Dịch giả: Đỗ Khánh Hoan & Nguyễn Tường Minh
Chương một

    
ố nhân khẩu trên đảo Uta - một hòn đảo nhỏ chu vi chừng bốn cây số - chỉ có khoảng một ngàn bốn trăm.
Hòn đảo có hai nơi quang cảnh hết sức đẹp mắt, một là thần xã Yashiro đứng sùng sững gần mỏm cao nhất trên đảo, quay mặt về hướng Tây bắc.
Đứng từ nơi này có thể nhìn suốt cả vũng bể Ise cùng những vùng chung quanh. Bán đảo Chita xáp lại từ hướng bắc và bán đảo Atsumi trải dài về phía Đông bắc. Nhìn về hướng Tây, người ta có thể thấy thấp thoáng cả một đường dài bờ biển chạy từ hải cảng Uji-Yamada tới Yokkaichi ở vùng Tsu.
Treo hai trăm bậc thềm đá dẫn lên ngôi thần xã và nhìn lại chỗ cái torii (Thần đạo môn lộ) có hai con sư tử canh giữ hai bên, người ta có thể thấy rõ viễn cảnh những bờ bể bao quanh vịnh Ise trải bao nhiêu đời không hề thay đổi. Trước kia, có hai cây thông “torii” mọc ở nơi này, cành lá được uốn thành hình hai cái torii trông rất lạ mặt nhưng cả hai cây đều đã chết khô từ mấy năm nay rồi.
Bây giờ những hàng thông quanh đầy trông hãy còn xanh nhợt sau con giá lạnh nhưng rong bể mùa xuân đã bắt đầu nhuộm đỏ lốm đốm mặt nước gần bờ. Gió Tây bắc cuối mùa từ hướng của bể Tsu thổi tới càng làm cho quá lạnh khó mà ngắm cảnh được.
Thần xã Yashiro thờ thần biển Watatsumi No Mikoto. Trên đảo chỉ có các ngư phủ sinh sống, tự nhiên là họ một lòng tín ngưỡng vị hải thần này. Lúc nào họ cũng cầu sao cho bể yên gió lặng và việc đầu tiên họ làm sao mỗi lần thoát nguy trên biển dữ là dâng ngay lễ tạ tại thần xã này.
Ngôi đền có một kho báu gồm sáu mươi sáu tấm gương bằng đồng gọi là đồng kính. Tấm Bồ đào kính có từ thế kỷ thứ tám. Một tấm gương khác phỏng theo một tấm gương từ thời đại Lục triều bên Trung Quốc. Trên toàn cõi Nhật Bản, chỉ có chừng mười lăm mười sáu tấm gương như thế mà thôi. Những con humi, con sóc được chạm trổ trên mặt sau tấm kính này hẳn phải xuất hiện từ hàng bao thế kỷ trước đây tại một khu rừng Ba Tư nào đó và hắn đã ngao du nửa vòng thế giới qua bao đường đất, qua bao sóng triều để rồi cuối cùng dừng bước nơi đây, trú chân trên hòn đảo này.
Quang cảnh đẹp mắt khác ở nơi này là ngọn hải đăng gần đỉnh núi Higashi trên đảo.
Ngọn hải đăng đứng trên một vách đá cheo leo dốc tuột xuống mặt biển. Dưới chân vách đá những luồng nước của thủy đạo Irako ầm ầm gào thét không lúc nào ngưng. Vào những ngày lộng gió, các eo biển chật hẹp này, nối liền vũng bể Ise với Thái Bình Dương, có đầy những xoáy nước cuồn cuộn sâu hoắm. Bán đảo Atsumi nhô ra ngăn chặn thủy đạo và trên bờ đá lởm chởm hoang lương, ngọn hải đăng vắng lạnh không người trên mũi Irako đứng sừng sững. Từ phía Đông nam ngọn hải đăng trên đảo Uta, người ta có thể nhìn thấy một phần Thái Bình Dương và về phía Đông bắc vịnh Atsumi và phía bên kia những rặng núi thỉnh thoảng có thể nom thấy núi Fuji nhất là vào những buổi sáng có gió tây thổi mạnh.
