Phần II
Chương 9
NGỌN ĐÈN LƯƠNG TRI
I

     hẹn để cùng đi Hưng Yên từ sớm, Tân tới nhà Khóa đã thấy Khóa chuẩn bị xong xuôi. Khóa bắt tay Tân chặt chẽ. Một chú chừng mười sáu mười bảy tuổi ở căn phòng bên nhô ra hỏi Khóa rất khẽ:
-  Thưa cậu con pha cà phê?
Khóa hỏi Tân cũng bằng giọng êm khẽ như vậy:
Anh uống cà phê hay cà phê sữa? cần uống cho tỉnh người, hôm nay buổi đầu chủng ta sẽ phải làm việc nhiều.
Tân đáp:
- Vâng anh cho uống cà phê.
Khóa bảo chú nhỏ:
-  Mày pha cho cậu hai ly cà phê.
-  Vâng ạ.
-  Nhớ đi nhẹ bước để bà ngủ.
- Vâng ạ.
Tân hỏi Khóa:
-  Có phải cháu gọi anh bằng cậu?
-  Con giai tôi đấy chứ? - Khóa đáp
- Trời anh đã có con lớn thế?
Tên cháu là Thanh, đỗ trung học đệ nhất cáp từ năm ngoái, năm nay còn học thêm về họa với một họa sư nổi tiếng từ thời Tự Lực Văn Đoàn. Cháu nó sinh năm 1937, năm đó mẹ tôi còn ở Nam Kinh.
Tân gật đầu:
Tối hôm qua tôi đến thăm anh Kha nữa, anh Kha giới thiệu thêm về anh nên tôi cũng được biết cụ đã ở Nam Kinh hơn mười năm, nhưng quả thật không ngờ anh có con lớn thế.
Tại tôi lấy vợ sớm. Điều này là tự ý tôi quyết định, tôi biết mẹ tôi ở Nam Kinh ngày đó vui lắm, các cụ bao giờ chẳng muốn sớm thấy con độc cháu đàn cho vững bụng. Nhưng rồi tôi cũng chỉ được có một cháu Thanh này, hai lần sau nhà tôi đều bị hư thai rồi tịt!
Thanh đã mang ra hai ly cà phê khá đặc, thơm ấm.
-  Ê, ê, hai cốc không đủ, phải sẻ ra làm ba đi!
Tân reo:
-  Ô kìa anh Kha này, anh cũng dậy sớm thế?
Tân hỏi xong chợt thấy cảm động vì chàng biết Kha đến sớm như vậy cũng chỉ để săn sóc và theo dõi công việc của chàng. Khóa đã ngoắc Thanh ra bảo lấy thêm một cốc và mang cả bình thủy nước sôi ra, rồi nói với Kha:
-  Cậu rón rén tài đấy chứ, vào lúc nào mà tụi này không hay.
Kha đáp:
Tôi biết phải đến sớm thế mới còn được gặp các anh. Các anh đi thì tôi cũng đi dạy học. À hà, cốc cà phê san sẻ lại được uống trong sương sớm lành lạnh, sướng ghê.
Tân đam mê Kha như đam mê gái, không hiểu sao, kể từ ngày gặp nhau lần đầu ở đồn điền Lợi Ký. Tiếc rằng lần này chàng không được ngồi cùng Kha lâu, Khóa đã đặt ly cà phê uống cạn xuống, giọng lanh chao hẳn:
-  Thôi nào chúng ta đi cho được việc!
Cả ba cùng đứng dậy, vừa ra tới cửa Kha dừng lại đón nhận tiếng saxophone êm êm từ tòa báo Văn Hóa đối diện vẳng sang và nói khẽ:
Các anh thấy không, Lãng đã dậy, thằng cha dậy sớm thế! Tiếng kèn của anh ấy thật hay, êm như tiếng ru.
Tân cười và giải thích:
- Đó là bài berceuse “La jeune mère” cùa Schubert đấy.
Khóa gật đầu vẻ khôi hài:
- Vả giờ này vợ chồng Khiết còn ngủ nên Lãng thổi nhạc ru là phải.
Tân hỏi:
- Anh Lãng cùng ở bên đó?
