Hồi 1
Giúp đạo lý nhân luân làm người theo nền nếp
Tử sinh dành cho mặc khách tao nhân có dịp luận bàn.

Con người sinh ra ở đời lúc nào cũng vất vả, phiền muộn trăm chiều, không mảy may được thư nhàn sung sướng. Cũng may bực thánh nhân mở ra trời đất, bày chuyện ái ân nam nữ để có cái giải muộn giải sầu. theo lời các nhà nho xưa, thì cái vật phía dưới eo phụ nữ chính là cánh cửa sinh ra ta mà cũng là nấm mồ chôn ta.
Nhưng nếu không có vật này thì e tóc sẽ bạc sớm hơn vài năm, tuổi thọ sẽ giảm đi vài tuổi. Không tin cứ nhìn các vị hòa thượng, có mấy ai bốn năm mươi tuổi mà tóc không bạc có mấy ai bảy, tám mươi mà nhục thân không rã. Hoặc giả nếu cho rằng cứ đem hòa thượng ra mà nói thì khó, thì xem như những cư sĩ tại gia, đều cũng theo con đường này cả.
Xa thì gian dâm với phụ nữ, gần thì bỡn cợt với đồ đệ, cũng không khác kẻ phàm tục, không biết giữ nề nếp. Còn như bọn thái giám đời xưa, gian dâm với phụ nữ không được mà bỡn cợt với đồ đệ cũng không xong, vì còn cái gì đâu để mà gian dâm, còn cái gì đâu để mà bỡn cợt. Da nhăn tóc bạc hơn người, tưởng đã sống tới vài trăm năm, tiếng gọi là ông mà thực có khác chi bà.
Nơi kinh sư Bắc kinh, chỉ có kẻ thường dân là sống lâu, còn bậc nội giám nào đã ai trăm tuổi. Thế mới biết hai chữ Nữ Sắc vốn không làm hại gì ai, chẳng qua vì trong Bản Thảo Cương Mục không từng có ghi vị thuốc này, cho nên việc chú giải không định rõ. Người cho là thuốc bổ, kẻ gọi là thuốc độc, nhưng xét cho kỹ thì quả có bồi dưỡng con người. Dược tính của nó chẳng khác nhân sâm phụ tử, có thể dùng chung với các vị thuốc này. Có thể dùng như sâm mà không thể gọi là cơm. Nếu không dể ý tới phân lượng, không quan tâm tới giờ giấc, chỉ cốt sao cho thật no say thì thường là hại.
Cái lợi, cái hại của nữ sắc cũng thế. Trường phục thì âm dương đều hòa, đa phục thì xung khắc như nuớc với lửa, biết dùng như thuốc thì giải được ẩn uất, ăn như cơm thì hại tinh huyết.
Nếu người đời biết dùng nữ sắc như vị thuốc, không thưa thớt quá mà cũng không dồn dập quá, thì không thể không tốt, mà cũng không thể quá tốt. Lúc chưa gần nữ sắc, trong bụng nghĩ rằng vị thuốc này không độc tại sao lại sợ. Khi đã gần nữ sắc rồi, trong bụng nghĩ rằng vị thuốc này không phải là cơm thì sao cứ đắm đuối say mê.
Như thế thì không những dương không quá, âm không bí, không có người chết non, mà có thể giúp cho trai có vợ, gái có chồng đúng theo vương đạo, không phải là vô ích. Chỉ có điều, vị thuốc này dược tính giống như nhân sâm, phụ tử, nhưng nơi sản xuất, cách sử dụng thì có khác đôi chút, người dùng không thể không thấu.
Nói về nhân sâm, phụ tử, thì loại "ngoại địa" tốt. Loại "thổ sản" có uống cũng vô ích, Còn nói về nữ sắc thì trái lại, loại "thổ sản" tốt, loại "ngoại địa" không những vô ích mà còn có hại cho người nữa.
Thế nào là "thổ sản"? (cơm nhà) Thế nào la "ngoại địa"(quà chợ)?
