Chương 13


Chương 16

Sau đêm nằm mơ nhìn thấy linh hồn cha Tạc thoát xác bay lên trời tự dưng người thuyền trưởng thấy tức ngực đau lưng đau bụng đau ở bàng quang đau xiên ra mẩu xương cụt. Khi khênh vác một vật nặng là anh thuyền trưởng lại thấy choáng váng buồn nôn bải hoải chân cẳng lục phủ ngũ tạng trong người nóng ran nhức nhối như bị hàng ngàn vạn mũi kim châm vào. Anh thuyền trưởng không hề biết rằng thời hạn hàng chục năm ủ chất độc màu da cam trong người đã hết và giờ đây những độc tố đi-ô-xin cực kỳ nguy hiểm khốn nạn quái ác bắt đầu vỡ bung ra như đàn kiến đàn ong vỡ tổ tha hồ hung hăng tác oai tác quái phá huỷ đục khoét mạch máu gân cất dây thần kinh tế bào cùng các mô gan tim phổi thận lá lách dạ dày trong tấm thân cường tráng của anh.
Ba ngày sau ngày thả xác chết lâm sàng cha Tạc xuống biển thì đoàn xà lan buôn than xuyên Việt ghé vào một thương cảng sầm uất ở miền Nam Trung phần để gã thuỷ thuỷ Khiệc á sừng bán lậu trốn thuế hai xà lan đầy ắp than và cũng nhân tiện tiếp thêm dầu ma-dút cùng ít củi gạo cho tốp thuỷ thủ. Cái thương cảng này hồi xưa còn chiến tranh vốn là một quân cảng bí mật tàu ngầm tàu diệt ngư lôi tàu tuần tra tốc độ cao trang bị đại liên mười bốn nòng bắn cấp tập vẫn ra vào ẩn nấp bảo dưỡng nghỉ ngơi. Sau năm 1975 nó bị bỏ hoang một thời gian dài là nơi chỉ có cá mập trú ngụ chứ tuyệt nhiên tàu bè buôn bán tàu thuyền đánh cá không dám ra vào vì sợ bị vướng vào hàng trăm quả ngư lôi chờ nổ lềnh phềnh chìm nổi lập lờ khắp trong cảng. Phải tới mấy năm gần đây cái thương cảng này mới dần hồi phục lại. Trên lộ trình dong duổi buôn than Bắc Nam xuyên Việt Mùi thuyền trưởng đã ghé vào thương cảng này nhiều lần và một buổi chiều lang thang mỏi chân ghé vào một quán nhậu ngoài bãi biển Mùi cá ngạnh tình cờ tìm được tung tích thằng bạn đồng hương chí thân là đặc công nước đã mất tích từ rất lâu hồi đầu cuộc chiến. Ðỗ Thanh Bùi con bà Ðích bán cháo lòng tiết canh trong chợ Quảng Phú nên bạn bè vẫn gọi đùa trêu trọc là thằng Bùi dồi. Mùi cá ngạnh và Bùi dồi học với nhau từ lớp 2 đến lớp 10 rồi cùng đi bộ đội một ngày. Hồi còn đi học Mùi cá ngạnh và Bùi dồi khét tiếng nghịch ngợm lêu lổng học hành dốt nát thường xuyên đầu tuần vẫn bị gọi lên bêu danh dưới cờ và đã từng bị bảo vệ bắt nhốt vào nhà kho vì tội bắn súng cao su chết bốn con chim bồ câu và bắn vỡ cửa kính nhà ông phó chủ tịch thị xã. Bùi dồi được tuyển chọn vào đơn vị đặc công nước là lực lượng đặc biệt na ná như lực lượng biệt kích đặc nhiệm luyện tập ở ngay bãi biển Cái Dăm nằm kín đáo trong vịnh Trạch Bổn cách thị xã Quảng Phú non chục cây số về phía Bắc.
Một lần đơn vị cử Mùi cá ngạnh về Quảng Phú truy bắt mấy chú lính bê quay Mùi cá ngạnh tranh thủ mò vào bãi biển Cái Dăm thăm thằng bạn cố tri Bùi dồi. Trời giữa trưa nắng chang chang đội đặc công nước vừa đi tập dã ngoại về Mùi cá ngạnh nhận ngay ra thằng bạn Bùi dồi răng trắng nhởn người to lớn như ông hộ pháp cởi trần đánh độc cái si-líp chặt căng đang chạy huỳnh huỵch trong tốp lính đặc công nước anh nào cũng to cao đen trũi mập ú cởi trần trùng trục si-líp đồng loạt chạy đều rầm rập. Hai thằng bạn thân gặp nhau mừng hú rủ nhau leo lên đống dây chão tổ bố to bằng cổ tay ngồi hút thuốc lá Trường Sơn nói chuyện linh tinh vớ vẩn. Bùi dồi vỗ ngực thình thịch thề với Mùi cá ngạnh là phen này đi Bê quyết chí không xanh cỏ thì phải đỏ ngực. Xanh cỏ là chết. Ðỏ ngực là nếu sống trở về thì đỏ huân chương chiến công trên ngực. Bốn tháng sau Bùi dồi vào chiến trường và mất tiêu mất tích luôn.
Ngày mới về phục viên Mùi cá ngạnh vào chợ Quảng Phú ăn cháo lòng tiết canh gánh hàng bà Ðích. Bà mẹ của Bùi dồi vẫn béo tốt như ngày xưa nhưng tóc trên dầu đã bạc trắng hỏi thăm mới biết người chị cùng mẹ khác bố của Bùi dồi đã lấy chồng theo chồng lên làm ăn ở một huyện miền núi tít xa tận biên giới phía Bắc giáp Trung Quốc còn Bùi dồi thì vẫn biệt vô âm tín.
Bác cũng đã lên tỉnh đội hỏi mấy lần nhưng các ông chính sách trên đó cũng chỉ biết trả lời trường hợp thằng Bùi nhà này mất tích vẫn tiếp tục truy tìm chưa có kết quả. Bà mẹ Bùi dồi than thở với Mùi cá ngạnh như vậy Tình cờ một lần lang thang mỏi chân ghé vào quán nhậu ngoài bãi biển ngồi uống xì rượu đế lai tai đĩa đỉa biển khô Mùi cá ngạnh được ông chủ quán gốc người Chàm Chế Bồng Thớt chỉ ra quả núi xa xa kể cho hay chính tay vợ chồng ông đã chôn cất một ông bộ đội đặc công miền Bắc thứ thiệt ở đó. Ông Chế Bồng Thớt kể: Mấy ông người nhái Bắc Việt lặn vào quân cảng gài bom phá liền hai tàu phóng ngư lôi của mấy ông Mỹ thế là mấy ông Mỹ cay cú quá rình mãi mới quăng lưới sắt móc câu móc được một ông người nhái Bắc việt. Ông Chế Bồng Thớt kể tiếp: Mấy ông Mỹ quăng xuống cả vạn lưỡi câu thép móc được ông người nhái Bắc Việt kéo lên khỏi mặt nước rồi cứ như thế đánh tàu chạy tới cả chục vòng quần đảo trong quân cảng để ra oai. Ông người nhái Bắc việt khỏe như trâu gan cóc tía bị phơi nắng treo lơ lửng trên mặt nước hơn tuần lễ mới chịu tắt thở. Khi thấy ông người nhái Bắc Việt chết thật rồi mấy ông Mỹ còn treo xác ông lơ lửng phơi nắng cả tháng trời héo quắt như con mực khô mới chịu thả cái xác xuống cho đem chôn. Chính tay vợ chồng tôi chôn cất ông người nhái Bắc Việt ghê gớm oai hùng đó. Ông Chế Bồng Thớt nói: Chả là hồi đó tôi làm ở đội lao binh đào huyệt ở quân cảng. Khi Mùi cá ngạnh hỏi ông chủ quản có biết tên tuổi quê quán ông người nhái Bắc Việt đó không thì ông gật đầu: Biết. Làm sao mà tôi lại không biết chứ. Tên ông ta là Bùi dồi quê ở chợ cá xứ biển Quảng Phú. Mùi cá ngạnh trợn trừng mắt hỏi rành rọt căn cớ ở đâu và làm sao ông chủ quán lại biết cả cái tên cúng cơm của ông người nhái Bắc Việt rõ rành như vậy thì ông Chế Bồng Thớt thản nhiên: ông người nhái Bắc Việt xăm hàng chữ Bùi dồi quê chỺc:
- Khênh bố trẻ vào khoang. Ðổ nước gừng. Xoa dầu gió Trường Sơn vào các huyệt rồi đắp cho bố trẻ mảnh chăn qua bụng. ổn rồi. Chiều nay là bố trẻ có thể ăn chơi nhẩy múa được rồi.