Khóa đáp:
Hắn độc thân mà. Hắn ở bên đó để trông coi tòa báo một thể. Ấy là vào những hôm không phải đi phóng sự.
Kha giải thích thêm cho Tân hiểu:
- Anh Lãng phụ trác mục phóng sự cho tờ Văn Hóa.
Khóa hỏi Kha:
- Anh có cần tôi đưa đến trường không?
Thôi còn sớm mà - Kha đáp - anh cứ mặc tôi. Vào thăm Lãng một tí. À các anh nhớ chiều mai đã phải có mặt ở Hà Nội rồi để dự tiệc tiễn Hãng, Hiển. Anh Tân nhớ nhé.
Kha bắt tay từ biệt hai người. Tân trìu mến nhìn Kha qua đường rồi mới mở cửa xe vào ngồi bên Khóa.
Nhớ lại tối hôm qua Tân tìm đến địa chỉ Kha mà chàng đã ghi vội trên sổ tay. Trước khi gặp Hiển và Kha, Tân đã gặp Miên ngồi buồn rầu dưới ánh đèn trước cửa ra vào (nàng buồn rầu vì Hiển sắp vào Nam theo lớp quân sự). Miên nhận ra Tân ngay ỉập tức, đôi mắt nàng sáng một niềm kính mến làm rạng rỡ cả khuôn mặt hiền thục, vẻ u sầu vừa qua của nàng hoàn toàn biến hẳn. Miên chỉ kịp cất tiếng reo vui “anh Tân!” thì Kha, Hiển cũng vừa tự bên trong ra đón. Tân chợt nhớ ngay đến buổi chiều nào tại trạm quân y hậu cần, Miên thủ thỉ kể hết cảnh mồ côi cha mẹ từ thuở nhỏ. Tân cũng chưa kịp tự đặt câu hỏi trường hợp nào đã run rủi cho Kha, Hiển gặp nhau để ngày nay tụ họp cùng một nhà, chỉ biết khi bắt tay Hiển chàng nói ngay:
Ngày tôi gặp cô Miên ở huyện Tam Lộng, cô có nói cho tôi hay là cô còn một người anh trạc tuổi tôi trong đội chiến đấu, ngày đó tôi đã nhận cô là em gái nuôi, đến nay mới được gặp anh!
Hiển không biết nói gì thêm ngoài lời cám ơn Tân, lời nói có bề ngoài như khách sáo nhưng bên trong Hiển thực tình cảm động lắm.
Sau đó ba người rủ nhau đến Hãng. Trên đường đi Tân nói với Hiển, Kha:
Sáu tháng giời qua chẳng gặp người quen nào, nay gặp anh Kha thì lại khám phá ra khối người khác.
Tới nơi Tân cùng bà Phán và Hãng thoạt nhắc lại kỷ niệm xưa khi lớp huấn luyện cán bộ tăng gia sản xuất thiết lập ở đồn điền Lợi Ký. Bà Phán thuật lại cái chết của ông Phán. Hãng cúi đầu thở dài. Trước khi lui về phòng mình ngủ nhường chuyện cho những người bạn trẻ với nhau, bà Phán chớp chớp mắt nói với tất cả:
Thế nào tôi cũng phải ra cải táng bằng được cho ông nhà tôi, rồi chúng có giết nốt tôi thì giết!

II
Suốt dọc đường từ Hà Nội đến Hưng Yên, Khóa vừa lái chiếc Traction 15 vừa làm chủ câu chuyện, đường dài thành ngắn. Đã được thưởng thức thái độ nồng nhiệt của Khóa khi thuật chuyện trong buổi sơ kiến hôm qua, nên điều đó với Tân không có gì là lạ, lần này Khóa tiếp tục câu chuyện bỏ dở khi nãy, lúc Kha chợt vào rồi cả ba cùng uống cà phê.
