Tập Truyện Ngắn
Ðảng “cánh buồm đen”

Từ thuở nhỏ, Sáu Bộ theo một người bạn lên núi Cô Tô để học đạo nhưng không có đạo nào quyến rũ anh được lâu dài. Hết đạo Ớt qua tới đạo Ðất; từ giã ông đạo Ðất, anh đến thọ giới tại cốc của ông đạo Nằm. Chán ông đạo Nằm, anh đi lang thang qua núi Dài với ý định cuốc đất làm rẫy. buổi chiều đó, anh ngồi trên phiến đá, mắt đăm đăm nhìn cảnh núi rừng, chợt thấy một ông lão râu tóc bạc phơ, tay chống gậy trầm hương từ từ đi lại. Ðoán chừng đó là một trong số trăm ngàn đạo sĩ ở vùng Thất Sơn này, anh không để ý cho lắm. Nhưng ông lão nọ bỗng sừng bước trước mặt anh, nhịp gậy xuống đất ba lần, cười lên ba tiếng lớn mà rằng:
Chim bay về núi tối rồi.
Sao không lo liệu còn ngồi chi đây?
Anh đứng dậy, chắp tay chào. Ðạo sĩ ung dung nói:
- Chưa nghe lời ta ư? Thời kỳ này là thời kỳ “mạt pháp”... Chim đã bay về núi, trời đã tối.
Anh đáp:
- Con chưa hiểu rõ. Bạch đạo sĩ, “mạt pháp” nghĩa là thế nào? Phải chăn mạt pháp là người Pháp tàn mạt?
Ðạo sĩ gật đầu:
- Khá khen cho con. Hiềm vì con có chí mà thiếu tài. Nghe con nói, bần đạo vui vẻ biết mấy như giữa trưa nắng mà uống được nước Cam lồ. Mạt pháp có nghĩa là thời kỳ giáo pháp suy đồi, đạo đức của tiền nhân không còn được thịnh. Tại vì nhân tâm rối loạn ư? Cũng phải. Tại vì bọn Phù Lang Sa ư? Thậm phải... Con hiểu sai nhưng mà nói đúng.
- Bạch đạo sĩ, đó là chuyện quốc sự của kẻ còn nặng lòng trần tục.
- Nhưng ở đây chúng ta chưa phải là tiên. - đạo sĩ nói.
Ðuối lý, anh cố suy nghĩ để trả lời. Ðạo sĩ nói tiếp:
- Thời buổi mạt pháp nầy chưa có ai thành tiên hoặc gặp tiên được. Ai nói ngược lại tức là dối mình, dối người, dối với non cao, dối với bể rộng... Muốn thành tiên thì phải dày công tu luyện để ngày kia giữ được chức vị cao.
- Bạch đạo sĩ, công tu luyện ấy như thế nào... Chức vị ấy gọi là chi?
Ðạo sĩ nói lớn:
- Gọi là chức vị “chặt đầu Tây”. Con nghe chưa? Con nghe chưa? Xưa kia đức Nguyễn Trung Trực phá Kiên giang. Lúc sa cơ, Người không mảy may úy tử. Trước pháp trường, giặc khuyến dụ trăm điều, hứa ban cho... ôi thôi bao nhiêu là bạc vàng, chức vị! Người cả cười, chỉ xinh thọ lãnh một chức vị: chức nào mà Người có quyền chặt đầu tất cả bọn Tây.
Giọng đạo sĩ như nghẹn ngào:
- Hỡi ôi! Dũng tướng đã rơi đầu mà lời vàng ngọc nọ mãi rền vang trong lòng người, khắp non cao biển rộng... Chặt đầu Tây! chặt đầu Tây!
Dứt lời, đạo sĩ quay mình. Gió thổi mạnh. Lá rừng cát núi bốc lên xoay tròn mờ mịt như khỏa dấu chân, che dáng hình của đạo sĩ. Anh Sáu Bộ tất tả chạy theo, đôi mắt chóa lòa như vừa sống trong một giấc chiêm bao mầu nhiệm.