Khi một chiếc tàu bể từ Nagoya hoặc Yokkaichi đi hay đến, chạy qua thủy đạo Irako len lách giữa vô số những thuyền đánh cá rải rác dọc theo thủy đạo giữa vịnh và bể cả thì nhân viên gác hải đăng có thể dùng kính viễn vọng mà đọc được tên tầu một cách dễ dàng.
Chiếc Tokachi-maru, một tầu chở hàng của hãng Mitsui, trọng tải 1.900 tấn vừa mới lọt vào tầm viễn vọng kính. Người gác hải đăng có thể nhìn thấy hai thủy thủ mặc quần áo đi biển màu xám đang trò chuyện và giậm chân trên boong tầu. Ngay sau đó, chiếc Talisman, một chiếc tầu chở hàng của Anh quốc chạy vào trong hải cảng. Người gác hải đăng nhìn thấy rõ tất cả các thủy thủ lúc đó trông còn nhỏ xíu đang chơi ném vòng trên boong.
Anh nhân viên trở lại bàn giấy trong căn phòng nhỏ rồi ghi chép tên các chiếc tầu, các tín hiệu, phù hiệu, phương hướng cùng thời gian mỗi tầu chạy qua trên tấm bảng báo cáo tầu bè qua lại. Sau đó anh ta đánh điện tín liên lạc với các chủ tầu chở hàng trong các hải cảng tầu bè sắp tới để cho họ chuẩn bị mọi việc.
Trời đã về chiều, mặt trời lặn đã bị ngọn núi Higashi che lấp nên vôn ngoan không chịu nổi!”.
Ông Jukichi cứ nằng nặc đòi kể cho nghe hết mọi chuyện, trên thuyền chẳng con ai ngoài hai người hết sức tin cậy, nên Shinji đành đem chuyện mình mà kể hết đầu đuôi. Anh kể chuyện hết sức vụng về, lầm lẫn thứ tự trước sau và bỏ sót nhiều điểm quan trọng. Chỉ kể qua loa mà cũng mất một thời gian khá lâu, cuối cùng anh đi vào phần chủ yếu và kể cho hai người kia nghe rằng trong cái đêm bão táp ấy, mặc dù hai cô cậu đã khỏa thân mà ôm nhau nhưng quả thực, cuối cùng anh cũng chẳng biết làm ăn ra sao cả. Nghe tới chỗ này, ông Jukichi thường ngày ít khi hé miệng cười, cứ bò ra mà cười không sao ngừng lại được:
“Giá mà vào tay tớ! Giá mà vào tay thằng này! Thực đáng tiếc quá chừng! Thôi thế là chú mày bỏ lỡ mất cơ hội ngàn năm một thưở rồi. Nhưng ta cho là chỉ tại chú mày chưa biết đàn ba con gái là gì đấy thôi. Hơn nữa, con bé cũng là người khôn ngoan giữ gìn chặt chẽ quá chừng nên chứ mày chẳng sơ múi gì được. Nhưng nghe cũng tức chết đi được. Mà thôi cũng chẳng sao. Sau này cưới nàng về làm vợ rồi chú mày gỡ lại, mỗi ngày cứ vác roi nện cho mười quắn liền lại càng hay chứ sao!”.
