êm dần buông; mảnh trăng tròn vằng vặc ném xuống mặt biển một thứ ánh sáng huyền hoặc kỳ diệu. Vòm sáng bị giới hạn không cho vượt thoát ra ngoài nên tạo khoảng cách rõ rệt giữa màu biển cả mênh mông. Dưới vòm sáng, biển với dáng nằm hớ hênh, lộ liễu ôm gọn màu trăng cho ngấm trong tận cùng thân thể một óng ả mượt mà. Từng gợn sóng nhỏ lăn tăn nhấp nhô như hơi thở con gái làm những mảnh hoàng kim rúng động vỡ ra tản mát khắp bốn phía rồi lại kéo ngược trở về nhún nhảy tắm mình dưới trăng. Làn gió nhẹ từ biển sâu mang mùi ngai ngái của nước mặn tiến dần vào bờ, lười biếng nuốt những tanh nồng, nóng bức tích tụ cả ngày trong những tháng dài mùa hạ.Hòa mình trong cảnh sắc nhưng tâm hồn Long sôi động khác thường, nó trái ngược với thái độ ù lỳ mặc cho màu nước lóng lánh đùa giỡn trên thân thể như che dấu những ước mơ của tương lai sắp sửa vỡ tung vì nóng lòng chờ đợi. Biển cạn, dẫu rời xa bãi cả ba mươi thước mặt nước vẫn chưa lên quá ngực trong khi Long lại cố vượt khỏi những cạn khô của cuộc đời dù đã trải qua. Nước nóng như đất nung vì bị nấu cả ngày dưới ánh nắng mặt trời. Ngày đã lùi xa nhưng vẫn còn hơi hướng tanh nồng, bỏng rát; cái bỏng rát của nắng cháy không bằng bỏng rát của những ngọn roi nhân nghĩa quất xuống người.Trăng đã lên cao nhưng dưới mắt Long vẫn mang màu rực của lửa; ngọn lửa được tách ra làm hai và thu gọn lại thành màu đỏ kinh hồn, lẩn trốn trong hai hố mắt sâu thăm thẳm của người em gái. Hai hố sâu hút dưới gò má cao, quá cao cho Long cảm tưởng sinh mạng của thằng em rể thật chênh vênh. Đôi lúc ngọn lửa tàn nhẫn chiếu thẳng vào Long như muốn nấu sôi cơ thể, nấu chín tim óc gan phổi và làm những mạch máu đảo lộn kinh hoàng.-- Xin cô để cho tôi yên.Không, chúng tôi mới đúng. Chúng tôi gồm một vợ ba con; cả năm sinh mạng đang nằm dưới bàn tay bảo trợ của cô như những con cá đang nằm trên thớt. Nó đã dãy đành đạch khi phải tách rời biển mặn, xa lìa quê hương chỉ vì bùn lầy cộng sản tràn ngập bít kín không còn chỗ thở để rồi bây giờ sang đây được cô thản nhiên đặt lên tấm thớt nhân nghĩa, thớt vinh quang, thớt khảm xà cừ không ai dám đưa dao xuống chặt, mặc cho đàn cá chết dần chết mòn.-- Anh phải thay đổi tư tưởng cuộc sống, mười bốn năm trong tù anh bị chúng nó nhồi sọ làm cho hèn người đi.-- Hèn đi? Như thế nào thì gọi là hèn? Chân ướt chân ráo sống bám vào cô nên gọi là hèn có phải không?-- Em không có tư tưởng quanh co lắc léo như anh; em chỉ thấy rằng cái chí hào hùng khi xưa anh đã mất hẳn. Dĩ vãng vàng son chỉ là bức tượng theo tháng năm đã bị mục nát, đạp đổ nó đi để mà sống, để mà ngước mặt nhìn đời.-- Ai bảo cô tôi không dám ngước mặt nhìn đời? Thằng lính dẫu bại trận vẫn còn phong cách của nó, vẫn còn khí phách của đoàn quân dũng cảm. Tuy bại trận nhưng lý tưởng nó không mất; chính vì không mất nên muôn triệu người mới bị tù đày. Cô tưởng họ có thể cầm tù được tâm hồn chúng tôi? Có thể làm cho chúng trở nên còi cụt? Nhà tù tập thể không nói lên được chiến thắng của cộng sản mà trái ngược đã quật lại họ. Họ đã tự tố cáo hành động lừa bịp, dối trá, dã man và cướp nhân quyền; đồng thời cũng là hình thức gậy ông đập lưng ông, vô tình để cho cho dư luận lên án vì từ thưở lập quốc đến nay không có một chế độ, một quốc gia nào lại có những nhà tù to lớn khủng khiếp nhốt tất cả những sĩ quan đối lập lâu dài và vô lương như thế.-- Em không có những ý nghĩ vẩn vơ xa vời như anh. Điều đáng để nói chỉ là con người của anh. Anh bảo anh có khí phách? Vậy cái khí phách anh dấu nó ở đâu? Thật là nhục nhã, em không thể hiểu một ông cấp tá như anh mà có thể nghèo nàn tơi tả đến như thế...Long hiểu cãi nhau với Mai chẳng thà cãi với đầu gối còn thú vị hơn.-- Anh xem, thằng ăn mày bên này vẫn có bộ đồ đẹp để mặc; thằng cu li khuân vác vẫn sống hiên ngang phè phỡn ăn chơi. Còn anh cung cúc ôm vài đồng bạc để làm gì? Hai bàn tay anh không thể làm ra tiền hay sao mà phải thủ lỡ khi về già?Tiền nó cho, nó đau, nó xót nên nó có quyền đay nghiến, xài hay không lại là quyền của mình. Chính Trà, vợ chàng cũng đồng ý nhất định góp nhặt có chút đỉnh để ra riêng. Long không thể chịu được một cuộc sống bám víu hoàn toàn vào người khác, dù người ấy là em ruột của mình.-- Anh keo kiệt đã đành nhưng đừng để chồng em phải ra mặt khinh khi.-- Tôi làm gì mà nó khinh?-- Chẳng có ông tá nào qua đây mà lại đói rách như anh cả. Ai cũng quần áo bảnh bao, da dẻ trắng trẻo hồng hào.-- Ra nó khinh là tại tôi đói rách? Tôi bảo thật, quần áo tôi rách nhưng lòng tôi không rách; tình cảm tôi vẫn tràn đầy. Chỉ có những đứa rách như cô mới cần quần áo để che đậy.Long quay đi tránh tia mắt nảy lửa của em. Nó có lý của nó. Khi con người ta ăn mặc sung sướng, dư thừa tiền bạc thì hay nghĩ đến vỏ bên ngoài nhưng nó quên một điều những kẻ càng nghèo thì lại càng ăn diện để khoả che sự thấp kém túng thiếu; cũng như kẻ chẳng ra gì thì lại càng ham chuộng địa vị công danh.-- Chẳng thà em chẳng là gì cả thì anh chị muốn ăn mặc ra sao cũng được. Đàng này chẳng nhất cũng nhì ở đây mà anh làm như vậy đúng là bôi tro trát trấu vào mặt em.-- Vậy là tư cách của tôi nó liên quan tới cái mặt của cô?Mai cố nhịn tính ngông của anh mình:-- Em chỉ muốn nói đến cách ăn mặc. Mình đâu đến nỗi nào...-- Ra xứ Mỹ đánh giá trị con người qua quần áo?-- Khổ quá! Lòng em ngay mà anh cứ bẻ ra cong. Thôi thì mặc anh nhưng chị và các cháu hãy để cho em lo tính.Kể ra Mai lo tính cũng khá chu đáo. Nhà năm người nhồi nhét vào trong cái trailer một phòng ngủ kê vừa đủ chiếc giường đôi; phân nửa còn lại vừa là bếp vừa là phòng khách đặt sẵn một cái bàn cũ kỹ để vừa khéo năm chiếc ghế. Chắc chắn vợ chồng Mai đã lo toan từ trước; cả năm rồi còn gì, bởi cứ có chuyến đi lại phải đình vì sức khoẻ Trà quá yếu.-- Bố ơi tối con ngủ ở đâu? Thằng út mười lăm tuổi lên tiếng hỏi bố.Long nhìn con rồi lại nhìn vợ, sự bực dọc không biết đẩy sang cho ai. Người nào cũng đáng thương, đáng tội nghiệp và tội nghiệp hơn khi tất cả đều trông chờ vào tài ba sức lực của một ông trung tá già giờ chỉ còn hư danh.