Khoác veston chỉnh tề, ông Chấn Hưng đi qua lại trên hành lang với vẻ mặt nôn nóng. Thấy thế, bà Hưng nhìn ông:- Tài xế vẫn chưa đến sao? Chắc đêm qua anh ta đã quá chén ở đâu rồi.Ông đáp, giọng bực bội:- Gã này phục vụ càng ngày càng tệ đi. Hôm nay lại có buổi họp quan trọng ở công ty ấy chứ. Có lẽ tôi phải cho hắn nghỉ việc thôi.Bà Hưng gật nhẹ:- Tôi cũng muốn vậy. Nhưng tìm được một người giỏi giang như anh ta cũng khó:- Giỏi mà bê trễ giờ giấc thì cũng như không. Trên đời chẳng co điều gì làm tôi ghét cho bằng phải chờ đợi.Bà Hưng dõi mắt ra cổng trông ngóng với chồng. Kim đồng hồ nhanh chóng lướt qua thêm năm, mười, rồi mười lăm phút nữa mà bóng dáng gã tài xế vẫn biền biệt.Thất vọng, ông Chấn Hưng đành bảo:- Thôi, không thể chờ được nữa. Chắc tôi phải tự lái xe vậy.Bà chép miệng:- Trễ giờ rồi, tôi cũng không dám cản ngăn ông đâu, nhưng ông ráng bình tĩnh mà lái cho cẩn thận.Ông chợt mỉm cười:- Thì bất quá lỗ mũi ăn trầu, cái đầu xỉa thuốc là cùng chứ gì:- Ông nói năng không giữ mồm, giữ miệng, coi chừng xúi quẩy đó.Ông Chấn Hưng không đáp dài dòng với vợ nữa mà hấp tấp đề máy phóng xe đi ngay..Lòng bồn chồn vì sợ trễ giờ nên ông gia tăng tốc độ, đến nỗi đèn vàng ở giao lộ đã bật lên mà ông vẫn cố gắng ngoặt xe qua bên trái thật nhanh để khỏi mất thời gian chờ đợi. Nhưng không may cho ông, vì chính lúc ấy, đối diện phía trước cũng có một chiếc tắc xi đang trờ tới. Trong tình thế tiếng thoái lưỡng nan, ông Chấn Hưng mất bình tĩnh, chẳng còn biết phải làm gì hơn là cứ chạy bừa, mặc kệ ra sao thì ra.Nhưng gã tài xế tắc xi nhanh nhẹn, can đảm hơn, đánh tay lái về phía tay mặt vượt lên khoảng đường trống, tránh không va chạm vào đầu xe của ông Chấn Hưng trong gang tấc. Qua được cơn ú tim, người vã đầy mồ hôi.Thầm phục gã tài xế, ông liếc vào kính chiếu hậu để nhìn số xe.Bằng mọi giá, ông phải tìm cách gặp gã cho được một lần để nói lời tạ ơn, vì chính gã đã cứu ông thoát chết.Sau khi nói lần cuối cùng để nhắc nhở, khích lệ công nhân, ông Chấn Hưng tự lái xe đến công ty xe khánh.Ở phòng điều phối, ông được một nhân viên nam tiếp với nụ cười dễ mến:- Thưa, ông cần chi ạ?Dịu giọng ông đáp:- Tôi có một việc nhờ cậu giúp, chẳng hay cậu có vui lòng làm giùm không?Người thanh niên nhanh nhảu:- Vâng, ông cứ nói thử xem. Nếu có thể được tôi sẽ không từ chối đâu.Ông Chấn Hưng mỉm miệng:- Phiền cậu tra sổ giùm tôi, xem chiếc tắc xi mang biển số này, tài xế lái là ai thế? Tôi muốn biết tên họ và địa chỉ.Gã nhân viên giật mình trố mắt:- Có chuyện chi chẳng lành à? Tài xế gây tai nạn, phải không ông?Vừa khoát tay, vừa lắc đầu, ông Chấn Hưng đáp:- Ồ! Không phải đâu. Tay nghề anh ta cừ lắm, lỗi trăm phần là do ở nơi tôi.Gã vẫn chưa hiểu:- Nghĩa là hai xe đã va chạm vào nhau?- Chưa, chỉ suýt thôi. Nếu anh ta không nhanh trí..Gã thở phào:- À, ra vậy!:- Thế nên tôi muốn gặp anh ta, cậu làm ơn chỉ nhà giùm tôi. - Ông Chấn Hưng bảo.Nghe qua, gã nhân viên tủm tỉm cười:- Được thôi. Chỗ ở cũng rất dễ tìm. Đây, ông cứ lấy giấy ra ghi đi.Nhìn theo ngón tay của gã, ông Chấn Hưng nói với đầy vẻ ngạc nhiên:- Chao ôi! Tài xế là nữ ư?Gã nhân viên cười, giọng thích thú:- Vâng, là một cô gái còn rất trẻ. Không thể ngờ, phải không ông?Đồng tình bằng cái gật, ông Chấn Hưng xuýt xoa khâm phục:- Thật lòng, tôi chưa thấy cô gái nào có bản lãnh như cổ. Lúc sáng, vì công việc gấp gáp quá nên tôi không nhìn rõ mặt..Gã nhân viên ngắt lời:- Giờ ông muốn tìm tới Vân Khánh để tặng cho cô ta vài lời khen ngợi chứ gì?- Vâng. - Ông đáp ngắn gọn.Gã nhân viên xếp sổ lại:- À! Mời ông ngồi. Xin lỗi, nãy giờ tôi quên:- Thôi, cám ơn cậu. Tôi còn bận nhiều việc. Có lẽ chiều, cô ấy mới về nhà, phải không?Gã đáp nửa đùa, nửa thật:- Đúng rồi. Nhưng ông phải hứa là không được chiêu dụ gã tài xế giỏi của công ty chúng tôi đấy nhé.Ông Chấn Hưng bật cười:- Cậu an tâm đi. Tôi chỉ muốn gặp cô ấy để tỏ sự ngưỡng mộ mà thôi:- Thế thì được.Vân Khánh tựa tay lên thành hồ, say sưa nhìn những chú cá vàng lượn lờ bên kia mấy đám rong.Bỗng có tiếng của ai đó vọng lại từ phía ngoài rào:- Cô ơi! Xin cho hỏi thăm, nhà cô Vân Khánh ở đâu ạ?Ngước lên nhìn người lạ, rồi Vân Khánh bước tới. Rõ ràng cô chẳng quen ông ta:- Ông tìm cô ấy có việc gì không? - Vân Khánh hỏi.Người đàn ông nói một hơi dài:- Lúc sáng, tôi lái xe bất cẩn, suýt gây ra tai nạn, may mà cô ấy nhanh tay tránh kịp. Tôi cảm kích vô cùng, muốn gặp để nói vài lời cho cô ấy thông cảm.Khẽ gật, Vân Khánh chúm chím:- A! Hóa ra bác là người lái chiếc du lịch ban sáng?Mắt ông Chấn Hưng sáng lên:- Còn cô là tài xế tắc xi, phải không?- Dạ. Cháu mời bác vào nhà:- Tôi đậu xe ngoài này được chứ?Vân Khánh ngó ra:- Vâng. Bác nhớ quay kính lên cẩn thận, kẻo trẻ con nghịch phá.Dứt lời, Vân Khánh vào nhà trước để chuẩn bị nước mời khách.Chẳng bao lâu, ông Chấn Hưng bước vô:- Mời bác ngồi và giải khát với cháu một ít nước trái cây.Ông Chấn Hưng vui vẻ:- Tôi đến đột ngột quá, chắc làm cho cô ngạc nhiên?- Dạ, đúng là cháu không ngờ. Có lẽ bác ái ngại sự việc xảy ra ban sáng?- À! Cô đoán không sai. Quả tình tôi thật có lỗi.Vân Khánh đỡ lời:- Không sao đâu bác. Là tài xế, cháu gặp chuyện ấy rất thường.Ông Chấn Hưng vẫn cứ phân bua:- Tôi luôn tuân thủ luật giao thông, nhưng tại lúc sáng tôi phải chủ tọa một buổi họp quan trọng ở công ty, mà giờ giấc thì đã trễ..Vân Khánh gật nhẹ:- Dạ, cháu hiểu. Có lẽ vì chuyện nào đó làm bác phân tâm. Hơn nữa, bác đã cao tuổi:- Tôi có tài xế riêng ấy chứ, nhưng anh ta chẳng có trách nhiệm gì cả. Đêm thì nhậu nhẹt say bí tỉ, ngủ đến sáng trắng lúc nào cũng chẳng hay, báo hại tôi cứ vài ngày là phải chờ đợi.Vân Khánh khoẻn miệng:- Làm công mà không biết tôn trọng chủ thì quả là cũng bực:- Đã bao lần tôi định cho anh ta "hưu non", nhưng anh ta năn nỉ quá nên tôi không đành:- Vâng. Thời nay, tìm việc khó lắm bác ạ. Như cháu đây là nữ mà phải đảm trách công việc của nam đấy.Ông Chấn Hưng nhìn Khánh:- Tại cô chọn chứ có ai ép buộc cô đâu. Thế trình độ học vấn của cô..Không để ông hỏi hết câu, Khánh đáp ngay:- Dạ, cũng vừa đủ để biết tính toán:- Vậy sao không xin một chân thư ký cho đỡ nhọc nhằn hơn?Vân Khánh cười nụ:- Cháu cũng thử vác đơn đi gõ cửa khắp nơi rồi. Chỗ phù hợp với khả năng thì họ bảo là đã đủ người. Còn những việc khác thì cháu lại không thích.Ông Hưng đáp tế nhị:- Đời không bao giờ chiều theo ý mình. Nếu cô cứ so đo chọn lựa thì đành phải thất nghiệp thôi.Vân Khánh cãi lại:- Bác chỉ nói theo suy nghĩ của bác, thời nay đa phần người ta sống theo thực dụng. Muốn có một chỗ làm, nhiều khi phải mua bằng vàng đấy bác.Ông Hưng lắc đầu:- Trong xã hội luôn trà trộn kẻ xấu người tốt. Cô đừng vơ đũa cả nắm như vậy, không hay:- Thì cháu có đánh giá tất cả đâu. Cũng còn người có lương tâm ấy chứ. Nhưng số đó rất ít, khó mà gặp.Ông Hưng bắt bẻ:- Nói thế, nghề tài xế của cô cũng phải mua nữa sao?- Ồ! Nghề này thì không, vì chỉ bất đắc dĩ với phụ nữa thôi mà.Ông Hưng bật cười:- Tôi hiểu rồi. Ý cô muốn nói việc nào phái nữ ít chú ý tới, thì dễ chen chân hơn phải không?- Vâng. Nói tóm lại, những việc ở văng phòng hay đòi hỏi "thủ tục đầu tiên" và sao nữa là có ngoại hình dễ nhìn, bắt mắt.Ông Hưng ngó Khánh:- Theo tôi, cô đâu phải là một cô gái xấu. Hơn nữa, trong những tình huống bất ngờ, cô phản xạ nhạy bén vượt trên cả người khác nữa đấy:- Nhưng bác quên rằng, cháu rất ghét sự bất công. Để có được việc làm cần phải biết điều với giám đốc. Điều ấy rất dị ứng đối với cháu.Ông Hưng gật đầu:- Rất hay. Tìm được người thẳng thắn như cô quả là khó:- Bác quá khen. Có khi bản tính đó bị người ta cho là ngu dại, không thực tế nữa đấy bác:- Ai nói gì thì nói, tôi vẫn cảm thấy mến cô.Vừa đáp, ông Hưng vừa quan sát căn nhà. Diện tích không rộng lắm, nhưng gọn gàng, sạch đẹp.Ông hỏi:- Nhà này do cô xây cất?- Dạ không. Cháu thuê đấy chứ:- Ủa! Cô ở một mình à? Còn ba mẹ ở đâu?Vân Khánh cười cười:- Ba mẹ cháu ở dưới quê. Ông bà chê đô thị ồn ào, không hợp với người cao tuổi:- Đúng rồi. Dưới ấy yên tĩnh, không khí trong lành hơn. Thế lương tài xế sống có thoải mái không?- Dạ, cũng không thoải mái lắm, nhưng cũng không đến nỗi eo hẹp.Ông Hưng chép miệng:- Như vậy công ty cũng chưa ưu đãi cô mấy nhỉ?- Cháu làm theo ca như bao nhiêu người khác, nên hưởng lương giống nhau thôi, đâu có lý do gì để đòi hỏi thêm:- Nhưng tôi tin rằng, với bản tính năng động, cô sẽ rước được nhiều khách hơn người ta. Công ty thu tiền nhiều thì phải trả công xứng đáng chứ:- Nhưng đâu phải ngày nào cũng đắt khách. Lắm khi ế ẩm mà đồng lương cũng không bị trừ. Cháu nghĩ như vậy xem ra khá hợp lý rồi.Ông Hưng rào đón:- Nếu có một nơi muốn cô lái xe riêng cho họ, làm theo khả năng, hưởng theo nhu cầu, cô có đồng ý nhận việc không?Câu hỏi của ông Hưng hơi bất ngờ. Vân Khánh ngó ông chăm chăm:- Ai mà rộng rãi vậy bác?- Thì cô cứ trả lời đi đã.Vân Khánh mím môi:- Lương cao thì đương nhiên ai cũng thích. Nhưng với cháu, biết được người chủ ấy thế nào, đó mới là điều quan trọng hơn.Ông Hưng gật đầu:- Tuy mới tiếp xúc với cô lần đầu nhưng phần nào tôi cũng hiểu được cô. Tính tình cô thật đáng quý, cho nên tôi không ngại nói ra. Người ấy chính là tôi đây.Vân Khánh ngạc nhiên nhìn ông không chớp mắt:- Bác nói thật? Sao lúc nãy bác bảo đã có tài xế rồi?- Ừm. Nhưng mà ôi thôi, anh ta bê bối lắm. Giờ giấc thì như dây thun, còn có tật hay nhậu nhẹt, say xỉn.Vân Khánh ngần ngừ đáp:- Nếu anh ta không tròn bổn phận thì bác phải khiển trách để anh ta sửa đổi, vì bác là chủ mà.Ông Hưng xua tay:- Rất nhiều lần tôi bảo mà anh ta vẫn cứ trơ ra, bây giờ thì chán lắm rồi. Tôi chỉ muốn thay người khác thôi.Vân Khánh im lặng, lơ đãng ngó ra sân. Ông Hưng lại thúc giục:- Sao, ý cô thế nào?Cắn môi đắn đo Khánh đáp:- Thật lòng thì cháu cũng muốn giúp bác, nhưng ngặt nỗi bác đã có tài xế rồi, nên cháu.:- Cô sợ mang tiếng giựt chén cơm của người khác chứ gì? - Ông Hưng nói tiếp theo:- Vâng:- Ồ! Chuyện ấy thì dễ thôi. Tôi sẽ bố trí cho anh ta công việc thích hợp hơn, cô đừng có ngại.Vân Khánh vẫn lặng thinh:- Nếu cô nhận lời giúp tôi, cô sẽ đỡ tốn những chi phí như tiền thuê nhà, tiền điện, tiền nước.. Có lợi quá cho cô rồi còn gì.Khánh tròn mắt:- Ơ hay! Sau cháu lại không tốn những khoản ấy được ạ?- Vì nhà tôi rất rộng, có thể dành cho cô một căn, cô khỏi phải trả tiền thuê. Hơn nữa, điện nước cô xài thoải mái:- Bác ưu tiên cho cháu đến vậy sao?Ông Hưng bật cười:- Thế mới biết tôi mong được cô giúp đến ngần nào. Thôi, chuẩn bị về ở với chúng tôi nhá:- Để cháu suy nghĩ lại đã:- Còn nghĩ ngợi gì nữa? Nhà tôi chỉ có hai người, buồn chết đi được.Vân Khánh hơi ngạc nhiên:- Bác chẳng có con cháu gì ư?- Có, duy nhất một con trai, nhưng đã đi du học rồi:- Vậy anh ấy cũng sẽ về mà. Sớm hay muộn gia đình cũng được sum họp.Ông Hưng chép miệng:- Cũng tùy nó. Biết đâu nó đã bén rễ bên kia, không muốn trở về với ông bà già này.Vân Khánh mỉm cười:- Đi du học có thời hạn, chứ đâu phải định cư mà bác sợ anh ấy ở luôn? Nhà nước nào cho phép như thế:- Đành vậy. Nhưng nếu nó muốn cưới vợ để được ở bên đó thì ai cấm nó?- Nếu thế chắc đành chịu thôi.Ông Hưng lại thúc hối:- À! Chuyện tôi đề nghị lúc nãy, cô quyết định như thế nào?Vân Khánh trầm ngâm một hồi rồi bảo:- Để bác khẩn khoản mãi cũng ái ngại quá, cháu xin nhận lời. Nhưng với điều kiện như bác đã hứa, là đừng để cho anh tài xế cũ phải thất nghiệp.Ông Hưng vui vẻ ra mặt:- Ồ! Trong công ty tôi còn khối công việc. Tôi sẽ sắp xếp cho anh ta mà. Vậy bao giờ cô đến ở để tôi cho người dọn sơ lại phòng?- Cháu không thể nói trước được. Muốn nghỉ việc ở công ty xe khách, cháu phải nộp đơn, rồi còn phải chờ ý kiến của lãnh đạo nữa:- Ừm đúng. Thôi, cô ráng tiến hành nhanh nhanh đi. Trong khi chờ đợi, tôi sẽ chuẩn bị cho cô chỗ ở.Vân Khánh gật nhẹ:- Bác chu đáo quá. Cháu xin cảm ơn bác:- Có gì đâu. Thêm người, gia đình tôi sẽ thêm vui mà. Có lẽ bà nhà tôi thích lắm đấy.Dù cho công ty xe khách tỏ ý muốn giữ Vân Khánh lại, nhưng cô nhất quyết xin nghỉ, nên họ đành phải chiều theo.Giờ thì Khánh đã toại nguyện. Đứng trước căn nhà nho nhỏ xinh xinh, kề cận bên căn biệt thự tầm cỡ của ông Chấn Hưng, Khánh cảm thấy mình sao may mắn quá.Đang sắp xếp lại đồ đạc cho ngăn nắp thì bà Hưng đến gần cô, mỉm miệng:- Cháu có hài lòng với nơi ở này không, Vân Khánh?- Dạ, được như vầy thì còn gì bằng nữa bác. Cháu đang tự hỏi: Không hiểu vì sao hai bác ưu đãi cháu đến thế?Bà Hưng cười phúc hậu:- Như cháu đã biết đấy. Nhà bác rất vắng vẻ, đôi khi ông ấy đi làm, ở nhà một mình bác chẳng có ai trò chuyện. Bởi vậy cho nên nghe ổng bảo, cháu giỏi giang lại đàng hoàng, bác đồng ý ngay.Vân Khánh vừa cắm hoa, vừa đáp:- Nhưng bác quên rằng, nếu bác trai đi làm thì cháu cũng không thể ở nhà được, vì cháu là tài xế của bác ấy mà.Bà Hưng gật gù:- Ừ há. Nhưng ít ra trong bữa cơm gia đình cũng có thêm được một người, càng vui vẻ thì càng ngon miệng cháu ạ:- Eo ơi! Bác định lo cơm nước luôn cho cháu sao? Thôi, cháu không dám làm phiền nhiều đến bác đâu:- Có gì đâu cháu ngại. Sẵn gần gũi bên đây, cháu nên dùng cơm chung cho đỡ mất công.Vân Khánh nhìn bà dịu dàng:- Bác làm cháu xúc động quá, biết phải phục vụ thế nào để xứng đáng với tấm lòng của hai bác đây?