Một chút hơi lạnh của cơn mưa hồi đêm qua còn để lại trong buổi sáng nay. Bảy giờ rưỡi nơi bến xe hiu hắt và ngôi quán bên vệ đường ướp lạnh buồn buồn. Mẹ Tường Vân, nàng và đứa em nhỏ cùng với tôi ngồi quanh chiếc bàn tròn. Bữa ăn sáng xong. Bây giờ mọi người đang uống cà phê chờ giờ xe chạy.Tường Vân đi một mình về Đà Lạt, chuyến xe khởi hành lúc tám giờ. Mẹ Vân hỏi tôi:- Mấy giờ rồi anh Lam?Tôi nhìn đồng hồ đáp:- Bảy giờ rưỡi.- Còn những nửa tiếng nữa. Mình tới sớm quá. Vậy mà cứ sợ trễ chuyến tám giờ.Tường Vân cười:- Mẹ hối con quá chừng.- Tại em bé ngủ trể. Em bé hư quá. Em bé nhớ chị Vân không?Đứa em nhỏ của Tường Vân ngồi một mình trong ghế nhe răng cười. Trên bàn là mấy túi bánh nhỏ. Tường Vân nói:- Tường Minh chê bánh mẹ ạ. Nó chỉ khoái kẹo.Mắt Tường Minh nheo lại làm cho mọi người phì cười. Tôi quậy đường trong tách cà phê sữa, uống một ngụm. Tường Vân ngồi kế bên tôi, mặt cúi xuống với từng nụ cười buồn.Tôi nói nhỏ cho nàng nghe:- Nửa tiếng nữa, buồn không?- Buồn.- Có nhớ Sài Gòn?- Nhớ nhiều lắm. Nhưng anh đừng nói lớn, mẹ nghe kỳ chết.Tôi ngó mẹ Tường Vân. Bà đang ngồi nhìn qua bên kia dãy nhà lầu cao. Đôi mắt của bà giống đôi mắt của Tường Vân, mỗi lúc nhìn lơ đãng trông có vẻ xa xăm, u buồn. Tôi nói chuyện với bà rất ít nhưng qua vài lần trong điện thoại lúc Tường Vân vắng nhà, bà nói giọng Bắc làm tôi tưởng lầm. Bà nói giọng Bắc như một người Bắc hoàn toàn. Hình như tôi vẫn còn e dè mỗi lần gặp bà. Có phải tại bà là người Bắc? Tuy nhiên Tường Vân bảo Mẹ nàng rất cởi mở, vui đùa và rộng lượng. Tôi cũng phải tin lời nàng, nhưng chưa được hoàn toàn phóng túng trong khi nói chuyện hay ngồi gần bà. Tình cảm của bà đối với tôi cũng khó hiểu, và tìm hiểu về người khác là một điều tôi không muốn chút nào.- Anh Lam uống cà phê đi chứ. Ngẩn ngơ vậy?Tôi biết hết rồi đấy nhé. Vậy mà Tường Vân nó giấu. Khó mà giấu tôi lắm. Mấy hôm anh tới để giấy ngoài cửa phòng. Giấu đầu mà lòi đuôi. Tôi xem mấy cuốn sách đã biết tên anh rồi, bây giờ có ký tắt tôi cũng đoán ra.Tôi không hiểu Tường Vân đã giấu Mẹ điều gì, nhưng những lời bà nói làm tôi ngượng. Tôi ngó Tường Vân. Nàng nói:- Giấu mẹ điều gì đâu?- Bây giờ mẹ nói hết tiểu sử của hắn cho nghe nhé. Xem có đúng không?- Thôi mẹ.- À, năn nỉ thì được.Chúng tôi vui vẻ cười. Một chuyến xe rời bến mang theo những hành khách. Có một vài người dừng lại ngó theo xe khi từ biệt. Tôi bỗng nghĩ đến chút nữa, tôi cũng sẽ đứng nhìn theo như thế.- Viết thư cho em nhé?- Viết.- Chắc anh Lam còn nhiều người để viết thư lắm nhỉ?- Không còn ai. Không có ai nữa.- Không tin.Tường Vân hỉnh mũi lại trong một cử chỉ hết sức dễ thương, nụ cười mỉm của nàng nhắc tôi nhớ hai chiếc răng khểnh. Tôi hỏi:- Sao lại không tin?