Chương Hai Mươi Sáu

Con chị gục đầu chống vào phần tựa của chiếc ghế trước mặt. Cảm giác háo hức vì được đi xe hơi lần đầu tiên và xôn xao vì được về thăm quê ngoại bị tiêu tan khi chiếc xe đò nặng nề leo lên dốc của đèo Cả. Trong khi chiếc xe từ từ xuyên qua ngọn đèo ngoằn ngoèo, con chị nôn thốc nôn tháo không ngừng vào trong chiếc bao ni lông trắng mà mẹ nó chuyền vào tay. May mắn cho nó là được ngồi sát cửa sổ của xe đò cho nên khi túi ni lông đầy thức ói mửa nó có thể quẳng xuống đường đèo để vòi cái khác. Mùi hơi người quyện lẫn mùi xăng và khói xe làm nó cảm thấy khó chịu. Đầu nhức, cổ lờn lợn và bụng xông xốc bởi những cái thắng gấp của chiếc xe; nó cảm thấy mệt lả. Vật đầu ngửa ra sau, nó nhắm mắt lại để cố giảm bớt cơn chóng mặt và kềm hãm những cơn ói kế tiếp.
Con em ngồi cạnh, nhăn mặt:
- Chị Hạ mửa hôi quá hà! Sao chị mửa nhiều dữ vậy? Chị bị đau hả?
Con chị chưa kịp trả lời, vi cúi đầu xuống ói thốc vào trong cái túi ni lông chứa lõng bõng thức ăn và nước dãi nhầy nhụa mà nó chưa kịp quẳng ra ngoài xe.
Bà mẹ đang cúi đầu lúi húi lục trong cái giỏ dưới chân, kiếm thêm  túi ni lông, dúi vào tay con em:
- Giữ cái túi ni lông này cho chị! Đây là cái túi ni lông cuối cùng. Nếu chị con còn mửa nữa, phải mửa ra ngoài xe thôi. Chị con mửa không phải vì bị đau đâu mà vì say sóng đó!
Con em tròn mắt ngạc nhiên
- Mình  đâu có đi biển đâu mà say sóng vậy má?
- Say sóng là đi xe hơi không quen bị mửa.
- Con cũng đi xe lần đầu tiên sao con không bị say sóng?
- Có lẽ tại con khỏe hơn chị.
- Nhưng mà bây giờ chị Hạ mửa hôi quá làm con cũng muốn mửa theo! Con em bịt mũi than.
Bà mẹ cằn nhằn:
- Tối hôm qua má đã nói ngủ sớm đi mà hai đứa không chịu nghe! Ngủ không đủ, hay bị say sóng khi đi xe hơi lắm mà! Thôi thì giữ cái túi ni lông đó đi, có mửa thì mửa vào trong đó!
Con chị không nói được lời nào. Nước mắt nước mũi nó trào ra tràn đầy trên mặt. Chưa kịp gạt tay lau, nó lại cúi xuống, đưa miệng vào chiếc bao ni lông ói ra những giòng nước xanh, rồi nước vàng. Nhăn mặt, nó quẳng túi ni lông xuống đường và rùng vai liên tiếp. Bà mẹ vội vàng đứng dậy bảo con em thay chỗ ngồi. Đỡ đầu con chị nghiêng vào vai, bà rút khăn lau mặt, xoa dầu cù là vào cổ và trán nó, rồi bảo:
- Con để đầu xuống đây đi! Nhắm mắt lại cho đỡ chóng mặt thì không bị mửa nữa. 
 Nghe lời, con chị ngả đầu xuống, lăn vòng trên đùi mẹ, nhắm mắt. Miệng nó đắng ngắt vì chất nước xanh vàng vẫn còn vương trong cổ họng. Nó muốn xin mẹ nó nước uống để làm sạch cái cổ đắng nhưng lại sợ bị ói nữa nên đành nằm yên. Đầu của nó bị xóc lên xuống theo nhịp chạy của xe, và thỉnh thoảng bị tuột xuống bởi những lần xe thắng gấp nhưng sau đó được giữ lại và được vuốt ve bởi đôi bàn tay dịu dàng của bà mẹ và nó an  tâm  rơi vào giấc ngủ bình yên. Vài giờ sau, tiếng nói xôn xao của mọi người làm cho con chị choàng tỉnh. Nó giương đôi mắt ngái ngủ nhìn mẹ.
- Đã đến nơi rồi hả má?
Bà mẹ gật đầu:
 - Đã đến bến xe Tuy Hòa rồi nhưng con cứ nằm một chút nữa đi. Chờ người ta đi xuống hết rồi mình xuống.
