Chương 9

    
hông phải là Ba Trung nữa. Cũng không phải là phòng làm việc của Ba Trung. Tôi đang “đương đầu” với người công an chấp pháp khác. Y nói tiếng Nghệ Tĩnh nặng nề. Trên bàn của y không có cà phê, không có thuốc lá. Những ngày “trăng mật” của tôi và công an chấp pháp, hình như, chấm dứt. Tôi đã đụng độ 4 chấp pháp tại Sở Công An Thành Phố. Người thứ nhất, biểu tượng của miền Nam, chẳng bao giờ muốn bị nhuộm đỏ linh hồn, đã chỉ điểm cho tôi biết chỗ nào là bom, mìn, chông, bẫy trên tử đạo và triết lý sống đời tù cộng sản. Người thứ hai, biểu tượng của nằm vùng láu cá, muốn chứng tỏ mình cao thượng. Người thứ ba, biểu tượng của nền văn nghệ công an. Và người thứ tư. Để xem, y là biểu tượng cái gì.
- Anh làm tự khai.
- Tôi đã làm.
- Tôi bảo anh làm tự khai với tôi.
- Khai gì nữa? Tôi đang khai dang dở thì người ta ngừng lại mạn đàm. Tôi muốn coi bản tự khai dang dở để khai tiếp.
- Tôi là chấp pháp mới của anh, mọi việc bắt đầu lại.
- Nhưng khai gi?
- Quá trình, cuộc đời anh từ mười tuổi đến ngày bị bắt. Anh nhập bằng cái sơ yêu lý lịch của anh.
Y đem cho tôi 10 tờ giấy khổ giấy in roneo và cây Bic:
- Trang nào xóa bỏ, anh không được phép xé, phải nộp đủ mười tờ. Anh nhớ chưa?
- Tôi nhớ.
- Yêu cầu của tôi là mỗi ngày anh viết 20 trang: sáng 10, chiều 10.
- Tôi không phải là máy viết.
- Ngày xưa, một ngày anh viết cho mấy nhật báo? Anh tự hào viết nhanh nhất nước mà.
- Viết nhanh vì không cần suy nghĩ.
- Tự khai không cần suy nghĩ.
- Không suy nghĩ là thiếu thành khẩn.
Tôi hiểu ngay thủ đoạn của tên chấp pháp này. Y muốn tôi viết nhanh là y đã giăng bẫy. “Chúng ta có nhiều thời giờ”. Tôi nhớ Ba Trung. Và tôi không cần phí lời nữa. Tôi cầm bút, viết “phăng-tê-di” hai chữ Tự khai. Trong hàng chục chữ ghép sau chữ tự như tự do, tự hào, tự lực, tự lập, tự cường, tự chủ, tự vấn … tôi thấy có tự sát là bi đát nhất mà vẫn kém não nùng hơn tự thú, tự kiểm, tự khai. Tự khai – tự thú – tự kiểm. Nhà thơ Paul Éluard đã viết tự do trên lá, trên hoa, trên bảng đen, trong trái tim … Tôi viết tự khai trên cái gì, trong cái gì? Nhà văn chúng ta không bị công sản bắt về các tội hình sự; chúng ta không hề là công cụ của chế độ, của thế lực nào; chúng ta không đảng phải đối nghịch ý thức hệ, tư tưởng; chúng ta đã là những con người của lương tâm. Và thế, hơn cả mọi thứ … giai cấp tù, nhà văn là tù nhân của lương tâm (prisonnier de conscience). Cộng sản bỏ tù cả lương tâm. Họ không có lương tâm, chủ nghĩa của họ không có lương tâm. Họ đã giết chết thi sĩ của tình yêu, của lương tri con người là Vũ Hoàng Chương. Họ đã đầy thi sĩ làm thơ tả giọt nước mắt của người yêu là Thế Viên. Họ đã còng chân xích tay người viết cổ tích là Doãn Quốc Sĩ. Họ đã bắt cả lương tâm phải tự khai để truy nã niềm bí ẩn của lương tâm. Đó là cộng sản. Còn những kẻ không hề bị tự khai, nhưng luôn luôn tự nhận mình ấm áp lương tâm, cũng học đòi phán xét tù nhân của lương tâm. Trên cái gì, trong cái gì, tôi đã viết tự khai? Trên cay đắng phận người và trong cô đơn cõi đời. Trên cái gì, trong cái gì, tôi cần nói, sắp nói, sẽ nói với bọn học đòi phán xét tù nhân của lương tâm? Hãy để câu trả lời đó.
