Ðọc đi đọc lại không biết bao nhiêu lần rồị Vậy mà tôi vẫn chưa thỏa nỗi thắc mắc. Cái điện thư vừa nhận được, tôi là một trong những người nhận. Anh Việt, người anh đỡ đầu của tôi, là người duy nhất mà tôi nhận ra và có quen biết. Chung quy có lẽ anh Việt là người đã gắn cái địa chỉ điện thư của tôi vô trong nhóm bạn bè của anh, tôi thường nhận thư từ của anh và bạn bè anh gởi cho nhạu Nội dung lá thư không có chi để làm tôi phải chú ý nhiều, chỉ những lời chúc mừng Giáng Sinh giãn dị thội Tôi thầm nghĩ, nếu có trả lời cái email này thì chắc cũng sẽ không hề hấn gì. Những lời chúc nhau vào ngày lễ lạc giữa những người Việt Nam xa xứ như vầy cũng cần thiết lắm, nó giúp phiền muộn âu lo về tinh thần, công việc làm, và gia đình vơi bớt đi được phần nàọ Cái điều làm tôi chú ý thật nhiều, và cứ mãi phân vân là cái tên của người gởị Xin chúc anh cũng được nhiều vui vẻ.HânKatherine HanCompany zzzz555-555-5555 Tôi viết vội vài chữ hồi thư. Thư gởi đi. Cái thế giới mình đang sống, tiến triển quá nhanh, ngồi một chổ vẫn có thể thư từ, trò chuyện với người quen bất cứ ở nơi nào trong giây phút. Dầu vậy, tôi là một người sống rất nhiều về tình cảm nên vẫn thích những lá thư tay, nhìn những dòng chữ, giọng nói quen thuộc vẫn thâm tình và thân mật hơn. Không đầy một phút sau khi lá điện thư được gởi đi, tiếng chuông điện thoại vang lên. - Hello, this is Katherinẹ Tôi dùng cái tên Mỹ của mình và lịch sự trả lờị- Is this Katherine? Ðầu giây điện thoại bên kia trả lời tôi lại bằng một câu hỏị- Yes, this is Katherine, whós this? Hơi sững sờ, tôi trả lời với một cách thật tò mò.- Hân đó phải không? Giọng nói trầm ấm của Bảo đây mà. Ðã hơn năm năm rồi nhưng làm sao tôi quên được. Tôi như muốn ngất đi, tay chân tôi rung rẫy, cổ họng tôi nghẹn cứng. Làm sao tôi ngờ được rằng có ngày tôi sẽ gặp lại Bảo, trong trường hợp như vầỵ Tôi cuốn lên, sững sờ, cố lấy lại chút bình tỉnh.- Dạ Hân đây, anh Bảo thiệt đó phải không?- Bảo thiệt đây, Hân có khỏe không Hân!!! Vâng, đúng là Bảo ngày xưa đây mà, vẫn giỡn cợt như thuở nàọ- Dạ Hân khỏe, anh có chi lạ không anh?Những lời thăm hỏi dồn dập nối tiếp. Hơn năm năm rồi, bao nhiêu thay đổị Tôi đi lấy chồng, Bảo rời thành phố tôi ở, tiếp tục theo học xong cái bằng cấp tiến sĩ kiến trúc và đi làm cho một công ty ở miền Bắc Cali. Nhưng Bảo vẫn là Bảo, vẫn giọng nói trầm ấm tưởng chừng như mới hôm qua. Lần cuối cùng gặp nhau, Bảo mang đến một bức tranh chân dung của tôi, bên dưới nắn nót hai câu thơ thật buồn " Thôi từ đó ta về quên kỷ niệm. Vẫy tay buồn đưa tiễn cuộc tình êm..." Làm sao tôi quên được, tôi ôm cái kỷ niệm của thời yêu nhaụ Kỷ niệm bây giờ hình như đang đi ngược giòng thời gian để tìm về lại với tôi, với BảọCon đường về nhà hôm nay đông xe hơn mọi ngàỵ Ðoàn xe chạy chậm chạp, nhít nhít từng chút. Mỗi bận lái xe đi về của tôi mất gần một tiếng đồng hồ. Cuộc sống xô bồ trên cái đất nước văn minh này, một giờ đồng hồ trong vấn đề di chuyển đi về từ công sở là chuyện rất bình thường. Dầu vậy, tôi vẫn còn được cái may mắn với con đại lộ PCH 1 này rất nhiềụ Nếu dùng đường xa lộ thì mất đến gần hai, có khi ba giờ đồng hồ mới về đến nhà. Mỗi ngày như vậy, hai giờ đồng hồ lái xe trên con đại lộ này như một liều thuốc an thần. Bờ biển của đại lộ PCH 1 có vẻ đẹp thiên nhiên thơ mộng riêng của nó. Cái đẹp tùy theo mùa và theo thời tiết mưa nắng. Một mình không bận bịu, được tự do suy nghĩ, mộng mơ vẩn vợ Giúp đở cho trí óc của tôi chuẩn bị đương đầu với ngày trước mắt, những bài Cobol progams khô khan khó nuốt, những buổi họp nhàm chán, với ông xếp thật khó chịu của tôi... hay cái nhà lạnh tanh, vắng vẻ mà tôi trở về. Những buổi sáng sớm hoặc chiều tan sở, tôi thường ngừng xe dọc theo con đại lộ này, đón đợi để chụp những cảnh tuyệt vời lúc mặt trời vừa ló dạng từ nơi góc biển, những ngày sương mù ẩn hiện ánh mặt trời u mờ bí ẩn, những gợn sóng cao trắng xóa vào ngày gió lớn tạt mạnh vào tản đá dọc ven biển, hoặc khi nước xuống thật thấp tấp bọt biển tuyệt vờị Hoàng hôn về với mặt trời lặn ở một góc trời, những gợn mây đỏ ngầu chói chan, và những giọt mưa rào trên mặt biển. Tôi đã trở thành một nhiếp ảnh tài tử và tôi cũng đã bắt đầu yêu mê biển từ dạo đó. Cuộc đời bắt đầu vui hơn. Với những bận rộn chung quanh, tôi bớt đi nỗi cô đơn trống vắng.Với tay qua, vặn cái radio lên, nghe ngóng xem có tai nạn xảy ra bởi quảng đường hôm nay đông xe hơn, không như thường ngàỵ Bàn tay trái chống lên thành cửa, nhìn chăm chăm ra ngoài biển. Trời hôm nay đẹp lắm, ánh nắng long lanh trên mặt nước, bọt biển trắng xóa, sóng lăng tăng đẩy vào bờ, gió hiu hiu làm hồn tôi cảm thấy chút yên bình. Người xướng ngôn viên từ trong radio vừa thông báo, có một tai nạn đã xảy ra phía trước con đường tôi đang đi về. Cũng không gấp gáp gì, tôi tự nghĩ, về đến nhà có lẽ cũng chỉ một mình tôị Tôi tắt radio và đổi sang cái máy CD, mấy chục bài hát đã để sẵn trong máỵ Tôi mê nhạc tình ca Phạm Duy ngang ngữa với thơ Nguyễn Tất Nhiên vậỵ Và dĩ nhiên là tôi mê luôn những lời thơ được phổ thành nhạc. Giọng hát của một nam ca sĩ vang lên trầm buồn vời vợi. Hôm qua tôi dửng dưng, không nhớ một ai, không cần một aị Hôm nay cũng con đại lộ này, cũng bài hát quen thuộc này, tôi lại nhớ đến cái tình yêu đầu đời của tôi ray rứt, buồng ngực tôi đau nhói, lời