Chương 4

Bước tới xích đu, Hoài Khanh dịu dàng hỏi con bé luôn thích ngồi một mình:
- Sao em không ra chơi với bạn hả Cẩm Tiên?
Vẫn không đổi tư thế ngồi, con bé tên Cẩm Tiên cộc lốc:
- Hổng thích.
- Vậy em thích cái gì?
- Nhìn...
Khanh tò mò:
- Nhìn các bạn chơi hả?
- Hổng phải
- Vậy em nhìn cái gì?
Liếc Khanh một cái, Cẩm Tiên nhăn mặt không trả lời. Con bé cho tay vào miệng, mắt buồn bã hướng ra đường. Khanh nhìn theo nhưng không thấy gì ngoài con ngõ vắng tanh.
Có lẽ con bé đang nhớ và trông bố mẹ. Từ ngày được gởi ở đến nay, cô không thấy ai đến thăm nó. Thứ bảy, chủ nhật Cẩm Tiên cũng chả được về nhà. Dường như cả ba lẫn mẹ con bé đều đi làm ăn xa, họ giao khoán Cẩm Tiên cho cô Điệp mà không cần biết con mình sống thế nào. Khó tin rằng có những người lao vào việc kiếm tiền đến mức quên cả con cái.
Nhớ tới đêm qua, Cẩm Tiên thút thít gọi má ơi mà Khanh nao lòng.
Cô buột miệng:
- Em trông má phải không?
Chẳng màng trả lời, con bé tiếp tục cắn đầu những ngón tay. Khanh an ủi:
- Ngày mai thứ bảy thế nào má cũng tới rước em về nhà. Đừng buồn nha!
Cẩm Tiên bỗng gào lên:
- Nói láo!
Dứt lời con bé oà lên khóc. Hoài Khanh nóng mặt vì bị con bé mắng. Lẽ ra cô không nên nói thế khi đã mấy lần thứ bảy rội Cẩm Tiên vẫn thui thủi ở lại, trong khi những đứa khác được người nhà đón về hết. Rõ ràng nó bị bỏ rơi nên bây giờ uất ức là phải.
Khanh dỗ dành:
- Tiên ngoan đừng khóc nữa.
Con bé vẫn ngoác mồm ra rên i ỉ. Bọn trẻ đang chơi trong sân ùa lại trêu.
- Mít ướt sướt cùi, mít ướt sướt cùi.
Hoài Khanh nghiêm mặt nạt:
- Không được chọc bạn.
- Xì! Nó hổng phải là bạn. Nó đâu thèm chơi với tụi em. Chọc nó nữa mới đuoc. Ê! Con Tiên lụn ăn trái sung...i. ra con trùng, nó bò lung tung =. Lung tung cái mà lung tung...
Khanh quát:
- Trung! Lại đây bảo!
Thằng bé đầu tróc lóc, bôi xanh lè thuốc trị ghẻ, chậm chạp bước đến bên cô, mặt vờ ngơ ngác như kẻ vô tội bị oan.
Khanh làm mặt ngàu:
- Xin lỗi Cẩm Tiên ngay.
Trung bướng bỉnh:
- Em không có lỗi.
- Hừ! Lại cò chối. Nếu như ai trêu em rằng: "Thằng Trung đầu trọc bôi thuốc xanh lè. Ghẻ hờm, ghẻ ngứa. Nhìn thấy phát ghê?" Em có giận bạn đó không?
Vò vò vạt áo, Trung cãi:
- Nhưng... nhưng không đứa nào dám hát chọc em hết vì em sẽ đục vô mặt nó liền.
Khanh gật gù:
- Được! Chị sẽ dạy các bạn thử coi em dám đục không. Nếu đánh bạn, cô Điệp sẽ đuổi em về để suốt ngày được nhốt trong nhà với chó.
Trung hốt hoảng nháy tưng tưng lên:
- Ôi! Em sợ bị đuổi lắm! xin lỗi Cẩm Tiên, tui không dám chọc bạn nữa.
Hoài Khanh cười thầm khi thấy Trung... trọc rơm rớm nước mắt. Hoàn cảnh thằng nhóc cũng đặc biệt. Bố là tài xế xe tải lái tuyến Hà Nội, mẹ đi buôn đường dài, nhà chỉ còn ông nội mê cờ, tối ngày ông nhốt thằng bé trong nhà với một bầy barger. Nhiều bữa ông lão mê chơi quên về, bỏ thằng bé nhịn đói cả ngày. Từ hồi được đến đây, Trung tha hồ đùa với bạn, không bị nghỉ học vì không người đưa đón. Thằng bé rất sợ ở nhà một mình, nên vừa nghe Khanh dọa đã muốn khóc.
Những đứa trẻ được gởi vào đây đều thuộc gia đình khá giả. Chúng thường thiếu thốn tình cảm của cha mẹ, trong khi vật chất lại rất dư thừa. Bà Điệp chưa bao giờ nói cho Khanh nghe hoàn cảnh của từng đứa. Bà bảo cô phải tự tìm hiểu để thật sự thông cảm và yêu thương chúng hơn.
Tìm hiểu trẻ con qủa thật không khó, với mười đứa trẻ nội trú, Khanh đã nắm được hết chín... lý lịch gia đình, riêng trường hợp Cẩm Tiên vẫn là một ẩn số.
Con bé giống kẻ bị chứng trầm cảm, được đặt đâu chỉ biêt ngồi đó, không thích trò chuyện đùa giỡn như những đứa đồng trang lứa. Đã nhiều lần thử khai thác Cẩm Tiên, nhưng cô đều thật bại trước những câu trả lời cụt ngủn, cộc lốc của nó. Cái duy nhất Khanh đoán được là gia đình Tiên rất giàu. Những đồ dùng cá nhân của nó đều thuộc loại đắt tiền. Từ khăn lông tới cái bàn chải đánh răng, đôi giày, đôi dép đến quần áo, tập vỡ đều rất xịn. có điều nhìn Cẩm Tiên, lúc nào cũng thấy nó như con búp bê dễ thương với chiếc đầm sang trọng, nhưng lại vô hồn vì đôi mắt bao giờ cũng lơ láo, mơ màng.
Ai lại nỡ đễ đứa con xinh đẹp thế này thành búp bê nhỉ?
Hoài Khanh chùi những giọt nước mắt trên gương mặt trắng hồng của nó. Phải nói Cẩm Tiên rất đẹp, chắc mẹ con bé phải là hoa khôi. Nhìn nó, Khanh thường bắt gặp một nét quen thuộc của ai, cô chưa nhớ ra được.
Cẩm Tiên không khóc nữa, con bé lại chong mắt nhìn ra đầu ngõ. Cái thị trấn yên ả đến buồn te này nhỏ như chiếc khăn tay. Chỉ đi lên rồi đi xuống là lại trở về nhà. Mấy ngày đầu ở đây, Khanh buồn muốn chết được, cô cũng hay tới ghế đá ngồi và nhìn mông lung ra đầu ngõ như Cẩm Tiên. Cô chả biết mình đợi gì, mong chờ ai, nhưng nếu không trông ngóng, Khanh chịu không được.
Có lẽ con bé Tiên cũng giống cô điểm này, nó đang mang một điều vô vọng nào đó thì phải.
Tự nhiên Khanh thấy thương con bé quá, cô nhẹ nhàng vuốt mái tóc được để dài của nó. Thuận tay cô tết thành một bím tóc nhỏ xinh xinh. Con bé bỗng nhìn cô và rành rọt nói:
- Má đi lấy chồng rồi, không tới thăm em đâu.
