Chúng tôi đã từng được yêu cầu để thuyết trình về đề tài này: cuộc sống hàng ngày và sự thực hành của Phật giáo ở phương Tây. Chúng tôi nghĩ về câu hỏi đầu tiên nẩy lên là, có bất cứ sự đặc biệt nào về sự thực hành Phật giáo ở phương Tây khác biệt với sự thực hành Phật giáo ở bất cứ không gian, bất cứ thời gian nào trong lịch sử hay không? Có bất cứ điều đặc biệt nào về chúng ta hay không? Và, tại sao chúng ta quan tâm để biết có điều gì đấy đặc biệt về chúng ta, ở phương Tây, bây giờ hay không? Đấy sẽ là … những lý do đặc biệt nhất … mà chúng ta đối diện với những khó khăn đa dạng; và chúng ta muốn biết có một vài khó khăn phụ trội mà chúng ta đối diện và chúng ta cần phải hành động để vượt thắng hay không? Hay, cho một lý do kém quan trọng hơn nhiều, nó có thể là bởi vì chúng ta đang tìm cho một sự bảo chửa để không phải thực hành cần mẫn hay tập trung sâu sắc như những người khác ở những nơi khác của thế giới cùng thời gian. Nói cách khác, chúng ta đang tìm kiếm một sự mặc cả. Để giác ngộ mà ít tốn công [rẻ tiển]. Thế thì, hãy để loại động cơ kiểu ấy qua một bên, và nhìn một cách nghiêm chỉnh hơn tại [câu hỏi], có bất cứ những sự khó khăn đặc thù nào mà chúng ta đối diện hay không? Bây giờ, nếu chúng ta nhìn vào những vấn đề căn bản nhất, những vấn đề liên hệ trong con đường của Phật giáo, và những gì chúng ta phải làm, chúng tôi nghĩ chúng ta phải nói rằng hoàn toàn không có bất cứ điều gì đặc biệt về chúng ta. Chúng tôi nghĩ rằng chúng ta có thể nói về điều ấy bây giờ, ở phương Tây, trong thời gian hiện tại này, chúng ta có nhiều giận hờn hơn, tham đắm hơn, hay vị kỷ hơn những người ở những nơi khác trên giới có, hay những người đã từng có trong quá khứ. Người ta đang hành động với cùng những cảm xúc quấy rầy, khắp trong vũ trụ này, suốt khắp mọi thời. Vì thế không có điều gì đặc biệt bây giờ, có phải thế không? Và, con số của những chúng sinh đã không tăng lên. Thế nên, suốt mọi thời gian và khắp mọi nơi, tất cả chúng ta đã từng đối diện… mọi người đã phải đối diện với những thử thách không thể tin được về mong mõi để đạt đến giác ngộ hầu làm lợi ích cho rất nhiều người. Rất nhiều người, tôi nói thế. Vì thế điều ấy là giống nhau. Thế nên, chúng ta đã từng nói… nếu chúng ta nghĩ trong hình thức của con đường tiệm tiến … của lam-rim, giai đoạn thứ hai, mục tiêu bậc vừa, khuynh hướng để giải thoát khỏi những cảm xúc phiền não. Giống thế, bây giờ như nó đã từng trong quá khứ, hay bất cứ nơi nào. Hành động cho giác ngộ để hổ trợ mọi người. Giống nhau. Giống nhau về con số của những chúng sinh như luôn luôn đã có như thế. Và nếu nói về giai đoạn khởi đầu, mục tiêu bậc tiểu, là để cải thiện những đời sống tương lai, bào đảm rằng chúng ta tiếp tục có một sự tái sinh trong đời sống quý báu của con người. Ô, điều ấy đã không thay đổi gì cả, phải thế không? Tất cả chúng ta có căn nguyên của sự ‘liên tục tinh thần’[1]. Điều này có nghĩa rằng chúng ta đã từng sinh ra trong những phần khác của thế giới, trong những phần khác của vũ trụ, trong tất cả những đời sống trước, và chúng ta luôn luôn đối diện với tương lai tái sinh, và cần phải cố gắng để bảo đảm rằng chúng ta có một đời sống quý báu của con người. Thế thì, điều ấy là giống nhau. Do vậy, điều gì là khác nhau? Có bất cứ điều gì khác nhau không? Ồ, một số người có thể nói rằng những hoàn cảnh của chúng ta là khác nhau. Thí dụ, chúng ta có những đời sống rất căng thẳng, chúng ta rất bận rộn. Ồ, có một một người nông dân vật vả trong thời đại Trung cổ, người ấy phải làm việc trên những cánh đồng, mười sáu giờ hay hơn thế trong một ngày, có phải họ đã từng ít bận rộn hơn chúng ta, làm việc trong một văn phòng? Hành vi của họ có thể là khác biệt, nhưng họ chắc chắn là bận rộn. Và những