Cha Tạc được khênh vào một khoang sặc sụa mùi dầu máy mùi cá khô mùi mắm thối mùi dấm chua mùi những món ăn xào xáo đã thiu. Trước khi thiếp vào giấc ngủ miên man cha Tạc còn nghe thấy tiếng người léo nhéo tru lên như tiếng chó tru:
- Gừng tỏi dầu gió nhăng cuội rách việc cứ điều em phò ở xà lan thằng Khiệc á sừng sang ấp cho bố trẻ một lúc là nhất. Có phải như vậy không hả đại ca Mùi cá ngạnh.
Cha Tạc chỉ còn nghe được như vậy rồi thiếp đi không hề hay biết rằng cha vừa được thuyền trưởng Mùi cá ngạnh và tốp thuỷ thủ dùng sào móc cha lên từ dưới biển cứu cha thoát cảnh nếu không chết trôi trương phềnh thì cũng làm miếng mồi ngon cho lũ cá mập.
Vâng! Ðúng rồi! Người đàn ông ria mép mũi to mồm rộng giọng khàn vịt đực quàng quạc đó đích thực là thuyền trưởng Mùi cá ngạnh một cựu chiến binh bị nhiễm chất độc mầu da cam đẻ ra thằng con trai quái thai sứa biển một tai hai mũi ba chân bốn.tay tong teo co quắp nhớp nháp đồng thời cũng là người mà ông bác sĩ dở hơi đơ đơ mát mát Trương Vĩnh Cần đã từng một lần trong đời gặp gỡ ngồi chồm chỗm như cọp ỉa đấu rượu Ngán trong đêm mồng ba Tết năm nào ở cái xứ biển tanh nồng mùi cá khô và gió biển.
Thuyền trưởng Mùi cá ngạnh giờ đây không lái con tàu khách Quảng Phú bến Chó nữa mà lái một con tàu kéo dắt theo bốn xà lan boong thép buôn than xuyên Việt đường dài Nam Bắc - Bắc Nam.
Sau khi vớt được cha Tạc lên thuyền trưởng Mùi cá ngạnh nhảy vọt sang chiếc xà lan đầy ắp than đá đang trôi lừ đừ cặp kè bên cạnh. Gã thuỷ thủ kiêm ông chủ xà lan đó tên là Khiệc á sừng cởi trần truồng khắp người loang lổ từng mảnh vẩy á sừng đen sì tanh tưởi hôi hám đang khom lưng bê chậu nước đái nổi váng vàng khè chui ra từ trong mui khoang lợp tôn ốp-nam.
Gã nhe hàm răng cải mả cười với Mùi cá ngạnh:
- Mời sếp. Em khuyến mại sếp một choạc tầu nhanh.
Mùi cá ngạnh lắc đầu. Khiệc á sừng cong người hất chậu nước đái xuống biển. Gã mời:
- Vào uống trà vậy.
Hai thuỷ thủ chui vào cái khoang nóng hầm hập sặc sụa mùi nước đái. Một cô gái mặt mũi nghếch ngoác chổng mông trắng hếu đang mải mê chúi đầu vào quyển đô-rê-mon nhàu nát xanh đỏ tím vàng lòe loẹt. Khiệc á sừng phát mạnh vào mông cô gái. Gã trợn mắt:
- Biến!
Cô gái nhảy dựng lên nhăn nhó lườm nguýt rồi lại toét miệng ra cười chẳng chút ngượng ngùng chổng mông cong lưng xỏ chân vào cái si-líp trắng nõn thêu chênh hệch lõa lồ bông hoa hồng đỏ rực. Khiệc á sừng hất đầu ra lệnh cho cô gái:
- Sang xà lan lão Ðôn mà chổng tĩ đọc sách để đại ca làm việc với anh.
Cô gái ngoáy mông nguýt một cái rõ dài rồi ngúng ngoằng chui ra. Mùi cá ngạnh và Khiệc á sừng ngồi xếp chân bằng tròn trên tấm bạt rách bẩn thỉu loang lổ những vết ố nhờ nhờ đùng đục nom rất ghê mắt. Cả hai uống trà hút thuốc. Khiệc á sừng dúi một tập tiền vào lòng Mùi cá ngạnh rồi toét miệng cười:
- Ðây là phần đại ca. Em cứ là xin đưa trước sòng phẳng. Ðồng tiền đi trước là đồng tiền khôn.
Mùi cá ngạnh nhếch mép:
- Chú định ghé thương cảng mấy ngày.
Khiệc á sừng vẫn toét miệng cười:
- Dăm ba ngày thôi ạ. Ðổ hàng xong là phới luôn.
- Như vậy là ăn cắp đấy.
- Không ăn cắp thì lấy tiền đâu nhậu nhẹt gái gú. Vả lại em ăn cắp của chú em chứ có ăn cắp tài sản xã hội chủ nghĩa đâu mà sợ. Lọt sàng xuống nia thôi mà.
Khiệc á sừng cười xoà huýt sáo vang lừng rồi chui ra khỏi khoang nhảy vọt sang boong xà lan mà cha Tạc vừa được khênh vào đổ nước gừng xoa dầu gió Trường Sơn Mùi cá ngạnh vẫn ngồi xếp bằng tròn trên tấm vải bạt hôi hám bẩn thỉu. Anh thuyền trưởng ngắm nghía tập tiền rồi lại ngoảnh mặt nhìn ra mặt biển ngẫm nghĩ vẩn vơ tới thằng người mà tốp thuỷ thủ vừa vớt lên xà lan. Mấy hôm nay đài báo ra rả sóng thần tự dưng nổi lên trên dòng sông Cái nuốt gọn cả một làng nghề Lũng Bãi cuốn trôi cơ man nhà cửa trâu bò ngan ngỗng lợn gà và cả người ra bể. Thoáng nhìn tấm thân xác ngấm sũng nước xác xơ tiều tuỵ sống dở chết dở của thằng người được vớt lên ấy thì ngỡ là dân thợ chuốt thợ đốt lò làng nghề Lũng Bãi nhưng nhìn kỹ thì thấy ngờ ngợ vì da gã mỏng lắm bàn tay bàn chân gã mềm lắm thứ người đó ăn trắng mặc trơn chứ không phải con nhà lan động đất đá nặng nhọc vất vả. Vả lại trên ổ bụng của hắn còn vắt vẻo một đoạn rốn lồi như mấu ruột từ trong bụng trồi ra. Quái dị. Vậy thì gã là ai nhỉ.
Ngồi một mình trong khoang xà lan lợp tôn nóng hừng hực sặc sụa mùi nước đái này Mùi thuyền trưởng nghĩ vẩn vơ băn khoăn. Nhưng mà thôi băn khoăn làm gì.
Anh thuyền trưởng tự nhủ như vậy. Gã là ai? Là thằng thợ đất lam lũ hay là ông trí thức sang trọng hay là một quái nhân thì tốp thuỷ thủ cũng đã làm một việc phúc đức cứu một mạng người. Cứu một mạng người phúc đẳng hà sa.