Hoài Khanh tròn mắt vì bất ngờ. Lần đầu tiên cô nghe con bé nói một câu dài đến thế.
Khanh vọt miệng:
- Vậy ba sẽ tới thăm, em lo gì?
Cẩm Tiên cau có:
- Em hổng có ba.
Dứt lời con bé lại gặm ngón tay cái như muốn tuyên bố: "Đừng hỏi nữa. Tôi sẽ không tra? lời đâu ". Với Cẩm Tiên, nói thế là nhiều rồi, Khanh không đòi hỏi thêm. Dần dà cô sẽ khai khẩu cho nó. Đời còn dài, vội vàng chi mấy.
Để bọn nhóc tự do chơi đùa trong sân, Khanh vào bếp. Đến sàn nước cô nói với bà Bảy:
- Dì để cháu rửa rau cho.
Bà già xua tay rối rít:
- Thôi thôi! Cô ra ngoài mà chăn bọn chúng, nhỡ có chuyện gì không đẻ kịp mà đền đâu.
Hoài Khanh phì cười vì câu kinh dị vừa nghe. Cô nói:
- Mấy đứa quậy đi học hết rồi. Dì khỏi phải lo.
Bà Bảy càu nhàu:
- Nhưng cũng phải coi chừng, lỡ ai bắt cóc chúng, có phải chết mình không? tụi nó toàn con nhà giàu đấy!
Hoài Khanh hỏi:
- Dì biết hết gia đình bọn chúng à?
- Ừ! Bố mẹ chúng trạc tuổi bằng con cái tôi, lạ lùng gì mà không biết.
- Thế dì biết mẹ Cẩm Tiên không?
Bà Bảy nhíu mày:
- Sao tự nhiên hỏi đến mẹ nó?
Khanh thản nhiên trả lời:
- À! Tại nghe Cẩm Tiên bảo mẹ nó đi lấy chồng rồi. Cháu tò mò vậy mà! Chắc bà ta đẹp lắm há dì?
Bà Bảy có vẻ thận trọng:
- Tò mò làm gì chuyện thiên hạ? Chỉ cần biết gia đình nó rất giàu. Gởi vào đây họ trả tiền rất hậu hĩnh và đòi cô Điệp phải có chế độ chăm sóc riêng như ăm tiêu chuẩn cao, ngủ phòng riêng, đi học có xích lô đưa rước tận lớp.
Khanh ngạc nhiên:
- Nhưng cháu thấy nó được đối xử như các đứa khác mà!
Bà Bảy bưng rổ rau đứng dậy:
- Tại cô Điep không chịu nên nó phải cùng ăn, cùng ở nhu những đứa khác thôi.
Hoài Khanh bĩu môi:
- Họ làm như yêu thương con bé lắm không bằng. Trên đời này còn bao nhiêu ông bố, bà mẹ giống như ba mẹ Cẩm Tiên nhỉ?
Bà Bảy dài giọng:
- Hạng vô trách nhiệm như thế thừa ối ra. Nhất là những bậc cha mẹ còn quá trẻ. Nhưng dầu sao mấy đứa nhóc này vẫn là công tử, tiểu thư, chúng sướng gấp trăm lần tụi nhỏ bụi đời ngoài chợ.
Khanh lắc đầu:
- So sánh như vậy cũng không đúng. Bọn nhóc có cái khổ riêng của nó chứ.
Bà Bảy làu bàu:
- Khổ cái gì? Suốt ngày chỉ ăn chơi rồi chọc ghẹo, đánh nhau làm người khác pái mệt vìphân xử, dổ dành.
Khanh cười cười:
- Mệt vì phân xử còn khổ hơn thất nghiệp. Dì nên nhớ bọn nhóc này nuôi mình đó.
Bà Bảy làm thinh, một lát sau bà nói:
- Ngày mai thứ bảy tụi nó về nhà, coi như mình khỏe được hai ngày. Cô có định làm gì chưa?
Khanh lắc đầu. Với cô, thứ bảy, chủ nhật là hai ngày đáng sợ nhất vì nó vừa vô vị vừa buồn chán. quanh quẩn mãi trong nhà, hết nằm nghe những băng nhác cũ rích của cô Điệp, đến đọc những quyển tiểu thuyết... cho thuê mãi cũng ớn. Nhưng Khanh biết đi đâu bây giờ? Giá như đây là Sài Gòn thì sướng biết mấy nhỉ?
Đang thả hồn về cố xứ, Khanh bỗng nghe tiếng Trung đầu trọc gọi mình.
Thằng bé vừa thở hào hển vừa nói:
- Chị Khanh có thơ
Khanh kêu lên:
- Thơ đâu?
- Nhỏ Cẩm Tiên lấy rồi!
Khanh vội vã bước ra sân. Cô thấy Cẩm Tiên ngồi trên xích đu tay mân mê lá thư.
Con bé đưa cho cô và nói với giọng thật bí mật:
- Chắc phải viết thư cho má.
Khanh gật đầu:
- Đúng đó! viết đi chị sẽ gởi bưu điện giùm em.
Cẩm Tiên bỗng mỉm cười và tiếp tục gặm ngón tay. Khanh nôn nóng xé bao thơ....
Sài Gòn ngày tháng năm
Hoai Khanh yêu quái!
Bữa nay nghỉ tiết cuối. Tụi nó đã tấp vào các điểm karaoke hết. Tao không tham gia vì thiếu mày (viết thư như thế nghe cảm động.... chưa?) Sài Gòn dạo này đã bắt đầu mưa. Những cơ mưa lất phất trông buồn làm sao! Tao vẫn chưa quen vắng mày, nên chưa khi nào đội mưa lang thang một mình vì sợ rơi lệ như trời. (Cải lương qúa phái không?).
Thôi không nói chuyện mưa nắng nữa mà nói về con người. Mày đi được vài hôm thì Nam ghé với bộ mặt rất ư thảm thiết. Anh chàng năn nỉ tao cho địa chỉ mày. Phải nói rằng mồm của Nam rất dẻo, nhưng không làm mềm được trái tim tao. Kết qủa hắn xách xe về với một bụng ấm ức. Đọc tới đây chắc mày đang xót xa tội nghiệp Nam, đúng không? Hắn đáng ghét và đáng khinh thì đúng hơn. Cách đây hai ngày tao gặp Nam chở Lan Chi. Hai...đứa nó trông tình dễ sợ, tao lo nhìn theo mém tông xe vào cột điện. (Nếu tao có bề gì, bao nhiêu tội lỗi thuộc Nam và con nhỏ Lan Chi ).
Tao tin mày chả buồn rầu gì khi biết chuyện này, trái lại lương tâm còn thanh thản vì đã dứt được hắn trong thế thượng phong.
Nếu muốn nghe một lời khuyên, tao sẽ khuyên rằng: "quẳng gánh rầu rĩ mà vui sống". Ở ngoài xứ khô cằn ấy mày ra sao rồi? Đi cả tháng không thấy một lá thư. Mày lười cũng vừa thôi chứ yêu quái. Bỏ Sài Gòn đâu có nghĩa là mày bỏ luôn tao. Hừm! Nhận được thư này mà không hồi âm thì coi như "Tình nghĩa đôi ta chỉ thế thôi " đấy...
Hoài khanh bâng khuâng đọc lá thơ lần nữa. Nước mắt xúc động nhạt nhoà từ bao giờ cô không hay.
Đến khi nghe giọng Cẩm Tiên hỏi:
- Sao chị khóc vậy?
Cô mới gượng gạo lau nước mắt. Con bé lại hỏi tiếp:
- Má chị có đi lấy chồng không?
