Trước hết xin bạn đọc hãy bớt ra chút ít thời gian để đọc lá thư của một người từng hâm mộ tôi, (tôi nói như vậy vì không biết sau đây cô bé ngày ấy có còn hâm mộ tôi nữa không) bởi vì đằng nào thi cũng phải kể hết mọi chuyện cho có đầu có cuối. Đà Nẵng ngày 15/1/86 Chị Lê Vân yêu mến! Khi em viết thư này cho chị tức là lúc tình cảm của em đã lên tới tột đỉnh. Con người ta thường có những lúc không thể tự kìm chế được mình. Và giờ đây em đang lâm vào tình trạng đó. Em không thể yên lặng được nữa, em không thể cứ giữ kín mãi trong lòng tất cả những gì bấy lâu nay em đã dành cho chị, em đã nghĩ về chị. Chị Vân ạ, chị có biết chị là như thế nào đối với em không? Giá như chị biết được rằng em đã quí mến chị đến chừng nào. Cuộc sống của em trong thời gian gần đây dường như không thể thiếu được bóng dáng thân thương của chị. Mỗi một ngày em không thể không nghĩ đến chị. Có những đêm em nằm mơ thấy chị đang sống ngay trong gia đình em, em thấy được cả nỗi vui sướng của em khi được sống gần chị (nhưng tiếc thay những giấc mơ cũng chỉ là những giấc mơ). Hình ảnh của chị đã theo em vào trong các giờ ăn, giấc ngủ và cả khi đến lớp. Có hôm, em đã bị cô giáo khiển trách vì cái tội không chú ý nghe giảng, hay nghĩ ngợi. Thế đấy! Mọi người nhìn em một cách khó hiểu, họ cho rằng em đang yêu. Vâng! Đúng vậy, em đang yêu, yêu một cách say đắm. Và người mà em yêu đó chính là chị. Tất cả được bắt đầu từ cái ngày em xem bộ phim "Chị Dậu", lần đầu tiên em đã khóc khi xem một phim Việt Nam. Sau cái hôm đáng nhớ ấy, em đã đem lòng mến phục người diễn viên có tên Lê Vân, người em gặp lần đầu tiên trên màn ảnh, và em cứ tự hỏi: không biết chị ấy là ai? Sao chị ấy lại nhập vai một cách tuyệt vời vậy? Thế rồi không chịu được với những câu hỏi đó, em đã đến các quầy báo tìm mua tất cả các báo có nói về chị, bất kể là báo gì, số mới hay cũ. Chị biết không, em đã vồ lấy những bài báo đó cứ như là bắt được báu vật ấy. Thì ra, em là một đứa ngu ngốc, em đã bỏ lỡ những bộ phim trước đây chị đã đóng. Em cứ tiếc mãi và tự trách mình đáng lý ra phải biết về chị sớm hơn mới phải. Nhờ những bài báo đó, em biết được chị hiện là một trong những diễn viên chính của Nhà hát nhạc vũ kịch Việt Nam, là con gái của nghệ sĩ ưu tú Trần Tiến, người mà em đã biết từ lâu qua các vở kịch nói Trung ương xem ở truyền hình. Em thật sự kinh ngạc và thầm thán phục khi biết chị là diễn viên balet. Thât không có gì sung sướng bằng được biết những điều tốt đẹp về một người mà mình đã sẵn lòng yêu mến. Từ đó em thường xuyên theo đõi báo chí để luôn được biết về chị, để không bỏ sót một hoạt động nghệ thuật nào của chị. Em hi vọng và chờ đợi đến một ngày được xem lại chị. Cứ thế, hai năm trôi qua (1983-1985), một hôm em đọc được trong cuốn Điểm phim giới thiệu về bộ phim có cái tên "Bao giờ cho đến tháng Mười" và ở phần giới thiệu diễn viên, em nhìn thấy hai chữ Lê Vân. Trời ơi! Chị không thể hình dung là em đã vui mừng đến chừng nào đâu. Khi bộ phim được chiếu ở Đà Nẵng, em đã có mặt vào buổi chiếu đầu tiên. Lần đó em đã khóc, khóc rất nhiều. Nhưng không phải chỉ một lần thôi, em đã xem bộ phim đến ba lần và đến lần thứ ba em vẫn không sao cầm được nước mắt. Làm sao có thể không khóc được ở những đoạn chị đứng sau vách cố nghiến răng, nén lòng, kìm những tiếng nấc khi nghe đọc bức thư để đến lúc nằm một mình chị lại trằn trọc vật vã với đau khổ; ở đoạn chị phải diễn chèo để cố quên đi nỗi đau đang vò xé trong lòng, rồi phải bỏ chạy khi quá bức xúc (ở đoạn này, tuy là diễn chèo nhưng em vẫn thấy ở chị có một cái gì đó rất "balet"). Và nhất là ở đoạn cuối, khi bố chồng mất, em đã khóc nức nở cùng chị, đây cũng là đỉnh điểm cảm xúc trong em. Chị Vân ơi, chị hãy nói cho em biết vì sao chị có thể diễn xuất một cách "xuất thần" đến vậy? Chị đã diễn chèo không kém gì một diễn viên chèo thực thụ. Lần đầu tiên xem phim này, em đã không ngần ngại đánh giá rằng, đây là bộ phim hay nhất trong những phim Việt Nam mà em đã xem. Đó là nhờ vào diễn xuất của chị và tất nhiên phải kể đến tài đạo diễn của chú Đặng Nhật Minh và sự "đều tay" của các diễn viên khác. Nhưng em bảo đảm là bộ phim này sẽ không thành công nếu như vai Duyên được giao cho một diễn viên khác (ở đây em nói hoàn toàn khách quan). Không ai có thể thay thế Lê Vân trong vai này được. Có lẽ khi viết kịch bản, chú Đặng Nhật Minh đã dành sẵn vai này cho chị thì phải. Hình ảnh của chị trong phim mà em thích nhất là lúc chị Duyên còn con gái, kẹp hai chùm tóc hai bên, cùng chạy chơi với anh Nam ngoài bờ sông và lúc chị Duyên cùng con trai thả diều trên đồi. Những lúc đó chị thật là đáng yêu làm sao! Trước đây em đã mến phục chị qua phim "Chị Dậu" nhưng một cách âm thầm và kín đáo. Cũng sau này, với "Bao giờ cho đến tháng Mười" em không thể âm thầm được nữa. Vậy là đi đâu em cũng "ca" chị, đến nỗi bạn bè và anh chị của em đã phai gọi đùa với em là "Lê Vân của mày". Phải! Chị là của em. Em rất sung sướng