- Sư phụ! Cúi xin sư phụ thương con!
Giữa muôn trùng cỏ cây, anh chỉ nghe đá núi vọng lại:
- Chặt đầu Tây! Lời ấy không phải của ta nói. Con nghe không? Lời ấy của trời đất nói.
Thế là năm năm sau, chàng trai trẻ ấy xuống núi. tên Sáu Bộ được sửa lại là Tư Hiền, Tư Hiền chỉ mang theo cây roi dài một thước tám, bằng cây trắc. Với cây roi ấy và đường quờn Lưu Thủy, anh nghiễm nhiên trở thành chúa đảng Cánh Buồm Ðen, hùng cứ từ mũi Cà Mau đến hải phận Hà Tiên.
Sáng tinh sương,. Như thường lệ, Tư Hiền định cho ghe chạy dài theo mé biển. Vừa tách khỏi hòn Tre, gió nam thổi xuôi đưa anh về phía hòn Sơn Rái.
Kìa, một chiếc ghe trôi bềnh bồng theo sóng, lá buồm sụ xuống, cột buồm đứt hết dây chằng. Lập tức anh cập lại đoán có người vừa bị nạn. Trong ghe nọ chỉ thấy một ông lão nằm mê man bất tỉnh. Sau khi được cạy miệng uống hớp nước lạnh, ông tỉnh lại nhìn dáo dác:
- Ông đây là ai?
Tư Hiền đáp:
- Tôi là người đi mò ngọc điệp ở hòn Nhạn.
Ông lão khóc nức nở:
- Ăn cướp đánh tôi. Cha con tôi đi Rạch Giá bán tôm khô, về ngang đây bị nó chận lại giựt hết tiền, bắt luôn con gái; hẹn ba ngày sau đem trả lại.
Tư Hiền nói:
- Nó đi hướng nào? Lâu mau rồi? Tôi bắt tụi bất lương này đem về lập tức cho ông coi.
Tức thời buồm mũi và buồm lái xổ ra. Tay anh siết dây lèo thượng. Ghe phóng nhanh tới. Không mấy chút, đã thấy một đốm đen trước mặt.
anh thét to:
- Tụi bây coi tao!
Chiếc ghe trước vẫn giương hai cánh buồm màu đen chạy ngạo nghễ, khinh thường. Anh cho ghe sát lại, nhảy qua quơ roi đánh mạnh khiến sợi dây chằng ghe nọ phải đứt.
Buồm sụ xuống. Ghe chạy đảo nghiêng gần chìm.
Nghe vù một tiếng, Tư Hiền vội né mình. Biết rằng gặp tay đối thủ lợi hại, anh bình tĩnh chống đỡ. Chợt liếc phía sau, thấy ngọn lao phóng tời, anh lách qua. Ngọn lao đâm trúng bẹ ghe, ghìm sâu vào, tên nọ lỡ trớn té xuống biển.
- Biết ta là ai chưa?
Chưa dứt lời, Tư Hiền đã gài ngọn roi của tên còn lại xuống sạp. Hắn cố sức gỡ lên nhưng không xuể, rốt cuộc đành quì xuống:
- Nói thiệt với ông, tôi là ăn cướp biển. Lâu nay tôi từng gặp nhiều người tài giỏi nhưng chưa ai bằng ông. Tên thiệt tôi là Năm Bùn.
Tư Hiền đáp:
- Tại sao đánh một người già cả, nghèo hơn mình? Con gái của người ta mày giấu ở đâu? Mau trả lại. Ðồ du côn!
Năm Bùn năn nỉ:
Con Lài buột miệng:
- Ðừng... Tội nghiệp người ta.
- Không sao đâu. chiều mai, con rủ nó lại ăn cơm... Sẵn dịp ba mời nó uống rượu, thứ rượu “rắn giao đầu”.
Nghe đến rượu “rắn giao đầu”, con Lài liếc nhìn chai rượu thuốc để trên bàn thờ. Trong chai, ngâm hai con rắn mà ba nó lượm được hồi năm ngoái! Con rắn nước nuốt con rắn trun, có lẽ nuốt không vô nên hai con đều chết. Ba nó lượm đem về ngâm rượu.
