Nghệ Thuật Lắng Nghe Chỉ Trích

 Việc đầu tiên hãy xét xem là lời chỉ trích có giá trị không?
Không phải ai cũng chỉ trích bạn được, và không phải cái gì trên đời này đều có thể bị chỉ trích.
Nếu người tấn công là thầy bạn thì tốt nhất phải lắng nghe cái đã.
Lại nữa phải quan sát thái độ, gương mặt của người chỉ trích mình.
Nếu họ lộ vẻ xúc động, bối rối... thì chính họ -- chứ không phải bạn -- đã có vấn đề.
 
Đừng quên những gì bạn không nói để trả lời đôi lúc quan trọng ngang hàng với những gì bạn đã nói.
Cuộc sống hàng ngày với biết bao biến động bất ngờ, có những niềm vui lẫn nỗi buồn khôn tả. Và chắc chắn không một ai là không mắc phải những khuyết điểm, những sai lầm to, nhỏ khác nhau. Khi bạn mắc phải khuyết điểm nào đó thì sự phê bình góp ý của mọi người đối với bạn là điều tất nhiên.
 
Nếu là người hiểu biết khôn ngoan, bình tĩnh và sáng suốt thì sẽ nhận ra rằng: Những lời phê bình thẳng thắn, trung thực chính là những lời nói vàng ngọc khiến cho mình ngày càng hoàn thiện hơn. Còn với những người có tính tự ái, bảo thủ cao và luôn tự mãn thì họ sẽ có những phản ứng không hay khiến cho mọi người ngại ngần, xa lánh họ. Và lẽ dĩ nhiên họ đánh mất lòng yêu mến và quý trọng của mọi người.
Vì vậy, khi phải đối mặt với những lời phê bình của người khác thì phải làm sao để ta không làm tổn hại đến nhân cách và nét dịu dàng đáng yêu vốn có hàng ngày của mình?
Sau đây là vài lời khuyên về nghệ thuật lắng nghe chỉ trích:
°-Cố gắng mở lời sao cho người phê bình chịu ngồi xuống trò chuyện với mình, như thế sẽ làm dịu bầu không khí đang căng thẳng giữa hai người. Nếu điều kiện cho phép, bạn có thể rót mời họ uống một ly nước mát để giảm đi sự căng thẳng, nóng giận ; đồng thời cũng làm cho bản thân mình bớt nóng vội. Điều cần nhớ là hãy khoanh vùng phạm vi bị chỉ trích cho đúng.
°-Đừng biểu hiện ra sự buồn chán hay bất mãn dữ dội, cũng không nên giận dữ phản công trở lại hay bỏ đi trước những lời phê bình gay gắt. Nếu làm như vậy, vô tình bạn đã chứng tỏ mình là người không độ lượng.
°- Không nên bày tỏ thái độ đúng, sai, cảm ơn hay xin lỗi.... khi mà người phê bình mình chưa trình bày hết câu chuyện. Cần phải chú ý lắng nghe và phân tích một cách khách quan rồi mới đưa ra lời xin lỗi hay phản bác.
°- Không nên ngắt lời người phê bình mà ngược lại nên khuyến khích họ nói ra cho hết ý, hết lời. Như th, người phê bình thấy mình được tôn trọng và họ sẽ có những lời nói xác đáng, thận trọng hơn.
°- Không nên tranh luận kịch liệt với người phê bình mình mà ở nơi họ đang có tâm trạng phẫn kích. Điều này chẳng khác nào " đổ thêm dầu vào lửa ".
°- Đừng dùng những hình thức đồng ý không chân thật,  mà hãy nêu lên ý kiến của đối tượng để chứng tỏ bạn là người biết lắng nghe, chân thành và cầu hòa. Làm như thế, bạn sẽ chiếm được nguồn tình cảm độ lượng và tha thứ của mọi người, cho dù bạn đang có khuyết điểm đáng chê trách.
Hãy bình tĩnh và lắng nghe.
Hãy kềm chế mọi xúc động và cố gắng nghe người đang phê bình bạn đang nói cái gì?
Nếu cần, bạn hãy đặt câu hỏi để hiểu cho rõ hơn, gợi ý người phê bình bạn giúp bạn sửa chữa sai lầm bằng cách nào?
Vì người phê bình có thiện ý bao giờ cũng có kèm theo " thuốc chữa " cho bạn.
Hãy hỏi: " Thế ông ( bà ) muốn tôi phải làm gì bây giờ?
Một trong những luật lệ chủ yếu của nghệ thuật chỉ trích người khác là đừng bao giờ làm chuyện này trước đám đông.
Hãy để cho người bị chỉ trích nêu ý kiến và hãy lắng nghe ý kiến của họ.
Không nên chỉ trích ai dài quá 3, 4 câu và nên bắt đầu cho nhẹ nhàng, đừng có dội bão lửa lên đầu họ ngay lập tức.
 
Hãy phê bình trong vòng kín đáo, hãy cho người bị chỉ trích có cơ hội không bị mất mặt và chỉ nên chỉ trích khi nào sự chỉ trích chấm dứt trong một bầu không khí thân thiện.
 
Không nên để sự bực bội hay oán hờn tồn đọng sau khi bị chỉ trích xong.
Nhiều người phải lấy hết can đảm mới dám lên tiếng phê bình người khác. Cho nên họ hướng sự chỉ trích một cách hùng hồn vào sự kết án và quên đi nhiệm vụ ban đầu là phê bình nho nhỏ về một khuyết điểm nào đó.
Châu Hà
Source: thuvientoancau