-- Ba thằng lấy cái khăn trải trong phòng mẹ ra đây mà nằm, Long chỉ xuống phần thảm trống trơn nơi phòng khách rộng vừa bằng chiếc chiếu, còn mẹ bệnh hoạn không thể nằm dưới sàn được.-- Em không nằm giường nệm đâu. Nóng như đổ lửa, ở trên đè xuống ở dưới tấn lên sao chịu cho thấu. Trà lên tiếng phản đối.Cái trailer nóng thật, dù nó đã được đẩy sát dưới gốc pear xum xuê trái, dù chim chóc có bay nhảy trên cành hoặc ríu rít hót cũng không thể tưởng tượng đó là một nơi con người có thể sống. Buổi trưa nắng đổ xuống mái tôn như trút lửa. Cả một mái nhà dài bằng nhôm bắt nắng mau lẹ phà xuống lớp trần mỏng manh bằng ván ép. Căn nhà hai cửa sổ và cửa ra vào quay về hướng tây nên hoàn toàn đón nhận nắng của xế trưa, giờ cao độ nhất. Đã vậy, mặt hông lại bị căn nhà lầu ba tầng chặn ngang nên không được hưởng bất cứ luồng gió nồng từ ngoài biển lùa vào. Nhà nằm trên bốn bánh xe lười biếng gỡ nên không tiếp nhận được hơi ẩm của đất, nó khô và bỏng như bốn bề lửa thiêu.Trời nóng, mồ hôi tuôn ra nhễ nhại nên ai nấy đều khát nước; chiếc tủ lạnh được mở ra liên tục khiến đá không kịp đông. Ba đứa con giống ba thằng ma đói; đổi khí hậu, thời tiết mà chúng ăn uống như thèm khát lâu năm. Mà chết đói thật, có ai thoát khỏi lao tù mà no đủ đâu. Chính ông, mười bốn năm khâu mồm vá miệng, mười bốn năm tưởng đã quen với ngô sắn trong rừng, tưởng đã quen với bùn tanh nước độc mà qua đây ông vẫn luôn cảm thấy đói.-- Bố ơi hết sữa rồi, con lên nhà trên xin cô nhé!Nhà trên là nhà vợ chồng Mai đang ở, là căn nhà lầu đã hứng hết gió biển tiếp giáp với khung rào bằng sắt kiên cố. Nhìn xa người ta có cảm tưởng chiếc trailer được Mai cho kéo về chỉ chứa đồ phế thải thay vì phải mang bỏ vào thùng rác. Hàng rào sắt cũng là ranh giới phân chia giữa giàu và nghèo, mà Mai giàu thật. Căn nhà ba tầng lầu trông bề thế, ngạo nghễ nằm quay ra biển, tầng trên cùng để ở, tầng giữa là bếp, phòng ăn, phòng đọc sách và phòng khách, dưới cùng là tiệm bán thực phẩm, bia, nước ngọt, thuốc lá, kẹo bánh, sữa, thịt nguội v.v... Chẳng những nó quyến rũ khách hàng mà còn quyến rũ luôn ba thằng con của ông. Mùa hè chiếc máy lạnh loại central chạy tối đa khiến gian hàng mát rượi, khách v&agrachết ở nơi đồng khô cỏ cháy này. Hãy ra đi như muôn cánh chim tìm về đất lành. Mỗi cánh chim là mỗi tiếng kêu khao khát tự do...Giọng mẹ hùng hồn như một diễn thuyết viên, như một thống đốc trước giờ thúc quân ra trận. Xuyến nhìn mẹ mà tê điếng cõi lòng. Người đàn bà còm cõi yếu đuối nghèo nàn kia sao lại có tấm lòng thương yêu con vô bờ bến và một tình yêu nước thủy chung. Người đàn bà áo đen quần vải cả đời không biết cây son nụ phấn mà sao có tâm hồn đẹp sáng hơn mặt ngọc. Nước mắt mặn môi, Xuyến nuốt vội vàng như gom nhận hình ảnh sau cùng. Nàng biết chỉ cần một cái với tay, một vòng ôm hoặc một giọt nước mắt của mẹ là nàng sẽ lăn xả vào lòng và dù thế nào cũng nhất quyết không rời xa mẹ. Thế mà......Vâng, bây giờ thì Xuyến đã hiểu tại sao mẹ cương quyết không chịu rời nơi chôn nhau cắt rốn. Quê hương là hình ảnh gắn chặt vào cuộc đời mỗi người. Mười năm rồi Xuyến đâu quên được bóng hình còm cõi của mẹ lom khom ngồi đãi đậu bên bờ ao vào những ngày giỗ ba; nàng cũng quên sao được con đường làng chạy dài hai dãy dừa phủ lá che; những trái bình bác chín vàng không ai hái từ trên cây rơi bể nát theo lối đi; những chùm mận sọc nặng trĩu cành hứa hẹn cả một tương lai rực sáng.Xuyến trở mình, đã nhiều đêm trằn trọc khi nghĩ về mẹ và cũng đã rất nhiều lần nàng bỏ dở buổi tiệc vui chạy về nhà ôm gối khóc vùi. Không như mẹ, tiếng khóc nàng vỡ oà như một đứa trẻ vòi vĩnh. Tình yêu thương và sự yếu đuối đã khiến Xuyến có những ủy mị khác thường. Nàng tuy được kết tạo bằng hình hài và vóc dáng của mẹ nhưng ý chí phấn đấu lại không có. Xuyến cũng không được sự vững chãi lanh lợi và khôn ngoan như những trẻ mồ côi khác; cho nên khi gặp trở ngại khó khăn hoặc vấp ngã trong cuộc sống nàng lại thấy vô cùng mất mát.-Có chuyện gì mà em trăn trở hoài vậy?Xuyến nằm im khi Hảo choàng tay ôm ngang ngực vợ. Mọi lần nàng hay tâm sự với chồng về ước vọng của mình nhưng trăm lần như một Hảo đều gạt đi:-Tình hình VN còn lộn xộn lắm, lỡ bị kẹt lại là nguy.Hoặc:-Chỉ vì tình cảm riêng tư mà quên đi việc đại sự. Nếu mọi người ai cũng như em thì cảnh đọa đầy vẫn mãi tái diễn và người dân sẽ suốt đời sống trong tù ngục.Hảo có lý và chính Xuyến cũng nhận thức được điều đó, nhưng khốn nỗi lòng nhớ thương mẹ mỗi ngày một tăng khi chung quanh nàng; bạn bè về VN rầm rộ như đi chợ tết.-Toàn bọn con buôn lợi dụng thời cơ và những kẻ nằm vùng phá rối. Chúng muốn biến triệu người dân tỵ nạn chính trị trở thành tị nạn kinh tế. Ván cờ chúng lật đi lật lại nhiều lần mà vẫn còn lắm kẻ mắc mưu.Hảo nói với giọng vô cùng phẫn uất. Những lúc đó Xuyến chỉ biết gục đầu vào ngực chồng khóc trong câm nín. Anh có cha có mẹ có người thân bên cạnh, cũng như người ăn no ngủ yên đâu hề nghĩ hoặc thương xót đến kẻ nghèo đói. Còn em, suốt bao nhiêu năm rời xa mẹ; một người đàn bà phi thường đã thay thế cả ba, anh và còn là người bạn đi song song bên cuộc đời em. Anh có xa mẹ, có mất cha mới thấy tình phụ mẫu cao cả cần thiết như thế nào... Khóc đó nhưng Xuyến được vỗ về ngay bằng những thư từ nhắn gửi của mẹ:-Đừng lo cho mẹ. Cái hạnh phúc mẹ đang có chính là cuộc sống gia đình con. Hãy lo cho chồng và hiếu thảo với cha mẹ chồng tức là con đã hiếu thảo và trả nghĩa cho mẹ...Xuyến nghe lời nhưng nàng không ngu dại để không nhìn thấy sự thiệt thòi của mẹ mình:-Ngày nào con bé nhỏ mẹ bú mớm chăm dẵm, nay lớn khôn lại lo cho người xa lạ, thật là bất công.-Nhưng người đó là chồng của con cơ mà!