Nó hỏi:
- Uống chết không ba? Con sợ quá.
- Gì mà sợ. Rượu đó làm cho trai với gái thương nhau như rắn. Uống vô, thằng Lợi không bao giờ bỏ con được. Trăm sự, nó đều thiệt tình. Con nhớ gạn hỏi nó một điều này mà thôi...
- Ðiều gì ba?
- Cái toa thuốc thoa vô tay mà rắn không cắn của ba nó xài hôm trước, đằng cây thị trước miễu ông Tà: Nhớ hỏi cho kỳ được. Bằng không, ba giết chết cả hai đứa như giết rắn. Từ nay hai đứa bây là hai con rắn... Vì chất rượu này...
o0o
Lá rụng ơi lá rụng!
Từng chiếc lá tràm bay lả tả như bươm bướm mỏi cánh, đáp nhẹ xuống mặt nước từ trong ngọn rạch trôi dài ra.
Con Lài nhìn dòng nước uốn khúc qua voi, qua vịnh như con rắn bò, thứ rắn có khoang màu vàng, con rắn hổ sơn. Nó vụm mặt lại để che cái hình ảnh đó. Nhưng nào được! Kìa chiếc xuồng của thằng Lợi bơi lướt tới, vạch ra hai làn bọt nước lốm đốm trắng như con bạch hoa xà... Lập tức nó xuống bến, bơi theo, mãi đến khi xuồng thằng Lợi ghé bên bờ đìa, kế gốc cây bình bát.
Thằng Lợi day lại cười:
- Ði đâu vậy cô Hai... Rắn bông súng?
Con Lài sực nhìn chiếc áo có bông đang mặc.
Nó e thẹn, liếc thằng Lợi:
- Em giống như con rắn bông súng. Còn anh, áo đen mốc như con rắn hổ đất. Cười em làm chi.
- Rắn đâu dám cười rắn. Nó vừa nói vừa nắm tay con Lài.
Con Lài rút tay ra cho có lệ. Nó bước qua xuồng, nhã vào lòng thằng Lợi.
- Anh à!
- Cái gì đó, hở rắn!
- Thiên hạ thấy, họ cười chết.
- Ai thấy mà cười? Chung quanh đây cái gì cũng là rắn như hai đứa mình. Thí dụ như mấy sợi dây choại, dây bòng bong kia...
Con Lài gật đầu:
- Phải, dây choại, dây bòng bong giống như rắn lục, nó xanh tươi. Còn đám cỏ bồn bồn đằng kia, nó dẹp lép quả thật là rắn lá... Nhánh củi khô, kế đó, anh thấy không anh Lợi?
- Nó là con rắn nẹp nía, da nó xù xì...
- Em suy nghĩ thấy sao kỳ quá, anh à. Rắn có thù oán gì với loài người, cớ sao loài người thù oán rắn. Như dây choại, cỏ bồn bồn, nhánh củi khô rất ích lợi cho con người.
Thằng Lợi vuốt mái tòc con Lài:
- Vậy nên rắn mới buồn bực trong lòng, tụ họp lại. Con rắn này tìm con rắn kia làm bạn với mình cho vui. Rắn với rắn thương nhau lắm.
- Nó có cắn nhau không anh?
- Ðâu có. Mà nó cũng không muốn cắn loài người. Người nào biết điều thì rắn không cắn.
- Biết điều là sao?
- Là biết nói chuyện với rắn. Nói chuyện bằng hơi tay, thí dụ như ba của anh...
Con Lài cố giữ trầm tĩnh, biết rằng nãy giờ nó đã nói chuyện mhảm vì uống rượu rắn giao đầu, nhưng nó nhớ lời ba nó căn dặn...
- Hơi tay của ba anh có gì mà nói chuyện được. Anh có cái hơi đó không? Tay anh đâu rồi.
Thằng Lợi xoa bay rồi đưa trước mặt con Lài?
