----- 3 ------

28. Đầy tớ nhân dân
Năm 1979, làn sóng người Việt vượt biển chạy ra nước ngoài quá nhiều, trong đó có không ít người phải nộp mạng cho Thuỷ tề. Ngọc hoàng động lòng trắc ẩn, vội sai Thiên lôi xuống hạ giới tìm hiểu căn nguyên.
Thiên lôi tuân lệnh, lập tức xuống trần và nhảy đúng vào toà biệt thự lộng lẫy, có xe hơi “đờ luých”, máy điều hoà nhiệt độ, ti vi, tủ lạnh... Mọi người trong nhà đều béo tốt phương phi. Lân la dò hỏi, Thiên lôi được bà hàng xóm cho biết: “Đó là nhà một đồng chí lãnh đạo, đầy tớ nhân dân...”
Nghe vậy, Thiên lôi bèn vỗ đùi, phóng vội lên trời, hí hửng tâu với Ngọc hoàng những điều mắt thấy tai nghe. Ông ta kết luận:
"Một gã đầy tớ nhân dân sống sung sướng như vậy thì ông chủ nhân dân còn sống sung sướng đến mực nào! Rõ ràng, bọn trốn ra nước ngoài chỉ là quân phản động. Chúng nạp mạng cho Thuỷ tề cũng phải lắm, xin Ngọc hoàng chớ bận tâm vô ích..."
29. Đưa hình đi đâu?
Ở Thành phố Hồ Chí Minh có nhà nọ vốn là cơ sở cách mạng thời chống Mỹ. Sau ngày giải phóng, chủ nhà dán lên tường, ở chỗ trang trọng nhất, hình Bác Hồ và hình anh Ba, anh Năm...
Nhưng gần đây, bà con lối xóm thấy chủ nhà chỉ còn giữ lại hình Bác Hồ. Biết chuyện, một cán bộ phường lân la tới hỏi:
"Hình anh Ba, anh Năm đâu rồi bác?"
"Qua đưa đi lộng kiếng [1] hết trơn rồi!"
30. Quái vật Thái Bình Dương [2]
Ở giữa Thái Bình Dương bỗng xuất hiện một con quái vật khủng khiếp. Bất cứ tàu bè lớn nhỏ nào đi qua đó đều bị quái vật nuốt trọn hoặc nhận chìm. Cả thế giới kinh hoàng. Hội đồng Bảo an họp khẩn cấp. Hai “siêu cường quốc” ra tay đầu tiên. Mỹ dội bom B-52, nhưng quái vật vẫn sống nhăn. Liên Xô phóng tên lửa vượt đại châu, trúng ngay đầu quái vật, nhưng nó vẫn chẳng hề hấn gì. Một số nước khác cũng mang vũ khí hiện đại ra diệt quái vật, đều bị thất bại.
Thấy vậy, anh Ba bèn điện cho Hội đồng Bảo an, báo rằng anh đã có cách diệt con quái vật khủng khiếp kia.
Một tàu chiến đặc biệt của hải quân Liên Xô cấp tốc đưa anh Ba tới gần chỗ quái vật hoành hành. Anh Ba đứng oai phong trên boong tàu, quát lớn: “Quái vật kia, đến vùng kinh tế mới với ta ngay bây giờ!”
Anh Ba chưa dứt lời, quái vật đã... lặn mất tiêu.
31. Nhại thơ, hoạ thơ Tố Hữu
Hồi “chín năm”, Tố Hữu sáng tác bài thơ nổi tiếng “Bầm ơi!” dạt dào tình nghĩa gắn bó giữa chiến sĩ cách mạng và người dân nghèo. Bài thơ có đoạn:
Bầm ơi có rét không bầm
Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn
Bầm ra ruộng cấy bầm run
Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non...
Nhiều năm trôi qua. Tố Hữu “chín năm” và Tố Hữu ngày nay cách xa một trời một vực không chỉ về chức tước, mà cả về tình người.
Cho nên, một “sĩ phu Bắc Hà” đã nhại thơ Tố Hữu bằng bốn câu chua chát dưới đây:
Bầm ơi có rét không bầm
Vônga [3] con cưỡi, gà hầm con xơi
Con thương bầm lắm bầm ơi
Bảy mươi, bầm vẫn phải ngồi nhá khoai...
Ngoài chuyện nhại thơ Tố Hữu, tưởng cũng nên kể thêm chuyện hoạ thơ Tố Hữu theo chiều hướng... “tiếu lâm”. Ấy là khi Tố Hữu cho [4] đăng trên báo Văn nghệ và nhiều báo khác bài “Đảng và thơ”, toàn văn như sau:
Trên năm mươi tuổi Đảng và thơ
Từ ấy [5] hồn vui mãi đến giờ
Mái tóc pha sương chưa cạn ý
Con tằm rút ruột vẫn còn tơ
Thuyền con vượt sóng không nghiêng ngả
Nghiệp lớn muôn đường lộng ước mơ
Mới nửa đường thôi, còn bước tiếp
Trăm năm duyên kiếp, Đảng và thơ.
Ngay sau đó, từ Hà Nội lan truyền khắp cả nước bài thơ hoạ, ý và thơ “đối nhau chan chát”:
Năm mươi năm ấy vẫn còn thơ
Từ ấy đua chen mãi đến giờ
Mái tóc pha sương chưa hết dại
Con tằm rút ruột chẳng còn tơ
Thuyền con quá tải không qua sóng
Mộng lớn tài hèn chớ ước mơ
Với giá, lương, tiền [6] dân khốn đốn
Trăm năm bia miệng, hỡi nhà thơ!
Bà con khoái thơ phú kháo nhau rằng tác giả bài thơ hoạ này là một sĩ phu thứ thiệt: nhà trí thức văn hoá, bác sĩ Nguyễn Khắc Viện [7].
Nhân nhắc đến chuyện ông Tố Hữu vừa làm quan vừa làm thơ, cũng cần kể thêm rằng hồi ông ta còn làm Trưởng Ban Tuyên huấn Trung ương, ông cùng các cán bộ tuyên huấn - đối ngoại phải diễn trò xiếc “đi trên dây” giữa ông anh cả (Liên Xô) và ông anh hai (Trung Quốc) khi hai ông anh tối ngày hục hặc và thậm chí còn “tẩn” nhau ở biên giới. Cám cảnh anh Lành (bí danh thường dùng của Tố Hữu), một “vè sĩ” Hà Thành đã “tặng” hai câu sau:
Anh Lành mà dạ chẳng lành
Tay vin cành táo, tay giành cành nho...