-Người ta bảo mất chồng còn tìm chồng khác chứ mất mẹ là mất mát cho đến muôn đời.Nhiều năm qua có lẽ mẹ đã thấu hiểu những sôi sục trong lòng Xuyến nên nhất quyết cắn chặt môi che dấu sự yếu mềm của con tim mà gửi đến nàng những dòng chữ nguệch ngoạc nhưng cứng hơn gang thép:-Con có biết vì sao ba và anh con chết? Vì sao mà bao nhiêu chiến sĩ đã đổ xương máu và ngã xuống? Đừng để kẻ chết uất hờn đội mồ sống dậy. Đừng để những người ở lại phải mãi chịu kiếp tù đày. Còn hòa bình ư? Chỉ là một lớp nhung bọc bên ngoài xác chết đã rữa thối. Thay đổi ư? Một hình thức giả tạo để đạt tới những tham vọng khác. Đổi mới ư? Con ơi, ở trong chăn mới biết chăn có rận. Đừng nhìn vào những dễ dãi tự do của một số cò mồi, của một số thiêu thân mà nhận định hoàn cảnh nước nhà. Mẹ không bằng lòng cho con trở về khi đất nước chưa thanh bình dù là nhìn mặt mẹ lần cuối. Phải chiến đấu tới cùng để dành độc lập tự do thực thụ cho dân tộc ta.-Mẹ bảo phải chiến đấu cho dân tộc trong khi con của mẹ chưa gì đã muốn gục ngã trước tình cảm cá nhân thì sứ mạng đến khi nào mới được hoàn thành.-Đánh ngã bản thân cũng là một hình thức chiến đấu. Đừng mềm yếu như bao nhiêu người đã bi lụy trở về. Sự trở về đó đã làm vô số người ở lại hư hỏng sa đọa với tư tưởng sống vội vã bám víu và hưởng thụ...-Anh thoa lưng cho em ngủ nhé! -- Giọng Hảo ngọt ngào vang bên tai -- Chó con đừng làm bộ nữa, có tâm sự gì kể anh nghe đi.Xuyến nằm quay người lại co rút trong vòng tay chồng:-Nghe tiếng mưa rơi em cảm thấy bồn chồn.-Nhớ nhà phải không?Trong màn đêm, căn phòng tràn ngập bóng đen. Hảo hỏi vợ với lời thiết tha và chân thành khiến Xuyến cảm thấy như được chia xẻ, nàng mơ màng:-Em nhớ những buổi tối mưa rơi tầm tã, mẹ hay vùi trong đống than bếp vài củ khoai mật hoặc nướng những trái bắp vàng quệt mỡ hành béo ngậy. Hai mẹ con ngồi trên giường trùm chung quanh người chiếc mền nhà binh màu cứt ngựa, vừa ăn vừa nhìn qua khung cửa sổ.-Trời tối đen em thấy gì ngoài đó?-Em thấy cả rừng cây đứng ủ rũ dưới nền trời đậm xám, một màu đen buồn thảm hòa lẫn tiếng ếch nhái à uôm kêu. Thỉnh thoảng có những trẻ cầm đèn soi ếch trúng lạnh run rẩy đứng nép bên hiên nhà.-Sao chúng không chờ tạnh rồi hãy bắt? Hảo cắt ngang.-Mưa dầm biết đến khi nào mới tạnh. Hơn nữa vì sinh kế ai cũng cố bắt cho thật nhiều bất chấp mưa gió.Hảo thở dài, giọng trầm buồn:-Cách nhau có nửa quả địa cầu mà như hai thế giới khác biệt. Cũng cùng một bầu trời, một trái đất, cùng màu da, cùng tiếng nói mà bên đây mình nệm ấm chăn êm còn bên kia vất vả đói khổ.-Thôi anh -- Xuyến ngắt lời chồng -- Những tháng năm sống bên mẹ em không hề biết đến đói khổ; sang tới Mỹ lại có anh bảo bọc che chở. Chính vì thế mà có lẽ cả đời em sẽ mang mặc cảm không làm được chuyện gì ra hồn.-Có chứ! Em đang làm người vợ hiền, người dâu thảo.Giọng Xuyến bỗng tắc nghẹn và thổn thức nửa chừng:-Em nhớ mẹ và suốt đời ân hận nếu không về thăm một lần lỡ mẹ nhắm mắt.-Chẳng ai nhắm mắt ngoài quê hương mình đang dãy chết.-Chờ quê hương sống lại thì mẹ cũng chẳng còn.Xuyến úp mặt xuống gối khóc hu hu:-Cả đời mẹ chỉ biết hai chữ hy sinh và thiệt thòi.Hảo đưa tay vuốt tóc vợ, những sợi tóc dài và óng mượt:-Không phải chỉ riêng mẹ mà tất cả mọi người -- những kẻ còn ở lại -- đều chịu sự thiệt thòi. Xuyến nghe anh nói. Ngày xưa các chiến sĩ đã phải dùng súng đạn lưỡi lê mã tấu đánh nhau để giữ gìn tự do. Bây giờ chúng ta chỉ cần đấu tranh bằng tư tưởng. Tư tưởng lung lay thì ý chí nào còn mà phấn đấu? Đừng nghĩ đến chuyện về VN nữa, vì về là đã vô tình tiếp tay với Cộng Sản cứu vãn tình hình kinh tế đang kiệt quệ.Chẳng hiểu Hảo độc đoán hay Xuyến lầm lẫn nhưng có điều đói là đói con dân trước, chết cũng là chết con dân trước. Kẻ gộc gạo chịu luồn cúi xin xỏ đã chấp nhận được cái nhục thì có bao giờ phải đói khát?Xuyến thở dài, biết tính chồng sắt đá nàng quyết định không bao giờ tỏ ý muốn của mình nữa. Chỉ còn một cách duy nhất là lén Hảo... Xuyến rùng mình, lần vượt biên nàng thoát chết nhiều phen nhưng niềm tin và sức phấn đấu vẫn bùng cháy. Còn bây giờ dự định trở về quê hương, chỉ hai ngày bay với đầy đủ phương tiện dễ dàng sao lòng nàng bất an. Xuyến không tin rằng mặc cảm lén lút trở về mạnh hơn tình mẫu tử mà có một cái gì đó... Một cái gì thật mơ hồ níu kéo nàng lại.-Anh à! Tháng tới nghỉ phép thường niên anh định đưa em đi đâu?Mười đầu ngón tay Hảo đang đưa nhè nhẹ trên khoảng lưng mịn và mát rượi của vợ; những tưởng Xuyến đã ngủ nào ngờ nghe hỏi, Hảo giật mình ngưng lại:-Ăn gian quá, làm nãy giờ "vẽ nhột" rã cả tay.-Tại vậy nên em mới hỏi để anh nghỉ xả hơi. Xuyến cười khúc khích, dụi mặt vào ngực chồng.Hảo không ngờ vợ lại vui vẻ một cách nhanh chóng như thế! Mới khóc đó rồi cười ngay đó; vừa xong nhớ mẹ, vài mươi phút sau đã nghĩ chuyện hưởng trăng mật với chồng. Thật là trẻ con...Mọi năm dù bận rộn thế nào, hai vợ chồng cũng dành một tuần đi xa và sống trọn vẹn cho nhau. Lấy nhau đã hơn sáu năm nhưng Xuyến vẫn chưa chịu có con viện cớ không muốn những ngày hạnh phúc bị gián đoạn hoặc chia xẻ cho bất cứ ai dù đó là con mình. Thương Xuyến, Hảo chiều tất cả tuy chàng biết rằng con cái chính là những sợi dây mềm mại cột giữ hạnh phúc. Hảo chồm người nằm đè lên vợ:-Mình thương nhau như vầy chưa đủ hay sao mà em cứ đòi trăng mật? Còn nhớ năm ngoái điên khùng về New York, em bảo trượt tuyết cho biết với lại quay ít phong cảnh kỷ niệm ai ngờ...-Ai ngờ cả ngày hai đứa rúc trong phòng nằm ôm nhau. Hạnh phúc chán mà cứ kể lể.-Biết thế ôm ở đây đỡ toi mất mấy ngàn.-Anh này -- Xuyến nghến cổ đón nhận nụ hôn của chồng -- Hà tiện vừa thôi. Kỳ này em định về Cali.-Về làm gì?-Em thăm vợ chồng con bạn thân quen bên đảo, với lại... -- Nàng ngập ngừng -- Với lại mua sắm ít đồ cần dùng, tụi nó bảo quần áo bên đó rẻ như bèo.-Lại bày đặt đua đòi ba cái lăng nhăng vớ vẩn. Sắm những thứ ấy đâu cần anh đi cho uổng phí thời giờ...Trong bóng đêm mắt Xuyến tràn ngập một niềm vui, giọng nàng gần như lạc vì xúc động bất ngờ:-Thì đi Disneyland, đi...-Anh đâu phải thằng bé con dễ dụ khị -- Hảo cười dòn -- Lần này không có anh hộ tống để sau tuần "trăng tàn" em sẽ "cưng" anh hơn chút nữa.Xuyến vít đầu Hảo xuống kèm theo tiếng cười dòn phá tan đêm dài tĩnh mịch khởi đầu cho một cuộc sắp đặt lén lút về thăm mẹ. Ôi, mỗi lần nghĩ đến mẹ và những ngày giờ thu ngắn lại Xuyến lại thấy lòng tràn ngập rộn ràng. Nàng lịm đi trong vòng tay chồng, trong hạnh phúc ái ân, và trong sự thương nhớ mẹ tột cùng.
