NGHE

 Tạo hóa cho con người có hai tai mà một miệng, là có ý dạy cho chúng ta nên biết nghe nhiều mà nói ít.
- Zénon.
 
Người nói là vãi ra, kẻ nghe là nhặt lấy.
- Plutarque.
 
Lời nói như một mũi tên đã buông, đã lọt vào tai ai không thể rút ra được.
- Lục Tài Tử.
 
Miệng ngậm thì tai mở.
- Tục ngữ Anh.
 
Người ta hối hận vì đã thốt ra lời, chứ không phải vì lặng nghe.
- Simonide d'Amortgos.
Lúc đáng nói thì mới nói, người nghe không chán.
Luận ngữ.
 
Nghe là bản năng hằng hữu của mọi sinh vật. Ngay trong cỏ cây cũng có khuynh hướng vươn lên đến tiếng động và ánh sáng. Chức năng "nghe" của con người còn cao thâm hơn nhiều.
Đối với con người, sự nghe đến trước tiếng nói. Đối với trẻ sơ sinh mà mất đi sự nghe, thì trẻ không bao giờ nói được. Nên có thể nói, nghe là bậc thầy của nói.
Các nhà tâm lý học phân tách cho thấy, tuyệt đại đa số nhân loại thích nói hơn là thích nghe. Sở dĩ như vậy là vì họ muốn chứng tỏ họ là nhân vật quan trọng, họ muốn phô cái hiểu biết của họ cho người ta khâm phục; nếu không thì họ muốn khoe của cải hay quyền lực gì đó. Nói tóm lại, đó là chứng bệnh về "chấp ngã", đề cao cái "ta" của mình lên.
Nếu ta dứt ngang lời nói của họ trong lúc cao hứng thật là nguy hiểm và rồ dại. Người lịch sự không nên làm như vậy.
Trước nhất chúng ta phải hiểu rằng "nghe tức là học".
R. W. Emerson nói: "Bất kỳ người nào cũng có một điểm gì đó hơn mình, nên ta có thể học ở họ được.   A. de Vigny cũng nói như vậy.
Cách đây hăm lăm thế kỷ, Liệt Tử đã nói: "Lời nói của một kẻ cuồng, thánh nhân còn nhìn được thay" (cuồng phu chi ngôn thánh nhân trạch yêu).
Nghe người đối diện nói chúng ta có được mấy điều lợi :
- Ta học khôn ở họ một điều gì.
- Chân thành nghe họ nói tức giúp cho họ một niềm vui.
- Giúp cho ai được điều gì chúng ta cảm thấy có một niềm sung sướng.
- Và tuyệt hảo nhất là chúng ta đã gây được mối thiện cảm đối với họ.
Đời này có gì quan trọng hơn thiện cảm?
Người ta hy sinh cho nhau, giúp đỡ nhau là nhờ ở thiện cảm đó.
 
Sách vở kể lại một giai thoại khá thú vị. Năm 1773, Nữ Hoàng Nga Catherine II mời Diderot (nhà văn, khoa học cùng với Rond d'Alembert viết bộ Bách Khoa Toàn Thư Encyclopédie) qua Nga diễn thuyết. Nữ Hoàng hội đàm với Diderot, bà lắng tai nghe Diderot nói một cách say mê. Sự chăm chú của bà khiến Diderot càng cao hứng - những lúc như vậy ông chồm tới vỗ đùi bà "đét, đét".
Sau buổi nói chuyện đó, cặp đùi nõn nà của bà trở nên bầm tím!
Năm sau, Nữ Hoàng lại mới Diderot qua Nga lần nữa. Bà vẫn ngồi chịu trận như lần sơ kiến mà không hề than phiền. Bà viết thư cho một người bạn nói: "Vị thiên tài ấy thật là lạ lùng! Mỗi khi nói chuyện, ông ấy cứ vỗ vào đùi tôi sưng tím cả lên, nhưng lúc ấy tôi không hề biết đau".
Địa vị một hoàng đế nghiêm cấm, say mê nghe nhà văn nói chuyện như vậy, huống gì chúng ta.
Thà ngay từ đầu chúng ta đã không có chuyện ngồi lại với nhau thì thôi.
Biết cách nghe và gợi ý cho người ta nói là nghệ thuật thu phục nhân tâm càng được nhiều người yêu mến, ta càng thấy cuộc sống có nhiều ý nghĩa, nhất là tránh được sự khổ tâm vì cách đối phó.
Bậc thánh như đức Khổng Tử còn phải thốt: "Chín mươi chín người thương vẫn chưa đủ, một người ghét đã là nhiều".
Bớt lời để nghe nhiều, đó là những người có đức độ.
Thiện chí và thiện cảm được nảy sinh từ đó. Người tây phương nói: "Sự "thấy" lên đường đã mười năm, sự "nghe" nửa buổi đường đã theo kịp".
 
