Dịch giả: Vũ Công Hoan
PHẾ ĐÔ LÀ PHẾ ĐÔ – Giả Bình Ao

Trong năm bốn mươi tuổi, tôi đã làm mấy việc thường nói: tứ thập bất hoặc, mọi việc tôi làm lại khiến người đời đại hoặc. một trong những việc đó là viết truyện dài "Phế đô". "Phế đô" là một quá trình khi bánh xe của cuộc sống quay đã sợ hãi đổ vỡ, khiếm khuyết và đổ vỡ trong khi quay, cuộc sống được sửa chữa và phục hồi. Cuộc sống ngày càng là một chiếc búa sắt nặng, tôi không biết sau khi nó đập vỡ kính có rèn tạo thành kiếm sắc hay không? Tôi từng bảo, "Phế đô" là một quyển sách yên ổn linh hồn, tôi cũng từng bảo "phế đô" là tác phẩm chặn đứng nỗi hoảng sợ của tôi. Những người sáng tác nói là thể nghiệm cuộc sống đối với tôi. "Phế đô" không chỉ là thể nghiệm cuộc sống, mà gần như là một hình thức khác của cuộc sống. Tôi của ngày xưa dường như đã chết, hay nói cách khác, đoạn mắt xích của cuộc sống khi bốn mươi tuổi đã đứt gẫy.
Khi viết "Phế đô", tôi không có ý định nhằm mục tiêu gì, thậm chí chuẩn bị không đăng, không xuất bản, chỉ có điều là trong quá trình viết, bản thảo đầu tiên được một số bạn bè gần gũi xem, cảm thấy yêu thích, chuyền nhau đọc tới chỗ làm cho những nhà biên tập lớn của nhiều ban biên tập tạp chí và nhà xuất bản xôn xao đến xin bản thảo, cho tới khi ngày càng có nhiều nhà văn, nhà phê bình, nhà biên tập, nhà làm phim và tivi đọc toàn bộ bản thảo đã chúc mừng nhiệt liệt và đánh giá rất cao. Tôi kinh ngạc nghi ngờ mãi, tôi cảm động phát khóc trước việc họ hiểu sâu sắc quyển sách  này của tôi. Khi ngồi một mình, tôi tự hỏi, như thế ư? Mù tịt không biết thế nào ý nghĩa chân chính của tác phẩm hay ở giá trị không gian và thời gian. "Phế đô" đã ra mắt bạn đọc, thì điều tôi chú trọng là phản ứng của người đọc, điều tôi quan tâm là mọi người ở các tầng lớp nhiệt tình với nó rốt cuộc đến mức nào? Hiện giờ nếu còn người đọc, vậy người sau này thì sao? Người đã hơn bốn mươi tuổi không dễ dàng xúc động lắm, đâu có thể nhìn thấu vinh và nhục, mỗi khi đứng trước việc lớn, nên tỏ ra bình tĩnh, đời này kiếp này đã làm công việc này, thì đối diện phải là cục diện vĩnh hằng và không vĩnh hằng. Tôi không rõ tại sao tôi lại đứng vào hàng ngũ nổi tiếng. Tôi luôn nói, thành danh không có nghĩa là thành công, danh đã làm cho tôi được nhiều cái lợi, danh lại thường quẳng tôi vào chỗ lúng túng khó xử.
