng bà Ninh reo nhu vui:
- Xong rồi! Sáu giờ chiều nay mình đến nhà bả.
Khanh ngạc nhiên:
- Sao lại đến nhà?
Bà ninh lắc đầu thương hại:
- Chậc! Khổ qúa! Mình nhờ vả thì fải đến nhà chứ! nẽ! vào lo sửa soạn cho tươm tất rồi mình đi ngay.
Hoài Khanh vội vàng đứng dậy, cô lên lầu thay bộ sơ mi quần tây đơn giản và vội vàng bước xuống. Đi xin việc ăn mặc thế này thì được rồi. Cô nôn nóng chờ bà Ninh và sốt ruột khi nghe tiếng dương cầm vang lên từ phòng Lan Chi thánh thót, khoan thai chẳng vướng chút muộn phiền nào. Con bé vô tâm đến mức ích kỷ. chắc gì nó chịu đi làm nhu lời dì Ninh vừa nói. Nhưng đi hay không là việc của nó, riêng Hoài Khanh không muốn mang tiếng ăn bám, co khong sống giống Lan Chi được.
Đợi hơn mười phút, Khanh mới thấy bà Ninh bước ra trong bộ váy diêm dúa nhu đi dự tiệc.
Nhìn cô bà kêu lên:
- Sao lại lèn xèn dữ vậy? Vào thay cái váy trắng nhanh lên.
Hoài Khanh khó chịu:
- Đi xin việc mặc nhu vậy là chừng mực rồi. Dì không thích thì con ở nhà!
Mặt bà Ninh cau lại bực dọc, nhung liền sau đó bà dịu giọng:
- Thôi cũng được! lúc nãy dì gọi Taxi rồi. chắc nó đang chờ ngoài ngõ.
Hoài Khanh làm thinh bước theo bà, lòng đầy hoang mang lẫn nghi ngờ. Dường như cô quá hấp tấp nghe lời bà Ninh thì phải. Rõ ràng có cái gì đó không ổn. Linh tính báo với Khanh thế, nhưng cô không tài nào đoán được chuyện quái qủy gì sắp tới.
Đế trấn tĩng mình, Hoài Khanh càu nhàu:
- Ba dặn phải tằn tiện nhung dì lại sang quá. Ngồi Taxi đi xin việc làm, trong phim hồng Kông còn chưa có đó!
Bà Ninh nhón chân bước qua vũng nước mưa:
- Quan trọng là đạt được mục đích. ngồi Taxi đi xin việc cũng là một cách tiếp thị. Ít ra họ cũng có ấn tượng khi thấy mình trên taxi bước xuống chứ!
Hoài Khanh bĩu môi. Cô không muốn cãi lại bà, dầu trong bụng rất tức. Ngồi trong xe cô chẳng nói lời nào, bà Ninh cũng thế. Khanh có cảm giác bà đang tính toán chuyen gì đó rất dữ dội.
Mãi đến khi xe dừng trước cửa một biệt thự xây theo kiểu hiện đại với những mái vòm cong, hàng cột tròn sang trọng, bà mới mở miệng:
- Nè! mọi việc tiền bạc, lương hướng cứ để dì kỳ kèo với họ. Con không cần phải lên tiếng, coi chừng hố đấy
Khanh cộc lốc:
- Vâng!
Bà Ninh lại dặn:
- Nhớ ăn nói dịu dàng một chút, đừng bốc trát y như con trai, bất lợi lắm!
Bấm chuông một hồi, Khanh mới nghe tiếng mở cổng.
Gã chim cò đi với bà liễu lúc nãy ló đầu ra nhìn dáo dác rồi tằng hắng:
- Mời vào!
Nắm tay Khanh kéo mạnh, bà Ninh xởi lởi khen:
- Nhà đẹp qúa!
Gã chim cò cười cười:
- Nếu muốn bà cũng có được mà!