Như Tử Trường Tư Mã Thiên ôm nỗi đau dao hoạn hèn mọn. Ôi, 2000 năm cũ, lương tâm kẻ sĩ Tư Mã Thiên lên tiếng – Tiếng nói duy nhất của thời đại – vì nỗi oan khiên của Lý Lăng, của con người. Lương tâm vằng vặc trăng sao ấy đã chịu nhục hình. Bằng hữu Tử Trường đâu, chiến hữu Tử Trường đâu, tri kỷ Tử Trường đâu? Họ đứng trước mặt Tử Trường. Xanh mặt vì sợ bạo quyền, không dám bênh Tử Trường. Run rẩy vì sợ bổng lộc, không dám cứu Tử Trường. Trơ mắt ếch nhìn kẻ sĩ thọ hình nhục nhã. Rồi phán xét mỉa mai: Tại sao chẳng can đảm chết đi, tại sao cam đành bị thiến. Cũng may, Tư Mã Thiên không bị tù, không bị tập trung lao cải. Chứ không sẽ: Thằng Tư Mã Thiên làm ăng-ten, bán bè bạn, quỳ gối bò đi lãnh khẩu phần, xí gạt anh em nửa đêm dậy nấu nước pha cà phê rồi uống một mình, bị chọc thủng một mắt rồi! Vân vân và vân vân … Tư Mã Thiên cô độc, đem tâm sự nói với người xưa. Và cái tồn tại, cái để lại ở cuối đường hệ lụy, cái làm phục sinh sự chết là Sử Ký Tư Mã Thiên. Tư Mã Thiên vĩnh cửu, lúc nào cũng gần gủi con người. Bằng tác phẩm. Bọn phán quan đâu rồi nhỉ? Chúng nó chết rửa xác, chẳng còn ai thèm nhớ, thèm biết chúng nó sau khi chúng nó “phản tỉnh” và đã thực hiện những số báo tưởng niệm, tưởng mộ, đã quyên tiền bỏ túi và tuyên bố giúp vợ con kẻ sĩ tù nhân của lương tâm. 2000 ngàn năm cũ mà ngỡ gần nhau gang tấc. Tự tình khúc của Cao Ba Nhạ có làm xúc động lũ sâu bọ triều đình nhà Nguyễn đâu. Đã hiểu thế thì cũng chẳng cần Tân tự tình khúc mai này. Có lẽ, Ru khúc, Sầu khúc, Tình khúc đẹp hơn. Và, trong khi, ngậm trái đắng để làm gì hơn Sử Ký của Tư Mã Thiên, hãy ngâm thơ Nguyễn Bá Trác: "Chỉ ta ta biết, lòng ta ta hay”. Hoặc cùng bằng hữu ở Paris, đêm đêm, vật ngã vài chai hồng tửu, nghe Quỳnh Dao thở nhẹ:
Thôi, đành ru ta với ta
bằng xót xa< br />đêm già,
ngục đá
Rượu mềm môi nuối tiếc kiêu sa phôi pha
Ở dĩ vãng hiện về rét mướt phồn hoa…
Rồi đọc thơ Nguyễn Bính:
Thế nhân mắt trắng như ngân nhũ
Ta với nhà ngươi cả tiếng cười
Sau cái sơ yếu lý lịch, tôi ngừng lại. Tên chấp pháp – cứ như võ hiệp Kim Dung, chấp pháp, trưởng lão chấp pháp, mã đầu chấp pháp – ngồi hút thuốc, nhìn tôi viết. Y không mời tôi một điếu. Đúng là bản chất vắt chày ra nước của quê hương Hồ Chủ Tịch vĩ đại! Hay y cố tình thay đổi cung cách đối xử?
- Tôi nghĩ viết lâu rồi, không thể viết đúng yêu cầu của anh được.
- Phải khắc phục mọi khó khăn.
- Tôi không biết khắc phục.
- Thì tuân hành mệnh lệnh. Anh đọc nội quy chưa?
- Tôi đã đọc.
Nội quy trại giam, Điều 1: “Can phạm phải triệt để tuân hành chỉ thị và mệnh lệnh của chiến sĩ và cán bộ trong trại giam”.
- Vậy tuân hành đi.
Tôi tuân hành. Tôi cho chữ bò chậm chạp trên trang giấy. Tôi viết như học trò viết “Ecriture”. Tôi bỏ hàng thừa. Tôi để lề rộng. Đến giờ cơm trưa, chỉ mới được hai trang.
- Viết xong 10 trang thì anh về dùng cơm.
Y ngồi ì. Tôi ngồi ì. Không phải tôi không viết nổi mà là tôi chán viết. Chắc chắn, tôi tìm cách đổi chấp pháp. Với chúng tôi và với tất cả can phạm phản động hiện hành (những người chống cộng sau 30-4-1975), hễ chấp pháp làm việc không nổi hoặc không đủ khả năng làm việc với can phạm, Phòng Chấp Pháp thay thế công an chấp pháp khác. Can phạm có quyền nói thẳng với chấp pháp: “Tôi không thể làm việc với anh”. Chế độ Nguyễn Văn Thiệu cũng không hề đánh đập, tra tấn nhà văn, nhà báo khi họ bị bắt về bất cứ tội gì. Nhiều can phạm phản động hiện hành bị tra tấn bằng các kiểu còng, khóa ở đề lao Gia Định, bị đánh ở Cục Quân Báo (Tổng Nha Cảnh Sắt cũ) và trại Tô Hiến Thành. Những nhà văn bị bắt trong chiến dịch 2-4-1976 không hề bị đánh thẩm vấn ở Sở Công An, đề lao Gia Định, không hề bị chửi rủa tàn tệ. Đập bàn, quát tháo là căng nhất. Đưa vào cachot là biện pháp cuối cùng. Nắm được cái thế khỏi sợ ăn đòn, tôi bèn viết hoa lá cành về thời tiểu học. Ba Trung đã ra lệnh cho tôi: “Anh bỏ bớt râu ria thời thơ ấu”. Tôi quên Ba Trung, râu ria với tên chấp pháp Nghệ Tĩnh. Đoạn đời lớp ba ở huyện Phụ Dực, bị ỉa đùn trong lớp, tôi miêu tả kỹ lưỡng. Ông đói, mày cũng đói. Máy thèm ăn chứ ông không thèm ăn. Cơm tù hấp dẫn gì! Đúng năm trang chữ ruồi bò, y bảo tôi:
- Nghỉ, chiều viết tiếp.
- Chưa đủ 10 trang.
- Tôi bảo nghỉ!
- Tôi sợ buổi chiều không đủ 20 trang.
- Tôi bảo nghỉ. Đó là mệnh lệnh!
Bao tử của y chỉ thị y ban mệnh lệnh. Ăn cơm tập thể mà trễ bữa thì chỉ còn vét đĩa. Đã có ý đồ, tôi năn nỉ y:
- Tôi đang hăng say viết.
- Nghỉ!
