Chương 4

Bảo Khuyên lăn tròn một vòng trên giường, tay ôm gối, mắt nhắm nghiền lại cố xua khỏi tâm trí những hình ảnh cô nhìn thấy bên nhà Đăng trưa nay.
Thế là Khuyên đã biết những cô gái trẻ, đẹp, ăn mặc sang trọng đúng moden vào nhà anh để làm gì rồi. Thật ghê tởm đáng khinh bỉ. Vậy mà Bảo Khuyên lại mơ mộng nghĩ Đăng như về một người hùng xuất hiện kịp thời, kịp lúc để cứu mẹ cô tai qua nạn khỏi.
Thật ra Khuyên, mẹ và cô Hai đều lầm Đăng. Ai cũng tưởng anh là người đàng hoàng. Bản thân cô cũng tin như vậy, dù Khuyên biết Đăng giao thiệp rộng, quen nhiều cô gái chỉ nhìn thoáng qua cũng biết không phải con nhà tử tể
Thở dài một cái, cô ray rứt chẳng biết có nên nói với mẹ những gì mình thấy không, khi dạo này bà rất qúy Đăng. Bà xem anh như ân nhân của mình vì nghĩa cử hào hiệp. Bỏ bạc triệu ra trang trải thuốc men, viện phí, mà bà hoàn lại thì Đăng xua tay bảo: "để thư thả".
Lúc đó Khuyên vô cùng sung sướng khi nghĩ rằng anh làm thế tất cả vì mình. Bây giờ cô lại xấu hổ khi qúa bộp chộp chủ quan. Cô không hiểu gì về Đăng hết dù hai người đã trò chuyện với nhau nhiều hơn trước. Đúng là cô chưa hiểu gì về Đăng hết
Nhếch môi đầy cay đắng, Bảo Khuyên lại nhớ tới trưa nay. Mẹ sai cô mang bọc nho sang biếu Đăng, việc này cũng thường vì hổm rày mẹ vẫn hay trả lễ như thế mỗi khi có người mang qùa đến thăm bệnh thế nhưng việc làm đầy ý nghĩa này hôm nay với cô thật đầy ấn tượng
Khi bước vào, Bảo Khuyên thấy Đăng nằm dài trên salon, tay phì phà điếu thuốc. Cô chưa kịp gõ vào cánh cửa khép hờ, thì từ trong một cô gái bước ra, điều làm Khuyên chết sững là cô ta không mặc quần áo, thân thể mà cô nhớ là trắng hồng, tươi mát như vừa mới tắm xong ấy đượcc quấn hờ trong một chiếc khăn lông màu đỏ, ngắn củn cởn. Cô ta nhún nhảy tới salon và sà xuống nữa nằm nữa ngồi kế Đăng. Vừa lúc đó anh nhìn thấy Khuyên nên vội bật dậy đi như chạy tới cửa.
Khuyên nhìn anh bằng ánh mắt khinh bỉ, cô nghe giọng mình run lên:
Mẹ tôi gửi cho anh. Xin lỗi! tôi không cố ý
Đăng cầm bọc nho và giữ chặt tay cô, Khuyên mím môi giật tay về và chùi vội vào áo.
Giọng Đăng trầm xuống gần như thì thầm:
Bảo Khuyên, nghe anh giải thích
Khuyên lạnh lùng:
Xin lỗi! Tôi không có thời gian và cũng chả thắc mắc gì để phải nghe giải thích
Cô đã chạy như bị ma đuổi về nhà và thẩn thờ như mất hồn lạc vía cả trưa nay. Nếu lús đó Khuyên đứng lại, Đăng sẽ giải thích ra sao nhỉ? Những lời của cô mới ngốc chứ
Nói thế có khác nào thú nhận rằng: "Tôi rất quan tâm tới anh, tôi giận anh, và tôi ghen".
Bảo Khuyên buồn bã giấu mặt vào gối. Cô nằm mãi đến khi nghe tiếng bà Lý gọi:
Khuyên à! có khách
Cô mới vùng dậy bước xuống bếp, giọng mệt mỏi:
Ai vậy cô Hai?
Hoàng An với bà Hồng Hạc nào đó. Con ra mang nước cho khách đi.
Tự dưng Khuyên chớp mắt khi nghe nhắc đến An. Anh đã tỏ ra rất lịch sự khi vài ba hôm lại ghé thăm mẹ, và lần nào An tới Khuyên cũng chui tọt vào bếp. Cô không muốn trái tim mình cứ phải phân vân khi nghĩ một lúc tới hai người con trai. Khuyên đã trọn Đăng, và cô đã lầm, liệu Hoàng An có bù đắp được những hụt hẫng cô đang mang không?
Nhìn mình trong gương cô vuốt mấy sợi tóc lòa xòa trên trán, mỉm cườii làm duyên rồi bưng khay sinh tố đu đủ ra. Khuyên không muốn An nhìn thấy vẻ ủ dột của mình lúc này.
Vẫn như những lần trước, Bảo Khuyên sẽ làm duyên dáng chào khách của mẹ và dĩ nhiên thế nào cô cũng được nghe khen: ngoan, dễ thương, và mẹ sẽ mỉm cười hài lòng
Khách thăm mẹ hôm nay là bà Hồng Hạc, người cô từng nghe An kể về cuộc đời. Bà ta không phải là người hạnh phúc dù giàu có. Khuyên chợt nôn nóng gặp mặt để xem bà ấy như thế nào. Cũng vì bữa tiệc chiêu đãi bà ta mà mẹ bị nạn, bà ta đến thăm mẹ là đúng thôi
Nhẹ nhàng đặt ly nước xuống bàn, Khuyên hết sức dịu dàng:
Mời cô và anh An dùng nước
Đang nói chuyện với bà Dung, bà Hồng Hạc vụt ngước nhìn lên. Mắt bà nhíu lại tò mò rồi ngạc nhiên:
Đúng là cô bé rất giống Tố Lan cháu gái tôi, Hoàng An nhận xét không sai chút nào.
An tủm tỉm cườii:
Vậy là hôm nay có người chứng minh lời của anh trước kia là đúng rồi nhé
Bà Hồng Hạc bưng tách trà lên uống và tiếp tục câu chuyện đang nói dở với bà Dung.
Bảo Khuyên không thấy tự ái, cô mừng vì khỏi phải nghe những lời khen lấy lòng ở đầu môi chót lưỡi mà các bà bạn mẹ cô vẫn hay khen.
Khẽ lếc An một cái, Khuyên tới bàn ngồi cắm đầu vào vở. Anh chàng thủng thỉnh bước tới ngồi ghế kế bên, giọng ngọt như mía lùi:
Gần thi rồi chắc em học giữ lắm?
Khuyên lơ lửng:
Đâu có, tôi học tài thi phận mà. Cố làm chi cơ chứ?
Nhìn đăm đăm gương mặt Khuyên, An tỏ vẻ lo lắng:
Vậy sao trông em xanh xao, hốc hác thế?
Hốt hoảng Khuyên đưa tay sờ lấy mặt, cô bồn chồn vì nhận xét của An. Chả lẽ cô xuống sắc đến thế sao? Ngày nào cũng soi gương mấy lần, Khuyên có thấy gì đâu.
Đang còn Hoàng mang, Khuyên bỗng nghe An thầm thì:
Nhưng em như vầy mới đẹp và thu hút, đôi mắt này hớp hồn bao nhiêu người rồi?
Bảo Khuyên cau mày:
Anh đừng có nói xàm nữa. Cô Hạc của Tố Lan ngồi đó, anh không thấy mắc cỡ khi đi tán người khác sao?
An nhún vai:
Anh nói đúng lời của trái tim mình, chớ có tán ai đâu mà mắc cỡ
Bĩu môi Khuyên dài giọng:
Y như hát cải lương, chỉ tiếc tôi lại thích nhạc póprock.
Mắt An ánh lên tinh quái:
Gì chứ Pop-Rock bạn thì bạn anh và con bé Hoàng Điệp rành lắm. Có một thời tụi nó là dân có nghề nổi tiếng của disco Topten đó
Khuyên khịt mũi:
Chuyện bạn bè, em út của anh sao lại nói với tôi. Lạ thật!
Tại vì anh biết em rất muốn nghe. Nầy nhé! Hắn là dân nhảy chuyên nghiệp nên chuyện đưa gái nhảy về nhà qua đêm là chuyện thường tình. Đeo đuổi một cô gái nào đó là thói quen của hắn. Trong thời gian đeo đuổi hắn diễn kịch hay đến mức khó cô nào từ chội Đến khi cá đã cắn câu rồi thì...chậc...chậc...Hắn sẽ phớt tỉnh như chưa bao giờ quen biết
Bảo Khuyên nhịp nhịp tay trên bàn:
Tội nghiệp những con cá đã bị hắn câu. Nè! Cá nhà anh chắc phải ướp muối nhiều lắm, nên mới còn tươi đến bây giờ
An hơi khựng lại, nhưng anh mau chống nói:
Ôi! Con bé Điệp thì nhằm gì. Nó có bản lĩnh riêng chứ!
Khuyên mỉa mai:
Tôi đã thấy bản lĩnh của chị ấy rồi. Thật dữ dằn!
An tinh quái:
Anh chỉ sợ em không có được chút nào bản lĩnh khi bị...đá như con bé Điệp ấy chứ
Điều đó anh khỏi phải lo - Rồi không dằn được lòng, Khuyên nói - Chưa lần nào tôi nghe hắn nhắc tới anh, ngược lại anh đi nói xấu bạn mình nhiều qúa! Đúng là nhiều chuyện
Hoàng An hất mặt lên:
Nhưng toàn những chuyện có lợi cho em. Con gái dễ động lòng trước những nghĩa cữ đẹp lắm!
Khuyên gằn từng tiếng:
Anh nghĩ vậy là lầm:
Hai người im lặng trừng mắt nhìn nhau. Bảo Khuyên bỗng ghét gương mặt đẹp trai và đôi môi mỏng đang cười ỉm chi của An chưa từng thấy.
Cô đứng dậy định bỏ vào trong thì nghe có tiếng người gọi mình. Hậm hực ném về phía An một cái liếc, Khuyên ngoe nguẩy bước ra.
Tới sân cô thấy cu Tin, em của Trúc Ly đang đứng xớ rớ bên tủ kem.