- Ôi! Chuyện vặt ấy mà. Cháu hãy xem như trong gia đình đi.Vân Khánh nhìn bao quát phòng khách, cô thắc mắc:- Bác đã có ngôi biệt thư bên kia, sao lại còn xây căn này cho ai vậy?Bà Hưng tặc lưỡi:- Đây là nhà riêng cho con trai bác. Lúc chưa đi du học, thì nó ở đây:- Nhà chỉ có mấy người, sao ảnh không ở chung với hai bác cho vui?- À! Tại tính của Chấn Đình thích thong thả, tự do, không chịu bị gò bó.Vân Khánh chợt nói:- Bao nhiêu ấy cũng biết anh Chấn Đình được hai bác cưng chiều đến thế nào rồi:- Ừm, thì chỉ có một mình nó thôi mà:- Anh Đình được nhà nước cấp học bổng hở bác?- Không. Đìng đi du học diện tự túc:- Vậy mà cháu tưởng ảnh xuất sắc lắm.Bà Hưng cười nhẹ:- Thực ra chẳng phải Đình tối dạ đâu. Lúc nhỏ, nó học rất giỏi, nhưng đến lớn, nó lơ là thế nào ấy:- Vậy anh Đình chịu du học chắc cũng do nơi hai bác ép buộc?Vân Khánh đặt lọ hoa ra xa ngắm nghía:- Anh ấy là con trai một, đương nhiên phải có bổn phận thay thế cho bác trai. Bao giờ thì ảnh ra trường, hở bác?- Chấn Đình tốt nghiệp xong rồi nghe nói còn chờ ở lại để lấy bằng. Có lẽ trong nay mai, Đình sẽ báo tin về đấy.Vân Khánh ái ngại:- Ôi! Nếu thế, hai bác còn mướn cháu làm tài xế chi vậy?Bà Chấn Hưng bật cười:- Hỏi lạ không? Nếu Chấn Đình về làm giám đốc thì cũng phải cần tài xế riêng ấy chứ:- Nhưng cháu ngại lắm. Có lẽ không tiện đâu bác:- Chao ôi! Có gì đâu, hay là cháu mặt cảm thân phận?Nghe vậy, Vân Khánh cảm thấy tự ái vô cùng. Cô rắn giọng:- Nếu mặc cảm thì cháu chẳng chọn cái nghề này. Nhưng tại cháu không thích dưới quyền một ông chủ trẻ.Bà Chấn Hưng nhìn cô, dịu dàng:- Ối! Tự ái vặt vãnh có khác. Tính của Chấn Đình cũng giống như bác trai thôi, rất vui vẻ cởi mở. Để gặp rồi, cháu sẽ thấy.Vân Khánh ngồi phục xuống ghế:- Nếu biết như vầy, thà cháu không nhận việc còn hơn.Bà Hưng dỗ dành:- Chưa chi mà đã nản chí. Cháu thử tin bác một lần xem nào:- Chẳng phải không tin, nhưng cháu đã từng đụng độ với những giám đốc trẻ rồi. Nhiều kẻ chẳng tài cán bao nhiêu mà rất kiêu căng, hống hách:- Ừm. Cũng tùy người, cháu ạ. Con trai bác không đến nỗi như vậy đâu. Lạc quan lên đi cháu.Ông Chấn Hưng bước qua:- Nãy giờ cô đã sắp xếp xong chưa?Vân Khánh đáp bí xị:- Dạ, cũng mới tạm ổn. Tự dưng cháu nghe xuống tinh thần quá.Ông quay qua bà hỏi:- Có chuyện gì thế? Cô ấy không đồng ý căn nhà này à?Bà lắc đầu, giải thích:- Không phải. Tại cổ nghe Chấn Đình sắp về:- Ừm. Thằng Đình về thì về, chứ có gì thay đổi đâu?- Ông không hiểu. Chấn Đình với Vân Khánh đều còn trẻ, nên cô ấy ngại ngần không muốn bị coi thường.Ông Chấn Hưng ôn tồn đáp:- Con trai tôi là người có học thức. Tôi nghĩ nó không xử sự khiếm nhã với cô đâu:- Nếu như có, hai bác cũng sẽ bảo ban nó. Cháu đừng lo. - Bà Hưng nói xen vào.Ngó Vân Khánh, ông hỏi, giọng đùa cợt:- Sao, cô đã thông tư tưởng chưa?- Dạ, mới hơi hơi. Nhưng cháu cũng ráng cố gắng.Ông nhe răng cười hài lòng với câu đáp của Khánh.Bà Hưng vui vẻ bảo chồng:- Ông đừng khách sáo nữa. Vân Khánh nhỏ tuổi hơn Chấn Đình nhiều mà:- Vâng. Bác hãy gọi bằng cháu cho thân mật. - Vân Khánh nói:- Ừ. Vây đi há. Này! Tất cả vật dụng trong nhà, cháu được toàn quyền sử dụng, đừng ngại ngùng chi cả.Vân Khánh cười nhẹ:- Cháu chẳng có đồ đạc gì nhiều đâu. Chỉ một ít quần áo và vài món lặt vặt cần thiết, thế thôi.Bà Hưng đùa cợt:- Gọn gàng để dễ bề di dời, phải không? Thật trông cháu y hệt như một lãng tử:- Cháu thích cuộc sống tự do, muốn tung cách như chim trời, muốn vẫy vùng thỏa thích ở biển khơi:- Cũng may mà cháu là con gái, chứ nếu là con trai chắc chẳng chịu ở yên một chỗ. - Ông Hưng nói:- Nhưng sự thoải mái ấy chỉ một thời thôi. Rồi ngày nào đó, cháu phải chịu khép mình vào bổn phận. - Bà bảo:- Nhưng chắc còn lâu lắm, nó mới đến với cháu:- Chuyện ấy khó mà biết được. Một khi đã phải lòng ai rồi, cháu sẽ thay đổi một trăm tám mươi độ cho xem.Câu nói tếu của ông Hưng làm cả ba cùng cười:- Này! Nghỉ ngơi cho khỏe, chuẩn bị tinh thần, ngày mai lái xe cho bác và cho công ty luôn nhá.Vân Khánh mở to mắt:- Ủa! Cháu phải lái xe cho cả công ty nữa à?- Thì tài xế cũ của bác cũng thế, chẳng nặng nề lắm đâu. Lâu lâu, bác mới đi công tác xa một lần:- Được thôi. Cháu đồng ý:- Ừm. Đừng lo, bác hứa sẽ trả lương hậu cho cháu mà.Vân Khánh lắc đầu:- Hai bác đối xử với cháu quá tốt, cháu đâu dám đặt nặng vấn đề lương hướng. Tại lúc nãy cháu hiểu lầm, tưởng đâu vì cháu mà một người nữa phải mất việc.Ông bà Hưng phì cười:- Cháu dè dặt vậy cũng tốt. Bây giờ cũng khá trưa, sang nhà dùng cơm với hai bác đi!:- Vân, cháu sẽ qua sau ạ.Ngoài hai buổi đưa ông Chấn Hưng đi về, Vân Khánh thấy thật yên ả trong ngôi nhà mới. Đời sống thật dễ chịu nếu như ôngchủ không báo một tin làm khuấy động sự thanh thản của cô. Ngày mai, Vân Khánh phải cùng ông bà đến sân bay để đón con trai họ về.Khánh nghĩ " Giá như đừng có anh chàng ấy thì hay biết mấy nhỉ?". Nhưng rồi cô tự trách: "Tại sao mình lại phải sợ? Nếu anh ta trẻ trung, tài giỏi thì cũng mặc xác anh ta chứ, việc gì đến cô? mà chắc gì gã chăm chỉ học hành nơi đất khách quê nguời ấy. Bản tính ham thích vui chơi của gã sẽ bị cuốn hút bởi những điều mới lạ. Có lẽ gã cũng sẽ tốt nghiệp đuợc đấy, nhưng chỉ nhờ vào sự giúp đỡ của nguời khác mà thôi".Tuởng tuợng ra như vậy, Khánh thấy an tâm và tự tin hơn.Bà Hưng ngồi ở băng sau chợt hỏi:- Nãy giờ sao Vân Khánh yên lặng thế? Cháu đang suy nghĩ gì vậy?- Này! lái xe đừng để đầu óc bị chi phối nghe, nguy hiểm lắm đấy.Khánh nhoẻn miệng cuời:- Bác từng khen cháu lanh tay, lẹ mắt.. mà đã sợ rồi sao?- Thôi, phòng bệnh hơn là chữa bệnh. Vả lại, hai bác già rồi, nên tránh cho bác những màn hồi hộp ấy đi.Khánh chỉ mỉm cuời không đáp.Cô điều khiển xe chạy bon bon trên đuờng. Muốn cho cô không bị phân tâm, ông bà Hưng không trò chuyện nữa. Không khí hoàn toàn trở nên im ắng. Mãi cho đến khi tới sân bay, ông Hưng mới lên tiếng:- Đỗ xe ở đây rồi cháu cùng vào bên trong với hai bác nhé?Vân Khánh lắc đầu từ chối:- Dạ thôi. Cháu ngồi ngoài này đợi cũng đuợc.Bà Hưng kéo tay cô:- Sao lại thế? Vào để bác còn giới thiệu với Chấn Đình nữa chứ.Vân Khánh nhẹ lui ra sau:- Không mà. Cháu đâu phải nhân vật quan trọng. Hai bác mới là nguời anh ấy mong đuợc gặp mặt:- À! Vậy thì cháu gắng ở đây chờ nghe:- Vâng ạ. Lâu bao nhiêu, cháu vẫn đợi đuợc. Xin hai bác cứ tự nhiên.Ông bà Hưng gật đầu rồi quay lưng đi. Khánh đứng tựa vào xe, lơ đãng nhìn theo.Hôm nay là ngày vui của gia đình họ. Sẽ có một cuộc trùng phùng său bao năm dài xa cách.Giữa sự hân hoan ấy, cô trở thành nguời dư thừa, đơn độc lẻ loi. Và duới mắt Chấn Đình, Vân Khánh là một nguời làm công không hơn không kém.Ôi! Thật là viễn vông. Cứ tự nhiên xem mọi việc như bình thuờng.Để cho qua thời gian chờ đợi, cô tạm giải khát bằng một que kem. Lúc nhỏ, Khánh rất thích ăn kem, đến lớn bằng này, cô vẫn không bỏ đuợc.Vừa thuởng thức vị ngọt mát lạnh trên đầu luỡi, Khánh vừa đưa mắt ngó ra sân bay. Ô kià! Ông bà Chấn Hưng đã trở lại cùng với cậu con trai. Anh ta thân mật cặp tay với một cô gái xinh đẹp.Chà! Ông bà đoán không sai, anh ta đã có ngùơi yêu thật rồi. Trông nét mặt hai nguời hạnh phúc quá.Khoảng cách giữa họ và Khánh từ từ đuợc rút ngắn. Bất chơt Chấn Đình với cô gái lạ đứng lại, họ nói cùng nhau lời gì đó rồi bắt tay tạm biệt trông thật luyến lưu.Thấy ông bà Chấn Hưng đến gần, Vân Khánh vội vào xe đề máy truớc. Đoán đuợc ý Khánh không muốn giới thiệu cô với Chấn Đình, nên ông bà Chấn Hưng lặngthinh ngồi vào băng sau.Thư thả mở cửa xe, Đình buớc lên băng truớc ngồi cạnh bên Khánh. Hình như anh ta không mấy chú ý đến cô. Thế thì tốt, cầu mong cho đuợc như vậy.Chạy chừng một quãng đuờng, ông Hưng bỗng lên tiếng hỏi:- Vân Khánh, lúc nãy cháu có sốt ruột vì đợi lâu quá không?- Dạ, cháu đâu dám, vì đấy là bổn phận của cháu mà.Nghe giọng nói trong trẻo của cô, Chấn Đình quay qua nhìn..Như phát giác ra điều lạ, anh ta ngó Khánh chằm chằm không chớp,rồi hỏi thầm trong dạ: "Tài xế là một cô gái ư? Sao mình không nhận ra nhỉ? A! Tại cô ta đã kheó léo giấu mái tóc dài trong nón sport, khuôn mặt lại để tự nhiên không trang điểm vẽ vời chi cả. Cách phục sức thì rất giống con trai, gọn gàng trong bộ đồ jean thật bụi, bảo sao ngùơi khác không nhìn lầm?".Khánh biết mình là đối tuợng đang bị nhìn ngắm soi mói..Cảm thấy thật ghét Đình, nên cô cứ phớt lờ như chẳng có ai bên cạnh.Đôi mắt anh ta bỗng chuyển huớng xúông băng duới:- Sao ba mẹ lại thuê tài xế là nữ?Khánh quay qua tặng nhanh Đình một cái nguýt dài. Ông Hưng buột miệng đáp:- Tài xế nữ thì đã sao nào?- Con chưa biết đâu, Vân Khánh lái xe cừ lắm đấy - Bà Hưng nói chen vào.Chấn Đình buông câu khinh khỉnh:- Cừ cách mấy cũng không thể bằng đàn ông đuợc:- Con đừng nói vậy mà sanh ra mếch lòng! Chính ba mẹ yêu cầu cô ấy lái xe giúp đấy:- Nhưng con không thích tý nào cả. Con muốn tài xế phải là đàn ông.Ông Hưng hắng giọng:- Chấn Đình! Con không nên khinh thuờng phụ nữ như vậy. Vả lại, ở nuớc ngoài phụ nữ lái xe đâu có thiếu:- Đành thế! Nhưng ý con thì khác. Có lẽ trong tuơng lai phải thay tài xế thôi.Vân Khánh mím môi tức giận. Thừa lúc đuờng trống cô nhấn ga chạy hết tốc lực, lạng xe qua bên mặt cái vèo. Mọi nguời bất ngờ bị ngả nghiêng dồn cục.Chấn Đình thất sắc nhìn Khánh:- Cô lái xe kiểu gì thế? Muốn nộp mạng cho tử thần à?Khánh mỉm cuời thích thú:- Tôi cố tình đấy. Vậy mới biết ông thật nhát gan.Bị chạm tự ái, Chấn Đình quắc mắt:- Này! Cô nên giữ mồm miệng cho cẩn thận. Đừng tuởng đuợc lòng cha mẹ tôi rồi muốn nói gì thì nói đâu.Vân Khánh ngang nghạnh:- Tôi nghĩ rằng câu ấy nên dành cho ông thì đúng hơn.Ông bà Hưng nhìn nhau.Chấn Đình tức tối ngó cô muốn rách khoé.Khánh hả hê thầm cuời. Có thế chứ, một cú trả đũa thật ngoạn mục. Cho hắn bỏ cái tật chủ nhân ông.Biết Khánh thầm khoái chí, Khánh cố gắng nhịn. Còn nhiều cách trả lời, nhưng anh không muốn gây gổ vặt vãnh với cô.Thế là từ đó về nhà, Đình chỉ trò chuyện cùng cha mẹ, hỏi thăm về việc ở công ty, tuyệt đối không đả động gì đến Khánh.Tuởng đã đuợc yên thân, nào ngờ khi xe ngừng truớc cửa, Đình mang hành lý vào nhà, anh ta chợt kêu lên:- Uả! Cha mẹ đã cho nguời ta thuê nhà rồi à?Bà Hưng sực nhớ, phân bua:- Đầu có! Tại thấy bỏ không, ba mẹ mới bảo Vân Khánh đến ở:- Vậy bây giờ con ở đầu? - Đình hỏi, giọng hằn học:- À! Thì dễ thôi. - Ông Hưng đáp - Vân Khánh sẽ sang ở với ba mẹ, để trả nhà lại cho con.Khánh không đợi ông Hưng nói lần thứ hai, cô tức tốc vào gom hết đồ đạc bỏ vô va-ly rồi mang ra xe.Thấy thế, ông bà Hưng vội ngăn lại:- Cháu định đi đâu vậy?- Dạ, cháu đi tìm nơi khác. Đâu phải hết chỗ mà chỉ có nơi này?Bà Hưng nắm tay cô:- Cháu để ý lời nói của Chấn Đình làm chi. Tính nó xưa nay vẫn thế. Thôi, đừng buồn nữa, qua ở với bác:- Ừm! bên ấy còn nhiều phòng rộng rãi, cháu muốn ở phòng nào cũng đuợc - Ông Hưng tiếp.Đình ngồi trong xa lông ngó ra.Việc giằng co giữa Khánh với cha mẹ không qua đuợc mắt anh.Nghĩ cũng lạ, cô gái kia có gì đặc biệt để khiến cho ông bà phải thuơng yêu đến thế? Ngoài dáng vẻ cân đối thể thao ra, khuôn mặt cô cũng bình thuờng. Nuớc da ngâm ngâm chứ chả trắng trẻo cho mấy..Còn nói năng thì ôi thôi.. xẵng lè. Chẳng thế nào Đình có cảm tình cho đuợc.Trong lúc ấy thì Vân Khánh đã theo ông bà Hưng vào toà biệt thự. Sự luyến lưu của họ đã làm cô không cầm lòng đuợc.Khánh chọn căn phòng ở lầu thuợng. Chiụ khó lên xuống mấy bậc thang mà đuợc sự yên tĩnh. Cô biết rồi đây sẽ còn đụng độ với Đình dài dài. Nhưng biết làm sao tránh khỏi, một khi cô đã quyết định ở lại.Dọn sơ căn phòng, Khánh cảm thấy mệt mỏi thả nguời nằm xuống giuờng. Trong mơ màng, cô thấy mình cãi nhau với Đình một trận tưng bừng, sau cùng anh ta buớc tới, đưa hai bàn tay hộ pháp ra chẹn cổ cô. Khánh nghẹt thở, ho sặc sụa làm cô choàng tỉnh, mở mắt ra thấy bà Hưng đang đứng bên giuờng.Bà hỏi:- Cháu ngủ gặp ác mộng hay sao mà giãy giụa ghê thế?Khánh đưa tay chận ngực:- Dạ, cháu thấy anh Đình bóp cổ cháu, nên lá quá chừng, mệt ơi là mệt..Bà Hưng phì cuời:- Chao ôi! Ghét gì mà ghê thế, thật là hết biết!Khánh chúm chím hỏi sang chuyện khác:- Cháu ngủ quên, chiều nay chẳng biết bác Hưng có cần vào công ty không nữa?- Chấn Đình thay cháu, đưa ba nó đi rồi. Cháu có mệt thì cứ nằm nghỉ.Khánh chép miệng:- Bổn phận của cháu mà lại lơ đễnh quá. Chắc bác ấy phiền cháu lắm!:- Ồ! Không sao. Vả lại, Chấn Đình cũng muốn tự tay mình lái:- Ảnhđại kỵ với cháu, có lẽ cháu khó làm lâu đuợc:- Bác tin rằng trong thời gian không lâu, hai đưá sẽ cùng nhau hoà đồng. Tại bây giờ chưa hiểu rõ nhau thôi.Khánh mỉm cuời vu vơ. Cô nghĩ chuyện ấy xẩy ra thế nào đuợc. Trong khi đó bà Hưng quay lưng xuống lầu.Dù muốn dù không, mỗi ngày Vân Khánh vẫn phải lái xe đưa Chấn Đình đi làm.Cô mong đuợc Đình bảo thay tài xế khác, nhưng đợi hoài sao anh ta cứ làm thinh. Không ưa nhau mà vẫn phải ngồi chung, đối với cô thật là một cực hình.Từ khi Đình về, ông Hưng tin tuởng giao cho con trai quản lý tất cả mọi việc trong công ty. Khánh luôn chú ý theo dõi, xem hắn điều hành có trôi chảy và đạt hiệu quả hay không.Mỗi khi cùng đi chung, là Khánh ngồi phía truớc, Đình luôn luôn giữ cuơng vị ông chủ ngồi ở băng sau. Họ ít khi nào trò chuyện, chỉ trừ truờng hợp bất đất dĩ.Hôm nay, bỗng dưng Đình nổi hứng khi xe chạy ngang một hiệu cơm tấm. Anh ra lệnh cho Khánh tấp vô:- Tôi muốn vào ăn sáng, cô ngừng lại đi.Khánh lẳng lặng vâng lời.