Con chị vùng dậy, nhìn qua cửa xe. Nhiều người đi tới lui chộn rộn giữa mấy chiếc xe đò trên bãi đậu. Họ gọi nhau, nói chuyện với nhau với những âm thanh lạ kỳ, lúc thì nhão nhoẹt lúc thì nặng nề chói tai.
Con em  vươn vai, vừa ngáp, vừa hỏi:
- Ủa! Đã đến quê ngoại, đến nhà ngoại rồi hả má?
Bà mẹ khom lưng rút hai chiếc giỏ dưới gầm ghế ra vừa trả lời
- Chưa đâu con. Mình chỉ mới tới Tuy Hòa thôi chứ chưa đến nhà ngoại. Mình phải đón xe lam lên ngã ba Quốc lộ rồi đi bộ lên Minh Đức mới tới.
Đôi mắt con em sáng rực, tỉnh hẳn cơn ngái ngủ:
- Đi bộ nữa? Trời ơi! Sao mình phải đi bộ? Mình phải đi  bộ xa lắm không hả má?
- Chắc là khoảng ba cây số thôi con. Thường thường từ sáng sớm đến trưa hay có xe ngựa đi từ Ngã Ba Quốc Lộ vào làng Minh Đức nhưng bây giờ đã ba bốn giờ chiều rồi không còn xe ngựa nữa. Mặc may thì đón được xe ngựa còn không thì phải đi bộ thôi.
Xuống xe lam là lúc trời đã về chiều và quả như bà mẹ nói, ba mẹ con không tìm thấy xe ngựa nào đi về  phía làng Minh Đức. Hai tay hai chiếc giỏ nặng trĩu, bà mẹ vội vã bước nhanh về phía trước, hai đứa nhỏ xách hai chiếc giỏ nhỏ đi chầm chậm theo sau. Trên đường đất thoai thoải mà dọc hai bên là những ngôi nhà mái tôn vách đất được xây trên  cao,  con chị ý thức được nó đang đi dần dần xuống một con dốc đất. Những làn gíó mát rượi từ dưới dốc thổi lên làm nó cảm thấy dễ chịu. Vừa đi vừa hít thở không khí trong lành, con chị khoan khoái mỉm cười. Nó thà đi bộ và hít khí trong lành còn hơn bị tù túng ngồi chẹt trong xe và ói mửa không ngừng. Đến lúc ấy nó không còn nghĩ chuyện đi xe hơi bác Cả là ao ước của nó nữa. Bất chợt, một giọng nói  đầy luyến âm và láy nhão cắt đứt giòng tư tưởng của nó:
- Coi nẫu chớ bay! Nẫu ăn mặc cái kiểu gì lạ chưa bay!
Đưa mắt nhìn bên vệ đường, con chị  bắt gặp những ánh mắt tò mò của những đứa trẻ ở cùng độ tuổi đang ngưng trò chơi đá cầu. Sắc phục đơn giản và nước da đen cháy của chúng làm con chị  chăm chú nhìn kỹ hơn. Đa số bọn chúng đi chân đất, con trai ở trần mặc quần đùi nâu hay đen, con gái mặc quần đen và áo ba bà màu sẫm. Khi đi qua mặt bọn chúng, mặc dù đi gần sát, nó chỉ hiểu được bập bõm vài chữ mà bọn con nít đang nói chuyện với nhau. Nghi hoặc bọn nhỏ nói xấu điều gì về mình, con chị mắc cở, nhấc cánh tay đang xách chiếc giỏ nhỏ lên cao để kéo vành mũ xuống che khuất đôi mắt. Con em ngoài cổ nhìn bọn chúng, chỉ tay bảo con chị:
- Coi kìa chị Hạ! Chiều rồi mà tụi nó còn đi chân không! Tụi nó còn dơ hơn tụi mình đó chị!
Con chị nói nhỏ:
- Kệ tụi nó! Ngó tụi nó làm chi cho tui nó để ý.
Mấy đứa nhỏ tinh nghịch ném vài hòn đất nhỏ sau lưng hai chị em. Quay phắt người ra sau, hai đứa trợn mắt, gườm gườm nhìn bọn trẻ. Chưa kịp nói lời đay nghiến nào để trả đũa hành vi chọc phá, cả hai há hốc miệng, lắng nghe những người lớn đang đứng gần đó mắng bọn trẻ xối xả:
- Chơi “dãy sao” bay? Khiến nẫu chửi hửng? Đi dìa đi! Đừng chơi ở dây nữa!
Một người đàn ông đạp xe đạp chạy ngang ngoái đầu nhìn bà mẹ, hỏi trống không:
- Dìa Minh Đức phải không “dãy”? Quá giang xe không?