32. “Ngang” như... Nguyễn Tuân
Sau khi “né” được vụ Nhân văn-Giai phẩm, nhà văn Nguyễn Tuân thỉnh thoảng vẫn “xì” ra bài ký bị kết tội là “có hơi hướng chống đối”, chẳng hạn như “Phở”, “Tình rừng”... Và người ta lại thừa dịp kể một số giai thoại hư hư thực thực về cái tính “ngang” của tác giả Vang bóng một thời.
Chẳng hạn, có người kể rằng trong một cuộc họp Hội Nhà văn, Nguyễn Tuân ngồi gần nhà thơ Khương Hữu Dụng nổi tiếng “dễ bảo”. Bỗng nhiên, Nguyễn Tuân quẳng cho Khương Hữu Dụng một mẩu giấy có hai hàng chữ:
Bác là Khương Hữu Dụng
Tôi là Nguyễn Vô Tuân.
Người khác lại kể, một hôm, Tố Hữu “cưỡi” Vônga đến thăm Nguyễn Tuân. Đích thân Nguyễn Tuân ra mở cổng và trịnh trọng nói:
"Thưa ông, Nguyễn Tuân không có nhà."
Nói xong, Nguyễn Tuân lững thững đi vào.
33. Bãi lầy đo tội
Tại xứ nọ có một bãi lầy hết sức đặc biệt: ai không có tội đứng trên đó chẳng hề bị sụt, ai có tội ít bị sụt ít, ai có tội nhiều bị sụt nhiều... Lắm vị tai to mặt lớn khắp năm châu rủ nhau đến đấy để đo thử xem tội mình nhiều hay ít.
Thoạt tiên, Nickson nhảy xuống bãi lầy, bị sụt ngang lưng. Đến lượt Mao, bị sụt tới tận cổ. Còn Brezhnev thì chẳng hề sụt chút nào. Đám người đứng xem vỗ tay hoan hô ông ta, vì như vậy nhà lãnh đạo Xô-viết hoàn toàn không có tội. Nhưng, hỡi ôi, khi Brezhnev vừa bước khỏi bãi lầy thì đúng chỗ ông ta vừa đứng nhô lên một cái đầu. Mọi người sửng sốt khi nhận ra cái đầu nhem nhuốc đó là đầu... anh Ba kính mến của chúng ta!
34. Tranh, tượng biết nói
Ngay sau ngày giải phóng, mỗi người dân Sài Gòn hưởng tiêu chuẩn lương thực 13 ký [8]. Được ít lâu, tiêu chuẩn này hạ xuống còn 9 ký. Dân chúng xôn xao, sợ tiêu chuẩn lương thực tiếp tục “xuống thang”. Trong số những người lo sợ như vậy có một cô gái miệt vườn Vĩnh Long sinh sống tại Sài Gòn từ nhiều năm nay. Cô muốn đi thăm dò các mức “xuống thang” tiêu chuẩn lương thực để còn lo liệu...
Cô gái nọ chạy xe đạp qua một ngã tư, thấy bức tranh khổ lớn vẽ hình Bác Hồ giơ tay vẫn chào. Nhìn 5 ngón tay, cô gái thông minh hiểu ngay rằng sắp tới tiêu chuẩn gạo sẽ tụt xuống còn 5 ký.
Rầu rĩ, cô gái Vĩnh Long chạy xe đến chùa Vĩnh Nghiêm. Tại đây, cô thấy pho tượng Phật Bà giơ 3 ngón tay. Cô mếu máo: “A di đà Phật, chỉ còn 3 ký thì sao đủ ăn?”
Cô gái đáng thương của chúng ta bàng hoàng chạy xe đến Nhà thờ Đức Bà. Thấy pho tượng Đức Bà xoè hai tay, cô oà khóc: “Lạy Chúa, thế là chẳng còn ký nào hết! Làm thế nào sống được đây?”
Tuyệt vọng, cô gái Vĩnh Long thẫn thờ đạp xe ra bến Bạch Đằng. Cô hướng cặp mắt đẫm lệ về phía tượng Đức Thánh Trần và rú lên hãi hùng khi thấy Ngài trỏ tay xuống... sông Sài Gòn. Cô ngỡ Ngài chỉ cho cô cách giải quyết thanh thoát nhất một khi tiêu chuẩn lương thực “xuống thang” tới mức số không...
Nhưng may thay, cô gái xinh đẹp không kịp thực hiện lời “chỉ bảo” đó. Cô đã té xỉu. Và người ta đưa cô đi cấp cứu...
35. Ba con vẹt [9]
Nghe đồn chợ chim - chó ở đường Hàm Nghi đang bày bán ba con vẹt lạ vừa mang từ Hà Nội vào, dân Sài Gòn kéo nhau đi xem đông nghẹt. Nhưng mọi người chỉ xem thôi chứ chẳng ai mua nổi vì người bán “quát” giá quá đắt: con vẹt trắng giá 1.000 đồng [10], con vẹt xanh giá 5.000 đồng, con vẹt đỏ giá tới 25.000 đồng. Theo lời quảng cáo của người bán, con vẹt trắng biết hô khẩu hiệu, con vẹt xanh biết đọc diễn văn chúc mừng... Một người tò mò hỏi:
“Vậy con vẹt đỏ biết làm gì mà giá mắc gấp mấy mươi lần hai con kia?”
“Nó không biết làm gì cả” - người bán lạnh lùng đáp.
“Ủa, không biết làm gì mà dám kêu giá vậy?”
Người bán vẹt thủng thỉnh đáp:
“Nó không biết làm gì thực, nhưng nó là thủ trưởng của hai con vẹt kia.”
36. Người mới
Trước ngày Quốc hội khoá VII họp kỳ đầu tiên để bầu các vị lãnh đạo tối cao của bộ máy Nhà nước, dân Hà Nội mặc sức đoán mò tên tuổi những người sẽ được giao phó trọng trách. Thiên hạ rỉ tai nhau: “Kỳ này có hai vị họ Vũ và một vị họ Nguyễn, chúng ta chưa được nghe nói đến bao giờ!” Biết vậy, ai cũng mừng vì thế là cuối cùng đã có ba vị lãnh đạo mới.
