Lời Mở Đầu Chuyện tôi sắp kể ra đây không nhằm mục đích gì cả. Đau chân thì há miệng. Há miệng kể ra đây để mà ôn lại một giai đoạn làm ngườị Gian nan vất vả đôi khi là sự rèn luyện để con người có thể kham chịu với mọi tình huống bất trắc. Nỗi đau của người này so với người khác thì chẳng thấm thía vào đâụ Sự đau khổ tuỳ thuộc vào mức độ cảm nhận của mỗi con người trong mỗi tình huống khác nhaụ Cũng là một người, một sự kiện nhưng ở khác thời điểm cũng đem lại hệ quả khác nhaụ Không ai có thể đem hai nỗi đau mà so sánh với nhau một cách chính xác. Bây giờ nhìn lại, tôi thành thật cảm ơn những tháng năm mà tôi đã trải qua, để cảm thấy giá trị của sự sống và tất cả những gì đang trong tầm taỵ Đoạn Một Là con gái thứ nhì trong một gia đình có tám anh chị em. Nhưng cô đảm nhiệm vai trò của người chị cả bởi vì người chị gái bệnh hoạn yếu đuối triền miên. Cha là một sĩ quan tác chiến mỗi năm về phép chỉ một vài lần. So với bạn bè thì cô không sung túc bằng nhưng cũng không đến đỗi phải tất tần tật lo cơm lo áọ Tuổi thơ của cô đẹp và hồn nhiên như bao nhiêu trẻ em khác trong một mái ấm gia đình, quay mặt dửng dưng với mọi tai biến bên kia khung cửa sổ. Từ nhỏ cô đã mơ được đi tới một chân trời xa lạ, chọc lên phía Bắc để nắm bắt những bông tuyết trắng mà qua những câu chuyện bằng tranh cô đã xem. Cô mơ rằng lớn lên cô sẽ ra ngoại quốc học thành tài về giúp cho quê hương đất nước. Cô mơ được làm mẹ một bầy con ngoan. Mơ ước như thế đó, hão huyền hay thực tế chỉ có thời gian mới trả lờị Thế rồi một hôm cơn bão dữ giáng xuống, cuốn phăng đi tất cả, không những riêng đối với gia đình cô mà tất cả đồng bào miền Nam. Cha cô bị bắt đi cải tạo và cả gia đình cô bị buộc phải hồi hương. Trên chuyến xe từ Ðà Nẵng trở về quê ngoại, Vĩnh Ðiện, cô ngồi bên cạnh ống khói nên mặt mày phủ đen như nhọ nồi, bầu trời hôm đó cũng đen, mọi thứ như đang bị nhuộm thành một màu đen. Phải chăng đó là một dự báo rằng tương lai của cô rồi cũng là một màu đen. Một bà mẹ và tám đứa con chẳng có một ai biết làm gì ngoài việc đong gạo bỏ vào nồi rồi đun lên. Gạo đong hoài rồi cũng cạn, củi đốt mãi cũng chẳng còn gì. Phải đi kiếm gạo nhưng bằng cách nào đâỷ Từ cái thời làm công điểm tiến tới thời ruộng khoán, gia đình cô đã nghèo đói vật vã lại càng tơi tả thêm. Nông cụ cơ giới không có, con trâu cũng không, thôi thì cả một mẹ và bầy con thay thế trâu, kẻ cày người cấy, kẻ hốt, người mót để rồi sau mấy tháng thòi lõi con mắt chờ đợi ngày gặt hái, thì sau khi trừ vào những khỏan nợ giống, phân, nước, rồi thuế và cả số nợ bán lúa ngọn để lấy sức mà càỵ Số thóc mang về không đủ cho chín con người ăn một ngàỵ Ðó là lúc ông trời thương, chớ đôi khi ổng nổi chứng nắng hạn, hoặc mưa dầm, nước lũ thì ôi thôi nợ chồng nợ chất, đói lã ruột, đói phèo bọt mép. Hơn mười năm cụm từ ăn cơm nguội không hề có trong tự điển của gia đình cô. Nồi cơm chẳng khi nào cần rửa, một hột cũng không còn dính. Ăn xong rồi mà nồi vẫn còn nóng hổị Tre, gai, rơm rạ, lá chuối, lá dừa bất cứ thứ gì bắt lửa được thì bị lôi vào làm củị Thậm chí mấy cái củ chuối vô dụng