Chiếc ghế bành màu da người
Chữ Nhân
Con Đáp số
Đêm tình yêu
Đuổi theo vệt nắng
Giọt Nước Mắt Thủy Tinh
Hòn đá cuội
LỐI THOÁT
MA ĐỘI MỒ
Thế là Xuyến sắm sửa hành lý về thăm mẹ đúng vào ngày 27 tết. Từ phi trường New Orleans về Los Angeles hết gần 5 tiếng; sau đó chờ thêm 2 tiếng đổi chuyến bay qua Philippin và từ Phi sẽ đến thẳng phi trường Tân Sơn Nhất. Sở dĩ Xuyến đi vòng sang Cali là vì muốn tránh sự để ý của chồng, tránh sự dòm ngó đàm tiếu của bạn bè. Tiền bạc cũng ảnh hưởng ít nhiều vì vé khứ hồi chưa hết ngàn hai. Ngàn hai đối với nàng chẳng có nghĩa lý gì, Xuyến đã từng bỏ bạc ngàn mua những chiếc áo dạ hội hoặc đóng góp hàng năm trong ngân quỹ cho những trẻ em tàn tật; vậy mà tiền vé về VN nàng so đo từng tí. Nàng luôn hỏi tiền này rồi sẽ đi về đâu? Sẽ nuôi những cán bộ Cộng Sản sống thêm bao lâu nữa? Chính vì vậy nên hành trang trở về chỉ là vài bộ đồ gọn ghẽ, ít hàng vải quà cáp cho mẹ còn bao nhiêu nàng đổ dồn vào thuốc men. Bao nhiêu chứng bịnh Xuyến mua bấy nhiêu thuốc; cả một túi xách nặng trĩu những thuốc nhưng nhiều nhất vẫn là thuốc trụ sinh và đau bao tử. Nàng hiểu sau mười năm ăn uống thất thường, bữa đói bữa no lại toàn khoai mì dây sắn; đến heo gà còn lăn cổ ra chết thì bao tử người lấy đâu còn. Do đó những thứ mẹ nàng không dùng đến biết đâu lại chẳng hữu ích cho xóm giềng...... Xuyến để túi xách nặng chình chịch cạnh ghế ngồi chờ đến phiên nàng điền vào phiếu lý lịch. Từ Bắc Mỹ Thuận về Sài Gòn chỉ hết nửa ngày đường nhưng chưa lần nào nàng đặt chân lên chốn phồn hoa đô hội này. Mọi khung cảnh tuy mới lạ nhưng cũng tạo cho Xuyến những bỡ ngỡ đến mủi lòng. Phi trường Tân Sơn Nhất được coi là lớn nhất miền Nam mà trông thật nghèo nàn. Hình như đường bay quốc nội chỉ một, hai chuyến trong ngày. Quốc ngoại có lẽ vài ngày mới được một chuyến. Phòng đợi thì im lìm, u buồn và căng thẳng như chờ đợi thăm thân nhân nằm trong nhà xác; thỉnh thoảng vài cán bộ đi ngang len lén nhìn vào với đôi mắt dáo dác.Trong phòng trên dưới bốn mươi người. Tám mươi con mắt, bốn mươi cái miệng thế mà chẳng ai nói với ai lời nào; chỉ nghe những hơi thở nặng nề dồn dập kèm theo tia mắt bồn chồn lo lắng. Cuộc kê khai lý lịch không mau chóng như Xuyến nghĩ. Làm gì có thuốc phiện cần sa trong này. Chẳng lẽ bao nhiêu trạm kiểm soát quốc tế đều tê liệt để mặc bọn buôn lậu hoành hành? Sự bất mãn hằn rõ trong từng cử chỉ nhưng tuyệt nhiên không ai hé lời. Họ sợ tai bay vạ gởi, họ sợ bị đuổi trở lại vì lý do phản động; một lý do mà bất cứ trẻ già trai gái hay ngay cả thai nhi còn trong bụng vẫn có thể bị ghép tội; một án phạt mà bất cứ ai cũng có thể bị hứng chịu một cách dễ dàng.Xuyến ngồi ngả hẳn lưng vào thành ghế; suốt 2 ngày ngồi chồn chân mỏi gối, nàng thèm một cử động thẩm mỹ cho nở dãn xương cốt. Bàn tay đeo kim cương lóng lánh dưới ánh đèn néon khiến người ngồi bên cạnh để ý. Bà ta nói thật nhỏ như chừng vừa đủ nghe:-Về đây cô đeo chi hột bự quá cỡ vậy?-Sao vậy chị. Bộ họ tịch thu hả?-Không, thường thường khi đi đeo hột chừng ba ly. Khi về tráo hột sáu ly ai biết đó vào đâu.Xuyến thoáng chút ngạc nhiên:-Ba với sáu chênh lệch quá rõ ràng, đến con nít lên năm cũng phải biết.-Ậy mà trót lọt mới hay. Có mãnh lực nào mạnh bằng tiền đô la của Mỹ. Gì chớ thẩy cho họ vài tờ thì chục hột cũng xong.Bà ta ăn nói có vẻ chững chạc và nhiều kinh nghiệm, có lẽ đã từng đi về buôn bán nhiều lần vì cứ nhìn cách ăn mặc giản dị, đồ đạc lềnh kềnh là đủ biết.-Cô chỉ có hai cái túi xách này sao cô?-Dạ.-Cô cho tôi gửi cái thùng kia nha -- Vừa nói bà ta vừa chỉ cái thùng sắt bự phải đến 2 người ôm -- Chẳng có gì đâu, đút dấu cho nhẹ thuế đó mà!Từ người đàn bà đó mà vô tình Xuyến để ý những người chung quanh. Như vậy, đa số đi về hết 80% là con buôn ; còn con buôn là còn thâu thuế; bọn nhà nước sống được là nhờ họ mà!-Đã vậy sao lại còn bày đặt giấy tờ làm chi cho rườm rà? Xuyến thắc mắc.-Không rườm rà sao lượm được bạc trăm. Xã hội chủ nghĩa có mỗi nghề này để sống thôi mà! Cô xem mỗi chuyến về chúng hốt cả bạc vạn, ai mà không ham. Một nghề không cần vốn, sức khoẻ, trí thông minh, chỉ cần chịu nhục một chút là xong ngay -- Nhìn nghiêng, thấy Xuyến đang lắng tai nghe, bà ta hứng khởi nói luôn một hơi -- Cô biết không, Việt Kiều từ Mỹ về là "năm bờ oăn", bên Pháp là "năm bờ thu", còn tụi ngoại quốc mắt xanh mũi lõ chính hiệu như Bun-Ga-Ry, Liên Sô, Tân Tây Lan là "năm bờ then".Giọng bà ta ồm ồm lại hơi lớn làm một số người quay lại khó chịu. Xuyến cũng cảm thấy bực bội, thì ra những gì Hảo nói đều có lý do của nó và sự thật nàng đã nhìn thấy trước mắt; ngay đến mẹ nàng quanh năm suốt tháng chỉ quanh quẩn ở ruộng vườn mà cũng còn nhìn thấy mặt trái của xã hội.-Lát ra ngoài phố rồi cô sẽ thấy, lũ cà chớn sẽ bu lấy cô như bu kiến; nội bộ đồ và mấy chiếc cà rá này cũng đủ toi mạng rồi.Xuyến rùng mình:-Xã hội không có luật pháp làm sao sống?-Pháp luật là cái quái gì! Chính tên ban hành sắc luật là tên ăn cướp trước tiên -- Bà ta mở bóp lấy ra thỏi gum bỏ vào miệng nhai tỏm tẻm -- Cô không biết đó thôi, ai chẳng muốn võng lọng về làng nhưng càng phô trương thì càng bị lột lẹ. Tôi bảo đảm lát thể nào cô cũng phải cho nhiều tiền hơn mọi người.-Tại sao phải cho? Tôi có buôn bán thương mại gì đâu?-Đời mà cô. Tốt hơn nên cất bớt đồ... -- Bà ta quay lại nhìn thẳng vào mặt Xuyến -- mà thôi, có trần truồng thì thiên hạ cũng biết cô giàu có; nội cái nước da trắng bóc láng o; nội cái mái tóc kiểu tài tử và lối trang điểm thế này thì đành chịu.Tự dưng Xuyến cảm thấy bực bội, nàng cúi xuống nhìn cái túi xách đựng thuốc men và ít bộ đồ thay đổi. Túi kia chất toàn nho táo -- một loại trái cây mà có lẽ cả đời mẹ nàng chưa bao giờ được ăn thử -- Nho táo đáng giá bao nhiêu để đánh thuế? Và đánh thuế là đánh cái gì? Không lẽ thuốc men cho người bệnh cũng phải đem chia chác cho người khỏe mạnh? Nghĩ thế, tức bực là thế nhưng nàng không khỏi hãi sợ khi len lén nhẹ tháo những chiếc nhẫn dấu trong ngực áo.