Hai hôm sau, khi đã tiếp được thơ phúc đáp, - vì trong bức thư gửi cho Tuấn, chàng có dặn bạn trả lời ngay cho biết thái độ của Chi, - Lương lại đến "túp lều tranh". Vì năng qua lại nên chàng đã nhớ được những giờ mà Yến đi vắng. Chàng chủ ý muốn được gặp Chi trong trường hợp ấy vì muốn nói chuyện riêng với nàng. Vào đến sân, thoáng thấy bóng nàng ngồi sau cửa sổ, lòng người thiếu niên bỗng rộn rã lạ thường. Chàng sượng sùng đứng nấp vào gốc cau để toan tránh mặt, nhưng thấy Chi đã ngẩng lên trông, chàng đành thờ thẫn bước vào như một cái máỵ Nhưng, chỉ qua cái giây phút hồi hộp đầu tiên là Lương lại trấn tĩnh được ngaỵ Chàng lặng lẽ đến chỗ Chi ngồi, cố lấy giọng tự nhiên hỏi: - Thưa cô ngồi chơi! Chi mỉm cười sẽ nhắc: - Ngồi thêu chứ ạ! Rồi, không để cho Lương nói khơi mào nàng thong thả đáp: - Thưa ông, chắc hôm nay ông sang bên này là định hỏi tôi về bức thư hôm nọ. Nếu thế, tôi xin vui lòng trả lời ông. Câu nói đột ngột, sống sượng bỗng làm cho Lương phải bồi hồị Chàng thực không ngờ rằng Chi lại tự nhiên như thế. Mà giọng nói khô khan, lưu loát của Chi đủ tỏ là nàng đã rắp tâm làm cho Lương phải đày đọa để trả thù xưạ Nhưng khách ái tình nào biết được lòng nham hiểm của bạn nữ lưụ Chàng thấy Chi nói trúng ý thì cảm động, im thin thít. Chi lại hỏi: - Thưa ông, có phải như thế không ạ? Lương gượng cười: - Vâng quả thế! Cô thực là người cao đoán. Rồi chàng bẽn lẽn tiếp: - Lòng anh, em đã rõ, còn em, em nghĩ saỏ Chi dừng kim thêu, thỏ thẻ đáp: - Thưa ông, em thực khó nghĩ quạ Hẳn ông cũng đã biết là em bị người ta lừa dối một cách đáng thương. ấy cũng vì thế mà en sinh bụng nghi ngờ... Thưa ông, như vậy em không thể nào tin lời ông được: khẩu thuyết vô bằng! Lương sẽ cất tiếng dịu dàng: - Thì cô thử thí nghiệm xem saọ - Vâng, tôi cũng định... (Chi ngước mặt nhìn Lương, miệng tủm tỉm cười). Nhưng thử lòng nhau có nhiều cách, biết ông có ưng để em thí nghiệm như ý em không? Lương đã hết thẹn nên quả quyết đáp: - Anh rất vui lòng, mà dù em có thử bằng cách nào anh cũng thuận. Chi cười: - Vâng nếu thế thì... Xin lỗi ông, người ta đối với nhau mà lấy tình chân thật thì bao giờ vẫn hơn. Em nghi ngờ cho lòng tốt của ông thực cũng là sự bất đắc dĩ, xin ông lượng thứ chọ Người ta bao giờ cũng chỉ nhẹ dạ một lần thôị Nếu quả ông thực lòng, thì trước hết phải hứa với em. Điều thứ nhất: Sau ba năm thí nghiệm, nếu em hết nghi ngờ em sẽ vui lòng!... Điều thứ hai: Ông phải đem cả gia tài ra bảo đảm cho lời hứa đó!... Nói đến đây Chi bỗng im bặt, vì nàng nhận thấy lời mình vừa thốt ra có vẻ tuồng. Nàng tưởng Lương sẽ cho mình là dở hơi, lố lỉnh, nhưng không, trái lại, chàng vẫn vui vẻ như thường. - Có thế thôi, em? Nếu vậy, anh xin đem danh dự ra hứa với em như thế... dù phải xông pha vào chỗ hiểm nghèo để được lòng em, anh cũng chẳng ngại chút nàọ Nghe lời thiết tha, Chi mỉm cười chế riễụ Nàng cố lấy giọng âu yếm: - Cám ơn ông, nếu được như vậy thì ông thực đáng cho em kính phục. Em sẽ vui lòng về ở... Lương cảm động se sẽ nói: - Thế bao giờ em sang? Chi đứng dậy ngẫm nghĩ một lúc: - Sáng mai, cũng giờ này anh mang xe hơi sang đón em. Bây giờ em còn phải làm xong bức thêu dở này và thu xếp công việc. Đêm hôm ấy, khi mọi người đã ngủ yên, nàng rón rén trỗi dậy, đến bàn học của Tuấn viết vội cho chàng mấy lời từ biệt: Thưa anh, "Nhờ anh giúp đỡ cho trong mấy tháng giời, em đội ơn anh nhiều lắm. Em thực phục lòng anh cư xử. "Nhưng nay em tự nghĩ nếu đời em cứ như thế này mãi thì vô nghĩa quá. Lẽ tất nhiên là em phải tìm lấy con đường có nghĩa hơn để mà đi, "Em xin nói ngay rằng em đã bằng lòng về làm bạn với anh Lương, vì anh ấy quả thực là người quân tử. "Như vậy có lẽ anh đã khinh em rồị Nhưng anh ơi, anh khinh em cũng xin chịu, nếu anh rộng lòng