Khuyên ngạc nhiên:
Chuyện gì vậy cu Tỉn
Thằng nhóc chớp mi:
Chị Hai đưa chị cái này nè
Đưa tay cầm mảnh giấy, cô giơ ra trước đèn nheo mắt đọc:
"Bài tập lý khó qúa, tao mò hoài không ra, xin dì Dung tới học với tao đi! Tối nay ba mẹ lại trực, tao không bỏ nhà được..."
Tốt thôi! Có cớ để bỏ gã lẻo mép ngồi một mình rồi.
Vò đầu thằng bé cô cười:
Cưng về nói chị Hai chuẩn bị, chị sẽ sang ngay với ba hủ yaourt.
Chẳng đợi cô nói dứt câu, thằng bé đã nhảy chân sáo ra cửa. Khuyên vội vã bước vào nhà
Chưa kịp mở miệng, bà Dung đã hỏi?
Ai vậy Khuyên?
Bảo Khuyên ngập ngừng:
Dạ, cu Tin. Nó bảo Trúc Ly làm bài tập lý không được, con bé định tới đây nhưng khổ là dì Thu lại trực đêm.
Bà Dung ngắt lời:
Vậy con tới nhà nó. Bạn bè phải giúp nhau.
Nhưng còn mẹ thì sao?
Bà Dung mỉm cườii:
Đã có cô Hai ở nhà, con khéo lo!
Mặt Khuyên tươi hẳn lên, cô ríu rít:
Cám ơn mẹ! Con sẽ về trước chín giờ
Khuyên chạy vội về bàn học lấy sách vở. Cô chợt nghe bà Hạc nói với mẹ:
Con gái tôi chắc trạc bằng cháu Khuyên. Rất tiếc tôi không còn nó nữa...
Bà Dung trầm giọng:
Tôi có nghe chị Nhi nói cháu trai bị tai nạn xe hơi. Nhưng không rõ con gái chị qua đời vì lý do gì?
Bà Hạc kêu lên:
Ồ! Cháu vẫn còn sống, vẫn còn sống
Bà Dung vội vàng nói trong nỗi ngạc nhiên:
Ôi! Xin lỗi chị. Tôi bộp chộp quá.
Ngước mặt nhìn bà Hạc, Khuyên thấy mặc bà ta thẩn thờ như đang nghĩ ngợi điều gì. Rồi thở dài một cái, bà thì thầm đau đớn:
Nhưng nó ở đâu tôi không biết, mẹ con tôi thất lạc nhau khi con bé mới bảy tháng tuổi.
Bảo Khuyên tròn mắt nhìn bà Hạc, cô buột miệng;
Bảy tháng tuổi! Chưa biết đi, làm sao lại thất lạc hả cô?
Giọng bà Hạc như nghẹn lại:
Người ta đã đánh cắp nó.
Bà Dung phẫn nộ:
Ai lại làm chuyện độc ác thế này chứ!
Nhè nhẹ lắc đầu, bà Hạc ngập ngừng:
Tôi không thể nói trước được, nhưng lần này về nước, tôi nhất định tìm cho ra con gái mình dù biết đây là chuyện mò kim đáy biển
Bà Dung ái ngại nhìn bà Hạc:
Muốn tìm lại cháu ít nhất chị phải có một đầu mối gì đó
Tôi hiểu chứ. Suốt tháng nay tôi đã nhờ người đi tìm cái gọi là đầu ối như chị vừa nói.
Bảo Khuyên tò mò nhìn kỳ bà Hạc hơn. Cô nhận ra những nét nhăn nằm sâu trong khoé mắt đuọc trang điếm khá kỹ của bà. Những nếp hằn năm tháng này chứng tỏ bà đã trải qua một khoảng thời gian dài nhọc nhằn về thể xác, lẫn đau khổ về tâm hồn
Tự dưng Khuyên thấy cảm thông với bà, cô nhỏ nhẹ nói:
Cô là người tốt. Cháu tin chắc cô sẽ gặp lại chị ấy mà
Bà Hạc cười héo hắt:
Sao cháu biết cô là người tốt?
Khuyên ấp úng:
Điều này cháu không biết, mà cảm nhận bằng trực giác
Bắt gặp cái nhìn nghiêm nghị của mẹ, cô vội vàng nói:
Xin lỗi cháu đã qúa lời. Cháu xin phép cô ạ!
Quay sang phiá An, cô rất ư dịu dàng:
Anh An ở chơi nhé!
An đứng lên nói nhỏ:
Chơi với ai đây chứ? Em đúng là qủy quái, kiếm cớ bỏ anh ngồi một mình cho đành
Khúc khích cười, Khuyên chạy tuốt ra đường, ngang nhà Đăng, cô thấy đèn tắt tối om, cửa kín then cài. Không có ai ở trong, nhưng chuyện đó liên quan gì tới cô cơ chứ?
Thở dài, Khuyên lầm lũi bước cho nhanh. Tới nhà Ly, cô đứng ngoài rào gọi vọng vào.
Cu Tin từ trong phóng ra, miệng nhai nhép nhép
Bảo Khuyên kêu lên:
Tôi chết! chị quên đem yaourt rồi.
Vừa mở cửa, thằng bé vừa nói:
Đâu có sạo Em có món khác ngon hơn nhiều. Món này để dành được, chớ đâu như yaourt phải ăn liền
Bảo Khuyên hỏi:
Món gì mà em khen giữ vậy?
Chocolate! Hết ý luôn, có chừa phần chị nữa đó!
Thằng bé cười hì hì kéo tay Khuyên vô phòng khách. Cô đứng khựng lại khi thấy người ngồi trên salon không phải là Truc Ly. Khuyên muốn chạy về nhà, nhưng hai chân cô cứ ù một chỗ. Thật qúa bất ngờ
Bảo Khuyên ấp úng khi Đăng tiến về phía mình:
Tại sao anh ở đây? Trúc Ly đâu?
Đăng trầm giọng:
Ly vừa vào trong.
Trấn tĩnh lại, Khuyên nghiến răng:
Anh tài thật! Định tán tỉnh cả Trúc Ly. Con bé thuộc gia đình tử tế, buông tha nó đi!
Trừng mắt nhìn Khuyên, Đăng từ tốn:
Bất chấp em nghĩ gì, anh muốn nói chuyện với em.
Tôi không muốn nghe.
Đăng lầm lì:
Em phải nghe.
Anh buộc tôi à?
Bảo Khuyên nghênh nghênh nhìn lại Đăng. Hai người kình nhau trong im lặng
Trúc Ly bước ra, con bé reo lên:
Hay qúa! Nhân vật chính tơí rồi. Hai qúy vị cứ tự nhiên đi. Tôi sẽ biến ngay.
Kéo tay Trúc Ly lại, Khuyên gằn tiếng:
Mày nói vậy là sao? Gọi tao tới để biến à?
Ly tròn xoe mắt rất ngây thơ:
Chớ chả lẽ ngồi đây làm kỳ đà?
Bảo Khuyên cau có:
Tao không hiểu mày nói gì
Đăng chen vô:
Anh đã nhờ Trúc Ly mời em tới vì muốn giải thích nhiều điều...
Giọng Khuyên lạnh tanh:
Nhà tôi lúc nào cũng mở cửa và rất hiếu khách, cần gì anh phải làm thế! Hừ! Tôi về đây.
Trúc Ly nhăn nhó cản lại:
Đừng Khuyên! Mày giận tao à? Thật ra tao chỉ muốn tốt cho cả hai. Có chuyện gì hiểu lầm cứ từ từ giải thích phải hay không? Lúc nào cũng ào ào như tàu siêu tốc --Ấn Bảo Khuyên xuống salon, đã thông tư tưởng xong mới được về đấy! Tao đi làm bài lý đây!
Khuyên làm thinh hất mặt nhìn trần nhà. Lòng cố dịu lại và bắt đầu giao động khi nghe Đăng mở lời:
Anh muốn giải thích về chuyện trưa nay ở nhà anh.
Bảo Khuyên bướng bỉnh:
Không liên quan tới tôi, tôi không nghe.
Giọng Đăng thản nhiên nhưng đầy uy quyền:
Dúng là không liên quan, nhưng em là hàng xóm của anh, em phải nghe để hiểu đúng láng giềng chứ!
Cho dù là như vậy, anh cũng đâu cần bày trò gạt tôi tới đây vào lúc này.
Không tự ái trước câu nói của Khuyên, Đăng khẽ nói:
Không được gặp riêng em. Không được ngồi kế em, đêm nay anh sẽ thức trắng vì mất ngủ
Người Khuyên nóng bừng lên. Dù vừa nghe An nói Đăng diễn kịch rất xuất sắc, cô cũng không sao ngăn cảm giác thích thú, khi được tán tỉnh bằnh những lời du dương như hát ấy, con nhỏ ngố ạ!
Nghiêm mặt lại cho thật khó khăn, Bảo Khuyên gằn giọng:
Đừng xọ chuyện nọ qua chuyện kia nữa. Anh muốn giải thích gì nói hắt đi cho rồi.
Đăng trầm tỉnh:
Trước tiên anh muốn biết em nghĩ thế nào về anh?
Khuyên so vai hờ hững:
Chả nghĩ gì hết, đầu óc tôi bận học hành
Nhưng khi thấy cô gái quấn cái khăn tắm củn cởn trong nhà nhà anh. Chắc em cho rằng anh là người vô đạo đức, thay nhân tình như thay áo?
Bảo Khuyên cuộn tròn quyển vở trong tay, cô dài giọng:
Điều này tôi nghĩ từ lâu rồi, chớ không phải mới trưa nay. "Mỹ nữ" xuất hiện ở nhà anh là chuyện như ăn cơm bữa mà. Chỉ tại tôi vô ý nên phải mục kích một màn chướng mắt thôi
Đăng điềm đạm:
Phải nói em chưa quen mắt mới đúng. Với anh những cô gái ấy là khách hàng, anh chỉ quan hệ với họ vì công việc và chấm hết
Khuyên châm chọc:
Đó là loại công việc gì mà kinh dị thế? Tôi nhớ anh không phải họa sĩ cũng không phải là điêu khắc gia, nên các cô ấy đâu thể nào là người mẫu của anh.