Đình mở cửa xe buớc xuống rồi không hiểu sao, anh buột miệng bảo:- Cô vào cùng tôi chứ?- Cám ơn ông, tôi đã dùng rồi - Khánh lạnh lùng đáp:- Tôi không tin. Nhưng nếu ăn rồi thì ăn nữa có sao đâu!Khánh vẫn lắc đầu:- Đã bảo là không mà!Đình gầm gừ:- Báo cho cô biết, bữa nay cô phải đưa tôi đi công tác xa, không ăn thì đói ráng chiụ đấy:- Mặc tôi, chả cần ông lo.Chấn Đình quát nhỏ:- Nhưng tôi ra lệnh cho cô phải vào! Buớng vừa vừa chứ:- Nói cho ông biết, ông không đuợc xâm phạm vào quyền tự do của nguời khác nhe:- Đúng! Nhưng cô là tài xế của tôi, nên tôi có bổn phận lo lắng cho cô để không thôi cô đói quá, cô sẽ run tay lái.Vân Khánh mím miệng:- Lý luận của ông nghe thật buồn cuời. Bộ tôi ngốc hay sao mà để cái dạ dầy trống rỗng?- Đuợc rồi, cô không vào thì thôi. Nhưng đề nghị cô bỏ cái giọng nói khinh nhờn ấy đi nhá.Dứt lời, Chấn Đình quày quả buớc đi. Vân Khánh quay mặt đi chỗ khác, nở nụ cuời.Đợi cho Chấn Đình khuất dạng trong tiệm cơm tấm. Khánh tìm mua ổ bánh mìan đỡ.Thuờng ngày, bà Hưng vẫn thức sớm làm điểm tâm cho gia đình. Hôm nay có lẽ bà dậy muộn. cầu như vậy để đỡ thấy mặt Chấn Đình nơi bàn ăn.Chả hiểu vì sao mà cô ghét cay, ghét đắng Chấn Đình đến thê.Vừa ăn, vân Khánh vừa suy nghĩ để quên thời gian chờ đợi. Cô "thanh toán" xong ổ bánh mì thì Chấn Đình cũng ra tới.Chạy đuợc một đọạn, Chấn Đình lên tiếng:- này! Có rất nhiều nghề thích hợp cho phụ nữ, sao cô không chọn mà chọn nghề tài xế?Vân Khánh miễn cuỡng đáp:- Tại tôi muốn thế. Chả lẽ ý thích của tôi, ông cũng cấm?- Không đâu. Tại tôi nghĩ khác:- Ông nghĩ thế nào?Chấn Đình chép miệng:- Chắc gia cảnh của cô khó khăn, trình độ kém nên cô không đủ điều kiện để xin việc làm chứ gì?Vân Khánh cuời mỉa:- Đừng dựa vào những gì ông thấy mà đoán mò.:- Ùa! Không đúng ư? Tôi dám cam đoan, chẳng ai có học thức mà chịu ép mình làm việc tầm thuờng bao giờ cả.Vân Khánh vặc lại:- Thế thì ông thua là cái chắc. Theo tôi, kiến thức giúp nguời ta mở mang trí óc, mở rộng tầm nhìn chứ không hẳn để tìm danh vọng.Chấn Đình nhíu mày:- Nhưng hạng nguời như vậy rất ít, và tôi cho là họ không thức thời!:- Ông bảo thủ quá. Chẳng lẽ chỉ có suy nghĩ của ông là đúng hay sao?Chấn Đình cuời nhạt:- Sống trên đời này, hỏi ai không muốn ăn ngon, mặc đẹp, không thích đầy đủ vật chất? Cho nên, tất cả đều quay chung một mục đích mà thôi:- Thế ông nhất định không tin có nguời xem thuờng mọi điều ấy à?- Không! Nếu cô bảo có, thì nêu ra bằng chứng đi:- Không cần thiết. Ông tin, tôi đuợc gì?- Thì ít ra cô cũng đỡ ấm ức:- Ngu dại gì ấm ức. Chau mày, nhuớng mắt chỉ làm cho nguời ta thêm già thôi.Chấn Đình đắc ý:- A! Biết nói thế mà ch8ảng khi nào thấy cô nở nụ cuời dịu dàng cả.Đâu phải suốt ngày cuời ha hả mới là vui? Tôi dịu dàng hay cau có ccũng tuỳ vào đối tuợng của tôi chứ?nếu vậy, chắc cô ghét tôi lắm?- Chuyện ấy tự ông biết, cần gì phải hỏi!Chấn Đình hết ý kiến, nhìn Vân Khánh. Anh chưa từng gặp cô gái nào gai góc, ứng xử lưu loát như vậy.Phải nói rằng cô ta thật uơng ngạnh, nhưng thông minh.Nguời ta thuờng nói: "Ngựa giỏi là ngựa chứng". Ở cô gái này, Đình đã thấy đuợc hai ưu điểm. Một là có bản lĩnh. Hai là hùng biện chẳng thua ai.Chỉ còn điều thứ ba nữa là học thức. Nếu có đầy đủ các yếu tố trên thì quả cô ta là một tài năng..Lúc ấy, Đình có thể kết luận về cô ta dễ dàng.Mãi suy nghĩ viễn vông về Vân Khánh, xe ngừng truớc cửa văn phòng lúc nào Đình không hay. Mãi đến khi nghe tiếng các cô nhân viên nhao nhao lên, tuá ra chạy về phòng, Đình mới sực tỉnh:- Ôi! Giám đốc đến, tụi bây ơi - Tiếng của ai đó còn rớt lại phiá sau.Chấn Đình mở cửa buớc xuống. Anh không quên dặn Vân Khánh:- Có lẽ lát nữa, tôi phải đi chuyến công tác đặc biệt. Trong khi chờ đợi, cô có thể vào văn phòng của các nữ nhân viên xem họ làm việc mà học hỏi.Vân Khánh tự dưng thấy ưá gan. Cô định đốp chát lại một câu, nhưng Chấn Đình đã nhanh chân buớc lên bậc thềm công ty.Còn lại một mình, Khánh ngả nguời lên nệm xe, lấy thư nhận hôm qua ra đọc.mãnh gởi cho cô cả thảy bốn bức trong một tháng. Lần nào anh ta cũng nói bóng gió, thuơng nhớ bâng quơ, rồi trách cứ đủ điều.Nhưng chẳng hiểu sao, Khánh chỉ thích đọc chứ không thích hồi âm. Làm như vậy có lỗi với Mãnh không nhỉ? Chắc khi nào có hứng thú, Khánh nhín chút thời gian ghi cho Mãnh kẻo tội.Cô đang say sưa đọc thì chợt có tiếng trêu chọc từ phía cửa sổ:- Eo ơi! Làm tài xế suớng thật. Tha hồ rảnh rỗi mà xem thư tình.Vân Khánh ngẩng lên, thấy vài cánh tay vẫy vẫy:- Vào đây chơi. Ngồi một mình buồn hiu vậy?Mỉm cuời, Vân Khánh xếp thư bỏ vào trong túi. Khoá cửa xe cẩn thận, cô lững thững buớc lên hành lang.Vào làm chẳng bao lâu, nhưng Khánh đã quen hầu hết các nhân viên, da số làphái nữ. Họ thích Khánh vì cô hồn nhiên cởi mở. Nhưng đôi khi Khánh cũng bắt đuợc tia nhìn tội nghiệp đối với cô trong mắt họ. Chắc hẳn mọi nguời đều nghĩ, bất đắc dĩ, Khánh mới làm cái nghề tài xế này.Mặc kệ, cô chẳng cần ai hiểu.Vừa thấy Vân Khánh, mấy cô ứng tiếng ngay:- Đã bảo khi nào vào công ty thì lên đây với tụi này. Ở đây lúc nào cũng cần thành viên để đóng góp ý kiến.Vân Khánh mỉm cuời ngồi xuống ghế:- Việc ai thì nấy lo, mình biết gì đâu mà bàn bạc.Phuơng Chi đang ngồi truớc máy PC nói xen vô:- Việc sổ sách máy móc, Khánh không rành đã đành. Nhưng về thời trang chắc chắn bồ không thua ai đâu. Cứ nhìn cách ăn mặc thì biết.Vân Khánh phì cuời:- Lầm to. Mình ăn mặc bụi thí mồ.Ánh Nguyệt tặc luỡi:- Nhưng mà đẹp, trông lại gọn gàng nữa, hợp với vóc dáng của Khánh:- Không đâu. Mình thấy mấy bồ duyên dáng gấp mấy lần mình. Làm việc văn phòng tha hồ trang điểm, phục sức:- À! Thế mà vẫn thua kém cô Khánh tài xế đấy.:- Các cô đang bàn bạc gì đấy. Làm việc không lo, suốt ngày cứ lo thời trang, áo quần.Cả phòng im phăng phắc, không khí đang cởi mở bỗng trở nên nặng nề.Hất hàm, Chấn Đình hỏi Phuơng Chi:- Hôm qua, tôi soạn thảo một tài liệu quan trọng giao cho cô lưu lại trong máy, cô đã làm xong chưa?- Dạ, đã xong rồi ạ:- Ừ. Nây giờ tôi cần đọc sơ lại. Cô tìm cho tôi, nhanh lên!Phuơng Chi lật đật tìm kiếm. Nhưng khổ nỗi, cô không nhớ mình đã lưu ở đâu. Nhìn lại sau lưng, Chấn Đình vẫn còn đứng đó, nét mặt ngầu ngầu của giám đốc càng làm cho Phuơng Chi quýnh quáng.Chấn Đình chờ khá lâu mà cô vẫn chưa tìm ra đuợc.Bực dọc, Chấn Đình bạnh cằm quát:- Cô làm việc như thế đấy à? Vậy mà cũng bảo mình rành máy điện toán. Cái bằng C? của cô nên vứt vào sọt rác đi..Thấy Chấn Đình nóng nảy quá, Vân Khánh mới đứng lên, đến bên Phuơng chi nhắc nhở:- Này! Để mình chỉ cho. Nồ nhấn vào Start-Documents đi, rồi tìm trên danh sách là ra ngay thôi.Nhưng lúc này, Phuơng Chi đâu còn bình tĩnh để làm đuợc nữa, khuông mặt cô nhoè nhạt nuớc mắt.Nhỏ nhẹ, Phuơng Chi bảo:- Bồ biết thì tìm dùm mình đi.vân Khánh nhanh nhẹn bấm vào vài nút trên keyboard. Danh sách liền hiện lên, cô bảo Phuơng Chi dò xem. Quả nhiên Vân Khánh đã tìm đuợc tập tin tài liệu chứa trong folder sau vài thao tác dễ dàng.Bấy giờ, mọi cặp mắt trong phòng đềi đổ dồn về cô, Vân Khánh đã đưa họ từ ngạc nhiên này sang ngạc nhiên khác, việc làm của cô thật quá bất ngờ.Mặc cho mọi nguời ngắm mình, Khánh lẳng lặng trở lại chỗ ngồi cũ.Chấn Đình dán mắt vào màn ảnh monitor, nhưng không tập chung tâm trí đuợc. Nhiều câu hỏi hiện lên trong đầu óc anh về Vân Khánh.Muốn hiểu rõ, có lẽ anh phải khôn khéo theo dõi và điều tra.Nghĩ vậy, Chấn Đình tuyệt đối không hỏi han Vân Khánh điều gì nữa. Anh đi về văn phòng mình.Đợi cho Chấn Đình đi khỏi, các cô gái vây quanh Khánh tặc luỡi khen hết lời:- Chao ơi! Thông thạo máy điện toán mà dấu nghề há. - Ánh Nguyệt bảo:- Ừm! Không chừng nguời ta đã tốt nghiệp khoa này. khoa nọ mà tụi mình không biết đó nghe. - Một bạn gái khác nói.Vân Khánh lắc đầu, cuời nhẹ:- Mình chỉ học lõm đuợc chút ít. Thấy Phuơng Chi bối rối quá, mình làm đại để cứu bồ vậy mà:- Thôi! Ai ai cũng biết cả rồi, Khánh dừng giả vờ nữa:- Ừm, không khéo mai mốt, giám đốc sẽ đổi nghề từ tài xế thành chuyên viện điện toán cho Khánh đấy.Cô bật cuời:- Không dám. Mình dốt còn hơn me. Nhưng me dốt chỉ một mùa, mình thì dốt cả bốn mùa luôn:- Xạo ghê! Chắc sợ ở đây nhờ truyền nghề lại chứ gì?Khánh chúm chím:- Nếu sợ thì lúc nãy mình đâu có ra tay. Thật tình mà nói, về điện toán mình cũng còn hạn chế lắm.Ánh Nguyệt bĩu môi:- Thôi, càng giải thích thì càng lòi đuôi bạn ơi. Đây là Win2000, version mới nhất, rất nhiều function đặc biệt:- Ừ! Phải rồi - Minh Thu bảo - Ở đây chưa ai làm đuợc như Khánh cả, vì nó còn ít máy dùng quá:- Thế mới biết cô nàng cừ khôi đến mức nào! Hichic!!! Ánh Nguyệt kết luận.Khánh cùơi nụ, lại ngồi bên Phuơng Chi:- nào! Ổng đã đi rồi, đừng có mặt mày ủ ê nữa:- Chán ghê. Chuyện chỉ có tí xíu mà ổng la lối dữ dằn quá.Tính ổng nóng, nhưng l64i cũng do Phuơng Chi một phần. Mai mốt nhớ cẩn thận hơn. - Thục noái:- Theo tao, đối với phụ nữ, phái đẹp phải dịu dàng một chút. Nguời ta thuờng bảo: " Không nên đánh phụ nữ dù bằng một cành hoa " nên " Chỉ nên đánh bằng một khúc cây mới mau thấm". - Nguyệt bênh vực:- Mình nghĩ, có lẽ về máy điện toán, Chi còn hơi yếu. Hay là lúc nào rỗi rảnh, nhờ Khánh chỉ giúp thêm cho. - Thu góp ý.Phuơng Chi đáp nhỏ:- Chỉ sợ Khánh không nhận lời!:- Sao lại không? Im lặng là đồng ý rồi đấy. - Nguyệt khẳng định:- Vậy đề nghị Chi khao một chầu để tụi này có dịp ăn theo nữa chứ.Hai cô gái cùng đứng lên một luợt.Phuơng Chi nhìn Vân Khánh:- Bằng lòng giúp mình nha?- Ừm, nhưng không cần tiệc tùng gì cả.Nguyệt và Thu la lên:- Ê! Đâu có đuợc.Phuơng Chi phì cuời:- Đừng sợ mất phần, mình hứa sẽ đãi mà. Thế chủ nhật này, có gì trở ngại không?Thu hớn hở:- Trở ngại cũng dẹp qua một bên:- Đúng! Hoãn lại coi chừng mất dịp, - Nguyệt cuời giòn giã.Phuơng Chi hứa:- Rồi. Đến ngày ấy, mấy bồ lại nhà mình nghe. Khánh là nhân vật quan trọng không đuợc vắng mặt đấy.Vân Khánh cuời cuời:- Hân hạnh nhỉ! Mình hứa sẽ đến chung vui với mấy bạn.Chợt bác lao công buớc vào:- Cô Khánh! Giám đốc chờ cô để đưa ông ấy đi đâu kìa:- Vậy à? Cháu sẽ ra ngay.Vân Khánh vẫn chăm chỉ lái xe trong im lặng và Chấn Đình ngồi cách khoảng một băng ghế. Mỗi nguời đeo đuổi một ý nghĩ riêng.Lát sau Vân Khánh lên tiếng:- Giám đốc cần đi đâu, xin cho tôi biết:- À! Cô cứ chạy thẳng, đến khi nào cần quẹo thì tôi sẽ bảo cho.Khánh lầm thầm trong bụng: "Nguời gì mà kỳ khôi. Gã làm như mình không rành đuờng phố ấy ".Chấn Ðình mở miệng định hỏi Khánh điều gì đó, nhưng điện thoại di động của anh chợt reo.Anh mở ra, áp vào tai:- Alô.Bên kia, một giọng nữ dịu dàng đáp lại:- Anh Ðình đó hả? Bích Phuợng đây:- Vâng. Phuợng khoẻ luôn chứ?- Cám ơn anh. Phuợng vẫn bình thuờng. Em có việc cần gặp anh. Anh đến công ty của Phuợng liền, đuợc không?Chấn Ðình hỏi gặng lại:- Gấp lắm sao? Thôi để chiều nhé.Bích Phuợng giọng nhảo nhẹt còn hơn cơm nếp nát:- Anh cố gắng đến ngay bây giờ đi, Phuợng cần anh giúp ý kiến. Nhá?- Ừ, anh sẽ tới.Xếp máy bỏ túi, Chấn Ðình ra lệnh cho Khánh:- Cô quay xe lại, quẹo trái cho tôi!Khánh than vãn:- Sao ông không nói sớm! Ðuờng sá xe cộ đông nghịt như vầy..Chấn Ðình chép miệng:- Thông cảm đi, tôi không muốn đầy đọa cô đâu. Nhưng ngặt nỗi, cô bạn tôi gọi nên không thể từ chối đuợc.Khánh nín thinh làm theo lời Ðình, chẳng buồn nói thêm một câu.Lát sau, không chịu đuợc sự ngột ngạt, Chấn Ðình khơi chuyện hỏi:- Cô học điện toán đến cấp bằng gì mà sử dụng rành rẽ thế?- Chuyện nhỏ nhặt, đáng gì đâu để ông quan tâm:- Lần nào cô cũng tỏ ra bí ẩn. Có lẽ cô muốn mọi nguời chú ý đến cô.Vân Khánh mỉm cuời:- Cả ông nữa sao? Ôi! Nếu như vậy thì hân hạnh quá:- Hôm nay, cô đã để lộ chân tuớng rồi. Còn điều gì giấu kín, hãy khai hết đi, kẻo theo thời gian cũng sẽ bị khám phá ra thôi.Khánh đáp tỉnh bơ:- Ông hăm he tôi cũng chẳng có tác dụng đâu. Vì việc ấy là của riêng tôi, liên can gì đến nguời khác:- À! Nếu thế tôi sẽ dễ dàng kết luận về cô.Vân Khánh cuời khẽ:- Vậy thì theo ông, tôi là nguời như thế nào?Chấn Ðình nói ngay:- Nếu không phải là kẻ khinh đời thì cũng là kẻ bất đắc chí!:- Sai bét hoàn toàn.:- Nhưng tôi bảo đúng. Cô không qua đuợc cặp mắt tinh đời của tôi đâu.Khánh vặn lại:- Tinh đời hay cao ngạo? Sao lúc nào ông cũng cho mình lịch lãm, khôn ngoan hơn nguời khác thế?Ðình dằn lòng, nuốt cục tức xuống giải thích:- Dễ hiểu thôi. Thứ nhất, tôi lớn tuồi hơn cô. Thứ hai, căn cứ vào những gì tôi biết.Vân Khánh chằng miệng:- Ông muốn nói tôi thạo cách sử dụng máy PC chứ gì? Thật ra cũngchẳng khó đâu, trình độ tầm thuờng vẫn có thể học đuợc:- Tôi không cãi với cô điều ấy, nhưng việc tôi khẳng định với cô chẳng sai tí nào cả:- Nghĩa là ông vẫn khăng khăng cho là tôi không đạt thành uớc vọng nào đó, nên buông xuôi cuộc đời?Chấn Ðình lắc đầu:- Nói vậy thì hơi quá đáng. Có thể bảo cô chán công danh, sự nghiệp thì đúng hơn:- Việc gì phải chán? Chẳng qua tôi không thích, thế thôi:- Khó hiểu thật. Cô nói chuyện huề vốn quá. Ðến nơi rồi, ngừng đây đi!Mở cửa xe buớc ra, Chấn Ðình nói y như lần truớc:- Cô cùng vào với tôi nhé?Khánh lắc đầu nguầy nguậy:- Không!:- Tại sao thế?