trong câu tục ngữ ngày nào, cũng được đem phơi khô, nhóm bếp. Lần quần thứ gì cũng sạch sành sanh. Thế là cô cùng một vài người bạn qua đò lên vùng Gò Nổi đốn sậy về làm củị Cô có dịp nhìn tận mắt sự tàn phá của chiến tranh. Những hố bom lớn nhỏ đủ cở, được bao phủ bởi những bụi nứa và sậy cao gấp mấy lần cô. Cô không thể mường tượng ở nơi hoang địa ấy đã từng có những nương dâu xanh thẩm, những đồng lúa vàng, những ngôi nhà ngói đỏ, những cuộn khói lam của một vùng đất an bình trù phú trước thời chiến tranh. Nơi mà cô đang đứng đó chỉ mỗi một màu đất dửng dưng khô khốc. Chính nơi đây đã từng xảy ra những trận thư hùng khốc liệt, máu chảy thịt rơi của những người dân lành, của những người chiến sĩ bảo vệ đất nước, của những người từ miền Bắc vô và cả xác của những người lính Mỹ ở bên kia bờ đại dương. Tiếng gió rì rào lung lay những ngọn lau sậy hòa lẫn với tiếng nổ tí tách của những bụi cây đang bị đốt cháy không xua đuổi được cái im lặng đầy ám khí của vùng đất chết ấỵ Cũng chính nơi đó Ba cô đã sinh ra, lớn lên, đã chiến đấu cho đến ngày cuối cùng và cũng là nơi Ba cô ngủ giấc ngàn thu sau nàỵ Lá sậy um tùm, bén ngót, nên đa số tiều phu bất đắc dĩ đốt cháy rụi lá trước khi đốn. Do đó không hiếm những trường hợp bị cắt hộ khẩu sớm hoặc tàn phế bởi vì chất nổ của cả hai bên còn vương vải khắp nơị Dưới cái nắng đổ lửa, đôi dép nhựa cô đang mang dường như muốn chảy ra, dễ dàng bị xuyên thủng bởi những gốc sậy nhọn hoét như những mũi chông. Ðốn xong, bó như thế nào để xóc gánh về mà không bị đổ giữa đường là cả một vấn đề. Ai mà không ham bó cho thật lớn hầu cho xứng công lội bộ đường xạ Trên đường về cô bó đi bó lại mấy lần và đã bỏ đi hơn phân nửa mà nó vẫn nặng như hai cái cối đá đè trên đôi vai cô. Ra đi từ lúc gà chưa gáy sáng, về đến nhà thì mặt trời đã lặn tự bao giờ, một ngày lao động đổ mồ hôi, sôi nước mắt, một gói cơm và lộ phí đò ngang, để đem về được hai bó củi chỉ đủ nấu một ngày cơm khiêm tốn. Mấy đưá em nhỏ của cô thì đứa đi hái rau má ở ven đường, hái mãi từ Vĩnh Ðiện lên đến tận Hà Nha thuộc huyện Ðại Lộc cách nhà cả mấy chục cây số, đứa bắt ốc ven hồ, ao, bờ ruộng. Ðứa lớn hơn một chút thì lên sông Câu Nhí mò hến, câu cá. Trà chè làm gì cho phiền phức, nước đun sôi để nguội vừa hợp vệ sinh, vừa tiện lợị Thế nhưng nước sôi để nguội đã là một thứ xa xí phẩm đối với gia đình cô và rồi từ đó gia đình cô uống nước tươi mát luôn, khỏi lọc, khỏi nấu chi cả. Lúc mới về quê, gia đình cô định xoay qua nghề buôn bán. Mở một cái quán nhỏ bán đồ tạp hóạ Bán chẳng ai muạ Ai cũng nghèo cả mà. Thế nên, ăn dần thâm vốn rồi dẹp tiệm thôị Mẹ cô mót hết số tư trang còn lại làm vốn vào miền trong mua khoai, sắn, đậu khô về bán lại tại nhà. Nhưng cái số con rệp chạy trời đâu cho khỏi nắng, khoai sắn để lên mọt mà chẳng có mống nào chịu mua cả. Hết cách thôi, không có tay buôn thì chịụ Chăn nuôi đồng chung số phận. Người không có đủ ăn lấy gì cho gia súc. Nuôi thì hết ngày hết tháng chứ gia súc không chịu tăng trưởng chút nàọ Vịt gà để dành cho thăm nuôi Ba cô. Ðồ đạc trong nhà cái gì gỡ được thì