Y dằng bút khỏi tay tôi. Rồi y kêu quản giáo dẫn tôi về phòng. Buổi chiều, y theo quản giáo đến tận phòng đón tôi ra làm việc. Cũng như buổi sáng, y ngồi hút thuốc, không thèm mời tôi. Tiếp tục quãng đời thơ ấu, tôi sang trang thứ sáu. Vẫn cung cách lề rộng, hàng thưa, chữ ruồi bò, tôi viết tự khai, viết những gì mà Ba Trung bắt tôi viết. Người chấp pháp miền Nam đã dặn dò tôi: “Anh sẽ phải làm tự khai nhiều lần. Vậy, khi viết phải sáng suốt mà nhớ nh bố ạ! Mẹ chẳng còn nhìn rõ cái gì”. Có lần, vợ tôi đã không đọc rõ chữ và tôi phải cầu cứu Bùi Duy Tâm. Tôi tin ngay. “Nhà cạn tiền rồi, bố về lo cho các con”. Tôi chưa về, vì nghĩ vợ con tôi chưa biết công an mật lởn vởn trước nhà tôi. Trương Phiên chở em vợ hắn đến An Đông lấy vàng. Hắn đã thất vọng. Hắn vẫn quả quyết ông tướng Ngô Quang Trưởng còn ở trong “bưng”. Đặng Xuân Côn đề nghị: “Chỉ cần đưa ông Trưởng về Sàigòn, dẫn ông tướng này gặp vài người là thừa vàng chiến đấu”. Trương Phiên nồng nhiệt hứa hẹn thực hiện kế hoạch Đặng Xuân Côn. Những chuyến “ra đi” của “nội các” cứ bị hoãn lại. Lần thì Nguyễn Cao Kỳ bay về bưng bắt Bùi Thế Lân, gây áp lực với Hội Đồng Bảo Quốc. Lần thì địch “báo động đỏ”, giăng lưới các cửa biển. Vân vân. Trương Phiên có tài nói và diễn xuất. Mục sư mà. Hắn phô bày chí lớn của hắn bằng bí danh Trương Mộng Hoàng. Họ Trương ôm giấc mộng trở thành hoàng đế! Hắn nói, ngay cả tôi nghe, cứ tưởng hắn dốc tâm can vì nước. Có nhiều lúc, kẻ khôn ngoan bỗng ngu xuẩn một cách tội nghiệp. May cho tôi, khi qua nhà số chẵn đường Tăng Bạt Hổ, nhân xem ti vi, tôi đã ngỡ ngàng. Báo chí Mỹ thân Cộng đã chụp đầy mặt tướng lãnh lưu vong tặng Việt cộng. Ông thì đang rót rượu, ông thì đang lau bàn… Việt cộng thuyết minh thêm. Mỗi chân dung tướng lãnh hiện rõ trên màn ảnh nhỏ. Có ông Kỳ, ông Trưởng … Tôi quyết định trở về sau vài tuần lưu lạc ở Hòa Hưng, Bảy Hiền. Thoạt tiên, tôi đến nhà bà Nguyễn Đình Vượng, địa chỉ tạp chí Văn. Tôi nhờ bà liên lạc với vợ tôi. Vợ tôi lên đón tôi chập tối. Sáng tỉnh mơ hôm sau, tôi đến Phú Nhuận. Tôi lại về nhà. Rồi tôi ở nhà luôn. Rồi tôi đi về lung tung. Chẳng thấy bóng dáng công an nào. Ông Đinh Xuân Cầu và Sao giò bị bắt trong tháng 1-1976. Tôi bình yên. Nguyễn Đan Quế, Nguyễn Thiện Ngọ … bình yên. Chúng tôi vẫn gặp nhau ở một tiệm thợ may trong chung cư Nguyễn Thiện Thuật. Trương Phiên tuyệt tích.
Tôi không đánh giá Trương Phiên như một công an cộng sản lùa chúng tôi vào lưới. Thấp hơn, tôi đánh giá hắn như một tên lợi dụng tinh thần chống cộng của mọi người. Hắn khôn khéo đạo diễn, thảy cái bè chuối xuống nước đúng lúc. Sau 30-4-75, rất nhiều tên làm tiền và làm tình bằng những thủ thuật phục quốc và rất nhiều người mất vàng, mất trinh, rồi vào tù. Hoàng hôn của miền Nam nó thảm thiết vậy đó. Tôi sẽ viết ở những trang sắp tới. Ông Đinh Xuân Cầu nghĩ rằng Trương Phiên là gián điệp Mỹ. Năm 19 tuổi, lòng chứa chan mộng ước, tôi theo Duy Dân lên rừng Ban Mê Thuột làm cách mạng. Trở lại Sàigòn thất học, bơ vơ, tôi thù hận chính trị, cách mạng. Và tôi đã diễn tả sự khinh miệt lãnh tụ trong tiểu thuyết Ảo vọng tuổi trẻ. Năm 1975, lòng chứa chan uất ức, tôi đi chống cộng sản. Và tôi cũng trở về, chán nản, bơ vơ. Rốt cuộc thì tôi vào tù, mất toi một lạng vàng cho sự nghiệp chống cộng đến chiều. Ít ra, tôi đã trung thành với khẩu hiệu Chống cộng đến chiều đầy hệ lụy mà tôi đã viết từ thuở tôi cầm bút chống cộng. Nhưng sự bẽ bàng chống cộng tàn mùa của tôi, một mình tôi chịu. Và tiếp tục nói dối cả với vợ con tôi, với Đặng Xuân Côn: “Tôi đã vào chiến khu, đã gặp Ngô Quang Trưởng, đã gặp Mỹ với khí giới tối tân!” Ở tù, tôi quen bao nhiêu con người chống công tâm huyết, trẻ có, già có. Họ cũng bị bịp như tôi. Bạn đã hiểu tại sao tôi khinh bỉ những tên lái buôn chống cộng, những công ty đấu thầu chống cộng. Tôi chưa cháy niềm tin chống cộng. Tôi vẫn chống cộng. Vì dân tộc, chắc chắn, là viễn vông. Vì những con người đã dấu diếm tôi, đã săn sóc tôi, đã kỳ vọng nơi tôi, ở các căn nhà hẽm phố Trần Quý Cáp, phố An Đông, phố Tăng Bạt Hổ, phố Tô Hiến Thành, Bảy Hiền, Xóm Mới. Chính xác, tôi chống cộng với tuổi trẻ, với các bạn Pháp và Việt của tôi. Tôi không chống cộng với lãnh tụ ghẻ lở, với cây mục vô tích sự, với lái buôn, cai thầu. Và tôi tin vào sự quật khởi của dân tộc tôi, không tin vào các thế lực ngoại bang.