Tin tức góp nhặt từ bốn phương là ở nghe chứ không phải thấy.
NEWS (tin tức) = N: North (Bắc); E: East (Đông); W: West (Tây); S: South (Nam)
 
Câu chuyện Bá nha, Tử Kỳ cũng nói về cái nghe đó.
Ngày xưa có một người chơi đàn đã đến mức tuyệt kỹ, đó là Bá Nha.
Bá Nha may mắn kết bạn với một người rất giỏi về nghe đàn, đó là Chung Tử Kỳ. Qua tiếng đàn, Tử Kỳ hiểu ý Bá Nha trong lúc đó.
 Về sau Tử Kỳ qua đời, Bá Nha liền đập dàn, không hề gảy nữa, cho rằng thiên hạ không còn ai là chỗ tri âm (biết nghe tiếng đàn).
Cứ cho rằng đây là huyền thoại, nhưng huyền thoại ấy dùng để nói lên điều gì? Đó là giá trị của sự nghe hay lắng nghe.
Thuần Vu Khôn là người nước Tề, nghe rộng nhớ nhiều, ông rất giỏi về việc du thuyết. Nhờ im lặng nhìn và lắng nghe mà đoán biết được ý của người đối diện. Ông vào gặp Lương Huệ Vương hai lần, chỉ nghe nhà vua nói mà không phát biểu gì cả. Cuối cùng nhà vua trách: "Quả nhân không đáng nói chuyện với khanh sao?" Bấy giờ Thuần Vu Không nói: "Lần trước tôi yết kiến nhà vua, nhà vua tuy đang bàn việc nước, nhưng óc lại nghĩ đếnchuyện cưỡi ngựa dong ruổi. Lần sau tôi gặp nhà vua, nhà vua vẫn nói chuyện, nhưng óc lại nghĩ đến thanh âm. Vì thế tôi không dám nói gì cả". Nhà vua cả sợ nói: " Ôi, Thuần Vu tiên sinh thật là thánh nhân vậy! Lần trước có người cho tôi một con ngựa hay, ta chưa kịp xem nhó thì phải bận tiếp tiên sinh. Lần này người ta cho một con hát rất hay, chưa kịp thử cũng bận tiếp tiên sinh. Lúc ấy quả nhân thật đang nghĩ về những thứ đó".
Sự lắng nghe mang đến thành công to lớn, làm phát triển thêm những đức tánh tốt trong mọi lãnh vực. Trong quyển Khoa Học Thực Nghiệm (Science Expérimentale), Claude Bernard nói: "Hãy lắng nghe thiên nhiên đọc cho viết". Một tác giả nổi tiếng trước nhất phải biết nghe "tiếng lòng" của mình và nghe được tiếng lòng của than nhân. Cổ nhân có câu: "Xưa nay thánh hiền đều tịch mịch" (Cổ lai tánh hiền giai tịch mịch). Không phải thánh hiền tịch mịch đâu, các vị ấy đang nghe đó! Sức nghe của họ rất sâu xa. ta thấy đó, lòng không thành thì sức nghe chưa tới.
 
Ở đây chúng ta không dám mong cầu có một sức nghe cao diệu như thế, chỉ muốn xin bớt nói để chú ý lắng nghe. Bạn chỉ cần nhịn năm phút thôi, chi năm phút thôi mà! Bạn nhịn nói trong năm phút là bạn toàn thắng.
Bạn có thể không tin? Nhưng hãy thực hành mới thấy cái diệu dụng của nó.
Các điều đáng nhớ:
- Không nên ngắt lời trong lúc người đang nói.
- Nghe là học khôn ở người nói.
- Biết nghe là giúp cho người nói chuyện một niềm vui.
- Biết cách nghe và gợi ý cho người ta nói là một nghệ thuật thu phục nhân tâm.
- Có lý nào người ta chỉ nghe mà không nói?
(Trích đăng sách: Thuật Ứng Xử Thu Phục Lòng Người, tác giả Chiêm Trúc) 
 

Truyện Cùng Tác Giả 206 bài thuốc Nhật Bản 50 câu hỏi thường gặp của các bạn trẻ về HIV/AIDS Ai là người đầu tiên ... Alfred Hitchcock tuyển chọn An Tư Công chúa Anh Đức Anh Thơ Bà Huyện Thanh Quan
  • Đã xem 241492 lần. --!!tach_noi_dung!!--


    NÉT NHÌN

    --!!tach_noi_dung!!--
     Đôi mắt chứa đựng cả tinh thần, tâm hồn và thể xác.
    - J. Joubert.
     