-Cô nhớ đó, khi ra ngoài bao nhiêu thì bao; nếu không có thân nhân đến đón thì phải đi xe nhà nước về tới tận nhà.Xuyến nghe lùng bùng ở lỗ tai, nàng cảm thấy sự tranh giành, cướp giựt và hiểm nguy đang bủa vây. Cố nghĩ đến mẹ để lấn áp sự sợ hãi, lòng Xuyến cảm thấy an bình đôi chút và khi đến lượt nàng; mọi giấy tờ cũng xuôi chảy dễ dàng sau khi Xuyến làm theo ngón tay ra dấu của tên công an; hai tờ 100 được vo tròn và ném ngay xuống chân hắn."Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn", Xuyến đã từng đem ra áp dụng trong cuộc sống nhưng nơi này có lẽ thích hợp và đúng ý nghĩa nhất mặc dù đồ đạc của nàng không đáng giá vài trăm bạc. Khi Xuyến viết số tiền mang theo, tên công an nhướng mắt nhìn đi nhìn lại con số khổng lồ mà hắn không tin rằng đã nhìn đúng: 10.000 dollars. Điên chắc. Mà có lẽ điên thật. Mặt Xuyến nóng bừng khi hắn cứ dặn đi dặn lại một cách hết sức ngớ ngẩn:-Chị mua bán hoặc cho ai những gì nhớ phải thuộc làm lòng để khai báo lúc về.Lúc này biết mình dại là đã quá muộn; giá khai gian một hai ngàn rồi dấu đại trong người chúng đâu có biết. Trán Xuyến bắt đầu rịn mồ hôi, cũng may một chị đứng gần đó chạy lại trấn an:-Không sao đâu, bây giờ cách mạng dễ dãi đến độ không ngờ. Có điều theo kinh nghiệm của bọn con buôn thì với số tiền này họ mua tranh sơn mài, hình ảnh nghệ thuật, áo thêu áo vẽ. Tóm lại, là một hình thức chuyển hàng hóa ra ngoại quốc để lấy ngoại tệ.Xuyến ngẩn người:-Có nghĩa là phải xài cho hết tiền?-Chứ sao, không xài chị mang về đây làm gì?-Thì cho người thân.-Đó cũng là một hình thức gián tiếp.Xuyến lo âu:-Cho mà phải khai thì có khác nào làm mang họa đến người nhận.-Ai dại gì khai tên cô ơi. Cứ nói bị cướp là xong ngay. Tên công an lừ mắt nhìn chị nọ nhưng chị ta cứ tỉnh bơ; hình như họ đã quen biết nhau từ những chuyến về trước.Xuyến thở dài với nỗi chán chường, mặc cảm tội lỗi bùng lên dữ dội khi lời Hảo văng vẳng bên tai, "Em nhớ ngày nào ngoại kiều còn tiếp tục về thì guồng máy kềm kẹp còn quay, muôn đời sẽ chẳng ai thoát được nanh vuốt của họ."
Chiếc xe "van" kiểu mới trông khá lịch sự đưa đám hành khách ra ngoài cổng nơi thân nhân chờ đón. Trải dài theo lối đi là con đường nhựa bị cày nát vì thời gian, lộ trơ những ổ gà tung đầy bụi đất. Hai dãy hàng rào xiêu vẹo hai bên vẫn cố vươn lên như đang chống chọi với sự tàn phá của năm tháng; chẳng ai nghĩ đến chuyện gỡ bỏ vì tiền của đâu để tu sửa.Xe chạy đến nhà đợi thì dừng lại; đám thân nhân họ hàng vui mừng túa ra kẻ nói người cười vang vang. Ông tài xế áo quần tươm tất, nghiêm trọng ôm từng thùng hàng xuống như sợ vỡ đổ mà thực ra đó chỉ là một phong cách khúm núm, xum xoe trước đồng tiền. Chẳng ai tiếc với ông năm, mười đồng bạc...Bỏ mặc họ nhốn nháo, Xuyến lơ đãng nhìn ra ngoài kính xe. Bên kia hàng rào lố nhố cả trăm người tụm năm tụm bẩy kẻ mua người bán, tranh dành chửi bới không tiếc lời. Trong đám ồn ào đó nổi rõ những áo quần lòe loẹt hoa hoè, tây có ta có, ống túm ống xoè không thiếu thứ gì. Cũng xanh xanh đỏ đỏ, cũng diêm dúa má phấn môi son, cũng tóc dài tóc ngắn nhưng không che dấu được vẻ cằn khô đói khổ. Thiên đàng của VN có phải là đó? Bao nhiêu cuốn phim thu hình mang ra ngoại quốc có phải được quay từ nơi này? Nào ai biết được đàng sau sự mua bán là những gì...-Cô nhìn xem -- người đàn ông ngồi chung ghế với Xuyến gợi chuyện -- Trông họ mặc đồ đẹp đó chứ! Đâu thua gì những người bên Mỹ, nhưng nhìn thật giả là biết liền.Không đợi nàng mất thời giờ hỏi, ông ta giải thích luôn:-Nội cái nước da đen đúa khô cằn và gương mặt héo hắt cũng đủ chứng minh. Lần trước tôi về, cũng làm bộ thử ăn mặc luộm thuộm để đi lại dễ dàng và tránh sự bắt nạt khi trả giá mua bán. Thế mà họ cũng biết.Đàn bà khác biệt đã đành vì thời trang và lối trang điểm nhưng còn đàn ông? Với áo quần lam lũ thì người nào chả giống người nào. Hình như ông ta đọc được dấu hỏi trong đầu Xuyến nên gác một chân lên thành ghế, ống quần tây vén cao để hở chiếc vớ ca rô loại mắc tiền:-Mình ở xứ lạnh quen rồi, mùa hè chỉ 75 độ đã bật máy lạnh trong khi cái nóng kinh khủng ở đây khiến da dẻ căng ra và đỏ rần như bị cháy nắng; thêm vào đó nước da màu mỡ tươi mát vì đủ chất dinh dưỡng và lúc nào khuôn mặt cũng vui tươi hớn hở nhìn vào là biết ngay.-Ông không thấy những người kia cũng cười nói đó sao?-Cô ơi, họ cười là cười cầu tài, cầu duyên may chớ trong tâm họ nát bấy; đói chết cũng ráng có bộ đồ cho oai để khỏi mang mặc cảm. Cô nhìn xem mặc quần jean thì mang tennis shoes chứ ai đời lẹp xẹp đôi dép da. Mà nghĩ cũng ngộ, dép da coi mòi thông dụng với xứ nóng của mình; đám cưới đám hỏi, tết ta tết tây gì cũng có nó hết. Không chừng lát về đến nhà tôi cũng phải cần nó thôi chớ nóng quá mà "dến" đôi giày chịu sao thấu......Những người có thân nhân đến đón đã lục đục khuân vác đồ đạc xuống hết, trong xe chỉ còn lại năm người. Ba người xuống miệt Sài Gòn Chợ Lớn; ông khách bên cạnh xuống Thị Nghè và duy nhất mình Xuyến về miền tây. "Bao nhiêu thì bao, cô nhớ đi xe nhà nước nếu không là tiêu đời." Lời người đàn bà gửi hàng lúc ở phi trường vẫn còn văng vẳng bên tai. Dù Xuyến có nôn nóng cách mấy cũng ráng phải tháp tùng những người này đi vòng quanh thành phố. Thôi thì cũng như là rửa mắt chỉ tiếc xưa kia chưa lần nào nàng về Sài Gòn chơi để so sánh sự đổi thay như thế nào.-Đa số những Việt Kiều về VN đều là dân buôn bán -- ông ta tiếp tục gợi chuyện mặc dù nhạc lúc này được vặn thêm khá lớn, tiếng hát Linda Trang Đài trong điệu new way giật giật làm cái đầu ông lắc lư -- họ tiêu xài chặt chẽ chi li từng đồng. Ngoại trừ con buôn thì Việt kiều du lịch được chia ra làm ba loại.Xuyến nhìn ông ta hỏi xen vào:-Chia loại đu ở hông tiệm; vài tiếng cười đùa từ cửa sổ vang ra. Long bước vào trailer; Trà đã tắm xong và mặc bộ đồ của Mai đứng trang điểm trước gương.-- Em định làm hề trước mặt mọi người?Trà thấy chồng người nhễ nhại mồ hôi; nàng rươm rướm nước mắt có vẻ tủi thân:-- Hề trước mặt anh là quá đủ. Không lẽ cô ấy có lòng mà cứ mặc ba thứ bệ rạc mang từ Việt Nam sang để mất mặt người ta?-- Mất mặt họ hay mất mặt mình? Nghèo thì chịu phận đua đòi làm gì?Trà không nhìn chồng nhưng giọng đầy bất mãn:--Em không đồng ý với anh về quan niệm ăn mặc hẹp hòi quá đáng. Muốn sống hoà đồng với mọi người đừng tạo sự cách biệt.-- Nhưng cũng đừng lộ liễu quá.-- Không lẽ cả đời em chưa bao giờ mặc đến một bộ quần áo đẹp? Anh trong tù chứ em có trong tù đâu.Long ngẩn người, anh trong tù chứ em có trong tù đâu. Tư tưởng giải phóng của Trà khiến Long ngỡ ngàng:-- Nhưng...-- Chẳng nhưng gì cả. Sống là phải có bạn bè, là phải giao thiệp. Em nghĩ bữa tiệc hôm nay có lợi cho mình, ăn mặc hòa đồng như họ để tạo thêm bạn.-- Thứ bạn chỉ chơi theo hình thức bên ngoài thì không thể gọi là bạn.-- Bạn có trăm ngàn lối bạn, tốt thì thân còn không cũng vẫn là bạn. Biết đâu họ chẳng giúp mình được trong lúc đầu.Long chẳng hy vọng gì cả, bạn của Mai hay Tá thì cũng chỉ là cá mè một lứa.-- Anh không tắm rồi thay quần áo? Khách cũng một vài người đến rồi đó. Trà vẫn tỉnh bơ nói gần như mệnh lệnh.-- Em a dua, bày vẽ thì lên mà chào mà tiếp rước, anh chẳng vui thú gì cả. Nghèo túng nhà không có mà ở, cơm không có mà ăn còn bày đặt tiệc tùng cho người ta cười.Trà vẫn thản nhiên:-- Dù gì cũng là cách bày tỏ cảm tình của mình. Bữa tiệc có ý nghĩa hay không là do mình, có múa hề múa rối hay không cũng là do mình. Họ đến chắc hẳn đã vì tò mò? Biết đâu chẳng có người muốn chia xẻ giúp đỡ. Long, anh phải nắm phần chủ động trong bữa tiệc và hãy coi như Mai có công giúp mình liên lạc với họ.Long ngẩn ngơ nhìn vợ, Trà có vẻ cứng cỏi quyết liệt như vậy mà không hiểu sao suốt thời gian Long sống trong tù nàng lại câm nín, nhịn nhục nếu không muốn nói là không thể bằng những người khác. Lý do nào? Phải chăng Trà muốn bắt chước Thị Mốc để giữ tròn trinh tiết? Để che mắt người đời? Để cho chồng mau chóng được về? Cả trăm dấu hỏi xoáy đảo trong đầu. Hóa ra dẫu Long có bị cải tạo hai hay ba chục năm trong rừng sâu cũng không đủ khôn ngoan, từng trải bằng một ngày Trà sống trong xã hội chủ nghĩa.-- Phỗng đá, không tắm đi còn cứ đứng như trời trồng? Anh muốn mình có phòng riêng và có máy lạnh không?Phòng riêng và máy lạnh? Trà đã cố tình gieo trong đầu Long một sôi động mãnh liệt. Nó làm tim Long nhói lên khiến các bắp thịt cứng lại, từng sợi gân co rút lôi kéo Long vào phòng tắm.-- Quần áo của anh em treo trong phòng.Long đứng lại:-- Em muốn gì nữa đây?-- Em muốn anh sạch sẽ mát mẻ trong bộ đồ vét. Mặc xong vài bữa cô Mai sẽ trả lại không tốn một xu.Lại con Mai xúi biểu, Long lầm bầm trong cổ họng, nhưng thà thế còn hơn mặc quần áo của Tá...Buổi tiệc diễn ra thành công ngoài sức tưởng tượng nhưng lại tạo cho vợ chồng Tá sự tức giận khôn cùng. Thực ra Long không cố tình làm như thế nếu Tá đừng quá lớn tiếng huênh hoang và Mai đừng tỏ ý khinh thị chị dâu trước mặt mọi người. Ngòi nổ cứ thế châm lửa, Tá mượn rượu giả say nói không nể nang:-- Các ông bà thuộc diện H.O. sang đây cứ tưởng như phải được rơi vào chĩnh vàng. Người nào cũng đòi nhà cửa xe cộ trong khi một xu không có.-- Anh đừng vơ đũa cả nắm, người nhà mình thôi chứ ai vào đó, Mai khôn ngoan đỡ lời chồng, tôi bảo chị ấy ở nhà vài tháng chị em đùm bọc lẫn nhau; nhà cửa khang trang mát mẻ thế này mà cứ một hai đòi đi. Chẳng biết đi đâu...Long biết tính Mai từ thưở nhỏ, nó chỉ đánh tiếng để sau này có chuyện gì xảy ra mọi người sẽ không chê trách nhưng không hiểu sao lúc đó máu nóng dồn hết lên mặt, hai tai Long bừng bừng:-- Cô chú màu mè rào đón làm gì? Sở dĩ chúng tôi đòi đi chỉ vì không thể ở trong cái chòi hôi hám, bẩn thỉu dưới kia.-- Ủa, cái chòi nào? Mọi người nhao nhao.Thế là mọi chuyện đổ bể, Tá hất tung bàn tiệc, Mai ôm mặt khóc bù lu bù loa, Trà phân trần với mấy người về sự vô ý của chồng, còn Long, nhân vật chính lầm lũi trở về trailer. Sự việc chẳng ra làm sao cả, mất hết, cả sự trợ giúp và chút tình dù giả tạo của người em gái.-- Anh ở đây thật à?Long giật mình quay lại. Phúc, người đàn ông từ đầu đến cuối trong bàn tiệc chưa nói câu nào với chàng.-- Vâng, hơn hai tuần rồi.-- Lúc nãy tôi cứ tưởng anh giỡn chơi.-- Thực lòng tôi không muốn nói ra những điều đó. Nhờ một giờ một phút cũng là người ơn của mình nhưng thằng em rể tôi sỗ sàng quá đáng.-- Không sao đâu, đó cũng là một điều may vì nếu anh chị ấy không cáng đáng nổi thì đã có hội lo.Phúc vừa nói vừa nhìn vào trong căn nhà tối om om với thoáng chút ngỡ ngàng:-- Những người sống che đậy như vậy thường thường vì mặc cảm hoặc thiếu tự tin. Tôi biết chị Mai cũng khổ sở lắm khi phải dấu đút anh chị nơi này nhưng là bạn thân tôi hiểu gia đình anh chị ấy hơn ai hết, mọi chuyện đều do anh Tá quyết định. Có thể Tá không ưa anh vì nhiều lý do, và lý do nhìn thấy ngay trước mắt là anh có quá nhiều đặc biệt.-- Tôi tưởng tù cải tạo như tôi sống đến giờ này cũng chỉ là cái xác ve, còn gì nữa để cho ai ghen hờn?-- Sao anh không nghĩ đến nhân cách con người?Long nhìn nét rắn rỏi trên khuôn mặt trẻ của Phúc với lòng mến phục:-- Người ta bảo xã hội Mỹ đã biến con người trở thành máy móc nhưng chỉ vài phút tiếp chuyện đã thấy anh có rất nhiều tình người.-- Có thể vì tôi đã chọn đúng nghề nghiệp của mình.-- Xin lỗi anh làm nghề gì?-- Tôi làm trong hội USCC.Xuýt nữa Long đã rú lên...