Kẻng tù báo thức làm sự suy tư của tôi ngừng lại. Tù nhân bắt đầu ồn ào. Hãy tưởng tượng đống sơ mít, nhặng bu đầy, bị đụng khẽ. Tù nhân đã vo ve như thế từ lúc kẻng báo thức đến lúc kẻng báo ngủ. Sự tranh chỗ tiểu tiện, đại tiện, đánh răng, rửa mặt náo nhiệt vô cùng. Không có nhường nhịn ở nhà tù. Luật đời và luật tù giống hệt nhau. Thằng nào manh, thằng ấy chủ động. Những thằng mạnh, cộng sản biết dùng người lắm, là những thằng cảnh sát đặc biệt, an ninh quân đội, du đãng được sử dụng vào các chức Trưởng phòng và Trật tự viên. Những thằng này, bất cứ hoàn cảnh nào, đều biết cách đàn áp anh em để thủ lợi. Dưới chế độ cộng sản, các vua tù bị thoái vị. Trưởng phòng mất quyền bóc lột, hà hiếp tù nhân. Ở đề lao Gia Định, cộng sản ban phát cho Trưởng phòng ân huệ ra ngoài khiêng đồ tiếp tế của thân nhân tù nhân, mỗi tuần lễ. Ra khiêng đồ sẽ được gặp vợ con trong năm phút. Để bảo vệ quyền lợi khốn kiếp này, Trưởng phòng đã ghi những câu nói mỉa mai của tù nhân, báo cáo Trưởng khu hay Cán bộ giáo dục. Tùy theo mức “phản động” nặng hay nhẹ, tù nhân sẽ bị viết tự kiểm, sẽ bị cấm viết thư, sẽ bị cấm nhận quà tiếp tế, sẽ bị nằm cachot. Không phải Trưởng phòng nào cũng đê tiện. Cộng sản chọn người xứng đáng cho công việc xứng đáng. Khi nó đã chọn, đừng hòng từ chối. Từ chối là chồng đối chế độ. Chống đối chế đó ở nhà tù là mút chỉ ăn cơm hẩm. Đừng hòng tình nguyện. Tình nguyện là có ý đồ. Có ý đồ là bị điều tra. Ở bất cứ nhà tù nào, dưới bất cứ một chế độ nào, trên bất cứ một quốc gia nào, bạn đừng đòi hỏi tự do. Bạn chỉ được đòi ân huệ và chớ dại dột yêu sách. Yêu sách, bạn sẽ được nâng quan điểm lên bất mãn. Mỗi nhà tù một quy chế. Cái hợp lý ở đề lao Gia Định sẽ là cái vô lý ở khám Chí Hòa. Chính sách nhà tù cộng sản thả nổi. Ở đề lao Gia Định, bạn có quyền tuyệt thực. Sang khám Chí Hòa, bạn tuyệt thực thì bụng bạn đói mà thân bạn no đòn. Những kẻ chỉ loanh quanh các trại cải tạo không nên lạm bàn về nhà tù. Trại cải tạo là động. Nhà tù là tỉnh. Trại cải tạo là ánh sáng. Nhà tù là bóng tối. Ở trại cải tạo, cộng sản gọi bạn là trại viên. Nhà tù, cộng sản gọi bạn là can phạm. Ở trại cải tạo, bạn sống chung với các chiến hữu. Ở nhà tù, bán sống chung ô hợp với đủ mọi thành phần xã hội. Ân huệ của Trưởng phòng là ra ngoài khiêng đồ, gặp vợ con, hít no dưỡng khí, tắm nắng thỏa thuê, tuy còng lưng, mỏi tay. Ân huệ của Trật tự viện là đi đổ rác, phơi quần áo, tha hồ liếc nhìn các phòng, các cachots và gặp gỡ "anh em” ở đống rác, ở chỗ phơi quần áo. Ấy, ân huệ nhỏ mọn thế thôi, mà cộng sản dư khả năng tạo ra mọi ngờ vực, mọi phôi pha tình người. Trưởng phòng Lâm Văn Thế không thuộc loại đê tiện. Ít nhất, ông ta cũng là sĩ quan. Dzũng quan tài không tệ, nhưng đám mafia 6 C-1 cậy thế nó để tác yêu, tác quái ở hồ nước.
Không một tù nhân nào được tắm bằng nước chứa trong hồ. Nước này chỉ dùng xối cầu tiêu, rửa chén, rửa mặt, đánh răng và rửa … đít. Tù nhân bị cấm sử dụng giấy vệ sinh. Mafia 6C-1 bất chấp luật lệ. Nửa đêm, chúng thay phiên nhau tắm để ngủ ngon. Mỗi ngày, vòi nước lùa qua ô cửa gió 2 lần. Nước đầy hồ, tù nhân mới được tắm. Tù nhân trần truồng đứng xếp hàng. Mafia cầm vòi nước. Tôi đếm thử những cái tích tắc, tính ra mỗi tù nhân hưởng 10 giây đồng hồ tắm gội. Bị mafia ăn cắp một giây. 520 giây tắm cho 52 tù nhân đa số bị ghẻ lở! Không thể sát xà phòng. Ngôn ngữ tục tĩu nhất đã phóng ra ở sân tắm vào giờ nước vào. Những ngày Sáu Cầu làm Trưởng khu, không có điểm danh. Trưởng phòng đếm tù, rồi báo cáo cán bộ là xong. Những ngày này, tù nhận được nhận cà phê và trà. Mỗi ông tù có một cái vợt vải nhỏ. Màn tắm táp sáng nay đã xong. Tù nhân ngồi chờ nước sôi và nghe nhạc cách mạng oang oang từ cái ô-pạc-lơ gắn trên nóc phòng 7C-1. Tôi thích nhất bài Tình em biển nhớ của Nguyễn Đức Toàn. Có lẽ, tôi thích nhất hai câu đầu. Ở cái lúc chui rúc trong chuồng gà kỹ nghệ, sự nghiệp tiêu tan, thân thể lênh đênh, vợ đau con dại mà thưởng thức giọng hát Đỗ Dậu nỉ non: Chưa có hôm nào đẹp như hôm nay, đất nước thanh bình, lòng ta mê say… thì dẫu là Khổng Tử, vẫn cần thiết chửi thầm. Thân phận tù cộng sản nó cay đắng khôn cùng. Nó không bị xét xử. Nó không có án. Nó không biết ngày về. Ba cái không chưa đủ làm điên, còn sáng, trưa, tôi nghe hát chưa có hôm nào đẹp như hôm nay!