Bà mẹ nói to đáp lại:
- Dạ không cảm ơn anh. Tui đi có tới ba mẹ con còn bao nhiêu giỏ xách nữa làm sao anh chở cho hết
Ông ta ngừng xe, hỏi tiếp:
- Dìa nhà ai ở Minh Đức “dãy”? Muốn chở dùm một đứa không?
Hai đứa nhỏ nhìn người đàn ông lạ lắc đầu nguầy ngậy trong khi bà mẹ đặt hai chiếc giỏ xuống đường, vừa lau trán vừa tươi  cười:
- Tụi này không bao giờ để người lạ chở đâu anh!  Nếu có tiện đường thì anh làm ơn ghé vào nhà bà Năm Điền nhắn dùm có con Ba Háo ở Nha Trang về thăm. Tui cảm ơn anh nhiều lắm.
- Được rồi! Tui đi ngang ngõ đó mà. Để tui báo bả cho!
Dứt lời, người đàn ông đạp xe vùn vụt xuống dốc và ba mẹ con với những chiếc giỏ nặng trĩu đi sau.
Cuối con dốc, hai dãy nhà bên đường chấm dứt bằng những khóm tre cao ngất. Trước mặt ba mẹ con là cánh đồng bao la bát ngát. Cánh đồng giục bà mẹ nhanh bước mặc dù hai chiếc giỏ oằn nặng như muốn tuốt hai cánh tay bà ra khỏi thân. Con em bước nhanh theo mẹ. Nó xuýt xoa luôn miệng:
 - Quê ngoại đẹp quá! Đẹp nhất trên thế gian này đó má!
Con chị im lặng bước chầm chậm đàng sau. Nó không ghẹo con em khi con này nói những chữ “đẹp nhất trên thế gian” như những lần trước. Cái đẹp thực tế của cánh đồng hoàn toàn thu hút nó. Chưa bao giờ, ngay cả trong cảnh thần tiên khi mơ mộng và tưởng tượng, nó thấy màu xanh lá cây nào đẹp như những màu xanh lá của cánh đồng trước mặt. Màu xanh phơi phới của cỏ, xanh mơn mởn của lúa non, xanh vàng của lúa đang chín, xanh lá cây tươi của những khóm chuối, xanh nhạt nhòa của những khóm tre, và xanh lá nâu thẫm của cây cối phủ trên những ngọn núi xa xa, đều đón chào nó nồng nhiệt như chúng đang khoe tất cả màu xanh lá cây đẹp  nhất của trần gian. Đôi mắt con chị đói khát nuốt chửng những làn sóng lúa xanh đang đuổi nhau tận tít chân trời. Nó mơ mộng là người lữ hành tự do đang lang bạt trên con đường đất vắng mà hai bên đường chỉ có một màu xanh lục và xanh lá non. Những màu xanh thiên nhiên đang lung linh nhảy múa và reo vui với những cơn gió như đang reo vui trong ý nghĩ của nó. “Quê ngoại của mình đẹp lắm! Đẹp đến nỗi không nơi nào sánh bằng, chứ không phải là ‘xứ nẩu’ mà các cô hay châm biếm đâu!” Hít sâu mùi thơm của lá, và của lúa, con chị khoan khoái ngẩng đầu lên. Bầu trời xanh ở trên cao với những cụm mây trắng như bông dường như rơi xuống thấp hơn để đùa vui với đàn chim cánh trắng đang bay la lả. Nó hân hoan  đón những cơn gió thơm mùi lúa chín và mùi cây cỏ quyện lại trong khi bước đều đặn theo sau mẹ và em.
Đi hết cánh đồng, ba người  đi chầm chậm vào ngôi làng nhỏ nơi có rất nhiều vườn chuối và nhà tranh vách đất. Bà mẹ vẫn là người đi đầu, con em bám chặt theo sau và con chị đi tuột xa tít sau cùng. Một vài người bên đường đi theo bà mẹ hỏi một vài câu lớn tiếng như tiếng nói của người đàn ông họ gặp trên con dốc. Những câu hỏi trong trỏng, trống không, đứt đoạn, không đầu không đuôi, không chủ ngữ, không vị ngữ, và cũng không rõ ràng dành cho người nào. Ngang qua nhóm chợ chiều, con chị nhíu mày khó chịu nghe những câu hỏi như hỏi cung do ba người đàn bà đặt ra khi họ vây quanh bà mẹ và con em giữa đường
- Chời quơi! Con Ba Háo đây na bay? Lấy chồng ở thành phố từ “năm nẵm” giờ mới dìa sao hả Háo?
- Mấy đứa con gái của mày lớn chừng dầy rồi hửng? Lấy chồng thành thị cách gì mà con lớn chừng dầy mới về quê “dãy” mày?