đem đổi hoặc bán để độ bữạ Bộ lư đồng trên bàn thờ cũng đem đổị Ông Bà chắc cũng thông cảm cho đám cháu đói meo đó. Tôn trên mái cũng bị giở xuống từng miếng. Nhờ vậy mà Cô học được cách vót lạt, đánh tranh. Cuối cùng trong nhà chẳng còn gì để sợ mất, mấy cánh cửa cũng bị gỡ nốt đem bán. Cô có người bạn, cha mẹ tập kết. Mỗi lần cô đến nhà người bạn chơi thì cô phát hiện nhà cô bạn có vẻ chật chội hơn, trong khi đó đồ đạc nhà cô mỗi ngày một vơi đi để thêm diện tích sinh họat. Về hoa màu phụ, không hiểu tại sao hàng xóm cô, họ trồng thứ gì cũng tốt mú, xanh um. Còn nhà cô trồng thấy mà thương. Thiên hạ bảo không có tay trồng. Nhà có mười tám bàn tay, mà không có được một tay trồng saỏ Trái bắp to bằng ngón tay cái, nhiều lúc đói quá nuốt luôn cả cùi cũng chẳng đủ nọ Khoai lang thì càng thê thảm. Cắt lá ăn hoài cho nên củ thua cả khoai chạc nhà ngườị Sắn chưa kịp lớn đã thỉnh vào nồị Kể làm sao cho hết cái khốn nạn của nhà cô. Tuy ruột trống hoát, bên trong rách như tổ đỉạ Nhưng gia đình cô hết sức duy trì cái bề ngoài sỉ diện. Ði mót đi hái ở xa thật ra, về nhà xóm đã lên đèn. Vẫn căn nhà ngói, vẫn bàn ghế, tủ giường. Cô không thích sự xộc xệch phô bày, luôn luôn tề chỉnh. Cái gì cũng có thể dấu giếm nhưng cái màu xanh tiều tụy thì chẳng che đậy vào đâu được. Vậy mà cái thằng chết tiệt bạn của con em từ Ðà Nẵng ghé vào chơi, hắn có thấy không? Nhà cô lâu lắm rồi chẳng có thực khách, chị em xôn xao bấm bụng hái ổi, hái nhãn lồng cho nó đớp. Cả nhà cô chưa ai cả gan ăn mấy trái cấm đó. Vì đó là món dùng để đổi gạo độ bữạ Thằng chết tiệt mượn chiếc xe đạp đi mua thuốc hút. Ðã gần tới giờ cơm trưa, chị em cô tất tả chuẩn bị cơm nước chờ thằng chết tiệt về. Chờ mãi cho đến tối cũng chả thấy tăm hơi chi cả. Chị em đâm ra cãi nhaụ Gây gổ, chửi rủa, khóc lóc cho khản cổ, cho xấu hổ chứ chẳng lợi ích gì. Ðúng ra chính cô đồng ý cho mượn cái vật sở hữu đầu tiên cô tậu được qua từng mũi kim đan. Xe đạp vừa lấy về, dựng phía trước sừng sững như một con ngựa nhà trời khổng lồ. Cô ngắm chưa đã con mắt, cô chưa có dịp phóng lên yên biểu diễn một màn nào thì thằng chết tiệt hiện ra như một lưỡi hái định mệnh. Kể từ ngày bước xuống, nhà cô hiếm khi có con ma nào viếng. Nay có người đến, tuy cả một gánh lo âu về chuyện cơm nước, nhưng chị em cô cảm thấy hớn hở vô cùng. Nào ngờ đâu thằng chết tiệt chơi một cú đau hơn bò đá…Tối đó chị em cô thẫn thờ lội bộ đi tìm, biết đâu thằng chết tiệt cảm thấy hối hận, nhưng hổ thẹn không mang trả lại mà vất đâu đó. Cái biết đâu kéo dài hàng tuần sau đó. Sự thật phũ phàng nào cũng vậy, khó mà chấp nhận. Con người luôn nuôi một tia hy vọng rằng biết đâu... Cái xót ruột tiếc của chìm dần trong quên lãng. Cho đến bây giờ cô vẫn chưa hiểu nổi tại sao một người bạn mà có thể nhẫn tâm đến như vậỵ Suốt sáu năm Ba cô cải tạo, gia đình cô thay phiên nhau đi thăm. Bản thân cô được đi hai lần, một lần ở Trại Kỳ Sơn, lúc đó Ba cô tuy có thay đổi nhưng chưa đến độ nhìn không rạ Ba cô mặc đồ tù binh của Liên Xô viện trợ trông ngồ ngộ, khi ấy gia đình cô chưa đến độ kiệt quệ, nên đồ thăm nuôi