- Phải có “ngải mọi”. Em biết thứ ngải đó không? Múc bột nó làm bánh ăn ngon lắm. Ăn bánh ngải rồi uống nước chanh. xong xuôi, nằm xuống hút một điếu á phiện với cái dọc tẩu làm bằng sừng “con dinh”.
Con Lài lắng nghe từng tiếng rồi hỏi tiếp:
- Hút á phiện rồi làm gì nữa?
- Rồi thì vợ chồng dắt tay nhau dạo kiểng, ngắm cái bông huê xà...
- Bông huê xà là thứ gì?
- Huê xà là huê xà. Ba của anh nói lại sau rốt.
Con Lài lẩm bẩm:
- Ngải mọi, nước chanh, á phiện, sừng dinh, huê xà. Toa này năm vị. Mình nhớ đủ hết.
o0o
Năm Ðiền với đứa con gái bỗng nhiên chết ngã lăn tại nhà.
Tin đó truyền ra nhanh chóng. Cả rạch Thuồng Luồng, ai nấy chưng hửng. Mấy ông thầy rắn xúm lại khám nghiệm rồi quả quyết:
- Chết vì rắn. Dấu răng rắn hổ. Chắc chắn có rắn hổ nuôi trong nhà, nó phản lại chủ.
Chờ cho thưa khách, thầy Hai Rắn tới, cầm bàn tay của hai nạn nhân nọ mà ngửi. Nước mắt của thầy bỗng dưng tuôn xuống. Chợt nhìn chai rượu thuốc “rắn giao đầu” trên bàn thờ, thầy lắc đầu, thở dài.
Ðêm đó, thầy kêu thằng Lợi ra sân mà nói:
- Mai này cha phải đi. Con ở lại một mình. Cha buồn lắm. Họ dụ dỗ con để khám phá bí mật, cha biết vậy. Nhưng trăm sự cũng vì toa thuốc nọ thiếu cây huê xà nên không linh nghiệm. Cây đó khó kiếm lắm. Cha con Năm Ðiền tưởng là cha nói gạt chớ sự thật nó có: dây đó tròn bằng mút đũa, vằn vện như da rắn. Phải tìm ở chót núi ông Cấm, tìm cả tháng mới gặp một cây. Con Lài chết, có lẽ vì Năm Ðiền không tin con gái nên cho rắn cắn nó trước. Chừng thấy con chết, y buồn quá nên tự tử theo, không muốn chuyện đổ bể ra e mất thể diện với bạn đồng nghề. Nghề rắn nó nghiệt như vậy đó!
Ðêm sau thầy Hai Rắn trốn xóm riềng, trốn đứa con trai mà đi mất.
Còn thằng Lợi ở lại. Tội nghiệp biết chừng nào! Nó nào hiểu tại sao loài người bày đặt ra thuốc rượu “rắn giao đầu” để dụ dỗ lẫn nhau, trong khi cái tình yêu tự nhiên còn keo sơn h
  • Ông già xay lúa
  • Cây huê xà
  • Chiếc ghe “Ngo”
  • Cô Út về rừng
  • Con Bảy đưa đò
  • Ðảng “cánh buồm đen”
  • Ðóng Gông Ông Thầy Quít
  • Đồng Thanh Tương Ứng
  • Hát bội giữa rừng
  • Hương rừng
  • Miễu Bà Chúa Xứ
  • Một cuộc biển dâu
  • Mùa “len” trâu
  • Người mù giăng câu
  • Sông Gành Hào
  • Tình nghĩa giáo Khoa Thư
  • ---~~~mucluc~~~--- ---~~~cungtacgia~~~---
    !!!961_5.htm!!!ght:10px;'>
    Dầu xa nhau nữa cũng đừng tiếng chi,
    Bây giờ, con Bảy đưa đò đã già; người ở chợ vàm lại kêu bằng dì Bảy Ðò. Cứ mỗi sáng, dì ngồi đó nhưng tâm trí bâng khuâng theo câu hát nói trên. Chàng trai trẻ năm xưa như con nhạn bay xa. Phận của dì ví như con le bơi lội lẩn quẩn trong ao hồ nhỏ hẹp. “Dầu xa nhau nữa cũng đừng tiếng chi”. Phải chăng là dì năn nỉ chàng trai năm xưa đừng khinh dì là người kém lòng yêu non nước? Mấy năm rồi, dì không còn đưa đò nữa. Ngang kinh Xàng đã có cây cầu sắt. Trên, xe hơi chạy. Dưới, tàu đò đưa. Ngay tại vàm xóm nhà cũ lần lần tản ra, nhường chỗ cho một nhà lồng chợ.
