Chương: 1

Chàng Chung Văn Thái con của ông huyện hàm Chung Văn Công ở tại Gò Quao (thuộc về hạt Rạch Giá) năm nay chàng đặng 18 tuổi, học năm thứ ba ở trường Normal. Chung Văn Thái tánh nết hiền hậu vui vẻ, học trong trường thầy mến bạn ưa, ra đường có khuôn phép, hay thương kẻ nghèo hèn, hay giúp người thất nghiệp.
ông Chung Văn Công năm nay tuổi độ năm mươi sáu, người ốm yếu, bà mất cách sáu năm nay, để lại ông một người con trai đáng quý là chàng Chung Văn Thái đó. Ông Chung Văn Công hồi còn trẻ có làm chức hương Cả trong quận Gò Quao, sau cáo lão nghỉ. Trong năm 1914 - 1918 ông có giúp tiền cho Chánh phủ Pháp đến hai chục ngàn đồng, nên khi Chánh phủ xét công ơn rất đáng nên ban chức Huyện hàm cho ông, thật vinh diệu thaỵ
Ngày 14 Juillet các trường đều bãi học (nghỉ hè), học sanh nam nữ lo thâu xếp đồ đạc đặng về thăm cha mẹ, viếng bà con, kẻ mua vật này người sắm vật nọ lăng xăng, Chung Văn Thái cũng xuống Chợ Cũ mua ít ký lô nho tươi và ít gói trà hoa cúc đem về cho chạ Chung Văn Thái hỏi người khách trú nho tươi bán bao nhiêu một ký lô, người khách trú nói ba đồng sáu một ký lô.
Chàng trả hai đồng rưởi, người khách kèo nài thêm ba cắc nữa, Văn Thái liền bảo cân ba ký lô, thoạt có tiếng nói sau lưng rằng:
- Thưa thầy, thầy mua lầm rồi, nho nầy mắc lắm chừng một đồng tư là nhiều, thầy muốn mua để em mua giùm chọ
Văn Thái day qua thấy một cô con gái mình mặc áo tiếm, quần trắng, đầu đội khăn màu hột gà, chơn đi giày cao gót, mặt trắng má bầu, chàng xem tướng mạo biết cô học ở Nữ Học Đường. Văn Thái mỉm cười nói rằng:
- Cám ơn cô, nếu cô không nói tôi mua lầm rồị
- Thiệt vậy thầy à, khách thường trú hay thấy mấy thầy mua đồ ít hay trả giá nói thách cho cao đặng bán lợi cho nhiềụ
Cô gái nói rồi đi lại quán khác trả mua có một đồng ba một ký lô, ba ký lô ba đồng chín. Văn Thái cám ơn rồi từ giã xách đồ về.
Sáng lối bốn giờ rưỡi Văn Thái dậy sắp đặt đồ rồi ra bến xe Rạch Giá đặng đi về nhà. Văn Thái đưa đồ lên xe xong thì có một cái xe kéo chạy lại trên xe một cô gáị Văn Thái xem kỹ là cô mua nho dùm chàng khi hôm. Văn Thái lấy làm lạ bước đến chào rằng: "Chào cô, cô cũng về Rạch Giá saỏ".
- Thưa thầy, dạ em ở Long Mỹ, còn thầy cũng ở dưới phải không?
- Tôi ở Gò Quaọ
- Ủa, nếu vậy em cùng thầy ở một hạt mà không biết nhaụ
Cả hai lên xe ngồi đâu mặt nhau, Văn Thái hỏi rằng: "Xin lỗi cô, cô ở tại chợ Long Mỹ hay là xả"
- Dạ thưa em ở tại chợ, ông thân em là ông Hội đồng Trần Như Lân, còn danh hiệu em... thầy xem carte của em đâỵ
Cô vừa nói vừa mở bóp cầm tay đưa cho Văn Thái một tấm carte opaline, Văn Thái tiếp lấy xem có mấy hàng chữ như vầy:
Miss Trần Thị Loan Anh
2e Année Ecole des Jeunes Filles
SAIGON
Văn Thái xem rồi cười nói rằng:
- Cô con của bác Hội đồng mà tôi không biết, bác Hội đồng thường đến nhà tôi, và hay đi đá gà với ông thân tôi lắm.
- Ủa, thầy nói chắc là bác Huyện phải hôn?
- Phải!
- ý, anh đây có phải Chung Văn Thái không?
- Phảị
Văn Thái nói phải xem sắc mặt cô Loan Anh có chiều e lệ. Đến đây cả hai sang qua việc học hành. Xe năm giờ sáng từ Sài Gòn chạy đến Long Mỹ bốn giờ chiềụ Đến Long Mỹ, Loan Anh xuống xe từ giã Văn Thái rồi xuống đò qua chợ về nhà. Còn Văn Thái về đến Gò Quao lối năm giờ rưỡị
ông Chung Văn Công hôm nay ở nhà cũng trông con về, ông bảo mấy đứa ở bắt gà làm thịt nấu cà ri đặng Văn Thái về ăn. Văn Thái về đến nhà cha con tôi tớ xúm nhau mừng rỡ thật là vui vẻ. Văn Thái mừng cha xong đi đến bàn thờ mẹ thắp nhang lạy ba lạy, mặt buồn dàu dàu, còn ông Văn Công thì chảy nước mắt.