-  Kể ông trời cũng đa đoan thật - giọng Khóa thoạt trầm ngâm khi xe vừa lên cầu Long Biên, thấp thoáng một mảnh sông Hồng bên dưới mờ trong sương sớm và gió lạnh - mẹ tôi chỉ có một mình tôi là giai, thương và quý tôi không thể nào tả được, thế mà mẹ con phải xa nhau ngót mười lăm năm giời. Cho đến giờ, tôi ngần nhiêu tuổi đầu, có con lớn bằng ngần áy, nhưng đứng trước mẹ, tôi vẫn cảm thấy mình là con nít. Mẹ tôi cương nghị và trung hậu quá, gương sống của người luôn luôn là bài học sống cho tôi noi theo. Khi còn ở bên Lào mỗi lần đọc thơ mẹ là một lần tôi khóc. Tuy ở xa hàng vạn cây số, người vẫn giáo dục tôi, giáo dục gián tiếp bằng lời thư, còn gián tiếp hơn nữa là nhiều khi người chỉ kể lại cảm giác của người lúc nhớ cố hương làm tôi càng thấy trìu mến đất nước. Người kể lại nỗi vui khi gặp người đồng hương (hẳn là Khiết) khiến tôi càng thấy thương mến những người đồng hương quanh tôi ở ngay Vạn Tượng và những đồng bào mà tôi được may mắn gần gũi hơn ở bên kia đeo Kim Cương.
Khóa nhấn mạnh ga vượt qua một xe hàng. Mặt trời đã ló khỏi mây sớm, khí trời bạn mai còn lành lạnh, con đường nhựa sạch bóng như luôn luôn trườn mình chạy trốn một cách cương trực về phía trước giữa khoảng đồng ruộng bao la lốm đốm đây đó những mẫu xanh thẫm của lũy tre làng, thỉnh thoảng con đường lại trườn mình qua một chiếc cầu ngắn, hoặc là con cầu sắt sơn hắc ín đen xì, hoặc là cầu xi măng màu trắng đã xám với thời gian.
Khóa tiếp tục kể cho Tân nghe ngày Khóa hay tin mẹ đã ờ Nam Kinh về Hà Nội.
Việc nhắn tin không ngoài cách cổ điển là gặp bất cứ ai buôn bán giữa hai miền kháng chiến và bị chiếm, dù thân hay sơ, dù quen biết hay không quen biết chút nào, bà Đô đều thiết tha nhờ: “Phiền bà (hay ông) ra ngoài đó có gặp ai tên là Khóa trạc trên ba mươi tuổi, xin mách dùm cháu nó là tôi đã ở Nam Kinh về, để cháu nó biết mà vào đây gặp tôi ngay”.
Bà Đô cũng biết con dân nước Việt thiếu gì người trạc trên ba mươi tên là Khóa, nhưng có mẹ ở Nam Kinh mới về hẳn là điểm độc đáo để con có thể nhận ra mẹ. Chỉ có điều bà Đô không để ý là lý trí giúp bà nhớ tuổi trên ba mươi của con nhưng tình cảm lại chỉ ghi nhớ hình ảnh Khóa ngót mười lăm năm về trước, cho nên kể cả khi nhờ người trên dưới ba mươi một chút bà cũng ân cần nói “xin làm ơn mách dùm cháu nó là tôi đã ở Nam Kinh về, để cháu nó...”
Khi tậu được căn nhà mở cửa hàng ở phố Hàng Trống, bà Đô bèn cho đăng vào cả mấy tờ báo hàng ngày tại Hà Nội:
Khóa con,
Mẹ đã ở Nam Kinh về, hiện ngụ tại sổ... phố Hàng Trống. Con về ngay, mẹ đợi.
Bà Đô nghĩ rằng rất có thể Khóa hoặc các bà con, bè bạn Khóa tại một cơ quan chính phủ nào ở ngoài đó được quyền theo dõi báo chí Hà Nội và đọc được tin nhắn này.
Đất nước tuy phân chia hai miền, đường giao thông tuy chằng chịt, nhưng tình mẹ mong con tỏa ra bao phủ cả sơn khê và Khóa đã nhận được tín đó do một người mới tới cất muối của chàng tại bến đò Bất Bạt, Sơn Tây. Lập tức Khóa bán vội chuyến muối đó, xuôi thuyền gấp trở về Lạt Sơn, Phủ Lý, thu xếp một ba lô hành trang nhỏ và trước khi lên đường vào Hà Nội, chàng giặn vợ:
-  Mình ờ ngoài này trông con, tôi vào gặp mẹ xem tình thế ra sao rồi hoặc tôi mang mẹ ra đây, hoặc tôi trở lại đây đón mình và con về.