ca cứ vẫn miên man... "hai năm tình lận đận, hai đứa cùng xanh xaọ.."Người yêu và tình đầu đời của tôi, thơ mộng tuyệt vời lắm. Thuở yêu Bảo, từ giã cái thời ngây thơ, như bài hát thơ ngây của AnhViệt " Khi ấy em còn thơ ngây, đôi mắt chưa vương lệ sầu, cười đùa trên muôn khóm hoa, đắm xinh đôi môi hồng thắm..." hình như đã biến mất. Tôi đã yêu, tôi trồng một bông hồng cho tình đầu, cái tình yêu đầu đời của thời con gái làm sao tôi quên được. Bảo có mái tóc bồng bềnh, nụ cười và đôi mắt nhìn tình tứ. Vừa gặp là tôi đã cảm ngaỵ Chúng tôi đã làm quen nhau trong lớp philosophy, năm đó là năm thứ ba của cả hai chúng tôị Bảo theo học nghành Architect, còn tôi đi theo cái nghành khô khan Computer Science. Bảo có tài hội họa, những nét vẽ trời cho của Bảo làm tôi mê mệt. Những buổi trưa, giữa những lớp học là những lần tôi ngồi làm mẫu cho Bảo, ảnh chân dung Bảo vẽ về tôi nhiều lắm. Tôi thích nghe cái giọng nói nửa Nam nửa Bắc của Bảo, nó dễ yêu làm sao đó. Bảo thì lại thích nghe giọng nói "Trung kỳ" của tôị Chúng tôi thường đùa với nhau rằng, sau này có con, chúng nó sẽ thành người Việt Nam chính gốc của cả 3 miền. Bảo thích đọc những bức thư tình, và thơ văn tôi viết cho Bảọ Có lẽ tại tôi có chút máu xứ Sông Hương Núi Ngự mộng mơ nên thích viết lách, thơ văn lãng mạn. Tôi viết đầy một tập giấy dầy và chỉ riêng cho một mình Bảo mà thôị Hai năm yêu nhau là hai năm tôi và Bảo phải lận đận, lao đao. Mẹ biết chuyện nên thường ngăn cản tôi giao thiệp với Bảọ Mẹ cho rằng lấy Bảo sẽ khổ sẽ nghèo, họa sĩ làm gì ra tiền để lo cho con gái mẹ. Tôi cố thuyết phục mẹ, rằng tôi thương Bảo, tôi thương cái nghề của Bảo, và khi tôi thành kỹ sư, tôi sẽ tự lo lấy cho chính tôi. Mẹ nhất quyết, không muốn cho con gái duy nhất của mẹ phải cực khổ, vì mẹ đã có "chổ cho con". Gia đình bác Trí và anh Nhân, người ta là bác sĩ giàu có, sẽ lo cho tương lai tôi sung sướng. Mẹ bảo, mình may mắn ở gần bác Trí như hồi còn bên Việt Nam, gia đình hai bên đã như họ hàng rồi. Mặc dù xa quê hương, cha mẹ tôi vẫn giữ gìn rất kỹ lưỡng cái truyền thống gia giáo nề nếp cổ kính Việt Nam. Kính trên nhường dưới, đi thưa về trình vẫn áp dụng hằng ngày trong gia đình tôi. Các anh của tôi cũng vậy, việc lập gia đình của các anh đã xảy ra trong khuôn khổ "đặt đâu ngồi đó ". Làm sao tôi lay chuyển một khi mẹ đã quyết định rồi. Lúc tôi ra trường vừa là lúc anh Nhân đậu bác sĩ, bác Trí đã ngỏ lời xin cho tôi lúc đó về làm dâu nhà bác. Còn đau khổ nào hơn nữa. Thế rồi, áo mặc làm sao cho qua khỏi đầụ Tôi phải vâng lời cha mẹ, còn tại gia nên bắt buộc tôi phải tòng phụ. Tôi đem chữ hiếu và chữ tình ra cân nhắc, để rồi