mỗi khi nghe mọi người gọi như vậy. Và từ đó tình cảm của em đối với chị ngày càng thắm thiết hơn. Càng thương cho số phận của chị Dậu bao nhiêu, càng thông cảm cho nỗi đau của chị Duyên bao nhiêu, em càng yêu thương và quí mến chị bấy nhiêu. Em ôm ấp một ước muốn là một ngày nào đó sẽ được nhìn thấy chị ở ngoài đời, được nhìn thấy chị Lê Vân mà em đã đem lòng yêu mến. Tuy nói cứng như vậy, nhưng trong lòng tôi cũng hoảng. Nhỡ chẳng may, vì đã kiên trì leo cây đến lúc được hái quả lại mất, người ta phát khùng lên thì sao? Ai mà lường trước được! Không ngờ, vì câu "kích động"ấy, tình thế xoay chuyển hẳn, từ chỗ "bước qua xác anh" đến chỗ "người hùng" chấp nhận lời giải thích của tôi, chấp nhận một sự thật: không yêu nhau thì không nên sống với nhau. Cuối cùng là đưa nhau ra toà án quận, tôi thảo đơn, anh ký, kết thúc cuộc kết hôn lạ lùng chỉ kéo dài có bốn ngày trên giấy, chưa hề có đến cả cái cầm tay. Chuyện lần đầu kết hôn, ly hôn này hầu như rất "bí mật", có thể, có vài người bạn thân hoặc người ruột thịt của anh biết mà thôi. Rất may, vài năm sau, chính tay tôi lại se duyên cho anh cùng một cô bạn bằng tuổi tôi và cũng là dân nghệ thuật. Nhẹ cả lòng, ít nhất, tôi cũng đã làm được một chút gì đó cho anh. Hai người bạn ấy sống bình yên hạnh phúc đến bây giờ. Ngẫm lại, thấy thật là may mắn cho anh, nếu cố lấy tôi, anh bất hạnh lắm. Ai lại đi hỏi cưới một người không yêu mình, chỉ lờ mờ hão huyền rằng sau khi cưới, biết đâu tình thế sẽ xoay chuyển. Thế là "âm mưu" tự mình giải thoát cho mình khỏi mối tình oan nghiệt không thành. Bế tắc vẫn hoàn bế tắc. Người ấy cũng chẳng đưa ra được giải pháp nào. Lại đành trở về với cái thực tại chui lủi sợ hãi. Không bỏ nhau được thì cũng phải có chút gì đó để mà an ủi mà sống chứ, không lẽ tôi cứ võ võ một mình mãi đến hết đời sao? Tôi ước ao có một đứa con với anh, một đứa con máu thịt của tình yêu. Và không biết bao nhiêu lần, tôi cầu xin anh: "Hai mẹ con em sẽ ở một nơi nào đó thật xa xôi, dù không có anh, em vẫn bằng lòng với cuộc sống thiếu thốn đó, để vẹn toàn cả đôi bên. Anh không bị áy náy, tự lên án vì phải từ bỏ vợ con, em cũng không bị mặc cảm là em đã gây ra tội lỗi làm tan vỡ gia đình anh. Chỉ biết rằng, chúng mình đã có tình yêu, và mỗi lần nhìn thấy con, em lại nghĩ đến anh, đến tình yêu của anh và đủ nghị lực để sống. Em không cần xã hội nghĩ đứa con này là của ai, ở đâu ra". Nhưng tôi đã bị từ chối. Lạ lùng hơn, anh còn thuyết phục tôi không nên có con: "Tại sao lại cứ phải có con? Em chưa có con em không biết. Sự vất vả nuôi con khi con ốm con đau khiến người đàn bà trở nên cáu bẳn, thậm chí hai vợ chồng có thể mất hạnh phúc vì cứ phải bù đầu lo cho con. Tại sao cái đích cuối cùng của người đàn bà cứ phải là có con nhỉ!". Phải chăng vì anh có con rồi nên cố tình uốn nắn tôi đi theo ý tưởng của anh, để tôi an phận với chuyện không có con. Nghĩ lại, nếu anh đồng ý, có thể vì đứa con đó, tôi sẽ không thể xa rời anh được. Mất nhau rồi, liệu có bao giờ anh ân hận vì đã không cho tôi một đứa con không? Lại một lần khác, vì quá tuyệt vọng, tôi đánh tiếng nhắn nhủ anh rằng, đợt đi Pháp đó tôi sẽ không về. Lúc đó, anh đang ở Nga. Nghe tin, anh choáng váng, đi lang thang suốt cả một buổi chiều và tình cờ dừng lại trước cổng một nhà thờ. Một cách vô thức, anh đi vào, gục đầu nghĩ "Tại mình mà cô ấy phải ra đi không bao giờ trở về, bây giờ thì mình mất cô ấy thật rồi". Và anh thấy rõ mọi thứ quanh anh đều trở nên vô nghĩa. Cả vợ con cũng vô nghĩa nốt. Nhưng khi anh trở về, gặp lại tôi cũng trở về, anh vẫn có tôi và mọi chuyện lại rơi vào ngõ cụt. Có những lúc, không chịu đựng nổi nữa, tôi gào lên, trên triền đê: "Trời ơi, sao anh không giữ lấy em?". Sự thật là cả hai chúng tôi đã tìm mọi cách để thoát ra khỏi mối tình éo le này, nghĩ ra mọi cách để không gặp nhau, không yêu nhau nữa. Nhưng chúng tôi đã thất bại. Cho đến một ngày, chúng tôi đã không thể giấu mãi được người vợ của anh. Vì anh kiếm cớ li thân nên chị đã lặng lẽ theo dõi anh. Và cũng có thể, chị đã biết từ lâu nhưng đến lúc không thể chịu đựng thêm được nữa. Một buổi tối, anh đạp xe đến chỗ hẹn với tôi nhưng phải nói là đi biểu diễn. Đợi cho anh đi khỏi, chị không đi theo anh mà lại phóng xe máy đến thẳng nhà tôi rồi lẳng lặng đi theo sau xe tôi. Tôi vừa đến chỗ hẹn thì nghe thấy những âm thanh lạc giọng của một người đàn bà. Chị không đi một mình mà chở theo cậu con trai. Chị giơ tay chỉ thẳng vào chỗ chúng tôi, hét lên với cậu bé: "Con thấy không. Con nhìn rõ rồi nhé. Bố con đã nói dối. Bố đi chơi. Bố không đi đến nhà hát". Vâng. Bố đã nói dối. Bố đã nói dối. Bố đã nói dối… Không có gì thật hơn thế! Chúng tôi là những kẻ dối trá, tội lỗi. Sau đó ít lâu, tôi nhận được một lá thư của anh, lá thư không có ngày tháng. "Lá thư cuối năm Hôm ấy trời mưa lạnh. Trong bóng tối mênh mông, dưới vòm cây xanh, chúng mình chưa kịp hưởng niềm vui ấm áp thì nước mắt khổ đau lại ập đến theo ta… cho