Tiếng là nói nước đôi thế, nhưng vốn Khóa đã ghét Việt Minh ngay từ thuở ban đầu khởi nghĩa, thành kiến đó sớm giúp Khóa quyết định ngầm: Lũ cờ gian bạc bịp ngoài này với lũ ăn cướp trong kia cũng như Sở Khanh với Mã Giám Sinh, biết rõ bộ mặt thật của chúng kệ xác chúng với nhau, mình cứ yên lặng phụng dưỡng mẹ già là hơn cả.
Khóa dời Lạt Sơn lên đường đi chợ Đồng Quan ngay chiều tối hôm đó. Tại Đồng Quan Khóa gặp cô nữ thư ký làm tại sở thuể quan Văn Lý xưa. Cô tên là Jeanne Lệ Thủy có lai Pháp chút ít. Cha chết sớm, cô cùng mẹ tản cư từ đầu kháng chiến, nhưng rồi gia cảnh sa sút dần, bà mẹ vào thành trước để thu thập tài sản, nay đến lượt cô vào cùng với người đầy tớ gái. Khóa quyết định cả ba sẽ theo đường mòn vào Thành qua lối Văn Điển (cuối 1947 quân Pháp chỉ mới tiến tới ga này và lập một tiền đồn ở đó). Gần tới Văn Điển cả ba cùng không biết đường nào mà đi, bốn bề vắng tanh vắng ngắt, đường đồng thì nơi này ruộng chiêm lấp loáng nước, nơi kia ruộng mùa bỏ hoang cỏ mọc ngập đầu gối; tìm tới quốc lộ số một thì những hầm hố phá hoại xưa nay trông càng đượm vẻ điêu tàn với rêu phong cỏ mọc, có quãng ba người phải lách vào giữa những ụ đất cỏ ranh rậm như rừng, mấy lần giật mình vì những con cò đậu nấp dưới cỏ kín thấy động bất chợt vù bay lên. Bỗng cả ba cùng đứng sững lại, bất giác Jeanne níu chĩu lấy cánh tay Khóa và con bé đầy tớ thi thốt tiếng kêu khẽ “chết mất bác ơi” rồi lùi một chút để nép hẳn phía sau Khóa. Nguyên do ba người mải mê lách giữa những hố phá hoại, đến khi vừa cùng nhô ra khỏi ụ đát cuối cùng với cỏ ranh cao rậm thì đồn binh Pháp bỗng xuất hiện sừng sững phía trước, ngang bờ thành nhấp nhô đầu lính Pháp và tại mỗi lỗ châu mai đều có một miệng súng đen ngòm hướng về phía ba người.
“Mẹ ơi, con về để gặp mẹ, lẽ nào con chết được!” - Khóa nghĩ thầm thế mà chỉ trong một xích na Khóa toan tính được hết điều thiệt hơn. Ụ đất chỉ cách có chừng hai bước phía sau nhưng đừng nói lùi lại, chỉ cần cả ba cứ đứng sững thế vài giây nữa đủ để các miệng súng đa nghi phía trước kia quyết định khạc đạn đều một lúc và cả ba tất chết lật ngửa về phía sau nửa bước là cùng. Khóa kẹp chặt lấy bàn tay Jeanne tiến lên, kéo theo cả con bé đầy tớ níu áo đằng sau, và nói khẽ:
- Đi ngay! Phải đi như thường chúng mới không bắn.
Cùng với bước tiến đó Khóa khẽ phanh chiếc veston bằng vải ka ki cho hở đúng khoảng tim, không phải lúc đó chàng toát mồ hôi mà vì chàng ý thức được rõ rằng ranh giới giữa sống và chết lúc đó chỉ bằng một phần tư sợi tóc, lý trí hay tình cảm không ăn nhằm gì vào cái xích na mà bất kỳ một tên lính nào phía trước nhấn cò súng. Khóa chỉ muốn rằng nếu rủi chúng có nhấn cò súng thì viên đạn chỉ việc xuyên thẳng vào tim chàng. “Mẹ ơi, con về để gặp mẹ lẽ nào con chết cho được!”. Tiến được chừng mười bước, không một miệng súng nào lóe lửa, lúc đó Khóa mới yên chí là sống. Viên trung úy Pháp chỉ huy đồn xuất hiện, Jeanne giơ tay làm hiệu. Jeanne cũng hiểu phải nước cờ mỹ nhân kế lúc đó mới đủ bảo đảm cho ba người. Viên trung úy ra hiệu thôi ngắm bắn cho những tay súng trong đồn, rồi tiến lên mấy bước:
-  Giời ơi sao các người tiến thẳng vào tới đồn? Không sợ chết à?