Văn Thái về ở nhà được hai tuần lễ, một hôm ông Văn Công kêu Văn Thái nói rằng:
- Con học còn một năm nữa ra trường, cha không cần thi đậu hay là rớt, cha cho con ăn học đặng biết làm người mà ở đời, chớ không phải cho ăn học đặng làm nô lệ cho cái bằng cấp. Con có trí chắc con không nghĩ như một vài hạng người mà con đã thấy họ đi con đường tối tăm kia... Này, mai nầy con đi cùng cha đặng coi vợ, con biết bác Hội đồng Trần Như Lân chớ, ảnh có một đứa con gái tên là Trần Thị Loan Anh hiện học tại Nữ Học Đường, hôm trước ảnh hứa gả con Loan Anh cho con, việc hôn nhơn này hồi mẹ con còn sanh tiền cũng có hứa với chị Hội đồng, lúc đó chúng bây còn nhỏ lắm.
Văn Thái lúc ban đầu nghe cha bảo đi nói vợ thì buồn, sau nghe nói cô Loan Anh lại vui vì chàng đã để ý rồi, Văn Thái cúi đầu dạ vâng lờị
Hôm sau ông Văn Công dắt Văn Thái đến nhà ông Hội đồng Lân, vợ chồng ông Hội đồng Lân rất vui vẻ, bà hội đồng tánh nết hiền đức, bà tên tộc là Nguyễn Thị út. Đôi bên gặp nhau chuyện trò một chập, ông Huyện nhắc việc hôn nhơn bà Hội đồng liền kêu Loan Anh bảo rót nước cho khách uống, kỳ thiệt bảo ra cho Văn Thái coi mắt.
Đôi bên đều bằng lòng kết sui gia, làm vợ chồng, nên tuần sau cậy ông cả Đức làm mai đến nói, hẹn khi đôi bên học mảng bốn năm khi ra trường sẽ cưới! ông Huyện có mua cho dâu một đôi bông hột xoàn giá đến ba trăm haị
Đến ngày tựu trường Văn Thái sửa soạn rồi từ giã ra ngã ba đón xe, khi xe chạy vô Long Mỹ, Văn Thái vái thầm cho Loan Anh đi một chuyến với chàng, dịp may xe vừa đến thấy Loan Anh đã chờ trước. Loan Anh lại lanh mắt thấy Văn Thái cúi đầu chào rồi kêu mấy người Contrôleur bảo để rương lên mui, còn Loan Anh phải ngồi kề bên Văn Thái, vì xe đã chen chật hết rồị
Đôi bên ban đầu còn bợ ngợ, sau lại làm quen và yêu mến nhau lắm. Văn Thái hỏi:
- Em lên học, bữa chúa nhựt hoặc ngày lễ có ra trường không?
- Dạ có, chúa nhựt nào dì em cũng vô rước, anh biết dì em hôn?
- Không.
- Dì em là vợ của ông đốc Cẫn ở trong Normal, anh biết ông đốc Cẫn chớ.
- Ủa, thầy của anh đạ
- Nhà ở đường Legrand de la Liraye số 962. Bữa chúa nhựt anh đến đó thì có em, mà anh cũng nên tỏ cho dượng em biết việc hôn nhơn thì mới để ra nhà.
Cả hai nói chuyện nầy qua việc nọ xe đã đến Sài Gòn, đồng cùng nhau xuống xe rồi chia tay kẻ vô Nữ Học Đường, người vào Normal.
Từ đây thường bữa chúa nhựt nào Văn Thái cũng đến nhà ông đốc Cẫn, mỗi lần đến thì gặp Loan Anh đã ra trường trước rồi, cả hai càng lân la nhau càng yêu mến nồng nàn nhau lắm, có bữa dắt nhau đi dạo vườn Bách Thú xem cỗ tàn - Viện Blanchard de la Brosse, có lúc xem chớp bóng Eden Cinéma hoặc ở Majestic.
Có một lần Văn Thái nói với Loan Anh rằng:
- Em Loan Anh, đôi ta thương nhau đây không phải theo hạng mèo mả gà đồng, mà là đôi bên cha mẹ khéo xe duyên cầm sắt, còn đôi ta từ ngày gần nhau, càng yêu vì nết càng say vì tình không rõ em có lòng thương anh thật chăng?
- Anh hỏi lạ, em cùng anh tuy chưa cưới hỏi nhau, song cũng tiếng vợ chồng, đã vào vòng chồng vợ không yêu làm sao mà ở đời được.