cũng được vài giỏ. Ra về cô cảm thấy như mất mát cái gì đó. Cô nghĩ là tại sao Ba cô lại chấp nhận một kiếp sống như vậỷ Tại sao Ba cô không chọn một hành động? Sau này cô đã hiểu rằng cái chết đôi khi chỉ là một phương thức chạy trốn. Năm năm sau, lần thứ nhì ở Trại An Ðiềm. Cô chuẩn bị rất nhiều chuyện để nói với Ba cô. Nhưng khi nhìn thấy Ba cô, cô chẳng còn hơi sức đâu mà trò chuyện. Trông thê thảm quá sức tưởng tượng của cô. Ba cô mặc bộ đồ vải mua tiêu chuẩn xã viên ở HTX do Cô may tay, bạc thếch, hỏn trước hỏn sau, cái nón cời trên đầu, chân mang đôi đế sụ Ba Cô, ngươì cao lớn oai phong trong bộ quân phục ngày nào còn đâụ Trước mặt cô là một ông già má hóp môi thâm, lưng còng khúm núm tuy tuổi Ba cô vẫn còn trẻ lắm. Ðồ thăm nuôi vỏn vẹn đựng gọn trong hai cái giỏ taỵ Hai cái giỏ mây, mà Ba Cô đã vào rừng chặt mây, vót, đan gởi đem về trong chuyến thăm nuôi lần trước. Con vịt còm chưa mọc đủ lông đã bị lôi cổ mần thịt, đựng chưa đầy một lon gui-gô. Chẳng may trễ chuyến đò, ở lại thêm một ngày nên lon thịt vịt mặc dù đã kho rất là mặn đã lên mùi thối inh. Ðổ đi không đành, đưa cho Ba Cô mà lòng buồn vô hạn. Nhìn những người thăm nuôi khác nào xe thồ, nào gồng gánh lỉnh kỉnh, cô thấy tủi hổ và thương Ba cô vô chừng kể. Ba cô đã làm nuôi cả gia đình cô đầy đủ, mà đến khi sa cơ thì cả gia đình không nuôi nỗi Ba cô. Không biết ở trong trại Ba cô có hiểu là gia đình đã xoay xở đủ cả mọi cách vẫn không thể nào thoát khỏi cảnh lầm than. Ðó là lần sau cùng cô đi thăm Ba và cũng là lần cuối cùng gia đình cô được gặp mặt Ba cô tại trại cải tạọ Vài tháng sau Má cô có lên thăm nhưng không được gặp mặt, được cho biết là Ba cô đang bận lấy gỗ trong rừng. Sau này gia đình cô được kể lại là lúc đó Ba cô đang bất tỉnh ở trong trạị Khoảng vài tuần sau thì Ba cô được tạm phóng thích với lý do là bệnh quá nặng cho về nhà chữa trị. Cơm không có đủ ăn, tiền đâu mua thuốc, có tiền cũng không có thuốc để mua vào thời đó. Ðoàn tụ với gia đình được vài ngày thì Ba cô ra đi, lần này thì ra đi vĩnh viễn. Mua được cái hòm và thuê được cái xe để đem xác Ba cô về quê là cả một sự cố gắng ngòai sức tưởng tượng của gia đình cô. Ngôi mộ không bia chỉ có một hòn đá nhỏ đặt ở phía bên đầu tượng trưng như một bia đá. Vậy đó cho một đời ngườị Cuộc đời đã cho dạy cô một cách sống rằng, cái gì rồi cũng mất, cái gì cũng dễ bị tước đoạt, chỉ có hột chữ bỏ vào bụng thì không ai có thể trấn lột được cả. Vì lẽ đó, cô và đàn em cô, dù khó khăn đến bao nhiêu cũng cố gắng học hành. Sau khi tốt nghiệp lớp 12 xong, tin vào chủ trương khoan hồng của Nhà Nước, tội ai làm nấy chịụ Cô nộp đơn thi vào trường Bách khoa Ðà Nẵng. Tên cô không có trên bảng thí sinh trúng tuyển mà ở trên danh sách bị cưỡng bách lao động. Ngày các bạn cô tựu trường là ngày cô bị cắt hộ khẩu cưỡng bách lên đường làm thanh niên xung phong, nghe sao mà mỉa mai, chua chát. Xung điên thì có chứ xung phong cái nỗi gì. Suốt hai năm trôi giạt từ công trường này đến công trường khác, như một thứ ngựa non háu đá, cô xông xáo làm đủ mọi việc từ gánh đất, đào kênh, vác than, bưng