- Mày biết ba mày chết chưa “dãy” Háo? Tệ gì mà tệ dữ “dãy” mày! Ông Năm Điền bịnh nặng nhắn mày mấy bận, chờ mày hết ngày này sang ngày khác mà sao mày đành tâm không dìa “dãy”mày? Chời quơi! Lấy chồng thành thị cách gì mà cha chết không dìa gặp mặt “dãy”!
Bà mẹ ậm ừ trong miệng một vài lời gì đó mà con chị, dù đã đi đến sát bên cạnh bà, không thể nào hiểu được bà đang chào mấy người đàn bà kia hay qua loa những lời vô nghĩa để tránh khỏi trả lời những câu hỏi tò mò đường đột. Nó liếc ba người đàn bà đi chân đất, quần ống cao ống thấp, và những chiếc nón lá rách tả tơi với ánh nhìn ác cảm. Tiếng nói “đồ dân nẫu” vang lên làm nó thảng thốt. Nó nhận ra tiếng nói ấy không phải là tiếng nói của bà bác Cả hay cô Út mà chính là tiếng nói khe khẽ thốt ra từ trong hai hàm răng của nó. Nó cũng nhận ra rằng tiếng nói xúc phạm vừa qua không phải xuất phát từ trong đầu mà thật sự từ trong miệng của nó. Cho dù tiếng nói ấy có khẽ đến độ chẳng ai nghe được, nó ân hận vì đã nói những chữ hỗn xược. Nó trách những người đàn bà quá nhiều chuyện khiến cho nó đã thốt ra những chữ mà nó từng ghét cay ghét đắng mỗi khi nghe mẹ nó bị làm bẽ mặt trong khuôn viên nhà họ Hoàng. Nó suy nghĩ và tự an ủi lương tâm là những chữ “đồ dân nẫu” từ miệng nó không phải bắt nguồn cách phục sức mộc mạc bình dân của những người ở quê ngoại mà bởi vì cung cách ba người đàn bà nông thôn mới gặp này đối xử với mẹ nó giữa đườny trái mận trên đất cho chị.
Con em luyến tiếc nhìn theo cái móc của cây sào do chị nó hướng về phía ngoài bức thành trước khi làm theo lời yêu cầu của con này. Nhặt được vài trái, nó thấp thỏm vói lên bức thành chỉ trỏ:
- Cái chùm kia kìa chứ không phải cái chùm chị tính khèo đâu!
- Chùm nào? Này phải không?
- Không phải! Chùm ngoài kia kìa!
- Này phải không?
- Đúng rồi!
Con chị cằn nhằn:
- Khèo chùm này nữa thôi là mình đi cất cây “khèo” này liền chứ má về bắt gặp là mình bị đánh chết!
Đám trẻ hàng xóm đang chơi ngoài bức thành trước căn nhà nhỏ, nghe tiếng nói của hai chị em con nhỏ và thấy cái móc sào, ngừng chơi, chạy đến bám vào chỗ bức thành  sát cạnh cây mận xanh. Dí mặt sát vào các lỗ thành chúng thì thầm hỏi:
- Hai chị em mày đang hái mận hả?
-  Cho tụi tao mận với nghen Hạ, nghenVy! Con Hồng nói.
- Cho Hoa mận với đi Vy! con Hoa nói.
- Cho tụi tao mận đi Hạ! Nhớ hôm trước mày hứa gì với tụi tao không vậy? Đút mận qua cái lỗ này cho tụi tao đi! Thằng Mẫn nói.
Con em hỏi chị:
- Mình cho tụi nó không chị?
- Cho đi! Lượm cho tụi nó hết đi rồi chị khèo nữa cho.
 Con em nghe lời chị, nhặt mận chuyền qua các lỗ thành cho đám trẻ hàng xóm. Mấy đứa trẻ nhận mận, đứa nhiều đứa ít, tranh cãi ầm ĩ:
 - Mày lấy gì mà lấy nhiều vậy? Thằng Mẫn hỏi.
 - Nó đưa cho tao mà! Con Hoa nói.
 - Nó ở trong thành không thấy đứa nào nên đưa đại, mình phải chia nhau đồng đều chứ! Thằng Mẫn nói to.
Con Hoa cãi toang toáng:
- Con Vy bạn tao mà! Nó đi học với chị em tao, nhà nó ở sát nhà tao, nó cho tụi tao nhiều là đúng rồi!
Thằng Mẫn thò đầu lên trên bức thành nói vọng vào:
- Ê, Hạ! Vy! Sao tụi mày cho tụi tao không đồng đều vậy? Nhớ hôm trước tao chia cho tụi mày trứng cá không? Tao chỉ có một trái mận mà...
Thằng Mẫn chưa nói dứt lời, con chó Kiki từ trong sân gạch chồm ra sủa dữ tợn:
- Gầu! Gầu! Gầu!..