Bà Ninh chép miệng:
- Cậu khéo đùa
- Tôi nói thật đó! Con gái đẹp là vốn quý. Đằng này bà có tới những hai cô, em nào trông cũng mát mắt hết, lo gì không có nhà lầu xe hơi.
Hoài Khanh thấy nóng mũi, cô gằn giọng:
-A nh nói vậy với ý gì?
Nhún vai gã ta giả lả;
- Đùa thôi mà! sao cô em khó chịu vậy?
- Hừ! đùa cũng phải tùy người chứ!
Bà Ninh bấu vào vai Khanh:
- Thôi mà con! Anh đây đâu có ý xấu.
Gã chim cò hất mái tóc Tabu len:
- Ðừng tưởng mình cao giá nhá! Đã tới đây còn bày đặt làm màu.
Hoài Khanh mím môi lại để khỏi ăn thua đủ nhưng thôi thường cô vẫn thế. "Hừ! Nếu không vì tìm việc làm, chắc chắn gã cà chớn này đã biết tay Khanh rồi "
Gã chim cò mở cửa phòng khách, bà Ninh hớn hớ bước vô trước, Khanh dè dặt theo sau. Không khí mát lạnh của máy điều hòa làm cô thấy bớt nặng nề.
Đảo mắt một vòng, cô miễn cưỡng chào bà Liễu và một người đàn ông đứng tuổi dáng vẻ bệ vệ. Chắc là giám đốc. Hoài Khanh khép nép ngồi xuống kế ben bà Ninh như một cô bé ngu ngơ hiền lành nhất trên đời.
Thái độ nai vàng đó làm bà Liễu vui lòng. Quay sang người đàn ông, bà hỏi với vẻ nhún nhường:
- Thưa ý ông thế nào?
Người đàn ông ngậm ống píp gật đầu rồi đứng dậy. Nhìn đồng hồ đeo tay, ông ta quyền hành ra lệnh:
- Nửa tiếng nữa. Tôi chờ và không muốn mất hứng đâu.
Bà Liễu xun xoe đứng len theo:
- Ông yên chí. Tôi làm ăn quy tín lắm mà!
Người đàn ông bước ra ngoài sau khi ném cho Khanh một cái nhìn giữ dội khiến cô phải rùng mình lo lắng:
- Eo ơi! Với một giám đốc như vầy, chắc suốt ngày mình lên ruột vì cặp mắt ông ta trông dễ sợ làm sao. Nó cứ như muốn nuốt chửng, muốn bốc trần mình không bằng.
Nhưng tuyển nhân viên gì lạ thế! Ông ta không cần hỏi, không cần tìm hiểu đối tượng sao? Chả lẽ qua cái nhìn ông ta đã đánh giá được khả năng của mình?
Lúc Khanh đang thắc mắc và chưa tìm được giải đáp thì nghe bà Liễu nói:
- Ông ta rộng rãi lắm! con gái bà hên mới gặp ổng.
Bà Ninh cười toe toét:
- Trăm sự cũng nhờ chị vậy, tiền bạc thì tính sao?
Bà Liễu thong thả:
- Phải làm mới có lương chứ!
- Ủa! Chị nói là ứng trước mà! cháu nó đang cần tiền lắm!
-T hì cứ xong chuyện rồi trả tiền. Nó nhận việc liền bây giờ đấy!
Hoài Khanh tròn mắt nhìn hai người:
- Việc gì mà làm ngay bây giờ?
Bà Ninh im lặng săm soi những móng tay bôi đỏ. Thái độ của bà khiến Khanh hoang mang. Cô gằn giọng hỏi lại lần nữa, nhưng bà vẫn lặng thinh.
Bà Liễu tỏ vẻ bất bình:
- Bà chưa cho con bé biết à?
Khẽ lắc đầu, bà Ninh nhỏ nhẹ:
- Tôi nghĩ chuyen đó bà chỉ vẻ con bé hay hơn, toi đâu có kinh nghiệm về mấy vụ này.