vôi, đập đá. Chuyển than từ những chiếc xuồng trên mỏ Nông Sơn về. Đội trên đầu cái trạc đầy bột than từ dưới vực sông lên bờ. Mắt vẫn thao láo, cổ không bị cứng, nhưng cô không nhìn thấy chi cả ngòai cái khỏang trống trước mặt. Chân bước thấp bước cao, bùn lầy trơn trợt, hẫng hụt rơi té không biết bao lần. Than phủ đầy mặt, đầy thân. Nhìn vào cô không biết đâu là than đâu là cô, tất cả đều là một màu đen, đen như cuộc đời của cô. Ði ngang vũng nước, cô trông thấy một bóng ma đen thùi lùi giữa ban ngàỵ Như để kiểm chứng hư thật thế nào, cô nhăn hàm răng ra, con ma đồng thời cũng nhe hàm răng trắng hếu trêu chọc cô. Chẳng ma quái nào hiện hình cả. Chính cô đó, một con người đang sống trơi đời dưới hình hài của một bóng mạ Cô tự cho mình là một chuyên viên đập đá. Không một dụng cụ bảo hộ lao động chỉ có cô, cái búa và những khối đá. Thọat đầu cô đập tứ tung, đá văng tùm lum, có những mảnh đã cắm phập vào người cô, để lại những vết sẹo tưởng chừng chẳng bao giờ làm lành. Dần dà cô có kinh nghiệm cô biết tìm sớ của đá, công việc bớt phần nguy hiểm và cũng đỡ tốn nhiều sức như trước. Ðôi khi giận dữ không biết trút vào đâu, đập lung tung xòe, đập hả hê để rồi nước mắt tuôn ra, khổ kêu không thấu ông trờị Người đời vô tình như những phiến đá kia, có phải vậy không? Bưng vôi việc nhẹ nhàng hơn, nhưng đó là công việc cô sợ nhất. Cô sợ cái nóng của lò vôi, mặc dầu cô chẳng biết địa ngục có hay không, nhưng cô chắc rằng cái lò vôi nóng hơn cả địa ngục A Tỳ. Mồ hôi đổ ra tác dụng với vôi khô, tạo thành chất ăn da cô khiến nó nứt nẻ, sần sùi và tươm tướm máụ Cô thường lảm nhảm hát “Ta thấy em âm thầm sống đọa đày, trong lãnh cung xạc xào gió heo may…” như để phun ra bớt nỗi đớn đau về cả thể xác lẫn tâm hồn. Công việc cuối cùng cô giữ là Chị Nuôi, công việc có vẻ đở lem luốc. Nhưng khốn nỗi cô không biết làm ngơ trước việc Ban Quản Lý ăn chặn bớt khẩu phần của anh chị em lao động. Cô lên tiếng thì bị đuổi trả về địa phương. Gồng thân làm trâu ngựa không công, ngày được bố thí hai bữa cơm, mà cũng bị chê. Cơm là nói cho oai, chứ thật ra chỉ là bột sắn (khoai mì) viên cục, dính lèo tèo mấy hạt cơm. Thiên hạ từng miệt thị cô là thứ “gái công trường, giường bệnh viện.” Cô có tiếc nuối chăng khi bị tước mất danh hiệu gái công trường? Về lại địa phương đúng vào lúc chiến trường ở Kampuchia cần dân công tải thương, cái tên của cô một lần nữa được chiếu cố, đặc biệt là chẳng có mống nào là nữ, ngoại trừ cô. Cô muốn tung hê tất cả. Máu cô sôi sục muốn ăn tươi nuốt sống cả một đám xúm lại, hè nhau quật chết một đứa con gái vô phương tự vệ. Cô thật sự không hiểu tại sao người ta có thể ác độc, tàn nhẫn đối với cô như vậỷ Dù sao cô cũng chỉ là một cô gái mới lớn, cô đâu có gây nên tội tình nào đâụ Cô đã làm mọi thứ để xin được cái quyền sống mà họ đan tâm đưa cô vào con đường chết. Có lẽ họ muốn tiêu diệt cô, một đứa con gái của một tên ác ôn mà dám ngẫng đầu lên. Trên đường đi ra biên giới cô đã nhảy trốn vào rừng. Thật ra cô không sợ nguy hiểm hoặc ngại khó khăn, nhưng mà cô cảm thấy cô không thể dễ dàng chấp nhận