Thằng Mẫn hốt hoảng nhảy phóc khỏi bức tường thành, la to:
- Chó! Chó cắn tụi bây ơi!
Con Kiki lồng lên nhảy chồm cao đến tận đỉnh thành, dữ tợn nhe răng gầm gừ:
- Gừ...Gầu! Gừ...Gầu! Gừ...gầu!
Bọn trẻ la to:
- Chạy tụi bây ơi! Chạy chớ chó cắn!
Đám trẻ chạy dạt xa khỏi bức thành. Đứa nhát gan vượt sang đường lộ nhìn lại. Đứa dạn dĩ hơn đứng ở vệ đường sát đường xe chạy lượm đá ném vào.
Con chị gác cây sào trên thành, thò đầu ra ngoài la lối:
- Ê! Tụi mày chơi gì kỳ vậy? Sao ném đá vào nhà tụi tao?
Thằng Mẫn nói:
- Ai biểu tụi mày xịt chó cắn tụi tao làm chi?
Con chị cãi lại:
- Tụi tao xịt chó cắn tụi mày hồi nào? Tụi mày ồn quá nên chó nhà tao mới sủa tụi mày chớ!
Thằng Vinh cằn nhằn:
- Ai biểu mày không cho đồng đều để thằng Mẫn tức làm chi!
- Tụi tao cho không đồng đều hồi nào? Tụi mày...
Chưa dứt câu, con chị nghe tiếng hét sau lưng:
- Hai đứa kia vào đây!
 Nó giật mình quay lại. Trên hiên của ngôi nhà lớn, ông bác Cả trai trong bộ pijama trắng, đứng uy nghiêm với chiếc gậy ba-toong trên tay. Hoảng sợ, nó quẳng cây sào xuống đất, líu ríu bước theo em đến khóm hoa bông bụt tây cạnh hiên hành lang. Khoanh tay và cúi đầu, cả hai đứa đều nhìn xuống đất.
Trên hiên cao, ông bác Cả vung cây ba-toong chỉ về hướng cây mận, nói lớn:
- Buổi trưa không cho ai nghỉ, ra tụ tập với lũ đó làm ồn hả?
Con em run rẩy:
- Dạ tụi con...
- Ai cho chơi với tụi đó?
Con chị ngước mắt lên nhìn ông. Đã lâu lắm nó mới được gặp ông bác Cả của nó và đứng chính diện với ông dù bao lần trước đó nó thường đi ra vào cái cổng trước ngôi nhà lớn. Khuôn mặt tức giận của ông bác Cả khác lạ với khuôn mặt nghiêm nghị và trầm tĩnh ngày thường và càng khác xa một trời một vực khuôn mặt điềm đạm và đầy nhân ái trong sự tưởng tượng của nó. Qua câu ca dao tục ngữ mà mẹ nó dạy “Mất cha còn chú, mất mẹ bú vú dì “, nó đã nuôi hy vọng và chờ đợi ngày hội ngộ đầm ấm giữa bác cháu. Thế mà cái ngày hội ngộ tốt đẹp với những lời dạy  bảo ân cần trong trí tưởng tượng của nó đã bị xóa sạch đi bởi những lời la mắng thịnh nộ vừa nghe. Niềm oán giận từ từ dâng lên trong lòng nó và nó đã xoáy ánh nhìn thẳng vào mắt ông ta:
- Con thích chơi với tụi đó bởi vì trong khuôn viên nhà này không ai nuốn chơi với lũ dơ dáy “mọi rợ” như chúng con.
Dứt câu nói, nó tưởng tượng cái gậy ba-toong kia sẽ bổ vào đầu nó và nó rồi sẽ nói thêm là:
- Tụi con nghèo, tụi con chỉ chơi với những đứa trẻ nghèo mà thôi. Còn tất cả những người bà con sang trọng trong gia đình họ Hoàng không phải là bạn chúng con.
  Lạ lùng thay, câu nói đầu tiên của nó đã dập tắt ngay sức nóng của đôi mắt ông bác Cả. Cái cây gậy ba-toong trên tay ông từ từ thỏng xuống, chao đảo chạm trên một cái ô gạch bông của hiên nhà. Ông bác Cả nhìn nó chăm chăm, nín lặng.
Qua màn nước mắt, con chị nói thêm:
- Con không muốn mang họ Hoàng! Tụi con không xứng đáng là người của họ Hoàng! Từ lúc ba con mất thì cái họ Hoàng cũng mất theo. Con không sung sướng gì với cái họ nổi tiếng này đâu. Đến một ngày nào đó con sẽ đổi họ. Con nhất định sẽ đổi họ chứ không muốn những người mang cùng một họ mà thường hay chà đạp và khinh khi ba má của con.