Nhưng mà nước sôi đã tới. Cai ngục mở cửa. Trật tự viên xách xô nhựa ra. Tù nhân tín cẩn gánh nước từ bếp khu A sang, múc đầy xô. Trật tự viên xách vào. Chỗ chia cơm nước lại sinh động. 52 cái ca nhựa bầy sẵn. Tù nhân đứng hết dậy. 104 con mắt nhìn Trật tự viên chia nước sôi. Ăn thua từng giọt. Cãi nhau vì mì đã bỏ sẵn vô ca mà không ưu tiên chia nước trước. Phân bì ca nhỏ sao nước bằng mức ca lớn. Vân vân … Nước chia xong, tù nhân đem về chỗ của mình. Anh không có cà phê thì đổi nửa phần nước cho anh có cà phê lấy chút đường và... cái bã. Những anh ăn chung thì vừa ngâm mì vụn vừa pha cà phê. Mì ăn dứt, ta nhâm nhi cà phê, hút thuốc rê, thuốc lá, thuốc lào. Các anh máu mì, máu cà phê, thì pha bột Bích Chi, bột đậu xanh… Cách mạng kể ra tốt chán. Tù nhân điểm tâm bằng sự… nhịn ăn uống của vợ con mình! Chấm dứt điểm tâm là màn rửa ca, rửa muỗng. Bụng đã có tí sinh tố, tù nhân thay phiên nhau đi cầu. Và đây mới là hoạt cảnh. Anh tù lên giàn bắn. Anh ta chơi ra-phan. Những anh tù khác vừa nghe đạn nổ, vừa ngửi thuốc súng. Hàng tràng chửi thề tới tấp. “Xối nước đi”! Ngôn ngữ cách mạng phong phú. “Xối khẩn trương. Xối tối đa. Xối thoải mái. Xối nhanh. Xối mạnh. Xối vững chắc”! Anh tù cứ thản nhiên … rặn. Hòa bình rồi. Thống nhất tổ quốc rồi. Đi đâu mà vội. “Khẩn trương cho người khác tiếp quản cầu tiêu chứ”? 52 tù nhân xếp hàng đi cầu. Thì đâu vào đó cả. Cách mạng không sai lầm. Đảng ta luôn luôn sáng suốt. “Khắc phục ỉa đi!” “Khắc phục cái củ cà-rốt, đi cầu chứ đi sang Liên Xô sao?” “Mẹ anh, nhân dân làm chủ cái cầu hay anh làm chủ? Đầu óc tư hữu lạc hậu!”
Cuối cùng, mọi việc đều tốt. Tù nhân chơi cờ tướng, chơi đô-mi-nô. Khích bác nhau một chặp, chơi văng bậy và suýt chơi chân tay. Ông Thế say sưa học chữ Tàu. Ông hiểu trưởng Tàu say sưa học tiếng Việt. Các ông Tàu Chợ Lớn bị xử ức. Cộng sản nó bảo: “Anh ở nước tôi mấy đời rồi, anh không hoc nổi tiếng nước tôi, học viết chữ nước tôi, chúng tôi không làm việc với anh qua thông ngôn. Học đi, chừng biết viết Tự khai hãy nghĩ chuyện về sum họp gia đình.” Các ông Tàu thộn mặt. Và tự giác mình đã láo lếu mấy đời. Tù nhân chia từng nhóm. Nhóm ngồi hút thuốc tâm sự. Nhóm ngồi gãi ghẻ. Nhóm ngồi nặn trứng cá, nhổ tóc sâu. Chuyện tù sao mà nhiều thế! Nói hoài nói hủy. Thuốc rê đốt um khói. Thuốc lào rít liên hồi. Ở 6C-1, tôi yêu nhất hai chú bé phản động mà tôi quên tên. Hai chú bé dưới 18 tuổi, không tranh giành cơm nước, không chửi thề nói bậy. Hai chú bé nằm dưới sàn chia cơm và bắt được hai con dế chui vô phòng. Thế là hai chú bé đá dế, cười nói hồn nhiên. Tôi biết chắc hai chú bé không hề nuôi một tham vọng nào khi đi làm phản động. Không thích cộng sản, các chủ bé chống cộng sản. Đi chiến đấu hồn nhiên, vào tù hồn nhiên, đau khổ hồn nhiên và chiến thắng vẫn hồn nhiên. Đất nước cần những tâm hồn chiến đấu không thèm toan tính ấy. Hai chú bé con nhà nghèo, không một ai tiếp tế. Chỉ sống bằng cơm tù, ai cho gì cũng từ chối. Cuộc chiến đấu của tôi còn vì những chú bé như hai chú bé này. Tôi bị lừa gạt niềm tin hai lần. Lần thứ nhất, tôi 20 tuổi. Lần thứ hai, tôi 40 tuổi. Tôi không muốn những chú bé Việt Nam bị lừa gạt niềm tin chiến đấu. 20 tuổi, tôi viết:
Tổ quốc mình đó em
Anh đi làm lịch sử
Với bọn cò mồi hèn
Thấy thiên đường đổ vỡ
Anh còn gì đâu em
Anh còn gì cho em
Từ niềm tin đầu đời bị lừa gạt, tôi chở sự phẫn nộ vào cuộc sống. Và rồi tôi bơ vơ, lạc lõng. Tôi trở thành kẻ quá khích của điều thiện, một thứ cuồng sỉ khó ai dung dưỡng nối. Kẻ quá khích của điều thiện chỉ đem về cho nó những thù ghét cay đắng, những ngộ nhận nghiệt ngã, những săn đuổi không thương xót. Không phải bất cứ ai cũng có thể giải tỏa nỗi ẩn ức của mình bằng chữ nghĩa. Tôi nghĩ tới những tác động phá phách của tuổi trẻ mất niềm tin và cả những bất động nữa. Cả hai điều thiệt thòi cho quê hương. Bọn buôn bán tuổi trẻ đã không hề nghĩ đến sự thiệt thòi ấy. Chúng nó chỉ biết làm lợi cho chúng nó. Và tôi lên tiếng. Tiếng nói của tôi chìm vào hư vô bởi những khỏa lấp của quyền lực và tài lực. Thêm nữa là sự rút đầu xuống cát của đà điểu văn nghệ. Chẳng ai ngu si đi tìm những oan khiên cho mình. Ai cũng biết khôn ngoan sống chiều lòng người, vừa lòng người, đẹp lòng người, khen luôn những cái không đáng khen của người, suốt đời ngậm miệng không chê người… Cái triết lý sống bần tiện này không nên có ở những người cầm bút trong thời đại hôm nay. Anh