một số phận mà họ đã tròng vào cô. Khi thiên hạ muốn cô chết, cô càng phải sống một cách quật cường hơn. Cô không thể bỏ trốn luôn bởi vì Ba cô vẫn còn đang bị giam cầm. Thế là cô trở về đầu thú, sau vài bữa học tập về vai trò trách nhiệm của người thanh niên xung kích trong xã hội mớị Cô được cho về nhà chờ đợi đợt lao động khác. Nhưng cô lại bỏ trốn vào ngày lên đường, cứ thế cô sống chui nhủi ngày qua ngàỵ Cả đám cay cú với cô lắm, mổ thịt cô được chắc họ cũng dám làm. Có lần cô xin ông chủ nhiệm HTX nông nghiệp nguyên trước kia là lính trong đơn vị của Ba cô, một chân nuôi heo trong trại chăn nuôi của HTX, thì ông trả lời rằng cô không đủ tiêu chuẩn. Ô hay! Cắt rau, thái chuối, trộn cám mà cô cũng không đủ tư cách saỏ Mọi tiêu chuẩn của một xã viên cô bị cắt, hai sào ruộng thuộc khẩu phần cô đã bị trưng thu lạị Cái gì cũng bị cắt bỏ, tước đọat mà cái nghĩa vụ lao động thì vẫn đễ chình ình với cô. Chính sách thời bấy giờ là nhà nào có nhiều lao động chính thì phải đi kinh tế mớị Mẹ cô, chị cô là hai người yếu đuối, cô và đứa em kế cũng vừa xong lớp 12, bị tính là bốn lao động. Do đó gia đình cô bị liệt vào diện phải lên đường. Họ thật là nham hiểm đã không cho cô làm ruộng, mà tính cô như một lao động chính. Họ muốn cô trở thành kẻ ăn bám xã hội, ăn bám chính gia đình cô, vốn cũng đã chả có cái gì để bỏ vào bụng. Giá không có cô, với ba lao động chính của gia đình tám hộ khẩu thì nhà cô đâu phải đi KTM. Cô mang mặc cảm tội lỗi với gia đình. Cô nhớ mãi lời tuyên bố của đứa em kế: ”Nếu em là chị, em sẽ không sống như chị đâụ” Hàm ý chỉ trích thái độ trốn tránh nghĩa vụ lao động của cô. Tuy chỉ hơn em Cô hai tuổi, nhưng Cô mang vai trò “quyền huynh thế phụ“, đám em răm rắp tuân lời cô. Thế mà em cô đã dám nói thẳng vào mặt cô như vậỵ Đám nhỏ còn lại, tuy chẳng dám thố lộ rõ ràng, nhưng trong ánh mắt của các em, Cô cảm thấy cô đã mất chỗ đứng trong gia đình cô. Nhưng rồi số phận đứa em có khác gì cô đâụ Rớt đại học, về làm ruộng, chịu không nỗi trước sự bạc đãi của chế độ, đã uống thuốc rầy kết liễu cuộc đờị Được phát hiện kịp thời, em cô được khiêng bằng võng ra bệnh xá Ðiện Bàn cấp cứụ Sau khi vô hai thùng nước, súc ruột, về nhà đóng tiền phạt cho cái tội ngụ Không có tiền phải xúc lúa mà nộp phạt. Cô em tình nguyện đăng ký vào bộ đội, bị từ chốị Tình nguyện đi TNXP để giải quyết nạn thừa lao động, được chấp thuận, dĩ nhiên. Cô thì vẫn ì ra đó. Cô cảm thấy hổ thẹn vô cùng, xưa nay đối với gia đình cô là tấm gương sáng cho đàn em. Nhưng từ đó cô không còn dám lên tiếng dạy dỗ các em của cô. Tuy không nói ra nhưng có lẽ gia đình nghĩ là cô vô trách nhiệm, thiếu bổn phận và hèn nhát. Cô em lao động ở Ðắc Lắc, phần ảnh hưởng chất độc của thuốc rầy còn vương lại, phần rừng thiêng nước độc, cô em trở bệnh nặng sắp chết thì có một anh cán bộ không ngại dính líu đến cái lý lịch nặng như chì của cô em đã ra tay săn sóc. Ân qua nghĩa lại, hai người đã đến với nhaụ Theo chồng về Tam Kỳ. Sau này, người chồng bị sa thảị Một tay cô em với cái máy may cũ kỷ đã cùng chồng có được một căn nhà, và nuôi hai