Nay có sẳn đàn bà thê thiếp, không cần phải tìm đâu xa, cũng không tốn kém tiền bạc, với tay trong túi lúc nào củng được, ta gọi đó là "thổ sản". Với loại người này, ta mặc tình ăn nằm dọc ngang, không gì trở ngại, gõ cửa lúc nào cũng được mở, không e dè sợ hải. Ðã không làm hại nguyên khí mà còn lợi cho việc truyền giống, một khi giao cảm thì toán thân sảng khoái, gọi đó là bồi dưỡng cho người, há không phải hay sao.
Muốn tìm cho ra diễm sắc, thì phải đến "ngoại môn". Gà nhà vị lạt, thịt không tươi bằng gà đồng, ta gọi đó là "ngoại địa". Gặp hạng phụ nữ này thì không khỏi đêm mơ tưởng, nghĩ cách chiếm đoạt cho bằng được. Tìm vật khêu gợi, rồi đem tặng nhau, hoặc trèo tường để đến hẹn, hoặc đào hang để tư tình. Nhi nữ tình trường, anh hùng khí đoản, kẻ mày râu vì xung động nhất thời mà sa vào vực thẳm khôn lường, đương đầu với mối họa phi thường, đã âm thầm làm tổn thương âm đức mà cũng trắng trợn mất phẩm giá, có khi đến nỗi bị giết hại. Mình chết đã không có người đền mạng, mà vợ nếu còn sống, cũng bị thất tiết. Bao nhiêu tai họa thê thảm biết chừng nào, thế mới biết con người ở đời đối với hai chữ Nữ Sắc ra sao.
Rõ ràng là không thể bỏ cái gần mà tìm cái xa, kén cái tinh mà chọn cái béo, chê cái bình thường mà cầu cái quái dị. Người viết bộ tiểu thuyết này thấu rõ lòng dạ đàn bà nên muốn trình bày với đời, khuyên người đời dập tắt lửa dục chứ không khuyến dâm người đời, xin bạn đọc đừng hiểu lầm chủ ý của tác giả. Thế nhưng sao bộ tiểu thuyết này viết thành tiểu thuyết phong lưu lãng mạn? Ðiều này quả có một cái lẽ khác của nó.
Thưa độc giả, xưa nay không thiếu gì sách thánh hiền khuyến thiện. Nhưng con người vẫn hay ưa tìm sách phong lưu mà đọc, trái với tôn chỉ thánh nhân, xem đó thì người đời đã chán ngán cổ thư,chỉ càng tìm sách chi tiết về trữ tình chừng nào càng được chuộng chừng đó, đến thành một xã hội phi luân
Xưa vua Vũ trị thủy, công cuộc khó thay, "... ngài đắp mãi đê cho cao tới đỉnh núi, nhìn xuống khắp chốn bao la, mới thấy sự rộng lớn, thuận thời thuận sóng mà khai rạch khai mương thoát thủy ra biển, cứu dân thoát nạn lụt".
Thời bây giờ cũng thế, ai muốn khai mở bế tắc luân thường đạo lý cũng phải nương theo sóng tình mà cải biến lòng người. Nương theo chuyện vô luân mà khuyến thiện vậy. Làm cách này không xong, như thánh nhân, phải làm cách kia vậy.. Thiếu gì người ham hố chuyện phong lưu gái đẹp, nhưng biết đâu chả có lúc thấy ra, là không có gì bằng thê thiếp tại gia.
Người đọc hãy tự tìm lấy điều ấy nơi cuối truyện. Ðó là cách người viết cuốn này dùng lửa trị lửa, khuyến người bằng tính người. Sen tự nở trong bùn mà ra.

*

Còn như ai muốn bảo tôi muốn viết dâm thư, người ấy cứ việc. Ai muốn suy nghĩ hai lần sau khi đọc sách này, đấy là chủ ý cuả tác giả. Mô tả kỹ lưỡng chuyện phòng the chỉ là để chỉ dẩn tới sự cay đắng của đời mà thôi.