đừng nói anh chuyên viết và bình luận văn học, không dính dáng chính trị. Chúng ta đang sống ở kỷ nguyên mà con người khó thoát khỏi quỹ đạo chính trị. Anh không làm chính trị, anh cũng không có thái độ chính trị nữa sao? Vậy sự từ bỏ Việt Nam sang Mỹ của anh là thái độ gì? Kỷ nguyên nghệ thuật vị nghệ thuật đã chấm dứt và nó rất lạc hậu đối với hiện cảnh và thảm cảnh Việt Nam. Người cộng sản chỉ mong anh không có thái độ chính trị, chỉ mong anh bàn về ăn mặc, uống trà, để khen anh. Họ đã khen anh. Và rồi họ sẽ nuốt anh. Như họ đã nuốt anh em của anh, dẫu có người chưa hề có thái độ chính trị. Thế Viên chẳng hạn. Vũ Hoàng Chương chẳng hạn. Anh khôn lõi. Tôi dại dột. Nếu các hào kiệt Nhân văn giai phẩm đã khôn lõi, chắc chắn, đã không có dấy động tuyệt vời của chữ nghĩa. Anh khôn lõi, anh được tôn sùng. Tôi dại dột, tôi bị ghét bỏ. Nhưng tôi hãnh diện về sự dại dột của tôi. Và tôi ngạo nghễ khinh thường thơ văn không chính kiến của anh hôm nay là:
Thứ thơ văẻ buồn tỉnh lỵ. Cuốn cuối cùng của bộ truyện vẽ cảnh đời đau đớn, ngơ ngác 1954, y hệt cảnh đời bi đát, não nề 1975. Toàn bộ của nó là lịch sử 10 năm (1944 – 1954) dưới mắt và trong ý nghĩa tuổi thơ trôi nổi theo vận mệnh dân tộc. Cách mạng và chiến tranh. Hòa bình và thù hận. Mỗi đổ vỡ đều có thể xây dựng lại, trừ nỗi băng hoại tình người. Tôi rất tiếc đã mất cơ hội trở thành nhà văn tiên tri. “Nếu cần thì ta làm lại tất cả”. Từ tra vấn trong cô đơn, tôi chợt thấy tâm hồn tôi có một chuyển mùa kỳ lạ. Và tôi bỗng thèm sống, khao khát sống. Tôi muốn bắt đầu cuộc sống của tôi ở Một địa chỉ chung của chủ nghĩa. Cuộc phiêu lưu đi tìm ý nghĩa cho đời sống của tôi còn dài, vô hạn định. Nỗi thống khổ đầu tay của tôi là một thử thách nhẹ so với nỗi thống khổ của các văn hào thế giới. Nỗi thống khổ mà các nhà văn lừng lẫy của nhân loại đã trực diện, đã đương đầu, đã kiên nhẫn chịu đựng, đã phấn đấu im lặng ví như trái núi. Nỗi thống khổ tôi đang ngậm chỉ là cái móng tay. Cái móng tay chớ vội ồn ào khi trái núi nín thinh, bình thản liếm máu trên vết thương của mình mà cống hiến cho đời sống những ý nghĩa tuyệt với về tình yêu và hạnh phúc.
Trước đây, tuyệt nhiên tôi không có tham vọng văn chương. Hoặc nếu người ta bắt tôi phải công nhận tôi có tham vọng văn chương thì tham vọng văn chương ấy là thứ tham vọng giới hạn bằng vong đai biên giới quốc gia. Lúc này, lúc tay tôi đang đeo còng chế tạo tại USA, tham vọng văn chương của tôi cuồn cuộn, sóng gió, bão táp. Tôi thèm trả lời người cộng sản một câu nói đầy miệt thị “Thế giới đâu đã đọc sách của các anh”! Phải, thế giới chưa hề biết chúng tôi như những nhà văn rực rỡ nhân bản. Thế giới chỉ biết chúng tôi, chỉ nghĩ về chúng tôi như Nguyễn Ngọc Nghĩa ăn cắp tượng Chàm, như Phạm Văn Đổng mở sòng bạc, chứa thổ đổ hồ, như Hoàng Đức Nhã ngu si, nham nhở, như Nguyễn Văn Thiệu hèn mọn, như Đặng Văn Quang đốn mạt và bầy chồn cáo tham nhũng, lũ tướng lãnh đào ngũ trước lệnh đầu hàng, như bọn y sĩ ăn cắp… Thế giới, đáng lẽ, phải biết Đinh Hùng, Vũ Hoàng Chương, Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Hải Chí, Cung Tiến, Phạm Duy, Thanh Tâm Tuyền, Võ Hồng, Doãn Quốc Sĩ, Hoàng Anh Tuấn, Phạm Thiên Thư… Nhưng, với thủ tướng Nguyễn Cao Kỳ say mê “Cô Gái Đồ Long”, với tổng thống Nguyễn Văn Thiệu say mê “Căn nhà ngoại ô”, với Bộ trưởng Ngô Khắc Tỉnh mê hái hoa và vì mê gái chạy trốn không kịp, thế giới, hôm nay, vẫn tưởng miền Năm không có nhà văn lỗi lạc như miền Bắc. Miền Nam chỉ biết làm chiến tranh, làm giàu, không biết làm văn học nghệ thuật đúng nghĩa!
Tôi đã leo lên xe. Chúng tôi đã leo lên xe. Chuyến xe đời chập chùng hệ lụy. Tấm vải bố trùm kín mít. Xe nổ máy. Rồi lăn bánh. Giã từ Sở Công An, giã từ một địa chỉ chung của chủ nghĩa. Tôi đi tới một địa chỉ khác. Giã từ và cám ơn những cay đắng, nghẹn ngào vỡ lòng. Cám ơn nó đã cho tôi bắt đầu cuộc sống và tham vọng văn chương.
4-1985

Truyện Nhà Tù Gọi Là Lời Thay Tựa Phần thứ nhất - Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 á từ hôm qua. Y tá ghi vào sổ. Tù nhân đăng ký thuốc tư có số riêng. Trừ thuốc bổ, các thứ thuốc bệnh phải uống trước mặt y tá. Khi tù nhân bị bệnh đột xuất, thí dụ trúng gió, ngộp thở, bất kể ngày đêm, trưởng phòng ghé miệng sát cửa gió, nói lớn: “Báo cáo cán bộ, phòng … có người bệnh nặng.” Bác sĩ nhà tù sẽ đến cấp cứu. Bệnh nguy kịch, tù nhận được chở qua bệnh viện Nguyễn Văn Học.