Đang buồn nẫu ruột, nghe con bé hỏi thế, Khanh phì cười. Cô vuốt tóc Cẩm Tiên rồi nhè nhẹ lắc đầu.
Con bé tò mò nhìn cô:
- Sao má chị không lấy chồng?
Khanh chớp mắt:
- Má chị chết rồi.
- Chết hả! Phải đem bỏ vô hòm rồi đem chôn không?
- Sao em biết?
Cẩm Tiên nói một hơi:
- Bà ngoại em chết cũng đem chôn. Đám ma tốn nhiều tiền lắm, má lấy chồng để có tiền trả nợ, không thôi người ta lấy nhà không có chỗ ở.
Khanh trợn mắt nhìn con bé, nó nói nhiều hơn cô tưởng. Vậy mà lâu nay nó ngồi một chỗ im ỉm như tượng. Chắc Khanh đã... rà trúng đài nên Cẩm Tiên mới phát sóng liên tục như vầy. Nhưng giàu nhu gia đình nó sao lại thiếu nợ đến mức người ta đòi xiết nhà kìa?
Hoài khanh hỏi:
- Sao em không ở với má nữa?
Cẩm Tiên lắc đầu. Con bé bắt đầu thu mình vào lớp vỏ bằng cách ngồi bó gối nhìn các bạn chơi bịt mắt bắt dê. Góc sân bỗng rộn hẳn lên khi đám trẻ cùng xóm vào tham gia. Chúng la hét reo hò cổ vũ làm Khanh cũng thấy nôn.
Vốn là dân quậy, ham chơi, Khanh bỗng ngứa ngáy tay chân. Cô nhét lá thơ vào túi rồi ào ra sân.
- Chị xung phong bịt bắt. Cho chị chơi với.
Trung hăm hở bịt mắt Khanh. Bọn trẻ phấn trấn hẳ lên khi có người lớn tham gia trò chơi của chúng.
Khanh đứng tần ngần giữa sân rồi bắt đầu định hướng. Cô nhào tới chụp lia chụp lịa nhưng chỉ trúng vào khoảng không. Bọn trẻ khoái chí cười lên rần rần.
Cô ra điều kiện:
- Đứa nào bị chị bắt sẽ ăn hai cái nhéo vào mũi. Chịu không?
- Chịu! chịu... Đang la ó om xòm, cả lũ bỗng im lặng, Khanh chẳng biết dựa vào đâu để định hướng mà tìm chúng nữa.
Cô giậm chân:
- Nào! La lên đi các chú dê con.
Khanh nghe tiếng xì xào, rồi tiếng khúc khích cười xung quanh. Dò dẫm từng bước, Khanh quơ đại về phía bên trái. Tay cô chạm phải 1 đứa, nhưng không chụp được nó. Bọn trẻ cười rộ lên rồi la từng đợt:
- Dô! dô! dô! Bắt em đi! Bắt em đi....
Đứng im, tập trung cao độ để nghe ngóng. Khanh đang tay thật rộng và ôm đại.
Lần này cô đã bắt được dê. Nhưng con dê này sao to thế. Thay vì mở khăn ra để xem đứa nào. Khanh nghịch ngợm sờ soạng...
- Xem nào! Đầu có tóc chắc chắn không phải trung trọc. Vậy ai thế?
Khanh hốt hoảng rút tay lại. Cô kéo vội khăn bịt mắt xuống và hết hồn khi bắt gặp một cặp kính đen to tướng đang kền sát mặt mình.
Thụt lùi ra sau mấy bước, Khanh dụi mắt và nhìn kỹ hơn con dê cô vừa chụp được là một người đàn ông tướng tá bặm trợn. Ông ta nửa ngồi nửa qùy trên sân và đang mỉm cười như trêu chọc cô.
Hoài Khanh ngớ'' mặt ra:
- Là ông à?
Người đàn ông nhếch môi ngạo mạn:
- Hừ! Nhìn bộ dạng lóc chóc loi choi tôi đã nghi là cô em. Nào ngờ đúng như vậy. Lần này rõ ràng em cố tình sờ soạng tôi. Có lũ trẻ làm chứng đó nhé.
Đứng phắt dậy, Khanh bĩu môi:
- Tôi định bắt dê con. Ai ngờ dê già lại bịt tóm. Ông có tin tôi sẽ giao ông cho quán cà ri gần đây không?
- Ninh Thuận khong phái là Sài Gòn đâu mà nhí nhố. Nè! Chã lẽ với ai cô em cũng nói năng như thế hết?
Không thèm trả lời, Khanh khinh khỉnh nhìn trời. Quái thật! Sao gã mặt thẹo lại xuất hiện ở nơi xa xôi hẻo lánh này nhỉ?
Dường như cũng cùng thắc mắc như Khanh, Quốc nheo mắt hỏi?
- Cô làm gì ở đây vậy Bù Tọt?
Hoài Khanh hậm hực vì biệt danh xấu xí đầy ấn tượng gã mặt sẹo gán cho mình. Cô mím môi làm thinh nhưng bộ óc lại cật lực vận động để tìm một hỗn danh cho gã trời đánh này.
Phải đặt gã ta là gì nhỉ? Lúc Khanh đang căng đầu ra nghĩ thì Quốc nhún vai bước đến chỗ Cẩm Tiên ngồi.
Anh thân mật xoa đầu con bé:
- Nhớ má Bông lắm phải không Tiên?
Cẩm Tiên dè dặt gật đầu. Nhìn gã mặt thẹo ôm con bé vào lòng, Khanh ngạc nhiên kinh khủng. Té ra hắn có quan hệ với Cẩm Tiên. Hắn là gì của con bé nhỉ?
Thản nhiên như không để ý đến việc Hoài Khanh đang chăm chú nhìn mình, Quốc kéo Cẩm Tiên đứng dậy:
-Mình sẽ đi chơi nhé?
Cẩm Tiên lại gật đầu. Lần này con nhỏ gật đầu thật nhanh và thật hăm hở.
Quốc nói:
- Thế cô điep đâu? Phải xin phép cô đã chứ!
Cẩm Tiên liếc Khanh rồi nói nhỏ:
- Cậu Hai, xin chị Khanh kìa. Cô Điệp đi dạy chưa về.
Quốc lừ mắt về phía Khanh. Anh bật thốt:
- Chị Khanh à! Một cái tên trị giá bạc triệu đây.
Hoài Khanh khoanh tay trước ngực lạnh lùng:
- Ông nói thế nghĩa là sao?
Quốc phất tay:
- Không! Tôi đang liên tưởng đến một người cũng tên Khanh. Cô ả vừa ngốn mất của tôi mộtt món tiền.
Thấy Hoai Khanh hậm hực liếc mình, Quốc vội bảo Cẩm Tiên vào nhà và nói tiếp:
- Tôi không cố ý ám chỉ gì em hết. Xin đừng hiểu lầm! À! Em phụ chị Điệp quản lý bọn nhóc này hả?
Hoài Khanh hơi thách thức:
- Vâng! Có gì không ổn sao?
- Hôm trước chị Điệp khoe rước được một cô giáo ở tận Sài Gòn về đây. Tôi cứ tưởng đó là một bà đứng tuổi khó tính, nghiêm khắc nên mới yên tâm giao... con em mình vào. Nào ngờ...chậc! Mồm mép ngoa ngoắt thế này làm sao đây nhỉ? Tôi phải có ý kiến với chị Điệp ngay bữa nay.