Lại nói về cuộc đời ngang tàng đen đủi lao đao của thuyền trưởng Mùi cá ngạnh. Sau khi bác sĩ Trương Vĩnh Cần lẳng lặng bỏ đi. Mùi cá ngạnh đi lang thang khắp khu mỏ Quảng Phú tìm ông bác sĩ. Anh cũng nhờ cả bọn đầu gấu mặc rô bọn ăn cắp vặt những mụ buôn chuyến và nhờ cả mấy chú cảnh sát hình sự quen biết ở trên phường tìm hộ nhưng vẫn không thấy. Ðoán chắc là ông bác sĩ hiền lành dở người đã bỏ đi xa rồi nên Mùi cá ngạnh cũng không tìm kiếm nữa. Và dần dà trong đầu óc trong trí nhớ của anh thuyền trưởng cũng mất tiêu luôn hình ảnh ông bác sĩ trí thức quần áo rách bươm bẩn như ma tiều tuỵ như lão ăn mày ấy.
Ngày tháng thoi đưa Mùi cá ngạnh vẫn chăm chỉ cần cù hai ngày một lần lái chuyến tàu khách Quảng Phú bến Chó đi về. Người vợ tội nghiệp câm nín không bao giờ còn biết cười nữa của anh thì vẫn ngày ngày ra vào quanh quẩn với thúng quần áo rách của lũ trẻ với quán nước chè chén kẹo lạc kẹo bột lăng nhăng chẳng kiếm được là bao có ngày lãi không đủ mua mớ rau. Cả nhà gần chục miệng ăn và con lợn Y-oóc-sai đều trông chờ vào đồng lương thuyền trưởng kiêm thợ lái tàu của Mùi cá ngạnh. Nỗi đau buồn đắng cay của đôi vợ chồng bị bỏ mất thằng con trai đầu lòng và cũng là duy nhất thằng con trai quái thai dị dợm giống như con sứa bể vì bị di chứng bị biến thái bởi chất độc đi-ô-xin màu da cam tuy không còn vỡ tung ra như một cái nhọt ứa trào máu mủ nhưng nó đã lặn thẳng một hơi vào ngự trị trong tận trái tim của cả hai vợ chồng và nó hoá thành một cái gai cứ thỉnh thoảng lại đâm nhói vào giữa tim của Mùi cá ngạnh và người vợ tội nghiệp câm nín không bao giờ biết cười nữa của anh khiến cho vợ chồng anh thuyền trưởng cứ mỗi ngày càng thêm héo hon mòn mỏi suy sụp mặc dù cả hai vợ chồng chẳng ai bảo ai đều cố gắng người nào làm việc nấy và cùng rủ nhau chăm nom con lợn Y-oóc-sai và lũ trẻ con gà vịt SOS.
Thế rồi đến một ngày tai hoạ bất ngờ giáng xuống đầu Mùi cá ngạnh cùng toàn thể cái gia đình đống đúc ấy của anh ấy là đúng cái hôm vì phải cố sức bẻ ngoặt tay lái tránh con tàu buôn lậu đang như lao như điên cuồng trốn khỏi sự truy bắt của tàu công an thuế vụ nên cơn tàu chở khách của Mùi cá ngạnh đâm sầm vào một bãi cạn và gãy đôi chân vịt. Mặc dù đã có bao che cho cố tình lập biên bản chứng nhận lỗi không phải là do tay lái của Mùi cá ngạnh nhưng anh thuyền trưởng vẫn bị thi hành kỷ luật thu mất bằng lái và tống lên bờ làm công việc cạo gỉ sơn tàu. Thật ra thì Mùi các ngạnh cũng chẳng chê chẳng ngán gì chẳng bất mãn gì khi phải làm công việc vớ vẩn thô sơ này.
Nhưng làm được vài tháng thì anh thuyền trưởng đành phải viết đơn xin thôi việc vì mỗi một lý do đơn giản là làm công việc cạo gỉ sơn tàu không kiếm đủ tiền để nuôi gia đình đông đúc gồm người vợ câm nín không biết cười cùng con lợn Y-oóc-sai và đám trẻ con gà vịt SOS. Thế là Mùi cá ngạnh nhận lời làm thuyền trưởng một con tàu kéo vài trăm mã lực dắt đoàn xà lan buôn than xuyên Việt của một gã chủ tên là Phí Văn Kẹo vốn ngày xưa là một trong ba gã nghèo kiết xác gác chợ cá Quảng Phú. Cái sự nghiệp một bước lên ông chủ tàu của gã gác chợ Phí Văn Kẹo cũng rất minh bạch dễ hiểu. Gã không tham ô ăn cắp trấn lộn buôn lậu. Gã có bốn thằng con đi xuất khẩu lao động sang mấy nước bên Tây Âu và bên Nhật. Sang bên đó các con gã xé luôn hợp đồng bỏ trốn khỏi xưởng thợ và sống đời sống công dân bất hợp pháp trốn chui trốn lủi hành cái nghề ngày ngủ đêm lang thang ăn cắp vặt trong các siêu thị. Chỉ trong hơn ba năm mà tiền bán đồ ăn cắp vặt trong các siêu thị của bốn thằng con gã gửi về đủ cho ông bố gác chợ mù chữ ở nhà mua nổi một con tàu kéo và chung cổ phần một xà lan khoang sắt loại 50 tấn với thằng cháu Khiệc gọi Phí Văn Kẹo là chú ruột. Vốn rất kính trọng Mùi cá ngạnh nên khi nghe tàu khách bị đâm cạn gãy chân vịt và anh thuyền trưởng bị tống lên bờ cạo gỉ sơn tàu thì Phí Văn Kẹo mua một chai rượu tìm đến tận nhà vợ chồng Mùi và trịnh trọng mời anh thuyền trưởng về lái hộ con tàu kéo của gã: "Anh là một thuyền trưởng lành nghề ở cái xứ mỏ Quảng Phú này. Vả lại anh võ nghệ cao cường khiến bọn đầu gấu mặt rô khiếp vía. Vì vậy có anh lái con tàu kéo đoàn xà lan trở than xuyên Việt thì tôi mới yên tâm. Nói thực với anh tiền tàu tiền hàng này là của bốn thằng con mất dạy du côn của tôi. Nó giao cho tôi làm ăn. Nếu có chuyện gì rủi do mất sạch thì chúng nó về chúng nó sẽ băm tôi như bùn. Cái ngày chúng nó về chắc sẽ là ngày đưa ma tôi đấy anh ạ". Ông chủ tàu Phí Văn Kẹo than thở như vậy và Mùi cá ngạnh nhận lời ngay chủ yếu vì gã trả cho anh tiền lương khá hào phóng đủ nuôi nổi người vợ câm nín không biết cười và con lợn Y-oóc-sai cùng lũ con gà vịt nhận ở trại SOS về.
Từ ngày về làm thuyền trưởng tàu kéo dắt đoàn xà lan buôn than vượt biển xuyên Việt thì Mùi cá ngạnh không còn được thường xuyên ở nhà nữa. Cuộc đời người thuỷ thủ buôn than Bắc Nam lênh đênh trên mặt biển chẳng khác gì đời sống của những kẻ giang hồ không cửa không nhà. Mái nhà của Mùi cá ngạnh bây giờ là những tấm tôn bỏng giẫy lợp trên khoang tàu nồng nặc mùi dầu máy mùi tôm cá nước mắm lẫn mùi nước đái lưu cữu. Bữa cơm ăn hàng ngày nấu xì xụp được chăng hay chớ bạ gì ăn nấy ở góc mũi tàu thuyền.