Màn phát thuốc chấm dứt. Cửa phòng khép lại, khóa kỹ. Y tá sang 7C-1. Thời khoá biểu đề lao được áp dụng trúng phóc. Đến giờ cơm trưa. Cơm trưa đề lao ăn lúc mười giờ. Cửa phòng mở. Trật tự viên và hai “trực sinh” ra khiêng cơm và thức ăn vào. Tù nhân thay phiên nhau, hàng ngày, hai người chịu trách nhiệm quét phòng, lau sàn phòng, bục ngủ, chà rửa sàn nước, cầu tiêu, khiêng cơm. Cơm nước chia xong, phải lau sàn và rửa thùng đựng cơm, thùng đựng thức ăn sạch sẽ. Một ngày làm công việc này gọi là trực nhật, và người làm gọi là trực sinh! Theo luật nhà tù xã hội chủ nghĩa, phòng giam tập thể chia thành nhiều tổ, mỗi tổ 10 tù nhân lãnh đạo bởi Tổ trưởng và Tổ phó. Vậy một phòng giam có Trưởng phòng (chủ tịch nhà nước), Phó phòng (phó chủ tịch nhà nước), Trật tự viên (Tổng Bí thư), Thư ký (ban bí thư trung ương đảng), các Tổ trưởng, Tổ phó (uỷ viên trung ương đảng). Mỗi tối thứ sáu họp phòng, kiểm điểm … thành tích tù. Biên bản ghi một câu đúng chỉ tiêu đặt ra: “Các can phạm triệt để tin tưởng vào sự khoan hồng nhân đạo của Đảng và Nhà Nước, quyết tâm học tập cải tạo tốt để sớm được về sum họp gia đình. Trước khi bế mạc, các can phẩm hồ hởi, phấn khởi liên hoan văn nghệ bằng hợp ca bản Như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng. Biên bản này được đọc lớn cho cả phòng nghe. Mọi người nhất trí.” Trực sinh do Tổ trưởng chỉ định từng cấp thuộc tổ mình. Trưởng phòng, trật tự viên, thư ký được miễn trực nhật.
104 cái ca nhựa được bày thứ tự thẳng hàng. Trật tự viên phân phối cơm và thức ăn. Cơm gạo hẩm, đầy cả cỏ ngọn. Thức ăn bữa thì hai miếng đậu kho, bữa thì su su kho, bữa thì cá ngừ hay cá đuối kho, bữa thì canh rau muống già, canh bí rợ. Kho và nấu canh bằng muối. Đậu kho tuyệt tích từ tháng 8-1976. Muốn ăn miếng thịt cà ri hay thịt khô, phải đợi mấy ngày lễ lớn. Thường xuyên là cá biển ươn kho. Ươn phát thối thì cà-ri cá. Cá biển lừng danh đến nỗi tù nhân đặt cho những tên mỹ miều như: Trần Thị Lệ Đuối, Lệ Ngừ… Cuối cùng, các loại cá biển nhà tù mang chung tên của một ca khúc cách mạng: Đàn Ta-Lư. Bởi vì, tù nhân bị ghẻ mà ăn cá ngừ, cá đuối thì gãi bằng thích. Khi gãi ghẻ, tù nhân bảo gẩy đàn Ta-Lư! Tính tính tính tính tang tính tình … Đàn em reo vang, đàn Ta-Lư. Vừa gãi ghẻ, vừa nghe danh ca hạng nhất Hà Nội là em Tường vi hát Đàn Ta-Lư, sẽ giật giật tuyệt cú mèo. Chia cơm ồn ào gấp bội chia nước sôi. Đôi khi, đấm đá xảy ra giữa các ông tù trộm cướp với các ông tù mafia. Trưởng phòng giả vờ đui điếc. Báo cáo cán bộ, đêm nó nấu bao ni-lông, nó đổ vào mắt là mù.
Bữa cơm trưa vừa dứt là kẻng báo ngủ trưa. Cả phòng im lặng. Không ngủ thì ngồi im lặng. Bây giờ, phòng giam mới là cái lò nướng bánh mì đúng nghĩa. Nắng hừng hực trên mái tôn. Sức nóng hầm da thịt. Tù nhân mình trần, quần xà lỏn nằm nghiêng, nằm ngửa trên bục xi-măng. Mồ hôi tuôn xối xả. Nguyễn Hải Chí thấm ướt cái khăn tắm đặt lên ngực cho mát mà ngủ. Chừng thức giấc, cái khăn khô rom. Mồ hôi không ra ở ngực, nó ra ở lưng. Vài tù nhân quên Nội qui, cởi truồng nằm ngửa tênh hênh, ngáy pho pho. Thân phận con người như những con heo cạo lông phơi bày trên sạp bán thịt. Không hiểu tại sao tù túng thế, khổ cực thế mà tính dục vẫn chưa bị diệt. Kìa tù nhân cởi truồng nằm ngửa, khẩu đại bác đang dựng đứng. Và trong giấc mơ hoa ở lò nướng bánh, hắn đã bắn máy bay, đạn phọt lên! Hắn cựa quậy. Rồi hắn vội lấy khăn che dấu khẩu đại bác. Tôi ngồi dựa lưng vào tường quan sát. Chẳng biết một mai sống sót về, tôi có đủ khá năng diễn tả một buổi trưa hè trong một phong giam ở đề lao Gia Định? Tôi viết về những cuốn sách dính dáng tới nhà tù. Tôi tưởng tượng. Tôi viết mò. Tôi gian dối với độc giả. Tôi vừa tìm ra cái lý do văn học của chúng ta thiếu tác phẩm lớn, tác phẩm tầm vóc quốc tế, dù quê hương chúng ta đầy dẫy đề tài kích thước, để cống hiến cho các nhà vẫn thống lĩnh đỉnh núi trong suốt ba thập niên cách mạng, thù hận, chiến tranh, giải phóng, chia lìa, đổ vỡ, lưu đày, đói khổ, ngục tù… Nhà văn lỗi lạc của chúng