Tôi bồng con về sống với gia đình đủ ba ngày. Ba ngày để thấy mẹ sung sướng hạnh phúc và giàu sang nhờ chiến tranh. Thụy đã giúp mẹ những mối áp phe thật béo, béo như heo quay. Nhà tôi giờ to lớn dềnh dàng, người ăn người làm ran ran trong bếp. Xe cộ, bà bé, bà lớn nọ bà lớn kia lui tới tấp nập. Ba tôi ăn rồi đi câu, chơi mat chuoc, mẹ tôi ăn rồi ngồi tính tiền triệu. Chính tôi là đầu dây mọi nho của sự thay đổi này, tôi vẫn như xưa. Vẫn chiếc áo cánh màu trắng và chiếc quần sa-tin đen bóng. Vẫn thích uống nước cam tươi, thay cho rượu đắt tiền, vẫn thích duy nhất món thịt nạc chiên, thay vì bao ngu với yến sào. Tôi chẳng khác ngày trước bao nhiêu. Ăn uống có người lo, áo quần thợ may đến tận nhà đo, giao tận nhà. Nhưng mẹ thì lột xác hoàn toàn. Hột xoàn lấp lánh đầy tay, nụ cười hồng chói bạc tiền với vinh quang. Tôi về nhà mà như lạc đến nơi nào thật xa lạ. Ngày xưa Khanh đến ôm sách ôm vở trong tay giờ biến mất. Ngày xưa mẹ hiền lành an phận, giờ mẹ lên xe hơi xuống máy bay. Những bà bạn của mẹ phấn son xanh đỏ, ngồi cầu chiến tranh đừng biến mất, ngồi mong hòa bình đừng bao giờ đến. Những vụ thau lời nhiều hơn vốn phải có chiến tranh mới có được. " Mỹ mà rút về lúc này chị em mình ngồi vêu mõm lên". Mẹ cười cười bảo bạn bè như thế. Tôi đùa với bé Du, tóc bé vàng tơ như lụa đông phương ngày xưa. - Sẽ có ngày hết chiến tranh chứ mẹ, sắp sửa rồi đó. Mẹ lo lắng: - Thật hở con, ai nói với con đó? - Bộ mẹ thích đánh nhau hoài sao? - Thì đánh nhau ở đâu xa lắc chứ mình ăn thua gì con. - Nhưng ở nơi xa lắc đó biết bao nhiêu người đang khổ sở mẹ biết không? - Ôi ăn nhằm gì con lo, nhưng ai nói với con Mỹ sắp rút đó? - Thụy nói. - Hả, nó nói thì chắc đúng mất rồi. - Con thấy lúc này mẹ cũng có tiền rồi, nghỉ đi là vừa mẹ ạ. Kiếm tiền nhiều quá để làm gì đây mẹ? Mẹ hừ hừ: - Con này ăn nói như người mơ ngủ vậy, có tiền lại hỏi để làm gì à? Làm gì chẳng được, các cụ cha nói có tiền mua tiên cũng được đó thôi. - Nhà sửa cao đúc ba tầng rồi, mỗi người một phòng, xe hơi có rồi, người làm có rồi, giờ mẹ làm tiền để làm gì nữa đây? Mẹ ngửa mặt cười, nụ cười làm mẹ trẻ hẳn lại, hay giàu sang làm mẹ đẹp hơn xưa? - Trời ơi con tôi nó điên, con không biết à, có tiền muốn đi chơi đâu cũng được, Hồng Kông, Nhật Bản, Mỹ, Tây, Tàu, đi đâu cũng được hết. Mẹ định làm vài vố nữa rồi đi chơi voi°’ bác Vĩnh Lợi một vòng đấy. Tôi vuốt tóc con: - Nhưng không nơi nào đẹp và vui bằng quê hương mình đâu, con bảo đảm với mẹ như vậy đó. Thụy giục con đi ngoại quốc hoài con không thèm. - Sao ngu ngốc vậy? - Con khôn chứ sao lại ngu. Đất người ta, ngôn ngữ bất đồng, sinh hoạt cũng khác mình, chán òm. Con có con bạn chồng nó làm tùy viên ngoại giao, đi hết nước này đến nước kia. Hai vợ chồng rúc trong phòng chơi với nhau, ngó mặt nhau, ngoài ra chẳng còn ai để nói chuyện nữa. Ăn thì ăn toàn thịt trừu. Ra ngoài đường lạc lõng như con thú cô đơn. Nó chán quá mà không biết làm thế nào? Đành ôm riết ông chồng đẻ thật nhiều con, dạy nói tiếng Việt nam nghe đỡ buồn. - Ối dào tao đi chơi vài bữa cho biết đó biết đây chứ ở lì sao mà sợ. Ấy ai như bà trung tá Chương. Tôi định đứng lên bỏ vào phòng nhưng không kịp: - Lâu quá mới gặp bà Thị Trưởng, sao mạnh không? Trời, càng ngày càng đẹp ra thế này chả trách nào... Quay sang mẹ, bà trung tá nói: - Có một món ngon lắm phải có chị mới tính được, chị sửa soạn đi với tôi đi, trúng vớ này cả triệu bạc cho coi. - Sao Ngọc, ấy chết bà Thị Trưởng khỏe không? - Dạ Cũng bình thường. Bà nheo mắt ngắm tôi: - Trời ai lại ăn mặc thế này bao giờ? Áo trắng quần đen. Trời ơi lạ thật thoi. Tôi cười nhẹ, từ lúc bước vào nhà, bác Chương chưa cho hai môi nghỉ. Nói liên miên vậy mà an( ít nghèo tiền chắc bằng cây tăm. - Cháu có tính xây thêm nhà cho Mỹ thuê hay mở vài cái bar không? Ơ... ơ, bác quên, bà thị trưởng... Mở bar lợi lắm, hơn nữa có đại tá đứng sau che chở. Tôi thở ra: - Dạ không, cháu thấy đủ rồi, lắm tiền nữa làm gì hở bác. Hơn nữa cháu không rành ba cái việc đó. - Thì cháu cứ gật đầu để bác tính hết cho. Chỉ cần cháu đứng ra làm thôi. Tôi nhăn nhó: - Dạ Thôi, bác ngồi đợi mẹ cháu, cháu đi công chuyện. Bà trố mắt nhìn theo, chắc ba nghĩ tôi điên. Ai trong thành phố này cũng nghĩ tôi lấy Thụy vì tiền. Đứng trên lầu cao, nhìn xuống những mái nhà lè tè chung quanh. Đứng trên lầu cao nhìn xuống, thấy mẹ bước lên cái xe bóng loáng có tài xế đội kết trắng trịnh trọng đón hầu. Lòng tôi thắt lại, buồn mà không hiểu vì sao mình buồn. Trên đất nước này có bao nhiêu nguòi đàn bà, bao nhiêu người đàn ông mong chiến tranh ở lại mãi