- Vì tôi là tài xế. Bổn phận của tôi phải ngồi bên ngoài để trông xe.Ðình ngó cô:- Chả cần thiết. Cô có thể khoá xe lại, chả hề gì đâu.Vân Khánh nhíu máy:- Việc quan hệ riêng tư của ông, đòi hỏi tôi có mặt để làm chi?- Có gì mà gọi là riệng tư? Tôi với cô ấy chỉ bàn bạc chuyện làm ăn thôi:- Nhưng tôi không muốn làm cho hai nguời mất tự nhiên. Ông vào đi, đừng lần lựa nữa.Chấn Ðình miễn cuỡng quay lưng sau khi bỏ lại một câu:- Lâu lắm đấy, ráng mà chờ nghe.Vân Khánh không đáp, xoay mặt ra đuờng.Buớc vô phòng của giám đốc, Chấn Ðình gặp ngay Bích Phuợng đang chờ tại đó.Thấy Chấn Ðình, Bích Phuợng nở nụ cuời thật tuơi:- Anh đúng hẹn ghê. Bị làm phiền chắc anh bực lắm?- Không dám. Phụ nữ muốn là trời muốn mà:- Thật không? Sao trông mặt mày chẳng đuợc tuơi vậy?Chấn Dình chép miệng:- Anh định đi công tác hơi xa, nhưng giữa đuờng thì nghe Phuợng gọi:- Thế à! Phuợng cứ tuởng anh đang nhàn rỗi:- Chẳng khi nào anh rảnh việc cả. Thời giờ là vàng bạc mà.Bích Phuợng bĩu môi:- Gớm! Vùi đầu suốt ngày vào công việc, coi chừng bị đãng trí cho xem:- Ừ, mình không thông minh thì cần cù để bù lại chứ sao.Cô ta dài giọng:- Thôi, đừng khiêm tốn nữa anh bạn. Anh khờ khạo thì còn ai thông minh hơn!Chấn Ðình ngả nguời ra ghế dựa:- Dài dòng hoài. Gọi anh đến chỉ có bao nhiêu ấy sao? Ðịnh nói gì thì vô đề ngay đi.Bích Phuợng tủm tỉm:- Chẳng có gì đâu. Buồn buồn muốn gặp anh để đấu khẩu cho vui ấy mà:- Chậc! Sao Phuợng hay đùa quá. Thôi, để anh về, còn khối công việc phải làm.Bích phuợng vội ngăn lại:- Khoan đã! Làm gì gấp dữ vậy? Phuợng chỉ muốn hỏi thăm anh một việc, chẳng biết anh có vui lòng trả lời không nữa?Chấn Đình nhuớng mày:- Việc gì?- Công ty của anh mới thành lập hay đã lâu rồi?- Tuởng gì quan trọng. Ba anh thành lập đã lâu và chính ông làm giám đốc:- bây giờ bác giao lại cho anh à?- Ừm, thì cha truyền, con nối. Ba anh cũng đã cao tuổi.Bích Phuợng dọ dẫm:- Chắc làm ăn thịnh vuợng lắm nhỉ? Cứ nhìn sự bề thế của công ty thì biết:- Bởi vậy cho nên anh mới lo. Trách nhiệm của anh là làm sao cho phát triển thêm nữa:- Anh đang đầu tư về mặt hàng nào?Chấn Đình đáp chung chung:- Đủ loại. Thứ nào ở nuớc ngoài hiếm thì mình thu gom để xuất khẩu:- Anh có trao đổi hàng hai chiều không?- Đuơng nhiên là có. Họ là đối tác của mình mà!Bích Phuợng đùa cợt:- Có khi nào anh lỗ vì bị họ chơi khăm không?Chấn Đình lắc đầu:- Chưa, chẳng phải anh tài cán gì, nhờ học hỏi kinh nghiệm của ông già thôi:- Quý hoá nhỉ! Còn Phuợng mới tập tễnh vào nghề, chẳng có ai làm quân sư cả.Thông minh lịch duyệt như Phuợng thì cần gì. Anh nghĩ sẽ không lâu, công ty của Phuợng phất lên, đè bẹp công ty của anh cho mà xem.Bích Phuợng phì cuời:- Anh nói quá đáng. Kẻ mới vô nghề làm sao cạnh tranh lại với nguời có bề dầy kinh nghiệm?- Mấy ai biết tất cả mọi việc từ trong bụng mẹ đâu. Muốn rút kinh nghiệm thì phải va chạm thực tế chứ.Bích Phuợng nhăn mặt:- Nếu vậy thì phải chấp nhận lỗ lã, may nhờ, rủi chịu:- Không phải may rủi đâu. Làm kinh tế mà thành công, muời phần nhờ vào phán đoán, cộng thêm một chút gan dạ phiêu lưu..Bích Phọng mỉm cuời:- Nhát như cáy thì muôn đời chỉ giậm chân tại chỗ, chắc anh muốn nói vậy?- Đúng rồi:- Anh góp ý hay quá. Có lẽ Phuợng phải bái anh làm sư để đuợc anh chỉ dạy thêm.Chấn Đình cuời kha khả:- Ôi! lại đưa anh lên mây nữa rồi. Này! Nghe anh khuyên nha. Duyên dáng, học thức như Phuợng, tuơng lai lấychồng giàu là cái chắc, làm lụng chi cho mệt.Bích Phuợng nguýt Chấn Đình một cái sắc hơn dao:- Nói khó nghe ghê. Thời nay, nam nữ bình đẳng, ai thèm chịu giam mình trong xó bếp chật hẹp nữa chứ:- Nếu như anh, anh sẽ đồng ý ngay. Chốn cạnh tranh xông xáo, nên để cho đàn ông phải hơn.Bích Phuợng biũ môi:- Mấy ông lúc nào cũng độc tài, chuyên chế, ém tài phụ nữ vì sợ họ vuợt trội hơn mình đúng không?- Sai bét. Theo anh thì bổn phận của nguời phụ nữ là trong gia đình, quán xuyến nhà cửa, dạy dỗ con cái. Tuy nhẹ nhàng nhưng chiếm lĩnh hết thời gian:- Ạ! ý anh muốn nói.. nếu phụ nữ đến công sở thì việc ấy, ai làm chứ gì?Chấn Đình tủm tỉm:- Tất nhiên:- Thì cả hai cùng có trách nhiệm. Dễ mà:- Nghĩa là khi bà bận công tác thì ông phải giặt giũ, nấu cơm?Bích Phuợng phá lên cuời:- Ô! Anh rất thông mình:- Thông minh cái khỉ khô. Mấy bà đi làm với mục đích là để chưng diện, để đuợc quan hệ rộng rãi với mọi nguời thôi, ai mà không biết:- Eo ơi! dân du học mà chẳng có tư tuởng phóng khoáng chút nào cả. Anh thừa hiểu các nuớc văn minh không hề gò bó phụ nữ bao giờ:- Nhưng đôi khi sự tự do bị lạm dụng quá, cũng làm cho gia đình mất hạnh phúc.Bích Phuợng nhún vai:- Ấy là nhận xét cuả cá nhân anh, Phuợng không thèm cãi lý nữa. À! Hôm nào cho Phuợng đếm thăm công ty của anh, đuợc không?- Chi vậy?- Để học hỏi cách tổ chức. Nghe nói cơ sở anh tầm cỡ lắm.Chấn Đình dụi điếu thuốc vào gót giày:- Cũng thuờng thôi. Chừng nào? Nên cho biết truớc để anh chuẩn bị.Do dự một chút, Bích Phuợng đáp:- Hôm nay Phuợng rảnh này, đuợc không?Chấn Đình chau mày:- Ngay bây giờ?- Vâng.Xem đồng hồ, Đình bảo:- Khá trưa rồi, để khi khác đi.Bích Phuợng ngúng nguẩy:- Lại hẹn hò, hay là anh chê Phuợng không xứng đáng đi với anh?- Anh không dám, nhưng giờ thì trễ quá, anh còn đi công việc khác nữa.Bích Phuợng chợt nhón chân nhìn ra cửa sổ:- Anh tự lái xe đến đây hay có tài xế?Chấn Đình chưa kịp đáp thì ngay lúc ấy, Vân Khánh đang giở nón ra, quấn lại mái tóc cho gọn.Bích Phuợng tròn mắt:- Cô gái kia là tài xế của anh à? Nếu anh không muốn Phuợng đi chung thì Phuợng đi xe riêng cũng đuợc thôi.Chấn Đình lắc đầu:- Đừng có hiểu lầm. Đi riêng hay đi chung nhằm nhò gì đâu, chỉ tại anh bận.Bích Phuợng nghiêng đầu ngắm Vân Khánh:- Anh tìm đâu ra cô nàng ấy vậy?- Cô ta là tài xế riêng của ba anh khi truớc.Bích Phuợng dài giọng:- Đàn bà chân yếu, tay mềm bày đặt đòi hỏi việc đàn ông:- Mới đầu anh cũng nghĩ thế, nhưng sau này mới biết cô ấy có bản lãnh.:- Hứ! Phuợng không tin, sao anh xem mạng mình rẻ như bèo thế?Chấn Đình bật cuời:- Mỗi nguời có số mạng riêng. Chết hay sống là do tạo hoá đặt để, đâu ai muốn mà đuợc:- Anh có vẻ duy tâm quá há! Nhưng Phuợng thừa hiểu anh đang bào chữa. Thật ra, lúc nào bên cạnh cũng có một cô nàng xinh xắn như vậy, cũng thú nhỉ!Chấn đình cuời mỉm chi:- Nhãn quan của Phuợng tinh tuờng thế, cách xa mà cũng thấy cô ta xinh đẹp ư?- Chẳng rõ lắm. Nhưng tài xế riêng của giám đốc là nữ, thì chắc chắn phải đẹp rồi:- Lại đoán theo cảm tính. Với anh, đuợc việc quan trọng hơn là đẹp.Bích Phuợng vẫn ngó chăm chăm về phía Vân Khánh:- À! Đó là cách nói của anh mà thôi, chuyện ấy đâu liên can gì đến Phuợng.Ngoài kia, đợi lâu, Khánh quay đầu ngó vào công ty.Bích Phuợng bảo Chấn Đình, giọng đùa cợt:- Cô nàng sốt ruột rồi. Anh mau mau ra đi, kẻo nàng ta cho anh xuống hố vì giận dỗi.Chấn Đình bật cuời nguýt Bích Phuợng:- Kheó tuởng tuợng. Anh với cô ta như nuớc với lửa, không lúc nào dịu dàng với nhau đuợc.Bích Phuợng nhão giọng:- Tình yêu thuờng bắt đầu như thế đấy:- Chỉ giỏi cái tài trêu ghẹo, thôi anh đi về đây.Dứt lời, Đình xoay lưng. Phuợng cũng buớc theo.Chợt thấy Vân Khánh đang huớng mắt về phía hai nguời, Phuợng bỗng dạn dĩ nắm tay Chấn Đình:- Anh không bắt tay tạm biệt Phuợng sao?Chấn Đình mỉm cuời:- Hôm nay bày đặt màu mè nữa!Tuy nói vậy, nhưng anh vẫn xiết nhẹ bàn tay thon mềm của cô ta.Chấn Đình buớc xuống thềm, Bích Phuợng vẫn đứng ngó theo cho đến khi xe chạy mới quay vào.Ung dung ngồi vào chỗ cũ, Chấn Đình chưa kịp nói, Vân Khánh đã hỏi:- Bây giờ đi đuờng nào, thưa ông?Chấn Đình đáp:- Trưa trễ rồi, chúng ta về thôi.Vân Khánh lặng thinh ngoặt xe về đuờng cũ. Chấn Đình ngó phía sau lưng cô. Mái tóc dài đuợc giấu kín trong nón, vài sợi loà xoà mơn man vùng gáy cao thu hút ánh mắt Đình. Chiếc cổ Vân Khánh đẹp thật.Anh chợt hỏi:- Đợi hơi lâu, cô có bực mình không?- Làm tài xế thì chuyện ấy bình thuờng thôi. Bổn phận tôi mà.Chấn Đình tìm chuyện để nói:- Chắc cô biết Bích Phuợng chứ?- Bích Phuợng nào cơ?- Thì nữ giám đốc ở công ty tôi vừa quan hệ đấy.Vân Khánh chằn miệng:- Tôi làm gì đuợc hân hạnh quen biết với nguời có địa vị cao như vậy!:- Sao cô ta bảo là biết cô?- Thế à! Có lẽ cô ta nhìn lầm tôi với ai rồi.Chấn Đình lắc đầu:- Không. Lúc nãy cô ấy còn buớc ra hành lang để nhìn cô cho rõ hơn nữa mà:- Tôi nghĩ.. có lẽ nghe ông nói có tài xế là nữ, nên cô ta nhìn vì tò mò thế thôi:- Vậy lúc nãy, cô cũng thấy Bích Phuợng chứ?Vân Khánh gật đầu:- Đuơng nhiên:- Cô ta có đẹp không?- Bình thuờng.Chấn Đình nghiêng đầu ngó Vân Khánh:- Cô phê bình không phải vì ganh tỵ?Vân Khánh không giận mà bật cuời:- Tôi với cô ta như gà với phụng, chắc chắn tôi kém xa, ganh cũng chẳng ích lợi gì.Chấn Đình ngỡ khi nghe anh hỏi vậy, Khánh sẽ tức tối quát lên. Nhưng không, cô ta vẫn thản nhiên trả lời khiêm tốn.Thế mới biết duới mắt Vân Khánh, Chấn Đình chẳng là cái gì cả, có khi còn có ác cảm với anh cũng nên?Nhích qua một bên đễ dễ nhìn Khánh hơn:- Tôi cảm thấy thật ngạc nhiên khi nghe câu đáp của cô:- Sao vậy ông?- Vì ganh ghét là tính cố hữu của các cô gái. Họ nhìn nhau xét nét và không bao giờ cho rằng đối phuơng đẹp hơn mình:- Nhận xét cuả ông chỉ đúng một phần thôi, vì tôi không nằm trong thành phần đó.Ngừng một chút, Khánh tiếp:- Vả lại, cô ta là bạncủa ông, mắc mớ gì tôi ganh ghét? Chỉ khi nào cô tà là tình địch của tôi kìa.Chấn Đình bỗng hỏi sang chuyện khác:- Thế cô đã có nguời yêu chưa?- Chuyện riêng tư của tôi, ông hỏi để làm gì?- Xin lỗi, tôi có hơi tò mò, nhưng tại tôi muốn biết.Vân Khánh đáp ngắn gọn:- Ông chỉ cân hiểu tôi độc thân là đủ.Chấn Đình hơi quê:- Cám ơn cô.Cuời cuời, Vân Khánh bảo:- Đừng lo. Khi nào lấy chồng, tôi sẽ báo truớc để ông tìm ngùơi khác.Chấn Đình trả đũa liền:- Tôi rất mong đến ngày ấy:- Ồ! nếu liền bây giờ cũng vẫn đuợc, tôi sẽ nghỉ ngay.Chấn Đình ngầu mặt:- Bây giờ thì chưa!Vân Khánh thầm cuời trong bụng: "2-1 rồi nhé".Cô đưa tay xin đuờng sau khi bận đèn báo quẹo. Cô yên tâm ngoặt tay lái. Bỗng dưng, một chiếc Honda phía sau vuợt ầu phóng ngay vào đầu xe cô. Khánh bình tĩnh thắng lại. Chiếc xe chồm tới gặc mạnh, bánh rít ghê rợn trên mặt đuờng. Chấn Đình thình lình mất thăng bằng, nhủi đầu về phía truớc.Anh thất sắc, kêu lên:- Chết rồi! Xem họ có sao không? Ta xuống xe đi.Vân Khánh lắc đầu, lầu bầu:- Chẳng xảy ra việc gì cả, may mà tôi phản ứng kịp.Chấn Đình thở phào nhẹ nhõm, anh buột miệng khen:- Cô có thần kinh thép thật đấy. Ngồi với cô, tôi thật sự an tâm.Vân Khánh im lặng mỉm miệng cuời.Ngày nghỉ, Khánh muốn ngủ bù lại những hôm thức sớm nhưng vẫn không ngủ được vì quen giấc, Khánh vẫn thức dậy trước bảy giờ.Lên lầu thượng làm vài động tác thể dục, Vân Khánh hít thở đều đặn đưa không khí trong lành vào tận buồng phổi.Ở với ông bà Chấn Hưng, Vân Khánh cảm thấy thật thoải mái. Ngày 2 buổi lái xe cho Chấn Đình, Vân Khánh không còn gì để lo lắng nữa. Cơm nước đã có người nấu sẵn, quần áo thì đã có máy giặt, mà lương tháng lại hậu hĩnh. Lắm lúc, Khánh nghĩ:"Sao mình may mắn thế?". Chỉ có Chấn Đình là hay thắc mắc, khó khăn với cô thôi. Nhưng lúc này cũng bớt nhiều rồi. Thế mà không hiểu sao cô vẫn chưa hoà đồng với hắn được.Tia nắng đầu tiên trong ngày lan toả khắp nơi. Khánh vươn vai bước đến chậu hoa gần đó. Cúi thấy xuống, cô hít thật nhẹ, hương thơm làm cô thấy sảng khoái tinh thần.Vân Khánh lơ đãng nhìn những nóc nhà bên cạnh. Vô tình cô bắt gặp Chấn Đình cũng đang làm những động tác thể dục. Bỗng dưng cô nhanh chân bước xuống cầu thang như sợ Chấn Đình trông thấy.Chấn Đình vào phòng riêng thì bà Hưng đón cô lại:- Này! Hôm nay chủ nhật, bác cháu mình đi shopping một bữa nhá?Khánh cười thân thiện:- Vâng. Chaú cũng cần mua sắm vài món đồ. Xin bác đợi cháu vài phút:- Ừm. Ăn sáng rồi hãng đi, cháu ạ.Vân Khánh lắc đầu:- Chẳng mấy khi bác cháu mình có dịp đi chung, nên cháu muốn mời bác dùng phở với cháu.Bà Chấn Hưng cười vui vẻ:- Ôi, thích quá! Bác nhận lời liền. Vậy bác đợi cháu ở phòng khách nhé.Dứt câu bà Hưng bước xuống thang lầu. Trong khi bà chờ Vân Khánh thì Chấn Đình trong bộ pyjama bước sang. Anh ngạc nhiên khi thấy mẹ thay đồ chỉnh tề:- Ủa! Mẹ định đi đâu thế?- Hôm nay là ngày nghỉ cuối tuần, mẹ với Khánh đi siêu thị một bữa.Đình ngồi xuống ghế đối diện:- Con mới thấy cô ấy tập thể dục trên sân thượng kia mà:- Phải rồi. Nhưng Khánh đã xuống phòng vừa gặp mẹ đây này:- Mẹ nên ăn sáng rồi hãy đi.Bà Chấn Hưng mỉm cười:- Khỏi. Bữa nay, mẹ với Khánh phá lệ, không ăn ở nhà:- Cô ta đúng là đồng minh của mẹ, thế cô ta muốn gì nhỉ?- Chẳng muốn gì cả. Ngày nghỉ, tôi với bác vui một chút không được sao?Chấn Đình nhìn Khánh bằng ánh mắt khác hẳn mọi ngày:- Tôi cảm thấy ganh tỵ vì cô quá thân thiện với mẹ tôi đấy nhá.Bà Chấn Hưng bật cười:- Eo ôi! Hôm nay con trai tôi biết nói đùa nữa kìa. Này! Con có muốn đi cùng không?Vân Khánh cướp lời Chấn Đình ngay:- Không được. Cháu chỉ mời duy nhất mình bác thôi.Chấn Đình nuốt cục tức xuống:- Nhưng tôi có bảo là đi đâu. Cô thật lạ lùng.Bà Hưng cười giả lả:- Khánh nói đùa đấy mà. con đừng tự ái.Đình đứng lên đi vào phòng ăn, sau khi buông gọn một câu:- Người gì mà khó chịu. Lúc nào cũng thích gây chuyện.Khánh bỏ ngoài tai, giục bà Hưng:- MÌnh đi kẻo muộn bác ạ.Chỉ chiếc xe máy dựng ở góc phòng, bà HƯng nói:- Cháu biết lái không? Ta đi xe này cho gọn:- Loại nào cháu cũng đi được cả, chỉ trừ máy bay.Hai người cùng cười.