đến giờ phút chia tay nhau. Trước mắt em, anh đứng lặng nhìn em trong tư thế của một kẻ… thất thế. Còn em, em cũng đứng lặng nhìn anh, cái im lặng đã tạo nên cho em một dáng vẻ kiêu sa. Thật rất gần mà cũng rất xa… Trên đường về, chưa một lúc nào, anh lại tự chán anh đến như thế. Anh vừa nói những gì với em trước lúc chia tay? Những lời nói lảm nhảm vòng vo, những lời nói vô duyên chán ngắt, những lời nói te nhạt vô nghĩa! Tâm trạng anh rã rời tan rữa, dẫn em vào tâm trạng chẳng hiểu anh định nói những gì. Em khuyên anh… hãy về với tổ ấm của mình. Còn anh, anh hiêu là đã mất tất cả rồi. Không thể, không thể làm lại được nữa. Sự thật là như thế. Bây giờ và mãi mãi. Vậy tại sao lúc ấy, anh lại không nói với em một câu, một câu rất bình dị, giản đơn, như mười năm ta thường nói cùng nhau. Rằng hãy an ủi anh, chia sẻ cùng anh những điều còn lại, nếu em có thể làm như vậy. Có vậy thôi. Anh bước vào căn phòng của anh, trở về với "tổi tin tình cảm của anh với tôi xuất phát từ trái tim chân thật chứ không phải là lợi dụng chơi bời. Tuy chưa cảm nhận được vị ngọt ngào say đắm của cái hôn đầu nhưng tôi vô cùng hạnh phúc vì đã khẳng định được một điều: Người ấy đã yêu tôi. Phải, tôi đã được yêu. Được yêu bởi thần tượng của bao nhiêu cô gái khác. Được yêu khi mà tôi chẳng bao giờ dám mơ tưởng tới tình yêu đó. Tôi là gì chứ? Chẳng là gì cả. Tôi chỉ là một cô diễn viên múa nghèo gày gò, vô danh, không nhan sắc. Thế mà tôi lại được một người tài năng nổi tiếng như vậy để mắt tới và yêu thương! Suốt ba tháng làm phim ở Nha Trang tôi nhận được có một lá thư của anh. Đó là những giờ khắc không ngày không tháng. Tình yêu đến quá nhanh, như trong một giấc mơ. Tôi không thể tin rằng tôi lại được Người ấy yêu. Mãi về sau, anh mới thú thật rằng: tôi không phải là người có sắc đẹp nổi bật, nhưng anh bị hút hồn chính bởi nét mảnh mai trong sáng kỳ lạ ở tôi lúc bấy giờ. Thế là bắt đầu một mối tình chìm ngập trong bóng tối của đam mê và tội lỗi. Của hạnh phúc và đau khổ. Của nước mắt sám hối và tê tái nụ cười. Bánh xe của tình yêu định mệnh đã quay và không gì có thể bắt nó dừng lại được nữa. Đó là những tháng ngày của mùa hè năm 1979 nóng bỏng và khắc khoải Sinh ra trong một gia đình tư sản gia giáo, sau giải phóng Thủ đô, do thích đàn hát, nghệ thuật, Người ấy xin vào Đoàn ca múa nhạc kịch. Đó là một đoàn nghệ thuật tổng hợp mỗi thứ một tí, chẳng ai được đào tạo gì. Khi ở đoàn, anh còn tham gia dạy văn hoá cho những người ở chiến khu về. Nhờ có tư chất thông minh, anh được cử đi đào tạo sáu năm tại Liên Xô. Sau này, đoàn Ca múa nhạc kịch mới tách ra thành kịch riêng hát riêng nhạc riêng… Về nước đúng dịp có đợt điều động một đoàn nghệ thuật vào phục vụ chiến trường, Người ấy xung phong đi ngay. Sinh viên du học thời đó có lý tưởng rất rõ ràng. Họ đã được một ân huệ thảnh thơi nhàn nhã chỉ ăn với học nơi đất khách quê người trong khi ở nhà, bao nhiêu người tài giỏi vẫn phải ra chiến trường và hi sinh tính mạng. Họ chân thành nghĩ thật tội lỗi nếu chỉ biết hưởng thụ ăn học. Đó là lý do khiến anh xin ngay vào một nhóm đi phục vụ chiến trường. vừa muốn đóng góp sức mình cho đất nước, vừa thoát khỏi mặc cảm hổ thẹn, có lỗi với người ở nhà. Tôi biết tất cả những tâm tư này do một lần tình cờ nghe anh giãi bày về lý do bị bệnh đại tràng. Đang sống cuộc sống đầy đủ bên kia, về nước, anh ra thẳng chiến trường, rơi ngay vào cuộc sống thiếu thốn, kham khổ. Chính sự đảo lộn cuộc sống quá nhanh nên mới sinh bệnh tật như thế. Anh thực sự là người đam mê nghệ thuật, thứ nghệ thuật đích thực. Cũng vì quá yêu, quá say mê tìm tòi cái mới nên sinh ra không bằng lòng với thực tại. Ngay từ thời đi học ở Nga, một trong những cái nôi sinh ra nhiều thiên tài nghệ thuật thế giới ở mọi lĩnh vực, anh vẫn không dừng ở đó, không cảm thấy thoả mãn, vẫn muốn đi tìm một cái gì đó mới hơn. Đó là những năm cuối thập kỷ bảy mươi, đầu tám mươi. Cũng như anh, tôi cũng không bằng lòng, không thoả mãn với những gì được gọi là nền nghệ thuật đương thời. Nghệ thuật dường như không muốn chấp nhận cái mới, cái phá cách. Đại đa số khán giả, với thị hiếu cũ, không chấp nhận đã đành, ngay cả những người lãnh đạo văn hoá nghệ thuật cũng vậy Hoàn cảnh ấy đã đưa anh đến tâm thế bất hoà với cuộc đời Ngành nghề anh chọn cũng quá cao siêu, không thể hợp với những con người hoặc chân lấm tay bùn cắm mặt xuống ruộng hoặc suốt ngày cắm mặt kiếm tiền bằng mọi giá, làm gì còn thì giờ tĩnh tâm để tìm đến một thứ nghệ thuật bác học. Nệu có thời gian giải trí, họ chỉ muốn xem một cái gì đó dễ hiểu, đừng bắt họ phải nghĩ ngợi mệt óc, họ đã quá mệt với cuộc sống thường ngày rồi. Làm sao bảo họ đến với một thứ nghệ thuật bác học như balet hay giao hưởng. Lúc đó tôi vừa tròn đôi mươi. Tôi ví mình như một trang giấy trắng chờ anh, người nghệ sĩ gấp đôi tuổi tôi, viết lên đó những bài học đầu tiên. Gặp anh, tôi như đám ruộng hạn gặp mưa lớn, tôi hút lấy, thấm lấy tất cả những tư