Ruyji nhỏ hơn Shinji một tuổi, đang chăm chú lắng nghe câu chuyện nhưng vẻ mặt cu cậu trông có dáng chỗ hiểu chỗ không. Riêng Shinji thì chẳng phải là người “yếu thần kinh” như các cậu thanh niên nơi đô hội khi mới yêu lần đầu nên những lời đùa bỡn của ông già này chẳng những đã không thấy bực mình khó chịu mà lại còn thấy được an ủi khỏa khuây. Những đợt sóng nhẹ đang ru con thuyền cũng làm cho lòng anh được bình lặng và bây giờ, sau khi đã kể hết mọi chuyện, anh lại thấy tâm hồn thanh thản hẳn lên; đối với anh, nơi làm việc nhọc nhằn đã trở thành một nơi ngơi nghỉ không gì sánh kịp.
Mỗi sáng trên đường ra bãi biển đều phải đi qua nhà ông Terukichi nên Ruyji đã sẵn lòng lãnh việc lấy lá thư của Hatsue giấu dưới nắp vại nước đem về cho Shinji. Ông Jukichi buông một lời đùa cợt hiếm hoi:
“Thế là từ ngay mai trở đi, chú mày sẽ thành ông tân Trưởng ty Bưu điện”.
Những lá thư hàng ngày trở thành đầu đề câu chuyện cho cả ba người vào những giờ nghỉ trưa trên tầu và cả ba luôn luôn chia xẻ cùng nhau những nỗi buồn nỗi giận mà nội dung lá thư gây ra trong lòng họ. Lá thư thứ hai đã làm cho họ tức giận đặc biệt. Trong thư này, Hatsue đã kể lại việc Yasuo định giở trò bức bách nàng giữa đêm khuya bên giòng suối ra sao. Nàng đã hứa không nói lại với ai nhưng Yasuo bụng dạ bần tiện, đã đem bịa đặt câu chuyện giữa nàng với Shinji rồi đi đồn đại khắp thôn làng. Thế rồi khi ba nàng tức giận, cấm tuyệt không cho gặp lại Shinji nữa, nàng đã đem việc bạo hành bạo cử của Yasuo mà kể lại đầu đuôi nhưng ba nàng đã không tìm cách xử trí nào với Yasuo mà còn cứ làm thân với gia đình thằng này và vẫn cứ đi lại thăm hỏi đều đặn. Riêng nàng thì chỉ nhìn thấy mặt hắn là đã phát ghét. Nàng chấm dứt lá thư bằng một lời đoan chắc cho Shinji an lòng rằng nàng quyết chẳng bao giờ sơ hở quên giữ miếng phòng thằng Yasuo này.
Ruyji thấy xót xa cho số phận Shinji và chính nét mặt Shinji cũng để lộ một nỗi giận dữ hiếm thấy.
“Ấy chỉ vì mình nghèo”, Shinji nói.
Thường thì anh ta chẳng phải là người thốt ra những câu than thở có vẻ ngu si ngớ ngẩn như thế. Anh thấy mình rơi nước mắt chẳng phải do xấu hổ vì nghèo mà do việc mình yếu lòng đã để buột ra một lời thở than ngu si ngớ ngẩn như vậy. Tuy nhiên ngay sau đó anh liền đanh ngay nét mặt khinh thường những giọt nước mắt để rơi trong lúc thiếu suy nghĩ ấy và cố gắng để khỏi bị xấu hổ vì để cho người khác trông thấy mình nhỏ lệ lần nữa.
Lần này thì ông Jukichi không cười.
Ông say sưa hút thuốc lá và vẫn giữ thói quen kỳ cục là cứ thay đổi, một ngày hút thuốc điếu lại một ngày hút bằng tẩu. Hôm nay đến lượt hút thuôc điếu. Vào những ngày hút bằng tẩu, ông không sao bỏ được cái tật cứ gõ mãi cái tẩu thuốc nhỏ bé cũ kỹ bằng đồng vào mạn thuyền - cái tật khiến cho mạn thuyền bị lõm hẳn một chỗ gần mái chèo đằng trước. Ông ta quý con thuyền đến độ là cứ cách nhật hai ngày lại nghỉ hút ống điếu một ngày để hút thuốc điếu Tân Sinh và ông còn tự tay đẽo một cái ống điếu bằng gỗ cây hải tùng dùng vào việc này.