Khoanh tay trước ngực, Đăng nói:
Anh đã nói họ là khách hàng của anh. Họ tới thuê anh xăm mình
Nhỏm người lên khỏi salon, Khuyên hỏi lại với vẻ ngạc nhiên cùng cực:
Anh vừa nói gì? Xăm mình à?
Đăng chậm rãi gật đầu:
Đó là nghề tay trái của anh. Xăm mình là model thời thượng của dân chơi hiện giờ đó
Bảo Khuyên vuốt vuốt tóc:
Nhưng... nhưng đây đặc quyền của giới anh chị giang hồ kia mà. Sao con gái lại...lại...
Đăng chép miệng:
Anh đã bảo xăm mình là model mà! Họ là những người lập dị, muốn được thiên hạ để ý ngưỡng mộ. Họ còn là gái nhảy, gái giang hồ muốn gây ấn tượng với khách bằng những hình xăm trên ngườii thật đặc biệt, ở những vị trí thật khó tưởng tượng, như vị trí xăm của cô nàng trưa nay chẳng hạn
Mặt Khuyên đỏ ửng lên, cô thấy khó chịu vì những điều anh vừa nói
Dường như Đăng biết Khuyên mắc cỡ, nên anh phân trần:
Xin lỗi! Nếu những lời vừa rồi chói tai em, nhưng thực tế cuộc sống luôn có mặt trái mà em chưa biết tới
Bảo Khuyên trầm ngâm:
Tôi nghĩ anh đâu khó khăn đến mức phải làm nghề này để kiếm sống?
Đăng gật đầu xác nhận:
Đúng vậy! Nhưng dù sao anh cũng kiếm khá bộn tiền nhờ nó. Giúp thiên hạ làm đẹp theo kiểu ngông nghênh, lập dị của họ, đâu có gì sai phải không?
Khuyên xua tay:
Tôi không biết -- Rồi cô tò mò -- Anh học cái nghề đặc biệt có một không hai này ở đâu vậy?
Đăng cườii cười:
Đã là nghề có một không hai làm sao có người dạy. Anh tự làm thôi. Cũng đâu có khó khăn gì, ăn thua quen tay và biết sáng tạo mẫu cho đẹp, độc đáo phù hợp với yêu cầu của khách hàng
Mẫu thế nào thì gọi là độc đáo?
Đăng thoải mái tựa lưng vào ghế. Anh phấn khởi khi Bảo Khuyên đã hết làm mặt ngầu với mình, cô lại còn quan tâm tới công việc của anh nữa chứ.
Đăng giải thích:
Xăm mình trên người nhưng cũng phải biết tôn ty lớn nhỏ. Thông thường bộ Tứ Linh gồm Long, Ly, Quy, Phụng là chỉ có dân anh chị thuộc hàng đại ca, có máu mặt trong giới giang hồ mới được đặc quyền xăm, như lúc nãy Khuyên đã nói. Sau đó là tới bộ mãnh thú như sư tử, hổ báo, rồi độc thú gồm bồ cạp, rắn cũng dành cho giới dân chơi. Ai cũng cầm kim xăm được hết, hơn nhau ở chổ làm sao cho con vật sống động như thật. Và mẫu mà phải đặc biệt, thậm chí duy nhất, chỉ có một mới nghệ thuật và mới moi nhiều tiền của thiên hạ được
Bảo Khuyên vuốt mũi:
Còn các cô gái? Họ xăm hình gì?
Đăng ngập ngừng một chút:
Bông hoa, bướm, chim, đủ thứ và dĩ nhiên không thiếu trường hợp các nữ quái yêu cầu xăm rắn, bò cạp, sư tử, đại bàng
Khuyên thắc mắc:
Tại sao anh vào nghề này?
Đăng xoa cằm:
Đầu tiên cũng vì bạn bè. Anh có thằng bạn chơi thể thao, hàng ngày hắn thích vận áo thun ba lỗ, quần short tới các cậu lạc bộ tập thể hình để cử tạ. Thấy nhiều gã xăm hình bắp tay bắp chân, hắn mê lắm nên mới định xăm. Ai ngờ gã làm nghề này hét giá cao qúa, hắn chịu không thấu đành ôm hận trở về, nhưng lòng tức anh ách
Thế là anh xăm cho ảnh?
Đúng vậy!
Bảo Khuyên tủm tỉm cười:
Hắn ta gan thật. Lỡ anh xăm đại bàng thành gà mái thì chết!
Hơi chồm người ra trước, Đăng nói:
Anh đâu tệ dữ vậy. Dù không phải như họa sĩ nhưng ngoài trường kiến trúc ra, anh cũng là dân mỹ thuật công nghiệp mà. Với anh, vẽ mấy con vật trang trí ấy có khó gì. Nói thế chứ trước khi xăm vào da hắn, anh phải bỏ cả tuần đế xăm thử vào da heo mua ở chợ. Tới lúc ưng ý với tác phẩm rồi, anh mới làm đẹp cho bắp tay hắn một chú bò cạp lửa đỏ chót mà khắp đất sài gòn này bảo đảm tìm mỏi mắ vẫn không ra con thứ hai--Ngừng nói một chút như để thăm dò thái độ của Bảo Khuyên, Đăng mới tiếp tục -- Hắn ta có thân hình lực sĩ, thích phô trương, nên từ khi có còn bò cạp đeo bắp tay, lúc nào hắn cũng chơi áo ba lỗ để khoe " tác phẩm nghệ thuật" này. Tiếng lành đồn gần, tiếng giữ dồn xa, chả biết thiên hạ đồn gì mà dân chơi ùn ùn kéo tới năn nỉ ỉ ôi xin xăm giùm
Bảo Khuyên gật gù:
Và anh trở thành chuyên nghiệp từ đó?
Ồ không! Anh chỉ làm theo kiểu tài tử thôi, phải hứng thú mới có tác phẩm đẹp
Khuyên hấp háy mắt:
Anh cho đây là việc sáng tạo nghệ thuật sao?
Đăng nhứn vai:
Anh không cho là gì hết. Như đã nói với em, đây là nghề tay trái, có thu nhập khá so túi tiền sinh viên. Dĩ nhiên anh làm không phải vì túng thiếu, mà vì thích.
Bảo Khuyên bĩu môi:
Sở thích của anh và những người lập dị kia là theo đuôi tụi tây, trông gớm chết
Đăng có vẻ riễu cợt:
Ai nói với em xăm hình theo đuôi phương Tây? Này nhé, ông bà ta từ thời họ Hồng Bàng, đã biết xăm mình để xuống biển mò ngọc trai không bị thủy quái ăn thịt rồi đó!
Khuyên liếc anh một cái sắc hơn dao lam:
Xì! Nói chuyện với anh thật thấy ghét. Ý anh muốn nói xăm mình là một hình thức nhớ về cội nguồn chắc?
Đăng nhìn cô, giọng thật ấm:
Anh không biện minh cho việc làm đó. Nhưng nếu em ghét, anh sẽ giải nghệ
Bảo Khuyên chớp mi tránh ánh mắt nóng bỏng của Đăng, cô yếu ớt:
Sao anh nói vậy? Tôi đâu có quyền ghét hay ưa việc làm của anh.
Đăng nghiêng nghiêng đầu ngó Khuyên:
Nhưng nếu anh bỏ nghề, em vẫn thích hơn phải không?
Khuyên làm thinh, hai gò má cô đỏ ửng lên trông thật đáng yêu. Đăng thấy nhẹ nhõm trong lòng khi nghĩ cô bé đã nghe lời con sói hoàn lương rồi. Bảo Khuyên đúng là cô bé ngây thơ, nhưng anh không còn là con sói gian ác nữa
Từ lúc quen Khuyên tới nay, Đăng đã thôi vờn những con thiêu thân ham lao vào đèn ở những sàn nhảy. Tự nhiên anh chán ngang xương cái không khí ồn ào, hừng hực như muốn xốc dựng người ta lên của Break Dancing. Anh quá chán các cô gái trẻ nhưng rất sành sỏi ăn chơi, vừa nhai chewing gumthổi vỡ bong nóng bụp bụp, vừa dập Rap liên tục đến mức không nhấc nổi chân tay lên. Ngược lại, Đăng muốn trái tim mình đập mạnh, mỗi khi ngồi ngoài hiên chờ Khuyên thướt tha trong tà áo dài đi học về ngang nhà. Đăng muốn nghe cô ríu rít kể trăm ngàn chuyện ở lớp học, và muốn được nghe cô chanh chua trêu ghẹo rồi cất tiếng cườii giòn tan mỗi khi anh vờ thua, không đáp lời được
Đăng muốn được yêu qúy Bảo Khuyên trong thầm lặng, không phô trương. Anh thật sự hạnh phúc khi nhận được những tình cảm trong sáng ngây ngơ cô dành cho mình
Chắc chắn Bảo Khuyên có nghĩ tới anh, Đăng qúa lọc lõi để nhận ra điều này. Lúc trưa, khi cô bé giật mạnh tay lại, rồi vội vã chạy về nhà, anh không chịu nỗi vì bứt rứt. Đăng ân hận đã không nói với cô về cái nghề qủy quái nhưng rất dễ hái ra tiền của mình từ trước để bây giờ khó xử.
Sau năm sáu tiếng đồng hồ miệt mài với tác phẩm của mình, Đăng đi ra đi vào không yên, anh sợ Khuyên hiểu lầm rồi buồn bực ảnh hưởng tới việc học, và anh chịu không nổi khi nghĩ Khuyên đang rất khing mình nên vừa nhìn thấy chiếc Dream của An ngừng trước nhà cô, Đăng vội ba chân bốn cẳng chạy tới cầu cứu Trúc Ly. anh lo cái lưỡi độc địa của An sẽ làm Khuyên giao động thêm trước những gì đã thấy nên vội tìm Ly. Cô bé mồm mép lách chách này chắc sẽ giúp anh gặp được Khuyên, nếu tối nay mẹ Ly lại trực đêm.
Và vận may lại mỉm cười với Đăng khi Trúc Ly sốt sắng nhờ cu Tin bắn tin với Bảo Khuyên. Anh đã nói hết những điều cần nói rồi. Khuyên có thông cảm chưa nhỉ?
Đăng lặnh thinh nghe cô bé thủ thỉ:
Thật ra trưa nay tôi hoảng vô cùng khi nhìn thấy vây. Tôi không quen sự tự nhiên qúa trớn như thế. Phải chi trước đây anh nói về việc này thì đâu có hiểu lầm
Bỗng dưng Đăng thấy xốn xang. Anh ngập ngừng thú nhận:
Vẫn còn nhiều chuyện anh chưa thành thật với em.