Ông Chấn Hưng còn ngủ. Điểm tâm xong Chấn Đình lững thững lên thang lầu. Anh cũng không biết mình đi với mục đích gì nữa. Ngang qua phòng Khánh, thấy cửa hé mở không khoá, Đình tò mò bước vô. Đứng giữa phòng, anh đưa mắt nhìn bao quát. Đình gật đầu khen thầm:" Phòng con gái có khác". Anh chợt chú ý đến bức ảnh bán thân của cô đặt trên chiếc bàn con. Khuôn mặt Khánh đều đặn duyên dáng với mái tóc dài. Đôi mắt tròn xoe nhìn Đình nửa như đằm thắm, nửa như trêu chọc. Còn nụ cười thì ôi.. sao mà rạng rỡ thế? Thường ngày ngồi bên nhau, cô ta giấu kín chẳng khi nào để cho anh được nhìn thấy.Đình khoanh tay đứng nhìn thật lâu, tuyệt đối không rờ mó vào vật gì, để phòng KHánh không phát hiện được.Ngó vào giá sách, Đình giật mình khi thấy đủ loại sách quý hiếm đước sắp thứ tự, lớp lang, chứng tỏ chủ nhân phải là người có kiến thức phong phú. Như vậy, nghiệp tài xế chỉ là lớp vỏ bọc bên ngoài của Khánh thôi. Càng nghĩ, Chấn Đình càng thấy lạ, tìm không ra lời giải thích.Trong khi ấy, Vân Khánh hớn hở cùng bà Chấn Hưng dạo qua những gian hàng trong siêu thị.Ngang chỗ bán nữ trang, bà kéo tay cô lại:- Dừng một chút xem nào. Nơi đây nhiều đồ trang sức đẹp quá.Khánh với bà ghé mắt qua tủ kính. Ôi! Đủ thứ kiểu. Loại nào cũng sang, cũng đẹp. Hàng mỹ nghệ VN dạo này lên ngôi, chạm trổ tinh vi, tân tiến.Vân Khánh hỏi nhỏ bà Chấn Hưng:- Bác muốn mua hoa tai hay dây chuyền đeo cổ, để cháu chọn giùm bác.Bà Hưng bật cười:- Bác có đủ rồi, sắm chi nữa. Bác muốn mua cho cháu đấy:- Thôi, cháu không thích đâu. Vả lại, cháu chẳng quen đeo nữ trang, cảm thấy nó vướng víu, khó chịu làm sao ấy:- Tính cháu ngộ há. Đôi khi bác nhìn cháu giống hệt con trai, chỉ có hôm này đi với bác mới chịu xoã tóc.Vân Khánh nghiêng đầu cười:- Công việc của cháu bắt buộc phải vậy. Hơn nữa cháu rất ghét yểu điệu làm duyên:- Nhưng như thế mới dịu dàng, mới là con gái:- Theo cháu, tốt gỗ hơn tốt nước sơn. Bác đã từng gặp người mặt mày đẹp đẽ, ăn nói nhỏ nhẹ nhưng khi gặp chuyện họ gầm lên như cọp cái chưa?Bà Hưng lắc đầu chào thua:- Chưa. Mà bác tin cháu nói là có đấy:- Vâng. Cháu đã từng thấy rồi. Người bị lừa thường là những gã đàn ông ngu si, háo sắc thì kể như chết cả cuộc đời.Bà Hưng không nén được cất giọng cười giòn. Bà vỗ vai Vân KHánh:- Thôi, đủ rồi cô bé. Trẻ tuổi mà nói năng sành đời quá đi. Bây giờ, mình đi sang các gian hàng khác.Cô xách giỏ đi theo bà.Hai người dạo quanh khắp nơi mua vật dụng cần thiết chất đầy một giỏ. Thấy chiếc kẹp tóc xinh xinh, bà Hưng mua tặng cho Khánh. Ban đầu cô từ chối, nhưng để bà nói mãi cũng ngại nên cô nhận lời.Khánh đùa cợt:- Bác tặng cháu vật này có ý muốn cháu làm duyên thêm chút nữa, phải không?Bà Hưng xoa đầu Khánh như đứa trẻ:- Đúng ghê. Cháu thông minh lắm. Bây giờ cháu mệt chưa? Đến quán uống nước, ngồi nghỉ rồi hẵng về.Khánh rút khăn tay, chậm mồ hôi, cô bảo:- Trong siêu thị có máy điều hoà, bước ra ngoài nóng bức ngay. Bác xem lưng cháu ướt đẫm hết này:- Ừm. Uống hết ly cam vắt là khoẻ ngay thôi.Cả 2 vào quán bên đường. Trong khi chờ đợi cô chủ mang nước đến, Bà Hưng soạn lại các món hàng đã mua. Cầm chiếc khăn mùi xoa lên, bà đưa cho Khánh:- Cháu xem nè, khăn đẹp ghê:- Bác mua cho bác trai à?- KHÔng, mua cho Chấn Đình. Chẳng biết nó có vừa ý không nữa?Khánh nhìn kỹ, thấy vải chất lượng tốt, mịn màng.Cô nói:- Được đấy bác. Mấy màu này trang nhã rất hợp với phái nam:- Nhưng Đình kén lắm, khó mà biết nó thích cái gì:- Ảnh là dân du học, chắc chỉ ưa hàng ngoại thôi.Bà Hưng gật nhẹ:- Cháu nói, bác mới nhớ. Có lẽ Đình vẫn còn dành hàng tá khăn đem từ bên ấy về:- Vậy bác để cho bác trai, dư thừa đâu bác lo:- Ừ, bác cũng nghĩ vậy. Nào! Bác cháu mình uống nước đi.Khánh tỏ ra ân cần khuấy đều ly cam cho bà rồi bảo:- Cháu mời bác.Bà Hưng mỉm cười hài lòng:- Cháu cùng uống đi. À! Ba mẹ cháu vẫn khoẻ chứ? Cháu có thường xuyên liên lạc với ông bà không?- Dạ, cháu mới nhận được thư của gia đình. Ba mẹ cháu vẫn bình thường ạ:- Dưới ấy, gia đình cháu sinh sống bằng nghề gì?Khánh trả lời chung chung:- Ở tỉnh dễ lắm. Có thể trông trọt, chăn nuôi hay chăm sóc vài công ruộng. Bao nhiêu ẫy cũng sống được quanh năm:- Ừm. Vậy cũng nhàn. Sao cháu không ở dưới quê phụ với ba mẹ, bon chen làm gì ở nơi thành phố.Khánh nhoẻn miệng cười:- Tính cháu không thích gò bó. Lớn khôn rồi phải tự lập, nhờ cậy gia đình hoài, làm sao ngồi yên được hả bác.Bà Hưng gật gù:- Cháu cũng có cái lý của cháu. Nhưng con gái đi xa, làm cha mẹ cháu phải nặng lòng lo lắng lắm:- Tính ý của cháu, cha mẹ rất hiểu nên rất là tin tưởng. Lâu lâu, cháu cũng về trình diện ông bà đấy chứ:- Cha mẹ cháu cũng dễ đấy chứ. Nếu là bác thì bác không cho đi đâu.Khánh nói đùa:- May là bác không có con gái. Nếu có chắc suốt ngày cô ta chỉ được quanh quẩn ở nhà.Bà Hưng với Khánh cùng cười:- Lúc này cháu với Đình bớt cãi cọ nhau chưa? - Bà Hưng hỏi.Khánh xoay tròn muỗng trong tay:- Vẫn vậy, dù cháu chẳng thích. Cháu chỉ muốn nhịn, nhưng sao thật khó:- Tại 2 người, ai cũng tự ái cao như núi, hoà đồng thế nào được.Khánh đưa tay vuốt nước đọng ngoài thành ly:- Nói ra, cháu sợ phụ lòng 2 bác. Kỳ thực, cháu đợi anh ấy nói một tiếng không cần, cháu sẽ nghỉ ngay.Bà Hưng khuyên nhủ:- Đình đã thấy được tài lái xe của cháu rồi, không mong gì cháu được nghỉ đâu.Khánh nhíu mày:- Ảnh với cháu khắc khẩu, giữ cháu mãi làm chi không biết?- Chuyện đời thường hay như vậy. Có những cặp xa nhau thì nhớ, mà gần nhau lại gây.Khánh đỏ mặt:- Bác nói kỳ quá à. Cháu với anh Đình có quan hệ gì với nhau.Bà Hưng cười thành tiếng:- À! Bác ví dụ vậy mà:- Nhưng ví dụ dị quá, cháu không chịu đâu:- Ừm, không chịu thì thôi, mai mốt bác không nói nữa.Khánh đưa tay nhìn đồng hồ:- Bác cháu ta đi có hơn 2 tiếng rồi. Bây giờ về là vừa rồi đó bác.Bà Hưng ừ nhỏ, hớp thêm ngụm nước. Xong, cả 2 cùng ra xe.Quyền vừa đến hành lang bênh viện gặp ngay ông Chấn Hưng, anh gật đầu chào.Im lặng vài giây, ông vỗ đét vào đùi:- A! Cậu là thư ký của công ty xe khách phải không?Quyền nhe răng cười:- Vâng. Trí nhớ bác tốt quá, bác mới gặp cháu có một lần:- Mời cậu vào nhà. Đến đây chắc có việc chứ? Đừng nói là đòi lại cô tài xế của tôi nghe:- Dạ, không có đâu. Cháu đến thăm bác và cô Vân Khánh mà.Ông Hưng đẩy tách trà gần Quyền:- Cô ấy vẫn khoẻ. Sáng nay, cổ với bà nhà tôi đi đâu đấy, chắc cũng sắp về rồi.Đứng bên trong nghe khách lạ nói đến Vân Khánh, Đình bước ra hỏi ông Hưng:- Ai vậy ba?- À! Cậu này làm chung với cô Khánh lúc trước, nhưng phụ trách ở văn phòng.Đình đến ngồi đối diện với Quyền:- Ba để con tiếp cho:- Ừm, cũng được. Có lẽ trẻ với trẻ, nói chuyện với nhau hợp hơn.Rồi ông giới thiệu luôn:- Đây là Đình, con trai tôi đấy cậu Quyền. Cả 2 vui vẻ làm quen đi nghen, tôi bận chút việc.Quyền gật nhẹ, cười không được tự nhiên cho lắm.Đình mở lời trước:- Chắc anh đến đây đã đôi lần:- À không, chỉ mới lần đầu thôi. Thỉnh thoảng Khánh vẫn ghé thăm công ty cũ:- Và mời anh đến tham quan chỗ ở mới của cổ? - Đình cướp lời.Quyền cười nhỏ:- Nói tham quan thì hơi quá đáng. Tiện dịp, tôi ghé qua cho biết vậy thôi:- Thiết nghĩ mất một tài xế giỏi như thế, chắc công ty của anh tiếc lắm?- Ồ! đương nhiên. Nhưng ý cổ muốn thì làm sao giữ lại được.Đình hỏi dò:- Vân Khánh phục vụ cho công ty anh lâu chưa?- Cũng khoảng hơn một năm. Trước kia cổ đâu có rảnh:- Ủa! Chứ cô ấy làm gì?- Bận đi học. Nay thì đã tốt nghiệp rồi.Đình lợi dụng khai thác:- Thế ư? Nhưng tốt nghiệp khoa nào vậy?- Khoa báo chí. Mà sao anh thắc mắc nhiều thế.Đình hơi ngượng:- À! tôi cũng cần hiểu đôi chút về cổ, vì bây giờ Vân Khánh đang là tài xế riêng của tôi.Quyền nhìn Đình lom lom:- Sao tôi nghe bác nói cô ấy lái xe cho bác?- Đúng, vì lúc đó tôi đi du học chưa về.Bỗng nhiên Quyền nhìn Đình mất thiện cảm:- A! Hoá ra anh kế thừa sự nghiệp của ba anh?- Vâng.Quyền buông một câu hù doạ:- Thời nay kinh tế thị trường VN mở cửa rộng. Mới tốt nghiệp, tôi e anh chưa đủ kinh nghiệm để giữ vững công ty đâu.Đình phì cười:- Anh có lối nhìn thiển cận quá. Sao dám cho rằng tôi thiếu kinh nghiệm?- Sở dĩ tôi dám nói thế vì tôi đã thấy nhiều trường hợp tương tự như anh. Cứ nghĩ mình là dân trí thức, khôn ngoan hơn người, nên bất cần học hỏi bậc đi trước. Kết quả là đại bại thảm thương.Đình ngó thẳng Quyền:- Đánh giá người này qua kẻ khác, coi chừng sai lầm. Nhưng anh là ai mà tôi cần anh hiểu?Nghe giọng Đình có vẻ nổi giận, Quyền giả lả:- Anh dễ nổi nóng quá nhỉ. Nãy giờ tôi chỉ muốn góp ý giúp anh thôi. Chúng ta mới quen nhau mà:- Hình như anh có ác cảm với tôi thì phải. A! Hay là anh ghen chăng?Quyền đỏ mặt ngượng nghịu:- Buồn cười thật. Ghen gì nhỉ?- Dễ hiểu mà. Sợ tôi cuỗm mất cô tài xế xinh đẹp của anh chứ gì?- Nhảm nhí.Định gài ngay:- Đúng như anh bảo cô ấy chẳng là gì đối với tôi đâu.Khánh bỗng từ bên trong bước ra, quắc mắt nhìn 2 người đàn ông:- Mấy anh xem tôi như món hàng ế ẩm hay sao mà quảng bắt? Dưới mắt tôi, cả 2 đều quá tầm thường.Quyền đứng lên:- Xin lỗi kHánh, anh không cố ý:- Anh không có lỗi gì cả. Đứng phía sau Khánh nghe hết cả rồi.Quyền xoa tay:- Cảm ơn Khánh đã hiểu anh. Thôi, mình ra quán nói chuyện đi nhá.Khánh gằn giọng:- Cứ ngồi đây, việc gì phải đi.Quyền hướng mắt về Đình, ngầm bảo có kỳ đà cản mũi.Bắt gặp cái nhìn ấy và vì tự trọng, Đình đứng dậy:- Lịch sự tôi có thừa, ông bạn. Cho phép anh trò chuyện với cô tài xế của tôi đấy.Khánh lườm Đình một cái sắc như dao cạo. Quyền nhướng mày nói nhỏ:- Hứ! Luật nào mà dám bảo cho phép. Ở nước ngoài sống với Mafia quen rồi.Nhếch môi cười, Khánh hỏi:- Khoảng hơn 15 phút. Chủ nhật Khánh đi mua sắm à?- Cũng chẳng có mua gì nhiều. Suốt ngày cứ bị giam trong chiếc xe hơi chật hẹp, nay có dịp ra ngoài cho thong thả một chút ấy mà.Quyền đưa mắt quan sát căn nhà:- Nơi ở mới đẹp đẽ sang trọng. Khánh sống chắc thoải mái lắm:- Cũng tương đối thôi. Khánh được dành cho một phòng riêng ở trên lầu.Quyền hớp một ngụm trà:- Tiền thuê có đắt không?- Chẳng phải trả. Ông bà chủ rất tử tế:- Vậy Khánh thuộc diện ưu tiên rồi. Nhưng ông chủ nhỏ coi bộ khó tính dữ nha.Câu sau thì Quyền nói nhỏ vừa đủ nghe. Khánh phì cười:- Cũng chẳng đến nỗi. Mình cứ làm tròn bổn phận thì có gì phải sợ.Im lặng một chút, Quyền ngó Khánh:- Từ ngày thay đổi chỗ làm, dường như kHánh mập lên.Cô đưa tay lên ngắm:- Phải không? Khánh cũng có cảm giác như vậy:- Chứ còn gì nữa. Được mọi người chăm sóc kỹ quá mà.Khánh mỉm chi:- Ngại lắm. Khánh đang mang nặng ơn đây, chẳng biết bao giờ trả được?- Vậy quay về với công ty anh đi nhá. Ở đấy lúc nào anh cũng chờ đợi:- Khánh quan trọng đến thế sao? - rồi cô nói đùa - Nếu muốn, trả lương cao nhất cho Khánh đi.Quyền nói không chút do dự:- Đồng ý liền. Anh đề nghị với ba anh là được ngay thôi:- Giả sử như giám đốc không bằng lòng?- thì anh sẽ không ngần ngại lấy tiền túi đắp vào.Khánh phá lên cười:- Eo ôi! Cám ơn lòng tốt của anh. Làm vậy Khánh tổn thọ mất:- Phải như thế Khánh mới hiểu được anh chứ:- Hiểu để làm gì? - Cô đùa cợt:- Còn hỏi đố nữa. Chắc đợi anh làm võ sĩ đạo, mổ bụng moi tim ra, Khánh mới biết hay sao?Cô cười giòn:- Thôi, cho Khánh xin. Anh mà chết thì ai thay ba anh lèo lái công ty?- Chuyện ấy khỏi lo. Ba anh luôn miệng chê anh bất tài, ổng không dám giao cho anh đâu:- Hổng lẽ ổng lột da sống đời? Dù gì anh cũng là con mà.Quyền chép miệng:- Nhưng ba anh đào hoa lắm. Ổng có rất nhiều vợ:- Thế là anh là con của dòng lớn hay dòng bé?- Dĩ nhiên là dòng bé, nên mới chịu thiệt thòi đó chứ.Khánh an ủi:- Thì anh cũng được làm trưởng phòng rồi còn gì. Từ từ thôi, chắc không mất phần đâu.Quyền bỗng nói, giọng buồn buồn:Anh có một người chị của con bà lớn, là con gái mà được ba anh chăm sóc rất chu đáo. Chị ấy được đi du học, rồi khi về được nắm quyền một công ty.Vân Khánh trừng mắt:- A! Khánh biết chị đó. Mấy hôm trước, Khánh lái xe đưa giám đốc đến gặp nè:- Vậy ư? Hai bên quan hệ làm ăn với nhau à?- Không hiểu nữa. Nhưng chắc họ quen với nhau từ trước. Lúc về lại đi chung máy bay.Quyền thở ra nhè nhẹ:- Thực ra, họ thân mật cũng phải thôi, mà cũng không chừng hơn thế nữa. Bởi lẽ địa vị 2 ngang nhau.Vân Khánh chợt gạt ngang:- Chuyện riêng của thiên hạ, mình không nên bàn bạc làm chi.Quyền cụt hứng nín thinh một hồi, lát sau khẽ nói:- chủ nhật tuần sau, Khánh có rảnh không?- Chi vậy?- Mời Khánh đi xem kịch nói để thư giãn.Cô gật nhẹ:- Khánh không hứa chắc. Nếu không bận sẽ đi:- Anh đến đây rước Khánh nhé:- Thôi, để Khánh đến anh cho tiện đường:- Sao cũng được, miễn Khánh đi là anh vui rồi.Quyền đứng lên, ngó vào trong:- Cho anh chuyển lời chào 2 bác và giám đốc trẻ của Khánh nghe.Khẽ gật, Khánh theo sau tiễn khách.Quyền lên xe còn lưu luyến ngoái lại. Anh giơ tay vẫy chào.Vân Khánh vẫn đứng đó với nụ cười đưa tiễn trên môi. Cô chờ cho đến khi Quyền khuất dạng mới quay vào. Chẳng hiểu vô tình hay cố ý, Khánh chợt thấy Chấn Đình cũng đang hướng ánh mắt về phía cô.Trời đang nắng tốt, bỗng mây đen từ đâu kéo lại vần vũ. Vân Khánh nghe không khí hoà lẫn hơi nước, cô quay kính xe lên đề phòng. Chắc chắn cô và Chấn Đình không thoát khỏi cơn mưa ập đến.Khẽ kéo cao cổ áo rồi nhìn đồng hồ, Khánh lẩm bẩm:- Đã hết giờ mà vẫn chưa chịu về, gã giám đốc này làm việc nghiêm túc thật.Vừa thốt ra, Khánh chợt nhớ. À! Khi nãy có Bích Phượng tới. Chẳng lẽ cô ta trò chuyện kéo dài với Chấn Đình cho đến giờ này?Nghĩ vậy, Vân Khánh cảm thấy bực bội. Mở cửa xe cô quyết định vào văn phòng để nhắc nhở.Do dự trước cửa một tí, Khánh tự bảo mình:"Việc gì phải sợ?" Thế là cô thò đầu vào.Thấy Khánh, Chấn Đình hỏi ngay:- Có việc gì đấy?