    Hồi nào thênh thang trời rộng sông dài, giờ đây dì ngồi lì một chỗ. Hồi nào trăng trong gió mát, giờ đây dì phải chịu đựng từ hừng đông tới lúc tan chợ trưa, bên một lò lửa cháy và một nồi nước sôi! Nãy giờ chúng tôi quên nói rõ: dì chuyên bán thịt heo luộc.
    Nếu thời xưa dì nổi danh về câu hát câu hò, ngày nay món thịt heo luộc của dì cũng ngon ngọt không đâu sánh kịp. Thịt heo già, thịt heo nái mà dì luộc rồi thì cũng trở nên mềm mại, không dai, da thật dòn. Bởi vậy, lắm người ở chợ lân cận đến đây tìm mua cho được để nhậu hoặc ăn với bánh hỏi.
    Lắm người khách tò mò:
    - Dì Bảy à, Dượng Bảy đâu rồi! Sao ở đây không ai biết cả?
    Dì đáp:
    - Dượng Bảy đâu còn! Cũng như không. Dì... ở góa hằng chục năm rồi mấy cháu à...
    - Làm sao thịt heo của dì luộc ngon quá vậy? Chỉ cho chúng tôi học với.
    - Có khó gì đâu. Nhưng... mà khó lắm! Phải luộc trong nồi nước có để chút xíu phèn. Ðừng cho nước quá sôi mà hại đó mấy cháu! khi nước sôi thì đổ vô một lon nước lạnh. Cứ như vậy hoài. Dì chỉ cho nhiều người nhưng họ luộc không ngon, nói rằng dì giấu nghề...
    - Ờ... nghe mấy bà già nói rằng hồi đó dì đưa đò, hò hát hay lắm phải không dì Bảy? Dì nhớ lại, dạy dùm chúng tôi...
    Thiệt là khó quá. Không dạy, e mang tiếng làm hiểm. Mà dạy thì dạy làm sao? Ngồi đây mà nhớ đến cái thời xuân xanh năm nào! Nó như chiếc lá già rụng, mục nát trở về lòng đất để làm phân cho nghững cây tơ khác đâm lộc nẩy hoa. Nó như một chiếc xuồng cũ kéo lên trên đất khô, phơi dưới ánh nắng day gắt. Còn đâu hơi gió cũ? Còn đâu ánh trăng xưa? Còn đâu hơi thở, còn đâu dáng người? Còn đâu bến sông “nhánh bần gie con đốm đậu”?
    Buộc lòng dì Bảy nói một câu:
    - Cái việc hò hát cũng như cái việc luộc thịt heo vậy. Ai làm cũng được. Cách thức dễ ợt. Nhưng mà công phu lắm.
    - Công phu là thế nào dì Bảy?
    Im Lặng, chập sau dì đáp:
    - Ở đây, hồi đó có người nói là cần “một tấm lòng”.

    Dầu xa nhau nữa cũng đừng tiếng chi,
    Bây giờ, con Bảy đưa đò đã già; người ở chợ vàm lại kêu bằng dì Bảy Ðò. Cứ mỗi sáng, dì ngồi đó nhưng tâm trí bâng khuâng theo câu hát nói trên. Chàng trai trẻ năm xưa như con nhạn bay xa. Phận của dì ví như con le bơi lội lẩn quẩn trong ao hồ nhỏ hẹp. “Dầu xa nhau nữa cũng đừng tiếng chi”. Phải chăng là dì năn nỉ chàng trai năm xưa đừng khinh dì là người kém lòng yêu non nước? Mấy năm rồi, dì không còn đưa đò nữa. Ngang kinh Xàng đã có cây cầu sắt. Trên, xe hơi chạy. Dưới, tàu đò đưa. Ngay tại vàm xóm nhà cũ lần lần tản ra, nhường chỗ cho một nhà lồng chợ.