- Em à, cuộc đời thường hay có sự tai biến lạ lùng, rủi khi anh gặp hồi hoạn nạn khốn khó, chừng đó em có đoái đến anh không?
- Anh sao khéo lo những việc bao đồng, mà dầu anh có gặp lúc suy sụp thì em đây cũng quyết phận gái chữ tòng, đắng cay đồng chịu, há sờn lòng nhi nữ đâụ Chết đồng chết với nhau, sống đồng sống cùng nhau, vui chung vui với bạn, buồn chung buồn với phu quân ấy là phận làm vợ.
Văn Thái nghe Loan Anh nói chàng cảm động không cùng, cầm tay Loan Anh và nói:
- Nếu được như lời anh đây thật là người có phước lắm.
°

*

Năm 19... quan Chánh Tham biện ở Rạch Giá trát cho nhân dân hay miếng rừng từ Sóc Ven chạy đến Đường Xuồng ai có đủ sức khai phá thì khẩn. Ông Chung Văn Công nghĩ tiền bạc cũng còn nhiều nếu để nằm tủ vô ích, chi bằng khẩn đất khai phá thành ruộng sau con nó nhờ, ông nghĩ thế liền khẩn hai ngàn mẫu, rồi xuất tiền mướn nhơn công đốn cây hạ gốc, công cuộc làm ăn thật lớn, ông thiếu tiền phải đến mượn của ông Hội đồng hai chục ngàn đồng hẹn mùa lúa tới góp lúa sẽ trả. Sự đâu tai biến bất ngờ, ông vừa hạ hết cây thì nước tràn lên khỏi đầu gối, nội vùng Gò Quao đến Ngã Năm làm cho lúa mới trổ đòng bị nước ngập thúi gốc chết hết. Đến mùa lúa ông Chung Văn Công không thâu đặng một giạ nàọ Không phải một mình ông mà thôi, cho đến các điền chủ khác cũng khoanh tay chịu nghèo, song họ dễ thở là mới thất có một mùa thứ nhứt. Còn ông Chung Văn Công đã tốn trót tám chín chục ngàn khai phá đồn điền lại bị thất luôn làm cho ông thất chí sanh buồn, bởi vậy nên ông sanh bịnh.
Một hôm ông Hội đồng đến thăm thấy ông Văn Công nằm trầm trọng, ông Hội đồng rằng:
- Tôi biết ý anh vì công việc lở dở nửa chừng nên anh buồn, nếu không làm thì thôi, còn làm thì đi cho đến nơi đến chốn, kẻo để thiên hạ họ cười mình không đủ sức. Anh cũng nên lên Banque thế bán khoán vay ít chục ngàn đặng cho tá điền nó vay sửa sang ruộng nương lại, và khai phá cho thành khoảnh đồn điền của anh.
ông Văn Công nghe ông Hội đồng Lân nói ông cả mừng, liền chịu thế bán khoán đất vay bạc. Té ra mùa tới cũng thất luôn, đúng kỳ hẹn Banque đòi ông không có trả, Banque đưa Thầy Kiện làm phát mãi cả nhà cửa điền sản của ông Văn Công. Ông phải lên Định Tường ở đậu nhà người em chú bác là Hương thân Thanh.
Năm nay Văn Thái đã được bốn năm trong trường Normal (4è Année) gần kỳ thi tốt nghiệp, thình lình chàng được một bức thơ của cha chàng lật đật xé ra xem có mấy hàng chữ như vầy:
"Con Văn Thái,
Nhà cửa tiêu tan, gia tài đi sạch, cũng bởi tai hoạ tự trời mà ra, con mau về lo công việc, kẻo cha buồn rầu ắt không thấy mặt con nay maị
Hiện thời cha ngụ nơi nhà chú Thanh của con.
Ký tên: Văn Công"
Văn Thái xem rồi hỡi ôi! Chàng lật đật xin thôi học và tỏ hết việc cho thầy bề trên biết, ai ai cũng thương Văn Thái, cả đến anh em bạn học đều đưa chàng bằng giọt nước mắt thương tâm. Chàng về đến nhà chú Hương thân Thanh vào nhà cha con gặp nhau chỉ khóc mà thôị Cách không mấy ngày ông Văn Công buồn rầu sanh bịnh, Văn Thái khi còn học chàng tằn tiện lắm, mỗi khi cha gởi tiền cho, chàng xài chút ít còn bao nhiêu để dành, bởi vậy trong 4 năm ở trường chàng dư được năm trăm ba mươi hai đồng, nhờ số tiền đó chàng mới có lo chạy thuốc men cho cha, ông Văn Thái bịnh trở đi trở lại trót nửa tháng trời rồi mới qua đờị
ông Hội đồng Lân hay tin có đến đi điếu hai chục đồng bạc rồi về liền chớ không ở uống nước hoặc dùng cơm.
Văn Thái còn được ba trăm lo chôn cất cha xong, chàng buồn liền từ giã chú lên Sài Gòn kiếm công việc làm.