- Dạ, tôi muốn nhắc giám đốc đã hết giờ rồi ạ.Chấn Đình ôn tồn đáp:- Tôi đang tiếp khach, cô chịu khó chờ thêm chút nữa đi:- Vâng, nhưng hình như trời sắp mưa ạ:- Không sao. Chẳng quan trọng bằng công việc của tôi đâu.Vân Khánh chằn miệng, dợm bước đi, nhưng nghe tiếng của Bích Phượng, cô dừng lại:- Tài xế mà bạo gan nhỉ. Dám hối thúc giám đốc.Chấn Đình cười nhếch môi:- Cũng nên thông cảm, vì cô ấy sợ mưa tôi về không được:- Hứ! Tại cô ta ghét Phượng, muốn đuổi khéo đấy chứ:- Ôi! Phượng đừng nghĩ oan cho người ta.Bích Phượng dài giọng:- Bênh phải không? Như vậy đủ hiểu anh có cảm tình với cô ta rồi:- Lại nữa. Cứ gán ghép hoài. Cho anh xin đi.Nghe đến đó, Vân Khánh chợt mỉm cười, rồi nhẹ nhàng bước sang phòng máy.Vừa thấy cô, Ánh Nguyệt và Phương Chi reo lên:- Eo ơi! Hổm rày mong Khánh muốn chết, tới bữa nay mới chịu ghé vào.Vân Khánh ngồi sà xuống ghế:- Lại có vấn đề gì trục trặc rồi, phải không?Phương Chi gật đầu:- Ừm. MÌnh còn nhiều cái thắc mắc lắm. Đúng là windows 2000 khó sử dụng thật đấy:- Không sao. Ráng siêng năng học hành, từ từ rồi cũng rành thôi.Ánh Nguyệt nhướng mày:- Này! Khánh hướng dẫn cụ thể cho tụi mình đi:- Rồi. Cả 2 vừa nghe vừa nhìn tay mình thao tác đây nhe.Ba cô gái mải mê chụm đầu vào máy tính. Ngoài trời mưa vẫn rơi đều đều, càng lúc càng nặng hạt.Bên văn phòng của Đình, Bích Phượng bị mưa giam chân lại. Thừa dịp, Phượng vận dụng sự khéo léo của mình để khai thác cung cách xuất nhập hàng hoá với đối tác của Đình để học hỏi. Phượng cố ghi nhớ những điểm chính và lưu ý tất cả, dù một chi tiết nhỏ cũng không bỏ qua.Trong khi ấy, Đình lại khinh thường đối phương. Anh không ngại nói cho Phượng nghe những việc đáng lý ra không nên tiết lộ, vì anh nghĩ thật đơn giản. Dù gì thì cô ta cũng là đàn bà, đầu óc tính toán chẳng thể bằng anh được.Sau khi đã nắm hết những bí quyết thành công của Đình, Phượng vô cùng thoả mãn. Cô nghĩ thầm trong bụng:"Nhất định bằng mọi gía, công ty của cô cũng phải có chỗ đứng trên thương trường. Ít ra cũng ngang hàng với Đình chứ".Ngoài trời vẫn còn mưa rỉ rả. Nhưng đã quá giờ đã lâu. Phượng tỏ ý muốn về, Đình cũng không giữ lại. Tiễn Phượng ra hành lang anh hỏi:- Phượng lái xe đến đây à?- Vâng, Phượng đi một mình. Chẳng phải như anh, lúc nào cũng cần tài xế đưa đón.Đình tủm tỉm cười không cãi. Anh dặn dò:- Lái cẩn thận nhé. Đường trơn lắm đấy.Bích Phượng tạm biệt bằng nụ cười thật tươi. Trước khi ngồi vào tay lái, cô nói:- Hôm nào rỗi, mời anh đến công ty của Phượng trao đổi nữa nhé.Đình gật đầu thay lời chào.Ngó quanh quất không thấy khánh đâu, Đình đi vào phòng máy.Giọng trầm trầm của anh làm các cô gái giật mình:- Ái chà! Nhân viên của tôi bữa nay làm việc siêng năng quá nhỉ, làm đến quên giờ giấc.Khánh ngẩng lên:- Giám đốc chưa về thì nhân viên nào dám:- Chứ không phải các cô đang mê mãi với chiếc máy vi tính sao?Ánh Nguyệt bạo dạn nói:- Vân Khánh sử dụng rất thành thạo windows 2000, trong khi tụi này còn mù tịt. Hay là giám đốc chuyển việc làm cho cổ đi:- Nghĩa là thay vì làm tài xế thì cô ấy sẽ ngồi văn phòng phải không?- Dạ, đúng vậy đấy.Đình chép miệng:- Nhưng cổ lại không thích. Này, cô Khánh. Cô có nghe các cô ấy khiếu nại đó không?Khánh mỉm miệng:- À! việc này thì mình đã quyết định, vẫn mãi là tài xế chứ không thay đổi.Phương Chi và Ánh Nguyệt nhăn nhó nhìn Khánh:- Sao lạ thế? Công việc ở văn phòng thích hợp với phái nữ hơn chứ.Đình bảo:- Chắc là cổ thích được thoải mái hơn là gò bó trong 4 bức tường.Phương Chi nói:- Mỗi người đều được tự do lựa chọn nghề nghiệp. Khánh có yêu thích thì phục vụ mới tốt được.Đình tán thành:- Cô nói rất hay. Vậy thì nên tôn trọng ý muốn của cổ. Thôi muộn rồi, chúng ta cùng về.Khánh bước ra xe trước, lùi xe sát vào bậc thềm, Đình tự động mở cửa. Thay vì ngồi băng sau như moị lần, Đình lại ngồi băng trước gần bên Khánh.Cô ngạc nhiên há miệng ngó Đình. Anh mỉm cười, giọng đùa cợt:- Gì mà ngó dữ thế?- Sao ông lại.. ngồi ở đây?- Cô đáp lại bằng một câu hỏi.Đình trả lời tỉnh bơ:- Lạ chưa! Xe của tôi, thì tôi có quyền ngồi chỗ nào tuỳ ý tôi chứ. Cô không cho phép à?Khánh rụt vai:- Ồ! Tôi đâu dám. Tại thấy ông hơi khác mấy hôm trước, nên tôi thắc mắc vậy thôi:- À! Tôi ngồi gần là có ý nhắc chừng cô. Trời mưa, đường trơn dễ gây tai nạn lắm đấy.Khánh mỉm miệng:- Ông đừng lo. tôi còn yêu đời lắm, không muốn chết sớm đâu.Đình bật cười:- Biết, biết. Cô còn trẻ mà. Nhưng việc rủi ro, làm sao lường trước được:- Nếu ông quá lo thì xin phép. cho tôi được nhường tay lái:- Không, không. Về bản lãnh thì tôi chịu thua cô rồi. Nghề của ai thì người ấy quen.Khánh giảm tốc độ lại một chút:- Thì thôi, tôi nghe ông vậy. Đi lâu thì đừng có phiền.Chấn Đình lảng qua chuyện khác:- À! Lúc nãy trời mưa cô ngồi ở đâu?- Thì ở trong phòng máy, ông quên rồi sao?- KHông, tôi muốn hỏi lúc trời mới rớt hạt kìa?Khánh tặc lưỡi:- Ông phỏng vấn tôi kỹ thế? À! thì trời mưa, tôi vào văn phòng, dại gì ngồi đó cho ướt.Đình thấp giọng:- Chắc cô rủa tôi dữ lắm phải không? Tại không biết tôi đang có khách chứ gì?- Ban đầu tôi cũng bực thật đấy. Nhưng đi ngang phòng làm việc của ông, nghe tiếng bà Phượng, tôi mới biết:- Thế thì theo ông, tôi phải gọi bằng gì?- Bằng cô sẽ thích hợp hơn.Khánh nhíu mày:- Bằng cô ư? Buồn cười thật, ại lại gọi cô giám đốc bao giờ?- Nghe chướng tai lắm sao? Thì gọi bằng chị vậy:- Ông sợ gọi bà nghe già quá, phải không? Nhưng còn gì mà không già? Cam đoan với ông, bà ta xấp xỉ 30 rồi đấy.Đình trừng mắt:- Sao cô biết?- Thì tôi đoán vậy mà:- Lại đoán mò. Cô làm thầy bói bao giờ thế?Khánh cười hì hì:- Xin lỗi nhé. tôi bất lịch sự ghê, dám chê bạn gái của ông già.Đình gầm gừ lên:- Đừng có giỡn mặt nghe. Cô xem thường tôi vừa vừa vậy:- Hổng dám đâu. Ông làm mặt hình sự, trông thật khiếp vía:- Phải như thế với cô mới được. Mà này! anh chàng hôm trước tới nhà, có phải hắn uốn lưỡi chiêu dụ cô trở về không?- Sao ông biết?- À! Tình cờ đứng bên trong, tôi nghe được:- Nghe trộm là một tính xấu, ông không sợ người ta cho mình là bất lịch sự sao?Đình giận đỏ mặt:- Tôi cần gì phải lén lút. Hắn nói oang oang dội vào tai tôi:- Thế à? Nếu ông không cố tình thì bỏ qua đi.Đình vẫn còn tức tối:- Giờ cô hãy nghe tôi nói. Cô có muốn nghỉ không?Khánh trả lời nước đôi:- Nếu ông đuổi việc thì tôi nghỉ. Nhưng xin ông cho tôi biết tôi phạm lỗi gì?- À! Lỗi của cô lớn lắm. Lúc nào cũng ăn nói trịch thượng với cấp trên:- Nghĩa là thiếu lễ độ phải không? Vậy thì từ nay, mỗi tiếng tôi sẽ nói "thưa ông".Đình mím môi:- Không nhất thiết phải thế, nhưng ít ra cô cũng nên có nữ tính một tí:- Ông cho tôi thiếu dịu dàng?- Đúng. Con gái gì mà chằng quá, không ai cảm nổi đâu.Vân Khánh cười khan:- Ồ! bất cần. Tự do không sướng hơn dưới quyền của đàn ông sao?- Thật là bướng bỉnh. tôi chưa thấy một phụ nữ nào có tư tưởng kỳ lạ như cô:- Thì bây giờ ông đã thấy rồi đấy. Còn việc lái xe, ông quyết định cho tôi nghỉ không?Đình trầm ngâm. Biết tính sao đây nhỉ? Cho cô ta thôi việc thì tiếc, mà giữ lại thì bực. Ăn nói cứ ngang phè như cua ấy.Khánh thúc giục:- Ông suy nghĩ gì lâu thế? Sợ không tìm ra người lái à? Gã tài xế nát rượu của ông vẫn còn đấy mà.Đình lắc đầu:- Không dám giao tính mạng của tôi cho gã đâu. Giao cho gã giống như giao trứng cho ác vậy:- Nếu ông ngại không tìm được người, thì tôi sẽ chỉ giúp cho.Đình chậm rãi bảo:- Cô muốn nghỉ lắm hả?Vậy thì tôi sẽ làm ngược lại ý của cô:- Tuỳ ông. Làm ở đâu cũng được, việc ấy không quan trọng với tôi.Ngừng một chút Khánh nói tiếp:- Nhưng lúc nãy, ông bảo tôi bướng bỉnh làm cho ông bực bội mà?- Sách có câu:"Ngựa giỏi là ngựa chứng", nên tôi cũng cam đành:- Thế thì hoà nhá. Nhưng đừng quên ông đã có ý đuổi việc tôi một lần.Đình vẫy tay:- Thôi, quên đi. Xem như không xảy ra chuyện gì, được không?- Tôi chẳng thể hứa:- Chất chứa chi cho bụng dạ nặng nề.Khánh cười nửa miệng:- Chuyện đáng nhớ thì phải nên nhớ chứ:- Cô câu nệ quá. Giữ trong lòng để chờ dịp trả thù tôi phải không?- Tôi chẳng có dã tâm như ông nghĩ đâu. Tuy ngoài miệng tôi hay nói nhưng rất khác với hạng người khẩu phật tâm xà:- Vậy sao cô không chịu quên? Coi như tôi lỡ lời đi.Khánh hả dạ thầm. Cô bảo:- Được rồi, tôi hứa nếu điều đó không lập lại.Chiều mưa không khí se se lạnh, nhưng buổi cơm của gia đình ông bà Hưng thật ấm cúng.Ngày xưa, đơn điệu chỉ có 2 người. Bây giờ, lại có thêm sự góp mặt của Chấn Đình và Vân Khánh nữa.Thức ăn đã dọn sẵn, bà Hưng hối mọi người ngồi vào bàn:- Nào! Ta dùng đi. Sao hôm nay, cô cậu về trễ vậy?Câu hỏi của bà nghe thật thân tình. Đình đáp:- Tại trời mưa dai dẳng, con với cô Khánh đợi sốt cả ruột.Lườm Đình dài cả cây số, Khánh tố khổ:- Hổng phải vậy đâu bác. Nói đúng ra, giám đốc bận tiếp khách qúy nên quên cả giờ:- Ai thế? Khách đối tác của con à?Đình nhẹ lắc đầu:- Không, Bích Phượng đấy mẹ ạ.Ông bà ngẩn ngơ:- Bích Phượng nào kìa?- Ba mẹ chóng quên quá. Cô gái về chung với con hôm nọ trên cùng chuyến bay:- À! nhớ rồi. Bữa đó sơ ý, mẹ không hỏi. Con với cô ta học chung bên kia hả? - Bà Hưng hỏi:- Dạ không. Chỉ quen lúc ngồi trên máy bay thôi.Khánh im lặng không xen vào.Ông Hưng ngó con trai:- Bích Phượng đi du học về, rồi làm việc cơ quan nào?- Cô ấy cũng làm chủ lấy mình, giống như con.Bà Hưng gặng lại:- Nghĩa là cũng làm giám đốc một công ty tư nhân?- Vâng, gia đình Bích Phượng cũng thuộc hàng có máu mặt ở thành phố này:- Cô ấy đến thường xuyên không? - Bà Hưng hỏi:- Chỉ thỉnh thoảng.Ông Hưng nhắc nhở:- Có trò chuyện con nên dè dặt. Coi chừng cô ta lợi dụng sự quen biết để khai thác con đấy.Đình tủm tỉm:- Nhằm nhò gì. Con hơn cô ta cả một cái đầu:- Đừng ỷ lại con trai của ba. Tự cao quá coi chừng sẽ thất bại:- Tại ba hay lo xa, chứ thực ra Bích Phượng chẳng thông minh gì mấy.Vân Khánh cười nửa miệng, không nói. Ông Hưng nhìn cô:- Cháu nghĩ sao về nhận xét của con trai bác đối với Phượng?Khánh đáp e dè:- Theo cháu thì Bích Phượng không đáng để giám đốc xem thường đâu. Trên thế giới này, đôi khi đàn bà còn nắm vận mệnh cả một nước nữa đấy.Ông Hưng gật đầu:- Con có nghe Vân Khánh nói không? Chỉ là tài xế mà cổ đã có nhận xét sâu sắc như vậy, thì huống chi là Bích Phượng.Đình cười cười:- Ba lầm to rồi. Đã nói nghề tài xế là vỏ bọc của Vân kHánh thôi. Cô ấy còn hiểu biết nhiều thứ vượt quá sức tưởng tượng của ba nữa kìa.Ông Hưng đẩy tay sửa gọng kính, rồi nhìn cô lom lom với vẻ ngạc nhiên. Khánh vội vã phân bua:- Dạ hổng có đâu bác. Bác đừng tin lời giám đốc.Bà Hưng nói xen vào:- Này! Cháu đã quá thân thiện với gia đình rồi. Bác nghĩ, cháu nên sửa cách xưng hô lại đi, nghe cho phải lẽ.Ông Hưng cũng gật:- Ừm! đúng đấy. Cháu gọi Đình bằng anh đi.Khánh lắc đầu quầy quậy:- Thôi bac. Phải đâu ra đấy chứ ạ.Đình tặc lưỡi:- Chẳng nên nguyên tắc quá. Hơn nữa chúng ta ở cùng một nhà:- Vậy theo tôi, tuỳ nơi mà gọi.Đình nhăn nhó nhìn KHánh:- Ý cô là khi vào công ty thì gọi tôi theo chức vị, còn lúc về nhà thì.:- Vâng, vì tôi không muốn mọi người chú ý:- Được thôi. Thế cũng tốt.Khánh lùa miếng cơm sau cùng xong, cô gác đũa xuống.Bà Hưng vội hỏi:- Sao cháu ăn ít vậy?- Đủ tiêu chuẩn rồi bác ạ:- Giữ eo coi chừng mất sức khoẻ đấy nhé - Bà Hưng nói đùa.Đình bật cười chọc ghẹo:- Cô định làm người mẫu đấy à. Này! Làm tài xế, dáng vóc không cần cân đối lắm đâu.Khánh nguýt anh:- Ông mà cũng biết đùa cợt nữa sao?- Lại ông. Cô không bỏ được từ đó à?Khánh chúm chím không đáp, đứng lên rời khỏi bàn ăn.Đình vẫn còn ngồi với cha mẹ. Anh chan canh vào chén và bảo:- Hôm nay, mẹ làm thức ăn ngon thật.Bà Hưng mỉm cười hài lòng:- Con có nịnh mẹ không đấy? Chẳng khi nào con khen, chỉ trừ bữa nay:- Mẹ không thấy con ăn những 3 chén đấy sao, và giờ thì vẫn còn tiếp tục.Ông Hưng cười cười:- Ba biết lý do tại sao con ăn nhiều rồi. Hôm nay, con cảm thấy vui hơn mọi khi phải không?Đình tủm tỉm:- Dạ có lẽ vậy:- Ừm. Ba nghĩ con với Khánh nên hoà thuận với nhau, để không khí bớt nặng nề:- Cũng chẳng có xung đột gì lớn lắm đâu. Con với Khánh chỉ hơi khắc khẩu nhau thôi.Ông khuyên nhủ:- Mình là đàn ông, nên tỏ ra rộng lượng, câu nệ làm chi cho mất cảm tình.Đình xẳng giọng:- Cô ấy ở dưới quyền con, bổn phận của cô ấy là phải biết vâng lời, có đâu mỗi chút mỗi cự.Bà Hưng nói xen vô:- Con không có tâm lý chút nào cả. Quan điểm nể trọng phái yếu của đàn ông nước ngoài con bỏ đâu rồi?Đình vùng vằng:- Ba mẹ lúc nào cũng bênh cho cô ấy, để cô ta lừng thêm.rồi như còn tấm tức, Đình tiếp tục:- Người gì mà nói năng xẳng xớm, vậy mà ba mẹ thương yêu, kể cũng lạ đấy.BÀ Hưng mỉm cười:- Không đâu. Vân Khánh tỏ ra rất lễ phép, với ba mẹ lại dịu dàng nữa. Tại ban đầu con có thái độ không được nhã nhặn với cô ấy.Đình trầm tư suy nghĩ rồi gật nhẹ:- Tại lúc xưa, con với KHánh còn xa lạ quá, nhưng bây giờ thì khác rồi. Bằng chứng là lúc nãy ở bàn ăn, con đã cố hoà đồng.