- Vì... mà thôi. Cứ chắc chắn một điều là anh sẽ quên con bé ở trong mưa mù và sương khói phủ quanh năm ở Đà Lạt. Sài Gòn vui thấy mồ, sức mấy anh nhớ.Tôi chỉ biết cười. Ngay lúc này hay từ một buổi chiều mưa xa xôi trước cổng nhà số 40 Cách Mạng tôi đã biết đến một thứ tình cảm ngọt xớt ăn vào tim tôi. Nó không còn là một rung động nữa. Nó chao như chiếc lá. Và mùa thu là mùa để người ta quen nhau, yêu nhau. Từ đó lá mới vàng, con đường mới nhuộm mưa của thương nhớ. Tường Vân khi ngồi cạnh mẹ nàng còn là một cô bé. Sáng hôm nay tôi đưa cô bé về Đà Lạt. Nhưng khi vô bé bước xuống xe ở thành phố mộng tưởng ấy, cô bé sẽ là một người tình nhớ của tôi. Có phải như thế không em?Tôi nhìn dáng ngồi của Tường Vân, mái tóc dài nghiêng để trên vai, đôi mắt u buồn với tuổi mười bảy như cành lá biếc. Tường Vân đến với tôi như một ngày mưa và sương tan trên mặt hồ buồn.- Uống đi cô bé.Tường Vân nhìn cà phê mỉm cười:- Nhớ cà phê uống với anh Lam ghê gớm.- Bây giờ cũng uống với anh.- Bây giờ có thêm mẹ và Tường Minh.- Càng nhớ hơn chứ?- Em muốn ở lại Sài Gòn. Em không muốn về trên đó tí nào.- Thôi, về đi học.Mẹ Tường Vân bỗng hỏi:- Xem đã tới giờ chưa anh Lam? Không người ta chờ mình. Nắng đã lên rồi.Tôi nhìn đồng hồ lắc đầu:- Còn kém mười phút nữa.- Cứ lên xe.Tường Vân chỉ uống một ngụm nhỏ cà phê theo lời tôi rồi tất cả cùng đi lại chỗ chiếc xe chờ giờ khởi hành. Tường Vân đứng nói chuyện với Mẹ. Tôi tránh đi, vì đó là chuyện gia đình. Tôi dắt Tường Minh đi vòng vòng một lúc rồi quay trở lại. Bây giờ, Mẹ Tường Vân cố ý để cho chúng tôi đứng riêng với nhau. Tôi hỏi Vân:- Có nhớ những gì anh đã nói?- Dạ, nhớ.- Cố gắng học nhe, chắc chắn rồi anh sẽ lên thăm em một ngày nào đó. Khi gặp có nhớ không hay lại xem như người lạ?Tường Vân cười buồn:- Chỉ sợ anh không nhìn ra em.- Đừng bao giờ nói như thế nữa. Chúng ta sắp phải từ biệt rồi. Những ngày ở Sài Gòn mong sẽ làm cho cô bé nhớ mãi.- Anh có nghĩ rằng con bé sẽ khóc một mình khi nhớ Mẹ, nhớ Sài Gòn không?Tôi nhìn Tường Vân. Tưởng như chính giọng nói ấy là tiếng khóc. Tôi cười:- Em hãy còn bé. Bây giờ xa Mẹ, em mới nghĩ là hãy còn dại ghê gớm.Tôi bùi ngùi nhìn xuống mũi giày của mình. Khi tôi ngẩng lên thấy Vân quay cười với Mẹ. Tôi nhìn thấy cả mấy vạt nắng ửng nhẹ vắt qua dãy nhà lầu cao bên kia đường. Người ta mới đem phơi quần áo trên những sợi dây, và những màu sắc ấy bay múa trong gió, trong một khoảng không rực rỡ nỗi buồn.Tường Vân đùa:- Có nhắn gì Hạ không? Em làm người mang tin cho.- Khi nào lên anh sẽ nói cho nghe. Chọc anh hoài.Tôi dọa nàng:- Cấm đùa nữa.Tường Vân cười khúc khích. Mẹ Tường Vân đến bên nàng nhắc nhở thêm một điều gì đó. Và hình như bà cũng hỏi nàng về tôi. Bởi tôi thấy Tường Vân nhìn tôi cười khúc khích. Khi Mẹ quay đi, Vân nói:- Mẹ lấy địa chỉ và số điện thoại của anh rồi.- Chi vậy?- Khi nào cần, Mẹ gọi lại.- Hú hồn.- Sợ Mẹ không?- Có em anh không sợ. Bởi em chẳng bao giờ nói xấu anh, phải không?- Đừng tưởng, em vừa nói xấu anh xong đó.- Nói gì?- Anh có tật xấu nào em kể ra hết. Không có cũng phịa ra nói cho oai. Biết Mẹ nói sao không?- Dĩ nhiên là anh không biết. Vì anh đứng xa.- Mẹ nói anh gầy quá.- Đó đâu phải là một điều xấu.- Mẹ bảo anh phải ăn thêm nhiều cho lên vài cân nữa. Con trai gì qua cầu gió thổi cũng bay.- Anh sẽ mập.