người sống trong hang động. Có phải họ đã không có hàng khối căng thẳng và lo lắng, về những thú vật hoang dã, và những thứ như thế này. Nhiều sự sợ hãi. Sợ hãi về những tia chớp hay sấm sét – những thứ mà họ không hiểu biết? Con người luôn luôn sống với sự sợ hãi và căng thẳng, có phải thế không? Đời sống ra sao trong những thời kỳ của dịch hạch. Chúng ta nghĩ rằng chúng ta có căng thẳng và sợ hãi bây giờ. Sẽ ra sao nếu chúng ta đã sống trong những thời kỳ ấy? Vậy thì, chúng tôi không nghĩ rằng chúng ta có thể nói là có điều gì quá đặc biệt về chúng ta, rằng đời sống chúng ta là quá bận rộn và căng thẳng. Có thể là một mùi vị khác của bận rộn, một mùi vị khác của căng thẳng, trong hình thức của những hành vi mà chúng ta liên hệ với chúng. Nhưng căng thẳng, lo lắng, không có thời gian? Chúng diễn tiến khắp mọi thời, khắp mọi nơi. Ồ, chúng ta cũng có thể nói rằng xã hội của chúng ta, văn hóa của chúng ta, không chia sẻ bất cứ điều gì, hay nhiều thứ, về những điều chúng ta thừa nhận ở nền tảng mà quý vị có trong Phật giáo. Thế thì nó thật sự rất trái ngược với chúng ta. Nhưng, nếu chúng ta nhìn lại kiểu mẫu Phật giáo đến Trung Hoa, người Trung quốc không tin ở tái sinh. Người Trung quốc luôn luôn nghĩ trong hình thức của tổ tiên. Và khi bạn chết đi, có một loại tâm linh nào đó, hay một linh hồn, của tổ tiên sống trong ấy. Và bạn phải dâng cúng đến tổ tiên. Điều ấy hoàn toàn khác biệt với tái sinh, có phải không? Nếu quý vị nghĩ về tái sinh, tổ tiên không còn đâu đấy chung quanh… những tâm linh của tổ tiên... có phải không? Và thế thì, phải cần một thời gian dài để người Trung quốc thấu hiểu hàng khối những khái niệm căn bản, rất nền tảng của Phật giáo. Do vậy, khi chúng ta đối diện với sự thử thách tương tự, điều ấy không có gì mới. Không có gì đặc biệt. Thế nên, chúng tôi nghĩ rằng nhận ra điều ấy, chúng ta không “đặc biệt,” có thể rất hữu ích. Nếu quý vị nghĩ về những người trẻ tuổi từ mười một đến mười chín và thậm chí không cần thiết trong độ tuổi ấy, nhưng những con người có một loại vấn đề nào đấy. Hãy nói như, cha mẹ chúng nghiện rượu hay bất cứ điều gì. Chúng thường nghĩ, “Tôi là người duy nhất có vấn đề này.” Và rồi thì vấn đề trở nên thật sự rất, rất lớn đối với chúng. Nhưng nếu chúng học thấy rằng có rất nhiều, rất nhiều những người khác, cũng đối diện với cùng loại vấn nạn ấy, thế thì chúng không đơn độc; chúng không cảm thấy cô đơn. Vấn đề của chúng phù hợp trong một phạm vi rộng rãi hơn. Chúng tiếp nhận một quan điểm rất khác biệt về vấn đề ấy. Và một cách tốt nhất, chúng sẽ phát triển từ bi cho mọi người khác với cùng vấn đề tương tự. Đúng hơn là suy nghĩ về nó một cách đơn giản như vấn đề “của tôi,” bây giờ chúng sẽ bắt đầu nghĩ về nó như vấn đề “của chúng tôi.” Khi điều gì ấy trở thành vấn đề “của chúng ta,” hơn là vấn đề “của tôi,” cảm nhận và tâm lý rất là khác nhau. Do vậy, chúng tôi nghĩ nó cũng giống như thế, trong hình thức thực tập hằng ngày của Phật giáo. Nó thật sự là vấn đề của mọi người. Chúng ta áp dụng Phật giáo trong đời sống như thế nào? Đấy không là vấn đề đặc biệt “của tôi,” “tôi” một cách cá nhân, hay “tôi” một cách văn hóa cá nhân sống ở phương Tây, bây giờ, trong thời kỳ hiện tại của chúng ta. Chỉ là những điều kiện khác nhau – từ một quan điểm. Những chi tiết là khác nhau, chúng tôi nói thế. Phụ giải: [1] Mental continuum: dòng suối liên tục của hành vi tinh thần (tâm thức, tỉnh thức) của một chúng sinh, là điều không có sự khởi đầu, điều tiếp tục ngay cả trong Phật quả và theo Đại thừa, không có chấm dứt. Theo Tiểu thừa, nó chấm dứt khi một vị A la hán hay một vị Phật thị tịch vào cuối của cuộc đời mà một cá nhân đạt đến giải thoát hay giác ngộ. Cũng gọi là một ‘dòng suối tâm – mind stream.’