Nhưng rồi ai nấy đều thở hắt ra khi được biết đầy đủ họ tên các vị mới: Vũ Như Cẫn, Vũ Các Cận và Nguyễn Giư [11].
37. Quốc ca mới
Cuộc thi sáng tác Quốc ca bước vào chung kết với hai bài dân ca thu được nhiều phiếu nhất.
Bài đầu là bài “Đèn cù”, với các câu quen thuộc như: “Khen ai khéo kết (ới a) cái đèn cù. Voi giấy (ới a) ngựa giấy (ới a) tít mù nó cứ lại vòng quanh...”
Bài thứ hai là bài có một câu được lặp lại nhiều lần: “Người ơi, người ở đừng về!”
Nghe nói sau Đại hội Đảng lần thứ V, bài thứ hai chính thức được chọn làm Quốc ca mới...
38. Dọn nhà [12]
Nhà khoa học nọ điên đầu vì hai người láng giềng: ông bên trái làm nghề gò thùng tôn, ông bên phải làm nghề chữa máy nổ. Tiếng gõ thùng tôn chí chát và tiếng máy nổ phành phạch suốt ngày khiến nhà khoa học không sao làm việc nổi.
Thế rồi một hôm, ông láng giềng bên trái qua chào nhà khoa học và cho biết ngày mai sẽ dọn nhà đi nơi khác. Nhà khoa học mừng rơn, vì thế là thoát được tiếng gõ thùng. Ông ta càng mừng hơn khi một lát sau, ông láng giềng bên phải cũng sang báo tin sẽ dọn nhà ngày mai. Thế là thoát được cả tiếng máy nổ!
Nhà khoa học định bụng ngày mai sẽ mổ gà ăn mừng trước hai tin vui đặc biệt.
Thế nhưng, sáng hôm sau, vừa thức dậy, ông ta vẫn nghe tiếng gõ thùng chí chát, tiếng máy nổ phành phạch.
Thì ra, hai ông láng giềng chỉ... đổi nhà cho nhau!
39. Có anh Ba... Lăm [13]
Đến Leningrad (Liên Xô), anh Ba và anh Năm rủ nhau vào thăm Viện Bảo tàng Hermitage lừng danh thế giới. Tới trước bức tranh cổ điển vẽ hình một cô gái khoả thân nõn nà, chỉ có độc chiếc lá nho che chỗ kín, anh Ba ngây người đứng ngắm. Anh Năm trong bụng cũng khoái bức tranh này lắm, nhưng vốn là tổ sư đạo đức giả, nên anh chỉ dám hau háu liếc trộm, nuốt nước bọt, rồi đi sang phòng tranh khác...
Anh Năm đi xem mấy phòng rồi, quay lại, vẫn thấy anh Ba đứng chôn chân trước bức tranh cô gái khoả thân đầy khêu gợi. Anh Năm càu nhàu:
“Anh còn đợi gì nữa mà chưa đi?”
“Đợi mùa thu!”
40. Mong sống lâu
Một hôm, toán bảo vệ tóm được kẻ ném trộm vào nhà anh Ba một gói giấy. Mở gói ra, thấy hai củ nhân sâm, ai cũng sửng sốt. Sợ nhân sâm tẩm thuốc độc, bèn gửi đi xét nghiệm cấp tốc. Kết quả: sâm Cao Ly 100%.
Toán bảo vệ quá ngạc nhiên, liền xúm vào tra hỏi kẻ ném gói nhân sâm nọ. Cuối cùng, hắn khai: “Một nhân viên CIA thuê tôi hằng tuần ném vào nhà ông Ba hai củ nhân sâm để ông tẩm bổ”. Nghe nói vậy, một viên bảo vệ đập bàn, quát: “Mày nói láo! Bọn CIA chỉ rắp tâm ám sát anh Ba, sao chúng lại tính chuyện tẩm bổ? Mày muốn sống thì khai thật đi!”
Tên bị bắt run lẩy bẩy, nói: “Dạ, tôi không dám nói sai nửa lời. Gã CIA nọ bảo cứ tẩm bổ cho anh Ba sống lâu thì Mỹ chẳng cần đánh phá gì, Việt Nam vẫn cứ kiệt quệ...”
41. Lẫn
Bữa nọ, anh Tô vào Lăng viếng Bác. Bác bỗng ngồi nhỏm dậy và bảo: “Lâu nay nghe dân chúng kêu ca, oán thán ghê quá, tôi nằm chẳng yên. Chú kiếm ngay cho tôi con ngựa để tôi đi đây đi đó, xem dân tình ra sao”. Nói xong, Bác lại nằm xuống như cũ.
Anh Tô bàng hoàng, chẳng biết mình đang tỉnh hay mơ. Anh nghĩ bụng: “Ta là nhà duy vật, không thể tin được người chết cả chục năm rồi còn có thể sống lại”.
Anh Tô hốt hoảng chạy qua nhà anh Ba ở gần đó và thuật lại chuyện kỳ lạ trong Lăng Bác. Thấy anh Ba một mực không tin, anh Tô bèn dẫn anh Ba vào Lăng.
Quả nhiên, lại thấy Bác ngồi dậy. Bác chỉ mặt anh Tô, trách: “Chú chưa già đã lẫn. Tôi bảo chú kiếm cho tôi con ngựa, chú lại dẫn con lợn đến”.
42. Không có ba cây...
Một hôm khác, các nhân viên bảo vệ Lăng bỗng chẳng thấy thi hài Bác đâu cả. Công an Hà Nội và các tỉnh được lệnh tức tốc đi tìm.
Cuối cùng, người ta thấy Bác khoác ba lô đứng thẫn thờ ở Bến Nhà Rồng (Tp. Hồ Chí Minh), nơi Bác từng ra đi tìm đường cứu nước 69 năm trước. Bác giải thích với nhóm công an vừa kéo đến: “Bác buồn cho dân tình, lại lo cho tương lai nước nhà. Bác tính ra đi tìm đường cứu nước lần nữa. Nhưng, hỡi ơi, vì không có ba cây [14] nên đám công an ở đây nhất định không cho Bác lên tàu!”