tưởng, kiến thức anh trao về nghệ thuật về thế thái nhân tình. Tất cả nhưng gì anh thấy bức bối ở cuộc đời thì anh trút hết vào tôi. Anh giống như một con tằm miệt mài nhồi nhét kiến thức cho tôi. Anh trải lòng mình ra với tôi như là cách xả bớt sự căng thẳng và còn là cách giúp tôi tỉnh ngộ, để tôi không bị vấp phải những cái anh đã vấp. Anh chỉ bảo cho tôi từng li từng tí dẫn dắt cho tôi trên bước đường nghệ thuật. Được đào tạo cơ bản về ngành đạo diễn ở Liên Xô, anh truyền dạy cho tôi. những kiến thức về khâu biểu diễn cá nhân. Anh hay lấy những tác phẩm của Nga ra để làm thí dụ cho tôi hiểu, nhưng thực chất anh vẫn chưa khâm phục cách biểu hiện nghệ thuật chưa hiện đại của nước này. Anh là người thích phá cách, bứt phá khỏi nền nghệ thuật cổ điển phương Tây ấy. Anh muốn tìm con đường khác để nền nghệ thuật tiếp cận được với cuộc sống: "Đừng có uyên bác quá. Hãy làm cách nào đó để nghệ thuật phải mang được hơi thở, dấu ấn của cuộc sống hiện đại". Anh thường bảo tôi như vậy. Thành thực, công bằng mà nói, tôi chẳng học được gì nhiều từ nhà trường dạy văn hoá, nghệ thuật múa cũng như gia đình có bố mẹ làm nghệ thuật biểu diễn, ngoài những giáo huấn một chiều, nặng nề, áp đặt và buồn tẻ. Mọi mưu toan nhồi nhét kiến thức, lối sống kiểu ấy, một cách rất tự nhiên, cứ bị bật ra khỏi tôi như va vào đá. Đúng lúc đó, anh xuất hiện với một kênh văn hoá khác, kiến thức khác quyến rũ, bí ẩn và cũng vô cùng phong phú, mới mẻ. Và không gì tự nhiên hơn thế, tôi bị hút vào anh. Thực chất, tôi bị hút vào cái tầng văn hoá và kỹ năng sống mà tôi đang khao khát, tìm kiếm trong tăm tối tuyệt vọng. Tôi học tất cả từ anh. Anh là người thầy nâng đỡ đời sống tinh thần tôi. Chính anh đã tạo nên một hình ảnh của tôi, một giá trị của tôi ngày hôm nay. Về điện ảnh, anh dạy tôi trước hết phải biết chọn lựa những tác phẩm có giá trị văn học. Sau đó là chọn đến đạo diễn. Và cái chìa khoá để thành công trong điện ảnh chính là tạo được sự chân thực. Diễn mà phải như đời thì mới là điện ảnh. Cho nên, khi mà diễn viên sân khấu sang đóng phim, bao giờ cũng bị cương, bị mắc bệnh diễn, bị đóng phim đóng kịch. Trong nghệ thuật múa, trường múa chỉ mới chú ý truyền đạt kỹ năng động tác trên sân khâu mà quên mất phần hồn. Riêng anh lại dặn dò kỹ lưỡng, phải làm sao thể hiện được ngọn lửa ở bên trong. Ngọn lửa của chính tâm hồn mình chứ không phải của ai khác. Nếu diễn mà chỉ hoàn thành đúng động tác, đúng đội hình thì rất nhạt nhẽo. Anh chăm sóc tôi, hướng dẫn cho tôi cách thức để phát biểu trước công luận trong việc đối thoại với từng nhà báo: "Đừng để người ta dẫn dắt mình theo suy nghĩ của người ta, người thông minh thì phải dẫn dắt lại người phỏng vấn đi theo ý mình". Còn trong tình yêu tình yêu cần có trái tim nóng nhưng phải có cái đầu lạnh Cái đầu lạnh để còn kiểm soát được tình cảm, tránh sự mù quáng… Người phụ nữ Việt Nam đẹp trong mắt anh nhất định phải là con nhà gia giáo, nhân ái, hiền hậu, có học. Trong cách xử sự phải là người có văn hoá. Ví dụ, đôi khi tôi có làm gì nói gì đó mà cao giọng một chút, anh bảo ngay em đừng thế. Anh rất sợ những người đàn bà khoa chân múa tay, ăn to nói lớn. Qua đó, anh thấy ngay là tôi không được dạy dỗ để trở thành con nhà nề nếp, và anh lặng lẽ kiên trì dạy tôi. Đã từng có dư luận tôi bị bệnh lãnh cảm, chẳng bao giờ thấy rung động với bất kỳ ai. Có lẽ đúng. Bởi Người ấy đã chiếm trọn từng khoảnh khắc hơi thở đời tôi rồi! Tôi cần anh giúp tôi mở to mắt nhìn vào cuộc đời, vượt thoát khỏi không khí tù đọng lưu cữu. Với kiến thức về nghệ thuật, đời sống quá hạn hẹp buồn tẻ ở trường múa, tôi bước vào đời là một thứ nghệ sĩ công chức, sao tránh khỏi sự ấu trĩ ngô nghê! Tôi như một mảnh đất hoang được anh khai phá, và gieo trồng những hạt mầm đầu tiên. Những thông tin, những kiến thức của anh là mạch nước ngầm nuôi dưỡng tưới tắm tâm hồn tôi. Anh thì thầm với tôi những điều không thể nói to lên với bất kỳ ai, những điều tôi chẳng bao giờ nghe thấy ở nhà trường, gia đình, hay nhà hát. Chính xác hơn, anh nói những điều trái ngược hẳn với những gì tôi được nhồi nhét dạy dỗ uốn nắn hàng ngày. Anh mang đến cho tôi toàn bộ những tri thức tôi cần để thẩm thấu nghệ thuật và ứng phó với cuộc đời. Nếu như, người đàn ông đầu tiên tôi tiếp xúc, cho đến tận lúc này, vẫn phủ lên mắt tôi một màn sương mờ thậm chí đen tối về một mẫu người đàn ông vô trách nhiệm, là bố của mình, thì hai mươi năm sau, tôi đã gặp một người đàn ông khác, khác hoàn toàn bố mình, đó là Người ấy. Anh là một người đàn ông làm nghệ thuật hoàn toàn không giống với hình ảnh cũng người đàn ông làm nghệ thuật của bố. Anh chi phối toàn bộ cuộc đời tôi thậm chí đến tận bây giờ. Đến tận bây giờ, mặc dù không còn tình yêu nữa, tôi vẫn nói với anh: "Anh đã ảnh hưởng lên nhân sinh quan và thế giới quan của em như thế nào anh có biết không?" Rất may, tôi đã tiếp nhận được phần nào tri thức từ anh để tự hoàn thiện mình, làm giảm bớt đi được