Bảo Khuyên cong môi:
Như chuyện mẹ anh phải không? Lần đó tôi ghét anh ghê gớm khi biết anh đã nói dối. Nhưng sau đó tôi cố nghĩ, phải có nguyên do nào đấy anh mới chối bỏ mẹ mình
Đăng ngập ngừng:
Cám ơn Khuyên đã nghĩ tốt về anh.
Bảo Khuyên xua tay:
Tôi chẳng tốt đâu. Nghĩ như thế để thấy mình không bị xúc phạm đó thôi. Nhưng tại sao anh nói dối? Anh sợ không được cảm thông à?
Đăng lắc đầu, giọng anh chợt khô khan:
Tại anh không muốn nhắc tới bà ấy, anh không có mẹ. Nếu là em, em sẽ nghĩ gì khi bị mẹ đem bán từ nhỏ
Khuyên tròn mắt:
Đem bán là sao? Tôi chưa hiểu?
Bật cười chua chát, Đăng bảo:
Nghĩa là anh như một món hàng, khi mẹ anh cần tiền đã bán nó đi.
Khuyên hết sức ngạc nhiên:
Nếu vậy người nuôi anh lâu nay không phải là dì ruột à?
Đăng gượng gạo:
Là dì ruột đấy chứ! Thoạt đầu bà ta bỏ bê anh, dì Kim mới đem về nuôi, ba năm sau bà ấy đến đòi bắt anh lại và nói rằng con nít cỡ này đem bán cho người hiếm muộn rất có giá. Thật là vô lương tâm và vô trách nhiệm phải không? Trên đời này được bao nhiêu người có mẹ giống anh chứ
Bảo Khuyên xót xa nghe những lời như than của Đăng. Đăng oán hận người đã sinh ra anh cũng phải thôi. Nhưng mẹ anh bây giờ ở đâu, tại sao Hoàng an lại bảo rằng cả thế giới này đều biết bà ấy?
Cô rụt rè hỏi:
Bác ấy bây giờ ở đâu, chắc anh biết mà?
Đăng nhếch môi:
Biết chứ! Bà ấy đang làm tài phán cho một sàn nhảy trong chợ lớn. Lương lộc cũng chả đến nổi nào, nhưng tiền có bao nhiêu cũng không đủ vì bài bạc và tiêu xài hoang phí. Mỗi lần rỗng túi bà ấy lại tìm đến anh.
Để làm gì?
Đăng cười nhạt:
Để đòi tiền, y như anh mắc nợ bà ta!
Bảo Khuyên ngớ ngẩn buột miệng:
Thật hả? Thế anh có đưa không?
Đăng nói:
Lúc anh mới lên Sài Gòn bà ta không bao giờ ghé nhà trọ, dù dì Kim đã cho bả địa chị đến lúc anh xăm mình có khá tiền thì bà ta xuất hiện
Nhưng tại sao bác ấy lại biết anh đã kiếm ra tiền?
Giọng Đăng vẫ đều đều:
Các cô gái nhảy dồn đại đến tai bà ta. Mới đầu anh dứt khoát không lòi ra dù một xu. Tiền ấy anh mua qùa gới về quê và đi nhảy thâu đêm suốt sáng. Có một thời anh sống như ông hoàng với bao nhiêu cô gái ở cạnh bên, anh đã định bỏ học, nhưng nghĩ tới dì Kim, lại không đành
Thở dài một cái, Đăng trầm tư:
Đúng là người ta khó học tiếp khi đã kiếm ra được tiền dễ dàng bằng thứ công việc khác
Khuyên sốt ruột:
Rồi sau đó thì sảo
Đăng nói:
Anh còn một đứa em gái khác cha trạc bằng tuổi em. Bà ta luôn mồm hăm dọa rằng nếu qúa túng tiên bả sẽ bắt nó rước khách, dầu con bé vẫ đang đi học. Chính vì Hải Đường, mỗi tháng anh phải gởi tiền cho bà ta, dù anh thừa biết con nhỏ em mình ham chơi hơn ham học, suốt đêm nó quay cuồng trên các piste bóng loáng. Biết đâu chừng tự bản thân nó cũng đã kiếm được tiền bằng cái nghề bà ta dọa sẽ cho nó làm rồi cùng nên.
Bảo Khuyên cau mày:
Nói vậy anh chả có trách nhiệm gì với chị ấy sao?
Trách nhiệm đó được quy ra cụ thể bằng tiền hàng tháng rồi còn gì
Khuyên phụng phịu:
Tại sao lại chua chát đến thế? Với em ruột mình anh còn như vậy thì đừng hòng làm anh ai khác
Đăng nhún vai:
Em trách anh đành chịu, nhưng anh không thể có trách nhiệm hơn nữa với người chả có trách nhiệm với bản thân. Hải Đường và anh không cùng được dạy dỗ chung, nó sống và nghĩ qúa khác những cô gái đồng trang lứa. Anh muốn nhận lại tình cảm đả bỏ ra cho nó cũng vô vọng. Hải Đường giống bà ta chỉ biết tiền, cần tiền. Chính vì vậy đối với nó, anh cho rằng mình đã tròn bổn phận
Khuyên nheo nheo mắt:
Và chả thấy gì là ray rứt?
Đăng im lặng. Anh không muốn biện hộ cho mình, cũng không hy vọng Bảo Khuyên hiểu anh hơn nữa. Cô bé có cuộc sống qúa yên ấm, chắc gì đã thông cảm với người luôn khát khao hạnh phúc như anh.
Tự nhiên Đăng thấy chán ghê gớm. Anh đã hấp tấp nhờ gọi Khuyên đến đâu chỉ giải thích về cái nghề tay trái qủy sứ của mình. Anh muốn được cô chia sẽ buồn vui, bù đắp những thiếu hụt anh đang đi tìm kìa, nhưng có lẽ Đăng thất bại rồi, Bảo Khuyên đã chẳng cảm thông, lại còn chất vấn anh những câu hỏi mai mỉa thật dễ ghét. Mà anh phạm sai lầm gì chứ
Đăng bỗng nghe Khuyên hỏi:
Còn bác trai? Ông ở đâu mà không nghe anh nhắc tới?
Giọng anh dịu ơn khi nghe nhắc đến ba mình:
Ba anh có một gia đình riêng hạnh phúc, có công việc làm ăn thuận lợi, có vợ giỏi, con ngoan, ông cũng đâu màng gì tới thằng con bị bỏ rơi như anh.
Bảo Khuyên nhận thấy Đăng có chút tự ty trong từng lời, từng chữ, dù anh không gay gắt khi nói về mẹ mình, nhưng đối với cha ruột, Đăng cũng chả ưa thích, thương yêu gì. Bỗng dưng Khuyên thấy lo khi nhận ra lâu nay mình thầm để ý một người, mà chả hiểu gì về anh ta. Đó có phải là yêu không nhỉ?
Bảo Khuyên bối rối liếc trộm Đăng và cụp vội mắt xuống khi thấy anh đang chăm chú nhìn mình
Giọng anh lại vang lên buồn bã:
Anh biết khó có ai hiểu mình. Anh từng mong được thông cảm từ nhiều người, nhưng điều ấy thật không dễ. Những người đến với anh thường vì những thứ khác hơn là để hiểu để thông cảm. Anh sẽ buồn nhưng không trách nếu Bảo Khuyên nói rằng: "Anh bất hiếu với cha mẹ, vô trách nhiệm với em út, và buông thả với bản thân? Với anh, cuộc sống vẫn còn nhiều thứ vô vị, nhưng không vì thế mà anh chán đời, ngược lại anh luôn khát khao tìm kiếm những gì mình chưa có
Bảo Khuyên ngây ngô hỏi:
Thế...anh đang tìm điều gì?
Đăng xua tay:
Tìm được anh sẽ nói cho Khuyên biết trước tiên.
Sao tôi lại được vinh dự ấy?
Đăng nhìn cô chăm chú:
Tại vì em là người duy nhất mà anh có thể lộ mọi chuyện
Trấn tĩnh trước lời nói đầy ẩn ý của Đăng, Bảo Khuyên chanh chua:
Xì, không dám đâu! Tôi không quen giữ bí mật của người khác. Thố lộ chuyện riêng với tôi chẳng khác nào tự thú với cả thế giới
Nếu nhờ em, cả thế giới này hiểu anh, cũng tốt đấy chứ
Bảo Khuyên làm thinh, vo vo tròn quyển vở trong tay. Đã biết những cô gái ấy tìm Đăng vì mục đích gì rồi, lòng Khuyên có thanh thản hơn đâu, trái lại cô càng thấy rối như tơ khi nghĩ tới Đăng. Anh không đơn giản như Hoàng An. một người có cuộc đời riêng nhiều uẩn khúc, ít bao giờ sống sông hạnh phúc và cũng khó đem hạnh phúc tới cho người khác. Trúc Ly đã lý sự như thế trong một lần tranh luận với tụi bạn trong lớp. Con bé làm như rành thế nào là bất hạnh, thế nào là hạnh phúc lắm vậy
Lần đó Khuyên nhớ mình ngồi yên không tham gia, đấu khẩu, dù mồm mép cô cũng thuộc loại có quai. Khuyên im lặng vì chỉ nghĩ tới mẹ. Cô băn khoăn chả hiểu bà có hạnh phúc không khi lúc nào cũng đầu tắt mặt tối vì công việc. Mẹ luôn bảo nếu phải ngồi không chắc bà sẽ điên mật Vậy với mẹ hạnh phúc là được làm việc. Còn Khuyên hạnh phúc là gì?
Trước đây cô cảm thấy hạnh phúc khi có mẹ bên cạnh. Bây giờ thì khác. Có mẹ vẫn chưa đủ. Trái tim cô vẫn khao khát, vẫn chờ đợi một điều gì đó không rõ. Phải chăng Bảo Khuyên cũng tìm kiếm những cái mình chưa có như Đăng?
Bất giác cô chớp mi liên tục khi nghe Đăng đọc:
"Có khi nào trên đường đời tấp nập
Ta vô tình đã đi lướt qua nhau
Bước lơ đãng chẳng ngờ đang để mắt
Một tâm hồn ta đợi đã từ lâu."