Hoài Khanh chết sững vì những lời Quốc nói. Không ngờ anh ta nhỏ mọn đến mức để bụng những chuyện đụng độ với cô rồi lấy đó làm khó. Cô Điệp từng nói:
- Công việc này đòi hỏi phải được sự tin tưởng tuyệt đối của phụ huynh học sinh. Nếu không, đâu ai giao núm ruột cho mình chăm sóc.
Bây giờ chỉ cần lão cậu Hai của Cẩm Tiên rỉ tai nói xấu Khanh với bậc bố mẹ, chắc cô phải cuốn gói về Sài Gòn sớm quá.
Quốc nói bằng giọng quyền hành:
- Bây giờ tôi đưa Cẩm Tiên đi chơi. Nhờ em nói lại với chị Điệp giúp....
Hoai Khanh lắc đầu:
- Xin lỗi! Tôi chưa biết ông là ai, có quan hệ gì với Cẩm Tiên nên không thể để ông đưa cô bé đi được.
Mặt Quốc cau lại trông thật dễ sợ. Anh không ngờ con nhãi ranh này lại ăn miếng trả miếng với anh thế này.
Quốc lầu bàu:
- Nếu không tin tôi, em có thể đi theo giữ Cẩm Tiên mà!
Hoài Khanh cố ý nhấn mạnh:
- Tôi có trách nhiệm giữ nhiều đứa, chớ không phải riêng mình Cẩm Tiên của ông.
Quốc xoa cằm:
- Em muốn làm khó tôi đúng không?
Hất mặt lên trời, Khanh lơ lửng:
- Ông nghĩ sao tùy ý.
-Hừ! Đúng là nhỏ mọn! Có ghét tôi cỡ nào cũng nên tội nghiệp Cẩm Tiên chứ! Hơn tháng nay nó rất nhớ má....
Hoài Khanh mỉa mai:
- Ông cũng biết con nhỏ nhớ mẹ à? Biết mà đành đoạn bỏ con bé xa nhà, xa mẹ hơn một tháng, Tàn nhẫn thật!
Quốc bỗng cộc cằn quát:
- Biết quái gì là lên giọng với người khác
Khanh cười nhạt:
- Toi không biết gì về ông thật. Nhưng ít ra tôi đã thấy Cẩm Tiên thút thít khóc và gọi mẹ mỗi tối ra sao. Nó buồn bã rút vào cõi riêng của mình và lúc nào cũng u uẩn như một người trầm cám mản tính, nhưng ba mẹ nó có biết không? Hay họ chỉ nghĩ chỉ bỏ ra thật nhiền tiền mướn người chăm sóc, mua đủ thứ đồ chơi để dỗ ngọt nó là đủ rồi?
Bĩu môi mộtt cái, Khanh....lên lớp tiếp:
- Tôi tưởng chỉ ở Sài Gòn mới có người ỷ dư tiền mướn vú nuôi con, hoặc vì bản thân đem gởi con để đi lấy chồng. Ai ngờ ở xứ này cũng có.
Quốc cắt ngang lời Khanh:
- Cô múa mép nhiều quá coi chừng méo luôn miệng đó.
Quốc vừa đi được mấy bước, Cẩm Tiên đã trong nhà chạy ùa ra:
- Cậu hai! chọ..con theo với.
- Quoc ngồi xuống ôm con bé và dỗ dành:
- Một lát nữa cậu trở lại dẫn...em đi mua đồ chơi.
- Em muốn bây giờ hà.
Quốc cười:
- Không được! Cậu còn bận công việc. Em ở đây chơi với chị Khanh đi! Cẩm Tiên ngoan lắm mà!
Giọng Quốc lại châm chọc vang lên:
- Ở lại, chị Khanh sẽ kể chuyện Bù Tọt hỗn chiến với... Sơn Dương cho em nghe. Chị Khanh kể chuyện hay lắm đó. Em muốn biết Bù Tọt bị đứt đuôi ra sao, cứ hỏi chị ấy!
Cẩm Tiên khẩn khoản nhìn Quốc:
- Cậu nhớ trở lại nghen!
Nhớ mà! Bữa nay mình đi ăn nhà hàng. Em sẽ được ăn hai con tôm bự nhất chịu chưa?
Cẩm Tiên ngập ngừng gật đầu. Con bé gặm tay và nhìn Quoc đi khuất cuối ngõ. Hoài Khanh cũng ấm ức nhìn theo cái dáng ngang ngạnh của anh.
Đồ gì đâu thấy ghét! Nhưng sao cô cứ đụng phải hắn ta hoài vậy?
Đang tự hỏi mình, Khanh bỗng nghe tiếng Cẩm Tiên nói như ra lệnh:
- Kể chuyện Bù Tọt đi!
Hoài Khanh tỉnh bơ như không biết Tiên yêu cầu ai. Cô chống tay dước cằm với thái độ phớt lờ. Cẩm Tiên liền đổi giọng ngọt ngào:
- Chị Khanh, kể chuyện bù tọt cho em nghe đi mà....
Khanh xua tay:
- Chị khong biết bù tọt là...cái gì, làm sao kể được.
- Cậu hai nói chị biết mà.
- Chị khong biết, thật đó!
Cẩm Tiên xịu mặt thất vọng, Khanh càng nghĩ càng ghét Quốc. Cô hỏi dò:
- Cậu Hai là anh của má em à?
Tiên lắc đầu, Khanh hỏi tiếp:
- Vậy là... là... em má hả?
- Hổng phải. Nhưng cậu Hai cho tiền để má nuôi em, nuôi luôn bà ngoại.
Khanh nhíu mày:
- Phải cậu Hai đưa em tới đây không?
Tiên im lặng nhìn ra cửa. Bà Điệp bước vào một lượt với Quốc. Anh ta ném ngay về phía cô cái nhìn hả hê của kẻ nắm chắc phần thắng trong tay. Hừ! Chả biết hắn nói gì về cô với cô Điệp mà cái mặt câng câng trông đã xấu càng xấu tệ.
Thấy Khanh có vẻ khó chịu với Quốc, bà Điệp vội lên tiếng:
- Hai người đã biết nhau rồi phải không? Tất cả chỉ là hiểu lầm thôi. Cậu Hai là chỗ quen biết với cô. Sau này cậu ấy muốn đưa Cẩm Tiên đi chơi lúc nào cũng được, cháu không cần đợi cô về đâu.
Hoài Khanh nói:
- Vâng! cháu biết rồi!
- Bây giờ đưa Cẩm Tiên vào thay quần áo đẹp cho nó hộ cô.
Giọng Quốc khô khan:
- Tôi muốn cô Khanh cùng đi.
Bà Điệp ngập ngừng:
- Cháu rảnh mà phải không? Đi cùng Cẩm Tiên cho vui....
Khanh chưa kịp trá lời, Quốc đã nói:
- Xem như đây là việc ngoài giờ, tôi sẽ bồi dưỡng thích đáng cho cô.
Hoài Khanh thấy bị xúc phạm, cô khong biết phải ứng sử thế nào cho bà Điệp đừng tự ái, còn mình đừng tự ti. Nếu nhận lời mời đi cùng Quốc thì rõ ràng Khanh mất thế qúa. Còn nếu đùng đùng từ chối, cô sẽ bị mất lòng. Nghĩ cho cùng cô chỉ là nguoi làm công cho bà Điệp, bà Điệp lại làm công cho kẻ khác. Tất cả vì miếng cơm. Sao lại câu nệ, sĩ diện nhỉ?
Rồi một lúc nào đó gã trời đánh này sẽ biết tay cô. Hôm nay cứ ráng ẩn nhẫn chờ thời đi.