43. Hoài Thanh mất tích
Một hôm, tại Hà Nội, người ta bỗng thấy mất tích nhà phê bình văn học lão thành Hoài Thanh. Mấy vị lãnh đạo tuyên huấn hết sức lo lắng vì Hoài Thanh vốn là cây bút chủ lực mà họ o bế để chuyên làm việc “bốc thơm” tác phẩm của mấy ông lớn sính làm thơ. Riêng “biệt tài” này của Hoài Thanh, một sĩ phu Bắc Hà từng mô tả thật khéo qua bốn câu “lẩy Kiều” cay hơn ớt:
Vị nghệ thuật [15] nửa đời người
Còn nửa đời nữa, vị người bề trên
“Thi nhân” [16] còn một chút duyên
Chẳng cầm cho vững, lại nghiền cho tan!
Cũng xin kể thêm rằng ngoài Hoài Thanh, Xuân Diệu..., một thi sĩ nữa “trên tài” trong trò “vị người bề trên” là Lưu Trọng Lư. Bậc “bề trên” được Lưu Trọng Lư “vị” nhiều nhất là thi sĩ Sóng Hồng, tức “anh Năm” Trường Chinh. Ông Năm vốn được cánh làm báo Hà Thành gọi lén là “Ông-Gạch-Nối” vì ông khoái dùng gạch nối (-) trong mọi danh từ riêng. Ông luôn viết tên mình là “Trường-Chinh” và suốt một thời gian rất dài, các báo ở Hà Nội buộc phải in tên ông như vậy nếu không muốn bị “cạo”. Thời ông làm Chủ tịch Quốc hội (1960-1981) và Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (1981-1986), mọi văn bản ông ký đều có gạch nối trong các danh từ riêng và các báo răm rắp đăng nguyên xi như thế. Thậm chí, vẫn theo quyết định của riêng ông Năm, ba chữ tạc bằng đá quý màu mận chín trên cửa Lăng Bác và ba chữ đúc bằng vàng ròng bên trong Lăng đều viết HỒ-CHÍ-MINH. Bởi vậy nên mới có chuyện hi hữu trong làng báo Việt kể từ khi dân ta biết làm báo: trên cùng một trang báo, chỉ riêng tên ông Năm và văn bản do ông ký là có gạch nối trong danh từ riêng, còn tất cả các bài và văn bản khác, kể cả văn bản chính thức của Đảng, đều không làm như vậy. Chỉ có ngoại lệ duy nhất, đó là... thi sĩ Lưu Trọng Lư: mọi bài ông viết ngợi ca thơ Sóng Hồng đều có gạch nối y chang Sóng-Hồng. Và báo Nhân dân mỗi khi đăng loại bài ấy của Lưu Trọng Lư đều giữ nguyên xi mọi dấu gạch nối. Có người bảo báo Đảng chơi khăm thi sĩ họ Lưu, chẳng hiểu đúng hay không...
Trở lại chuyện Hoài Thanh mất tích, công an phải phái người đi tìm khắp cả nước. Tìm mãi, cuối cùng, thấy ông ta cải trang thành... ngư dân ở tận Đất mũi Cà Mau. Được hỏi vì sao lại phải làm như vậy, Hoài Thanh phều phào đáp:
“Tôi nghe nói đồng chí Sóng Hồng sắp cho ra một tập thơ mới. Viết tụng ca thành ‘thợ’ như tôi mà cũng hết cả chữ, nên đành phải...”
44. Ngọc hoàng cũng khóc
Ngọc hỏi: “Con nầy hát có hay không?”
“Nó đâu có biết hát.”
“Thế thì tôi mua thêm con chim ấy làm gì?”
“Vì nó là ông bầu. Nếu không có nó, con chim danh ca chắc gì đã chịu hát?"
(Sách đã dẫn)
4. Tranh khoả thân
Hai vợ chồng xem tranh triển lãm. Ông chồng say sưa đứng ngắm một bức hoạ khoả thân, chỉ có một vài ba ngọn lá che khuất những nơi kín đáo. Bà vợ giục mãi chồng vẫn không chịu đi. Ba nguýt dài một cái và nói:
"Phải chăng mình chờ đến ‘mùa thu lá vàng rụng bay’”?
(Sách đã dẫn)
5. Dọn nhà
Một anh chàng mướn phố [13] xui xẻo ở giữa một anh thợ rèn và một anh thợ đục. Suốt ngày anh nghe tiếng động liên miên thật đau đầu, nhức óc. Anh định tìm nhà khác nhưng tiền sang, tiền dọn không có, đành nấn ná qua ngày. Một hôm, quá bực dọc, anh nói:
"Giá như hai ông này dời nhà chỗ khác thì tôi làm tiệc đãi liền."
Hai anh thợ nghe được, đến báo tin:
"Chúng tôi sắp dọn đi, anh nhớ lời cho chúng tôi nhậu một bữa tiễn hành."
Anh kia mừng quá, mua rượu thịt dọn một mâm ê hề, mời hai bạn láng giềng cụng ly. Rượu được vài tuần, anh mới hỏi hai bạn:
"Hai anh tính dọn đi đâu, ở phố nào, cho tôi biết để thỉnh thoảng đến thăm."
Anh thợ đục chậm rãi nói:
"Chúng tôi đã bàn tính với nhau thật kỹ lưỡng, phố này làm ăn được nên tôi sẽ dọn qua căn của anh này và ảnh dọn qua căn tôi."
(Trích “Truyện vui quốc tế” của Lê Hương, Sống Mới xuất bản, Sài Gòn, năm 1974)
C. Vài chuyện tiếu lâm chính trị Trung Quốc, Liên Xô, Đức
Trung Quốc
1. Mao Chủ tịch nói...
Một đôi vợ chồng muốn ly hôn, đến gặp cán bộ công xã. Cán bộ công xã hỏi: "Hiện nay mùa màng đang bận rộn, anh chị đến đây làm gì?"
Người vợ: "Mao Chủ tịch nói: 'Phải hạ quyết tâm’. Tôi muốn ly dị!"
Người chồng: "Mao Chủ tịch nói: 'Phải giải quyết khó khăn.’ Tôi chưa đồng ý ly dị!"
Cán bộ công xã: "Mao Chủ tịch nói: ‚Phải nắm chắc cách mạng, thúc đẩy sản xuất.’ Chuyện cá nhân là nhỏ nhặt, anh chị về đi, chúng tôi không giải quyết đâu!"