    Hồi nào thênh thang trời rộng sông dài, giờ đây dì ngồi lì một chỗ. Hồi nào trăng trong gió mát, giờ đây dì phải chịu đựng từ hừng đông tới lúc tan chợ trưa, bên một lò lửa cháy và một nồi nước sôi! Nãy giờ chúng tôi quên nói rõ: dì chuyên bán thịt heo luộc.
    Nếu thời xưa dì nổi danh về câu hát câu hò, ngày nay món thịt heo luộc của dì cũng ngon ngọt không đâu sánh kịp. Thịt heo già, thịt heo nái mà dì luộc rồi thì cũng trở nên mềm mại, không dai, da thật dòn. Bởi vậy, lắm người ở chợ lân cận đến đây tìm mua cho được để nhậu hoặc ăn với bánh hỏi.
    Lắm người khách tò mò:
    - Dì Bảy à, Dượng Bảy đâu rồi! Sao ở đây không ai biết cả?
    Dì đáp:
    - Dượng Bảy đâu còn! Cũng như không. Dì... ở góa hằng chục năm rồi mấy cháu à...
    - Làm sao thịt heo của dì luộc ngon quá vậy? Chỉ cho chúng tôi học với.
    - Có khó gì đâu. Nhưng... mà khó lắm! Phải luộc trong nồi nước có để chút xíu phèn. Ðừng cho nước quá sôi mà hại đó mấy cháu! khi nước sôi thì đổ vô một lon nước lạnh. Cứ như vậy hoài. Dì chỉ cho nhiều người nhưng họ luộc không ngon, nói rằng dì giấu nghề...
    - Ờ... nghe mấy bà già nói rằng hồi đó dì đưa đò, hò hát hay lắm phải không dì Bảy? Dì nhớ lại, dạy dùm chúng tôi...
    Thiệt là khó quá. Không dạy, e mang tiếng làm hiểm. Mà dạy thì dạy làm sao? Ngồi đây mà nhớ đến cái thời xuân xanh năm nào! Nó như chiếc lá già rụng, mục nát trở về lòng đất để làm phân cho nghững cây tơ khác đâm lộc nẩy hoa. Nó như một chiếc xuồng cũ kéo lên trên đất khô, phơi dưới ánh nắng day gắt. Còn đâu hơi gió cũ? Còn đâu ánh trăng xưa? Còn đâu hơi thở, còn đâu dáng người? Còn đâu bến sông “nhánh bần gie con đốm đậu”?
    Buộc lòng dì Bảy nói một câu:
    - Cái việc hò hát cũng như cái việc luộc thịt heo vậy. Ai làm cũng được. Cách thức dễ ợt. Nhưng mà công phu lắm.
    - Công phu là thế nào dì Bảy?
    Im Lặng, chập sau dì đáp:
    - Ở đây, hồi đó có người nói là cần “một tấm lòng”.
    --!!tach_noi_dung!!--


    Nguồn: DacTrung.com
    Được bạn: Thành Viên VNthuquan đưa lên
    vào ngày: 27 tháng 12 năm 2003

    --!!tach_noi_dung!!--
    Cô Út về rừng
    --!!tach_noi_dung!!--
    Ðảng “cánh buồm đen”
    --!!tach_noi_dung!!--
    Truyện Cùng Tác Giả Bác vật xà bông Bắt sấu rừng U Minh Hạ Con Bảy đưa đò Hai ông già Hết Thời Oanh Liệt HỒI KÝ SƠN NAM (T I) Hồn người trong ly rượu Hương Rừng Cà Mau Kho Vàng Lịch Sử Khẩn Hoang Miền Nam

    Xem Tiếp »