Rất vui vẻ, Khanh nói:
- Được! tôi sẽ đi cùng Cẩm Tiên.
Dứt lời cô dẫn con bé vào nhà. Quốc mỉm cười nhìn theo.
- Cháu của chị khá lắm!
Bà Điệp chún vai:
- Tôi cũng nghỉ vậy về một mặt nào đó.
- Vậy cô ta khá về mặt nào nhỉ?
- Điều này chắc cậu đã rõ, còn hỏi đố tôi làm gì nhỉ?
Quốc lảng ngay sang chuyện khác:
- Đề nghị của toi lúc nãy chị thấy như thế sao?
Bà Điệp trả lời không do dự:
- Cậu có thể đặt thẳng vấn đề với con bé mà!
- Tôi lại thích nhờ chị.
- Cậu thích thể hiện quyền hành của mình thì đúng hơn.
Quốc nhếch môi:
- Chị nói quá rồi! Dân chăn bò như tôi thì có quyền gì đâu mà hành.
Bà Điệp bình thản:
- Chăn bò cũng năm bảy đường chăn bò chứ cậu. Nghề gì không quan trọng, quan trọng là biết tạo sự nghiệp bằng cái nghề mình đã theo. Có cả vài ngàn con bò để làm dân... chăn bò như cậu đây, cả nước chắc không quá ba người.
Quốc nheo mắt:
- Chị khen hay chê tôi vậy?
Bà Điệp tỉnh queo nói:
- Cả khen lẫn chê, cộng thêm đôi chút ganh tỵ rất thường tình của đàn bà.
Quốc bật cười ngạo nghễ:
- Tôi bị thiếu gì người ganh tỵ, nhưng duy nhất có chị dám nói lên điều đó.
- Vì với tôi, Cậu chả có gì đáng sợ hết!
Hai Quốc nhún vai. Anh lấy thuốc lá ra định hút, nhưng lại thôi. Câu nói thẳng thắn của bà Điệp khiến Quốc khó chịu khi nghĩ tới những gì người đàn bà này đã làm cho mình. Bà ta là ân nhân, là người tốt. Lời vừa rồi chỉ là đùa vui, nhưng vẫn khiến anh bứt rứt ngẫn đến Cẩm Tiên. Con bé luôn là điểm yếu của anh. Bà Điệp đã nắm được yếu điểm này, nên đôi lúc cho phép mình trịch thượng trong cách ăn nói. Quốc là người cố chấp, tự cao nhưng vẫn nén lòng bỏ qua vì Cẩm Tiên, vì gia đình từ lâu có nhiều mâu thuẩn của mình.
Nghiêm mặt nhìn bà Điệp, Quốc nhấn mạnh:
- Chị muốn nói sao cũng được. Cái tôi cần là bí mật mà chị đã giữ giùm tôi nhiêu năm phải tiếp tục là bí mật tuyệt đối.
- Tôi hiểu! Nếu cậu đã từng tin tưởng thì bây giờ cứ tiếp tục. Tôi đưa Khanh từ Sài Gòn về phụ việc, cũng cì nghĩ đến cậu và Cẩm Tiên mà thôi.
Bà Điệp dứt lời thì Khanh dẫn con bé tiến ra tới. Quốc liền nói:
- Chúng ta đi thoi!
Rồi anh kéo tay Cẩm Tiên đi trước. Hoài Khanh ngần ngừ nhìn bà Điệp như ngầm hỏi:"Anh ta là người thế nào? ".
Dường nhu hiểu ý cô, bà thì thầm:
- Mặt mày cậu ấy trông dữ dằn, nhưng hiền...khô hà! Cứ yên tâm đi chơi cho đỡ buồn.
Khanh gật đầu. Cô thong thả bươớc theo sau. Nhìn Quốc và Cẩm Tiên đi fía trước, lòng cô bỗng nghĩ:
- Trông giống hai cha con quá! Biết đâu chừng...Cuộc đời này chuyện gì lại không xảy ra. Điều đáng trách là hắn không dám nhận mình là cha, không dám đưa con về nhà mà đem gửi con bé ở nơi xa thành phố như vầy....
Cẩm Tiên bỗng quay lại cười khúc khích:
- Chị...bù tọt ơi! Đi mau lên
Khanh hậm hực lầm bầm:
- Lại bầy cho con bé gọi bậy. thật đáng nguyền rủa.
Nhìn dáng vừa đi vừa chảy chân sáo của Tiên, Khanh biết con bé rất vui. Cái vẻ lừ đừ trầm mặc thường ngày của nó tiêu đâu mất, thay vào đó là sự nhí nhảnh hồn nhiên của một con bé được sống trong hạnh phúc.
Thế mới biết được sự thiêng liêng của tình cha con. Dù anh ta bỏ bê, nhưng thỉnh thoảng vẫn đến để đưa con bé đi chơi. Anh ta không như ba cô. Hồi nhỏ Khanh không có ý niệm gì về người cha, lớn lên hình ảnh ông bố càng mịt mờ trong suy nghĩ của cô. Sau đấy về chung sống với ông nhưng cô chưa bao giờ được ba dắt đi đâu đó chẳng hạn như đi ăn tiệm giống gã mặt thẹo đang dẫn Cẩm Tiên đi. Bây giờ lại ở xa. Cha con cô đúng là chưa quen đã lạ, chưa gần đã mù khơi. Nên trách số phận mình hẩm hiu, chứ đừng đổ lỗi cho cuộc đời....
Đến một cái xe tải lớn đậu bên lề, hai cha con Cẩm Tiên dừng lại chờ đợi.
Hoài Khanh kêu lên:
- Ủa! Đi xe này chớ không phải đi bộ sao?
Quốc mở cửa nhảy lên cabin:
- Đi xe tải vẫn đỡ hơn lết bộ! Hy vọng em không chê vì nó cà tàng lắm!
Hoài Khanh làm thinh đỡ Cẩm Tiên lên trước. Cô hơi do dự khi tay Quốc đưa rạ..Hừ! Sợ gì mà không nắm chứ! Cô tránh ánh mắt khinh khỉnh giễu cợt của Quốc, Khanh nắm chặt tay anh, một bàn tay cứng cáp, khỏe mạnh và rất ấm. Cô cảm nhận được sự tự tin, vững chải lẫn với nét kiêu ngạo rất đàn ông của anh trong lúc giúp cô lên cabin.
Nép xát vào Cẩm Tiên, Khanh cố khong để Quốc đụng vào mình khi anh chồm người qua đóng cửa xe, nhưng không được...Cô có cảm giác tay anh nựng nhẹ vào mặt mình. Mùi đàn ông, mùi thuốc lá nồng nàn lên vào mũi cô choáng váng.
Khanh trấn tĩnh lại bằng một câu hỏi:
- Xe này chở gì vậy?
Quốc đề pa và trả lời gọn lỏn:
- Súc vật như bò, heo, dê chẳng hạn.
- Anh là tài xế đường dài à?
Quốc gật đầu. Khanh cố ý lấp lững:
- Hèn chi....
Quốc rơi vào bẫy của cô ngay:
- Hèn chi cái gì?
Hoài Khanh vòng vo:
- À không! toi chợt nhớ ra đến thành kiến mà người ta gán cho dân lái xe.
- Thành kiến đó như thế nào?
- Anh thừa biết rồi còn hỏi.
Quốc cau mày:
- Tôi ghét úp mở lắm! em nói phứt cho rồi.
Khanh liếc anh:
- Người ta bảo tài xế nhiều bến đỗ lắm.