phần nào những nhận định khắc nghiệt của xã hội về nghề nghiệp của mình. Xã hội lúc đó, thậm chí cả bây giờ, vẫn quan niệm người diễn viên chỉ là một thứ "con hát", xướng ca vô loài, chứ có bao giờ tin vào tri thức của người diễn viên! Người ấy đến với tôi một cách không hề dễ dàng. Lo lắng cho gia đình, có trách nhiệm với những giọt máu của chính mình, anh luôn tạo ra một không khí bình thường trong nhà. Khi chúng tôi mới quen nhau, anh chủ động mời tôi đến nhà chơi. Để cho tự nhiên, anh mời cả hai người nữa cùng nhà hát. Đó là hai cô bạn thân của tôi mà sau này, khi đã gắn bó với anh, tôi cũng đành phải xa lánh họ. Anh chỉ dẫn cụ thể, đường đến nhà anh nằm trong một khư tập thể lắp ghép, dặn sẽ cho con gái mới bảy, tám tuổi gì đó ra tận cổng đón các cô vào. Anh cố tình hẹn chúng tôi đến chơi vào cái giờ mà vợ anh sẽ đón cậu con trai hai tuổi rưỡi ở mẫu giáo về. Đó là một cậu bé bụ bẫm, đáng yêu. Vợ anh, một người đàn bà xinh đẹp, hiền hậu, mời chúng tôi món mứt chà là đã được chuẩn bị chu đáo từ trước… Cuối những năm bảy mươi, khi tất cả còn phải sống chui rúc hàng trăm người chung một nhà xí, thì một căn hộ với phòng khách riêng, phòng ngủ riêng, một nhà tắm với vệ sinh riêng nhỏ xíu nhưng sạch sẽ là cả một niềm mơ ước. Hồi đó, sau giải phóng, nên trong nhà anh cũng đã thấy có kê một tủ lạnh, một đàn piano, những kệ sách chất đầy sách gợi ra cả một thiên đường tri thức… Từ nhà anh về, ngẫm lại cách sắp xếp, tổ chức cuộc sống gia đình, chăm lo cho vợ con của anh, trong tôi ngột ngạt cảm giác vừa tủi thân vừa tội lỗi. Cuộc sống của anh lúc ấy có một cái gì đó rất khác với kiểu sống xô bồ tạp nham của những gia đình nghệ sĩ tôi từng gặp. Anh không giàu nhưng rõ ràng anh ở một đẳng cấp khác, một tầng văn hoá khác. Anh cố tình phơi bày cho tôi biết một sự thật, vợ anh là con nhà nề nếp, là hoa khôi Hà Nội một thời. Chị có vẻ đẹp làm người ta phải sững sờ. Một vẻ toả sáng từ trái tim nhân hậu của người có gia phong gia giáo. Các con anh khỏe mạnh thông minh. Anh không cần phải tạo ra một kịch bản kiểu gia đình bất hạnh hay éo le. Anh chứng to mình không như những người đàn ông khác phải giấu diếm gia cảnh… Tất cả được anh phơi bày như bánh bóc trên sàng. Mời tôi đến nhà, anh muốn tôi hiểu, anh đến với tôi không có gì khác ngoài sự trong trắng, quá trong trắng của tôi lúc đó. Bước vào tình yêu với Người ấy, tôi là một cô gái nghèo, gầy gò, xanh xao. Gầy vì luyện tập nhiều, người cứ khô đét lại. Da tái mét mà cũng chẳng chịu trang điểm. Thời ấy cũng chẳng mấy người muốn trang điểm vì nếu tô phấn son đi ra phố sẽ bị coi là con gái hư. Để nói về sự hấp dẫn thân xác, tôi là con số không. Tôi chỉ có một thử, theo như bạn bè đồng nghiệp nhận xét, là cái chất lãng mạn trữ tình mãnh liệt trời cho, không thể nói ra lời. Kể cả khi múa hay khi đóng phim, không biết do đâu, tự nó cứ phát ra thôi. Có lẽ vì tôi là người sống thiên về nội tâm. Bao nhiêu những gì cầi trác táng đó, xin lỗi chị, họ chỉ là loại "diễn viên ba xu" mà thôi. Chính họ là những con sâu mọt và gây nên những ấn tượng không tốt, những điều tiếng không hay mà quần chúng đã "dành" cho giới nghệ sĩ. Còn với chị, em đã yêu chị ở cái vẻ bình dị chân chất của chị (chứ không phải của nhân vật) qua hai phim em đã xem. Chính sự bình dị đó cộng với tài diễn xuất độc đáo của chị đã cảm hoá được em. Đã yêu mến và kính phục chị qua các hoạt động nghệ thuật của chị, em lại càng yêu mến chị hơn khi được nhìn thấy chị ngoài đời, chị vẫn mang cái vẻ bình dị đáng yêu ấy. Càng yêu chị, em càng muốn biết rõ về chị, về đời sống của chị và gia đình chị. Em đã tìm hiểu về chị rất cặn kẽ qua báo chí. Nhờ vậy em được biết chị sống trong một gia đình rất tuyệt vời. Em còn biết là trong các giờ rỗi, chị nhận đồ gia công về để làm thêm giúp đỡ gia đình. Em biết, mỗi buổi sáng, chị điểm tâm bằng thức gì trước khi đến sàn múa, và ngoài ra, chị còn là một "tay đầu bếp" chính của gia đình nữa. Bấy nhiêu thôi cũng đủ để em biết rõ về đời sống giản dị bình thường của chị. Chị Vân ạ, ngoài tình yêu và lòng mến phục dành cho chị, ở em còn có một sự kính trọng. Em kính trọng những phẩm chất mà chị mang trong người để đạt đến mức hoàn thiện của một người nghệ sĩ chân chính, những phẩm chất mà những "diễn viên ba xu" ấy không bao giờ có được. Chị là một con người bình thường nhưng chẳng tầm thường tí nao cả. Chị biết không, vì quá yêu chị nên em đã đem lòng ghen tị với bạn bè, với những đồng nghiệp của chị, với những người làm phim, các đạo diễn, và thậm chí cả với những người thân, người ruột thịt của chị nữa kia. Bởi vì họ được gặp tiếp xúc với chị hàng ngày. Còn em, tại sao em không có được cái diễm phúc như họ dù chỉ một lần để được nghe thấy tiếng nói của chị? Cũng vì yêu chị cho nên hiện giờ trong các ngăn tủ của em có không biết bao nhiêu là các bài báo nói về chị, phỏng vấn chị, từ các tạp chí "Tổ Quốc", "Điện ảnh Việt Nam", "Điện ảnh thành phố Hồ Chí Minh", "Điểm