mãi. Trên đất nước này có bao nhiêu người thực sự hy sinh cho chiến tranh để họ ngồi vỗ tay mừng rỡ chiến tranh, để họ ngồi chau mày sợ sệt hòa bình? Người mong thanh bình và người yêu chiến tranh ai, nhiều hơn ai? Và trời, trời chiều theo ai? Ba ngày về với gia đình tôi muốn sống trọn vẹn cho ba mẹ tôi, nhưng ba đi hoài, mẹ đi mãi. Vụt như cơn mơ, mẹ phút chốc ngồi trên đỉnh đầu chiến tranh, mẹ phút chốc ngồi trên sao sáng, ngồi trên đỉnh hoa chậu rực rỡ những bạc tiền. Rời gia đình, thay vì về với Thụy để chờ đợi chàng, tôi bồng con lên máy bay rời thành phố cũ. Suy nghĩ nát óc, tôi đành chọn nơi đến là Sài Gòn. Vì với uy thế là thị trưởng, nếu tôi đến bất cứ thành phố nhỏ nào Thụy cũng tìm ra tôi dễ dàng. Sài Gòn lớn, Sài Gòn mênh mông, người ta tìm nhau như tìm cánh chim bay trong rừng. Ngôi nhà nhỏ tôi thuê ở tạm nằm trong con ngõ khá xinh. Xa Thụy một ngày buồn như chết một ngày. Những liên hệ xác thịt thật ra ghê gớm hơn tinh thần. Chắc hôm nay Thụy về nhà rồi, hình dung chàng cuống cuồng đi tìm, hình dung chàng nhăn trán khổ đau, lòng tôi như thắt lại. Tim tôi như rướm máu. Tôi ngồi lặng trên ghế nhớ Thụy bủn rủn cả tay chân. Bỏ đi lần này không một lá thư gởi lại cho Thụy, không một lời dặn dò. Bỏ đi lần này chắc là mãi mãi không còn trông thấy anh. Thụy đăng báo tìm tôi, mẩu nhắn tin đăng khắp các tờ báo xuất bán hàng ngày dưới một cái tên gọi chỉ mình tôi với chàng biết: " Băm-bi em phải trở về ngay, nếu không anh sẽ bỏ đi luôn ". Băm bi là tên gọi chàng gọi tôi trong nhà. Mỗi ngày tôi mua mười tờ báo để khóc vì lời gọi của Thụy. Tuần lễ sau báo vẫn gọi Băm bi trở về nhưng tôi tránh xa sạp báo, thấy báo là mặt tôi tái đi. Tôi dặn chị giúp việc cấm không được mua báo. Tôi sợ lòng tôi yếu đuối ra đi rồi lại trở về. Nếu Thụy tìm đến chắc chắn không cưỡng nổi chàng, chắc chắn tôi lại về làm vợ chia chung chồng người. Rồi ăn năn thống khổ dày vò từng cơn. Tôi tránh đi xuống phố. Tôi tránh những con đường lớn Thụy có thể đi. Nhà tôi ở trong xóm, một xóm nhỏ như bao nhiêu cái xóm khác ở Sài Gòn. Vừa thương vợ Thụy vừa ghét thù. Vừa yêu Thụy vừa kinh hãi Thụy. Có rất nhiều đêm tôi mơ vợ Thụy chết. Hạnh phúc của tôi chỉ khi vợ Thụy chết đi. Tàn nhẫn thật, lòng dạ của kẻ cướp chồng người như tôi. Đêm nào tôi cũng ôm gối thao thức. Nỗi buồn như thấm đều trong máu xương da thịt. Mất hết tương lai mất hết hy vọng. Người ta xa chồng còn mong ngày gặp lại, tôi xa chồng sợ ngày trùng phùng. Tôi bỏ đi, hết dám ước mong. Mỗi chiều tôi ôm con khóc thầm trên tóc con thơm mùi sữa. Khóc thầm với da thịt con thơm mùi của Thụy. Nó là máu thịt của chồng tôi, nó là hình ảnh của chồng tôi, nó là đời sống bây giờ của tôi. Ngoài con ra, tôi chẳng còn gì. Mãi đến hôm nay tôi mới hiểu tôi yêu chồng tôi hơn yêu Khanh. Tình yêu Khanh mênh mông như mây trên cao. Tình yêu Thụy là chính xác thịt mình là chính con tim mình khắp nơi trên người tôi, li ti trong cùng thẳm, nơi nào cũng dành cho Thụy. Đau đớn cho tôi Thụy lại là chồng của người. Đêm Sài Gòn về chậm. Thành phố vẫn náo nhiệt và bừng bừng, dù nắng đã tắt, dù đèn đường dã lên vàng vọt trên cao, ở trong nhà mãi, sợ bé Du thiếu thốn khí trời và buồn hai chân, ngôi nhà tôi thuê không có vườn cỏ xanh, không có sân chơi cho bé Du như ở nhà bố nó. Tôi để bé trong xe đẩy ra công viên ngồi hóng gió. Hai quả bóng bay cột xe Du cứ chập chờn bay lên bay xuống. Hạnh phúc của mẹ và con bay tít tận trời rồi Du ơi, Thụy ơi! Những ngày con gái mơ mộng. Tôi ngồi dệt thật nhiều mơ ước nhưng chẳng bao giờ tôi nghĩ mình sẽ đi ăn cắp hạnh phúc của người làm hạnh phúc của tôi bao giờ. Chồng tôi giành giựt được, hạnh phúc là của người. Tôi giờ trắng sạch đôi tay. Tôi giờ trống không linh hồn. Đối với tôi nỗi bất hạnh ghê gớm nhất là trót yêu thương một người đàn ông đã được dành độc quyền. Tổ tiên mình thật thâm và tinh quái, đã cột chặt người đàn ông và một người đàn bà mãi mãi không thể chia xa. Thụy không bao giờ là chồng tôi. Thỉnh thoảng muốn tôi vui chàng ngượng nghịu gọi tôi bằng vợ. Chữ vợ chàng dùng nhẹ tênh và rời rạc. Chàng nói chàng cũng ngượng, tôi nghe tôi cũng buồn. Giờ tôi ngồi đây như một góa phụ, ngóng về hạnh phúc đầu tiên như một chút kỷ niệm thoáng qua. Tôi gọi thầm anh ơi. Tôi kêu thầm Thụy ơi. Suốt đời em gọi thầm tên anh, anh có biết không? Thỉnh thoảng như kẻ mộng du, hơn thế nữa như đã điên cuồng, tôi lại mò đến cổng nhà vợ chồng Thụy. Đứng từ một góc tôi nhìn vào cái hạnh phúc hợp pháp, cái hạnh phúc được bảo đảm được chấp nhận như một uy quyền rất thiêng liêng. Nhà vợ anh. Nhà vợ anh. Ba