Ông Hưng húp thêm muỗng súp:- Ừm, thế thì tốt. Ba tin rằng, Vân Khánh không phải là người cố chấp đâu:- Đúng, mẹ cũng nghĩ vậy. Có thể ấn tuợng xấu đối với con đã vơi đi trong lòng Khánh. Nhưng vì bản tính kín đáo nên cô ấy không để lộ ra.Đình ngồi dựa lưng trên ghế, nét mặt trầm lặng:- Thật, con người cổ thật khó đoán. NHìn bề ngoài, mấy ai biết đuợc Khánh có trình độ cao đâu.Ông Hưng chau mày hỏi:- Con đã phát hiện điều gì nơi cổ à?- Ba mẹ có khi nào nghĩ: 1 người đã tốt nghiệp đại học mà chịu làm công việc hết sức tầm thường, chẳng hạn như tài xế không?Hai ông bà thật ngạc nhiên:- Sao con biết, hay đã nghe ai nói?- Không, chỉ tình cờ thôi. Chẳng những thế mà Vân KHánh còn rất giỏi vi tính. Nhân viên chuyên môn của con không bằng một phần của cổ.Ông Hưng đánh đét vào đùi:- Thấy chưa ba đâu có lầm:- NHưng nghĩ cũng lạ nhỉ. Lý do nào có học thức mà Khánh không tìm những việc nhẹ nhàng hơn để làm?Đình chép miệng:- Chuyện đó thì chỉ mình cô ấy biết thôi:- Thế sao không thử mời cô ấy cộng tác?Đình lặng thình một lát rồi đáp:- Tại con không thích. Nếu cổ muốn cổ có thể đề nghị với con:- Ừm. Nhưng nếu Khánh làm việc tại văn phòng thì ai sẽ lái xe thay cổ? Gã tài xế cũ thì không được rồi.Ông Hưng gật gù:- Ba thấy Khánh là một cô gái có cá tính rất mạnh mẽ. Đa số phụ nữ bây giờ là thích quyền lực, ăn mặc theo mốt, chạy theo lối sống xa hoa, nhưng Khánh thì khác. Một người có tâm hồn trong sáng như vậy khó tìm:- Ba con nói đúng đấy. Nếu con muốn Khánh hỗ trợ đắc lực, thì điểm chính con phải tỏ ra mình có bản lĩnh để cho Khánh nể phục chứ.Đình mím môi:- thì từ khi con thay ba điều hành, đầu tư mấy chuyến hàng đều đạt hiệu quả lợi nhuận rất cao. Việc này Khánh thừa biết.Ông Hưng chợt hỏi:- Còn Bích Phượng? Công ty cô ta khai thác về mặt hàng nào?- Cũng giống như mình, nhưng Phượng còn non tay nghề lắm. Cổ cạnh tranh với công ty ta không nổi đâu, ba đừng ngại.Ông Hưng nhắc khéo:- Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng nghe con, đừng quá ỷ lại.Đình cười mỉm:- Đàn bà dễ có mấy tay hở ba? Con chấp cô ta đấy.Ông Hưng nghiêm giọng:- Đình! con không có kinh nghiệm bằng ba đâu. Nếu khinh thường đối thủ thì con sẽ thấy.Đình im lặng không cãi lý với ba nữa. Bà Hưng lãng sang chuyện khác:- Con đã tiếp xúc với Bích PHượng vài lần, con thấy tính tình cô ấy thế nào? Có dễ mến không?Đình gật:- Đại khái thì cô ta cũng chân thật, trình độ hiểu biết cao, nói năng cũng dịu dàng lắm:- Nghĩa là có thể kết bạn với Bích Phượng được phải không?- Vâng. Nhưng mẹ đề cập tới việc ấy làm gì.Bà Hưng cười nhẹ:- À! Nếu con có nhiều bạn gái thì mẹ càng mừng. Vì như thế, con mới dễ lựa chọn cho mình một nguời vợ xứng đáng hơn.Ông Hưng rít nhẹ điếu thuốc:- Mẹ con cứ sợ con lấy vợ nuớc ngoài, bỏ cha mẹ già thui thủi, nên bà ấy cứ ngày đêm lo lắng.Đình nói trấn an:- Con đã về đây rồi,mẹ còn lo chi nữa? Dù gì con cũng phải biết nghĩ đến cha mẹ. Nhờ ai mà con được nên vóc, nên người thế này?Ông bà Hưng cười hài lòng:- Ba mẹ chỉ có mình con, những mong ngày nào đó không xa, ba mẹ sẽ có cháu nội để ẵm bồng.Đình tủm tỉm xô ghế đứng lên.Quyền dẫn KHánh len lỏi qua những hàng ghế. Vì đến hơi trễ nên tìm chỗ ngồi cũng khá lâu.Được 2 chỗ ở hàng giữa, tương đối nhìn lên sân khấu cũng rõ, nên Quyền bảo Khánh:- Ngồi tạm nơi này vậy há?Cô gật nhẹ thay câu đáp.Quyền đảo mắt nhìn quanh rồi tắc lưỡi:- Khán giả hôm nay đông quá. Lý ra mình phải ngồi đúng chỗ mà mình mua vé, nhưng tại đi trễ nên họ chiếm dụng cả rồi.Khánh cười cười:- Ý anh muốn đổ tại tôi chứ gì? Thú thật, tôi định đi sớm, nhưng khổ nỗi không thể cắt ngang khi đang trò chuyện với người khác được.Quyền ngó cô vẻ chú ý:- Lại bị gã giám đốc làm kỳ đà nữa, có phải không?- NÓi vậy cũng oan cho anh ta, vì làm sao ông ấy biết tôi định đi đâu:- Thế 2 người nói chuyện gì mà quên cả giờ giấc vậy.Khánh kẹp lại mái tóc:- Thì trao đổi những thông tin về khoa học, về thế giới để mở rộng kiến thức và tầm nhìn.Quyền nói vẻ ganh tỵ:- thú vị quá nhỉ! Được gặp một người hợp lý, trình độ nhận thức lại ngang nhau thì còn gì bằng:- Đương nhiên. Dù sao thì ông ấy cũng đã có dịp đi ra nuớc ngoài. Tôi nghĩ mình nên học hỏi những gì văn minh, tốt đẹp mà ông ấy đã tiếp thu chứ.Quyền phủ nhận:- Chưa chắc những gì ở nuớc ngoài cũng đều đáng học. Có đôi khi không phù hợp với đất nước ta thì sao?- Anh nói đúng. Bởi vậy cho nên phải nghiên cứu kỹ những điều mình học đuợc, rồi mới đem áp dụng vào thực tế chứ:- À! Thế Khánh đã học hỏi những gì ở ông ta rồi?Vân Khánh đáp cụt ngủn:- Anh muốn biết để làm chi, không sợ bị nói là tò mò à?Quê độ, Quyền xụ mặt xuống:- Sao khó khăn quá vậy cô nàng? Ước chi với ai, Khánh cũng khó tính như thế thì đỡ cho anh biết mấy.Cười cười, Khánh không đáp, im lặng nhìn lên sân khấu. Vở kịch đã bắt đầu từ nãy giờ mà có theo dõi được gì đâu. Quyền cứ chuyện trò liên tục làm cô phát bực. Trên kia, diễn viên thi nhau tấu hài khiến khán giả cười muốn vỡ bụng ra.Vân Khánh chú ý lắng nghe, rồi cũng không dằn được, Quyền với cô cười sặc sụa. Ghé vào tai Vân Khánh, Quyền bảo:- Vui nhỉ! Toàn là diễn viên tên tuổi không hà:- Chắc anh thường đến xem ở đây?- Cũng thỉnh thoảng. Đi một mình luời lắm, chỉ trừ khi đi với bạn gái.Vân Khánh hỏi đùa:- Thế tôi là nguời thứ mấy được vinh hạnh mời?- Anh đâu có số đào hoa. Ngoài KHánh ra, anh chẳng biết đến ai nữa.Vân Khánh bĩu môi:- Thật khó tin. Mới nói khi nãy, giờ đã chối rồi:- Đúng ra mấy người khác không đáng để cho anh nói với KHánh:- Sao vậy?Quyền gãi đầu:- Hơi khó trả lời ghê. Thôi, miễn cho anh đi mà:- Ai cũng là bạn. Giấu rồi mai mốt tôi cũng biết thôi:- Thật lòng chẳng có cô nào anh quý bằng Khánh cả. Thế mà Khánh nghỉ làm cũng chẳng thèm từ biệt với anh một lời.Giả bộ không nghe, đôi mắt Khánh vẫn hướng về sân khấu.Quyền quay qua nhìn Vân Khánh:- Này! Có nghe anh nói gì không?- Gì cơ? - Cô giả vờ ngơ ngác.Quyền bật cười:- Làm bộ hoài. Chẳng lẽ Khánh bị lãng tai?Cô lắc đầu:- Tôi đang chăm chú xem kịch. Đã tập trung tinh thần vào việc này rồi, thì còn tâm trí đâu để mà nghe anh nói nữa.Quyền đáp xụi lơ:- Vậy thì thôi, Khánh cứ xem đi, anh chẳng dám quấy rầy nữa.Trong lúc đó, 2 người có biết đâu cách khoảng 2 hàng ghế sau lưng, Ánh Nguyệt và Phương Chi đã phát hiện ra Vân Khánh đang ngồi với một anh chàng lạ mặt.Ánh Nguyệt nói cùng Phương Chi:- Ê! Mình thấy anh ta lâu lâu ghé đầu thì thầm với Khánh, xem cũng tình dữ chứ:- Ừm! Mai vào công ty gặp nàng ta, mình tha hồ trêu ghẹo:- Thôi, để mai chi nó nguội. Lát nữa xem xong về, nhất định phải bắt Khánh giới thiệu với tụi mình.Phương Chi đập vai Ánh Nguyệt:- Phá đám coi chừng bị nhỏ Khánh mắng cho. Cứ để cho người ta được tự nhiên đi quỷ sứ.Ánh Nguyệt cười ngất:- Ăn nhằm gì? Vậy mới vui chứ!:- Ừ, thì tuỳ. Xem đi, kịch đang vào lúc hay.Không lâu sau, kịch kết thúc. Mọi người cùng túa ra cửa.Ánh Nguyệt nắm lấy tay Phương Chi len lỏi qua các hàng ghế tìm cách tiếp cận Vân Khánh.Đang bước sau Quyền, bỗng có bàn tay ai véo vào thật đau. Khánh quay lại định cự, không ngờ gặp ngay Ánh Nguyệt.Nàng ta nhe răng cười hết cỡ:- Ê! Bị bắt quả tang rồi nhá, đừng hòng mà chối.Vân Khánh đưa ngón tay lên môi ra dấu:- Suỵt! Không được nói bậy nhé:- Vậy chứ là ai, sao không chịu giới thiệu?Quyền nghe giọng nói cắc cớ của các cô gái sau lưng, xoay lại hỏi Khánh:- Khánh đang trò chuyện với ai thế?- À! Với 2 cô bạn ở công ty. Đây là Ánh Nguyệt và Phương Chi. Còn đây là anh Quyền, làm việc bên công ty xe khách.Lịch sự, Quyền gật đầu:- Hân hạnh được quen với 2 cô. À! Nếu có thể, xin mời tất cả vào quán giải khát đi.Ánh Nguyệt bấm vào tay Vân Khánh:- Ừm. Đi nhé:- Sao cũng được.Thế là họ cùng kéo nhau vào quán. Quyền được dịp tỏ ra hào phóng với các cô. Khánh thì nhờ có Ánh Nguyệt và Phương Chi nên đỡ ngại ngùng.Mới đó mà mọi người hoà đồng với nhau như đã quen lâu.Ánh Nguyệt có vẻ mến Quyền, tìm hiều về việc làm của Quyền chi tiết hơn. Nguyệt hỏi:- Anh làm ở đó bao lâu rồi?- À! cũng đuợc vài năm thôi.Vân Khánh nói xen vào:- Anh Quyền trong tương lai còn tiến xa hơn, rất là huy hoàng đó nghe.Ánh Nguyệt nói đùa:- Vậy hả? Chắc anh có gốc to như cổ thụ phải không?Quyền bật cười:- Khánh hại tôi rồi, thấy chưa? Nếu ỷ lại, tôi cần gì phấn đấu chứ:- Anh mà cần chi phấn đấu. Chẳng bao lâu, anh lên thay ba anh cho xem.Phương Chi tròn mắt:- Bộ ba anh làm lớn lắm à?- Giám đốc công ty đấy. - Khánh đáp:- Sướng quá nhỉ! Như vậy là nhất rồi còn ai dám hiếp đáp anh - Ánh Nguyệt bảo.Quyền lắc đầu:- Các cô đừng hiểu lầm tôi. Không bao giờ tôi cậy thế ông già. Tính tôi thích tự lập:- Như dù gì thì anh cũng may mắn hơn tụi này. - Ánh Nguyệt nói - anh thử hòi Khánh xem. Ông giám đốc trẻ của công ty khó ơi là khó.Quyền cười nụ:- Tôi nghĩ.. với các cô thì thế, nhưng với Khánh chắc ổng không khó đâu.Ánh Nguyệt và Phương Chi mím miệng nhìn nhau:- À! Hổng chừng vậy.Vân Khánh giận dỗi:- Mấy người phe cánh với nhau ăn hiếp nhỏ này há. Được rồi, đúng là làm ơn mắc oán mà.Ánh Nguyệt, Phương Chi cùng cười khúc khích:- Thôi, cho xin lỗi đi, cô tài xế xinh đẹp. Cô mà trả thù, chắc tụi tôi có nước đói meo.Quyền chau mày:- Ủa! Sao lại đói:- Thì bị giám đốc cho nghỉ việc.Vân Khánh bực dọc trừng mắt:- Mấy bạn đừng nghĩ mình như vậy mình không thích đâu. Cả anh Quyền nữa.Quyền vội vàng đính chính:- Anh không có à nghe. Tại mấy cô nói khó hiểu nên anh hỏi thế thôi.Thấy Vân Khánh giận thật, Ánh Nguyệt và Phương Chi giả lả:- Bọn mình nói đùa mà. Thôi, xí xoá để mất vui, Khánh ạ:- Ừm. Uống nước nè cho cục tức trôi nhanh xuống.Không thể giận lâu, Vân KHánh phì cười:- Mai mốt còn nghĩ xấu cho Khánh thì đừng hòng mà lỗi phải nữa nhé.Hai cô gái cùng gật đầu một lượt.Đường phố bắt đầu cũng thưa dần xe cộ. Biết đến lúc phải về, Khánh bảo với Quyền:- Khuya rồi, tụi này tam biệt anh nghe. Hẹn khi khác sẽ gặp lại.Ánh Nguyệt nhìn Quyền:- Hôm nào có dịp, Nguyệt và Chi có thể đến chỗ làm của anh không?Gật nhẹ, Quyền gật đầu:- Được chứ, anh xin mời. Được Nguyệt và Chi chiếu cố, vinh hạnh cho anh lắm đây.Rồi như nhớ ra, Quyền lại tiếp:- Ừ, mà thôi, rủ Khánh nữa nhé, kẻo cổ hiểu lầm bị bỏ rơi.Vân Khánh phẩy tay:- Khỏi đi. Chỗ làm việc của anh, Khánh còn lạ gì. Thôi, chúng ta về, muộn rồi.Không ai nói lời nào nữa,mỗi người lên xe đi mỗi ngã.Ông Thông ngồi gác chân chữ ngũ trên ghế xa lông đọc báo. Dáng điệu ông thật ung dung nhàn nhã.Bà Tuyền đến bên chồng, giọng nhỏ nhẹ:- Lâu nay ông bận gì mà không thấy ông về thăm mẹ con tôi?Vẫn chăm chú vào mục bình luận, ông đáp:- Tôi mới giao cho Bích PHượng quản lý một công ty để thử sức nó, nên phải thường xuyên lui tới để chỉ bảo nó.Bà Tuyền so bì:- Nói ông đừng buồn. Thật ra đứa nào cũng là con, nhưng sao tôi thấy ông phân biệt đối xử quá.Ông không bỏ tờ báo xuống nhìn bà:- Bà nói sai rồi. Thằng Quyền hay con PHượng tôi đều thương yêu, lo lắng y như nhau thôi.Bà Tuyền lẫy giọng:- Ông lấy cái gì để chứng minh? Trong khi con gái thì nắm quyền cả một công ty, còn thằng con trai cứ ngồi mãi ở chiếc ghế trưởng phòng. Như vậy mà bảo công bình sao?Ông Thông gỡ mắt kiếng xuống:-Chuyện này tôi đã nói với bà mà bà đã quên rồi sao? Phải chi thằng Quyền chịu khó siêng năng làm việc, thì tôi còn ngần ngại gì mà không đầu tư cho nó một chỗ.Bà Tuyền chằn miệng:- Ông mở miệng ra là tôi thấy bất công rồi. Tại sao đối với con Phượng thì ông dam, mà với thằng Quyền thì ông lại sợ?- Con Phượng tuy là gái, nhưng nó cần cù chịu học tới nơi tới chốn. Còn thằng Quyền thì cứ lêu lỏng, bảo tôi tin tưởng sao được?Bà Tuyền cao giọng:- Nó lêu lỏng là tại ông không quan tâm tới. Hơn nữa mẹ con tôi đâu có đuợc thoải mái vật chất bằng bà vợ lớn của ông.Ông Thông nghiêm nghị nói:- Bà đừng có bào chữa, đổ lỗi cho tôi. Lúc nào tôi cũng đầy đủ trách nhiệm không bên trọng bên khinh. Bà nói mặc bà:- Nhưng tôi biết lương tâm ông chưa yên ổn đâu. Dư luận sẽ nhìn thấy và đánh giá ông đấy.Ông Thông bực bội:- Hừm! Tôi chả làm gì để lương tâm phải cắn rứt. Còn dư luận là quái gì mà tôi phải sợ? Họ là những người bàng quan hiểu gì mà nói.Bà Thông thấp giọng:- Tôi cũng biết sống ở đời, đừng để lệ thuộc vào dư luận nhiều quá, nhưng cũng đôi khi có những việc mà mình phải chú ý đến chứ.Ông lắc đầu:- Nếu bà muốn cho tương lai của thằng Quyền xán lạn thì bà phải khuyên nhủ nó. Tôi luôn luôn sẵn sàng bỏ vốn ra đầu tư cho nó một cơ sở, nếu nó biết tu tỉnh làm ăn:- Thì ông cứ lo lắng hết mình đi. Còn thành công hay thất bại là tại do nơi nó:- Bà tưởng làm ra đồng tiền dễ lắm hay sao? Sở dĩ ngày nay có được cơ ngơi này là tôi phải làm việc cật lực, đổi bằng mồ hôi nước mắt.Bà Thông tặc lưỡi:- Ai cũng vậy, chẳng phải riêng ông đâu. Nhưng nếu ông không cho nó cơ hội thì làm sao ông biết nó khả năng không chứ.Ngồi trầm tư một hồi, ông Thông đáp:- Thôi được, tôi cũng ráng nghe lời bà một lần đi. Bây giờ, bà gọi nó ra đây.Bà Thông ngập ngừng:- Thằng Quyền nó không có ở nhà. Hay là ông nói với tôi, rồi nó về tôi sẽ nói lại:- Hừ! Lại đi chơi. Vậy làm sao tôi tin tưởng nó được. Này! Tôi tính như vầy. Bên công Ty Bích PHượng còn thiếu một trợ lý giám đốc, bảo nó sang thử việc với chị nó một thời gian xem sao đã.Im lặng một lúc, bà Tuyền nói:- Ở dưới quyền con Phượng tôi sợ nó tự ái:- Chị của nó chứ có ai xa lạ đâu. Tập sự lâu lâu để rút kinh nghiệm đã:- Nói như vậy là ông không hiểu tâm lý lũ trẻ chút nào hết. Đứa thì con của bà lớn, đứa thì con của bà nhỏ, hỏi sao chúng có thể hoà thuận nhau được?