    Đôi mắt là cửa sổ của linh hồn.
    - Pháp.
     
    Nhìn một lần để thấy đẹp, nhưng muốn thấy đúng phải nhìn đến lần thứ hai.
    - H. F. Amlet.
     
    Đối với người minh mẩn, cặp mắt là một thứ ngôn ngữ.
    - P. Syrus
     
     
    Người Trung Hoa nói: "Trong cái nhìn có cái nghe" (Mục trung hữu thính, mục trung hữu nhĩ) tưởng có lý lắm vậy.
     
    Một vị thầy giáo giảng bài cho học sinh, hôm nào mà các trò giữ im lặng, những ánh mắt đen lay láy, thiết tha chăm chú theo dõi từng lời của thầy, tưởng chừng như uống, như nuốt những lời đó, thì thầy giảng rất hay.
    Ta nghe một người nói chuyện, nhất là người ấy thích nói chuyện, tuy ta giữ im lặng nghe, nhưng ánh mắt có vẻ lơ đãng, thì người nói không còn cao hứng nữa.
    Ánh mắt chăm chú thì sức nghe mới hội tụ. Nghe giả là một sự thiếu thành thật.
    Người đang nói về "đề phòng hỏa hoạn", người nghe lại nghĩ đến "sắp đến giờ coi bóng đá", tự nhiên ánh mắt khác đi.
     