(Theo báo Đại đoàn kết, 17.2.1982, dịch từ báo Hương Cảng triển vọng, 1.3.1981)
Liên Xô
1. Chùm chuyện tiếu lâm thời Khrushchev
a. Khơ chết ngất
Một hôm, Khrushchev đi xem kịch. Để tỏ vẻ quan tâm đến anh chị em diễn viên, Khơ la cà vào cả mấy phòng hoá trang ở hậu trường. Vừa mở cửa một phòng, Khơ bỗng lăn quay chết ngất. Thì ra Khơ thấy một diễn viên đang hoá trang vai Lênin, lại ngỡ Lênin sống lại để hỏi tội mình [14].
b. Khơ sợ “tệ sùng bái cá nhân Khrushchev”
Trong chuyến đi dạo phố Moskva, Khơ ghé vào một tiệm bách hoá. Tới quầy bán tranh tượng, Khơ thấy chỉ bày toàn tranh tượng mình, trong bụng rất khoái, nhưng ngoài miệng giả bộ “chỉnh” cô bán hàng:
"Tại sao cô chỉ bày bán độc tranh tượng tôi thôi? Cô làm như vậy, người ta lại lên án 'tệ sùng bái cá nhân Khrushchev’ [15] thì nguy lắm! Ngay sau đây, cô phải bày bán thêm tranh tượng Marx, Engels, Lenin, nghe không?
Cô bán hàng tủm tỉm đáp:
"Báo cáo đồng chí, chúng tôi đã bày bán tranh tượng ba lãnh tụ mà đồng chí vừa nói, nhưng dân chúng đã mua hết sạch rồi ạ." [16]
c. Bội thu và thất thu
Khrushchev đến thăm một nông trường, thấy bà chủ tịch có cặp vú đồ sộ, bèn đưa tay mân mê và nói:
"Năm nay, nước ta hẳn là bội thu sữa."
Không phải tay vừa, bà chủ tịch nông trường liền xoa cái đầu nhẵn thín của Khơ và đáp:
"Nhưng chắc chắn nước ta sẽ thất thu vụ len..."
d. Tsedenbal mặc áo mưa...
Tại thủ đô Ulan Bator (Mông Cổ), giữa lúc trời nắng như đổ lửa, người ta lại thấy Thủ tướng Tsedenbal mặc áo mưa đi lững thững. Có người tò mò hỏi tại sao lại mặc áo mưa, ông đáp:
"Đồng chí Khrushchev vừa gọi điện thoại, báo cho biết ở Moskva đang có mưa to."
e. Quỷ sứ cũng phải sợ
Khrushchev đang ngồi tán dóc với Kennedy ở dưới âm phủ. Bỗng nhiên, một bầy quỷ sứ ập đến, tính bắt cả hai ném vào vạc dầu theo lệnh của Diêm vương. Hai cố nguyên thủ “siêu cường quốc” sợ té đái, vắt chân lên cổ, chạy. Bầy quỷ sứ không buông tha, cứ đuổi riết.
Thấy bầy quỷ sứ đuổi sát đít, Ken bèn quẳng vội một túi đôla. Bầy quỷ sứ tranh nhau đôla, nhưng vẫn chẳng buông tha hai ngài cố nguyên thủ. Ken hổn hển hỏi Khơ: “Ngài có cách nào ngăn bầy quỷ sứ được không?” Khơ lau mồ hôi túa ra đầy đầu hói và đáp: “Để tôi thử cách này xem sao”.
Nói đoạn, Khơ xé một mảnh giấy trong sổ tay, viết vài chữ, rồi quẳng vội về phía bầy quỷ sứ. Bầy quỷ sứ vồ lấy mảnh giấy, đọc lướt qua, bèn cắm đầu cắm cổ chạy trở lui, vẻ mặt vô cùng khiếp đảm.
Thoát nạn, Ken mừng quá, vội hỏi Khơ: “Ngài viết gì mà thần hiệu như vậy?” Khơ đắc chí đáp: “Tôi chỉ viết có mấy chữ: CON ĐƯỜNG NÀY DẪN ĐẾN CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN!”
Chùm chuyện tiếu lâm thời Brezhnev
a. Dân say bét nhè
Năm 1972, Nickson sang Liên Xô. Gặp Brezhnev, Ních hỏi: “Bên nước các ông có dân say bét nhè không?” Brezhnev đáp: “Không hề có! Nếu ông bắt gặp gã say rượu nào, ông cứ bắn chết hắn đi”.
Ngay tối hôm đó, Ních cùng tay bảo vệ xách M16 đi ra phố. Mới đi một quãng, qua một tiệm ăn, đã thấy đám người say rượu bét nhè. Ních liền nổ súng giết sạch và gọi điện thoại báo cho Brezhnev biết.
Vài năm sau, Brezhnev qua Mỹ. Vừa xuống sân bay, ông ta đã hỏi Ních: “Bên nước các ông có dân say bét nhè không?” Ních đáp: “Không hề có! Nếu ông bắt gặp gã say rượu nào, ông cứ bắn chết hắn đi”.
Brezhnev hí hửng cùng tay bảo vệ xách AK47 đi ra phố. Cả hai đi mãi, đi mãi mà chẳng thấy một gã say rượu nào. Đến khuya, họ tính về lại nhà khách thì bỗng thấy một đám người hò hát inh ỏi, chân bước lảo đảo, mồm sặc mùi rượu. Mừng quá, Brezhnev liền nổ súng giết sạch cả đám, rồi gọi điện thoại báo cho Ních biết. Ních la hoảng: “Thôi chết, đám người đó chính là nhân viên sứ quán nước ông đó!”
b. Đồ dối trá
Một hôm, có kẻ cả gan gọi điện thoại đến nhà Brezhnev, tự xưng là bạn học cũ. Bà vợ bắt máy, nổi khùng: “Đồ dối trá, ông nhà tôi có bao giờ đi học đâu mà có bạn học!” [17]
(Theo BBC, 22.12.2006)
c. Chưa tỉnh hôn mê
Tháng 11.1982, Tổng Bí thư Brezhnev đã yếu lắm rồi, nhưng Đài phát thanh Moskva vẫn đưa tin: "Các đồng chí và các bạn thân mến! Đồng chí Tổng Bí thư kính mến, Leonid Ilych Brezhnev, sau cơn ngã bệnh, đã chứng tỏ sức sống của một người cộng sản. Dù chưa tỉnh hôn mê, đồng chí vẫn quay lại Bộ Chính trị làm việc”.