Ông Jukichi quay mặt đi chỗ khác, không nhìn chàng thanh niên nữa, hai hàm răng ngậm chặt cái ống điếu bằng gỗ hải tùng, ông phóng tầm mắt nhìn ra vịnh Ise mênh mông đầy sương mù. Mũi Moro ở mỏm đầu bán đảo Ghita cũng hiện hình lờ lờ qua làn sương mù mịt.
Da mặt ông Jukichi giống hệt da một con thú. Ánh năng đã đốt cháy xạm đến cả những nếp nhăn sâu hoắm và nước da ấy bóng lộn như thể được đánh xi. Cặp mắugrave;ng quanh ngọn hải đăng đã chìm vào màn tối mịt mờ. Một con chim điêu đang tung cánh lượn vòng trên bầu trời biển cả rực sáng. Từ trên cao tít, con chim điêu lúc này đang chúc một cánh xuống, rồi một cánh khác như thể đang thử lại đôi cánh của mình và đúng vào lúc có thể như sắp sửa lao đầu chúi xuống thì bất thình lình, nó lại bay vút lên cao, rồi cứ vút cao vút cao lên mãi, đôi cánh giương thẳng, bất động như hai cánh buồm.
Sau khi trời đã tối hẳn, một ngư phủ trẻ tuổi đang hối hả cất bước đi lên lối mòn trên núi chạy từ thôn làng tới ngọn hải đăng. Anh ta móc lủng lẳng dưới tay một con cá lớn.
Anh chàng mới mười tám tuổi, vừa ra khỏi trường trung học vào năm ngoái. Anh ta trông có vẻ cao lớn lực lưỡng hơn là tuổi thực, chỉ có khuôn mặt trông còn trẻ trung. Làn da anh chàng thực không sao còn có thể cháy nắng hơn nữa được. Anh ta có cái mũi xinh xắn, cân đối - vốn là nét đặc sắc của người dân đảo này - và đôi môi nứt nẻ; khô cằn, da bong từng mảng. Đôi mắt đen láy của anh thực là trong sáng nhưng không phải là cái vẻ trong sáng trí thức; đó chỉ là món quà của biển cả tặng riêng cho những ai đổ mồ hôi mà kiếm miếng ăn trên mặt biển. Quả vậy, những thành tích của anh ta khi còn đi học thực là kém cỏi. Anh ta vẫn mặc bộ quần áo khi đi đánh cá hàng ngày: một chiếc quần dài thừa hưởng của thân phụ đã qua đời và một cái áo chẽn bằng vải thô.
Chàng thanh niên đi qua sân chơi trường tiểu học lúc đó đã vắng hoe rồi leo lên ngọn đồi gần cái cối xay chạy bằng sức nước. Bước lên những bậc đá, anh ta đi vòng phía sau thần xã Yashiro. Hoa đào đang nở rộ trong vườn mịt mờ chìm ngập trong bóng tối. Từ chỗ này lên ngọn hải đăng chỉ cần chưa đến mười phút.
Lối mòn dẫn lên ngọn hải đăng thực là gập ghềnh, khó đi người không quen đường thế nào cũng bước hụt ngay trong ban ngày. Nhưng chàng thanh niên có thể nhắm chặt hai mắt mà bước đều không hề vấp váp giữa những mỏm đá, những rễ thông sù sì trồi lên mặt đá gồ ghề. Ngay lúc này đây, đang mải mê nghĩ ngợi, anh cũng chẳng hề vấp chân lấy một lần nào.