- Anh sẽ làm việc nhiều mà mập sao nổi?- Anh sẽ nhờ người ta bơm hơi vào thân thể mình như bơm vào bánh xe vậy.Tường Vân bật cười. Người tài xế bước tới gọi mọi người lên xe. Tường Vân ngồi ghế ngoài, băng thứ nhì. Nàng nhìn tôi qua khung cửa sổ. Tôi thấy lòng mình chùng xuống. Tôi bảo Tường Minh:- Đưa tay vẫy chị Vân đi bé.Mẹ Tường Vân trêu tôi:- Sao anh Lam không vẫy mà bảo em bé vẫy?Người tài xế mở máy. Tường Vân ngó tôi bằng đôi mắt mở lớn. Tôi im lặng nhìn theo chiếc xe từ từ ra khỏi bến rồi chạy lẫn vào trong đám đông khuất ở ngã ba đường. Tôi đi với Mẹ Tường Vân trở về chỗ để xe. Bà hỏi tôi:- Anh Lam phải tới sở ngay bây giờ chứ?- Dạ.- Anh đi đi. Tôi và em bé đón xích lô về. Khi nào tôi đi Nha Trang hay ra Đà Lạt tôi sẽ gọi tới. Anh nhắn gì cho Tường Vân tôi sẽ nói lại với hắn cho.Tôi cười. Đứng chờ vẫy cho bà một chiếc xích lô. Khi chiếc xe chở bà đi khuất, tôi mới bàng hoàng nhớ lại đôi mắt của Tường Vân. Đôi mắt hình như vẫn đang lẩn quẩn đâu đây. Tôi đứng nhìn những vạt nắng lên cao qua khỏi mấy bờ tường, nhưng ở một phía trời xa như mây đen đang kéo tới. Tôi chạy vòng trở lại con đường, xuống phố. Tám giờ, hình ảnh buổi tiễn đưa vẫn còn đọng lại trong mắt tôi. Những đám mây lúc nãy vẫn còn xa xôi bây giờ đã sắp sửa đổ xuống thành cơn mưa.Tôi tới chỗ làm không muộm lắm. Nhưng cũng vừa lúc cơn mưa ập xuống nước chảy ràn rụa khuôn cửa kính. Người bạn bước qua trao cho tôi mảnh giấy bảo có người mang tới lúc nãy. Tôi nhận ra ngay nét chữ quen thuộc của Hạ. Trên mảnh giấy, Hạ viết mấy giòng vắn tắt:“Anh,Em sẽ xuống. Đón em ở bến xe đò lớn khoảng 2 giờ trở đi. Nhớ đừng quên. Em không biết đường. Ly Hạ.”Tôi quên hỏi người bạn xem ai đã mang bức thư tới. Bức thư ngắn của Hạ nhắc tôi nhớ rằng hai đứa đã có một lời hẹn ở thành phố này từ xa xôi lắm. Rồi Hạ cũng về.Tôi nghĩ đó là việc thực hiện một lời hứa chứ không phải là biến đổi lớn. Tôi dửng dưng nghĩ rằng sẽ gặp Hạ Ở đây. Và biết rõ mình sẽ phải nói gì, rồi tình cảm sẽ ra sao? Tình yêu giữa tôi và Hạ, có đúng phải gọi như thế không hay là phải gọi cách nào khác? Tôi ngồi im lìm trong ghế. Tôi buồn hết sức. Tình yêu tự nhiên thành một thứ gì rơi tãn mát giữa thinh không. Dù sao tôi cũng đón Hạ.Người bạn phòng bên qua rủ tôi đi uống cà phê. Tôi từ chối.- Mới uống xong.- Uống nữa. Trời mưa, làm gì bây giờ?Ừ nhỉ, tôi cũng chẳng biết làm gì cho hết buổi sáng này. Tôi cười. Cùng với người bạn bước xuống quán. Tôi ngồi nhìn những bong bóng mưa kéo dài xuôi theo giòng nước cuốn về phía ống cống. Những bong bóng mưa mong manh vỡ tan. Trời lạnh và gió lớn. Những hàng cây run rẩy đứng trong mưa. Buồn.- Uống gì bạn?Tôi làm bạn ngạc nhiên:- Một chai bia.- Sao vậy?Tôi không buồn trả lời người bạn, mà quay qua nói với đứa trẻ con:- Cho một chai bia.- Lạ nhỉ, hôm nay phá lệ sao?