-  Chúng tôi hồi cư mà! - Jeanne trả lời bằng tiếng Pháp thế, không quên kèm một một nụ cười và một khóe nhìn.
Sau vài lời trao đổi với Khóa nữa, viên trung úy bèn đưa ba người vào làng gần đấy thuộc đồn này, ở tạm tại nhà ông đại diện xã và hứa sáng hôm sau cổ xe sẽ đưa về Hà Nội. Trời chiều cũng vừa xuống màu.
Chín giờ hôm sau xe nhà binh tới. Về Hà Nội, từ biệt cùng Jeanne, Khóa tìm đến căn nhà ở Hàng Trống thì cả mẹ và em vừa đi sang Gia Lâm thăm hỏi một người bà con nào đó ở gần phi trường. Khóa thuê xe ra phố Bờ Sông những định sang ngay Gia Lâm, nhưng tới đây Khóa mới hay là từ Hà Nội sang Gia Lâm phải có giấy phép mới qua cầu được. Chàng không ăn gì suốt nửa ngày hôm đó mà không thấy đói, chỉ uống dù là không khát, nhưng sự khát khao gặp mẹ làm cồn cào lòng ruột thì làm sao mà uống nước cho dịu được? Đến bốn giờ chiều hôm đó mẹ con, anh em mới gặp nhau.
Rồi Khóa trở ra đón vợ con về. Buồng vợ chồng Khóa ngay sát với buồng mẹ. Khóa bố trí vậy để nhỡ nửa đêm gà gáy mẹ có cần sai bảo điều gì, mẹ chỉ việc gọi một tiếng. Ai ngờ mẹ rất ít sai bảo chẳng riêng gì với con cháu mà cả với người làm.
Khóa thấy mẹ thức khá khuya mà vẫn dậy sớm, điều khiển cửa hàng rất chu đáo, Khóa hầu như chỉ giúp mẹ có việc duy nhất là đi lấy hàng về. Buồng của cụ chằng chịt dây điện, nào để cắm đèn đêm, nào để cắm đèn đọc sách (cụ vẫn đọc sách kể cả sách chữ Hán), nào để cắm bàn là, nào để cắm bếp điện pha nước uống trà sớm. Cụ dậy trước, khi qua buồng con, rón rén êm như bước mèo, sợ con thức giấc. Có những ngày hai mẹ con không nói với nhau một câu nhưng Khóa vẫn có cảm tưởng được thường xuyên đàm thoại với mẹ. Đó là thứ im lặng cô đọng trong đó vang lên những lời thở than của mẹ ngót mười lăm năm xa nước, cùng những lời khuyên nhủ trong thư. Nhiều sớm mai, Khóa thức giấc vừa kịp vươn vai, mẹ nghe tiếng động, biết con đã dậy, giọng dịu dàng gọi: “Anh sang đây uống chén trà nóng!” Tiếng gọi đó bao giờ cũng làm Khóa lặng người, nước mắt rưng rưng, chàng muốn quì xuống cám ơn mẹ đã ban cho chàng phép lạ khiến chàng được sống lại một lần nữa tuổi thơ trong sạch quý giá.

III
Tân quan sát thấy cách làm việc của Khóa bao giờ cũng nhẹ nhàng và sáng suốt. Trước khi bắt tay vào việc Khóa đã tính toán kỹ mà sự tính toán đó dường như được hướng dẫn bởi một linh tính huyền bí và vô cùng bén nhạy nào.
Sau một buổi thảo luận với ông tỉnh trưởng Hưng Yên, Khóa sang văn phòng lấy đủ các giấy tờ cần thiết, giao thiệp vừa đủ thân mật và rất thẳng thắn với những người có phận vụ vào việc cho xây ngôi trường. Hôm sau Khóa và Tân về Hà Nội từ sớm. Sau hai lần thầu xây cát trường tại Hải Dương, Khóa đã có được một số thợ nề, thợ mộc tin cẩn để có thể giao khoán cho từng người số công việc thích hợp với từng khả năng công tác và tài chính. Họ biến thành những chủ nhân ông của từng tiểu bộ phận. Họ không bị bóc lột và còn hoàn toàn được dịp phát triển sáng kiến.