Vừa nãy, khi một vài tia sáng mặt trời còn vương vất lại, chiếc Taihei-maru, nơi người thanh niên làm việc, đã trở về bến trên đảo Uta. Hôm nay cũng như mọi hôm, chàng đã ra khơi đánh cá trên chiếc tầu nhỏ chạy máy này cùng với một người bạn và viên chủ tầu. Trở về cảng rồi, họ chuyển mẻ cá vừa đánh lưới được cho chiếc tầu của Hợp tác xã rồi kéo thuyền của mình lên bãi biển. Sau đó chàng thanh niên trở về nhà mang theo con cá chim và sửa soạn đem thẳng đến nhà viên trưởng đài hải đăng. Trong lúc anh ta đi dọc theo bãi biển thì tiếng các ngư phủ hò la kéo thuyền lên bãi hãy còn vang động trời chiều.
Trên bãi cát, có một thiếu nữ từ trước đến giờ chưa bao giờ anh gặp. Nàng ngồi dựa mình vào các khung gỗ to lớn, nặng nề, chất đống trên mặt cát; loại khung này trông giống cái bàn toán nên được gọi là “toán bàn”. Người ta đã kéo những chiếc thuyền lên bãi, kéo đuôi lên trước bằng một máy kéo quay tay rồi người ta liền đặt những khung gỗ này ngay dưới mạn thuyền để cho những chiếc thuyền hết chiếc nọ tới chiếc kia, nhẹ nhàng lướt đi. Hiển nhiên là thiếu nữ vừa giúp mọi người khuân những khung gỗ và lúc này ngồi nghỉ tại đây để lấy lại hơi.
Trán nàng trót đẫm mồ hôi, hai má nàng đỏ ửng. Một luồng gió tây lạnh buốt đang thổi mạnh nhưng thiếu nữ có vẻ thích thú lắm, nàng quay khuôn mặt đỏ ửng vì khuân vác mệt nhọc về phía ngọn gió, để mặc mái tóc buông dài xõa xuống sau lưng. Nàng mặc chiếc áo chẽn cụt tay bằng vải bông, một cái quần làm việc của đàn bà bó sát dưới mắt cá chân và đôi bao tay lấm bẩn. Nước da hồng hào của nàng trông chẳng khác gì nước da các thiếu nữ khác trên đảo nhưng trong khóe mắt nàng có một vẻ tươi mát và quanh cặp lông mày có một vẻ trong sáng êm đềm. Thiếu nữ đưa mắt nhìn đăm đăm khung trời phía tây trên mặt biển. Nơi đó, mặt trời chỉ còn là một cái chấm nhỏ đỏ rực đang đắm chìm giữa những lớp mây đen chồng chất.
Chàng thanh niên không sao nhớ nổi là mình có thể nhìn thấy khuôn mặt này một lần nào trước đây. Trên khắp đảo Uta, thật chẳng còn một khuôn mặt nào mà chàng không quen biết. Thoạt nhìn, chàng nghĩ nàng là một người lạ mới tới. Ấy thế mà cái áo nàng mặc lại không phải là thứ áo của người xa lạ mới đến đảo này. Chỉ trong cái dáng đứng một mình đưa mắt nhìn ra biển khơi là trông nàng có vẻ khác với những cô gái nhí nhảnh trên đảo này mà thôi.
Chàng thanh niên chủ tâm đi ngang qua trước mặt thiếu nữ. Cũng theo cái lối trẻ con trố mắt nhìn một vật lạ, chàng dừng chân nhìn thẳng mặt nàng.
Thiếu nữ hơi chau mày, tuy vậy, vẫn tiếp tục nhìn đăm đăm ra ngoài biển cả chẳng hề đưa mắt nhìn về phía thanh niên.
Sau khi đã lặng lẽ ngắm nhìn, xem xét, thanh niên liền nhanh nhẹn cất bước đi ngay.
Vào lúc ấy anh chỉ thấy niềm vui sướng được thỏa mãn một sự hiếu kỳ nhưng đến lúc này, sau giây phút ấy khá lâu, đang khi trèo lên đường đồi để tới ngọn hải đăng anh mới thấy lúc nãy mình đứng ngắm nhìn như vậy thực là thất lễ. Nghĩ đến đó, anh thấy xấu hổ đỏ bừng cả đôi má.