Bước đên ngồi kế bên Khanh, bà Liễu vuốt nhẹ tóc cô, những móng tay nhọn hoắt của bà chạm nhẹ vào mặt làm cô nhột nhạt khó chịu. Khanh rúm người lại nhu thủ thế.
Không quan tâm đến thái độ của Khanh, bà Liễu tiếp tục mân mê tóc cô, giọng thầm thì:
- Đàn ông thường chết mê chết mệt các con bé vừa ngây thơ vừa có chút bướng bỉnh ngổ ngấo như cháu đây. ông chủ lúc nãy ưng ý cháu cũng vì lẽ đó. Cứ tiếp túc ngoan hiền như búp bê, ngu ngơ khù khờ. Bây giờ theo dì đi tắm rửa gọi là tẩy trần trước.
Hoài Khanh đứng phắt dậy, mặt cô từ đỏ chuyển sang tái xanh tái ngắt. Cô không ngờ bà Ninh gạt mình. Cố nuốt cục nghẹn đang ứ ngang cổ, Khanh lắp bắp:
- Thì ra dì đem tôi đi bán mà bảo là đi xin việc. Lẽ ra toi phải khôn hơn để nhận thấy sự dôi trá của dì chứ.
Bà Liễu bĩu môi:
- Sao lại nặng lời như vậy? Dì Ninh muốn giúp cháu thôi mà! Đẹp như vầy đàn ông có đội lên đầu, lo gì không kiếm ra tiền đê? hất mặt nhìn đời.
Hoài Khanh nổi khùng lên:
- Bà im đi! tôi sẽ thưa các người!
Bà Ninh xua tay rối rít:
-Trời ơi! Đừng có la mà Khanh. Đây không phải nhà mình
Bà Liễu khinh khỉng ngó bà Ninh:
- Phiền phức quá! bà làm ăn kiểu gì vậy?
- Tôi sẽ khuyên nó! con bé này bướng nhưng biết nghe lời. Nó sẽ bằng lòng.
- Dì nên về thuyết phục Lan Chi thì đúng hơn. Gan tôi bằng gan trời lận, khó khuyên được lắm!
Dứt lời cô xô ghế đi một mách ra sân. bà Ninh vội vã chạy theo:
- Mày đứng lại chưa?
Khanh gay gắt:
- Tôi không cần cái việc làm bẩn thỉu này đâu. Đừng có cản tôi la làng đó!
Bà Ninh nghiến răng:
- Vậy đừng bao giờ về nhà tao. Ðồ mất dạy!
Không thèm dừng bước, Khanh hầm hầm đi như chạy. Ra tới cổng, cô xô mạnh gã chim cò qua một bên rồi mở cửa chạy ra ngoài.
Đi được một đoạn khá xa cô mới dừng lại thở dốc và yên tâm khi không thấy ai theo mình. Thất thểu đứng bên đường, Khanh vừa lo vừa tức.
Cái mặt nạ của bà Ninh rớt rồi đó! không ngờ bộ mặt thật của bà lại gớm ghiếc đến thế, lòng Khanh xốn xang, khổ sở lẫn tủi thân khi nghĩ tới ba. Ở nơi xa xôi đó, ong có biết co bị đối sử như vầy không? Trước tình cảnh này, cô không muốn trở về nhà nữa. Nó không còn là mái ấm để cô che thân. Trở về đó đồng nghĩa với trở về hang cọp. Dầu sao với bà Ninh, cô vẫn là con nai vàng ngờ nghệch nhất. Bây giờ bà ta đã giơ vuốt ra, ngoài cách chạy thật xa, cô còn cách nào khác đâu.
Trái tim buốt nhức và nặng trĩu những buồn lo, Khanh lang thang trên vĩa hè nhu một kẻ vô gia cư. Đi thêm một đoạn, cô ngoắt xích lô và nói địa chỉ nhà Bach Yen
Đêm nay ở tạm nơi đó rồi ngày mai hẵn hay. Dù sao gia đình Yến cũng hiểu hoàn cảnh Khanh. Cô tin họ sẽ cho mình ở lại.