Ông bác Cả sững sờ với những lời nói không ngờ vừa được nghe. Không một lời nào, ông quay vào phòng khách. Con chị lau nước mắt sụt sùi đi theo em trở lại cây mận. Ngồi bên gốc cây, nó khóc no say một lúc rồi lấy sào, bảo em cùng đi trả. Đến nhà kho của bà nội, vừa đặt cái sào trở về chỗ cũ, hai chị em đã nghe tiếng bà của chúng gọi từ phía sau ngôi nhà lớn:
- Hạ!Vy! Đi vô trong ni cho tau hỏi!
Cô Út đang đứng cạnh bà trên sân gạch, gàn ra:
- Hắn mới đau dậy, tra hắn mần chi rứa?
Bà nội la cô Út:
- Mi biết chi mờ nói nờ!
Hai đứa nhỏ khoanh tay đứng trước mặt hai người, im lặng. Giọng bà nội trầm trầm:
- Mần răng mà mi ưng đổi họ Hoàng rứa Hạ? Bác Cả nói mi muốn đổi họ phải không?
 Đôi mắt sưng húp của con chị lại trào lệ ra không ngừng. Những giòng lệ cứ như là những gìòng suối tuôn trào xối xả ra bao nhiêu uất ức và thống khổ mà nó chịu đựng bấy lâu. Nỗi buồn khổ của thân phận không có cha, sự thiệt thòi của mẹ, lối đối xử không công bằng, sự phân biệt trình độ và giai cấp trong gia đình lần lượt hiện ra trong đầu nó. Nó càng muốn nói thì cổ họng nó như bị nghẽn chặt. Nó không hiểu được vì sao những người lớn trong đại gia đình nội không đọc được nỗi khổ tâm của nó khi mọi người ở chung trong một khuôn  viên nhà. Có thể nào những người lớn trong khuôn viên nhà nội không thấy căn nhà nhỏ của chúng lù mù trong ánh đèn dầu giữa thành phố điện sáng choang trong bao nhiêu năm qua? Có thể nào những người lớn trong khuôn viên nhà nội không thấy được chị em chúng khao khát chờ đợi sự dạy bảo học hành khi mà mẹ chúng là một người mù chữ. Có thể nào những người lớn trong khuôn viên nhà nội không hiểu chúng thường có những bữa đói bữa no tùy thuộc vào thu nhập không ổn định và không chắc chắn của một người đàn bà kém tài và thật thà như mẹ của nó? Có thể nào những người lớn trong khuôn viên nhà nội đành tâm sung sướng với những tinh thần và vật chất đầy đủ mà phớt lờ trước những thiếu thốn của những đứa trẻ cùng giòng họ và cùng máu mủ với họ?
Phải chăng đại gia đình chỉ là chữ dành cho những gia đình riêng cùng giòng họ sống hợp quần mà trong ấy những gia đình riêng kia sống theo kiểu “đèn nhà ai nhà ấy rạng” và “ai sướng thì nhờ ai khổ thì ráng mà chịu”. Phải chăng những người trong đại gia đình thường thích thấy sự thiệt thòi và kém cỏi của kẻ khác để cảm thấy giá trị của họ cao sang, uy quyền và vĩ đại hơn.
Thực sự, nó chẳng biết lý do gì khiến nó đã nói là muốn đổi họ và cũng chẳng biết là sẽ đổi họ Hoàng thành họ gì. Những lời nói trong lúc mất tự chủ hoàn toàn mâu thuẫn với điều nó mơ ước. Mơ ước ăn sâu vào tim nó là một ngày nào đó nó sẽ thành công với cái họ của ba nó để hương hồn ông mãn nguyện dưới suối vàng. Giờ đây mơ ước ấy như bị hủy diệt đi bởi lời khẳng định của nó với ông bác Cả về chuyện đổi họ. Nó là tự trách đã không làm theo những gì mẹ dạy như khoanh tay, cúi đầu, lắng nghe và nói dạ để phải bị cảnh chất vấn bởi những người lớn trong gia đình. Bất lực với những ý tưởng mâu thuẫn và mông lung, nó gạt nước mắt không ngừng đứng yên trước mặt bà nội.
Cô Út thương hại:
- Mạ cho hắn đi về đi cho rồi. Người hắn đang yếu như bún, hỏi chi nhiều rứa?
Bà nội nói:
- Tau có tra gạn, bắt phạt hắn chi mô nờ! Tau muốn biết mần răng mờ hắn không muốn mang cái họ của ôn và của ba hắn. Cái chi mần hắn buồn mờ hắn ưng như rứa?
Con em ngơ ngác hết nhìn bà nội lại nhìn chị. Nó an ủi con chị:
 - Chị Hạ đừng khóc nữa! Nín đi chị! Bà nội không phạt mình đâu.