Một cuốn "phế đô" tin đồn tôi được một triệu đồng tiền nhuận bút, đã từng khiến tôi méo mặt. Đây quả thật là một sai lầm đẹp. Nếu một tác phẩm được nhiều tiền như vậy, thì tiền ấy chắc chắn rẻ thối, ngay đến giấy vệ sinh cũng không bằng. Tôi là hoang tưởng. Khi tôi ngồi lặng lẽ suy nghĩ, thì không chồ nào là tôi không có mặt, không chỗ nào là tôi không thểdn, song trong hiện thực tôi ngu đần như lợn. Bẩm tính này của tôi đã quyết định sự sáng tạo của tôi, cũng quyết định luôn sự huỷ diệt của sáng tạo, tôi là một tiểu nhân bi kịch. Tôi không viết được tác phẩm thể loại truyện ký phóng sự, cũng không bao giờ giỏi giang trong việc đưa vào tiểu thuyết sau khi phóng đại nguyên hình trong đời sống. Nhiệm vụ của nhà tiểu thuyết là xây dựng một thế giới ý tưởng, cho nên nay tôi ngán cách làm gặp gì nói nấy, càng phản đối việc suy bụng ta ra bụng người dưới bất kỳ tâm thái nào. Bởi có người yêu thích sách này, ấn tượng sau khi đọc đã từng có nhận xét "Phế đô" là "Hồng lâu mộng" và "Kim Bình Mai" đương đại. nghe xong, tôi lập tức ngăn chặn. Tôi bảo "Hồng lâu mộng", "Kim Bình Mai" là tác phẩm vĩ đại, tôi đâu dám có mộng tưởng ấy, hơn nữa là "Hồng" và "Kim" đệ nhị thì có ý nghĩa gì? "Phế đô" chẳng là gì cả. "Phế đô" là "Phế đô". Cũng có người đọc xong nhận xét, nào là "một quyển sách  lạ lùng", nào là "tác phẩm để đời", nào là "tiểu thuyết hay nhất", sau "Vây thành", nào là "Thanh Minh thượng hà đồ" trên văn học. Tôi rất cám ơn lời khuyến khích chân thành, song tôi cũng xin chân thành khuyên càng nhiều bạn đọc chớ có kỳ vọng cao quá, có lẽ đây là một quyển sách bình thường thôi, là quyển sách  dở òm tuyệt đỉnh. Mỗi người đọc đều có tâm trạng và nhận xét của mình, song mỗi người cũng chỉ là mỗi người. Nếu muốn đọc thì cứ bình thường tuỳ tiện mà đọc, đọc ở đâu cũng được, chỉ cần đọc chầm chậm một chút là tôi thoả mãn.
Đối với nhận xét một quyển sách, tốt nhất tác giả không nên đứng ra nói chuyện. Tác phẩm đã trở thành của cải xã hội, thì nguyện ước ban đầu của tác giả chưa chắc đã phải là giá trị chân chính của tác phẩm, mà nhiều tác dụng nhận thức, tác dụng thẩm mỹ đều là tác giả phát hiện lại. Bạn đọc đánh giá thế nào đều hợp lý. Tác dụng của một cuốn sách là do tác giả và độc giả cùng sáng tạo sức tưởng tượng là hàng đầu. Thời gian viết "Phế đô" không dài, song thai nghén nó thì đã lâu lắm, hơn mười đề cương nung nấu trăn trở đêm ngày không yên, khi viết, đề cương lại hoàn toàn bỏ đi, chỉ còn xu hướng lớn, sau đó cứ từ từ mà viết, như nước chảy trôi xuôi. Trong cảm giác của tôi hai chữ "Phế đô" là bể rộng lắm, lại khó nói ra. Thành Tây Kinh nếu là một thành phố bị phế bỏ của Trung Quốc, thì trên trái đất, Trung Quốc sẽ là gì? Thời gian đã đến lúc trước khi chấm dứt một thế kỷ. Trong cái "Phế đô" không xác định rõ khu vực này, tâm trạng của con người như thế nào, tư tưởng tình cảm như thế nào. Sử thi không phải thứ tôi theo đuổi, tôi không có tham vọng ấy. Tôi chỉ định viết một đoạn bộc bạch nỗi lòng thực trạng nội tâm. Nhưng tôi tuyệt đối nhấn mạnh một loại truyền đạt cảm giác và mùi vị của người phương Đông, của người Trung Quốc. Tôi thích sự giản lược của nhạc cổ Trung Quốc, giản lược gần như khô khan, thích cái cảm ứng mơ hồ và cả khối của nó, lấy ít nói nhiều, lời gần ý xa, giơ nặng mà tưởng nhẹ nhàng như không, ung dung thoải mái, trên giấy trắng viết chữ đen, nhiều hơn nữa trên giấy đen viết chữ trắng. Tôi chú ý quan !!!9790_5.htm!!! Đã xem 296611 lần.