Ðời sống của người tự do làm nghề sông nước là một đời sống dữ dằn thô tục trắng trợn như đời sống của dân hảo hán giang hồ buôn lậu lưu manh ăn cướp ăn cắp. Thường thường cứ hơn kém 50 ngày là hết một vòng tua tàu từ Quảng Phú chạy vào các thương cảng ở miền Nam miền Trung đổ than rồi chở hàng về lại Quảng Phú. Mỗi khi tàu quay về Quảng Phú đợi ăn than thì Mùi cá ngạnh mới có dịp đảo qua về nhà nghỉ ngơi đưa tiền cho vợ con thăm thú mấy người hàng xóm. Cũng phải nói sòng phẳng là từ ngày đi làm thuê cho gã gác chợ kiêm ông chủ Phí Văn Kẹo thì Mùi thuyền trưởng cũng kiếm được khá tiền. Nếu tính chi ly ra thì có khi còn nhiều gấp đôi gấp ba tiền lương thuyền trưởng kiêm thợ máy trong những ngày anh đi làm cho nhà nước. Chỉ sau bốn chuyến lái tàu buôn than vượt biển xuyên Việt Mùi cá ngạnh đã mua cho vợ một ki-ốt chuyên bán quần áo hàng thùng ở cách cổng chợ Quảng Phú hơn hai chục mét. Ðây cũng là ước mơ của người vợ tội nghiệp của Mùi cá ngạnh từ cái ngày vợ chồng anh ném đứa con quái thai tật nguyền xuống biển. Buổi sáng chủ nhật Mùi cá ngạnh đẩy cửa bước vào đưa cho vợ chiếc chìa khoá và bộ hồ sơ mua bán ki-ốt ở cổng chợ Quảng Phú trong khi người vợ tội nghiệp của anh đang ngồi chia kẹo cu-đơ và đường phổng cho lũ trẻ con gà vịt SOS và chú lợn Y oóc-sai. Mùi cá ngạnh không thể quên được buổi sáng chủ nhật đó bởi vì khi thấy anh giơ chìa khoá lên lắc lắc rồi nói: "Từ hôm nay em đã thành bà chủ rồi nhé và chồng em mong rằng người vợ ngoan ngoãn của chồng em sẽ nở nụ cười". Mùi cá ngạnh đã nói vậy và người vợ tội nghiệp của anh đã nở nụ cười đầu tiên sau bao năm tháng khổ đau. Lúc đó Mùi cá ngạnh sướng quá nhảy vọt lên rồi hét toáng: "Vợ muôn năm. Vợ muôn năm". Và Mùi cá ngạnh đã nhấc bổng vợ lên quay tít trong nhà khiến con lợn Y-oóc-sai sợ quá chui tọt ngay vào gậm giường còn lũ trẻ con gà vịt SOS thì chạy dạt ra cửa trố mắt nhìn.
Kể từ khi người vợ tội nghiệp của Mùi cá ngạnh biết cười lại rồi ra bán quần áo hàng thùng ở kiết gần cổng chợ thì cuộc sống ở gia đình anh thuyền trưởng thay đổi hàng ngày. Cứ mỗi lần sau một chuyến buôn than quay về thì Mùi cá ngạnh lại thấy nhà cửa khác đi một chút. Lần này thêm cái giường. Lần khác thêm cái tủ cái chạn. Lần khác nữa lại thêm hẳn một xe đạp mini Nhật. Người vợ rầu rĩ ốm đau lầm lì suy sụp của anh cũng thay đổi rất nhanh. Chị béo ra đi lại nhanh nhẹn tuy vẫn câm nín nhưng thỉnh thoảng đã thấy nở nụ cười tươi tắn. Thế rồi đến một ngày cuối tháng thứ năm thứ sáu thứ bảy nào đó sau một chuyến lái tàu dắt đoàn xà lan vào tít một thương cảng tận đất mũi cực Nam đổ than trở về Quảng Phú buổi chiều hôm đó sau khi neo tàu ở bến rồi giao đống giấy tờ biên lai kí nhận hàng lại cho cô con dâu thứ hai của ông chủ tàu Phí Văn Kẹo anh thuyền trưởng chưa về nhà ngay mà còn tạt vào quán Gió Biển ở ngay trên bến để uống vài vại bia với mấy người bạn cùng làm ở xí nghiệp cũ. Hay nói đúng hơn là thấy Mùi cá ngạnh xách túi bao bố lá dứa đựng trái sầu riêng từ dưới tàu bước lên thì mấy người bạn đó lôi ngay Mùi cá ngạnh vào nhậu. Bia vào lời ra. Một thằng thợ máy tàu tên là Ðáo đen bỗng chỉ thẳng đũa vào mặt Mùi cá ngạnh rồi mắng:
- Mày trôi dạt đi làm ăn xa như thế thì mất vợ là đáng đời rồi thằng ngu ạ.
Mùi cá ngạnh cười khà khà:
- Vợ tao đang ngồi bán quần áo hàng thùng ở ki-ốt ngoài chợ chứ đi đâu mà mất.
Ðáo đen vẫn trỏ đũa vào mặt Mùi cá ngạnh:
- Sao mày đần độn như vậy ngu lâu như vậy. Mày không cẩn thận thì phải è lưng nuôi con thiên hạ đấy.
Mùi cá ngạnh vẫn thản nhiên:
- Thì tao đang nuôi con thiên hạ đấy thôi. Một lũ trẻ gà vịt SOS ở nhà tao là con tao đấy.
Ðáo đen thợ máy cáu quá gạt đổ cốc bia ra bàn rồi quát lên:
- Nói chuyện với mày như nói với cây cọc. Ðéo nói nữa. Uống. Nhưng ông bảo cho mà biết. Vợ mày ở nhà đổ đốn theo giai rồi. Phen này thì tan cờ rồi Mùi ạ.
- Uống. Ðéo nói chuyện đó nữa. Uống tiếp.
Bữa nhậu tàn. Mùi cá ngạnh vật bao bố lá dứa chật căng trái sầu riêng lên vai. Khi đi qua cái ki-ốt của vợ ở gần cống chợ Quảng Phú nhìn thấy cánh cửa xếp sơn màu vàng đã kéo lại rồi mà bên trong vẫn có ánh đèn.
Mùi cá ngạnh bèn đập cửa xành xạch. Tiếng vợ anh ở trong vọng ra:
- Ðóng cửa lâu rồi. Mai bán hàng.
Mùi cá ngạnh nói to:
- Tôi đây. Mùi đây.
Ðột nhiên ở bên trong im phăng phắc. Rồi có tiếng đổ vỡ loảng xoảng. Tiếng cửa sau mở roạt một cái rồi có bóng một thằng trai ù té lao chạy về phía bãi phi lao sau chợ. Vợ Mùi cá ngạnh quần áo xộc xệch tóc tai rối bù lẩy bẩy ra mở khoá. Hai tay thị cứ như ríu vào nhau.
Nom thấy Mùi cá ngạnh đứng lù lù như ông hộ pháp xách bao tải dứa to tướng thị khuỵu xuống mặt cắt không còn hột máu. Thị ú ớ chắp lay vái lia lịa rồi bỗng nhiên quay đầu lao chạy ra ngoài như bị ma đuổi.
Mùi cá ngạnh quăng bao dứa xuống. Anh thuyền trưởng hốt hoảng đuổi theo vợ. Vừa đuổi vừa gọi Ngà ơi Ngà ơi đứng lại anh bảo. Cũng may lúc đó trời đã tối phiên chợ đã tan các quán hàng đều đã đóng cửa nên khu chợ cũng vắng vẻ. Mùi cá ngạnh đuổi tận ra bãi cát hàng dương ven biển mới bắt được vợ. Thị rũ người như tàu lá héo. Mắt mũi thị lác xệch xẹo như đang lên cơn động kinh. Rồi bỗng nhiên thị hú lên như chó hú.
Mùi cá ngạnh ôm chặt vợ. Tim anh đau xé. Gió biển lồng lộng lẫn tiếng sóng biển gầm lên lừng đợt. Nước mắt anh thuyền trưởng ứa ra. Giọng anh lạc hẳn đi:
- Thì tôi đã bảo nhiều lần là nhà phải đi kiếm lấy một đứa con cơ mà. Tôi có trách mỏ nóng giận gì đâu mà nhà phải chạy trốn tôi.
Vợ Mùi cá ngạnh vẫn cứ hú lên như chó rồi lăn nhào xuống cát lăn lộn như con chó bị dội nước sôi. Khi Mùi cá ngạnh xốc vợ lên lưng cõng về nhà thì thị đã mê man khắp người dính đầy rớt rãi lá khô và cát biển.