- À.Người bạn gọi cà phê. Tôi có một chai bia với cái ly để sẵn đá trước mặt. Tôi cầm chai rót chất nước vàng óng ánh sủi bọt, viên đá tan từ từ. Tôi muốn say ngất để quên hết mọi chuyện, quên một người con gái mang tên Hạ. Quên lời hẹn trong thư. Quên một khoảng thời gian liên lạc với nhau. Tôi hoàn toàn hối tiếc tình cảm của mình, hối tiếc những bức thư. Nhưng tôi không uống được nhiều. Vài ngụm là tôi đỏ mặt. Và khi thấy đầu óc choáng váng là biết không còn uống thêm được nữa. Tôi ngồi im lìm nhìn mưa. Hợi lạnh vào đầy quán, những người ngồi lơ đãng nhả khói thuốc. Tôi nói với người bạn:- Mưa buồn quá phải không?- Bạn có vẻ thất tình?Tôi cười:- Buồn tình thì đúng hơn.Tôi thấy nụ cười của mình lồng trong đáy ly.Cơn mưa chan hòa cây lá bên kia đường. Tôi ngồi nhớ lại buổi sáng nơi bến xe đưa Vân đi. Bây giờ mưa cũng ràn rụa trước mặt nàng. Mưa có xóa tan hình bóng của tôi không?Người bạn trả tiền, kêu tôi về. Hai đứa bước ra ngoài đi nép dước mái che của những ngôi nhà để tránh mưa. Lên phòng, tôi ngả người ra ghế hát vu vơ một bài hát không nhớ hết. Căn phòng im vắng lạ lùng. Mưa mờ khung cửa kính, nhưng tôi vẫn trông thấy lơ ngơ mấy cái hoa đỏ chói trên sân thượng một ngôi nhà. Ngồi buồn, tôi ngủ lúc nào không hay. Khi người bạn gọi tôi, báo tin cho biết đã quá trưa, cơn mưa cũng tạnh tự bao giờ. Tôi dụi mắt ngó ra những bức tường lem nắng. Người bạn đứng cười rồi khuất dưới cầu thang. Tôi đi loanh quanh phòng một lúc rồi quyết định ra phố ăn cơm. Sau đó, tôi vào rạp chiếu xem một phim rất cũ chờ tới giờ hẹn ra bến xe đón Hạ.Bến xe khoảng hai giờ, trời nắng chói chang như đổ lửa xuống mặt đường. Tôi dựng xe trong bóng mát của phòng bán vé ngồi ngóng những chuyến xe về. Những chuyến xe to lớn dài ngoẵng đem theo bụi đỏ và bao nhiêu người đổ lại bến, nhưng không có chuyến xe nào có Hạ. Tôi xem đồng hồ đã hơn ba giờ, bóng nắng đã dưới chân. Chuyến xe cuối cùng đỗ lại, là lúc tôi quyết định ra về. Nhưng cũng từ lúc đó tôi thấy Hạ xuống xích lô ở bên kia đường. Hạ không trông thấy tôi, mãi cho tới khi tôi gọi nàng mới quay lại. Hạ ngỡ ngàng nói:- Tưởng anh đã bỏ về rồi chứ.- Cũng định về thì thấy em xuống xe.- Chờ lâu không. Em tìm mãi mới ra đường đi tới đây. Không ngờ xe xuống quá sớm. Mười hai giờ hơn đã tới bến, em về luôn nhà người bạn, sợ anh đón không gặp nên trở lại đây.- Tưởng em đi một mình.- Em đi với nhỏ bạn. Đi một mình nhà không cho.- Bây giờ em đi đâu, Hạ?- Đi đâu em cũng không biết nữa.- Ghé chơi đằng nhà anh một chút được không?Hạ gật. Tôi đạp máy và đưa Hạ về nhà. Buổi chiều trong thành phố đông đảo người, xe cộ, nắng chấp chới trên những tàng cây. Tôi và Hạ im lặng để nghĩ về mình hơn là để nói chuyện với nhau. Đối với Hạ hay đối với chuyến về này của nàng đã không gợi trong tôi cái háo hức mừng rỡ như xưa nữa. Nhưng tôi muốn giữ lại một chút êm đẹp cho những ngày Hạ Ở đây. Cũng như nàng đã cho tôi mấy ngày êm đềm trong dịp Giáng Sinh năm nào.Tôi tra chìa khóa mở cửa. Hạ hỏi:- Anh ở một mình?- Một mình.Tôi mời Hạ vào nhà. Hai đứa ngồi nói chuyện quanh quẩn về nhau, về thành phố, người thân. Tôi ngậm ngùi khi thấy tình cảm giữa tôi và nàng không còn nồng nàn như trước. Câu chuyện đã nhạt và lạnh. Ở tôi hay ở nàng? Một lúc tôi hỏi:- Tại sao em không nói với anh về Vy?