phim" cho đến các loại báo tờ như "Văn hoá nghệ thuật", "Tiền phong", "Nhân dân", "Quân đội", "Hà Nội mới", v.v… Trong đó em thích nhất bài trả lời phỏng vấn rất sâu sắc và khiêm tốn của chị mang tựa đề "Hãy giữ lại những gì cần giữ lại ở tạp chí "Điện ảnh thành phố Hồ Chí Minh". Một hôm đi chợ, tình cờ em thấy một gói hàng của một bà bán hàng gói bằng tờ báo trên đó có hình của chị. Lập tức, em chạy đi mua một tờ báo cũ vào và xin bà ta đổi cho em tờ báo đó. Rồi em quay về ủi (là) thẳng cất vào ngăn tủ. Những tấm hình của chị em hiện đang có, em không thể nào đếm hết được Em chỉ nhớ một tấm hình đáng yêu nhất là tấm hình chị chụp dưới tháp Eiffel, Paris, chị mặc chiếc áo có hai tay dài màu đen, thân màu trắng có chấm hột. Trước đấy, khi chưa biết chị em cũng rất thích nữ diễn viên balet kiêm điện anh của Liên Xô Galina Beliaieva, ai ngờ đó cũng là người mà chị yêu thích. Một sự trùng hợp hết sức thú vị. Yêu chị nên em yêu những gì chị lao động tạo nên, yêu những gì chị yêu thích. Em đã vui mừng đến tột đỉnh khi biết tin chị đạt được giải "Diễn viên nữ xuất sắc nhất" trong Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 7 và chị được các nhà điện ảnh nước ngoài khen ngợi khi họ xem bộ phim "Bao giờ cho đến tháng Mười" (tại Pháp và Mỹ). Cách đây 2 tuần, em xem phim "Toạ độ chết", lại cũng cái vẻ bình dị ấy của chị. Sao chị đóng toàn những vai buồn quá vậy Vai nào cũng là một người vơ, một người mẹ đau khổ. Ở phim này, chị nói rằng, chị đóng một vai phụ, chắc có lẽ là chị quá khiêm tốn đấy, chứ em thấy chẳng phụ tí nào cả. Vì phim này không có nhân vật chính, nên về phía Việt Nam, chị là chính rồi chứ còn gì. À, chị cũng hay đóng chung với anh Đặng yVệt Bảo nhỉ. Chị lại cùng kéo cờ khai mạc Liên hoan phim với anh ấy nữa. Trong một bài báo viết về chị có đoạn: "Người ta đặt cho Lê Vân rất nhiều câu hỏi, vì sao một người nhỏ, lớn sống ở Hà Nội, chưa chồng con lại sống thật sinh động cuộc sống của phụ nữ vùng quê như vậy? Đó là do tài năng thu nhận cuộc sống của người diễn viên. Lê Vân rất thông minh trong việc nắm bắt những cái cơ bản cần thiết của nhân vật. Khả năng tư duy cộng với lòng yêu nghề chân thành trong sáng, đã giúp Lê Vân liên tiếp có được những thành đạt như vừa qua". Đó cũng là ý kiến của em. Bây giờ cho phép em được nói về những người thân của chị, những người mà đối với em cũng không kém phần yêu mến và kính trọng. Trước tiên, em xin nói về bác trai, bố của chị: em đã được xem bác đóng rất nhiềư vai (qua truyền hình), có lẽ bắt đầu từ vở kịch "Hoàng Lang". Hồi cuối năm 85 hoặc đầu năm 86 gì đó, bác đã cùng đoàn kịch nói Trung ương vào Đà Nẵng diễn vở "Nhân danh công lý", bác đã làm em sửng sốt trong vai Tảo sẹo. Bác diễn vai này hay quá. Một diễn viên trẻ tuổi có tài đến mấy cũng không thể diễn như bác được sau đó mấy hôm, em nhìn thấy bác đứng ở ngã tư gần nhà hát, bác đang đợi ai đấy. Bác mặc quần Jean xanh và áo sơ mi trắng. Em đi vòng ra phía sau để dễ dàng nhìn bác, em nhìn bác rất lâu. Trông bác vẫn còn "phong độ" lắm. Bất chợt bác quay lại, bắt gặp cái nhìn của em, bác mỉm cười với em và em cũng cười đáp lại nhưng hơi lúng túng. Lúc đó em chỉ muốn chạy lại hỏi thăm bác về chị, nhưng không hiểu vì sao chân em cứ như là bị đóng đinh. Gần đây, vào cuối tháng bảy, đầu tháng tám, bác lại vào Đà Nẵng, cũng vẫn diễn vở "Nhân danh công lý". và thêm vở "Người cha thô bạo", nhưng trong thời gian này em đang ở Sài Gòn. Khi về biết tin này em rất tiếc. Khoảng một tháng sau, em được xem "Người cha thô bạo" ở truyền hình. Mỗi lần bác xuất hiện với điệu bộ hai tay đút túi quần, cổ rụt xuống, hai vai nhô lên, em không thể nhịn được cười. Và cách đây mẩy hôm, em lại xem bác trong một vở kịch ngắn về kế hoặch sinh đẻ, chị vợ đang trên bàn sinh kêu rên "chồng ơi là chồng". Lúc đó liền chiếu qua cảnh anh chồng đang say rượu, rầu rĩ, buồn bã vì quá đông con (vai này do bác đóng, em lại một lần nữa cười đến vỡ bụng). Bác gái cũng xuất hiện rất nhiều trong các vở kịch ngắn, nhưng trước đây em chưa biết bác là mẹ của chị. Gần đây em chỉ nhớ bác qua các vớ "Chập cheng" trong vai bà lên đồng, "Đường anh đã chọn" vai người mẹ… Còn chị Lê Khanh, em đã xem chị ấy đóng cùng bác gái trong vở "Nỗi đau ngọt ngào" của Ấn Độ (có chú Đức Trung đóng vai cha và anh Anh Dũng). Không biết có phải chị ấy đã xuất hiện trong vở "Ngày 10/10/54" không? Và không biết có phải chị ấy đã đóng vai Juliette cùng với chú Đức Trung (Romeo) khi mà đoàn kịch Nhà hát tuổi trẻ về Đà Nẵng cách đây hơn 1 năm không? Bởi vì lúc đó em chưa biết chị ấy là Lê Khanh. Qua báo chí, em cũng biết chị Lê Khanh đã đóng trong các vở "Đỉnh cao mơ ước" và "Chim sơn ca", nhưng em chưa được xem. Còn chị Lê Vi, em chỉ biết chị dang đi theo con đường của chị Vân, chứ em chưa được xem chị diễn, vì chị còn đang học. Và em biết cả cậu Lê Chúc của chị nữa đấy. Vậy là hiện giờ, em đang giữ một tấm hình của bác trai (hình in trong báo), một tấm hình