chữ hiếu nặng hơn chữ tình và tôi phụ người tôi yêụ Tôi gói gắm tất cả kỷ niệm hai năm trời thương yêu, những tranh vẽ của Bảo, những thơ văn viết cho Bảo, để lại sau lưng. Tôi tưởng chừng như tôi sẽ không sống được nếu không có Bảo trong đời tôị Không muốn bất hiếu với cha mẹ. Anh Nhân bắt đầu tới lui thăm gia đình tôi thường hơn, cũng như đã cố gây cảm tình với tôị Tôi vâng lời cha mẹ, cất đi cái bằng cấp kỹ sư vào tủ. Ðể về làm vợ, trở thành bà bác sĩ với người tôi không yêụ Ðể tôi trả hiếu cho cha cho mẹ.Những năm đầu, Nhân đưa tôi đi du lịch rất thường. Tôi đã bắt đầu quen dần với cuộc sống làm vợ, tôi rất chu đáo lo lắng cho Nhân, làm trọn bổn phận của một người vợ hiền. Sau ba năm chung sống, tôi đã thụ thai lần đầu tiên. Có lẽ âu cũng là số phận, ngay từ lúc bắt đầu yêu tôi đã khổ. Mười tuần lễ đầu thụ thai, tôi đã ốm suốt thời gian. Một hôm tôi ngất đi, khi tỉnh lại mới biết mình đang nằm trong bệnh viện. Qua cuộc giải phẫu, mất đi đứa con đầu lòng chưa hề biết mặt và đã vĩnh viễn mất luôn cái hân hạnh được làm mẹ trong đời từ đó. Tôi buồn và khổ. Tôi thấy tôi vô dụng, buồn cho cái số 'hồng nhan bạc phận' của mình. Nhân cũng thất vọng, bởi anh là con trai một trong gia đình, cha mẹ anh đã mang hoài vọng có người nối dõị Nhưng tôi đã không làm trọn được cái chức vụ đã giao cho tôị Nhân càng ngày càng đi làm về khuya hơn, tôi cũng không muốn làm khó dễ cho Nhân. Cuộc sống vợ chồng chúng tôi càng ngày càng trở nên lạnh nhạt. Những bữa cơm tối chỉ còn một mình tôị Nhân thường gọi về cho hay rằng anh bận họp, những buổi thuyết trình anh phải dự...v.v... Rồi đến những đêm anh vắng nhà, bảo rằng phải trực ở bệnh viện. Không muốn cho cha mẹ buồn nên tôi giữ kín trong lòng, cố gắng để cái chén hạnh phúc đang rạng nứt của chúng tôi đừng rơi xuống mà bể vụng rạ Bề ngoài tôi vẫn niềm nở tươi cười với cha mẹ hai bên, với bạn bè chung quanh. Có hạnh phúc nào lại không tả tơi, không đắng cay đâụ Thôi thì 'phận gái mười hai bến nước, trong nhờ đục chịú, biết trách ai bây giờ. Ở nhà hoài buồn quá, tôi quyết định xin việc đi làm. Nhân đã đồng ý và cho phép với dự tính của tôị Tôi rẽ vào con ngõ về nhà, dãy cây hoàng mai đứng chào đón tôi như mọi hôm. Bước vào nhà, tôi đi đến tủ, lấy tập thơ văn mà ngày xưa tôi viết cho Bảọ Mấy câu thơ đầu tiên thời yêu Bảo vẫn còn nằm sờ sờ trên trang giấy trắng hơi ngà qua màu thời gian.Hương xưa qua hình như vừa trở lạiÂn ái muôn đời như nuối tiếcNgọc ngà của tháng năm quaBóng hình như của yêu thươngẢo mộng nào như vừa chớm nởÔm ân tình em thả mộng theo ngày tháng quạ...Có lẽ nào hương xưa đang trở lại không anh?...Tôi bỗng thấy rùng mình.