 Tiếng khoen cửa vang lên từ trước ngôi nhà lớn và hai con chó nhảy chồm ra sủa vang mừng rỡ. Nghe tiếng mẹ đuổi chó, con em lo lắng giục chị:
 - Má về rồi kìa. Chị Hạ nói cho bà nội biết vì sao chị muốn đổi họ đi rồi mình về chứ má biết mình hái trộm mận sẽ đánh mình cho coi.
Con chị đứng yên như pho tượng biết khóc cho đến lúc bà nội gọi mẹ nó vào.
 Lo lắng nhìn mọi người, bà mẹ hỏi:
- Thưa mạ, cháu làm chuyện gì không phải vậy mạ?
Bà nội lắc đầu:
- Có chuyện chi mô! Anh Cả la hắn, không cho chơi với lũ hàng xóm rứa mờ hắn nói đòi đổi họ. Anh Cả mới kể tau nghe tề!
Cô Út chép miệng:
- Con ni lớn gan ghê tề!
Bà mẹ sửng sốt, nắm bàn tay con chị:
- Vì sao con nói hỗn vậy Hạ? Tại sao con muốn đổi họ?
Khi nhận ra bàn tay nó lạnh như đá, bà mẹ hốt hoảng nói:
- Thưa mạ cho con đưa cháu về. Tay nó lạnh ngắt hết rồi!
Cô Út lầm bầm:
- Hắn muốn đổi chi thì đổi! Đã nói rồi mờ mạ có nghe mô nờ! Hắn đau trở lại, mai không đi học được mới ngạ lòng mạ mờ!
Dìu con chị về hướng căn nhà nhỏ, bà mẹ còn quay lại nói với bà nội:
- Con sẽ dạy lại cháu và bắt nó xin lỗi anh Cả.
Những vết nhăn trên trán bà nội như dài thêm ra. Bà nói trong tiếng thở dài:
- Tau chỉ muốn biết vì sao hắn muốn đổi họ thôi!
Đến nhà, con chị tiến ngay đến cái bàn cạnh cửa sổ nhìn ra ngoài. Bà mẹ không yêu cầu nó nằm nghỉ trên giường cũng không hỏi nguyên nhân vì sao nó nói muốn đổi họ. Hình như bà hiểu được nỗi đau khổ thầm kín trong tim nó và không muốn khơi dậy những nỗi đau thương. Bất kể vẻ mặt ngạc nhiên và ngơ ngác của con em, bà giải thích như muốn con chị nghe cùng.
- Mẹ con mình đang sống rất cực khổ. Nhưng dù bất cứ cực khổ như thế  nào mình cũng phải cắn răng vượt qua vì vong linh của ba. Mình không thể  làm khác số phận được con à.
u lần rồi! Nó làm gì có tiền mà đưa con nó “dìa” đây chịu tang cha? Ai cũng có phần số và duyên kiếp. Số nó không được gặp cha lần cuối cũng phải chịu thôi!
Một người đàn bà trẻ, kéo tay hai đứa nhỏ đặt trên hai vai của bà lão tóc bạc.
- Nói xin lỗi “quại” dùm cho mẹ cháu đi! Nghe lời dì Bảy đi cháu!
 Con em sợ sệt rụt tay về. Con chị đứng yên không phản đối nhưng ánh nhìn của nó vô cùng ác cảm trên khuôn mặt bà già tóc bạc, người đã làm cho mẹ nó khóc vật vã và đau khổ. Thình lình, bà già tóc bạc chụp lấy bàn tay nó, khóc sướt mướt:
 - Cháu tui ở thành thị mà ốm yếu “dãy” na trời? Ở trỏng mẹ không có gì cho cháu ăn sao hả cháu? Mẹ cháu làm không đủ nuôi cháu ăn phải không?
Nước mắt con chị rớt ra. Nó không biết đối phó như thế nào với cái đầu đang khóc nấc trên ngực và cái ôm đang xiết cứng toàn thân của nó. Nó mang máng nhớ lại câu ca dao tục ngữ mà mẹ nó thường ngâm nho nhỏ trong một giọng trầm buồn vào những lúc nào đó trong căn nhà nhỏ của ba mẹ con nó: “Nghèo thì mất thảo mất ngay, ơn cha cũng bỏ nghĩa thầy cũng quên!” Nó không nhớ là mẹ nó đã đọc những câu câu ca dao này vào những lúc nào nhưng vì nó nghe nhiều lần như tiếp thu một khúc nhạc đơn điệu được lập đi lập lại hoài nên nó đã thuộc lòng vanh vách. Đến lúc ấy, nó hiểu thêm về chữ nghèo mà mẹ nó âm thầm than thở một mình. Giận bà ngoại đã gây ấn tượng không thú vị trong phút ban đầu và làm cho mẹ nó buồn, nhưng nó vẫn đứng yên cho bà ôm chầm và than khóc.