Gần một năm sau vào một buổi sáng động biển đất trời xám xịt gió mưa hú gào Mùi cá ngạnh mặc áo mưa vào bệnh viện đón người vợ vừa trở dạ. Và giống hệt như một ngày nào đó xa xưa anh thuyền trưởng lại vào ngồi chờ ở phòng đợi. Cái phòng đợi bây giờ đã khác nhiều vì được cơi nới rộng ra được sơn quét lại và kê thêm nhiều hàng ghế sang trọng sạch sẽ. Mùi cá ngạnh ngồi đợi hơn hai chục phút thì cô hộ lý xinh đẹp mặc áo choàng trắng đội mũ trắng đi ra gọi to: "Mời bác nào là bác Mùi vào thăm vợ con nhé". Rồi cô hộ lý nhoẻn miệng cười khi nhìn thấy anh thuyền trưởng đứng lên: "Con trai đấy. Bác về mổ gà ăn mừng đi". Mùi cá ngạnh lúng túng đi theo cô hộ lý trẻ. Dường như anh lại nghe thấy tiếng bước chân của mình từ cái ngày nào xa xưa ấy vang lên vội vã trên hành lang hẹp và sực nức mùi thuốc sát trùng này. Vợ Mùi cá ngạnh đang nằm trên giường chăn đắp ngang bụng bên cạnh có một hài nhi quấn tã kín mít tròn trặn như con sâu kèn ló ra cái mát người bé tí đỏ hon hỏn lành lặn xinh xắn… Vừa nhìn thấy Mùi cá ngạnh thị bỗng bật kêu lên: Con trai. Rồi thị oà khóc lên như mưa như gió. Mùi cá ngạnh chạy vội tới ôm vợ một tay quết nhè nhẹ con sâu kèn đang ọ e. Anh thuyền trưởng định an ủi vợ vài lời như nhà nín đi sao lại khóc thế con nào mà chẳng là con nhưng cổ Mùi cá ngạnh nghẹn lại cay xè như vừa nuốt vã một bát nước ớt nước mắt anh tháo ra như nước cống và cũng từ phút ấy không biết vì sao tự dưng giọng anh thuyền trưởng khản đặc quàng quạc như giọng vịt đực.
Sau khi được xoa dầu gió Trường Sơn được đổ rượu được bón nước cháo được ủ ấm rồi ngủ một giấc mê man ngon lành cha Tạc đã lại hồn thoát chết bởi vì có lẽ chỉ thêm một ngày nhịn đói ngâm nước biển nữa thì cầm chắc mạng cha Tạc tiêu rồi. Tối hôm đó cha Tạc tỉnh dậy nhưng cha không tiếp tục ăn chơi nhảy múa như M'>
- Hình như huynh không khoái nghe chuyện thằng bạn nối khố biệt kích đặc nhiệm này của đệ.
Mùi thuyền trưởng gật đầu:
- Tôi chúa ghét mấy thằng ác ôn rằn ri biệt kích. Cũng vì mấy thằng mắc dịch ấy nổi loạn phá trại tù cướp thuyền mà tôi bị giáng cấp bị tống ra khỏi quân đội. Nói thật nhá nếu ông mà không chỉ giùm tôi tìm được mộ thằng Bùi dồi thì muôn đời tôi và ông chỉ là người dưng chẳng bạn bè gì ráo trọi.
Ông Chế Bồng Thớt cười hềnh hệch:
- Thôi mà đại huynh. Cuộc chiến đã lùi xa lâu rồi. Xoá bỏ mọi hận thù sống chung trong vòng tay lớn chính sách hoà giải dân tộc mà.
Lần này ghé vào thương cảng không tên Nam Trung phần gặp ông Chế Bồng Thớt uống vài ly rượu rồi mà ông Thớt vẫn ỉu xìu cười nói gượng gạo. Mùi thuyền trưởng gặng hỏi làm sao đôi ba lần ông Thớt mới rụt rè nói cho anh thuyền trưởng hay là thằng bạn nối khố biệt kích đặc nhiệm của ông đã chết trong một trại cùi tít trong rừng thẳm trên cao nguyên Trung phần. Ông bác sĩ Chiểu ở trại cùi An Nan đã viết thư về báo cho đệ là nó tiêu rồi. Ðệ cũng đang định thu xếp lên cao nguyên vào cái trại cùi ghê rợn đó nhận mộ nó đánh dấu vào bản đồ địa hình ba bốn năm sau quay lại cải táng rồi đem cất nó về chôn cất ở dưới này.
Mùi thuyền trưởng nói:
- Nhưng mà thằng biệt kích đặc nhiệm đó muốn chôn ở trên đó để đầu thai kiếp sau làm người Gia Rai cơ mà.
Ông Chế Bồng Thớt lắc đầu thở dài:
- Nó chán đời quá phẫn chí tính quẩn như vậy thôi. Ðại huynh ơi sống làm kiếp người phiêu bạt nơi đất khách quê người đã khổ lắm rồi chết đi trong thâm tâm ai muốn làm con ma lạ hoắc vật vờ không quê hương bản quán.
Mấy ngày đêm nán lại thương cảng không tên Nam Trung phần này đợi gã thuỷ thủ Khiệc á sừng bán lậu trốn thuế cho hết hai xà lan đầy ắp than Mùi thuyền trưởng không đi chơi đâu vì người anh rất mệt mỏi đau đớn linh tính mách bảo hình như đời anh thuyền trưởng sắp gặp đại nạn ghê gớm. Mùi cá ngạnh cứ nằm lý trong quán của ông Chế Bồng Thớt miên man uống rượu Tất nhiên ông Chế Bồng Thớt cũng ngồi lý suốt ngày cạnh đại huynh Mùi thuyền trưởng và cũng miên man uống rượu vừa để hầu tiếp khách quí vừa để nguôi ngoại chút nỗi sầu trần thế vừa mất thằng bạn biệt kích đặc nhiệm. Hai người uống tì tì cạn sạch can rượu quốc lủi 5 lít làng Vân xứ Bắc mà anh thuyền trưởng xách vào. Cả hai say bí tỉ say đến độ gọi tên nhau líu cả lưỡi và muốn vào toa-lét để xả phải bò cả bốn chân tay như con chó béc-giê. Bà vợ béo ụt người Chàm của ông Chế Bồng Thớt thấy chồng và khách say tít cù mây thì thích lắm vỗ tay đen đét cười như nắc nẻ rồi lại gọi bà bạn hàng xóm bán chè thập cẩm ở bên cạnh mang nước cốt dừa sang cho hai người uống rồi cả hai bà thi nhau đùa cợt lấy que chọc vào nách ông Chế Bồng Thớt và Mùi thuyền trưởng. Và cũng trong mấy ngày say sưa miên man đó ông Chế Bồng Thớt đã ngậm ngùi kể lể câu chuyện cuộc đời dữ dằn khốn nạn xui xẻo nhục nhã tuyệt vọng của gã lính biệt kích đặc nhiệm vừa chết ở trại cùi cao nguyên Trung phần.
Họ tên hắn là Phạm Văn Cổn. Tiểu đệ được điều về làm thông ngôn ở trại huấn luyện lực lượng biệt kích đặc nhiệm vài tháng thì thằng Cổn cũng nhập trại.
Nghe đâu hắn được cố vấn Mỹ trực tiếp tuyển chọn từ lực lượng phòng vệ nhà thờ ở một xứ đạo khét tiếng chống cộng. Cũng chẳng hiểu tại sao đệ và hắn lại cặp bồ với nhau. Có thể vì hai thằng quá trái ngược nhau như nước với lửa chăng. Ðệ nhỏ thó đét đẹt như con mắm. Thằng Cổn to lớn vạm vỡ đô con như ông hộ pháp. Ðệ leo lẻo suốt ngày bản thể duy linh cô đơn chối bỏ thân phận vân vân còn hắn thì chỉ cười nhạt cộc lốc một câu: điếc đít. Ðệ người xứ Nam hắn người xứ Bắc. A! Thưa đại huynh thằng Cổn gốc người xứ Bắc Bộ thứ thiệt xịn như huynh đó. Tiểu sử Phạm văn Cổn là tiểu sử trong mơ của lính biệt kích đặc nhiệm.