Anh chàng nhìn xuống biển qua hai hàng thông dọc theo lối mòn. Ngọn sóng triều đang ầm ầm dâng lên ùa vào bãi cát. Và bây giờ, trước khi mặt trăng mọc ra thì mặt biển hoàn toàn đen kịt. Rẽ theo khúc đường quẹo vòng - theo truyền thuyết gọi là Dốc Bà, nơi người ta bảo nhau là thường thấy một con ma đàn bà cao lớn - trước tiên anh nhìn thấy các khung cửa sổ đăng đài đèn thắp sáng choang vẫn ở trên cao cao tít. Ánh đèn sáng làm lóa mắt anh trong một lát: máy phát điện trong thôn bị trục trặc từ lâu nên anh chỉ quen mắt với ánh đèn dầu lờ mờ tăm tối.
Người trẻ tuổi vẫn thường đem cá đến ngọn hải đăng như thế này để tỏ lòng cảm tạ ân nghĩa của viên trưởng đài. Năm ngoái, anh đã trượt kỳ thi tốt nghiệp, đáng lẽ phải học thêm một năm nữa thì mới ra trường, nhưng trên đường đi kiếm củi phía bên kia rặng núi, bà mẹ anh thường hay qua lại ngọn hải đăng này, đã làm quen bà vợ viên trưởng đài và đã kêu gọi bà này giúp đỡ. Bà kể lể rằng nếu con trai ba trượt thi chưa được tốt nghiệp thì một mình bà không làm sao lo toan nổi sinh kế nữa.
Bà vợ viên trưởng đài đã nói lại với chồng và ông chồng liền đến thăm ông hiệu trưởng vốn là bạn thân của mình. Nhờ vậy chàng thanh niên đã được cứu vớt và có thể tốt nghiệp đúng thời hạn.
Ngay sau khi ra trường, anh ta đã trở nên một ngư phủ. Và từ đó đến nay anh vẫn rắp tâm thỉnh thoảng mang vài con cá trong mẻ lưới đến ngọn hải đăng biếu viên trưởng đài. Anh cũng giúp đỡ họ nhiều việc lặt vặt khác và đã được cả hai vợ chồng viên trưởng đài đem lòng mến yêu.
Ngôi nhà dành cho viên trưởng đài nằm ngay bên hàng những bậc thềm xi-măng dẫn lên ngọn hải đăng và có một vườn rau nho nhỏ. Khi bước lại gần, người thanh niên nhìn thấy bóng bà vợ viên trưởng đài di động trên khung cửa kính nhà bếp. Rõ ràng là bà ta đang nấu bữa cơm chiều.
Anh ta đứng từ ngoài mà lên tiếng gọi. Bà vợ ra mở cửa, nói:
“À! Chú Shinji đấy ư?”
Người thanh niên lẳng lặng giơ con cá lên mà không nói một lời.
Bà vợ viên trưởng đài nhận lấy con cá trong tay anh rồi lớn tiếng gọi qua vai anh, lần này bà cao giọng gọi ngay tên tục người trẻ tuổi:
“Bố nó ơi, chú Kubo đem cho mình con cá đây này”.
Từ một căn phòng khác, giọng nói chất phác của viên trưởng đài trả lời một cách thân mật:
“Cám ơn, cám ơn nhiều lắm. Vào đây cái đã nào, chú Shinji ơi”.
Chàng thanh niên vẫn còn lưỡng lự ngoài cửa bếp. Con cá chim đã được đặt lên một cái đĩa sứ to men trắng; con cá nằm đó ngoáp ngoáp một cách yếu ớt, máu từ hai mang rỉ ra chảy thành vệt dài trên lớp vẩy nhẵn nhụi trắng bong.