Câu chuyện xảy ra mới tuần trước, nó còn sớm, còn mới mẻ quá nên trong lòng Long vẫn có những ngọn sóng ngầm, sóng của lo lắng, hồi hộp và sóng của hy vọng giấy lên từng đợt, chan hòa niềm vui lẫn hoang mang. Nỗi thắc thỏm chờ đợi nguồn tin giúp đỡ từ Phúc làm người Long run lên. Cả tương lai vợ chồng con cái nằm trong sự quyết định của hội. Nếu được chấp thuận, Long sẽ được cấp nhà miễn phí, được hưởng mười hai tháng welfare cũng như medicaid. Nếu họ chối từ, chắc chắn Long phải dẫn gia đình rời khỏi nơi này vì không còn mặt mũi nhìn thằng em rể mặt lúc nào cũng sưng như bị. Đến đâu thì đến, dù thế nào cũng phải rời khỏi nơi đây, Long không muốn gây thêm cho em gái những lo âu, khó nghĩ. Mọi sự xảy ra chớp nháy đến nỗi Long không lường được lời nói; chàng cảm thấy thẹn với vợ và ngay cả chính mình. Trà thì lại nghĩ khác, nàng cho rằng không có sự thật nào che đậy mãi được với thời gian.-- Anh không nói họ cũng sẽ biết nếu đã cố tình giúp đỡ mình.-- Một lời chia xẻ hay sự trấn an?Long hỏi lại với ngàn mối lo lắng vì cứ nghĩ qua đây mọi gánh nặng chỉ có mình chàng đưa vai chống đỡ, không ngờ Trà cũng muốn dự phần. Tối hôm đó khi mọi người ra về, hai vợ chồng ra bãi biển ngồi cho tới khuya. Mọi dự tính tương lai được Trà vạch ra như đã thấy trong mộng:-- Em sẽ nhận quần áo ở hãng về may. Lúc trước chị Phẩm viết thư bảo mỗi tháng may chui cũng kiếm được tám chín trăm, anh tính xem cả nguyên năm cũng có chục ngàn. Tiền chính phủ cấp dưỡng thì chi chế trong nhà. Thời gian đó anh đi học lấy cái BS. Khi anh có việc làm em sẽ nghỉ may đi học lại.-- Chỉ học E.S.L. mới một năm chứ không ngành nghề gì mà ra trường nhanh như ăn cướp vậy, Long bật cười khi thấy vợ hăng say trong dự tính tương lai, hơn nữa già như anh học sao mà vô, cũng chẳng đành đoạn nhìn em khổ cực.-- Khối người đi học lại chứ đâu phải mình anh?-- Thôi để mọi chuyện anh tính.-- Anh tính là tính thế nào? Trà thở dài, giọng đầy những lo lắng.-- Thời gian ở housing em cứ đi làm may, anh cũng sẽ đi làm thêm bất cứ việc gì kể cả cắt cỏ rửa chén còn ban đêm mình đi học sinh ngữ. Sang năm nếu vốn liếng được khoảng đôi chục, anh nghĩ mình dọ hỏi tìm mua miếng đất nhỏ đào ao nuôi cá, đồng thời cũng trồng ít cây ăn trái, rau quả, nuôi ít heo bò. Công việc giữa thiên nhiên và sự tự do đi lại thích hợp với anh hơn là bon chen trong cảnh xô bồ, nhộn nhịp của hãng xưởng. Thú thật mười lăm năm trong tù, con người anh bị gọt đẽo xác xơ, ngay đến tiền bạc, sự nghiệp, công danh cũng tan tành. Mối lo âu nhất là các con không được dạy dỗ, không biết thế nào là tự do, là nhân quyền và không có sự quyến luyến của tình cha con. Không trách chúng nó được, xã hội Cộng Sản đã đào tạo ra những con người như vậy. Hơn nữa ngày anh đi chúng còn quá nhỏ trong khi liên hệ máu mủ phải biểu tỏ bằng sự đi lại mật thiết tm gạo trắng cho gia đình ai chẳng mơ uớc thế. Nhưng bên trong thực trạng đó là gì? Có phải chỉ là những trái sung chín rục, màu da cam ửng đỏ mà trong ruột bẻ ra mới thấy sâu bọ tung bay tứ tán?...Xe đi ngang phố Lê Lợi, bỏ chợ Bến Thành, rồi vào đường Trần Hưng Đạo. Dọc hai bên là những dãy lầu cao trông thật cũ kỹ theo thời gian không sửa chữa. -- dấu tích của những ngày tự do -- Mặt tiền lan can phơi đầy quần áo như phô trương sự điêu tàn nghèo đói. Thỉnh thoảng Xuyến nhìn thấy vài tràng pháo đỏ được buộc dài treo lủng lẳng trước cửa nhưng dài không quá một thước, phải chăng người dân muốn tưởng nhớ lại một quá khứ huy hoàng hay cầu xin vận may cho năm tới?Hồi xưa, vào mỗi dịp tết, anh Phước thường ghé Sài Gòn mua sắm ít đồ vui ba ngày xuân; không khi nào anh quên hộp mứt thập cẩm và vài phong pháo cho Xuyến. Lúc đó Xuyến còn nhỏ lắm nên không phân định sự khác lạ giữa tiếng pháo và tiếng súng; chỉ biết duy nhất một điều là khi pháo nổ thì mang đến cho mọi người niềm vui, còn súng nổ lại mang đến đau khổ và chết chóc.Từng phong pháo được nối lại, anh Phước buộc vào đầu cái cây thật dài nhưng cũng thật mỏng manh mà anh gọi là cây nêu. Cây nêu càng cao thì dây pháo càng dài và Xuyến thấy chung quanh hàng xóm cũng có cây nêu giống như thế.Đêm giao thừa, sau khi cúng tổ tiên và khấn vái hương hồn của ba bằng những nén nhang thơm cùng bánh trái. Xuyến ngồi cạnh mẹ cắn hạt dưa, uống xá xị con cọp và nhìn anh Phước châm ngòi pháo. Từng tiếng tạch tạch nổ đều, âm thanh vang đi xa nhưng không giảm bớt chát chúa. Xuyến bịt hai tai cười tươi nhìn những xác pháo đỏ văng tứ tán. Xa xa một vài tràng dòn dã đáp lại và cứ thế cho đến sáng. Sớm mùng một, Xuyến mặc áo mới nhận tiền lì xì của mẹ và anh rồi chạy nhanh ra sân nhìn xác pháo ngập đầy lối đi, cây nêu không còn cong vòng nặng trĩu mà nó đứng thẳng oai hùng ngạo nghễ như cột cờ ở trường tỉnh. Xuyến mê mẩn nhặt những mảnh giấy pháo vụn bôi lên má để làm duyên và môi nàng cũng quyết không rửa để giữ lại màu đỏ của hạt dưa. Lúc ấy Xuyến thấy tuổi thơ của mình thật đẹp và thật yên bình, còn bây giờ tuy tiếng súng không còn nữa nhưng mọi đấu tranh như đang ngấm ngầm. Những ngày cuối năm, không biết các trẻ nhỏ có được hồn nhiên trong chiếc áo mới, trong bữa cúng giao thừa có mâm cỗ thịnh soạn, có được tiền lì xì để dẫn nhau đáp xe lam xuống chợ xem chớp bóng như mình ngày xưa...Xe dừng lại ngay ngã tư Thị Nghè, trước một căn nhà gạch khang trang có rào và cổng gắn bảng "coi chừng chó dữ". Chẳng hiểu chủ nhà muốn loè thiên hạ vì sự giầu có của mình hay muốn đánh tiếng cho mấy chú thèm thịt cẩu tới lui. Người khách cuối cùng đã xuống trả Xuyến về với sự im lặng và khắc khoải.