Quê Bắc. Gia đình có gốc đạo. Theo tàu há mồm di cư vào Nam từ năm 1955. Tuy cùng ở trong trại huấn luyện lực lượng biệt kích đặc nhiệm nhưng thân phận đệ và tháng Cổn khác nhau. Ðệ là thông ngôn còn thằng Cổn là học viên khoá đặc biệt do hai ông thầy người Mỹ trực tiếp huấn luyện. Lực lượng biệt kích đặc nhiệm này do lục quân Mỹ hợp tác với cơ quan xịa trực tiếp tuyển dụng đào tạo có nhiệm vụ nhảy dù xuống hậu phương miền Bắc bạo loạn ám sát bắt cóc phá hoại. Ðệ là lính văn phòng nên dù sao cũng nhàn nhã hơn thân phận tập luyện nặng nề căng thẳng của thằng Cổn là học viên. Một tuần bảy ngày thì sáu ngày thằng nào biết việc của thằng ấy chỉ đến ngày Chúa nhật hai thằng mới rủ nhau la cà nhậu nhẹt ở mấy tửu quán ngoài cổng trại. Thằng Cổn là dân đạo gốc vì vậy một tháng tối thiểu hắn phải đến nhà thờ một lần để xưng tội. Ðệ không đi đạo nên mỗi lần thằng Cổn vào nhà thờ thì đệ chỉ la cà ở bên ngoài hút thuốc lá tán láo với mấy ả bán hột vịt lộn chán thì mon men tới đứng ngoài cửa sổ dòm vào xem hắn chịu lễ bên trong thánh đường. Thằng Cổn là học viên ưu tú. Ðệ đã nhiều lần nghe mấy ông thầy Mỹ nhận xét về hắn: Ðó là mẫu lính biệt kích kiểu mẫu trong những năm tới. Chẳng thế mà trong thời gian huấn luyện thằng Cổn được thăng hàm vượt bậc từ hạ sĩ lên thượng sĩ. Một trường hợp ngoại lệ và có thể hắn còn được đặc cách sang tu nghiệp ở Ha-oai nếu như tình hình thả dù biệt kích xuống hậu phương Bắc Việt không đột nhiên xấu đi một cách rất khó hiểu. Nhưng chuyện đó nói sau. Ðệ xin kể tiếp chuyện thằng Cổn. Chà! rượu đế xứ Bắc uống vô muốn chết luôn. Ðã quá trời ơi! Ðệ biết đại huynh ghét lũ lính rằn ri biệt kích. Hồi xưa chiến tranh nếu bọn đệ có rơi vào tay đại huynh chắc đã bị băm nhỏ vê viên rán mỡ rồi. Nhưng thôi cuộc chiến đã tàn. Xoá bỏ hận thù. Hoà giải dân tộc. Ðại huynh ráng nghe chút ít để hiểu cho cuộc đời bọn đệ. Ðại huynh ơi thân phận con người vô nghĩa phi lý trên cõi nhân gian này. Mời đại huynh nâng ly. Ta cạn. Và đệ xin tiếp tục hầu đại huynh chuyện thằng Cổn đi lễ nhà thờ.
Thấy thằng Cổn rất chăm chỉ ngoan đạo như vậy đệ hỏi tại sao mày lại động rồ tự nguyện gia nhập lực lượng biệt kích quỷ dữ khát máu này. Thằng Cổn nhếch mép cười gằn: Cộng sản vô thần diệt đạo. Tao phải làm quỷ dữ để uống máu cộng sản. Có vậy thôi. Ðiếc đít!
Trời ơi! Ðại huynh đừng trợn mắt nhìn đệ. Thằng Cổn nói chứ không phải đệ nói đâu. Ðại huynh không thèm uống rượu với đệ nữa à. Ðừng thế. Mất vui! Vậy là ta nói sang chuyện khác nghe. Nói chuyện thằng Cổn chơi gái nghe. Ðại huynh làm nghề sông nước chắc ưng chuyện gái mú. Thì đây! Xin hầu tiếp chuyện đại huynh. Hồi còn đi học đệ đây vốn là một môn đồ cuồng nhiệt của cụ Phoi rờ. Tất nhiên là môn đồ ăn theo thời thượng cho đúng cách thôi. Ðệ khoái cái kiểu nhìn ngắm đo vẽ con người cuối cùng chỉ có con cu là đáng ngắm đáng bàn hơn cả. Không phải cái đầu trị con cu mà con cu cai trị cái đầu. Ðại huynh nghe thối lỗ tai lắm phải không. Nhưng đúng như vậy đấy. Thằng Cổn là một minh chứng thứ thiệt ngồn ngộn của ông cụ Phoi rờ. Ðời đệ chưa thấy thằng nào chơi gái dữ dội dẻo dai tàn bạo như nó. Cũng phải thôi.
Nó lực lưỡng đô con thế cơ mà.Vả lại cái nõn của nó thuộc loại ngoại cỡ dị tướng. Chúa ơi! Một lần đi đái chung với nó trong một bữa nhậu đệ đã xuýt té xỉu khi tận mắt thấy nó cười hề hề trưng diện ra cỗ đại bác vĩ đại gõ cong cong vào chậu sứ đái. Thật khủng khiếp.
Ðệ cũng không thể hiểu ông trời đã nghĩ gì mà lại ban cho nó một báu vật vô giá như vậy. Còn ghê gớm hơn cái gộc tre. Bọn gái điếm làm ăn trong mấy quán quanh trại lính khiếp vía cỗ đại bác của thằng Cổn.
Chắc là các em rì rầm kháo nhau ghê lắm nên một tối thứ bảy thằng Cổn rủ đệ vào quán để chống đần độn. Mụ chủ điều ra hai em mắt xanh mỏ đỏ ríu ra ríu rít nhưng vừa nom thấy thằng Cổn là cái hai đều lấm lét đùn đẩy nhau. Khi chui vào căn buồng bé xíu tối om om tanh lòm đệ áp má vào bộ ngực ngồn ngộn em bé của đệ rồi hỏi vì sao các em lại có vẻ dúm dó sợ hãi như gà phải cáo như vậy em bé của đệ thở dài:
- Con Mộng Ðiệp tối nay chắc tiêu rồi.
Ðệ bèn hỏi vì sao em Mộng Ðiệp tối nay chắc tiêu rồi thì em bé của đệ thở dài:
Ông bạn anh chơi tàn bạo lắm. Tàn bạo còn hơn cả chó rừng. Vả lại bộ đồ nghề của ông ấy bự dễ sợ khi tống vô có khác gì tống cả chai bia con cọp muốn vỡ tung cả háng.
Ðệ kéo mũi em bé cười nhạt: Ðừng có giả nai. Mấy em chinh chiến già đời ngán gì thứ dữ đó có khi sướng quá còn hú lên ấy chứ. Lúc đó không biết ai là chó rừng. Nghe đệ mắng mỏ riêu cợt như vậy em bé buồn bã tủi thân ra mặt rồi nói dỗi: Ðàn ông là lũ người không tim. Chúng em vì miếng cơm manh áo mà phải làm nghề này. Chúng em là đàn bà con gái chứ có phải là con chó rừng đâu. Em nói ông bạn anh chơi tàn bạo như chó rừng là em nói thật. Hồi nhỏ một lần theo má đi qua bến phà Thuận Bình em nhìn thấy một con chó Bẹc-giê đi tơ một con chó ta quay lông lốc lông lá tả tơi như nắm giẻ rách ngay trước mũi một cỗ ô tô nhà binh to như cái nhà đang đợi xuống phà. Anh không tin thì ghé mắt qua lỗ này coi thử. Ðệ đã đọc xê vân đay hẹp pi quyển cẩm nang mù tạc dạy hai mươi bảy kiểu làm tình thú rừng nào là chó tha mồi cọp đi ba chân ễnh ương đứng gáy rắn hổ mang cuộn lưng vân vân kiểu nào cũng ghê rợn khiếp vía nhưng thú thật chẳng thấy kiểu nào quái đản như kiểu thằng Cổn đang chơi cô gái điếm ở phòng bên. Nó đâu có chơi gái đâu có làm tình mà đang tra tấn hành hạ cô điếm khốn khổ đó.
Thằng Cổn trói cô bé vào ghế rồi dùng một cái gối thấm nước ướt sũng quất vào mông vào vú vào mặt cô bé chán chê rồi lại nhét cái gối rách tả tơi ấy vào mồm con nhà người ta trước khi nhào tới lồng lộn cào cấu cắn xé khắp người cô bé. Em bé của đệ nói đúng.