    Sự chú tâm với người đối diện mới là cần thiết.
    Trong kinh Phật có ghi một chuyện gần như ngụ ngôn như thế này: "Một pháp sư đang tụng kinh phát chẩn cho cô hồn. Cô hồn đã về đông đủ. Pháp sư vẫn tụng đúng lời kinh, nhưng lúc đó pháp sư chợt nhớ đến chiếc chìa khóa ở đâu không rõ. Thế là cô hồn nuốt toàn chìa khóa không thôi!"
    Cho nên nghe, nhìn với sự chú tâm phải gắn bó với nhau một cách nhất quán.
    Có lẽ ai trong chúng ta cũng có một vài lần "buổi hôm ấy mình nói chuyện rất hay". Nếu bạn hình dung lại buổi nói chuyện có duyên đó là do người nghe có cặp mắt say sưa, thán phục, chăm chú.
    Nên có thể nói, qua cách nhìn người ta có thể đánh giá được tâm hồn của bạn, ít ra cũng trong thời điểm đó.
    Người ta thường diễn tả "đôi mắt đẹp" là đôi mắt trong sáng, hay đôi mắt xanh với phần phụ là hàng lông mi dài, hoặc dài và cong vút, mày liễu, mày tằm mắt phụng... rất nhiều mỹ từ cực tả trong việc này.
    Quả tình nếu bạn có cặp mắt đó thì cũng đáng mừng. Nhưng nếu một người bình thường với đôi mắt bình thường biết chăm chú nghe người khác nói, tự khắc đôi mắt bình thường kia sẽ đẹp hẳn lên, đẹp hơn "đôi mắt đẹp" kia nhiều lắm.
    Ngày nay thuật hóa trang về "đôi mắt đẹp" đến chỗ tinh vi, gần như thật, nhưng trong mắt họ bật lên nét kiêu hãnh trong lúc nói chuyện với nhau, thì cuộc nói chuyện sẽ không đem lại kết quả gì.
    Nét nhìn cũng biểu lộ được tính thông minh nhiều khi có hiệu quả hơn lời nói. Nhìn một cách chăm chú có sức thuyết phục không khác gì thuật thôi miên (Hypnotism). Bạn hãy vui vẻ mà thực hành sẽ thấy nhiều kết quả bất ngờ khiến bạn có nhiều hứng thú không khác gì đọc một tác phẩm hay.
    Như trên đã giới thiệu, khi ta nghe và nhìn một cách chăm chú ta sẽ được những kết quả bất ngờ. Những lời nói hay khiến ta mau thuộc và nhớ dai, người nói chuyện với ta dù là lần đầu, ta cũng khó quên tên, quên mặt họ. Việc gọi đúng tên một người trong trường hợp sơ ngộ khiến cho người khách cảm thấy sung sướng.
    Không gì bứt rứt bằng có một người gọi được tên mình trong khi mình không phải là một danh nhân, và người kia không phải là kẻ vô lại, thế mà mình quên bẵng đi tên của người ấy. Trường hợp này rất nhiều. Nếu gặp trường hợp như vậy, ta phải xử trí cách sao cho người kia khỏi buồn? Không gì hiệu nghiệm hơn là lòng thành thật.
    Ví dụ ta thử nói:
    - Thưa anh! Dường như chúng ta được gặp nhau ở đâu một lần rồi chứ?
    - Đúng vậy! Hôm ấy tôi được tiếp chuyện anh ở trong một tiệm sách.
    Nếu bạn vẫn chưa nhớ được tên thì nên nói:
    - Thật là tôi quả có lỗi! Có lẽ lúc đó vì quá bối rối hay bận rộn mà quên mất đi tên anh. Xin anh tha cho cái bệnh lãng đãng của tôi một lần. Nếu có dịp gặp lại, tôi sẽ gọi đúng tên anh.
    Nếu thành thật và cạn lời như thế, chắc chắn người ta không nỡ trách.
    Sự chú ý nghe và có nét nhìn chăm chú, nếu bạn là sinh viên, học sinh, chắc chắn bạn rất mau thuộc bài. Nếu bạn là chủ cửa hàng, thì hàng hóa của bạn ngày càng dồi dào và tinh xảo thêm.
    Tóm lại, một người biết nghe, biết nhìn tự khắc rút được nhiều ý kiến hay, và người đối diện với bạn càng có nhiều thiện cảm về bạn.
    Có lẽ bạn cũng từng biết, một em bé chưa biết nói, nhưng ánh mắt của bé nói được rất nhiều đến nỗi khi bạn đi xa cũng sẽ nhớ tha thiết. Bởi đâu? Bởi vì ngôn ngữ của bé là tất cả mọi cử động, mà cử động quan trọng nhất của đứa bé là ánh mắt.
    Qua nét nhìn, ta nhớ mấy điểm chính:
    - Sự chú tâm với người đối diện là vấn đề cần thiết.
    - Qua cách nhìn, người ta có thể đánh giá được tâm hồn bạn.
    - Nét nhìn biểu lộ được tính thông minh nhiều khi có hiệu quả hơn lời nói.
     
     
    (Trích đăng sách: Thuật Ứng Xử Thu Phục Lòng Người, tác giả Chiêm Trúc)
    --!!tach_noi_dung!!--