Em đã nghe đoạn thơ này bao giờ chưa?
Bảo Khuyên gật đầu:
Của Bùi Minh Quốc chứ gì? Tôi đã nghe nhiều người ngâm nga, nhưng tại sao anh lại hỏi tôi về nó chứ?
Đăng nói nhanh:
Tại vì anh không muốn giống anh chàng ngớ ngấn trong đoạn thơ ấy. Anh đã may mắn tìm thấy, và không đời nào để mất điều mình mong đợi bao lâu.
Bảo Khuyên đánh trống lảng:
Thật tôi chả hiểu gì cả. Khả năng cảm thụ văn học của tôi thuộc loại kém nhất lớp, nếu anh nói về chuyện nấu nướng chắc tôi hiểu nhanh hơn, vì tôi vốn có năng khiếu về ẩm thực mà
Đăng tủm tỉm cười. Anh luôn thích lối nói chuyện thông minh của Khuyên. Cô bé luôn nói ngược, nói ngang và chối bỏ điều mình nghĩ trong lòng. Đêm nay xem Đăng thành công trong việc đã thông tư tưởng với Khuyên. Còn những gì nữa Đăng chưa dám nói vội. Anh vẫn thắm thía khi nghe Phát trêu mình
"Hãy là hoa, xin hãy khoan là trái
Hoa nồng hương mà trái lắm khi chuạ.."
Thằng khỉ gió ấy còn chêm vào rằng:
Chua như yaourt nhà nàng thì ê răng lắm!
Đăng muốn đợi Bảo Khuyên khi thi xong mới tiến tới bước quan trọng nhất. Như vậy có chậm chân không. Khi Hoàng An cũng đeo đuổi theo cô bé như hình với bóng. Đâu có gì chứng tỏ Khuyên ác cảm với An. Thằng ôn đó còn được hậu thuẩn bởi bà mẹ mồm mép ngọt ngào và thủ đoạn nữa kìa.
Gia đình Hoàng An là một gia đình trưởng giả học làm sang. Ba của An trước kia là thợ hồ, gặp lúc thiên hạ đua nhau xây nhà, ông phất lên nhờ lãnh thầu một số công trình công cộng. Hoàng An từng nếm mùi nghèo khổ dù hiện tại gia đình đã bề thế chả kém thua ai, hắn vẫn sống nề nếp hơn Hoàng Điệp. Bà Nhi có thời gian làm tạp vụ trong nhà hàng, nên lúc nào cũng mơ cuộc đời của các bà mệnh phụ giàu có sang trọng mà bà thường nhì thấy. Bây giờ đời bà đã đổi thay, tiền bạc dồi dào, tội gì phải ép xác. Bà muốn được trọng vọnh như những người xưa kia bà phảI khép nép cúi chà. Chính vì thế bà mới nuông chiều, bày vẽ cho Hoàng Điệp đua đòi vung vít. Con bà hư với những cuộc vui thâu đêm suốt sáng, thế nhưng bà lại mừng khi nghĩ nó đã hoà nhập vào giới thượng lưu quen tiêu tiền như vứt giấy vụn, giới qúy tộc mà bà luôn ngưỡng mộ
Thoạt đầu đến nhà An chơi rồi quen Hoàng Điệp, Đăng không nghĩ cô gái ấy là một dân nhảy có nghề của các disco trong thành phố vì trong Điệp còn bé qúa, lại bị đau tim nữa.

°°°°°

Ít khi nào Đăng phải cô đơn lâu, khi đến vũ trường này, thường chỉ cần ngồi lên ghế xoay nga quầy uống vài hớp bia là đã có các em xà xuống bắt bồ ngay.
Tối nay cũng vậy, nhìn cô bé má phính phơn phớn lông măng ngồi rít thuốc điệu nghệ như dân chơi xứ thượng, Đăng chợt thấy lòng ngao ngán thế ấy
Nhìn nhịp tay theo điệu Rap dồn dập, Đăng lơ lửng hỏi:
Cưng mấy tuổi rồi?
Nheo mắt mắt với vẻ phớt đời, cô gái phà khói sát mặt Đăng, và ởm ờ:
Đã có chứng minh nhân dân, không phải vị thành niên đâu mà anh sợ. Nếu thích mình có thể overnight.
Nhún vai, Đăng thẳng thừng:
Anh không thích rồi đó!
Tựa cằm lên vai Đăng cô ta dạn dĩ:
Không thích vào đây làm gì?
Tìm con nhỏ em
Ai thế nhỉ?
Hải Đường trong nhóm tứ đại mỹ nhân.
À ra là vậy, Hải Đường nó tu rồi, nó không tới dancing nữa đâu.
Đăng ngạc nhiên:
Nó mà tu à? Sao lại chuyển hệ đột ngột vậy?
Cô gái phá lên cười:
Tại nó ngốc đó định theo chồng bỏ cuộc chơi. Nè, ông là anh Hải Đường thật không? Sao thấy chả giống tý nào vậy? Đừng nói là nghe tin nó lấy chồng anh buồn nghe.
Đăng làm thinh. Cô gái kéo anh đứng dậy:
Không có Hải Đường vẫn còn người khác. Ra giật một tăng là quên hết ngay. Nhanh lên! Bài này nghe ngứa ngáy tay chân qúa!
Đăng cau mày đẩy tay cô gái:
Đã bảo không thích mà!
Dứt lời anh bỏ mặc cô ta đứng xớ rớ, đi một mạch ra ngoài. Không khí oi bức khác với trong dancing có máy lạnh làm Đăng hơi choáng, anh bước tới chỗ gởi xe dẫn một chiếc moto ra rồi phóng một mạch vào chợ Lớn
Chuyện gì xảy tới cho Hải Đường vậy kìa? Con nhỏ ghiền nhảy đó mà ở nhà tu thì thật khó tin. Chắc chắn mẹ lại ép uổng, hay xúi giục con be lao vào vụ gì đây rồi
Lần trước tới đưa tiền cho Hải Đường, anh đã nghe nó nói xa, nói gần rằng sẽ theo người ta sang macao làm vũ nữ. Lúc đó Đăng đã ngăn và tin con nhỏ Không ngu đến mức muốn bán thân ở xứ người. Nhưng ai mà biết Hải Đường nghĩ gì cơ chứ. Sống chung với bà mẹ coi tiền nặng hơn con cái, người ta dễ có những cơn điên lắm và khi đã điên rồi thì điều gì lại chả dám làm
Tự nhiên Đăng thấy nóng ruột, anh tăng tốc tới dancing Thiên Thanh, anh gởi xe rồi mua vé vào. Đi vòng vòng, tìm quanh quất không thấy mẹ và Hải Đường đâu, Đăng tới hỏi một anh bồi và được biết mẹ anh xin nghĩ đã hai ngay.
Thế nào cũng phải có chuyện. Đăng hấp tấp rời dancing rẽ vào một ngõ nhỏ sát bên, để lên tầng chung cư 5 lầu cũ kỹ, dơ bẩn mà mẹ anh ở đã hơn hai chục năm.
Phải gõ cửa đến lần thứ ba, mẹ anh mới ló đầu ra càu nhàu:
Vậy mà tưởng ai. Mày đi đâu giờ này thế?
Lách mình vào, Đăng hơi ngỡ ngàng khi thấy trong phòng rất nhiều người. Họ ngồi quanh hai chiếc chiếu lớn và say mê đánh bài đến mức chả để ý tới anh.
Không trả lời bà, Đăng hỏi cộc lốc:
Hải Đường đâu?
Hất mặt vào trong, bà Ánh Loan đáp:
Nghe nhạc ở trổng. Chưa tới tháng mày đã đến đưa nó tiền à? Dạo này nó không thiếu thốn như mẹ đâu.
Đăng khó chịu:
Mẹ thì bao giờ cũng chả đủ. Con chỉ có khả năng lo tiền sách vở hàng tháng cho Hải Đường thội Mẹ không kéo nài được thêm gì đâu.
Bà Ánh Loan dò dẫm:
Nhưng nếu con Hải Đường không cần phần tiền sách vở hàng tháng thì mày cho mẹ nhé?
Đăng nhíu mày:
Sao lại không cần chứ! Mẹ Xúi con bé bỏ học để làm chuyện gì hả?
Bà Ánh Loan giẫy nẫy:
Làm gì có. Mẹ nuôi nó bao năm bây giờ tới lúc trả nó về cho người ta rồi
Đăng ngạc nhien:
Mẹ nói thế là sao chứ?
Bà Ánh Loan thở dài kéo anh tới ngồi vào cái ghế bố ở gốc nhà:
Lâu nay mẹ giấu con và nó một chuyện hết sức quan trọng
Đăng phản ứng ngay:
Đừng bảo với con rằng chuyện quan trọng ấy là mẹ đang mắc nợ vì bạc bài đấy.
Ồ! Không đời nào. Trái lại mẹ và Hải Đường sắp phất to đấy
Hừ! Phất to bằng cách nào? –Giọng bà Ánh Loan chợt trầm xuống –Bình tỉnh nghe mẹ nói. Hải Đường không phải là em con, nó không phải là con của mẹ...
Đăng khó nhọc hỏi:
Mẹ bảo sao?
Mẹ bảo Hải Đường không phải là con của mẹ. Nó với mày chả có quan hệ huyết thống nào hết.
Lúc Đăng còn ngờ ra vì kinh ngạc, bà Ánh Loan đã nói tiếp:
Cách đây 18 năm, mẹ nhận nuôi Hải Đường với thù lao 40 cây vàng
Đăng buột miệng:
Tương đương với số vàng xưa kia mẹ đã bán con cho dì Kim. Tại sao ba mẹ Hải Đường lại làm như vậy?
Bà Ánh Loan vờ như không nghe câu mai mỉa của Đăng và thản nhiên nói tiếp:
Lúc đó Hải Đường mới bảy chè mẹ nấu thôi!
Vung tay lên, bà dạy:
Thì cứ bảo "mẹ em mời các anh ăn tí chè lấy thảo", rồi trở về ngay sau khi đã ấn thố chè vào tay chúng
Bảo Khuyên che miệng cười khúc khích:
Con sẽ làm y như cô dặn nghĩa là y như mấy đứa ngố
Với con trai, lắm lúc ngố lại hay hơn đanh đá, chanh chua đó. Ngày xưa ba mày từng nói thế đấy!