Thằng Cổn lúc này đã hoá thành con chó rừng. Một con chó rừng điên. Mặt nó xám ngoét. Hai mắt đỏ ngầu. Bọt mép sùi ra từng đống. Trời ơi Ðích thực đó là chân tướng một thằng bạo dâm. Một lính biệt kích ưu tú một thể xác cường tráng khỏe mạnh một con chiên ngoan đạo của Chúa mà lại có đời sống tình dục bí ẩn bệnh hoạn như vậy. Ðại huynh đã thấy cụ Phòi rờ thần tình chưa: Cái đầu cai trị con cu hay là con cu cai trị cái đầu?
Thế nào thưa đại huynh. Nghe tiếp chứ. Mỏi cái lưng quá. Sao vậy? Ðại huynh nhăn mặt lại khạc nhổ nữa. Có con nhặng bay vào miệng hay là đại huynh buồn mửa vì mấy thứ chuyện chơi gái bệnh hoạn của thằng Cổn. Xì tốp ở đây. Ðệ xin lải nhải kể tiếp về chuyện mấy thằng lực lượng biệt kích đặc nhiệm bọn đệ cho đại huynh nghe. Không chuyện tình dục thì chuyện oánh nhau vậy. Ðơn vị biệt kích đặc nhiệm huấn luyện sang tháng thứ mười lăm thì bắt đầu chia nhỏ ra từng tổ dăm ba người và được bí mật ném ra hậu phương Bắc Việt. Thời gian đầu mọi việc có vẻ thuận buồm xuôi gió. Một vài tốp nhảy dù xuống mấy tỉnh rừng núi vùng Thượng du Bắc Việt đã liên lạc điện đài trở về báo cáo nhưng rồi dần dần tình hình bỗng xấu đi một cách bất ngờ bí ẩn. Việc liên lạc bằng điện đài của các nhóm nhảy dù xuống ngoài đó với trung lâm trong này vẫn duy trì đều đặn nhưng hễ cứ tung thêm nhóm nào đi là mất hút ngay nhóm đó. Cụ thể chi ly trong hơn một năm trung tâm đào tạo huấn luyện này đã ném xuống Bắc Việt Nam mười bảy nhóm đều biệt vô âm tín. Có một cái gì đó không bình thường đã xảy ra. Cuối cùng mấy ông Mỹ đã hiểu: Công an Bắc Việt đã sử dụng chính điện đài của một nhóm biệt kích giăng bẫy và cứ lặng lẽ hết trọn từng nhóm. Vụ việc vỡ lở trung tâm đào tạo huấn luyện biệt kích đặc nhiệm phải ngừng hoạt động và giải thể. Nhưng xoá bỏ một trung tâm đặc biệt như thế này không phải là dễ. Gần hai trăm lính biệt kích đặc nhiệm tinh nhuệ đã bị ném ra miền Bắc ở trong tình trạng mất tích nên gia đình của họ vẫn được đều đặn nhận lương hàng tháng của họ để lại. Bây giờ giải thể lực lượng biệt kích đặc nhiệm này thì rồi đây nơi nào sẽ phải tiếp tục trả lương cho gia đình những người lính đang mất tích này. Cơ quan nào trong chính phủ mới của Việt Nam cộng hoà hay lục quân Mỹ hay là cơ quan xịa? Một đại tá trẻ tuổi lục quân Mỹ đã bay từ Hoa Kỳ sang để trực tiếp xử như đang làm dấu thánh.
Gã thuỷ thủ Khiệc đứng ngây người ra một lúc lâu rồi nhè nhẹ gõ đít đèn pin vào mấy ngón tay co quắp biến dạng đó. Khiệc á sừng giật thót người. Cái đít đèn gõ vào mấy ngón tay lại kêu coong coong y như là gõ vào miếng mảnh sành vậy.
Không một gã thuỷ thủ nào trên đoàn xà lan buôn than xuyên Việt rỏ xuống dù chỉ một giọt nước mắt khi nhìn thấy cái xác cứng đờ của cha Tạc nằm cong queo vô chủ trên mặt boong thép lạnh ngắt nhoe nhoét máu trên bông xà lan của Thiệt á sừng. Ðiều đó chẳng có gì lạ lùng vì tốp thuỷ thủ chẳng ai có quan hệ họ hàng cô dì chú bác chòm xóm nội ngoài với cha Tạc. Sau cơn bão nổi sóng thần ở dòng sông Cái họ đã vớt được cha Tạc từ dưới biển lên như vớt một cành củi một tấm ván một con chó chết trương một con cá ngừ chết thối.
Tất cả vụ việc chỉ có như vậy. Ngay đến khi cha Tạc tiêu rồi không một gã thuỷ thủ nào trên đoàn xà lan buôn than xuyên Việt biết được gốc tích tên tuổi của cha Tạc tuy vậy dù là một cái xác vô chủ và cũng không là một thuỷ thủ nhưng cha Tạc cũng được mai táng như một người làm nghề sông nước gặp nạn bỏ mình. Cha Tạc được bỏ vào hòm gỗ có đổ thêm vài yến than mỡ than gầy nêm chèn xung quanh rồi ròng dây thả xuống biển. Tất nhiên là mặt biển đen sì hể hả há hoác cái mồm sóng trắng xoá rộng hoác của nó ra đớp gọn lấy miếng mồi quết ực mất tăm. Sau khi thả hòm quan tài xuống biển Mùi thuyền trưởng có tập họp tất cả thuỷ thủ trên đoàn xà lan buôn than xuyên Việt lại thửa một mâm cúng đơn giản cút rượu miếng thịt luộc bát cơm trắng úp ngược gọi là để vĩnh biệt người đã chết theo phong tục của dân đi biển. Mùi cá ngạnh đọc bài khấn vong hồn cha Tạc nhưng vì không biết tên họ cha Tạc là gì nên anh thuyền trưởng hơi luống cuống sau cùng đành phải gọi bừa cha Tạc là một huynh đệ lữ hành khốn khổ. Ðại để bài khấn của anh thuyền trưởng như thế này: "Hôm nay ngày này tháng này năm này Tam bảo tư vi tạ mộ pháp đàn gợi chút sót thương huynh đệ lữ hành khốn khổ chúng tôi là người này người này người này thật lòng xót thương huynh đệ chẳng may gặp nạn qua đời thửa mâm cơm cúng lòng thành cầu biện lễ vật dâng lên trông ơn đức Phật tế độ vong hồn và đức thần linh dẫn độ sứ giả đưa hồn đến nơi đến chốn dẫu rằng âm dương cách biệt đường xá xa xôi những mong quan dán hòn sứ giả ngũ đạo tướng quân chuyển đến quan đương sứ thuỷ thần tiếp nhận nơi âm phủ thuỷ cung hà bá xin quan sứ giả bố cáo cho các ty các nơi thuộc hạ bến đò bến chợ bến phà bến tầu đều biết không ai ngăn cản để vong hồn đi đến nơi về đến chốn an ổn nơi phần mộ thuỷ cung năm qua ngày tháng việc cúng hôm nay vong hồn có linh thiêng thấu tình một chút phù hộ chúng tôi khỏe mạnh buôn bán phát tài làm ăn tấn tới tránh được sóng cả nước dữ thuận buồm xuôi gió tai qua nạn khỏi bình yên về đến cửa đến nhà. Tâm hưởng…"
 