  • Thậm chí người ta còn nghe được lời của người câm nói.
    Có lần nhà bác học lỗi lạc A. Einstein nói với nhà kịch câm Chaplin Charlot: "Ngài! Tôi nói rất nhiều mà thiên hạ không nghe được, ngài không nói lời nào mà thiên hạ nghe đến khóc được". Cho nên không phải nói nhiều người ta mới hiểu đâu.
    Câu nói không rắc rối, trong sáng và chân thành, nên tranh thái độ châm biếm, cợt nhã, được như vậy bạn đã thành công hơn một nửa trong việc thuyết phục.
    Chúng ta để ý những câu tục ngữ mà ta thường gặp "Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe". Không ai sợ bạn hay trọng bạn về những lời đao to búa lớn cả. Thậm chí trong việc dùng mưu trí, lời nói đơn giản người ta càng dễ tin. Một chuyện trong sách xưa kể:
    Tôn Tẫn và Bàng Quyên cùng học thầy Quỉ Cốc. Tiên sinh muốn biết đức hạnh và mưu trí của học trò mình, liền bắc ghế ngồi trước cửa rồi nói:
    - Trò nào mời ta ra được ngoài cửa, trò ấy sau này có khả năng làm đến Tướng quốc.
    Bàng Quyên xin mời trước, Quyên nói:
    - Bạch Tổ sư! Bên ngoài kia có rồng chầu phượng múa đẹp lắm!
    Tiên sinh mỉm cười:
    - Hôm nay là hung nhật (ngày xấu), không có việc đó!
    Quyên nói:
    - Có Bạch Hạc đồng tử đến mời thầy đi đánh cờ.
    Tiên sinh nói:
    - Bạch Hạc đồng tử đã mời ta hôm qua rồi.
    Quyên lại nói:
    - Mời hoài thầy không ra, tôi phải nổi lửa đốt động, xem thầy có chịu ra không.
    Mấy câu đó chứng tỏ rằng Bàng Quyên có tâm địa bất nhân lại còn ngoa ngôn và khinh người.
    Đến lượt Tôn Tẫn mời tiên sinh. Tôn Tẫn quỳ xuống nói:
    - Bạch Tổ sư! Đệ tử không có tài mời Tổ sư từ trong ra ngoài được. Nhưng nếu Tổ sư ở ngoài động, đệ tử sẽ mời được Tổ sư vào trong.
    Tiên sinh nghe nói lấy làm lạ, liền sai đem ghế ra ngoài để Tôn Tẫn mời vào. Khi tiên sinh an vị, Tôn Tẫn vỗ tay reo:
    - Đệ tử mời được thầy ra ngoài động rồi.
    Tiên sinh phục Tôn Tẫn là cao kiến.
    Về sau Tôn Tẫn cầm quân nước Tề, bách chiến bách thắng.
    Lời nói đánh giá được con người. Nói càng khiêm tốn càng được việc. Có hai người xin việc làm vào buổi tối để kiếm tiền thêm. Một người là sinh viên trường Luật, còn một người nữa thường nhật không có việc làm.
    Ông chủ nhà hàng gọi một trong hai người đến hỏi:
    - Lâu nay cháu làm nghề gì?
    - Cháu là sinh viên trường Luật.
    - Cháu học năm thứ mấy?
    - Năm cuối của bậc đại học.
    Ông chủ tán thưởng:
    - Vậy là cháu có tương lai lắm. Làm nghề chạy bàn đêm đâu kiếm được bao nhiêu tiền? Sao cháu không viết báo?
    Cậu sinh viên trả lời:
    - Cháu có viết nhưng người ta không đăng. Đời bây giờ không quen khó mà đăng cho lọt.
    Ông chủ cười nhẹ nói:
    - Không phải vậy đâu cháu ạ. Điều cháu nói đó có thể có nhưng hiếm lắm. Ai cũng muốn báo mình bán chạy tất nhiên báo phải chọn đăng những bài hay. Ví dụ ở đây, đâu cần phải quen lớn, chỉ cần người thành thật, lễ phép, nhanh nhẹn.
    Vừa lúc ấy ở trong phòng có một cô gái chạy ra, hơi ngạc nhiên chào anh sinh viên:
    - Ủa, chào anh Dũng! Sao anh lại đến đây? Bộ uống la de hả?
    Cô quay sang giới thiệu với ông chủ:
    - Ba! Anh Dũng là bạn cùng một lớp với con...!
    Lúc ấy Dũng ngượng nghịu, nói xã giao vài câu rồi ra về.
    Bạn có biết sao không? Là vì con gái của ông chủ đang học năm thứ hai trường Luật.
    Không nói các bạn cũng biết, người thứ hai kia xin được việc làm.
    Qua việc này, nói năng càng khiêm tốn thì phẩm hạnh càng cao.
    Người xưa nói: "Năng lực của mình được mười, thì nên bớt lại vài phần". Trong việc chạy bàn cần gì phải khoe trí thức?
    Ở những nơi cần chữ nghĩa, bằng cấp to cũng nên nói thực trình độ của mình, còn những nơi không cần, tốt hơn hết không nên khoe chữ, có khi bị hố!
    Mấy nét chính nên nhớ:
    - Tiết kiệm lời nói như tiết kiệm tiền bạc.
    - Không nên tỏ mình biết nhiều hơn người.
    - Nếu không nói mà không gây thiệt hại cho ai, thì đừng nói hay hơn.
    - Lời nói nên ngắn gọn, trong sáng, không nên châm biếm.
    - Lời nói dịu dàng dễ chinh phục hơn sự phẫn nộ.
    - Không nên có những lời quá sức mình.
    - Nên tránh cãi vã, đôi chối.
    - Đừng ham nói nhiều mà lạc đề.
     
    (Trích đăng sách: Thuật Ứng Xử Thu Phục Lòng Người, tác giả Chiêm Trúc)
    --!!tach_noi_dung!!--


    Nguồn: VNTQ - Ngọc Trân sưu tầm
    Được bạn: NHDT đưa lên
    vào ngày: 15 tháng 7 năm 2007

    --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- ---~~~mucluc~~~---