chữ buồn hơn tru di tam tộc, ba chữ thảm hơn án tử hình. Ba chữ buồn hơn định mệnh gái điếm. Đứng đó nhìn vào cái hạnh phúc màu vàng của vợ con chàng. Vắng tôi, vợ bé ra đi thế nào Thụy cũng về thăm vợ. Chàng đã về thật, chiếc xe đã đậu dưới bậc thềm, cánh cửa sổ đã mở ra. Chàng đã tìm về hạnh phúc cũ. Biết sẽ như vậy, phải như vậy, sao đêm nay mình lại buồn chảy rong rong nước mắt ra vì tủi? Sao đêm nay mình chết lặng ngồi đây? Sao đêm nay mình tê tái linh hồn? Mình ra đi không phải để trả Thụy về cho khung ấm yên vui đó sao? Ngôi nhà của vợ anh mang số Hai mươi, một con đường lớn. Ngôi nhà của vợ anh tọa lac trên một con đường đẹp đẽ và sang trọng. Nhà em ở ẩn sâu trong ngõ, em thật điên khùng ra đi để hết lại cho anh. Tự ái đôi khi là nết ngu. Tôi đã đứng ở đó, từ một góc đường tăm tối nhìn vào nhà vợ người yêu. Tôi đã tìm thấy một chiếc sơ mi quen thuộc, hình ảnh chiếc sơ mi phơi ở một góc sân thượng làm đau buốt con tim. Hình ảnh chiếc áo màu olive định mệnh của đêm nào trên bãi vắng làm thắt cả ruột tôi lại. Tôi dựa hẳn vào tường, bức tường hình như cũng nín câm như tình yêu của tôi bây giờ chết lặng từng cơn, cơ thắt từng hồi. Không, rõ ràng bà ấy sung sướng hơn tôi, ít nhất cũng hãnh diện được mọi người xưng hô là bà Vũ Thụy. Cùng được phép ghép chung tên với chàng trong mọi giấy tờ, từ khai sinh cho con đến những lời chúc mừng người chia buồn bạn bè trên báo: Ông bà Vũ Thụy. Không hề có tôi trong cuộc đời chàng. Đêm Sài Gòn lạnh, ngày đáng ghét bao nhiêu đêm gợi tình bấy nhiêu. Ngày bụi bặm nóng nực đêm thanh thản trời trôi. Tôi ghét những giờ tan sở của Sài Gòn nhưng tôi yêu những giấc trưa lười biếng những đêm hiu hiu chất tình. Sài Gòn về đêm đẹp như người đàn bà vừa rời phòng tắm, thu nhan sắc mát rười rượi, thu nhan sắc đẫm ướt mê man. Và trong đêm Sài Gòn yêu dấu đó. Tôi rình mò nhà vợ người yêu. Tôi đứng tiếc nuối thu hạnh phúc đã một thời tôi ăn trộm được. Kẻ trộm bốc đồng đem trả lại kho chủ, giờ dở khóc dở cười. Có kẻ trộm nào đem giao trả về chủ cũ cái kho tàng vô cùng quí giá là người đàn ông như tôi. Chẳng có đau đớn nào ghê hơn, chẳng có nuối tiếc nào não nùng hơn nữa? Tôi muốn gào to lên một tiếng để gọi chàng ra với tôi. Tay tôi dã run rẩy định nhấn lên nút chuông. Rồi thôi, băng giá như đang đi một mình trên đường sắt xuyên Tây-Bá LơíA. Tôi thất thểu trở về nhà, những bước chân đi cũng lê thê tưởng chừng mãi mãi, như con đường sắt băng qua đông tuyết phủ. Những giọt nước mắt cũng đóng băng trong hồn. Tôi trở về nhà u uẩn và câm nín rồi đưa con ra ngồi đây, dưới ánh đèn công viên, soi vòm lá cây xanh tối, tôi tưởng như mình vừa tàn một giấc mơ. Có phải tôi vừa ở nhà Thụy về dây không? Có phải tôi vừa tiếc nuối định vươn tay nắm giữ lại chàng. Nếu tình yêu ngoài hôn nhân là một tội lỗi thì tội lỗi ơi. Ta mê mi? Ta thèm mi ta khát mi và ta sẵn sàng chết vì mi. Đêm vẫn dâng lên mãi. Thời gian không bao giờ ngừng. Ta mất đi một ngày hạnh phúc nữa là mất hẳn, mất không cách gì níu kéo van xin. Bỏ nhau một ngày, không đến với nhau, không tìm tới nhau là mất một ngày thần tiên, là mất một ngày đáng sống. Anh ơi, sao không đi tìm em? Em chờ anh đi tìm em, khát khao chờ anh tìm được em? Vì một ngày không có anh là chết hẳn một ngày. Đời ngắn quá anh ơi, trôi thêm một ngày rồi anh có biết không? Hai tháng ba ngày chúng mình không trông thấy nhau không yêu nhau và không ôm ấp bên nhau. Em đếm từng ngày em tiếc từng phút, anh có biết không? Cái tôi thương nhất trên đời là hôn nhân. Cái tôi thù nhất trên đời cũng là hôn nhân. Bởi không bao giờ tôi chuẩn bị làm vợ bé nên giờ tôi ngỡ ngàng nuối tiếc. Ngày xưa tơi toan tính bao nhiêu chuyện, thề nguyện bao nhiêu điều. Rằng sau này lấy chồng mình sẽ tôn kính chồng mình, mình sẽ nghiêng mình trước tự do của chồng mình, sẽ yêu chồng và thề tự đâm ngực mình khi chồng gian dối. Tự sỉ vả mình khi chồng ngoại tình. Mình sẽ buông xuôi hai tay cho chồng mua nhà mới sắm giường êm cho bà khác nếu chồng yêu người ấy. Mình sẽ đóng nắp vali cho chồng mình xách gói ra đi tìm hạnh phúc khác, nếu mình hết là cõi hạnh phúc của chồng. Mình sẽ cắn răng lại mà cười thật hiền nếu bắt gặp chồng mình đi với tình nhân. Mình sẽ uop mat nho trên môi mà nói với tình địch rằng, cô cứ tự nhiên. Mình sẽ khoan thái từng bước mà đi cho chồng mình bóp nhẹ tay nàng. Mình sẽ cười chứ không thèm khóc khi chồng tuyên bố yêu cô khác. Mình sẽ đẹp chứ không xấu khi chồng ngoại tình, mình sẽ đi mỹ viện khi chồng dối gian. Và mình sẽ mở rộng hai cánh cửa nghiêng mặt mời chàng rời khỏi mái nhà vợ chồng. Anh đi đi nhé, và đừng bao giờ trở về. Em không hèn nên để anh đi không thèm giữ. Vậy anh đừng hèn mà trở về đây. Cũng bởi mình khác thường, chưa có chồng đã tính chuyện rẫy nhau, bây giờ mình không bị chổng bỏ để lấy vợ hai, đê mê vợ bé. Mình lại làm vợ bé người? Tính sao bây giờ? Lời nguyện sai bê sai bét hết rồi. Toan tính trật đường rầy hết trơn. Mình toàn dự định những thái độ của vợ lớn khi chồng phụ bạc. Giờ mình làm bé? Yêu nhau cũng có nghĩa là phụ tình nhau. Vì có bao giờ thật đúng như ước mơ? Bé Du chơi chán mếu máo đòi bóng. Quả bóng khởi đầu là hạnh phúc của bé, là thiên đàng hồng xinh giờ bé chán rồi, giờ bé đòi thứ khác. Người đàn bà nào cũng có ngày bị chán chê như quả bóng trên xe bé Du. Chàng còn đang yêu me, mình bỏ đi thật khùng. Tôi bế con ngồi lên đùi, cầm hai tay bé vỗ võ vào nhau: - A ba về... a a ba về.. Du nhơn nhác nhòm quanh như tìm bố. Ruột tôi co ngắn lại. Tim tôi khô bong. Mắt Du bỗng sáng rực lên hai bàn tay dơ ra vẫy vẫy. Chiếc miệng xinh cười toe toét. Tôi nhìn lên theo bé Du rồi lập bập rồi run cùng khắp người: - Khanh! Khanh cũng kinh ngạc nhìn trân trối. Tôi ngồi lìm trên ghế. Đời sao như còn say. Mắt tôi hoa lên, có lẽ tôi say đôi mắt người xưa rồi. Khanh im lặng nhìn, tôi im lặng ngó. Rõ ràng thời gian thuộc quyền con người. Mấy giây mấy phút mà lâu đến thế này? Bé Du nhận ra Khanh không phải là bố lại méo sệch miệng đi muốn khóc. Bé quẫy trên đùi tôi, hạnh phúc cũng quẫy mạnh trong lòng tôi như thế? Mãi một lúc sau Khanh mới nói: - Anh không tin vào mắt anh nữa. Anh không ngờ được gặp lại em. Tôi nhìn Khanh bởi chỉ còn biết nhìn: - Anh vẫn như ngày xưa. Khanh có vẻ xúc động, chàng đăm đăm ngó tôi: - Em vẫn như ngày xưa, vẫn bé bỏng và dại khờ. Tôi lắc đầu đặt tay lên má con tôi: - Con của em đấy anh. Khanh gật đầu: - Đôi mắt giống em. Rồi là lặng lẽ rồi là âm thầm. Khanh mặc áo trần bóng mai đen trên cổ áo. Hai cánh tay vùng cơ đam mê sóng mũi cao bờ môi tình. Giờ đây mưa đầy nắng giờ là gió sương. Đời toàn những chuyện tình cờ như chiêm bao. Chẳng bao giờ tôi nghĩ sẽ gặp lại Khanh trong cảnh này? Bởi chẳng bao giờ tôi nghĩ đêm nay tôi gặp lại Khanh. Người yêu cũ. Giờ Khanh là cố nhân, giờ Khanh là kỷ niệm. Nhìn nhau tha thiết mấy cũng đến thế thôi anh ạ. Biết nói gì với anh bây giờ? Còn yêu anh ư? Bâng khuâng quá. Còn nhớ anh ư? Xót xa mất rồi. Khanh lên tiếng: - Em có nhớ anh không? Tôi toan nói với chàng rằng không, không hiểu sao tôi lại gật đầu: - Quên anh thì biết nhớ ai nữa bây giờ. Khanh ngồi xuống bên tôi cầm nhẹ tay bé Du lắc lắc, giọng chàng chùng xuống như nốt đàn sầu: - Anh vẫn theo dõi em, anh biết em bỏ Thụy ra đi, nhưng không ngờ em lại ở đây, nhà anh cũng ở khu này. Tôi tò mò: - Sao anh biết em bỏ đi? - Thu Hải cho anh biết, anh đọc báo thấy Thụy nhắn tin. Thụy cố giấu giếm bằng cách gọi em là Băm Bi, nhưng anh vẫn linh cảm ra được. Đây em đọc đi. Tôi nhìn chàng rồi nhận lấy tờ báo. Mắt tôi như dại đi vì buồn trên những dòng chữ đen: " Băm Bi trở về ngay, chương mục mang tên em không lấy ra được. Về thu xếp công việc rồi hãy đi. Anh chiều em tất cả và mọi điều." Gấp tờ báo lại trả cho Khanh. Tôi nhìn thờ ơ lên những ngọn cây tối, khe khẽ thở dài. Khanh xót xa: - Anh biết sẽ có ngày em ra đi, anh biết tính em mà, em ghen dữ dội lắm sao em chịu đựng nổi cảnh chung chồng với người. Em gầy lắm Ngọc à. - Người nào yêu nhau cũng thấy nhau gầy hết. - Giờ em tính sao? Tôi mỉm cười: - Tính gì nữa anh? Anh biết em bỏ đi rồi mà. Em tính rồi đó? - Em không hạnh phúc khi sống với Thụy? Tôi lắc đầu: - Anh lầm, em hạnh phúc lắm chứ, tại vì hạnh phúc nên em chạy trốn nó. - Anh không hiểu ý em. - Thụy yêu em hơn anh nhiều. Anh tư do yêu em và lấy em làm vợ nhưng anh đã bỏ em, anh đã đuổi em về để ăn cháo gà với Ly Hoa. Cả hai đứa mình lúc đó không đứa nào vướng vít gì hết, mất nhau lỗi tại mình chưa yêu được nhau thiết tha. Lỗi tại anh chưa hết mình với em. Thụy khác, Thụy đã mất hết tự do trong tình yêu vì Thụy đã có vợ con. Vợ chàng giữ chàng hơn giữ của cải vàng bạc. Những đứa con của chàng đã lớn, chúng đã biết mím môi giận ghét chàng khi chàng yêu em. Chúng đã đe dọa chàng. Chúng đe dọa chàng, anh nghe rõ chưa? Khi người ta có vợ có con khôn lớn, ngoại tình, người ta bị khủng bố tinh thần dữ dội lắm anh ơi. Anh tưởng tượng đi, có cái cũi nào ghê hơn vợ và năm đứa con của chàng. Vậy mà chàng vẫn yêu em, đau đớn mà yêu em. Thằng con lớn của Thụy đã đe dọa em với chàng, đứa con gái của Thụy đã quắc mắt nhìn em và chàng. Tình yêu phải ghê gớm lắm mới khiến Thụy bỏ vợ yêu