(Theo BBC, 22.12.2006)
d. Không sợ chuyện tiếu lâm
Ông V. Muxaêlian, nhà nhiếp ảnh riêng của cố Tổng Bí thư Brezhnev, cho biết: “Nhà lãnh đạo Xô-viết rất bình tĩnh đối với các câu chuyện tiếu lâm viết về mình. Ông nói: Người ta đã sáng tác ra tiếu lâm tức là người ta tôn kính. Không thiếu các cuộc hội đàm với nhà lãnh đạo nước ngoài được bắt đầu từ việc ông Brezhnev kể chuyện tiếu lâm. Làm như vậy để giảm bớt không khí xã giao và gây được thiện cảm của người đối thoại với mình. Brezhnev thường tặng quà cho những ai có câu chuyện tiếu lâm hay”.
(Theo báo An ninh Thế giới, 18.12.2006)
e. Người kế nhiệm
Đến khi qua đời, Brezhnev vẫn tiếp tục góp phần vào kho tàng tiếu lâm Liên Xô. Đó là chuyện vì sao I. Andropov được lên kế nhiệm Brezhnev:
Trên giường bệnh, Brezhnev yếu lắm rồi nên người ta cứ phải hỏi ai sẽ lên thay ông. Brezhnev mời các nhân vật cao cấp nhất Bộ Chính trị vào. Mọi người sắp đặt chỗ ngồi quanh giường bệnh. Bỗng nhiên, Brezhnev chỉ vào Andropov và nói: “A, aaa... aaa...” Tất cả vỗ tay chúc mừng Andropov. Trong tiếng ồn ào, không ai nghe được người bệnh thều thào trước khi tắt thở: “Aaaaaandropov giẫm vào ống dẫn ôxy của tôi...”
(Theo BBC, 22.12.2006)
Đức
1. Chùm chuyện tiếu lâm thời Hitler
Một cuốn sách tập hợp những chuyện tiếu lâm thời Quốc xã mang tựa đề Heil Hitler, Con lợn đã chết sẽ được tung ra ở Đức. Tác giả cuốn sách, đạo diễn Rudolf Herzog, nhận xét: “Các câu chuyện hài là một cách chống đối, là một cách xả cơn giận. Chúng được kể trong quán rượu...” Chính quyền phát xít cấm chỉ trích chế độ, nhưng các phiên toà thường chỉ cảnh cáo hay phạt tiền. Tuy nhiên, đến cuối chiến tranh, người ta có thể mất mạng vì một chuyện tiếu lâm. Một nhân viên cung ứng đạn dược ở Berlin bị xử tử vì kể câu chuyện sau: Hitler và Göring đang đứng trên đỉnh một toà tháp. Hitler nói rằng y muốn làm một điều gì đó để người dân Berlin vui. “Vậy tại sao ngài không nhảy xuống?” - Göring gợi ý.
Dẫu vậy, ở nước Đức thời ấy vẫn lan truyền nhiều chuyện tiếu lâm và dưới đây là vài chuyện.
Hitler đi thăm một bệnh viện tâm thần. Các bệnh nhân đều giơ thẳng tay chào. Khi đến cuối hàng, y bắt gặp một người vẫn đứng duỗi tay. “Sao anh không chào như những người khác?”, y quát. “Thưa ngài, tôi là y tá, tôi không bị điên!”
Để thể hiện sự kiêu ngạo của những kẻ lãnh đạo trong chính quyền Đức Quốc xã, một bức biếm hoạ vẽ Göring đang gắn một mũi tên vào dãy huân huy chương trên bộ quân phục của y. Kèm theo đó là dòng chữ: “Xem tiếp ở trang sau”.
Một nhà bình luận nhận xét: “Chủng tộc mới sẽ mảnh dẻ như Göring, tóc vàng như Hitler và cao như Goebbels”. (Kỳ thực, Göring to béo, Hitler tóc sẫm và Goebbels thì lùn tịt).
Khi chính quyền Đức Quốc xã ngày càng mạnh tay với người Do Thái, họ phải dựa vào sự hài hước của mình để tìm thấy niềm vui trong cuộc sống: Lewis và Hirsche gặp nhau trong rừng rậm châu Phi, mỗi người cầm một khẩu súng săn. “Cậu đang làm gì ở đây?”- Hirsche hỏi. “Tớ có nghề đẽo ngà voi ở Alexandria, và tớ đi bắn những con voi của mình”, - Lewis trả lời và hỏi: “Thế còn cậu?”. Hirsche đáp: “Tớ sản xuất đồ da cá sấu ở Po Xaít và tớ bắn những con cá sấu của mình. Còn chuyện gì đã xảy ra với cậu bạn Simon của chúng ta?” Lêvi đáp: "Cậu ấy đã trở thành tay phiêu lưu mạo hiểm thực sự. Cậu ấy ở lại Berlin”.
(Theo VnExpress, 1.9.2006)

[1]Chủ nhiệm hợp tác xã
[2]Phiếu cung cấp hàng xịn dành cho cán bộ cấp cao và được mua tại một số cửa hàng đặc biệt như Tôn Đản, Vân Hồ...
[3]Câu vè này dành cho số cán bộ, công nhân viên quèn, thường ăn bếp tập thể (đại táo - bếp lớn, theo cách gọi của Trung Quốc; trên đại táo là trung táo dành cho ít người ăn và tiểu táo chỉ dành cho 1-2 người ăn), ở nhà tập thể (đại gia) và đi xe công cộng (đại xa).
[4]Cố vấn: vấn lốp xe đạp bị bục bằng dây cao su hoặc dây vải. Chuyên da: áo rách hở da. Qua loa: loa phát thanh công le='height:10px;'>
Bác lại sốt ruột ngắt lời:
“Sao, chú Ba lại tiếp tục phạm tội đa thê, dám cưới thêm bà nữa? Loạn to rồi!”
“Dạ, anh Ba không cưới thêm, mà chỉ tằng tịu... thêm với một cô bác sĩ ở Bệnh viện Việt-Xô và thế là ấu chúa ra đời...”