Vậy sao! Cũng đúng thôi. Không dừng chân nghĩ ngơi làm sao đủ sức đi tiếp.
Hoài Khanh dài giọng:
- Vấn đề là ở chỗ dừng chân ấy...
Quốc chép miệng:
- Em lắm chuyện thật!
Khanh lý sự:
- Biết nhiều chuyện để phòng xa cho bản thân là điều nên chứ!
- Quan trọng là biết đúng hay là biết sai kìa!
- Đúng sai do đầu óc mình phán đoán. Tôi tin mình không phán đoán sai về anh.
Quốc cười khẩy:
" Con nhóc này láo thật. Nhưng đừng hòng khai thác gì về anh ".
Quốc hờ hững:
- Tôi chả bao giờ thèm quan tâm xem người khác nghĩ gì về mình.
Khanh vờ ngạc nhiên:
- Ủa! Chả lẽ có nhiều người quan tâm đến anh lắm sao?
Mắt vẫn nhìn về phía trước, Quốc tỉnh bơ:
- Không nhiều. Nhưng ngay lúc này cũng có ít nhất một người.
Hoài Khanh bĩu môi:
Xì! Tại tôi đang ngồi trên xe với anh nên đương nhiên phải quan tâm đến kẻ mình đã giao sinh mạng chứ!
Quốc cười thật tươi:
- Tôi có nói người đó là em đâu! Sao lại tự bào chữa nhỉ?
Hoài khanh mím môi khi biết mình bị hớ. Cô ấm ức nhìn ra cửa xe. Nơi có những cánh đồng nho đang mùa sai trái.
Cẩm Tiên bỗng hỏi:
- Cậu hai, mình đi đâu vậy?
- À! Mình chạy một vòng để nhìn đồng cỏ, nhìn đàn bò về chuồng, nhìn chim về tổ. Sau đó mình vào nhà hàng. Em chịu không?
- Dạ chịu! Em thích nuôi bò lắm. Cô Điệp nói chừng nào em lớn, sẽ tha hồ nuôi...
Đập mạnh tay vào vô lăng. Quốc cáu kỉnh:
- Bố nhỉ! Sao chị Điệp nói thế nhỉ? Ai lại để con gái đi chăn bò?
Hoài Khanh giải thích:
- Cô Điệp chỉ nói xuôi theo ước mơ, sở thích của trẻ con thôi. Có gì đâu, sao anh nổi cáu nhỉ?
Quốc bắt bẻ:
- Nếu đã là ước mơ, phải hướng cho trẻ con một mơ ước to lớn hơn, để tự nó ấp ủ một nghề nào đó nhàn hạ nhưng được xã hội trọng vọng chứ!
Hoài Khanh cãi lại:
- Chăn nuôi cũng là một nghề chân chính. Được xã hội trọng vọng hay không là do bản thân chứ!
Quốc lắc đầu:
- Cô nói sặc mũi lý thuyết, nghe thật chán.
Khanh trầm giọng:
- Tôi có thể lấy thực tế chứng minh mà!
- Thật tế gì cơ chứ!
Nhìn dãy núi chập chùng xa xa. Khanh hỏi:
- Anh biết người có biệt danh "Vua Bò" ở vùng này không?
Quốc nhíu mày. Anh nói:
- Biết! Xe tôi vẫn chở bò của hắn về Sài Gòn mà!
Hoài Khanh kéo dài giọng:
- Anh ta tạo dựng sự nghiệp bằng chăn nuôi đấy! Thiên hạ gọi anh ta là vua bò nghe có chút giễu cợt lẩn nể nang. Nhưng có lẽ người ta nể nang hơn, vì anh ta có nhiều tiền mà.
Quốc bật cười:
- Giàu cách mấy dưới cái nhìn của tôi, Hai Quốc cũng là gã chăn bò.
Hoài Khanh nheo mắt:
- Cách nói của anh như có chút gì ganh tỵ?
- Trái lại cách nói của em lại đầy thán phục. Này! Anh ta vẫn chưa vợ đấy!
- Tôi biết. Hai Quốc là mục tiêu hấp dẫn của con gái đất này. Nhưng trong đó không bao giờ có tôi.
Quốc dừng xe lại cho một đàn dê đi qua:
- Sao lại nói chắc như đinh đónh cột vậy?
Hoài Khanh nghiêm nghị:
- Vì tôi biết tôi là ai
- Câu trả lời khá lắm! Trước kia ở Sài Gòn em làm gì nhỉ?
- Tôi đi học
Quốc tò mò:
- Vậy em học tới đâu rồi?
- Năn thứ hai tổng hợp, không có điều kiện học tiếp đành phải tìm việc để làm.
Quốc gật gù:
- Nghĩ cũng lạ. Sài Gòn là nơi dân bốn hướng tám phương đổ về để kiếm sống.Trái lại em vì miếng cơm lại trôi dạt tới tận đây. Tôi nghĩ Sài Gòn dễ kiếm việc hơn chứ!
Hoài Khanh gật đầu:
- Anh nói đúng. Nhưng tùy loại công việc và tùy hoàn cảnh của từng người. Tôi không thể ở lại Sài Gòn nên mới ra đây. Nơi này thật buồn, nhưng lại hiền hòa yên ả. Tôi có cảm giác người ở đây hiền lành, chân thậtt hơn thành phố rất nhiều.
Quốc mỉm cười không trả lời. Hoài Khanh phóng tầm mắt mình tới tận những chân núi xa. Vẻ trần trụi của đồng cỏ tạo thành cái đẹp hoang sơ dường như cứ nối tiếp nhau mãi khong dứt.
Cô chép miệng:
- Cảnh vật ở đây tẻ nhạt thật! Cứ đồng cỏ núi đồi cháy dài, nhìn mãi đến buồn ngủ vì nhàm chán.
Quốc lên tiếng:
- Cái xứ sở cằn cỗi, dãi dầu gió cát này nhìn thì hiền hòa đến nhàm chán như thế, nhưng không phải là nơi dung thân cho ai kém xoay trở. đối với người hiểu được nó thì xem như tiền bạc lọt vào tay. Còn kẻ nào hờ hửng với nó thì kẻ đó phải trả giá rất đắt.
Khanh bật cười:
- Anh nói y như là người ở đây vậy
- Thì tôi là dân Ninh Thuận mà!
Giọng Khanh giễu cợt:
- Hiểu rồi! Chắc anh kém xoay trở nen phải bỏ xứ làm dân xe tải chứ gì?
Quốc bình thản:
- Em đoán đúng đấy! Ở đây đâu có ai địch lại "Vua bò". Nên tôi lang thang là phải.
Hoài Khanh tò mò:
- Gã ta giàu cỡ nào nhỉ? Những cánh đồng cỏ này của gã hết à?
- Bây giờ thì chưa. Nhưng tương lai thì có thể. Vua nào không khoái mở rộng biên cương.
Cẩm Tiên bỗng chen vào:
- Vậy của cậu chổ nào?
Quốc cười:
- Trước mặt và hai bên đường là của cậu. Đất đai của cậu chạy tới chân trời, đi đến mãi vẫn chưa hết. thích không?
Khanh chợt thở dài bất rứt:
- Người nhu Hai Quốc mà giàu thì thật bất công.
Quốc dè dặt:
- Tại sao lại nói thế trong khi em rất thán phục hắn?
Rùn vai, Khanh bảo:
- Tôi căm ghét hắn thì có. Còn thán phục là do anh cảm thấy và gán cho tôi.