em. Anh không thể so sánh với Thụy được. Em ghét anh, anh nghe rõ chưa? Khanh buồn bã ngó tôi, đôi mắt chàng vẫn vời vợi như ngày xưa. Tôi bối rối chớp mắt nhìn xuống. Không hiểu sao tôi nói nhiều thế này, nói xong mới giật mình bối rối: - Em xin lỗi anh. Khanh thở dài: - Em không có lỗi gì hết Ngọc ạ, tại vì anh đã ngu. Anh không hối tiếc, thú thật với em như vậy, nhưng bây giờ anh biết anh ngu. Tôi lắc đầu: - Thôi anh ạ, muộn rồi. Tôi đứng lên, hai chữ muộn rồi mang hai ý nghĩa nên Khanh buồn. Khanh gượng gạo nói: - Em sống một mình, có tiện cho anh ghé thăm không? Tôi gật đầu: - Không sao cả, nếu lòng anh đã thanh bình, anh cứ đến thăm em, mình coi nhau như bạn. Khanh lắc đầu: - Anh cần xác định lại. Anh yêu em, bây giờ và mãi mãi. - Em biết nhưng muộn rồi, thôi anh về đi nhé. Bé Du coi bộ buồn ngủ lắm rồi. Khanh dịu dàng: - Anh đưa em về không được sao? Tôi đứng lên: - Tùy anh, nếu anh thích, em bao giờ cũng quí mến anh. - Buồn gehê, gặp lại nhau em bình thản như người xa lạ. - Bộ anh muốn em bối rối và nghẹn ngào. Em lớn mất rồi, già nữa là khác. Đau khổ đã dạy em cười khi muốn khóc, đời đã dạy em cắn răng lại khi buồn, và đàn ông đã dạy em biết nuốt sầu khổ vào lòng. Khanh đứng sững lại trước mặt toi, hai tay chàng bất ngờ đè nặng trên vai tôi. Giọng chàng trầm trầm và ấm áp: - Ngọc, hãy nhìn thẳng vào mắt anh. Đưa con cho anh bồng cho và nhìn thẳng vào mắt anh. Em còn yêu anh mà. Chàng dành lấy bé Du, áp mặt lên tóc nó tha thiết nói: - Đừng điên khùng tự ái hào nữa, chưa phải là muộn, chẳng có gì muộn màng cả. Anh sẽ thương nó như con anh. - Không! - Tại sao? - Em yêu Thụy, giản dị có thế thôi. Khanh lắc đầu: - Em đóng kịch với anh làm gì Ngọc? Đừng kiêu hãnh ngu ngốc như thế nữa, đã đến lúc em phải người lớn thêm một tí nữa. Tôi thở dài: - Em xin nhắc lại em già rồi. Anh nghe rõ chưa? - Đối với anh em vẫn là con bé dại khờ vừa kiêu hãnh vừa đáng thương. Thôi, anh đưa em về đã. Bé Du vẫn ở trên tay chàng. Tôi nói: - Anh hên lắm nghe, thường bé Du hay lạ lẫm, nó không chịu theo người ngoài bao giờ cả. Chàng nhìn tôi: - Anh là người ngoài của em à? Nói gì tàn nhẫn thế? - Ít nhất cũng người ngoài của con em. Khanh buồn bã: - Em yêu Thụy thật à? Anh không tin. Tôi cười nhẹ: - Em yêu vì tiền, sao anh không nói nốt câu đó cho vui. - Cay đắng với anh có lợi gì không? - Yêu nhau cũng chẳng có lợi gì. Khanh gắt: - Ngọc. Tôi cắn môi nhìn chàng. Anh vẫn như ngày xưa. Thích bắt nạt em, đầy uy quyền với em và người lớn với em hơn cả Thụy. Thụy hơn em mười lăm tuổi chàng không quá người lớn với em như anh. Bộ đồ trắng làm chàng phong sương quá. Những phần da thịt màu đậm và những noi con trắng như ngày xưa còn đắm đuối yêu nhau. Bàn tay chàng có những ngón lớn kềnh càng nó làm tôi rùng mình khi nhìn, vì trí tưởng tượng của đàn bà một con bao giờ cũng tội lỗi hơn con gái. Tôi đưa dần mắt lên nhìn vào đôi mắt đen nhánh của Du như cầu cứu, mong hai bàn tay ngan sữa đó cứu tôi that tai uong yêu đương của Khanh. Khanh vẫn chưa buông: - Anh thấy giữa chúng mình bay giờ không còn gì trở ngại cả. Chính em bỏ Thụy mà đi. Em đi là phải, tính nết kiêu hãnh của em làm sao làm vợ bé mãi được. Ngay lúc đầu anh biết chắc sẽ có ngày em bỏ Thụy, bởi vậy anh bất đồng đợi em. Tôi lẩm bẩm: - Đợi em, để làm đám cưới với em hả? Có thật vậy không? Em không tin đâu, anh đợi em để trả thù em thôi Khanh ạ. Bây giờ anh có đám cưới em đâu? - Em rắc rối quá, giữa chúng mình bề ngoài không thành vấn đề. - Dĩ nhiên không thành vấn đề, nhưng nó là cái thước đo tình yêu của anh. Hồi trước anh nói yêu em, nhưng bảo cưới anh không cưới, anh lại rước người ta vào phòng ngủ của anh. Yêu, yêu là như vậy đó hử? Em không đủ sức yêu kiểu đó đâu anh ạ. - Em ghen đến bao giờ? Chuyện đã qua nhắc lại làm gì? - Đến chết em vẫn còn ghen, không thể bỏ qua chuyện anh rước người ta vào phòng ngủ được. - Như vậy là em còn yêu anh, chối nữa đi. - Không. - Còn. - Tùy anh nghĩ, nhưng thú thật với anh, em yêu Thụy nhiều hơn anh. Em lớn rồi, em thấy tình yêu thật nhất là da thịt. Tiếng sét hay thứ tình yêu lý tưởng chỉ là sản phẩm tưởng tượng của giới quí tộc. Họ đánh lừa chúng mình anh ạ. Tình yêu thật là tình yêu, chính là da thịt của mình. Là đàn ông chắc anh biết có ngây ngất nào hơn nữa không? Với em, chuyện đó dẹp, đẹp nhất trong mọi cái đẹp. Em không bao giờ cho nó là xấu cả. Em yêu chồng em, vì anh ấy đã thật sự là chồng của em. Giản dị phải không anh? Khanh mỉa mai: - Chồng của em, có thật Thụy là chồng của em không? Hay là... Tôi mím môi mà cười, tôi nheo mắt mà xót: - Vâng