“Trời đất!” - Bác Hồ than. “Còn tin gì nữa?”
“Dạ, tin thứ hai là tin anh Hoàng Quốc Việt [17] sắp kề miệng lỗ rồi mà vẫn đòi lấy vợ. Đám con anh Việt kịch liệt phản đối vì chúng sợ cô vợ mới này sẽ phỗng tay trên mọi bổng lộc mà chúng đang được hưởng nhờ cái ghế quan của ông bố. Có hôm, một thằng con anh Việt còn đến tận nhà cô kia và tặng ả mấy cái tát nảy lửa...”
“Thật hết chỗ nói!” - Bác rầu rĩ. “Chú kể tin khác đi.”
“Thưa Bác, có tin anh Hoàng Tùng đi nhuộm tóc để còn tiện bề ‘cưa kéo’ các tiểu thư xinh như mộng ở đất Hà Thành. Nghe đồn đồng chí Trưởng Ban Tuyên huấn của chúng ta tuy trông hom hem nhưng vẫn còn ‘gân’ lắm ạ...”
Bác Hồ lắc đầu ngao ngán, rồi hỏi sang chuyện khác.
49. Địch sao nổi!
Gần Tết, Ngọc hoàng cho mở cuộc thi nói khoác để các bậc anh tài khắp hạ giới lên dự. Dân nói khoác “một tấc đến... trời” kéo nhau đi thi đông như trẩy hội, vì nghe nói Ngọc hoàng treo thưởng rất hậu.
Bỗng cả trường thi nhốn nháo. Các thí sinh đủ mọi màu da vội vã bỏ về. Ngọc hoàng lấy làm lạ, bèn sai Thiên lôi chặn họ lại để hỏi nguyên cớ. Một thí sinh buồn bã tâu:
“Chúng con vừa hay tin phái đoàn nói khoác Việt Nam do anh Ba Xạo dẫn đầu sắp lên tới nơi. Chúng con địch sao nổi, đành rủ nhau về cho sớm.”
50. Bốn tấm hình
Tại một nhà nọ ở Thành phố Hồ Chí Minh, người ta thấy treo ở chỗ trang trọng nhất bốn tấm hình: ông tiên, ông sư, ông cha và ông Ba. Những ai hiểu ý chủ nhà đều bưng miệng cười.
Nghe đâu nhiều nhà trong thành phố đang rủ nhau treo hình theo kiểu đó...
51. Con trai anh Năm
Anh Năm rất đau lòng khi nghe báo cáo độ này thanh niên Hà Nội ăn chơi truỵ lạc quá đỗi. Anh cho gọi các giáo sư tài ba ở Viện Khoa học lên và giao nhiệm vụ khẩn cấp: nghiên cứu ra một thứ máy gì đó để trừng trị thích đáng những kẻ hay chơi bậy. Ít lâu sau, Viện Khoa học đã hoàn thành mỹ mãn nhiệm vụ anh Năm giao phó: hễ gắn máy vào người mà chơi bậy, lập tức “đồ” chơi sẽ bị... cụt.
Anh Năm khoái lắm, bèn lấy mấy chục cái máy đó để thử nghiệm ngay trong đám công tử nhà các “ông kễnh”.
Sau một thời gian, trong số các chàng bị bí mật gắn máy, chỉ còn nhõn một chàng không cụt “đồ” chơi và chàng đó lại chính là con trai anh Năm. Khỏi phải nói anh Năm đã hãnh diện ra sao khi có được người con nối dõi thật đứng đắn, mẫu mực, đúng là điển hình tiên tiến cho thanh niên cả nước học tập.
Trước mặt đám công tử-cụt, lại có phóng viên báo Nhân dân và Đài Truyền hình Việt Nam được triệu đến gấp để làm tin, anh Năm muốn con trai phát biểu đôi lời về cuộc sống trong sạch của mình. Thế nhưng, lạ thay, con trai anh Năm cứ câm như hến. Thì ra anh chàng bị cụt... lưỡi.
52. Rùa ngựa, ngựa rùa
Một đêm, vua Lê Lợi hiện về báo mộng cho anh Ba: đúng giờ ngọ hôm sau, ra hồ Hoàn Kiếm, sẽ được mách bảo về ước muốn của dân Việt hiện nay.
Y hẹn, giữa trưa hôm sau, anh Ba cùng nhóm bảo vệ ra bờ hồ ngồi đợi. Giữa hồ bỗng nổi lên hai cái thùng lớn. Anh Ba hạ lệnh vớt thùng lên rồi chở ngay về nhà. Lúc mở ra, một thùng có con rùa cưỡi trên lưng con ngựa và một thùng có con ngựa cưỡi trên mai con rùa.
Anh Ba không sao hiểu nổi vua Lê muốn mách bảo gì qua hai con vật này. Đám mưu sĩ của anh cũng chịu bó tay. Cuối cùng, anh Ba đành phải đăng báo cho mọi người biết để tìm lời giải thoả đáng.
Sau nhiều ngày, có một cụ già đến gặp anh Ba và thưa: “Theo chữ Nho, rùa là quy, ngựa là mã. Rùa cưỡi ngựa là quy mã, ngựa cưỡi rùa là mã quy. Nói lái hai tiếng này là hiểu ra ngay hai điều dân chúng đang ước muốn” [18].
53. Ám chỉ ai?
Trước cửa hàng bán dầu hoả theo “sổ chất đốt” ở Hà Nội, người mua xếp hàng rồng rắn. Thấy vậy, một anh chàng mới đến bèn chen ngang và lấn dần lên hàng đầu. Dĩ nhiên, anh ta phải nghe chửi. Tiếng chửi mỗi lúc một nhiều, nhưng anh ta vẫn tỉnh bơ, thẳng tiến. Chẳng những thế, anh ta còn nói bô bô: “Mẹ kiếp, có thằng bị 50 triệu người chửi còn không sợ, huống chi ở đây ta chỉ bị có trăm người chửi!”
Bỗng có hai người lực lưỡng đứng ở gần đó bước tới, túm lấy ngực áo anh chàng chen hàng, chìa “thẻ đỏ” [19] ra và quắc mắt hỏi: “Anh vừa nói có thằng bị 50 triệu người chửi là ám chỉ ai vậy? Muốn sống thì khai thật ra!”