Nhưng mẹ con đâu có ngố
Bà Lý gật gù:
Ngược lại, ba mày mới là ngố! Thôi đi đi!
Bảo Khuyên mở tủ lạnh lấy thố chè bằng thủy tinh có nắp đậy để lên chiếc dĩa kiểu vẽ hoa hồng, rồi cẩn thận bưng đi.
Cô không nghĩ là mình sẽ âp a ấp úng như con bé ngốc, nhưng nói gì với Đăng, cô vẫn chưa nghĩ ra.
Nhà anh không đóng cổng, cửa phònh khách chỉ khép hờ. Ngần ngừ một thoáng, Bảo Khuyên gọi to:
Anh Phát ơi!
Vẫn không nghe trả lợi cô nghiêng đầu réo:
Anh Ph...a...t...
Tìm Phát à?
Mãi lom lom nhìn vào nhà, Khuyên giật mình khi nghe tiếng Đăng sát sau lưng. Trấn tỉnh lại, cô nổ một "tăng"
Trời ơi! Làm người ta hết hồn. Anh ở đâu mà hiện ra như... ma vậy?
Giọng Đăng hơi ởm ờ:
Anh đứng ngoài sân. Em mãi lo tìm Phát nên đâu thấy anh. Sao? Tìm hắn có chuyện gì quan trọng hả?
Bảo Khuyên ngậm tăm. Đăng lại hỏi:
Không nói được à? Nếu định gởi gì cho Phát, cứ đưa anh cất hộ cam đoan không bốc hơi đâu.
Thố chè như nặng trĩu trên tay Khuyên, cô ấp úng:
Tôi không có tìm anh Phát. Tưởng anh vắng nên tôi gọi thế vì...vì chả lẽ gọi một lúc người sao cho được --liếc Đăng một cái, cô phụng phịu --mẹ tôi bảo mời... mời hai anh ăn chè lấy thảo.
Đăng trầm giọng:
Dì Dung làm anh thấy ngại. Hàng xóm giúp nhau là chuyện thường mà
Thì chuyện biếu nhau chén chè, miếng bánh cũnh thế. Anh không nhận tôi sẽ bị mắng đó!
Đăng nheo mắt:
Dì Dung khó đến thế sao?
Bảo Khuyên cong môi:
Làm không xong việc được giao bị mắng là phải rồi, chớ có gì mà khó
Mở rộng cửa ra, Đăng đỡ thố chè và bảo:
Bảo Khuyên vào nhà anh cho biết
Trước đây tôi đã từng vào chơi, nhà này có gì lạ đâu, ngoài việc đổi chủ mới.
Để thố chè lên bàn, Đăng cười cười:
Chủ nó có nhiều cái lạ lắm đó!
Lấy lại vẻ nghịch ngợm thường ngày, Bảo Khuyên khoanh tay nghênh nghênh mặt nhìn Đăng:
Có gì lạ đâu? Chẳng lẻ tay anh tới sáu ngón?
Không phải sáu, mà chỉ còn 4 ngón thôi, nhìn nè!
Khuyên tò mò nhìn Đăng huơ nhanh bàn tay trước mặt mình và cô thấy hình như anh thiếu mất ngón áp út
Cô buột miệng:
Vậy là anh hết đeo nhẫn cưới rồi! Tội nghiệp ghê.
Thấy Đăng tủm tỉm nhìn mình, Khuyên đỏ mặt cô ngập ngừng:
Tôi về! Anh ăn chè đi kẻo hết lạnh
Sao vội vậy? Anh chưa kịp nói cảm ơn đã đòi về. Buồn thật!
Bảo Khuyên lạnh nhạt:
Mẹ tôi dặn, phải về ngay!
Đăng gật gù:
Dì Dung giữ con gái kỹ qúa làm anh nhớ đến chuyện cô bé choàng khăn đỏ, khi cho cô bé ấy ra khỏi nhà một mình, bà mẹ cũng căn dặn đủ điều. Rốt cuộc...chậc!
Bảo Khuyên gân cổ lên:
Tôi không ngốc như cô bé choàng khăn đỏ ấy đâu!
Dường như chỉ đợi Khuyên nói thế, Đăng tiếp lời ngay:
Anh cũng đâu phải là con sói già. Sao em lại sợ ngồi lại đây khi dì Dung đã vắng nhà?
Nhìn Khuyên bằng cái nhìn rất lém, anh hạ giọng thì thầm:
Em sợ mẹ hay sợ anh vậy?
Chỉ vào ngực mình, Bảo Khuyên trề môi:
Tôi mà sợ anh. Xì...bốn ngón chưa phải là gì ghê gớm lắm đâu. Có xòe tay ra cũng chỉ dọa con nít thôi!
Đăng cười thành tiếng vì câu nói của Khuyên, anh lắc đầu:
Đúng cô hàng yaourt, chua ơi là chua. Nè! Phát thích yaourt nhà Khuyên lắm đó!
Bảo Khuyên nhói ngực khi nghe Đăng...gán ghép mình với Phát
Cô vùng vằng:
Anh đừng có vô duyên nữa. Tôi về đây!
Thấy cô ngoe nguẩy dợm bước, Đăng dang tay ngăn lại. Bảo Khuyên trợn mắt khi nhận ra hai bàn tay anh trả thiêu ngón nào cả
Cô giận dồi kêu lên:
Anh chỉ giỏi xí gạt người ta.
Mặt Đăng tỉnh queo:
Anh có gạt em gì đâu?
Khuyên chua ngoa:
Vậy chả lẻ tay anh giống đuôi thằng lằn, vừa rụng mất đã mọc lại rồi?
Đưa tay lên ngắm ngía, Đăng vờ vĩnh:
Ừ nhĩ! Sao kỳ ghê, mới đó đã mọc lại rồi. Chắc bàn tay anh biết sợ...
Bảo Khuyên lờm anh:
Sợ gì? Đúng là thấy ghét!
Đăng cười. Nét lầm lì thường ngày trên mặt anh biến đâu hết, Khuyên ngẩn ngơ mất mấy giây vì ánh mắt ấm áp, vì đuôi mắt dài rất đa tình của Đăng. Cái miệng rộng anh hay mím lại đầy kiêu ngạo, lạnh lùng bỗng dưng tràn đầy nét thoải mái, thân tình. Khuyên vội vã quay mặt đi, người nóng bừng bừng
Trời ơi! Sao lại xúc động... dậy kỳ thế! Đăng chả nghĩ về mình như mình nghĩ về anh ấy đâu, đừng có ngốc nữa!
Giọng Đăng bỗng vang lên thật trầm:
Đừng về nha bé Khuyên. Có em ngôi nhà nầy sống lại, còn không chỉ là thời gian chết, tẻ ngắt, buồn thiu.
Btháng tuổi, lại qúa ốm yếu bệnh hoạn. Ba mẹ nó vượt biên và biết rằng con bé sẽ không chịu nỗi nếu phải lêng đênh trên biển
Thế là mẹ đã hào hiệp nhận nuôi nó với số vàng kia?
Bà Loan nhún vai:
Đâu có gì sai phải không? Mẹ cần tiền để sống mà
Đăng lạnh lùng phán:
Điều sai của mẹ là đã không dạy dỗ nó tới nơi tới chốn
Bà Loan quắt mắt lên:
Nói bậy! Tao đã nuôi dạy nó như nuôi dạy con mình
Đăng cười nhạt:
Tiếc rằng mẹ đã cho con ruột từ lúc nó lên ba. Nói thế chứ con không hề trách mẹ, mà chỉ thắc mắc sao hôm nay mẹ lại kể chuyện hết sức quan trọng nầy chi vậy
Mặt bà Loan vụt tươi hẳn lên:
À, tại mẹ ruột của Hải Đường đã trở về, bà ấy muốn nhận lại con bé và đưa nó sang mỹ
Châm cho mình điếu thuốc, Đăng hờ hững hỏi:
Vậy bà phải bỏ ra bao nhiêu tiền để…mua lại con gái mình hở mẹ?
Bà Loan phật ý:
Đến bao giờ mày mới bỏ tật móc họng ấy hả?
Đăng gượng cười, rít một hơi thuốc dài, vừa lúc đó Hải Đường đấy cửa phòng bước ra. Cô reo lên khi thấy anh:
A! Thần tài đến sớm qúa! Em vừa nhẵn túi đây.
Đăng bình thản nói:
Mẹ mới bảo em không cần tiền của anh nữa mà!
Mặt Hải Đường vênh váo:
Tiền mà không cần, chắc mẹ đùa đó thôi. Dù Hải Đường này do ai sanh ra thì cũng là em gái của Hải Đăng, vì vậy nó phải có bổn phận xài tiền của anh Hai nó
Đăng ngắm kỹ Hải Đường, con bé vẫ còn ít nhiều nét hồn nhiên, nhưng khỗ nỗi ẩn sau vẻ hồn nhiên đó là sự lõi đời từng trải mà con gái nhà lành không biết tới
Nhìn vẻ nhí nhảnh hiện giờ của Hải Đường, khó ai tưởng tượng mỗi lúc rượu vào, nó đã phun những lời khủng khiếp nào ra.
Với bà mẹ từ bên kia trái đất mới trở về, Hải Đường có thay đổi cách sống không? Hay đây còn là cơ hội để nó phá của lên cao hơn nữa
Nghiêng nghiêng đầu nhìn Đăng, Hải Đường hỏi:
Anh không chúc mừng hay thăm hỏi gia thế của tôi à?
Biết hỏi gì bây giờ. Khi trước anh và em đã không có thói quen thăm hỏi nhau.
Hải Đường nhịp nhịp tay:
Ít ra anh cũng tỏ vẻ ganh tỵ, thắc mắc chứ. Này nhé bây giờ tôi giàu lắm rồi. Chỉ cần chịu khó bỏ mấy cái disco, ở nhà ôn văn, luyện bếp núc một thời gian là đủ điền kiện để mẹ ruột bảo lãnh tôi qua Mỹ làm chủ một nhà hàng lớn ở cali.
Bà Ánh Loan hỉ hả cười:
Khoe khoang mà chả biết ngượng mồm, tố cha mày!