con, một đứa đã vào đại học. Thế đó, cùng một chỗ sinh ra, mỗi người một vẻ. Nhìn bề ngoài khó mà xét đoán được con ngườị Em cô ăn nói dịu dàng, tính tình thùy mị, cô thì ngược lạị Thế mà em cô lúc nhỏ đã đi học võ để anh chàng nào lạng quạng thì cho nó biết taỵ Ðến lúc lớn lên dám tình nguyện này tình nguyện nọ. Còn cô tuy hiếu động nhưng đa cảm nên đời cô bất hạnh. Cô dữ dằn để chống chọi cái đời nghiệt ngã như một sự đấu tranh sinh tồn vậỵ Cô là loại “gặp thế thời thời phải thế” thôị Cô đâu muốn trơi đời trêu ngươi thiên hạ. Cái cô muốn là một cuộc sống bình yên, mà dường như quá to tát và không thể nào vớ tới được. Cô cám ơn việc truất phế quyền làm ruộng đó của nhà cầm quyền bởi vì cô đâu có mong được cái công việc nai thân ra cuốc xới, cong lưng nhổ mạ, cắm cái đầu sát rạt xuống vũng sình cấy và mò cỏ để rồi chẳng có một hột gạo đổ vào nồị Có một hôm cô đang cuốc đất ruộng sạ, sình lầy văng tung tóe, nhìn cô và con bù nhìn khó mà phân biệt. Hôm đó nhằm chiều thứ Bảy cán bộ, công nhân từ các công sở đi làm xa trở về nhà, họ cười nói xôn xao, quần là áo lượt, trong đám đó có những người bạn học cũ của cô. Cô ngẫng đầu lên dòm thấy họ, nhưng họ dường như chẳng trông thấy cô, dửng dưng quay mặt làm ngơ. Cô không biết họ nhận không ra cô hoặc là họ không muốn nhìn ra cô. Nước mắt cô đổ xuống, giữa cô và họ có gì khác biệt, khác chăng là nơi cô sinh rạ Thật tình thì Cô không trách cứ ai cả, mà cho dù có trách móc thì không lẽ trách móc luôn cả bạn bè, gia đình, và luôn cả bản thân cô. Hơn nữa chính cô cũng không nhận ra mình về nội dung lẫn hình thức. Chuyện có vẻ khó tin, mà có thật. Một khi âm thanh nó có cường độ cao quá, thì lỗ tai bình thường sẽ không nghe thấy gì cả. Giống vậy, niềm đau lên đến đỉnh chót vót thì không còn là nỗi đớn đau nữạ Một buổi trưa nọ, trong giờ giải lao ở công trường xây dựng, mọi người nằm trên sạp tre nghỉ. Ai nấy nằm gác chân lên tường, hoặc co lạị Đưa mắt điểm qua những bàn chân nứt nẻ, sần sùi, đen thủi đen thui, cô không biết chân nào là của cô. Cô bật cười khan, khi vễnh cái ngón cái lên để tìm ra thủ phạm. Gót hồng đó ư, những móng chân đã một thời chăm chuốt đó ư, thậm chí còn có trong một bài thơ của cây si, mà bi chừ sao giống cái chân của con khỉ khô quá. Cô có nghề đan áo mướn, cô ăn cắp kiểu rất lẹ và đan cũng khéọ Có lẽ ông trời cho cô một lối thóat để cô kiếm sống. Làm nghề đan thì chỉ cần đôi que là hành nghề ở đâu cũng được, ngay cả trong lúc chạy trốn, ở bến xe, bến tàu, buồng tốị Cô sống như vậy cho đến ngày Ba cô về và mất đị Chẳng còn gì ràng buộc chân cô, cô quyết định từ biệt cái xứ, nơi đã vùi dập, chà đạp cô. Cô còn nhớ cuốn phim cô xem ở Ðà Nẵng trước ngày đi, “Mac-scơ-va Không Tin Vào Những Giọt Nước Mắt.” Cuốn phim đó đã hun nóng cái ý chí ra đi của cô. Cô về thăm mộ Ba cô và hứa rằng cô sẽ về xây mộ Ba cô một ngày không xạ Trong suốt thời gian ấy, cô vẫn mang bên mình những cuốn sách ôn thi đại học. Cô dự thi đại học 5 năm liền. Một lần ở Bách khoa, một lần ở Nông nghiệp 4 Thủ Ðức, hai lần ở Sư phạm Kỹ thuật Thủ Ðức, và lần cuối cùng là ở