-Bác làm ơn vặn bớt volume chút xíu, bị tôi hơi nhức đầuÔng tài xế làm theo lời nàng:-Cô lên trên này ngồi cho khoẻ, vừa đỡ dằn lại vừa có máy lạnh. Tết nhất vậy chớ có thấy mát mẻ chút nào đâu. Đường xá lúc này bết lắm, có tu sửa thì chỉ được vài tháng là bị cày lên ngay. Cô coi, xi măng quốc nội sao tốt được.Xuyến vẫn ngồi im đáp bằng giọng thờ ơ:-Cám ơn bác, tôi ngồi dưới này đủ mát rồi; hơn nữa cũng cần nghỉ một chút cho khoẻ.Chiếc xe sang số và chậm chạp bò ra khỏi khu chợ, để lại đàng sau những ánh mắt hằn lên nỗi xót xa của kẻ bị ở lại; ánh mắt thể hiện rõ sự so sánh "cùng chung một kiếp người."Xuyến nhắm mắt lại và cảm thấy bồn chồn một cách lạ kỳ. Từ lúc xuống phi trường, bây giờ mới là giây phút đầu tiên nàng dành trọn vẹn cho mẹ nhưng nó không náo nức như những kẻ biệt xứ lâu năm mà thật buồn bã khắc khoải; sự buồn bã không có nguyên do chỉ biết rằng tự nhiên nàng thèm được khóc, và khóc thật mùi. Trong tình cảm hỗn độn ấy, Xuyến cố moi lại trí nhớ hình dung con đường thơ mộng dẫn về nhà... Con đường phủ rợp bóng dừa và những buồng sai trái nặng trĩu oằn cong hẳn ra hai bên; cũng may nếu chúng châu đầu lại sẽ khối người chết vì bị "sao quả dừa" chiếu mạng. Rồi vườn mì, vườn bắp; rồi những bông lựu bông xứ... và rồi... kỷ niệm ấu thơ lại trở về...Xuyến nhớ Sầu Tím cách nhà nàng cái lạch nhỏ, con bé có hai lúm đồng tiền sâu hoắm nhưng lại bị lé kim; tội nghiệp nó chết vì bệnh dịch tả. Mẹ nó nghèo nên chôn con trong một cái hòm sắt thật lớn mà bà bảo rằng đó là kỷ vật của chồng bà lúc ông còn sống. Cái hòm Xuyến nghĩ rộng thênh thang ai ngờ bỏ nó vào lọt khít, có thể tại những rổ hoa dừa mà cả nguyên một ngày trên con đường làng Xuyến đã ngồi buồn bã nhặt từng búp nhỏ với sự mất mát bạn hiền. Rồi con Quế, nó lấy chồng ngay khi vừa hết bậc tiểu học -- 15 tuổi -- còn quá dại khờ trong việc chăn gối và quá non nớt trước trách nhiệm gia đình. Cũng may chồng nó là lính nên tác chiến liên miên; hai năm đầu chỉ có mỗi đứa con. Đến khi chồng nó trở thành thương phế binh cụt giò thì từ đó nó đẻ sồn sồn năm một. Hai mươi tuổi, bốn đứa. Ai bảo giàu con hơn giàu của chứ trông nó đến tội, đi đến đâu cũng lôi tha cả bầy. Được cái chồng nó tuy què cụt nhưng siêng năng chịu khó, cả ngày chẻ tre vót nứa đan rổ đan thúng cho vợ mang ra chợ. Tính ra đến nay nó cũng phải 36; chẳng biết anh chị có còn dám sanh đẻ thêm nữa hay không, chứ còn từ sau 75 nó rên như bọng. Thằng lớn lên năm phải coi thằng bé mới một tuổi cho bố mẹ làm công tác thủy lợi -- chiếc chân cụt chưa đủ để trả nợ máu nên nghề nuôi sống gia đình từ nào đến giờ được đẩy vào hợp tác xã để đoái công chuộc tội. -- Từ đó, đám con biết thân biết phận tự bới cỏ bới trấu mà ăn.Xuyến lại nhớ đến đám bạn cùng lớp ở bậc trung học thủa 14, 15 thường rủ nhau đi chung một chuyến phà vào nhà bà Tám Mập mua mít tố nữ. Trái mít chỉ lớn bằng bắp chuối mà toàn những múi là múi. Chẳng hiểu họ lột bằng cách nào mà từng múi mít vàng ngậy nằm xếp nếp san sát bên nhau như những bông huệ dính trên cái cuống khá cứng. Xuyến thích ngửi mùi mít tố nữ hơn là ăn vì nó đã mềm lại nồng nồng say như nhấp phải men rượu...-Cô cần đi nhà vệ sinh không cô? Tới Bắc Mỹ Thuận rồi đó.Xuyến giật mình mở mắt, xe đã tắt máy từ lúc nào để chờ qua phà. Chung quanh nàng, kẻ qua người lại tấp nập; người nào cũng quang gánh kẽo kẹt đa số là những loại trái cây trong vườn để chưng cúng vào dịp đầu năm. Ở VN dù nghèo khổ cách mấy vào ba ngày tết cũng ráng chạy bạy mượn đầu này đầu nọ để mua sắm chút đỉnh đồ ăn thức uống trong nhà, không thì cũng phải vài đòn bánh tét vài phong pháo để giữ tục lệ tổ tiên và cũng là ngày con cái phương xa tụ họp quây quần lại kết chặt tình thân thương.Chợ B.M.T. sầm uất nhộn nhịp không khác gì Sài Gòn nhưng khung cảnh khác biệt. Ở đây ai cũng náo nức mua bán thực phẩm, hầu như mọi nỗ lực đều đổ dồn vào dịp tết. Ai cũng muốn có chút đỉnh tiền để mua sắm nên họ không ngại nề hà cực khổ đã đem hết khả năng nấu nướng, gọt đẽo trồng tỉa những chậu bông nở sao cho thật đúng ngày để kiếm khá tiền tiêu xài trong những ngày Xuân. Xuyến nhìn thấy có những cụ già chân bước đi run rẩy, tay cắp rổ bắp luộc cuối mùa lẽo đẽo theo những em nhỏ bán hàng rong ở ngay bến xe. Cũng có những thanh niên mặt mày khôi ngô tuấn tú đầu đội cạp bánh tét, đòn bánh được cắt đôi như thể muốn khoe lớp nhân ở giữa. Bánh nhân chuối nên ruột nó đỏ lừ mềm ngọt trông đến mát mắt, chung quanh là lớp nếp thật mỏng và rền. Mẹ nàng thích bánh nếp -- có lẽ dạ dày hơi yếu -- thích luôn cả củ kiệu tôm khô, thích thịt heo kho nước dừa cho màu quánh lại. Bây giờ Xuyến mới thấy tuyến nước miếng trong miệng bắt đầu hoạt động mạnh.Lòng Xuyến bồn chồn. Cách một con sông bên kia là nhà nàng. Xe sẽ đưa đứa con thân yêu trở về quê cũ sau bao tháng ngày xa cách, qua những con đường rợp bóng dừa, chạy quanh co len lỏi giữa những vườn mì, vườn bắp. Ranh giới cuối cùng của sự thương nhớ đợi chờ đã mở. Nước mắt Xuyến ứa ra. Nàng đang hình dung đôi mắt mẹ hiền chứa chan tình mẫu tử. Mẹ ơi...Mẹ ơi... Xuyến kêu lên trong tiềm thức và tưởng chừng muốn ngất đi... Không hiểu sao nàng cảm thấy quá lo âu khi tưởng tượng đến hình ảnh mẹ, người đàn bà cứng rắn cương nghị đang thiêm thiếp bên giường bệnh. Nước mắt bà đã chảy dài trong thương yêu nhưng đầy oán trách!Mẹ ơi, con đã đọc trong mắt mẹ sự vui mừng sum họp, nhưng sao con không tìm thấy niềm hãnh diện tự hào? Hiếu trung khó vẹn hai bề. Trong lúc cuống cuồng vì mẹ, để khâu vá chữ hiếu, con đã cắt xén những phần nguyên vẹn đẹp đẽ của chữ trung. Số tiền con mang về đủ giúp mẹ và bà con thân yêu một cái Tết tươm tất, nhưng liệu năm nào con cũng làm được như năm nay không hay sau khi con quay lưng đi khỏi, đói rách vẫn hoàn đói rách? Giúp như vậy có khác nào lấy cao dán bệnh ung thư. Còn lại bao nhiêu đồng bào khác, con đã làm được những gì cho họ? Bây giờ thì con đã hiểu hai chữ trách nhiệm và lương tâm to lớn như thế nào. Nó gói trọn nhiều mảnh đời, nhiều cuộc sống chứ không thu gọn giữa mẹ và con, hay họ hàng thân tộc.Nước mắt Xuyến lăn dài trên má. Trải bao nhiêu gian truân, dẫm lên bao nhiêu điều thất vọng của mọi người, tưởng mua được chút yên ổn cho tâm hồn; khi tự trấn an rằng mình đang làm bổn phận thiêng liêng, cuối cùng nàng mới hiểu rằng mình đang đuổi theo ảo ảnh. Từng bước chân tưởng dẫn về gần ngôi nhà cũ, nào ngờ Xuyến thấy mình như đang đi xa dần từng n
http://eTruyen.com