Khóa dự định khi công việc xây cất bắt đầu thì Tân phải ở lại Hưng Yên ít nhất hai tuần liền, vạn sự khởi đầu nan. Tân đồng ý. Khóa nói vanh vách những việc Tân sẽ làm theo thứ tự hợp lý. Tân ghi vội vào cuốn sổ tay. Nhà cuối cùng hai người tới là nhà một kiến trúc sư mà Khóa cần hỏi lại một vài chi tiết chuyên môn. Khi mọi công việc thu xếp đã đâu vào đấy, ngày khởi công quyết định vào tuần sau. Ra xe Khóa chưa cho xe chạy vội, thở phào nói với Tân:
-  Công việc thế là tạm ổn. Quê anh ở đâu nhĩ?
- Quê tôi ờ làng Lại Vũ, Bắc Ninh - Tân đáp.
-  Ủa, thế anh biết Đạo người cùng làng anh?
-  Có biết chứ anh, Đạo con cụ huyện Từ.
-  Đúng, hiện Đạo làm bí thư cho ông tỉnh trưởng Hải Dương. Năm ngoái tôi thầu xây cát trường trung học, rồi trường mẫu giáo ở đấy do Đạo giới thiệu. Tôi cũng gặp Chủy ở đấy, chắc anh biết Chủy con ông đồ Thinh?
-  Có chứ! Anh gặp Chùy ở nhà Đạo?
Khóa gật đầu:
-  Phải, ngày đó Chủy vừa ở trạm giam Hải Dương ra, bị sốt rét nằm lại ở nhà Đạo, Chủy nói hết sốt sẽ ra hậu phương ngay.
- Anh biết Chủy lấy Vân em anh Hãng?
-  Có. Tôi đã nói chuyện này với Hãng. Hãng vui vẻ nói với Kha: “Thế thì Chủy không bị Tây thủ tiêu, như vậy không sớm thì muộn Vân sẽ gặp chồng nó”.
Đôi mắt Tân đăm chiêu, chàng nghĩ đến hình ảnh Chủy tức Mạnh, chủ tịch huyện Thanh Ba ngày nào, chợt chàng hỏi:
-  Sao anh quen Đạo và Chủy người làng tôi?
-  Tôi biết Chủy thì đúng hơn mà cũng chỉ là biết mang máng thôi, chả là bà đồ Thinh cùng quê làng Liên Phú với tôi, có liên hệ bác thúc chút ít, hình như tôi phải gọi bằng “dì” thì phải. Thuở sinh thời thầy tôi và ông đồ Thinh hai người thân nhau lắm, bạn tri kỷ về tử vi.
Khóa đã cho xe nổ máy và nói tiếp:
-  Nào bây giờ tôi đưa anh về qua nhà lấy bộ quần áo sạch, anh lại đằng tôi, chúng ta tắm rửa nghỉ ngơi một chút rồi cùng đi dự tiệc là vừa.
Tân cười:
-  Hình như anh giải quyết mọi công việc đều bằng linh tính, lời anh đề nghị đúng hệt như ý tôi định nói.
-  Nếu đấy là một lời khen thì công đó là công của mẹ tôi, tôi luôn luôn suy tưởng và hành động theo ảnh hưởng của người. Ngày nay ôn lại thái độ khi tôi còn là cậu trò nhỏ ở Lào, khi là người công chức ở Văn Lý, khi là người dân tản cư ngoài hậu phương, tôi tự khám phá thấy rằng nhất nhất mọi hành động đều do tình mẹ chỉ huy, dù mẹ tôi khi đó còn ở Nam Kinh. Tôi đi đến kết luận: phải sống nhiệt thành! Có Thành mà không Nhiệt, không có sức gì đun đẩy; có Nhiệt mà không Thành, chỉ là một sự phung phí không đưa đến kết quả nào. Vì hoàn cảnh bắt xa quê hương đất nước mà mẹ tôi càng nhiệt thành với quê hương đất nước, vì hoàn cảnh bắt mẹ con xa cách, tôi càng xa nhiệt thành hướng về tình từ mẫu. Tôi nghĩ con người ta ai cũng lầm lẫn, nhưng nếu nuôi được một điều nhiệt thành hướng thiện trong ta, lương tri sẽ luôn luôn thức tỉnh mà giúp ta có nhiều công hơn tội với tất cả mọi người. Cũng tỉ như trong năm điều nhân, nghĩa, lễ, trí, tín của đạo Khổng kẻ nào nhiệt thành với một trong năm điều, vô hình chung thực hiện được cả năm điều.