tha thứ cho em, em rất cảm ơn." Em anh CHI Viết xong mấy câu đó. Chi thở dài tự nhủ: "Chẳng biết anh có thấu cho nỗi khổ lòng của em không? Hay anh lại tin lời em là thật?" Sáng hôm sau, Yến vừa đi chợ khỏi thì Lương đã vào đón tình nhân. Thấy nàng như có ý chờ đợi, chàng mỉm cười bẽn lẽn. Nhưng không do dự, Chi gọi thằng nhỏ lên coi nhà rồi tức khắc đi ngaỵ Lương tuy ngượng vì sự sỗ sàng ấy nhưng cũng lặng lẽ theo sau như một cái máỵ Mấy bác thợ thêu đứng nói chuyện với nhau trong sân đình thấy hai người đi qua thì chỉ trỏ, bàn tán, khiến Lương xấu hổ mặt đỏ bừng mà Chi vẫn điềm nhiên đi bên cạnh chàng như đối với người chồng chính thức. Từ ngày vào ở trong làng Niềm đến nay, nàng ít ra khỏi ngõ nên họ giương mắt nhìn "vợ theo ông giáo". Lại thấy đi với người bạn vẫn năng qua lại nhà Tuấn, họ thì thào: - ấy chết! Họ dắt nhau đi đâu thế này! Kìa họ cùng ngồi ở đằng sau ô tô mày ạ! Rồi họ vỗ tay cười vang. Nhưng tiếng xe mở máy rầm rầm át hẳn tiếng cười chế riễụ Một lúc sau, Chi đã đi xa "túp lều tranh", nơi nàng trú ẩn bấy nay, nàng đưa mắt nhìn Lương thấy chàng có dáng buồn bã thì mỉm cười sẽ hỏi: - Anh sao thế? Lương thở dài: - Phiền quá em ạ, anh chưa kịp nói gì với anh Tuấn. - Em đã nói với anh ấy rồị - Thực không? Em chỉ được cái hay chế riễụ - Lại chẳng thực! Ai đời, mình bỏ nhà người ta để đi chỗ khác lại không có thư từ biệt bao giờ; anh cứ yên tâm. Nghe Chi nói, Lương mới hết lọ Nhưng từ đó hai người ngồi lặng thinh bên cạnh nhau, trong lòng vẩn vương những nỗi lo buồn. Một lúc sau chiếc xe hòm lịch sự của Lương đã đỗ ở trước nhà lầụ Chi giật mình nhớn nhác: - Nhà anh đây à? Bây giờ Lương mới thấy trong lòng vững chãị Chàng vội vã bước xuống xe rồi tười cười đưa tay cho người bạn gáị Không e lệ, nàng cầm tay Lương nhảy xuống xe một cách nhẹ nhàng. Vừa đi vừa ngắm tòa nhà đồ sộ, cây cối hoa cỏ tốt tươi, Chi tự lấy làm vui thích vì tưởng mình sẽ được phá phách hả lòng. Tươi cười nàng hỏi: - Anh giầu lắm nhỉ? Người nào tốt phúc mới được làm vợ anh. Lương cảm động nhìn nàng, âu yếm đáp: - Đã đành rằng thế nhưng đem cả gia tài, tính mệnh ra đổi lấy em, anh cũng còn e không đủ... Câu nói thiết tha chẳng làm cho Chi mảy may cảm động. Nàng cảm thấy một sự nịnh hót đáng khinh. Nhưng nàng cũng vờ hớn hở, cùng Lương dạo quanh nhà. Gặp vật gì đẹp nàng cũng lau chau hỏi, khiến Lương thích chí luôn luôn mỉm cườị Khi vào buồng khách, thấy hai chiếc ảnh lớn treo trên tường. Chi đoán là thầy me Lương nên dịu dàng hỏi: - Thầy me đấy à? Cảm động, Lương đáp: - Vâng, thầy me đấỵ - Các cụ bây giờ ở đâủ - Mất rồị Biết vậy Chi lại mừng thầm: hẳn không ai ngăn trở công việc của mình nữạ Suốt ngày hôm ấy Lương không lên bệnh viện chỉ ở nhà soắn suýt bên nàng. Tối đến. Lương lại dắt nàng lên thăm bệnh viện rồi vào hiệu vải mua mấy thức hàng tơ lụa và phấn sáp, nước hoạ Muốn Lương phải tiêu một số tiền lớn nàng chọn những thứ thượng hạng. Về nhà, Chi mới đem những đồ trang sức ra đeo và thoa phấn. Xong nàng quay lại nhìn Lương nũng nịu: - Em có đẹp không anh? Thì Lương thở dài như mê man: - Em đẹp lắm! Chi lại tươi cười: - à ra em đẹp lắm kia đấy! Nhưng anh có thật lòng đối với lời hứa hôm qua không? Lương không bối rối chút nào, bình tĩnh đáp: - Anh đã bảo: em muốn thế nào anh cũng xin ưng theo, em còn phải hỏi gì nữa! - Anh thực là người quân tử. Bây giờ em ra cái chương trình như thế này: ban ngày anh được tự do ở bên em, nhưng tối đến anh phải nghỉ ở bệnh viện, anh bằng lòng vậy nhé! - Xin vâng. Nói đoạn, Lương gọi hai tên đầy tớ lên trình diện và căn dặn chúng phải hầu hạ nàng cho tử tế. Xong chàng từ biệt Chị Lặng lẽ lên buồng ngủ, Chi bỗng cảm thấy hết nỗi hiu quạnh canh trường. Trong tâm trí nàng phảng phất bao sự lo ngại, hồ nghi không đầu mối...