Mùi thuyền trưởng đọc bài khấn vong hồn cha Tạc như vậy. Ðến lúc này tất cả thuỷ thủ trên đoàn xà lan buôn than xuyên Việt kể cả anh thuyền trưởng chẳng thể ngờ vừa đổ xuống biển xác một con người ưu tú một trí thức thứ thiệt sang trọng một cha đạo da trắng áo thâm đầu óc thông minh sáng láng nói tiếng Mỹ như gió hăng say việc đời chuyên tâm việc đạo. Khi anh thuyền trưởng đọc xong bài khấn thì Khiệc á sừng đốt nắm hương tổ bố tự tay chia ra cắm loạn xị hàng chục chỗ khắp xà lan của gã còn chỗ mặt boong dính nhoe nhoét máu cha Tạc thì gã thuê ả gái điếm si-líp hoa hồng múc tới cả trăm xô nước dội tràn lan tơi bời rồi lấy bàn chải sắt chải dây cáp cọ cho bằng sạch mới thôi. Là một gã thuỷ thủ bặm trợn ngang tàng nhưng lại rất sợ ma nên tối hôm đó Khiệc á sừng bỏ xà lan nhảy tót lên buồng thuyền trưởng ở tàu kéo để ngủ nhờ: "Tôi sợ cái xác chết trôi đó hiện về bóp cổ tôi". Khiệc á sống thật thà với Mùi cá ngạnh như vậy. Tất nhiên là cô gái điếm si-líp hoa hồng cũng ôm chăn chiếu tót theo Khiệc á sừng. Mùi cá ngạnh không hứng thú ngủ chung với gái điếm nên anh thuyền trưởng bỏ ra ngoài boong tầu ngồi hóng gió biển hút thuốc lào nghĩ vẩn vơ. Vào khoảng canh ba đang ngồi ngả người trong cái ghế mây đong đưa bập bênh bỗng nhiên anh thuyền trưởng nhìn thấy cha Tạc từ dưới biển chầm chậm trồi lên. Có lẽ cha Tạc vừa phá nắp hòm chui ra vì trên tóc cha trên vai cha nhem nhuốc dính đầy bụi than. Nhìn thấy anh thuyền trưởng cha Tạc giơ tay nháy mắt lia lịa thay cho lời chào. Mùi cá ngạnh lạnh buốt sống lưng kinh hoàng đang định vùng chạy nhưng bàn tay nặng như chì cả người như bị cột chặt vào ghế. Rồi cha Tạc từ từ bay lên trời. Càng bay lên cao quần áo trên người cha càng tuột dần ra để lộ da thịt trắng nõn giữa bụng thây lẩy khúc rốn dài nghêu ngao lòng thòng. Cha Tạc bay nhẹ nhàng cứ y như một phi công vũ trụ đang di chuyển trong khoảng không gian mất trọng lượng hai chân cha đạp xé ra hai bên như chân ếch hai tay cha vẫy nhè nhẹ như cánh bướm. Cha Tạc bay lên cao bay lên cao mãi cho tới khi mất hút giữa bầu trời đêm lấp lánh ngàn vạn ngôi sao. Hồn ma của người chết tội nghiệp kia đang bay về chốn niết bàn cực lạc rồi. Mùi thuyền trưởng thở dài nghĩ vậy.
Ðúng là hồn ma cha Tạc đang từ từ bay lên trời nhưng không bay về chốn niết bàn cực lạc mà bay về chốn thiên đường. Hồn ma cha Tạc bay thong dong thư thái nhẹ nhàng lâng lâng vì đã rũ bỏ mọi bụi bẩn đau đớn khổ nhục trần gian. Chẳng bao lâu hồn cha đã nhìn thấy hai cánh cổng chốn thiên đàng hiện lên đỏ rực mở tung chói loà ánh cầu vồng bẩy sắc toả hào quang rực rỡ nhưng đúng lúc đó hồn ma cha Tạc chợt nhìn thấy cụ cha cố già họ Bùi tóc trắng như mây khoác áo choàng thâm ba toong cặp nách vọt ra từ sau hai cánh cổng thiên đường vùn vụt bay lại đón đầu.
Chẳng đợi hồn ma cha Tạc cung kính chào hỏi cụ cha cố già họ Bùi đã thẳng tay nện ba toong vào đầu cha Tạc rồi quát to: Quay lại. Quay lại mau. Hồn ma cha Tạc ngơ ngác chưa hiểu đầu cua tai nheo ra sao thì lại bị xơi luôn hai ba toong nữa cụ cha cố họ Bùi rít lên: "Quay lại đã bảo cha quay lại cơ mà". Hồn ma cha Tạc lễ phép: "Thưa cha con đang bay lên chốn thiên đường". Cụ cha cố họ Bùi gầm gừ: "Biết rồi. Nhưng mà tôi bảo cha quay lại". Cha Tạc buồn bã thưa: "Con chết rồi và giờ đây linh hồn con đang bay về với đức Chúa trời". Cụ cha cố họ Bùi cười nhạt: "Cha chưa về hầu hạ chúa được đâu bởi vì cha mới sống một phần ba đời mình. Cha Tạc nói se sẽ: "Hai phần đời sống còn lại đó con không màng". Cụ cha cố họ Bùi hú lên cười và lại tặng cho cha Tạc thêm một ba toong nữa: "A ha?
Cái ông cha này láu lỉnh quá tưởng rằng chạy làng được à Hai phần ban cuộc đời đó vừa là ân huệ của chúa ban cho cha nhưng cũng là nghiệp chướng đau khổ nhọc nhằn mà số kiếp cha phải gánh chịu. Ðâu có thể dễ dàng chối bỏ được. Cha hãy quay về trần thế phụng sự nước chúa ở dưới đó để trả cho hết kiếp nạn của mình. Cha Tạc thở dài kêu lên: Những thưa bề trên thân xác con dơ bẩn tâm hồn con bệnh hoạn con sợ rằng không bao giờ con có thể trở thành kẻ bầy tôi của chúa. Cụ cha cố họ Bùi cười khà khà: Thế mà ta lại nói rằng giờ đây cha mới có cơ thực sự là bầy tôi của chúa. Hãy mau quay về chốn trần gian. đức chúa lòng lành đang đợi con ở dưới đó. A men!". Hồn ma cha Tạc ớ ra lúng túng chưa biết ăn nói thưa gửi tiến lui thế nào cho hợp nhẽ thì bốp! Lại thêm một cú ba toong nữa còn mạnh hơn miếng búa của ông thiên lôi. Hồn ma cha Tạc quay lông lốc bắn văng trở lại. Cha Tạc mở mắt ra và thấy cái thân xác lấm lem đen sì than củi của cha đang nằm thẳng cẳng trên một bãi biển xanh mượt bóng dừa. Như người vừa thoát ra khỏi cơn mộng du cha Tạc ngồi dậy dụi mắt ngó quanh. Cát trắng loá mắt sạch sẽ tinh khôi. Sóng biển lăn tăn vui vẻ như đang ca hát. Bãi biển xứ nào mà đẹp đẽ dịu hiền xinh tươi như trong mộng tưởng vậy. Cha Tạc chống tay đứng lên.
Một bên mông của cha vẫn còn tê điếng như vừa xơi trọn một gậy trời giáng. Tập tễnh bước đi được vài bước chân cha vấp ngay vào một hòm gỗ ướt sũng giống như cỗ quan tài vỡ toác phòi ra tặng vốc than ngấm nước đen nhánh óng a óng ánh. Tại sao lại có cái hòm gỗ quan tài chất đầy than vất ở trên bãi biển tuyệt đẹp thế này nhỉ. Cha Tạc nhún vai tự hỏi như vậy tất nhiên cha không thể biết được là ngày hôm qua cha đã bị chết lâm sàng vì mất máu quá nhiều sau đó được thuỷ thủ trên đoàn xà lan buôn than xuyên Việt nhét vào trong hòm gỗ đổ đầy than đó rồi thả xuống biển mai táng theo nghi thức của chung người làm nghề đi biển những do số cha chưa chết một dòng nước ngầm dưới biển đã cuốn phăng hòm gỗ đi rồi đùn lên đánh táp vào bãi biển cát trắng dừa xanh tuyệt đẹp này cũng như cha Tạc không thể biết được mới chỉ vài phút trước đó thôi linh hồn cha đang thong dong hăm hở bay về chốn thiên đàng thì bất ngờ bị phang luôn mấy cú ba toong mạnh như sấm sét quay lông lốc bắn văng trở lại rơi xuống trần gian và lại nhập vào cái thân xác chết đuối lâm sàng của cha đang nằm thẳng cẳng trên bãi biển trắng xoá cát lăn tăn sóng trắng như đang ca hát.