Quốc ngạc nhiên khi nhận ra trong giọng nói của Khanh chất chứa lòng căm ghét thật. Nhưng tại sao vậy kìa? Anh đã làm gì sai để cô gái này thốt lên lời nhu thế nhỉ?
Quốc băn khoăn:
- Em và hắn có xích mích rồi sao?
Hoài Khanh lơ lững:
- Không! Nói chung tôi không ưa những kẻ giàu có.
Quốc bật cười.
- Phụ nữ nghĩ cũng lạ. Có thể ghét được những người mình chưa hề biết mặt.
Khanh trề môi:
- Cần gì biết mặt. Nghe người ta kể về hắn là đủ ghét rồi.
Quốc nhíu mày:
- Ai kể về Hai Quốc với em vậy?
Khanh khoát tay:
- Tôi nói anh cũng đâu biết ai. Mà thôi! Bận tân kàm gì cái gã dù làm vua, cũng chỉ là tên chăn bò ấy.
Quốc cứng họng khi Hoài Khanh nhắc lại câu nói của anh vào lúc này. Như trút bực bội, anh thắng xe thật gấp làm Khanh và Cẩm Tiên chúi về phía trước. Rồi bằng một động tác rất thuần thục, Quốc quay vô lăng trở ngược đầu xe lại.
Làm như không có Khanh trong cabin, Quốc nói với Cẩm Tiên:
- Mình đi ăn nhé! Chiều nay cậu đặc biệt chiêu đãi con. Phải ăn cho nhiều vào đấy!
Hoài Khanh thấy bực bội vô cớ khi Quốc cứ lầm lì lái xe, chớ không...đấu láo với cô nữa. Nhìn vẻ chăm chú của anh, Khanh không đoán đuoc Quốc đang nghĩ gì.
- Buổi chiều xuống thật nhanh. Mặt trời như qủa cầu lửa tát dần sau núi. Hoàng hôn màu tím bắt đầu lan ra khắp đồng cỏ.
Lên lén ngó sang phía Quốc, Hoài Khanh ngạc nhiên khi nhận ra anh khá đẹp trai. Với nữa gương mặt nhìn nghiêng không có vết sẹo, Quốc trông thật lạ, dù nét ngang tàng, dữ dộo vẫn lộ rõ với chiếc cằm vuông hơi nhô ra, và đôi mắt nhìn như xuyên thấu tâm can người khác.
Nhưng sao tự nhiên cô lại chú ý đến bề ngoài của gã nhỉ? Giữa cô và gã chỉ có công việc. Gã đẹp hay xấu thì ăn thua gì chứ!
Hoài Khanh lại phóng tầm nhìn qua cửa xe, cô thấy xa xa có một trang trại và người ta đang lùa bò về chuồng.
Quốc nói khi xe vừa chạy qua:
- Dãy trại này của Hai Quốc đấy!
Tự nhiên Khanh quay lại nhìn và nói:
- Nó không gây chút ấn tượng nào với tôi hết.
Quốc nhếch môi cười. Ngang một trang trại khác. Anh lại...giới thiệu:
Trại này của Tú Vân...
Khanh nhíu mày:
- Tú Vân là ai? Tôi không biết.
Quốc ngập ngừng:
- Cũng là một trại chủ có tiếng ở đây. Đó là một người đàn bà giỏi giang, sắc sảo xứng đôi với Hai Quốc lắm. Người ta đồn họ rất...khoái nhau.
Hoài Khanh bĩu môi:
- Vậy thì cầu cho hai...đứa ấy cưới nhau, để Hai Quốc có dịp mở rộng lãnh địa của mình. Người như hắn làm sao biết yêu. Hắn khoái bà Tú Vân gì đó, chẳng qua bà ta cũng là một trại chủ. Đồng hội đồng thuyền mà!
Quốc kêu lên:
- Sao lại xấu mồm thế? Lỡ hai người đó yêu nhau thật thì sao?
Khanh nheo nheo mắt:
- Yêu à? Với mẹ và em ruộtt mình, Hai Quốc còn đối xử chẳng ra gì, thì làm sao hắn ta có thể yêu thật lòng một người nào đó.
- Em biết cả mẹ và em Hai Quốc à?
- Không! Toi đâu phải dân ở đây, làm sao biết được họ. Chỉ nghe người ta nói thôi.
Quốc trầm tư:
- Nghe để biết về một người thì chưa đủ. Theo tôi, Hai Quốc không đến nổi tệ đâu.
Khanh tỏ vẻ ngạc nhiên:
- Ủa, sao anh lại bênh hắn vậy?
Quốc ôn tồn:
- Vì tôi là đàn ông mà phải nghe con gái nói xấu đàn ông thì thật...khó chịu.
Khanh mỉa mai:
- Anh đúng là một chánh nhân quân tử hiếm có. Nhưng đường đường là bậc quân tử, tại sao anh không mang Cẩm Tiên về nhà, mà gởi nó ở nơi cô Điệp nhỉ?
Mặt Quốc sa sầm xuống:
- Xin lỗi! Em đã đi quá xa rồi đấy... Tôi... mướn em theo để chăm sóc Cẩm Tiên, chớ đâu phải để chất vấn tôi. Hừm! Vậy mà dám vỗ ngực bảo tự biết mình là ai. Đúng là cách tự cao của một con ngựa non, mà lại là ngựa cái mới buồn cười chứ.
Hoài Khanh tự ái tột cùng vì những lời xúc phạm của Quốc. Cô rít lên:
- Tôi...đếch thèm ba đồng tiền bồi dưỡng của anh. Cho tôi xuống đây ngay.
Quốc trừng mắt:
- Không được! Lúc nãy cô đã đồng ý đề nghị của tôi, bây giờ đâu thể bỏ ngang.
Khanh lắp bắp vì tức:
- Khong ngừng xe tôi sẽ nhảy xuống đại.
Quốc cười nhạt:
- Nếu cô dám.
Hoaài Khanh giận run. Lời nói đã vuột khỏi miệng, nếu không làm thì còn mặt mũi nào.
Cẩm Tiên bỗng ré lên:
- Đừng có gây lộn. Em sợ lắm. Hu! Hu!
Con bé vừa khóc vừa giẫy giụa như bị động kinh làm Khanh hốt hoảng ôm chặt lấy nó.
Quốc cũng vội ngừng xe lại, giọng thật ngọt:
- Cẩm Tiên ngoan...cậu Hai và chị Khanh đùa, chớ đâu phfải gây lộn.
Úp mặt vào ngực Khanh, con bé thúc thít:
- Hồi đó cậu Tín cũng nói là đùa, vậy mà má Bông bị chảy máu đầu, phải đem vô nhà thương. em sợ lắm, sợ lắm...
Hoai Khanh xót xa nhìn Cẩm Tiên rồi trách móc nhìn Quốc. Anh tránh ánh mắt của cô và cố trấn an con bé:
- Cậu Hai và chị Khanh đâu có giống má bông và cậu Tín. Nào! nhìn lên đi Cẩm Tiên...Nhìn xem cậu và chị Khanh hết đùa rồi. Chị Khanh...chơi thua cậu nên sẽ phải xin lỗi.
Khanh buột miệng:
- Xin lỗi! Hổng dám đâu!
Xốc Cẩm Tiên dậy, Quốc nói:
- Chị Khanh không chịu xin lỗi, vậy cậu sẽ xin lỗi. Cẩm Tiên nghe đây...
- Em xin lỗi đã chọc chị Khanh. Bây giờ trở đi em hổng dám nữa ạ...
Cẩm Tiên vừa dụi mắt vừa cười. Hoài Khanh thấy tự ái được vuốt ve dầu những lời của Quốc chỉ là bỡn cợt, giả dối.