của cậu Lê Chúc, một tấm hình bác gái chụp chung với ba chị, trong này, cả ba chị đều giống mẹ như đúc. Và bốn tấm hình của chị Khanh, hai tấm hình chị Vi, mặc dầu ở hai tấm này, người ta đều ghi: học sinh trường múa Trung ương nhưng em vẫn nhận ra chị Vi ngay. Còn hình chị Vân thì nhiều quá em không đếm hết. Có một điều em nhận thấy ở chị Vân và chị Khanh là: Cả hai chị đều có một vẻ đẹp thánh thiện, cả hai chị dều giống Juliette. Có lẽ vì vậy mà đạo diễn đã chọn chị Khanh thể hiện nhân vật Juliette và Jand'A. Gia đình chị thật là hạnh phúc, em rất muốn được sống trong một gia đình như vậy. Em đã đặt tên cho gia đình chị là một "Gia đình nghệ sĩ chân chính", một "Tổ ấm tài năng và hạnh phúc". Chị Vân yêu mến! Đối với chị, có thể đây chỉ là một bức thư "tỏ tình" hết sức vụng về của một cô gái 18 tuổi. Còn với em, toàn bộ bức thư này là một sự thật, là tất cả những tình cảm bấy lâu nay em cứ bị dồn nén mãi cho đến bây giờ mới được bộc lộ. Một sự thật em sẽ mang theo suốt cuộc đời mình. Chị biết không, các anh chị của em cũng rất mến mộ tài năng của chị và những người trong gia đình chị, nhưng họ không có "cuồng nhiệt" như em. Phải! Em cuồng nhiệt bởi vì ở em không chỉ có lòng mến mộ, mà em còn yêu chị nữa, em yêu chị một cách say đắm. Nói vậy chắc cũng đủ để chị hiểu lòng em. Bây giờ, cho phép em dừng bút. Em rất muốn biết nhà chị ở phố nào? Để khi nào có dịp ra Hà Nội em sẽ tìm đến. Hoặc khi nào chị vào Đà nẵng, em cũng sẽ tìm đến chị. Lần này, em sẽ dẹp bỏ tất cả mặc cảm để tìm đến chị. Nhất định em sẽ tìm đến chị! Chị có cho phép em làm điều đó không? Chị có sẵn sàng tiếp đón em không? Xin chị hãy nói với bác trai và chị Khanh rằng, em cũng sẽ tìm đến bác và chị Khanh nếu như một trong hai người có dịp vào Đà Nẵng. Chị Vân ạ, không hiểu sao em bỗng có một linh tính và hi vọng là một ngày nào đó em sẽ nhận được thư của chị, em sẽ được đọc những dòng chữ thân yêu mà em đang khao khát. Đó cũng là niềm hạnh phúc lớn lao đối với em. Nếu như niềm hi vọng đó sẽ trở thành nỗi tuyệt vọng thì… chắc là em sẽ buồn lắm đấy! Nhưng không sao. Dù sao đi nữa chị cũng vẫn là "Lê Vân của em", chị vẫn là thần tượng không bao giờ sụp đổ trong em. Dù sao đi nữa, em cũng vẫn giữ mãi những ấn tượng tốt về chị, em vẫn luôn dành những tình cảm tốt đẹp nhất cho chị, em vẫn trân trọng chúng như trân trọng những gì thiêng liêng nhất của đời em. Chẳc chị biết nữ nghệ sĩ Mireille Mathieu? Người ta gọi bà ấy là "Người phụ nữ tượng trưng cho nước Pháp". Còn em, nếu sau này có ai hỏi em, thì em sẽ nói rằng: "Lê Vân, chị ấy là người phụ nữ tượng trưng cho nước Việt" Cuối thư cho em gởi lời chúc đến hai bác và các chị. Em chúc chị luôn đạt đển những đỉnh cao vinh quang của cả hai lãnh vực nghệ thuật mà chị đang cống hiến cả cuộc đời. Hôn chị rất nhiều Em, Tố Nguyệt Em đã hôn lên những tấm hình của chị nhiều rồi. Và giờ đây em cũng đã hôn lên những trang giấy này, những nơi mà chị sẽ đặt tay lên cầm lấy bức thư. °°°° Tôi nhận được lá thư trên cách đây vừa chẵn hai mươi năm, một bức thư đặc biệt. Trong thư, Nguyệt đã thật vô tư, hào phóng và chân tình trao cho tôi mối tình yêu thánh thiện, ngây thơ. Suốt chín trang đầu, tôi ngỡ đó là bức thư của một chàng trai trẻ đang yêu, mãi đến trang thứ mười, như Nguyệt tự nhận "… đây chỉ là bức thư "tỏ tình" hết sức vụng về của một cô gái mười tám tuổi đang yêu một cách đắm say cuồng nhiệt" tôi mới vỡ lẽ, thì ra em là gái. Trong thời gian làm diễn viên, tôi đã nhận được rất nhiều thư của người hâm mộ, mà chưa một lần trả lời. Tôi tâm niệm rằng, tôi sẽ trả lời bằng những vai diễn. Bỗng một ngày, ngộ ra, hình như tôi chưa trả lời một ai, hình như tôi đang mắc nợ một ai… Bao nhiêu thư đã đến, đã thất lạc. Lạ lùng sao chỉ còn lại mỗi thư của Nguyệt. Bức thư dài hơn mười trang giấy đặc kín chữ. Nét chữ mực tím cứng cáp, nghiêm trang. Đọc lại, tôi phát hiện ra, tôi đã là một kẻ bạc bẽo làm sao! Giờ cô bé ấy ở đâu, người đã cho tôi ngần ấy tình thương mến? Tôi chưa bao giờ gặp cô và có thể chẳng bao giờ gặp cả. Tôi đã tự bỏ mất cơ hội đáp lại tình cảm của một người chân thành yêu quý mình vì những thứ khiến giờ đây tâm hồn tôi trở nên nặng trĩu. Hai mươi năm có thể chỉ là một khoảnh khắc với những người may mắn và hạnh phúc. Còn với tôi, hai mươi năm là một cuộc vật lộn với cuộc đời và với chính mình chỉ để không bị biến thành một người khác. Giờ đây đọc lại lá thư của cô bé ngày ấy, tôi bỗng thấy thương xót cho em vô cùng. Có biết bao nhiêu điều xảy ra với tôi mà em - một tâm hồn trong trắng vô ngần - không đáng phải bị nghe kể lại. Chính bản thân tôi cũng từng chôn chặt chúng xuống tận đáy lòng và hy vọng sẽ không bao giờ phải đối mặt với nó. Nhưng càng ngày tôi càng bị đẩy đến trước một sự thật không thể lẩn tránh: có những điều sẽ đến lúc nào đó một mình tôi không đủ sức đem nổi. Và khi đó không biết điều khủng khiếp nào sẽ xảy ra với tôi. Nhưng ngay cả điều khủng khiếp nhất là tôi gục