em quên, anh ấy là chồng của bà Vũ Thụy. Báo chí người ta vẫn gọi ông và bà đại tá Vũ Thụy. Mấy đứa con của anh ấy mang họ Vũ, con em mang họ Đào. mấy đứa con lớn của Thụy nó trợn mắt nếu Thụy làm lỗi. Nó muốn Thụy phải hy sinh suốt đời cho mẹ con nó. Suốt đời ghê anh nhỉ? Dài và nặng quá. Còn thê thảm hơn cái án chung thân nữa. Khanh tò mò: - Nếu vậy sao em bỏ đi, mấy đứa con lớn của Thụy dọa nạt rồi em bỏ đi à. Anh không tin, vì anh biết tính em quá rồi, càng dọa nạt, càng khủng bố, em càng làm tới. Có chuyện gì nữa không? Tôi ngửa mặt nhìn lên cao bóng cây âm u trong đêm: - Không, hồi hai đứa con lớn dọa nạt em, em đã bắt Thụy mở cái dạ hội thật tưng bừng để hiên ngang làm vợ Thụy. Đêm đó em đã say trong vinh quang của Thụy. Hai đứa chúng viết thư dọa em, gặp gỡ đe em, em bảo hãy tìm đủ cách mà giữ lấy, tôi chưa hề mơ mien giữ bố anh bao giờ. Lần này em bỏ đi vì một lá thư. - Phải thư của vợ Thụy không? - Không, thư của một đứa bé chín tuổi con thứ ba của Thụy. Khanh gật gù: - Anh hiểu. Tôi kể lể: - Tội nghiệp cho Thụy anh ạ, anh ấy yêu em thật Em kẹt vì thế. Nếu anh hết yêu vợ anh, nếu anh đã sợ hãi vợ anh vì một kỷ niệm khung khiếp nào đó, anh có thể tiếp tục ôm ấp vợ anh nữa không? Khanh đắn đo: - Anh chưa gặp cảnh đó, anh không thể nói được. - Đáng giết những người đàn ông hết yêu vợ nhưng cũng đáng thương cho họ - Sao em biết Thụy hết yêu vợ? - Biết chứ, vì không phải tại em. - Người đàn ông nào chả nói với vợ bé là đã hết yêu vợ lớn. - Không phải vì em mà gia đình Thụy mất hạnh phúc. Trước khi gặp em Thụy đã yêu một người. Người con gái đó chết vì cái ghen của vợ Thụy. Thụy sợ hãi vợ từ đó. Khanh kêu lên: - Ly kỳ nhỉ? Anh không ngờ. Tôi đưa chàng vào nhà, mời chàng ngồi xuống ghế, tôi gọi chị Hai pha trà mời chàng và cho Du đi ngủ. Chàng nhìn quanh: - Xinh xắn lắm... rồi em tính sao, sống mãi như thế này à? - Kệ nó, đến đâu hay đó. Tính toán đau đầu lắm anh. Khanh đăm đăm nhìn tôi. Tôi chớp mắt: - Đừng nhìn em kiểu đó anh, nhức tim lắm. Anh lập gia đình chưa? Em quên hỏi chứ. Khanh cười, nụ cười cay cay thế nào: - Thưa em chưa, người ta lấy đại tá chứ lấy thiếu úy như anh là để chết đói ạ Tôi cũng cười, cười cay như ớt, cười chua như giấm: - Đúng rồi, em lấy Thụy vì tiền nên giờ em ở cái nhà này đây. Khanh thở dài, hai tay chàng dang ra trên ghế: - Anh xin lỗi em. Ngọc, tại yêu em quá đâm giận em luôn. - Em làm gì mà anh giận em? - Em lừa dối em, và lừa dối anh. - Không, em không thể làm gì khác hơn...oc. Anh nghĩ lại coi, dù sao em cũng là vợ Thụy rồi. Hơn nữa em vẫn băn khoăn chắc gì anh yêu em chứ? Suốt đời em, em không biết được điều đó. - Anh không yêu em à? Sao em ngốc thế. - Em không ngốc đầu, nếu yêu em sao anh đuổi em về để ăn cháo gà với cô khác. Nếu yêu em sao đêm đó anh không đến với em? Anh bận công chuyện với người đàn bà trong phòng ngủ phải không? Em muốn tha thứ cho anh mà lòng em hẹp. Khanh, nếu đêm đó anh đến với em, mọi chuyện đã đổi khác rồi, định mệnh đã không đưa em tới cảnh dở khóc dở cười này. Đời người chết vì những cơn say nho nhỏ đó anh biết không? Và nếu chiều hôm ấy em kẹt chuyện gì không đến thăm anh thì đẹp biết mấy, cớ đâu em bị đánh ghen, bị con Thụy dọa nạt gọi là con này con kia. Cớ đâu bây giờ em ngồi đây nói chuyện với anh mà lòng nhạt như nước lã. Khanh hỏi: - Giờ em oán trách anh? Tôi chống tay lên má cười buồn: - Không, tại anh cứ ép phải nói. Em nói như vậy để anh hiểu em không thể yêu anh được nữa. Dù anh là người đàn ông thứ nhất dạy em biết thế nào là một người đàn ông. Khanh tha thiết: - Em nhớ lại đi, suốt những ngày yêu nhau anh có cử chỉ nào gọi là coi thường em không? Anh quí em biết bao nhiêu mà kể, anh gắng giữ gìn cho em. Để rồi cắn răng thở dài nhìn em làm vợ Thụy, để rồi say ngất ngưởng với hai chục chai bia khi nhận tin em sinh con trai. - Cái số mình không được lấy nhau, thôi anh ạ, trách cứ nhau mãi cũng thế thôi. - Em sao mãi mãi vẫn không chừa cái tật đó. Động chút là em đổ thừa cho số mệnh, phải thắng nó một phen đi chứ. Tôi cắn môi: - Nếu chiều hôm đó em đừng tới tìm anh, để việc anh đưa cô ta vào phòng ngủ em không biết thì đời em đã khác đi rồi. Không giận anh đến nỗi bắt Ái Khanh dắt đi nhảy, làm sao em gặp Thụy được chứ. Định mệnh, em tin có định mệnh. Khanh lắc đầu: - Có cái chuyện cỏn con đó mà cứ nhắc hoài. - Cỏn con sao được, anh đuổi em về anh ăn cháo gà với người ta. Suốt đêm đó anh không tới tìm em. Chuyện kinh khủng như vậy mà anh nói cỏn con à? Khanh nhún vai: - Anh tưởng em lớn rồi, em phải hiểu đó là chuyện hết sức bình thường của