Ông Thông gục gặt:- Chính vì thế tôi mới tạo dịp cho chúng gần gũi. Trong gia đình, nếu mặc cảm tự ti thì làm được cái gì:- Nhưng biết con Phượng có đồng ý cho thằng Quyền hỗ trợ hay không? Cái chính là điều ấy:- Để tôi bảo nó. Chia sớt công việc thì nó nhẹ lo:- Vậy chỗ của thằng Quyền bên công ty ông giải quyết thế nào?Ông Thông đáp:- Dễ thôi. Tôi sẽ tạm thay bằng một người khác. Sau này rủi nó không đủ khả năng để điều hành một công ty riêng thì còn có chỗ cho nó trở lại:- Ừm. Lo xa như ông cũng tốt. Nhưng cầu mong cho nó siêng năng, làm việc với quyết tâm cao để có được tương lai như Bích Phượng.Ông Thông thở ra:- Bà là mẹ, là vợ trong gia đình, con cái nên hay hư là do nơi trách nhiệm dạy dỗ, chăm sóc của bà.BÀ nguýt ông dài thượt:- Hứ! Nói thật khó nghe. Phải chi ngày xưa ông đừng lời ngon, tiếng ngọt để quyến rũ tôi thì bây giờ tôi đâu có nặng lo vì đứa con ngoại hôn này:- Thôi đi. Đã chấp nhận sống với tôi mà bà còn nhắc lại hoài. Biết vậy nên tôi mới bù đắp thiệt thòi cho mẹ con bà đấy:- Bộ ông tưởng vật chất có thể thay thế được tinh thần hay sao?- Tôi biết bà muốn nói gì rồi, nhưng tôi chỉ có một thân mình, đâu thể chia năm xẻ bảy được.Bà Tuyền quay mặt nơi khác:- Lúc nào ông cũng có lý do bào chữa. Sao không nhớ ngày xưa mới gặp nhau, ông đến với tôi ngày một.Ông Thông nhăn mặt:- Hồi đó còn trẻ khác, bây giờ khác. Hơn nữa con cái ngày càng lớn, trách nhiệm đang oằn trên vai tôi này.Bà nguýt ông còn nửa con mắt:- Ai biểu đào hoa, ai biểu tham lam, bụng làm dạ chịu chứ:- thì tôi có trách ai đâu. Chỉ mong bà thông cảm để tôi yên tâm lo cho con:- Ừm. Lo phải công bằng đấy. Còn ông không tin tưởng thằng Quyền thì bố thí cho tôi một số vốn đi. Tôi sẽ tự kiếm thêm để mẹ con tôi tự sống. Ông không phải nặng lo nữa.Ông Thông phẩy tay:- Chuyện ấy tôi dư sức biết, không cần đợi bà nói ra. Nhưng tôi không muốn bà phải vất vả, bà có hiểu không?Bà Tuyền mát lòng:- Thì thôi. Ông nói sao, tôi hay vậy. Ông thương thì tôi nhờ, ông ghét thì tôi chịu:- Đừng nói với tôi những lời đó nữa. Bất cứ giá nào tôi cũng lo đầy đủ cho mẹ con bà mà.Có tiếng động cơ xe máy chạy vào sân.Bà Thông nhìn ra cửa:- Thằng Quyền về rồi kìa.Vừa bước vào nhà Quyền nói ngay:- Ba đến, phải không mẹ?Ông Thông lên tiếng thay:- Ừm. Con đi đâu về vậy?- Dạ.. đi xem ca nhạc với tụi bạn:- Không lúc nào ba đến thăm mà con có nhà cả.Quyền cười cười:- Thì ngày nào con với ba chẳng gặp nhau ở công ty:- Nhưng đó là nơi làm việc, làm sao ba nhắn nhủ gì riêng với con được?- Con đã làm tròn bổn phận, đâu để ba phải trách phiền.Ông Thông gật đầu:- Đồng ý. Nhưng ba muốn con năng nổ hơn, nhiệt tình hơn. Vì trong tương lai, con không chỉ quanh quẩn ở bàn giấy.Quyền náo nức:- Ba định giao con một cơ sở riêng hở ba?- Cũng gần như vậy. Nếu con muốn, con phải tỏ ra là người có năng lực đi.Quyền chép miệng:- Đâu khi nào ba giao cho con việc lớn, nên làm sao con chứng minh bản lĩnh của mình được:- Cần gì? Chỉ cần nhìn sơ qua thôi, ba cũng đủ biết rồi.Quyền sa sầm nét mặt:- Từ lâu, con đã hiểu, con đâu được ba thương bằng chị Bích Phượng:- Con đừng nghĩ vậy. Đứa nào cũng hiểu rằng ba vẫn lo lắng cho con thì con nên đến hợp tác với chị Phượng để rút kinh nghiệm một thời gian đi.Quyền phản đối ngay:- Con không thể làm với chị ấy được. Con có tự ái của con chứ:- Tự ái nên đặt đúng chỗ. Hơn nữa, con với Phượng là chị em, đâu phải người dưng:- Nhưng so về trình độ, con kém chị ấy rất xa. Bao nhiêu đó đủ để cho con mặc cảm rồi.Ông Thông cau mày:- Nói đến chuyện ấy, ba càng thêm giận. Ba đã hết lòng lo lắng cho con, nhưng tại con không chịu, học nửa chừng rồi tự ý nghỉ.Bà Thông khuyên can:- Thôi, việc đã qua, ông đừng nhắc lại nữa. Còn thằng Quyền, con hãy nghe lời ba, ráng lo cho tương lai. Đến làm với chị con đi, không nên tự ti.Quyền im lặng không đáp.Bà Thông cố lay chuyển con trai:- Mẹ chỉ có mình con. Nếu con cứ khư khư không chịu thay đổi ý nghĩ, thì mẹ rất buồn.Nghe vậy, một lúc sau, Quyền gật đầu:- Rồi, con đồng ý, nhưng đâu đó rõ ràng. Chị Phượng không được áp bức con đấy, và lợi nhuận phải chia đồng đều:- À! Việc ấy cứ để ba lo. Nếu con làm tốt có công nhiều thì con sẽ được hưởng nhiều.Quyền ngó cha, hỏi:- Vậy bao giờ mới bắt đầu hở ba?- Càng sơm, càng tốt. Ngày mai đi. Lát nữa ba sẽ về nói với Bích Phượng:- Biết chị ấy có đồng ý không nữa?- Được mà. Công việc bên đó nhiều lắm, Phượng đã từng nói với ba muốn có người nhà giúp, vì nó không tin tưởng người lạ.Quyền bỗng trở nên vui vẻ:- Vậy thì ổn rồi. Nếu con hỗ trợ chị ấy có kết quả, ba nhớ đã hứa với con những gì đo nhé.Ông Thông phì cười:- Chắc hẳn ba không nuốt lời đâu, đừng có sợ.Tiếng lạo xạo vang dưới gót chân 2 người:- Anh về từ khi nào vậy? - Bích Phượng hỏi:- Mới hôm kia:- Sao không điện để em tới đón.Huấn đùa:- Anh đâu dám làm phiền giám đốc:- Em dị ứng với từ ấy lắm nghe. Cấm không được gọi nữa đấy.Huấn bật cười:- Dị không. Làm chức gì thì anh gọi chức ấy. Vả lại, lúc du học, em rất mong được về để làm chủ một cơ sở mà.Bích Phượng gật nhẹ:- Đành thế. Nhưng anh với em là chỗ bạn bè, không nên khách sáo:- Rồi, đồng ý:- Anh không định về nước sao?Huấn thọt tay vô túi quần:- Con trai học đến đây nào thâm thía gì. Anh muốn lên cao học nữa cơ:- Vậy chắc anh còn ở bên đó lâu lắm:- Tất nhiên. Nhưng thực lòng mà nói. vắng em, anh cũng buồn.Bích Phượng cười nhẹ:- Chỉ khéo giả vờ. Không có Phượng thì có những cô khác:- Nếu thế thì anh chẳng về đây. Còn PHượng thì sao? Bận bịu công việc chắc đâu còn thời gian nhớ về bên ấy:- Cũng đôi khi để tâm trí mình lắng đọng chứ anh. Mấy năm trời đăng đẳng, làm sao Phượng có thể quên được.Huấn gục gặt, nói xa xôi:- Thật đáng mừng, vậy anh cũng còn hy vọng.Ngừng môt chút, Huấn hỏi:- Công việc điều hành của Phượng có gì khó khăn không?- Có chứ. Rất nhiều thử thách phải đương đầu, nhưng em quyết không nản chí. Lần đầu tiên ông già tin tưởng giao cho việc lớn, phải làm sao gây uy tín với ba em chứ.Huấn động viên:- Anh tin rằng em sẽ thành đạt, vì em có học thức và thông minh:- Có nịnh đầm không đấy? Phải chi anh chịu về giúp em thì hay biết mấy:- Cần gì đến anh. Nhân tài trong nước đâu thiếu, tại em kén người quá thôi.Bích Phượng ngắt từng cánh hoa rải trên mặt hồ:- Anh không sợ em có dịp gần gũi những người khác rồi lợt lạt với anh sao?- Có sợ cũng ngăn không được. Vả lại, em nào có tình cảm đặc biệt gì với anh đâu.Bích PHượng nhìn Huấn cười nụ:- Anh nói thế phải không? Vậy thì đừng có trách nhé:- Ừm - Huấn đuà- Này! thú thật đi. Từ hôm nắm chức giám đốc đến nay quen được bao nhiều người rồi.Bích Phượng nhướng mắt:- Anh muốn nói nam hay nữ?- Đương nhiên là nam rồi:- À! Chi vài ba gã thôi. Nhưng trong số đó có một gã rất nổi bật.Huấn đang đi, đứng lại ngay:- Cỡ anh không?- Có thể bằng cũng có thể hơn:- Chà nguy hiểm nhỉ. Mà Phượng nói thật hay đùa?Bích Phượng che miệng cười:- Hổng dám đùa đâu:- Vậy hôm nào cho anh hân hạnh gặp anh ta xem:- Có liên quan gì đến anh ta đâu mà anh đòi gặp?Huấn tặc lưỡi:- Ồ! Sao lại không? Được em khen, anh thấy ganh tỵ rồi.Bích Phượng phá lên cười:- Eo ôi! Dữ thế cơ à. Nhưng chẳng phải bạn lấy lý do gì gặp nhau đây?- Thì bạn em cũng như bạn của anh chứ gì:- Chưa chắc. Anh ta khó tính lắm đấy.Huấn bĩu môi:- Có đẹp trai, con nhà giàu, học giỏi không mà khó?- Đương nhiên. Anh ta đi du học về một lượt với Phượng mà:- Ủa! Quen nhau từ bên kia thế mà giấu anh há.Bích Phượng lắc đầu quầy quậy:- Đâu có. Tình cờ đi chung chuyến bay khi về nên quen thôi.Huấn đùa cợt:- Thật đúng với câu:"Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ", phải không?Bích Phượng cười khúc khích:- Tại nói cho vui thôi chứ em chẳng thích anh ta tí nào:- Sao vậy? Lúc nãy em bảo anh ta nổi bật lắm mà:- Nhưng hắn là đối thủ nặng ký của em trong việc cạnh tranh. Công ty của hắn rất to và giàu.Huấn im lặng suy nghĩ một lát:- Em thua sút hắn vì vốn à?- Một phần cũng vì vậy. Ba em đầu tư cho em có giới hạn. Nếu đuợc thoải mái em cũng bạo gan đua tài với hắn một phen.Huấn nhìn Bích Phượng bảo:- nếu em muốn, anh sẽ hỗ trợ thêm vốn cho chịu không?- Có thể à?- Ừm:- Anh lấy đâu ra?Huấn rít một hơi thuốc:- Vậy mà anh có, em không tin ư?Bích Phượng ngó Huấn đau đáu:- Anh vẫn còn đi học mà?- Nhưng anh đã tranh thủ lúc rảnh rỗi kiếm thêm thu nhập bằng lao động trí óc của mình. Ở xứ người tìm việc làm dễ lắm em ạ.Bích Phượng nhẹ gật:- Anh có chí thật. Vậy mà em đâu biết:- Bây giờ nghe anh nói đây. Anh muốn đến tham quan công ty em, đồng ý không?- Được thôi. Em sẵn sàng. Lúc nào thì anh đến?Huấn đáp không cần suy nghĩ:- Ngày mai đi. Có trở ngại gì không?- Không.Rồi PHượng lấy danh thiếp trong ví đầm ra trao cho Huấn:- Em gởi anh danh thiếp. Cứ đi theo địa chỉ này là tới. Công ty em rất dễ tìm.Huấn đọc sơ qua, xong bỏ vào túi:- Còn một việc nữa anh muốn đề nghị với em:- Việc gì? Anh cứ nói. Chắc về lợi nhuận, phải không? Yên tâm đi, em rất sòng phẳng.Huấn nhăn nhó:- Đừng có hiểu lầm. Anh hứa giúp em vô điều kiện. Tiền bạc không thành vấn đề gì đâu. Anh chỉ muốn gặp mặt gã kia một lần cho biết.Bích Phuợng bật cười:- Ôi! Chuyện ấy khó khăn gì. Ngày mai em gọi hắn đến:- Dễ vậy sao? Chắc hắn cũng thường đến công ty em hở?- Thỉnh thoảng thôi. Nhưng hắn cũng ga lăng lắm. Chưa khi nào em hẹn mà hắn từ chối.Đôi mắt Huấn long lên rôì dịu xuống ngay.Hai người im lặng đi bên nhau hồi lâu. KHông ai nói với nhau lời nào, chỉ nghe tiếng gió dưới chân nghe xào xạc.Không chịu được sự nặng nề, Phượng hỏi:- Sao anh nín thinh thế? Giận à?Huấn chép miệng:- Anh lấy quyền gì để giận, chỉ ngại anh thua hắn thôi:- Anh quá lo xa. Đã bảo em với hắn như nước với lửa. Sở dĩ quan hệ với nhau là để học hỏi kinh nghiệm của hắn ấy mà.Huấn mỉm miệng:- Anh cũng mong như thế. Nào! Hãy dẹp chuyện ấy đi. Anh với em thi nhau ném sỏi xuống hồ, xem ai ném xa nhé.Bích PHượng chu miệng:- Chưa thi, em đã biết thua anh rồi:- Tại sao?- Tại tay em không dài bằng tay anh.Huấn xoa đầu Phượng như trẻ con:- Đừng thiếu tự tin như vậy chứ cô bé. Nếu đối thủ mạnh ta yếu thì hãy dùng mưu.Bích Phượng vỗ tay reo:- Ôi! Thế thì em biết rồi. Bây giờ em đã có cách. Nhặt đá lên đi.Huấn khom người xuống lấy một hòn sỏi. Bích Phượng cũng vậy.Huấn đếm:- 1.2.3..Bích Phượng xoay người đúng 360 độ rồi ném một lượt với Huấn. Kết quả hòn sỏi cô ném xa hơn. Thắng anh, Phượng cười giòn giã.Huấn gục gặc, đưa ngón tay cái lên:- Số 1. Em thông minh lắm:- Cũng nhờ anh khích lệ tinh thần, em mới nghĩ ra cách ấy:- Ừm. Trên thương trường cũng vậy. Người ta thắng nhau cũng vì hơn nhau cái đầu đấy em.Bích Phuợng gật nhẹ:- Anh nói rất đúng. Đi với anh, em học được nhiều điều bổ ích:- Thế à? Còn đi với gã kia?- Em với gã có bao giờ đi chơi với nhau đâu. Anh hỏi thật kỳ.Huấn mím miệng:- Quen với một cô gái xinh đẹp như em mà gã không biết chớp thời cơ để chinh phục cảm tình, thì kể cũng lạ nhỉ?Bích Phượng nghe tưng tức, bĩu môi:- Hơi nào nói gã cho mệt. Người gì mà có mắt như không tròng. Chắc gã nghĩ gã là nhất trên đời:- Ừ. Đàn ông như gã thì em nên thận trọng, không được xem thường:- Có gì đâu. Tại gã quá kiêu ngạo cho rằng chẳng cô gái nào xứng đáng.Huấn lắc đầu:- Em hiểu sai rồi. Điểm yếu của đàn ông là háo sắc, mà gã thì không. Chứng tỏ gã là người sáng suốt lắm đấy:- Chưa chắc. Đàn ông người nào cũng đa tình cả. Gã hơn người khác nhờ ở tài che giấu thôi.Huấn phì cười:- Lúc nào em cũng muốn nói hơn anh. Để ngày mai gặp gã, anh sẽ có nhận xét cụ thể hơn. Bây giờ, anh đưa em về nhé.Bích Phượng ngoan ngoãn đồng ý.Hai người lên xe, Huấn bỗng nói:- Anh muốn đến thăm ba mẹ em nhân dịp này, có tiện không?Bích Phượng từ chối:- Để hôm khác đi. Bữa nay, em chưa chuẩn bị gì cả:- Chuẩn bị chi cho mất công. Cứ xem anh như nguời nhà:- NHưng ít ra cũng phải báo với gia đình một tiếng chứ.Huấn cười nhe răng:- Em hay quan trọng hoá vấn đề. Nếu xem anh là khách thì đáng buồn cho anh lắm đấy:- Không phải đâu. Tại ba mẹ em ít khi có ở nhà:- À! Đến mà không gặp thì chỉ mất công. Thôi, để khi khác vậy:- Anh về định bao lâu thì đi?Huấn đáp:- Xin phép một tháng. Nhưng nếu cảm thấy vui thì xin gia hạn thêm, còn buồn sẽ đi sớm.Bích Phượng cười nhỏ:- Có chuyện ấy nữa hả? Mà anh buồn nỗi gì. Đường công danh tiến thẳng đuột, cứ thế mà tiến tới:- Ở đời có lắm chuyện lạ, đâu chỉ có công danh, sự nghiệp mà còn trăm thứ khác. Chẳng hạn như về đây, anh đang cô độc lẻ loi.Bích Phượng đáp lại, giọng đùa cợt:- Thôi đi. Đừng có ta thán. Anh nói gì, Phượng cũng chẳng tin đâu. Có khi anh về để thăm cô bạn nào đó thì sao?Huấn cười to tiếng:- Em đoán đúng rồi đấy. Anh về vì có bạn này đây.Vừa nói anh vừa chỉ Bích Phượng.Cô cũng cười hoà cùng Huấn.Hai người mãi chuyện trò đến nhà lúc nào cũng không hay.Đến trước cổng, Huấn dừng lại:- Chia tay nhé:- Vâng, hẹn mai gặp lại anh.Huấn ga lăng mở cửa xe cho Bích Phượng. Ánh mắt Huấn thiết tha nhìn theo cho đên khi Bích Phượng khuất dạng dưới giàn thiên lý.