Anh chàng kia nhếch mép cười tinh quái, rồi tỉnh bơ đáp: “Ấy ấy, tôi nói thằng... Hoàng Văn Hoan [20] chứ có dám ám chỉ ai đâu! Chưa chi các anh đã tưởng...”
54. Xứng đáng là Tổng Bí thư
Đảng loài vật họp đại hội bầu Tổng Bí thư. Mỗi con vật đều có quyền ứng cử vào chức vụ cao nhất và được toàn thể đại hội xem xét, bỏ phiếu một cách dân chủ.
Bò ra ứng cử đầu tiên. Khá nhiều ý kiến ca ngợi Bò cần cù, khoẻ mạnh. Nhưng cũng không ít ý kiến chê Bò có tính “phổi bò”, kém thông minh, do vậy mới có câu mắng: “Ngu như bò!” Số phiếu không tán thành chiếm đa số...
Tới lượt Gà trống ra ứng cử. Một số con vật ủng hộ Gà trống hết lời khen ngợi, nào là Gà trống “có tiếng nói quyền uy đánh thức được cả mặt trời và muôn loài”, nào là Gà trống có tướng “lãnh đạo”, lại thêm năng lực “truyền giống” hết sức dồi dào, v.v... Nhưng cuối cùng, Gà trống cũng không trúng cử vì nhiều con vật cho rằng Gà trống phạm tội đa thê, lại không bỏ được máu mê gái và có thể vì chuyện gái mà làm mất thanh danh của Đảng, như cố Tổng Bí thư Heo nọc đã từng phạm phải...
Ứng cử viên thứ ba là Thỏ trắng. Mọi con vật đều nhất trí rằng Thỏ rất thông minh, nhanh nhẹn, nhưng lại mắc khuyết điểm trầm trọng mà vị lãnh đạo nào cũng phải tránh: quá nhút nhát, thiếu nhìn xa trông rộng.
Thấy vậy, Hổ bèn nhảy lên, vỗ ngực ta đây là “Chúa sơn lâm”, dũng mãnh có thừa, có thể đưa đảng loài vật đến những thành công rực rỡ. Một số ý kiến xác nhận Hổ nói đúng, nhưng nhiều con vật lại tố cáo Hổ rất độc tài, tàn bạo, thường ăn thịt các đảng viên dám có ý kiến riêng, như vậy dễ đưa cả loài vật đến hoạ diệt vong.
Tiếp theo Hổ, nhiều con vật khác đua nhau ra ứng cử, song đều bị gạch tên với những lý lẽ xác đáng...
Cuối cùng, Rận đứng lên, dõng dạc nói:
“Tôi có hai ưu thế mà bất kỳ tổng bí thư nào của Đảng ta cũng cần phải có. Thứ nhất, trong huyết quản của tôi luôn có dòng máu công nông. Thứ hai, tôi luôn đi sâu, đi sát quần... chúng.”
Cả đại hội đứng dậy, vỗ tay rào rào và nhất trí bầu đồng chí Rận vào chức vụ cao nhất của Đảng.

[1]Cho ảnh vào khung kính, nhưng ở đây ông già Sài Gòn nói lái.
[2]“Cóp” chuyện tiếu lâm chính trị Liên Xô (xem phần Phụ lục)
[3]Xe hơi Liên Xô hạng nhất dành cho cán bộ lãnh đạo cao cấp
[4]Dùng theo đúng nghĩa đen, thể hiện đặc quyền của một số “quan làm thơ” thời ấy, như Sóng Hồng (Trường Chinh), Lê Đức Thọ, Tố Hữu... Thơ của “quan” thường được nhiều báo đăng cùng lúc, nhất là báo Xuân, và đương nhiên, cùng trả nhuận bút cao gấp nhiều lần các “dân làm thơ”.
[5]Tên tập thơ dầu tay của Tố Hữu
[6]Chính sách giá, lương, tiền thời bao cấp do Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Tố Hữu khởi xướng
[7]Trong bài viết về bác sĩ Nguyễn Khắc Viện do BBC công bố, tác giả Nguyễn Thanh Giang đã khẳng định điều này.
[8]Mua theo sổ gạo, với giá chính thức, rẻ hơn nhiều so với giá chợ đen
[9]“Chế” chuyện tiếu lâm Sài Gòn trước năm 1975 (xem phần Phụ lục)
[10]Xin nhắc lại, đây là số tiền rất lớn thời ấy, gấp 5 lần lương tháng bộ trưởng.
[11]Nói lái là Vẫn Như Cũ, Vẫn Các Cụ và Giữ Nguyên. Thực tế, kỳ họp thứ nhất Quốc hội khoá VII (1981-1987) đã bầu “Vũ Các Cận” là ông Trường Chinh làm Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, ông Phạm Văn Đồng làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và ông Nguyễn Hữu Thọ làm Chủ tịch Quốc hội.
[12] “Chế” chuyện tiếu lâm Sài Gòn trước năm 1975 (xem phần Phụ lục)
[13]“Chế” chuyện tiếu lâm Sài Gòn trước năm 1975 (xem phần Phụ lục). Tựa chuyện này “nhái” bài hát nổi tiếng “Có anh Ba Hưng” của Trần Kiết Tường.
[14]Thời bấy giờ, dân vượt biên thường kháo với nhau rằng phải có ba cây (lượng) vàng mới được lên tàu theo đường “bán chính thức”.
[15]Năm 1932, trong cuộc bút chiến kéo dài với Hải Triều, Hoài Thanh đã hăng hái bảo vệ khuynh hướng “nghệ thuật vị nghệ thuật”.
[16]Năm 1941, cùng với Hoài Chân, ông hoàn tất tác phẩm để đời Thi nhân Việt Nam.
[17]Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ năm 1977 đến năm 1983
[18]Xin nhắc lại rằng trước, trong và cả sau năm 1980, số người vượt biên quy mã (qua Mỹ) tăng cao và cũng có một số người ngây thơ mộng tưởng mã quy (Mỹ qua). Chuyên tiếu lâm này hẳn nhằm thoả mãn “ước muốn” của số người nói trên.
[19]Thẻ công an
[20]Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội, chạy trốn sang Trung Quốc tháng 6.1979 và bị kết án tử hình vắng mặt (theo Wikipedia)