Hải Đường cong cớn:
Mẹ có biết tổ cha con là ai đâu mà mắng / Rồi ba ruột con nữa, ổng có giống ông bố đang ngồi khám vì tội phi xì ke không nhỉ?
Bà Loan gườm Hải Đường:
Khéo so sánh chưa? Ba ruột của con trước đây là một ông chủ, làm sao giống lão ghiền ấy được
Mắt hơi mơ màng, bà như đang hồi tưởng về cái thời hoàng kim của mình:
Hồi đó mẹ là bạn của ba mẹ Hải Đường. Bạn thân đấy nhé! Chính vì vậy họ mới chọn mặt gởi vàng, đưa núm ruột của mình cho mẹ nuôi.
Đăng nhướn mày:
Ủa! Họ không dị ứng việc mẹ đã bán con cho dì Kim à?
Hừ! Làm sao họ biết chuyện đó chứ
Rồi như thấy mình lỡ lời, bà Loan gắt:
Đã nói mẹ không hề bán con, sao cứ đem ra nhằn nhì mãi vậy? Ngày xưa chính vì muốn bắt con lại, mẹ mới buộc ra cái giá cao, ai ngờ dì Kim thương con tới mức đồng ý. Thế là mẹ đành chịu thương chị ruột mình đơn chiếc
Và sau đó mẹ nhận nuôi Hải Đường vì thương mình lẻ loi?
Bà Loan cười khẩy:
Mày hỏi cung tao đấy à?
Đăng chưa trả lời, Hải Đường lớn tiếng:
Thôi, thôi, tôi xin cả hai người. Từ giờ trở đi tôi không muốn nghe những câu mắng nhiếc thiếu văn hóa chứ. Mẹ từng bảo tôi phải tập dịu dàng, lịch sự cho ra vẻ con nhà lành. Tôi đã tập được rồi, giờ chính mẹ lại nghiến răng văng tục. Thật chán chết
Đăng lắc đầu ngao ngán. Anh lấy ra một xấp tiền và dúi vào tay Hải Đường:
Anh về đây!
Nhét tiền vào túi áo Đăng. Hải Đường hất hàm:
Tôi giàu rồi, không nỡ lấy món tiền của anh phải ngồi cắm cúi xăm mình mới có đâu. Thật ra từ trước đến giờ tiền của anh đưa mẹ lấy hết. Tôi sẽ cố gắng lo cho bả dù không ở đây nữa. Thỉnh thoảng anh nên về thăm, dầu sao bả cũng là mẹ ruột của anh.
Đăng ngần ngừ rồi lôi tiền ra để lên ghế. Giọng thật lạnh nhạt:
Bao nhiêu cũng chả đủ với mẹ, nhưng con không có nhiều hơn đâu.
Quay sanh Hải Đường anh nói:
Ráng làm người khác để phù hợp với một gia đình việt kiều giàu có sang trọng
Hải Đường cười gượng:
Tôi cũng cố như thế
Đăng làm thinh lầm lũi bước Xuống. Anh hy vọng con bé biết nghĩ tới người từng nuôi nấng nó. Nếu không gia đình mới đó sẽ có ấn tượng với nó ngay. Hải Đường là đứa quen lêu lỏng, sống phóng đảng giống mẹ, bây giờ có chỗ nương thân rồi Đăng cảm thấy nhẹ gánh lo. Chẳng hiểu sao thâm tâm anh vẫn cho rằng Hải Đường là con của mẹ, là đứa em khác cha với anh. Mẹ đã dựng đánh lừa gia đình đó để vụ lợi. Mà thực tế thì thế nào? Chả lẽ có người bộp chộp nhận đứa con không phải của mình về làm con à? Trong việc này dường như còn điều gì đó mà mẹ và Hải Đường giấu anh.
Cuộc sống đúng là đầy rẫy những bất ngờ thì ra vẫn có nhiều người sẵn sàng bỏ con, cho con, bán con mướn người ta nuôi con chớ không phải riêng mẹ anh.
Đăng chưa tưởng tượng ba mẹ ruột của Hải Đường ra sao. Nhưng thâm tâm anh đã thầm khinh bỉ. Nếu anh là Hải Đường, không bao giờ anh nhận họ là ba mẹ cho dù họ có giàu có cỡ nào đi chăng nữa
Đăng chợt cười thầm vì những điều vừa nghĩ, Hải Đường đâu phải là anh. Nó đang sống trong cảm giác của một con người trúng số độc đắc. Nó sẵn sàng đánh đổi mọi thứ để được làm con trong gia đình giàu có ấy. Nó và mẹ đang tập dợt để thành người có ăn học đàng hoàng
Thật tức cười và cũng thật tội nghiệp. Với tính cách với con người đó. Sớm muộn gì Hải Đường cũng sẽ lòi đuôi thôi.
Ôi đừng thắc mắc, nghĩ ngợi xa xôi những chuyện này nữa, Hải Đường có được cuộc sống như nó muốn là điều đáng mừng kia mà
Dẫn chiếc moto ra, Đăng chạy lòng vòng trên phố. Anh chưa muốn về nhà sớm dầu bài vở, đề án thi chất đống trên bàn
Cả tháng nay Đăng chơi nhiều gấp 5 gấp 6 lần học. Đêm nào anh cũng vào Disco Top Ten ngồi bên quầy nhìn bọn cỡ lớp chín, lớp mười dợt nghề giữa piste tròn trước măt..ngưỡng mộ của những cô bé mới vào disco vài ba lần và thấy dường như mình qúa già so với đám choai choai này
Lâu rồi, Đăng đã chán nhảy nhót, nhưng biết làm gì khi buồn qúa đổi. Anh phải giả lơ mỗi lần nghe Phát õng ẹo hát:
"Hỡi người yêu, trái tim anh ngày đêm nhớ nàng.."
Thằng qủy ấy giỏi chọc quê, và anh phải ngậm đắng nuốt cay ôm hận vì đúng là anh đang ngày đêm thất tình thật
Sau đêm ở nhà Trúc Ly, Bảo Khuyên luôn tránh mặt anh, hoặc nhìn thấy là cô bé lắm lét chạy tuvốt ô nhà. Anh cũng không mặt mũi nào vờ ra tủ kem để mua rau câu, kem chuối
Đăng thất tình vì đã thất bại khi tỏ tình qúa vội. Trong khi đó, dạo này Hoàng An rất thường ghé. Lần nào hắn ghé, Đăng cũng thấy Khuyên ríu rít ngồi một bên trò chuyện suốt mấy tiếng đồng hồ
Có một lần Hoàng An chở Bảo Khuyên đi đâu không biết. Lần ấy hai người về khá khuya là Đăng đứng ngồi không yên. Dù biết mình chẳng có quyền gì để lo lắng ghen tuông, Đăng vẫn không sao ngăn lòng ghen tuông lo lắng
Nhìn bộ mặt hí hửng của An khi Bảo Khuyên e ấp lên ngồi sau yên, Đăng chỉ muốn nhào ra đấm cho hắn vở mũi, xẹo hàm. Anh chịu không nổi khi nhớ tới cảm giác ngọt ngào, êm ái lúc chở Khuyên, anh nhớ lúc cô bé gục vào lưng thổn thức, nhớ tới những sợi tóc dài bay bay làm nhột nhột cổ anh. Đăng nhớ tất cả những lần trò chuyện, những lời chua ngoa Khuyên hay nói và đau đớn vì cô bé chẳng hề nghĩ tới mình
"What is love? Baby dónt hurt mẹ.dónt hurt mẹ."
Tiếng nhạc dồn dập từ quán cà phê bên đường vọng ra làm Đăng thở dài...em đã gây tổn thương cho trái tim anh qúa nhiều, em biết không bé Khuyên? Anh không hiểu thế nào là yêu, anh chỉ biết anh khao khát có được em cho cuộc đời vốn ít vui của anh sẽ thôi cô đơn trống vắng
Bé Khuyên! Ước gì được trông thấy em, lúc này nhỉ?
Đăng giảm ga, rẽ sang con đường nhỏ để về nhà. Muốn được thấy cô bé chỉ còn cách về đứng trên balcon nhìn xuống khung cửa sổ thôi. Một người như anh phải si tình nặng thì thật là buồn cười. Nhưng đâu ai có thể giải thích yêu là thế nào. Tại sao anh phải khổ vì cô gái đó chứ không vì ai khác
Đăng bâng khuâng nhìn hai bên đường và tò mò khi thấy một đám con trai đi xe phân khối lớn đang vây quanh haải cô gái đứng bên chiếc xe đạp. Chắc lại va quẹt nhau rồi. Một trong hai cô gái với mái tóc đen dài làm anh nhớ tới Bảo Khuyên qúa. Tự nhiên Đăng dừng xe lại và ngỡ ngàng nhận ra cô gái ấy đúng là Bảo Khuyên. Cô đang ôm cánh tay, đầu gục xuống hết sức thiểu não. Kế bên cô, Chiêu Liên đang hùng hồn khua tay quơ chân nhưng vẫn bị lép vế rõ ràng vì bọn thanh niên cứ tỉnh qoeo cười hô hố chớ chả chú ý những lời cô nói
Gạt chống dựng xe lên, Đăng nhảy vội xuống đất giọng đanh lại:
Chuyện gì vậy Chiêu Liên?
Nghe giọng Đăng, hai cô gái cùng kêu lên mừng rỡ:
Anh Đăng!
Rồi Chiêu Liên nói một hơi:
Họ ép tụi em vào lề, Bảo Khuyên té gãy tay mà còn bị làm khó làm dễ nữa...
Gạt ba tên thanh niên đứng bao quanh Khuyên ra, Đăng vội vàng bước tới với vẻ hết sức lo lắng:
Đưa tay cho anh xem.
Bảo Khuyên mếu máo lắc dầu:
Đau lắm, em không nhấc lên được
Một thằng nhóc mặt non choẹt lên tiếng:
Tại mấy người đi ẩu chớ bộ..
Chợt Liên sấn sả tới:
Đi thế nào gọi là ẩu. Bọn bây trấn lột người ta thì có. Nó giật túi xách của tụi em rồi đó anh Đăng.
Đăng thấy máu nóng bốc lện, anh không dằn được tiếng chửi:
Mẹ! Tụi bây ăn cướp phải không?
Thộp ngực một thằng đứng gần nhất, Đăng nghiến răng quát:
Con nít mà bày đặt. Mày là đàn em của Hưng sẹo chứ gì?