- Vy nào, anh?Tôi cười, nhắc lại cho nàng nhớ. Hạ ngạc nhiên:- Ông ta đã nói với anh những gì?- Không phải nói thẳng với anh mà nói với người khác. Một cô bé quen với anh. Cô ấy nói lại cho anh nghe. Rất tiếc.- Nói gì, anh?- Ông ta bảo anh cướp người yêu của ông ta, lạ thật.- Ông ta dám nói với anh như thế sao?- Cái đó anh định hỏi em?- Giữa em và ông ta không có gì. Chỉ như một người bạn.- Anh không quan trọng sự liên hệ giữa em và ông ta. Nhưng anh không muốn bị mang tiếng ấy. Chuyện rồi, thành trẻ con hết. Anh không thích cái trò đùa này.- Em sẽ gặp ông ta, nói cho ông ta biết. - Không cần thiết nữa.- Anh giận?- Anh tiếc chứ không giận. Tiếc một mùa sương mong manh trên những đỉnh cây bay mưa ở thành phố này.Hạ cúi đầu im lặng. Tôi cũng im lặng ngó ra ánh sáng yếu ớt bên ngoài. Buổi chiều buồn bã quá. Tôi nghe tiếng chim kêu trên các khóm lá.- Em về.Tôi nói:- Có cần nói với anh một điều gì không?- Có nói bây giờ anh cũng không tin.- Chuyện không phải là lòng tin với nhau. Chuyện là anh bực mình. Nhưng thôi, không đáng để nhắc nữa, anh muốn em vui trong những ngày ở Sài Gòn. Bao giờ em về?- Em chỉ xin phép đi được ba hôm. Ngày mốt em về.- Lúc trước em bảo có bà con ở đây, sao không tới đó mà lại ở nhờ nhà người bạn?- Em không biết đường. Nếu gặp anh sớm ngoài bến thì tiện cho em hơn.- Lỗi tại em.- Không ngờ xe xuống sớm hơn dự định.- Bây giờ anh đưa em ra phố. Bao giờ em muốn về nhà người bạn thì về.- Nhưng anh đừng giận em.- Không.Tôi muốn nói “không còn gì nữa” để giận nhau đâu, nhưng không hiểu sao tôi dừng lại.Tôi đưa Hạ đi lòng vòng qua những con đường tới chỗ gởi xe thì kịp lúc mưa ập xuống. Tôi và Hạ chạy vào trú mưa dưới mái hiên của một cửa hàng. Cơn mưa thật lớn. Nước đổ ào ạt trên hè đường. Trời tối sẫm lại, lem luốc những ngọn cây phía bên kia công viên. Giờ này chắc Tường Vân đã tới Đà Lạt. Thành phố ấy chiều nay có mưa? Tôi nói với Hạ:- Mưa, chả đi đâu được hết.- Đứng đây chờ mưa tạnh rồi anh đưa em về.Và rồi mưa cũng tạnh. Tôi nghe như có một cái gì trĩu xuống giữa lòng mình, vừa buồn rầu, vừa dửng dưng. Ngày mốt Hạ về, nghĩa là sẽ chẳng bao giờ tôi còn đặt bước chân lang thang của mình trên con dốc Hai Bà Trưng dẫn xuống nhà Hạ nữa.Tôi đưa Hạ về nhà người bạn của nàng. Xe tôi dừng lại bên này đường. Hạ lặng lẽ, buồn rầu đi qua bên kia đường. Tà áo dài vàng màu hoa quì của Hạ bay bay theo gót chân. Tôi không nói gì thêm với Hạ. Thôi cứ hiểu là chúng ta không còn gì để nói với nhau. Cho tôi gởi trên tay em một lời từ biệt. Tình yêu đã phai như mùa lá. Và rồi lá cũng rơi theo buổi chiều tàn.Đèn xanh bật lên. Tôi qua một ngã tư đường. Buổi chiều ướt đẫm hơi nước và tôi thèm ngồi quán. Một ngôi quán quen thuộc đã đưa Tường Vân tới trong bóng tối của mấy bờ tường đá xanh và tiếng nhạc thoảng nhẹ như là gió. Tôi nghĩ tới bức thư sẽ viết cho nàng. Sáu giờ chiều. Giờ này Tường Vân đã tới nhà. Có thể nàng đang ngồi bên cửa nhìn mưa bay mù mặt hồ tưởng nhớ.
Hết