Sư phạm Qui Nhơn. Trừ lần đầu tiên, những lần sau cô chọn trường ít kẻ chen chân nhất, đương thời có câu “nhất y, nhì dươc, tạm được bách khoa, ngòai ra mới tới sư phạm,” thế mà cô cũng không tìm được một chỗ đứng. Thiên hạ cười cô làm việc hoài công. Dẫu biết làm chuyện Dã Tràng xe cát nhưng cô không muốn chấp nhận số phận một cách dễ dàng. Có một lần cô đi nộp đơn dự thi tại ban tuyển sinh Ðà Nẵng, nhân viên nhận hồ sơ thường giở hồ sơ để xem phần chứng lý lịch trích ngang, có lẽ để sắp xếp thí sinh dự thi theo diện nàọ Sau khi xem lời chứng ở lý lịch cô “cha, ngụy quân, ác ôn, đang cải tạo”, tên nhân viên ngẫng lên nhìn cô, cô đọc trong ánh mắt của anh ta rằng “Lý lịch như vậy mà đi thi làm gì cho phí công.” Cái nhìn của người nhân viên làm cô nghẹn ngang cuống họng. Cái nhìn như muốn làm cô thấp bé lại, không, cô ngẫng đầu nhìn thẳng vào mắt đối phương. Như không chịu nỗi cái ánh mắt thách thức của cô, anh ta cắm đầu xuống tiếp tục làm việc. Cô tự hào về Ba cô. Ba của cô là ác ôn saỏ Trong những ngày Ðà Nẵng sắp mất, hầu hết các quan thầy đều rút tháọ Ba cô, một quân nhân trong suốt đời lính quanh quẩn đóng quân ở những vùng núi xa xôi, tên nghe lạ hoắc như là Dùi Chiêng, Ðèo Le, Kiểm Lâm, Ðức Dục, Hiệp Ðức, và cuối cùng là Phú Phong. Mới đây cô có xem một số tài liệu và những đoạn hồi ký của binh sĩ Mỹ trong những trung đội phối hợp với nghĩa quân và địa phương quân, đa số có thành kiến không tốt về hai lực lượng đó. Cô rất là bất bình. Một số người không tốt đã gây ảnh hưởng đến những người như Ba của cô. Ba cô đã quyết trấn thủ vùng đất Gò Nổi cho tới giây phút cuối cùng. Khu phố cô ở, bạn bè cô tất cả đều di tản, chỉ còn mỗi một gia đình cô đang nôn nóng chờ tin tức Ba cô. Khi Ba cô về đến nhà, thì những chiếc xe tăng của phía bên kia đang tiến về Ðà Nẵng. Cô quá khờ khạo khi tin vào lời nói của họ. Cô đã cố gắng học thật giỏi, lao động thật xuất sắc. Cô đã từng lao động tích cực trong mọi phong trào, hăng như con bọ xít nào là bốc mồ giỡ mả, khai hoang vùng đất mới, công trình thủy lợi, công trình vùng cát, và cả hai năm trong các công trường. Tất cả nổ lực chỉ nhằm muốn trở thành một công dân tốt, phụng sự cho đất nước. Phương tây có câu “ if you don’t know where yoúre come from, you won’t know where you are going.” Cô dịch theo ý cô là, nếu bạn không biết mình là ai, bạn sẽ không làm nên trò trống gì. Có lẽ cô đã quên cô là ai, cho nên cô cho phép cô bị lợi dụng. Bạn bè cô đa số đã ra trường, được phân công phân nhiệm về những cơ quan ngon lành. Còn cô thì vẫn chưa biết sẽ về đâu, con đường cô bị nghẻn lối và mịt mờ quá. Hay ho gì cả một đám đàn ông từ trưởng đội du kích, công an thôn, chủ nhiệm HTX nông nghiệp, bí thư xã Ðoàn, đến chủ tịch xã toa rập với nhau chơi chết cô. Một đứa con gái không có khả năng tự vệ. Sở dĩ cô chịu đựng được những nỗi gian truân, nhục nhằn là cô mang niềm hy vọng ngày về của Ba cô và sau khi xong nghĩa vụ cô sẽ tiếp tục con đường học vấn. Chính niềm tin và hy vọng đó đã thắp sáng cho cô dò bước trên con đường mịt mờ, tối tăm. Nhưng tất cả đều đã phụt tắt