Một người đàn ông trẻ hơn và thấp hơn người đàn ông trung niên, đưa cho hai chị em chúng mỗi đứa ba cây nhang:
- Lạy ông ngoại đi hai cháu!
Nghe lời ông ta, hai đứa nhỏ ngoan ngoãn xá lạy tấm hình của ông lão hiền hậu trên bàn thờ ba lần. Khi bà mẹ lục lọi trong hai chiếc giỏ và đem ra những thứ trái cây, thức ăn, nhang, bánh thắp hương, chiếc bàn thờ trở nên thịnh soạn và ấm cúng hơn.
 Đám đông hàng xóm đang tò mò hóng chuyện được thưa mời về, lặng lẽ giải tán. Những người còn lại trong gia đình hàn huyên, tâm tình cho đến chiều tối. Qua đối thoại của họ, hai đứa nhỏ biết được người đàn ông trung niên, cao nghều như cò là cậu Hai, anh của  mẹ nó và là con trưởng của gia đình. Người đàn bà thấp như vịt đẹt là vợ cậu Hai, mợ Hai. Tuy là cặp vợ chồng có chiều cao chênh lệch khá rõ, họ kế thừa cơ ngơi khổng lồ sau khi ông ngoại qua đời  chẳng khác nào như cơ ngơi của ông bà bác Cả trong khuôn viên nhà họ Hoàng sau khi ông nội nó qua đời. Họ có một căn nhà đồ sộ, một cái sân phơi lúa vuông vức, và ba thửa rung lúa rộng lớn. Không  những họ được “hào của” mà còn được cả “hào con”. Sáu người con của gia đình họ là con số kỷ lục mà chẳng có người bà con nào trong dòng họ dám đạt đến. Chị Vịnh, con đầu của họ hơn con chị hai tuổi, chị Vương bằng tuổi con chị, và bốn người kia, anh Dân, chị Tín, anh Tiến và anh Cu Tèo, đều nhỏ tuổi hơn cả con chị và con em nhưng hai chị em nó phải lễ phép xưng hô anh chị và khoanh tay cúi đầu chào kính trọng như người lớn vì vai vế họ cao hơn chúng trong mối quan hệ bà con: cha của họ là anh của mẹ hai đứa nhỏ. Bà mẹ là người con thứ hai của gia đình nhưng được gọi là Ba khi mà người con đầu đáng lẽ phải gọi là Nhất hay Một, lại được gọi là Hai, cậu Hai. Và do lẽ đó, bà mẹ có đến hai tên thứ: “Ba” theo thứ tự trong gia đình mình và “Năm” theo thứ tự ra đời của ông chồng. Dì Bốn,  có khuôn mặt giống bà mẹ cũng như những bà dì kia như tạc nhưng đẫy đà nhất trong đám chị em, đã từng đóng kịch giả làm bà mẹ để  trấn an ông bố của hai chị em con nhỏ bằng cách nhận lời kết hôn sau khi ông được súc ruột lần tự tử thứ hai. Dì Bốn cũng như dì Sáu, dì Bảy đều có hai đứa con gái, và đều ở nhà chồng gần đó. Họ không thể ở trong khuôn đất nhà bà ngoại bởi vì phận họ là gái, có chồng phải theo chồng. Chỉ có anh Thu con của dì Năm đã chết và cậu Tám là người được ở chung với bà ngoại và cậu Tám. Anh Thu thường đi sớm về tối để giúp bà ngoại trong việc đồng áng. Anh có vai em trong mối quan hệ bà con với hai con nhỏ vì mẹ anh ta thứ năm, em gái của bà mẹ, nhưng do tuổi anh lớn hơn hai đứa nhỏ khá nhiều nên chúng khăng khăng gọi là anh. Cậu Tám học cao nhất trong gia đình ngoại, đang làm thôn trưởng cho thôn Minh Đức và có khả năng làm xã trưởng trong tương lai. Cậu chuẩn bị làm đám cưới với vị hôn thê đang sinh sống tại thị trấn Tuy Hòa.
Tối hôm ấy anh Thu giúp bà ngoại lo cơm nước. Ba mẹ con hai đứa nhỏ ăn cơm với bà ngoại, cậu Tám và anh Thu. Bữa cơm chỉ có rau muống luộc chấm mắm, và cá rô nướng vậy mà hai chị em con nhỏ ăn rất nhiều cơm. Cơm lúa mới hạt thơm và dẻo như nếp tươi làm chúng thấy ngon miệng.Ăn xong, cậu Tám và anh Thu xin ngủ nhờ tại nhà cậu mợ Hai.