Lúc nãy đúng là cô có phần quá đáng khi dám lên mặt hỏi Quốc chuyện riêng của anh ta bằng giọng xách mé. Khanh đã đi qúa xa giới hạn cho phép mình. Nói nhiều, chỉ tổ cho người ta ghét. Cô phải tập im lặng, tập lắng nghe một cách triệt để mới được. Ở đây không có Bạch Yến, nên sẽ không có ai nhắc nhở một con bé lắm khuyết điểm như cô đâu.
Xe đã vào tới thị trấn, bỗng dưng Khanh nhớ Sai Gòn đến cồn cào. Giờ này ở thành phố cuồng nhiệt ấy chả biết có ai nhớ đến cô không nhỉ?
Đang ngồi trên lưng ngựa quan sát bò về chuồng, Quốc chợt nghe tiếng Tý Lớn gọi mình thật to:
- Cậu Hai ơi! có chuyện rồi....
Anh nhíu mày thúc ngựa về chỗ Tý Lớn đứng:
Bên bà Tu Van giữ của mình mười con bò. Ở bển còn hăm chặt chân bò vì nó phá rẫy bắp của họ.
Quốc hỏi:
- Có ai qua nói phải quấy với họ chưa?
Tý Lớn gãi đầu:
- Dạ! Chú Mười qua rồi, nhưng bà Tú Vân đòi gặp cậu.
Quốc nhếch môi: Hừ lại kiếm cớ nữa rồi. Anh chả lạ gì người đàn bà nhiều tham vọng, góa chồng này... Cô ta bằng tuổi Quốc, nhung rất thủ đoạn và khôn khéo trong làm ăn. Tú Vân có một mẫu đất, so với...lãng địa của anh, đất cô ta chả thấm vào đâu, nhưng cái vị trí đất ấy lại nằm ở giữa, cắt lãnh địa của Quốc ra làm hai phần. Dù anh đã bỏ tiền ra thuê một con đường để chuyển đàn bò, nhưng vẫn bị Tú Vân gây rắc rối.
Quốc nhìn Tý Lớn:
- Mày ra phụ Tý Nhỏ lùa bò. Nhớ đếm cho kỹ đấy.
Dứt lời anh thúc ngựa đi về phía nhà của Tú Vân. Dân chăn bò xứ này đồn ầm lên là cô ta mê anh. Quốc lại thấy Vân cố tình làm ra vẻ mê anh thì đúng hơn. Ở cái xứ đồng khô cỏ cháy này thiếu gì con gái mê anh chớ đâu phải riêng Tú Vân. Nhưng trong đám hoa đồng cỏ nội ấy, Quốc có phần chú ý đến cô ta chỉ vì anh là người cũng thủ đoạn, tính toán không thua gì Tú Vân.
Là đàn ông, Quốc thừa hiểu Tú Vân mê anh ở điểm nào, cũng như anh chú ý tới cô ta vì lẽ gì.
Bỗng dưng Quốc khẽ cười một mình. Có lẽ đã đến lúc anh nên thực hiện ý đồ ấp ủ lâu nay. Phấn chấn với suy nghĩ vừa lóe lên trong đầu, anh thúc mạnh vào mông ngựa. Con vật hơi lồng lên rồi phóng đi thật nhanh về phía trại của Tú Vân.
Đó là một ngôi nhà thấp rộng có nhiều cửa sổ nhìn bao quát khắp cả đồng cỏ. Chuồng trại của Tú Vân không nhiều nhưng ở đất này, một phụ nữ có được cơ ngơi như vầy là hiếm thấy.
Nhảy xuống ngựa, Quốc đảo mắt liếc gã thanh niên cao dong dỏng đang đi về phía mình.
Hắn tên Hữu, gọi Tú Vân bằng thím, gã cháu chồng này giữ bà thím góa phụ của mình, kỹ còn hơn giữ bảo vật, nên khi thấy đàn ông xuất hiện trước hiên nhà hắn luôn gườm gườm trong thế sẳn sàng động thủ.
Chống hai tay lên hông, Hữu gằn giọng:
- Bò của anh đằng sau kìa. Muống lùa về cứ đền bù thiệt hại trước. Hừ, nó nhai sạch mấy công bắp của người ta rồi đó.
Quốc ung dung:
- Đền bù là chuyện đương nhiên phải làm. Nhưng tôi muốn gặp bà chủ. Phiền chú em vào mời bà Vân ra dùm.
Hữu hất hàm:
- Thím tôi không thèm tiếp anh đâu. Cần gì cứ nói đây được rồi.
Quốc không trả lời. Anh đốt thuốc lá và bâng quơ nhìn trời đất. Thái độ của anh làm Hữu tức.
Anh chửi đống:
- Mẹ...tao chặt chân mấy con bò phá rẫy, thử coi thằng nào dám làm gì tao.
Hữu vừa dứt lời, Quốc đã thấy Tú Vân bước ra. Cô ta quắc mắt lên giọng quyền hành:
- Có một con bò sắp đẻ. Vào chuồng xem phụ được gì cho thằng Tèo thì phụ. Nhanh đi!
Ném về phía Quốc cái nhìn căm ghét, Hữu lấm lét bước nhanh về dãy chuồng trại.
Tú Vân cười thật tươi:
- Anh đừng chấp nó. Cái thằng hơi điên điên.
Rít một hơi thuốc thật dài, Quốc châm biếm:
- Ở kế một bà thím trẻ, vừa đẹp vừa độc đáo, thằng bé chỉ mới hơi điên là còn may đấy.
Liếc Quốc một cái, Tú Vân nũng nịu:
- Nói vậy mà nghe được hà! Đàn ông các anh chỉ giỏi nghĩ bậy. Nó chỉ đáng con cháu thôi....
Quốc tủm tỉm:
- Ai lại không biết nó đáng con cháu chứ... chỉ sợ bản thân nó lại không biết mới khổ.
Tú Vân vùng vằng đập vào người Quốc một cái nhẹ như vuốt ve:
- Hứ! Làm như người ta không hiểu ý của anh vậy. Đồ qủy nè...
Quốc nhát mắt:
- Em hiểu được thì tốt chứ sao...
Tú Vân cao giọng:
- Đàn ông vùng này ai cũng muốn điên vì em, chỉ có anh là tỉnh bơ. Thấy ghét thật...
Quốc búng vèo điếu thuốc hút dở. Anh ngấy đến cổ thái độ nũng nịu, gợi tình của Vân. So với gái trong các bar thì cô ta thua xa về mặt đó, nhưng so với gái nhà lành thì cô ta trông thật qúa quắt.
Tóm lại, ở Tú Vân cái gì cũng quê kệch, rẻ tiền nhưng Quốc vẫn phải đẩy đưa, ngọt ngào để lấy lòng mỗi khi gặp mặt, chỉ vì khoảng đất nằm giữa của cô ta.
Nếu làm chủ được cái hẻo đất ấy thì giang sơn của Quốc sẽ liền một dải chạy vào tận núi, nơi trại bò chính của anh đã được xây dựng.
Rồi những trang trại của Quốc sẽ được nối liền nhau, và hướng phát triển trại mới lên những dải núi cao, sau phía trong sẽ được thành hiện thực. Đàn bò của anh sẽ đông gấp đôi. Nhưng tất cả chỉ là mơ ước.... Tú Vân là người thông minh, cô ta thừa biết ưu thế củ mình nên đời nào chịu bán đất, dù Quốc đã nhiều lần, nhờ trung gian đến gạ giá mua thật cao.