đàn ông. Anh đã giữ gìn cho em không đưa em lên một cái giường. Em đến là hai cánh cửa phải mở thật rộng. Em không biết anh làm vậy là vì quí trọng em sao? Còn người ta... người ta đáng gì mà em phải ghen đến giận hờn như vậy? Đáng nhẽ em phải vui vẻ tha thứ cho anh mới phải. Tôi lắc đầu: - Em không đủ sức tha thứ như vậy đâu anh a. Nếu anh giới thiệu hay ít ra tỏ cho cô ta biết em là người yêu của anh rồi anh bảo em về cho anh đưa cô ta lên giường giải quyết chuyện đàn ông của anh. Em vui vẻ về liền. Và không giận anh đến thế quyết bỏ anh như vậy đâu. Đàng này anh ỡm ờ lơ lửng. Anh cho cô ta ngang hàng với em và hơn em trong đời anh. Ít nhất chiều hôm đó cô ta đã đắc thắng dưới thân thể anh trong vòng tay anh. Cô ta được anh, còn em, em bị đuổi về. Không. Tôi thù anh. Tôi ghét anh nhất trên đời này. Anh về đi, tôi không muốn gặp anh nữa. Khanh khổ sở: - Ngọc. Em nông nổi và khe khắt với anh quá. Em không chịu hiểu anh gì hết. - Thôi, mới hiểu bấy nhiêu đó đã khô cả nước mắt. Hiểu anh thêm chắc có nước cắn lưỡi chết vì anh. Làm vợ anh rồi, có bữa anh mở cửa đuổi vợ đi để làm cái chuyện cỏn con của đàn ông thì sao? Thôi sợ lắm. Em có bệnh đau tim hơi nặng. Khanh vung tay: - Chuyện đó dẹp, giờ anh nói chuyện bây giờ với em kìa. - Anh cứ nói đi. - Bộ em tính sống như thế này hoài? - Em tính như vậy bao giờ đâu? Khanh nhăn mặt: - Nghĩa là sao? Tôi dịu dàng: - Chẳng sao cả vì em còn chuyện gì để tính với anh đâu. Chàng gọi: - Ngọc! Tôi cúi đầu xuống, vẫn là giọng nói ngày xưa ấm áp và dịu dàng, vẫn là tính tứ cũ. Lòng tôi mềm quá, tim tôi xao xuyến và rộn ràng. Tôi vội vã đứng lên dù chẳng hiểu đứng lên để làm gì? Tôi ngồi xuống rồi tôi lại đứng lên. Làm như tôi sợ một im lặng mơ hồ rất đỗi ngất ngây có thể chụp xuống đời hai đứa. Khanh giơ tay ra nắm lấy tay tôi. Giọng chàng đầy ắp yêu thương: - Ngọc. Anh yêu em, đừng tự lừa dối mình như thế nữa. Anh sẽ làm tất cả những gì em muốn, những gì em mong ước. Tôi nhẹ nhàng rút tay về: - Bây giờ em chẳng còn mong ước điều gì cả, gặp lại anh hai đứa vui vẻ với nhau vậy là vui rồi phải không anh? Dù sao em cũng lớn rồi, em đã có chồng có con. Chàng hừ: - Có chồng! Em điên rồi Ngọc à. Đừng quên vợ Thụy chứ? Tôi kiêu hãnh: - Em có quên bao giờ đâu, nói thật với anh, em dư sức cướp luôn Thụy cho riêng em, nhưng em đã không làm, em đã bỏ đi. Chính em bỏ đi chứ không ai đuổi em cả. Thụy không đuổi em như anh đâu. - Anh biết, nhưng em định làm người vợ góa khi chồng chưa chết sao? Tôi nhíu mày: - Em không vui chút nào khi anh nói câu đó. Em quí mến anh lắm chứ. Nhưng mà mọi chuyện đã xong từ lâu rồi. Từ ngày anh đuổi em về kìa. Khanh thở dài: - Trời đất, nhắc tới chuyện vớ vẩn đó hoài. Ly Hoa giờ sống làm ăn thế nào anh có thèm biết tới đâu. - Đó là chuyện của anh, nhưng thái độ anh đêm đó là vết thương sâu độc trong lòng em. - Anh không biết nói thế nào cho em hiểu bây giờ. Anh nhắc lại đó là chuyện bình thường của đàn ông. Tại sao em lại hạ mình ghen với cô ta. - Em không ghen, bây giờ em có yêu anh đâu mà ghen. - Em không ghen nhưng em giận ghét anh. Anh hiểu em muốn nói gì chưa? Đàn bà sợ nhất điều này! Người yêu đặt mình ngang hàng với những người đàn bà khác. Anh muốn làm gì cũng được. Trèo lên một cái giường chui vào phòng tắm với nhau. Gì cũng được hết, nhưng đừng để em thấy anh coi em như cô ta, dưới mắt anh em bằng cô ta. Ít nhất anh phải tỏ ra cho em hiểu, anh yêu em hơn một chút, một chút cũng là hơn. Không, thề với trời đất chiều hôm đó anh cho em với bà ta đứng chung một hàng. Đó là một điều đến chết em không quên và không nguôi thù. Ít nhất anh cũng đã nói rằng anh yêu em, anh đã hôn em trên đỉnh Hải Vân, anh đã gọi em là người yêu bé nhỏ của anh. Rồi trước mặt bà ta anh từ chối điều đó. Anh hèn lắm. Em phải nói thẳng với anh như vậy. Khanh nhìn tôi: - Em nói nữa đi, còn gì nói hết đi. Tôi cười nhẹ: - Còn nhiều lắm anh đủ can đảm nghe không? Chàng gật: - Đủ can đảm thưa em. Tôi cao giọng: - Anh là đàn ông, dù từng trải bao nhiêu nữa, dù sóng chai đến có sạn trong đầu, đàn ông các anh cũng không thể hiểu nổi đàn bà đâu. - Anh biết. Tôi kể lể: - Đàn bà thù gehét sự ngang hàng với một người đàn bà khác trong tim đàn ông. Anh biết điều đó chứ? Chàng lắc đầu: - Anh chưa biết. - Một người đàn bà có thể để cho chồng ngoài tình lăng nhăng mà không tan vỡ gia đình nếu bà ta biết chắc và tin rằng trong tim chồng, bà vẫn giữ một địa vị độc tồn. Bà vẫn là một người đàn bà số một của chồng bà. Nhưng khi bị chồng coi ngang hàng với những cô gái lăng nhăng thì không bao giờ hạnh phúc còn