ta ở miền Bắc đã bị cưỡng bức sa đọa hóa tư tưởng. Họ đã bị hoàn toàn tê liệt sự rung động và sáng tạo. Nhà văn lỗi lạc của chúng ta ở miền Nam thì ít sống, sợ sống, lười sống. Hãy đọc Sống chỉ một lần xem Mai Thảo sống ra sao. Sống loanh quanh thành phố, lang thang phòng trà, tửu điếm, hộp đêm. Sau một kinh qua vỡ núi lấp sông của dân tộc, Mai Thảo cứ nhởn nhơ sống theo phong cách đó và thản nhiên tái bản Sống chỉ một lần. Những tài năng đoạt giải nhất, giải nhì khác? Chưa có biến chuyển khác lạ. Vẫn nhai lại. Tôi xác định thêm một lần nữa: Tôi chỉ là người viết tiểu thuyết mưu sinh tầm thường, không đáng kể. Tôi kỳ vọng những tác phẩm lớn ở những nhà văn lỗi lạc của chúng ta. Không có, vì họ sợ sống. Thế Phong đã đưa ra một đề nghị lạ lùng: “Muốn có tác phẩm lớn, phải nhờ bọn thống trị lôi các nhà văn ra bùng binh Chợ Bến Thành, quất roi xuống thân phận họ, họ sẽ viết.” Có vẻ sa-đích. Mà đúng. Nhà văn của chúng ta thiếu phẫn nộ bởi lánh xa mọi phẫn nộ của dân tộc. Có kẻ đã thể nghiệm sự phẫn nộ, sự thống khổ của quê hương đấy. Kẻ ấy giương danh nhà văn chân chính, chê tư tưởng thiên hạ “Cao hơn giép râu cộng sản”, viết pho sách ngót nghét nghìn trang để chỉ phô diễn sự “Ăn vụng, ăn cắp, ăn tranh phần cơm heo”. Chẳng nên làm nổi danh kẻ này bằng cách nêu tên ông ta và tên “tác phẩm để đời” của ông ta. Tôi vừa vỡ lòng cay đắng, đang nhập môn thống khổ, nhưng tài còm của tôi vẫn khó hứa hẹn diễn tả nổi một buổi trưa hè trong một phòng giam của đề lao Gia Định. Thật sự mà nói, muốn có tác phẩm văn học lớn, chúng ta phải chờ đợi các nhà văn trẻ thế hệ sau 1975.
Kẻng báo thức lại khua. Tù nhân lại ồn ào. Vòi nước đã chuyển qua ô cửa gió. Như buổi sáng, nước đầy hồ rồi thì mỗi tù nhân có 10 giây tắm, gội không sát xà phòng. Cuộc tắm hà tiện nước của cách mạng chấm dứt khi vòi nước kéo mạnh ra. Người ta đã nhìn đồng hồ mà ban ân huệ tắm. Y tá xuất hiện với hai chai thuốc ghẻ xanh và vàng. Xanh là Bleu de méthylène. Vàng là gì, tôi không rõ. Vàng, nếu tôi đúng, là môn thuốc ghẻ cổ lỗ sĩ chế bằng diêm sinh và lưu hoàng, mùi hôi khó tả và xức ghẻ thì xót điếng người. Y tá rót thuốc xanh và vàng vô hai cái lọ thủy tinh mà Trật tự viên có bổn phận bảo quản. (Nhà tù sợ tù nhân tự sát hoặc sát hại nhau bằng mảnh thủy tinh). Thêm một hoạt cảnh đề lao. Ghẻ mủ, ghẻ nước, hắc lào đều bôi thuốc xanh, thuốc vàng. Hai tù nhân bôi thuốc cho nhau. Ghẻ đề lao ranh mãnh lắm. Nó cứ nhè “của quý’ mà lập chiến khu. Tù nhân nầy cởi truồng, chổng mông để tù nhân nọ bôi thuốc. Thuốc vừa bồi xong, tù nhân nọ vội lấy quạt quạt lia lịa. Vì thuốc xót vô cùng. Tù nhân bị bôi thuốc dẩy nẩy. Kẻ nhảy tăng tăng, kẻ quạt lia chia. Một vũ điệu ngoạn mục của đề lao Gia Định. Chừng hết xót, tù nhân đã được bạn bôi thuốc sẽ bôi thuốc trả nợ bạn. Và quạt. Bục tù biến thành sân khấu nhảy múa. Mà người biên soạn vũ điệu ghẻ là cách mạng, là Đảng quang vinh! Có tù nhân ghẻ tứ tung bèn sơn thuốc xanh khắp mình mẩy và được phong làm chim xanh, mang tên Mỹ: Mr. Blue Bird. Ông Thế kể đã có tù nhân chết vì … ghẻ, tháng trước, tại 6C-1. Tù nhân tên Tuấn, trung úy cảnh sát đặc biệt. Anh ta vốn mắc bệnh phong tình. Vô đề lao, anh bị ghẻ mủ. Anh ta tuyệt vọng, khước từ uống và bôi thuốc của vợ gửi vào. Anh ta khước từ tắm luôn. Ghẻ ăn chung quanh mắt anh. Nhà tù mời vợ anh vô thuyết phục anh. Anh vẫn khước từ. Người ta đưa anh vô bệnh viện Nguyễn Văn Học. Anh chết. Bởi anh tình nguyện chết.
Hoạt cảnh ghẻ hạ màn. Cơm chiều đến. Cơm chiều giống cơm sáng. Chia chác, ăn uống, rửa ca muỗng xong, tù nhân chơi đô-mi-nô, cờ tướng, chuyện trò, hút thuốc, nhớ vợ con, mong đợi thả về và chờ kẻng báo ngủ. Thế đó, trừ những hôm thăm nuôi, mua hàng, họp cuối tuần, sinh hoạt ở các phòng giam đề lao Gia Định giống hệt nhau. Một ngày như mọi ngày. Cô đơn trong thống khổ. Rã rượi trong tủi nhục.
--!!tach_noi_dung!!--


Nguồn: hungviet.org
Được bạn: Thanh Vân đưa lên
vào ngày: 4 tháng 5 năm 2012

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--