ngã trong cảm giác bị trừng phạt thì cũng không kinh sợ bằng việc tôi dung túng cho sự dối trá. Có những sự thật, những uẩn khúc cần phải được nói ra. Chừng nào nó còn chưa được nói ra, chừng đó tôi còn sống trong cảm giác tội lỗi mà tôi thì không thể chịu nổi điều đó. Thế là tôi có nhu cầu phải kể hết đời mình, không giấu diếm bất cứ điều gì, ngay cả những điều mà người ta có quyền giữ im lặng, với một người nào đó. Ngay lập tức tôi nghĩ đến cô bé hâm mộ mình ngày xưa mà tôi đã đối xử thật tệ bạc. Em xứng đáng được nghe tôi tự thú, thay cho một lời phúc đáp muộn màng, để rồi sau đó tuỳ em phán xét. Nhưng may thay có một người đã linh cảm thấy nỗi đau vò xé ấy trong tâm hồn tôi, kịp đến và đưa ra lời can ngăn thật đúng lúc. Những gi tôi sắp kể chỉ có thể gọi là những lời sám hối và người nghe nó không nên chỉ là một mình cô bé ngày xưa của tôi. Khi đưa ra lời khuyên như vậy có thể chị bạn tôi quên mất rằng giờ đây, sau hai mươi năm cô bé đã là một người trưởng thành. Nhưng tự trái tim tôi cũng thấy đó là lời mách bảo sáng suốt. Và để có chỗ cho tôi nương tựa về mặt tinh thần, chị ấy đã tự nguyện, một cách đầy kiên nhẫn và đồng cảm ngồi nghe tôi "thú tội". Những gì xảy ra sau đó - tôi muốn nói đến sự ra đời của cuốn sách này - hoàn toàn bất ngờ đối với tôi. Giờ đây tôi chỉ còn lại một ý nghĩ đủ sức an ủi mình: Thế là cuối cùng mình cũng đã có thể thanh thản mà sống tiếp. Tuy nhiên mọi việc diễn ra thì không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Thỉnh thoảng, tôi ngừng lại suy nghĩ, nói ra những điều này để: rồi người ta viết nên cuốn sách này, liệu có phải chỉ vì nhu cầu muốn mọi người hiểu đúng về cuộc đời mình hay vì tôi vẫn đang còn rất nhiều ham hố? Hoặc ai đó sẽ đặt câu hỏi, người này còn tham vọng gì nữa đây mà bỗng nhiên lại tâm sự hết, bộc bạch hết cho người đời xem từ trong ra ngoài? Tôi tự hỏi, chẳng lẽ mình chưa đủ "tai tiếng" à? Tại sao mình lại bị cuốn vào việc này một cách rất say sưa? Tỉnh táo nghĩ lại như thế. Và tự trả lời: không phải. Tôi đã sống một cuộc đời thường có cả điều đúng, có cả điều sai, có cả những đau khổ tự chuốc lấy trong khi đó tôi cũng trút đau khổ lên không ít người khác. Tôi có cả một tuổi thơ cay đắng mà không biết đổ lỗi cho ai. Tôi từng có thể muốn gì được nấy, những thứ mà bất cứ người bình thường nào cũng đều thèm khát. Và ngược lại, tôi cũng phải đối mặt với biết bao sự ê chề trong đó có cả do tôi, có cả do người khác gây cho tôi. Tóm lại tôi chẳng việc gì phải dựng nên những thứ mà tự nó đã chật kín trong cuộc đời mình rồi. Nhưng nếu vẫn có ai đó không tin mục đích của tôi khi chấp nhận có cuốn sách này, thì tôi cũng không hề vì thế mà thiếu tôn trọng họ. Chúng ta được đào luyện trong một môi trường mà lòng thành thật không phải lúc nào cũng được đặt ở những vị trí xứng đáng. Đôi khi tôi lại nghĩ, hình như mình đang "vạch áo cho người xem lưng". Những lúc ấy tôi chỉ muốn bảo thẳng với Bùi Mai Hạnh - người càng ngày càng tỏ ra hiểu tôi hơn tôi tưởng với một sự kiên nhẫn vô bờ bến - có lẽ dừng lại thôi, quẳng đi thôi. Tại sao tôi lại cứ phải làm cho những người thân của mình đau lòng? Nhưng hoá ra người đau lòng nhất lại chính là tôi. Giờ đây thì mọi việc đã không thể nào dừng lại được. Thôi thì ai muốn nghĩ gì về tôi là quyền của họ. Tôi chấp nhận cả sự nguyền rủa. Bởi vì nếu cuốn sách này trở thành nguyên nhân của những hiểu lầm có thể xảy ra, thì nó cũng đồng thời là một cơ hội để tôi tự thanh tẩy tâm hồn mình. Mục đích lớn nhất của tôi là sám hối mặc dù tôi biết không phải mọi sự sám hối đều được tha thứ. Tôi muốn tự trừng phạt mình thay cho một sự trừng phạt từ trên cao sớm muộn rồi cũng giáng xuống… Tôi chịu trách nhiệm trước lương tâm và luật pháp về tính chân xác của những sự kiện, những câu chuyện được viện dẫn trong cuốn sách này. Tôi không muốn vì sự sám hối của mình mà có thể làm tổn thương đến bất cứ ai. Những nhân vật được nhắc tới chỉ bởi vì họ đã góp làm nên một phần cuộc đời tôi, thuộc về cấu trúc tạo nên số phận tôi. Thiếu họ trong câu chuyện, tức là tôi không thể hoàn thành tâm nguyện là thành thật đến tận cùng về bản thân mình. Ngoài điều đó ra, bất cứ sự gây hiễu lầm nào cũng có thể coi là sơ xuất bất khả kháng, ngoài ý muốn của tôi. Và thể nào cũng xảy ra điều tương tự với người này người kia nên tôi xin được bày tỏ trước niềm hối tiếc và mong các vị rộng lòng lượng thứ. Không hiểu sao cứ mỗi khi sắp kiệt sức, chẳng hạn như lúc này, lúc mà tôi phải nói những điều thật khó khăn, tôi lại nhớ bà ngoại. Bây giờ bà đã về Trời. Bà mất khi gần trăm tuổi. Lần cuối cùng về Hải Phòng thăm bà ốm, tôi được bà trăng trối: "Nếu như, sau khi chết đi mà bà biết rằng bà còn có thể phù hộ cho ai đấy, thì người đó sẽ là cháu. Bà phù hộ cho cháu luôn hạnh phúc". Tôi tin rằng chính bà ngoại đã thể hiện sự phù hộ, như bà hứa, khi mách bảo cho tôi những gì tôi cần phải làm trước khi lại được về làm đứa cháu gái tội nghiệp của bà. LÊ VÂN