Thằng nhóc ú ớ:
Không phải!
Vậy sao trên xe có dán hình đầu cọp. Hừ! Tao với Hưng sẹo chả lạ nhau đâu. Sáng mai tao sẽ gặp ổng nói phải quấy. Bây giờ bọn bây cho ổng hay trước. Cứ nói là có Đăng "nghệ nhân" cần gặp. Tao muốn coi Hưng dạy dỗ bọn bây ra sao.
Mấy thằng nhóc ngó nhau hốt hoảng. Đăng hầm hừ:
Cút xéo đi!
Thằng đeo khoen tai xòe ra cái ví rồi ấn vào tay Chiêu Liên, giọng khúm múm:
Tụi em không phải, xin hai chị đừng giận. Anh Đăng bỏ qua cho tụi em nhờ. Anh Hưng mà biết chuyện này chắc tụi em...tiêu.
Đăng lạnh lùng:
Nói vậy còn cánh tay em tao thì sao?
Thằng đeo khoen lẹ miệng:
Tụi em sẽ đưa chị ấy tới thầy chuyên trị gãy xương, bong gân.
Hừ! đâu dễ dàng như vậy được? Con bé sắp thi tốt ngiệp, bị chuyện vậy còn hồn vía đâu mà học hành nữa
Dứt lời Đăng cúi xuống nhẹ nhàng nâng tay Khuyên lên. Dưới ánh sáng mù mờ của đèn đường, anh thấy cổ tay cô sưng húp
Đăng hốt hoảng:
Trời ơi! Đau lắm hả Khuyên?
Giọng cô tấm tức:
Em sợ có tật qúa!
Đăng vội trấn an:
Không sao đâu! May mà bị tay trái, em vẫn còn viết được
Quay sang Chiêu Liên, anh bảo:
Liên về cho dì Dung hay, tôi đưa bé Khuyên đi bó tay ngay.
Đăng xé chiếc khăng vừa lấy trong túi ra, đặt cánh tay Khuyên vào buột chặt rồi cho cô đeo cáng tay trước ngực. Anh làm chăm chú, gượng nhẹ và luôn miệng trấn an làm Khuyên xúc động và có cảm giác mình như đứa bé đang được người lớn lo lắng, chăm sóc, hạnh phúc sao người lớn ấy lại là Đăng.
Dù Không phải thuộc dạng mít ướt, Bảo Khuyên vẫn sụt sùi làm Đăng lo bấn lên.
Chiêu Liên sốt ruột nhìn Khuyên:
Chị về cho dì Dung hay. Em đi với Đăng và ráng đừng khóc nữa
Thằng nhóc đeo khoen tai nhanh nhẹn:
Em sẽ đưa anh Đăng tới nhà ông thầy quen với anh Hưng. Ông này trị gãy xương hay lắm!
Đăng hất mặt:
Ở đâu?
Dạ trong Phú Lâm. Qua khỏi xa cảng một chút. Ổng dạy võ nên có thuốc gia truyền
Đăng trầm giọng:
Liên nói dì Dung an tâm. Khuyên không sao đâu.
Chiêu Liên ngập ngừng:
Sao không đưa vào bệnh viện bó bột?
Bảo Khuyên nghèn nghẹn:
Em không chịu bó bột đâu..híc híc!
Đăng dịu dàng:
Sẽ không có bó bột. Đừng lo bé Khuyên.
Chiêu Liên chép miệng:
Chị không rành chuyện này. Nhưng tin anh Đăng nên thấy an tâm.
Đợi Chiêu Liên đi xong Đăng cẩn thận chờ Bảo Khuyên lên ngồi sau lưng mới cho xe chạy
Nhìn ba tên nhóc chạy xe phân phối lớn phía trước, Bảo Khuyên dè dặt hỏi:
Sao anh lại quen với Hưng sẹo nào đó vậy?
Giọng Đăng bình thản:
Anh từnh xăm mình cho hắn. Xăm mẫu đặc biệt và không hề lấy tiền. Vì vậy hắn mới hứng nhận anh làm em nuôi. Tay chân của Hưng sẹo không phải bọn giật dọc như vậy. Tụi này làm ẩu nên sợ hắn đánh
Bảo Khuyên nói:
Tụi nó không có ý trấn lột em và chị Liên. Lúc nãy chúng lạng xe trêu chọc, em không vững tay lái nên mới té. Tụi nó thấy thế ngừng lại ăn hiếp và lấy giỏ của em. May là gặp anh, nếu không chẳng biết chuyện gì sè xảy ra tiếp theo.
Đăng hửng hờ:
Không gặp anh thì cũng gặp nNhững người tốt bụng khác. Biết đâu gặp họ em lại dễ chịu hơn.
Bảo Khuyên giận dỗi:
Vậy sao lúc nãy anh không chạy luôn đi.
Đăng hơi nghiêng đầu ra sau:
Em biết tại sao mà
Em không biết
Vậy anh nói nhe!
Khuyên hốt hoảng:
Đừng...đừng..anh..
Vừa nói cô vừa bấu vào eo Đăng. Không bỏ lỡ cơ hội, anh chụp tay cô xiết chặt
Khuyên nghe trái tim mình thổn thức, quên cả cánh tay nhức buốt, cô bồi hồi nghe Đăng gọi nhỏ tên mình:
Ôi! bé Khuyên, sao lại không cho anh nói
Em sợ bị phân tâm, học bài không thuộc
Vì sợ nên từ hôm ở nhà Trúc Ly bỏ về tới nay, em tránh mặt anh phải không?
Giọng Bảo Khuyên yếu xìu:
Đâu có, em bận học nên không ra ngoài sân..
Nhưng em dư thời gian để trò chuyện thậm chí đi chơi với Hoàng An?
Bảo Khuyên ấm ức:
Anh theo dõi người ta hả?
Đăng cộc lốc:
Không! Khổ nổi anh vẫn thấy vì chuyện đó xảy ra trước mắt anh mà
Bảo Khuyên làm thinh, cô bỗng thích khi nghe giọng điệu ghen tuông của Đăng. Khác với cô, khi yêu thì sợ hãi, xấu hổ, giấu giếm, Đăng thản nhiên cho đối tượng biết mình yêu và rất ghen. Anh thật dễ sợ và cũng thật dễ thương. Nhưng cách biểu hiện đó đủ chứng tỏ Đăng thật lòng với Khuyên chưa.
Sau hôm bỏ mặc anh ở lại, để chạy về trước, Bảo Khuyên đã nghe lời quân sư Trúc Ly làm mặt ngơ với Đăng. Chỉ cần thoáng thấy anh là Khuyên chui tọt vào nhà, tối ngồi học, cô khép cửa sổ lại và vui vẻ trò chuyện nhiệt tình với Hoàng An mỗi khi anh tới chơi. Thậm chí Khuyên còn mạnh dạn nhờ An đưa tới nhà Chiêu Liên để nhắn công việc cho mẹ nữa
Lần đó ngồi sau lưng An, cô thấy mình khô khan, cứng ngắt vô hồn như khúc gỗ chớ không tự nhiên nói đủ chuyện trên đời như những lần được Đăng chở. Đã vậy khi về tới nhà, Khuyên còn bị dằn vặt vì đốm lửa đỏ trên balcon lầu hàng xóm cứ lóe sánglên liên tục. Khuyên thấy mình ác và giả dối, cô chưa biết chấm dứt vỡ kịch bằng cách nào vì dạo này gặp cô, Đăng lầm lì làm mặt ngầu thì chuyện tối nay lại xảy tới. Bây giờ phải nói sao với anh đây?
Hai người bỗng rơi vào, Bảo Khuyên chợt thất hoang mang, cô để mặc Đăng đan những ngón tay của anh vào bàn tay mình
Giọng Dăng trầm trầm vang lên:
Anh mong được nắm tay đi cùng em đến hết đời. Điều mong ước đó có qúa xa vời không bé Khuyên. Khi cạnh em còn một người khác
Bảo Khuyên cắn môi, lâu lắm cô mới trả lời bằng giọng lạc hẳn đi vì run:
Tay em đang trong tay anh, điều mong ước đó đâu có xa vời. Nhưng em không phải là bé, em là người lớn hẳn hoi và em không lệ thuộc ai hết
Dăng áp tay vào ngực và xúc động nói:
Bây giờ cho tới lúc bảy tám chục tuổi, em vẫn là bé Khuyên của anh.
Bảo Khuyên nũng nịu:
Anh mồm mép lắm!
Đăng cười:
Mồm mép thì đã sao? Nếu phải mọc nanh để được em nói lời vừa rồi, anh cũng chịu
Chưa chi đã đòi mọc nanh để dọa người ta.
Như vậy mới vừa cái lưỡi không xương nhiều đường đanh đá của em chớ
Bảo Khuyên chớp mi:
Biết người ta đanh đá sao con..ai dạ.ai da..
Đăng hốt hoảng ghị chặt tay lái khi chiếc xe lọt ổ gà chao qua một bên. Khuyên té xấp vào lưng anh, cánh tay đau lói lên buốt thấu trời. Nước mắt cô ứa ra, Khuyên khóc ngon lành trên vai Đăng.
Anh hết hồn thắng xe lại:
Tay em sao rồi?
Khuyên xuýt xoa, mếu máo:
Không biết, nhưng đau lắm!
Đăng nói như than:
Tại anh không cẩn thận.
Tại em không chú ý ngồi đàng hoàng
Tại anh nhiều hơn. Chắc sắp tới rồi nên mới phải rẽ vào hẻm. Em..ôm cho chặt nhe. Nếu còn đau, cự.tựa vào lưng anh, vững lắm! anh không cười em đâu bé
Bảo Khuyên bồi hồi vì câu nói của Đặng anh hơi ngả người ra sau, Khuyên rụt rè tựa vào lưng anh mạnh mẽ, ấm áp. Bên Đăng, Bảo Khuyên hiểu thế nào là được yêu, được chăm sóc và được lo lắng bởi bởi một người khác phái
Ôi Đăng! Hạnh phúc và tình yêu của anh bỗng nhiên vào đời em bằng vận tốc ánh sạng Trái tim em cuống quýt nhưng em biết mình chưa hề chiêm bao.
Ước đời ta vĩnh viễn bên nhau. anh có đang ước như em không ảnh.