nữa. - Em kinh nghiệm sao thấm thía vậy. Có phải em bỏ đi vì điều đó không? Tôi mím môi: -Có lẽ đúng. Ý anh muốn nói vì biết vợ Thụy vẫn là người đàn bà số một trong đời chàng nên em bỏ đi chứ gì? Chàng im lặng. Tôi than thở: - Tùy anh nghĩ. Em chỉ nhấn mạnh với anh rằng: Tất cả chỉ vì anh đã tỏ ra coi em cùng hàng với Ly Hoa. Không người đàn bà đẹp nào thích có một người đẹp thứ hai giống y như mình. Phải chi anh tỏ ra quí em hơn một chút, giả vờ cũng được. Sao vậy anh? - Có lẽ tại anh vụng về. - Không, nếu anh vụng về em đã không khổ. Nhưng cũng may cho anh đó. Anh phải cảm ơn Thụy mới phải, nhờ Thụy mà anh thoát khỏi một nỗi nhục anh không biết à? Khanh ngạc nhiên: - Em nói sao? Anh không hiểu? Tôi nhìn thẳng vào mắt Khanh: - Hình như có một lần em nói với anh rồi. Nếu không gặp Thụy có thể em lấy anh. Nhưng nhất định em sẽ tìm cách cho anh ngang hàng với một người đàn ông khác trong đời em, để anh hiểu nỗi khổ của em hơn. Anh không tin luật vay trả à? Em tin lắm anh ơi. Lấy được nhau thế nào em cũng ngoại tình, dù muốn dù không tiềm thức và oán giận cũng bắt em cho anh ngang hàng với một người đàn ông khác trên bụng vợ, may ra anh mới hiểu ra cái đau đớn của em chiều hôm đó. Khanh than: - Em vẫn bướng bỉnh như ngày nào Ngọc ạ, hãy suy nghĩ lại đi. Đừng khe khắt với anh và với chính mình nữa. Đời chẳng dài lâu gì đâu. Một ngày làm khổ nhau là mất đi một ngày hạnh phúc. Tôi cay đắng: - Em hiểu, nhưng anh là người đàn ông kiêu hãnh, anh quen sắp đàn bà ngang một hàng trong tim anh. Em không chịu nổi cái tính đó của anh. Chúng mình không thể hợp nhau được đâu. - Ai nói anh sắp em cùng hàng với người khác? Ai nói với em? - Em nói với em. Khanh lắc đầu: - Ngọc ơi em bướng bỉnh đến bao giờ mới thôi? Yêu và giữ nguyên vẹn đời con gái em cho em đem thân đi làm bé Thụy. Anh đã chết cay chết đắng vì đã quá quí trọng em, quá nâng niu em. Không phải là vì anh tôn thờ em quá cao để rồi nhìn em làm vợ bé Thụy, anh đã phải nắm tay lại đấm vỡ mặt bàn lót gương ở Thử Đức sao? Chưa đủ cho em hiểu, trong tim anh em choáng đầy, trong đời anh em giữ hết sao Ngọc? Chẳng có người đàn bà nào ngoài em trong lòng anh cả. Em phải tin điều đó và phải biết điều đó. Tôi não nùng rồi. Tôi sắp thua. Khanh chưa buông thả: - Ngày anh vào lính anh muốn khóc mà khóc không được. Ở Thủ Đức những giờ mệt nhoài vì tập ngoài bãi anh về say bên chai bia. Tức cho mình ngu vì đã quá yêu em, hận cho mình dại để mất em. Em phải hiểu là yêu em và giữ nguyên vẹn cho em, anh khổ tới mức nào chứ. Anh chịu sao nổi nếu... Tôi thẫn thờ: - Thôi anh, đằng nào cũng lỡ rồi. Giờ chúng mình ngồi trách móc nhau bao nhiêu nữa cũng vậy thôi anh à. Anh độ này vui vẻ chứ? Khanh cười gượng: - Anh ghét câu hỏi thăm đó của em lắm. - Tập ghét nhau đi là vừa. Khanh đứng lên khi bé Du chợt khóc trong phòng: - Anh về nhé, thế nào anh cũng ghé thăm em. - Tùy anh, nhưng đừng... Khanh cười buồn: - Khỏi cần nói thêm, anh hiểu em từ lâu lắm rồi. Tôi đưa chàng ra cổng: - Yêu nhau cùng nghĩa với phụ nhau. Anh phụ em để ăn cháo gà với Ly Hoa. Em phụ anh nên làm bé Thụy. Và Thụy phụ em vì chàng quá nặng nợ với vợ chàng. Khanh cười khẽ: - Thu Hải viết thư cho anh luôn luôn nhắc tới em bằng những chữ: Anh cần những tin tức gì của người tình phụ nữa không? Tôi nhìn chàng: - Em cũng có những nỗi u uất mà em giấu thật kỹ, khi nào em chết em sẽ gởi cho anh, người tình phụ của em. Khanh nhíu mày: - Gửi cho anh sau khi chết. Nói năng gì kỳ cục vậy? Tôi hiu hắt ngó chàng: - Bộ anh tưởng em quên được anh dễ lắm sao? Khanh chụp hai vai tôi đắm đuối nhìn: - Ngọc, em hết chối quanh chưa? -Em có chối quanh bao giờ đâu. Lần chót em nói với anh câu này: Em yêu anh bằng như em ghét anh. - Em giận dai, em ghen bền dữ quá. - Tại ngày xưa em yêu anh dữ quá. Có gi lạ đâu. - Nhất định gọi anh là người tình phụ? Tôi gắt: - Trong hai đứa mình, anh phụ em trước. Anh cho Ly Hoa vào phòng ngủ, phòng tắm trước, trước khi em vào nhà Thụy chứ. - Cái tên Ly Hoa là gì mà em nhớ hoài vậy, anh quên béng bà ta rồi sao em cứ nhắc hoài vậy? Tôi thở dài. Chàng nhăn: - Gì não nùng vậy? - Không hiểu sao đời lại cho mình gặp lại nhau nhỉ? - Trước sau gì anh cũng tìm ra em mà. Trốn lên trời. - Anh làm như anh đi tìm em không bằng. - Tai sao không?Tôi cười: - Đàn ông cái miệng ông nào cũng đáng mê hết. Tôi nghiêng người tránh đôi môi Khanh: - Đừng, em không thích. Khanh thở dài: - Thôi anh về nhe. Tôi quay vào ngạc nhiên thấy lòng mình vui vui. Lắng nghe trái tim đang lâng lâng xao xuyến. Lên giường tôi mới sực nhớ đêm nay chưa hôn con.