Tân gật đầu:
- Anh nói đúng!
Khóa tiếp:
-  Không xa đâu, mới năm ngoái trong một chuyến xe hàng từ Hải Dương về Hà Nội, tôi ngồi hàng ghế trên. Xe đi được nửa đường, đã mẩy lần có kẻ lên người xuống, tôi chợt thấy một quả ổi lớn lăn từ phía sau lên đụng phải chân tôi. “Quả ổi lớn của kẻ nào đánh rơi, mình có quyền nhặt chứ, được không một quả ổi cũng là một điều hay chứ sao” - Tôi nghĩ thế rồi cúi xuống nhặt, cho lẹ vào túi giấy đựng những hoa quả khác mà tôi mua ở bến xe Hải dương về làm quà cho mẹ và vợ con. Nhưng tôi chỉ vừa kịp ngồi thẳng thì có tiếng nói đằng sau, tiếng của một đàn bà ôm con: “Ông cho xin quả ổi đó của cháu”. Tôi vội gật đầu đáp “vâng ạ” rồi cúi xuống lấy quả ổi trao liền lại phía sau, tôi không dám nhìn thẳng vào mặt bất cứ ai lúc đó. Cũng may xe tới Gia Lâm thì người đàn bà ôm con xuống. Tôi cứ ngồi yên lặng như vậy cho đến khi xe lên cầu, gặp chuyến tàu hỏa Hà Nội Hải Phòng rầm rộ qua cầu, rồi xe tới bến Bờ Sông, tôi xuống. Anh xem tôi luôn luôn nghĩ thẳng thắn, làm thẳng thắn mà rồi tự nhiên nảy lòng tham quả ổi rơi như vậy; Tôi tự hỏi vì sao, tôi tự phân tích ý nghĩ của minh khi quyết định cúi xuống nhặt quả ổi, tôi thấy rằng dù mình rộng lượng đến đâu, có đủ những duyên cớ để tự bào chữa đến đâu thì thái độ kia vẫn hai năm rõ mười do lòng tham mà ra. Và việc kiến tạo một xã hội có giáo dục để hướng dẫn cá nhân cần thiết biết chừng nào. Tôi thấy con người chúng ta bao giờ và mãi mãi chỉ là con vật dễ sa ngã, đừng ai nói thánh nói tướng, bịp hết! Điều quan trọng: hãy nuôi lấy lòng nhiệt thành về một ý hướng thiện làm ngọn đuốc luôn luôn soi sáng cho lương tri. Con người với mấy ngàn năm văn hóa tích lũy, nhưng nếu buông tuồng một thời gian nho là trở về với thú tính ngay. Leo lên thì lâu rớt xuống thì chóng, vo tròn thì khó, bóp bẹp thì dễ quá đi!
Tiếng máy xe vo vo, bóng người hai bên vỉa hè lùi lại phía sau, Tân và Khóa cùng lặng thinh. Rồi xe tới nhà. Khóa nhường cho Tân tắm trước. Tắm xong, còn nhiều thì giờ Tân ra nằm ghế xích đu. Khi đến lược Khóa ở buồng tắm ra, Tân vờ ngủ. Tân phải vờ ngủ để giữ lấy khoảng thời gian im lặng đó mặc cho câu chuyện quả ổi Khóa vừa kể bám rịt vào óc như con đỉa đói bám rịt vào bắp chân người làm ruộng. Và
trong khoảng im lặng đó thỉnh thoảng Tân lại cho vang lên trong tâm khảm câu nói thầm:
“Con người thành thực đến thế là cùng!"