Giấc mộng hèn sang

Đánh Máy: Nguyễn Minh Điền
Anh Hoa

Về đời Đường, có một nhà ẩn giả họ Thôi tên Huyền Vĩ, là một người mộ đạo. Suốt đời ẩn náu một mình ở Lạc Đông Thôn xử sĩ không thèm biết dư vị phấn hương của mối tình kháng lệ. Trong mảnh vườn u tịch muôn sắc thắm tươi của đủ các giống hoa kỳ, cỏ lạ: nào tùng biếc, trúc xanh, mai trắng, đào hồng... đều tăng vẻ kiều diễm.
Bài thơ tiếc hoa sau nói lên được cái thú tiêu khiển thanh tao, nỗi buồn dịu vợi của con người tài hoa phong nhã, trọn đời chỉ biết tiêu khiển, chỉ biết bầu bạn với hoa lá, gió trăng. Một đêm mưa nghe lòng mình nằng nặng.
Liên tiêu phong vũ bế sài môn
Lục tận thâm hồng, chỉ liễu tồn
Dục tảo thương đài thả đình chửu
Giai tiền điểm điểm thị hoa ngân
Dịch:
Cửa sài đóng kín đêm mưa gió
Liễu rụng hồng rơi bóng nhạt phai
Niềm riêng phủ lớp rêu xanh biếc
Lốm đốm hoa in mấy bậc ngoài
Gặp lúc tiết xuân êm ả, trăng vườn hoa muôn cánh rạt rào, sắc hương chìm trong sương lạnh. Đêm thanh, bản nhạc thanh bình rít lên pha lẫn vào khóm dương đanh thánh thót những giọt sương đục màu sữa. Vừng trăng lơi lả giữa giấc ngủ im lìm của tạo vật, Huyền Vi thấy lòng mình lâng lâng, một mình đi lẫn thẫn từ khóm hoa này sang khóm hoa khác, bỗng thấy trong vườn có một mỹ nhân áo xanh non màu lá mạ thất thểu đi đến... chập chùng dưới ánh trăng màu vàng nhạt.
Huyền Vi lấy làm lạ, tự hỏi:
— Đêm khuya, canh tỉnh, tại sao lại có người con gái ở vườn hoa này?
Huyền Vi còn ngơ ngác chưa rõ sự thế ra sao, thì mỹ nhân đã bước đến trước mặt thi lễ.
Huyền Vi bối rối ngước nhìn nét hoa, hỏi:
— Chẳng hay tiểu thư ở đâu, đêm khuya cảnh vắng lại vào nơi tệ viên, ắc hẳn có điều chi chỉ giáo?
Cặp môi đào hé mở, vừng ngập chói ngời, như giọng oanh thánh thót, thiếu nữ đáp:
— Tiện nữ nhà ở gần đây. Nay cùng mấy người bạn đến đông môn để thăm người dì, tiện đây xin tá túc một đêm biết công tử có khứng cùng chăng.
Tuy trước cảnh bất ngờ, nhưng không lẽ từ chối lời nói của mỹ nhân, nên vui vẻ nhận lời. Mỹ nhân cúi đầu cảm tạ rồi bước ra lối cũ.
Một lát sau, thiếu nữ kia lại dẫn một đoàn mỹ nhân khác rẽ hoa bước vào. Dưới trăng mờ huyền ão, nét diễm kiều trong gió bụi vẫn không phai, mỗi người như một cánh hoa phù dung lắc lư trước gió.
Huyền Vi như hoa mắt, miệng không nói được lời nào, lặn đưa các thiếu nữ vào phòng khách, mời ngồi và hỏi:
— Thưa quý nương, chẳng hay quý nương phương danh liệt tánh là gì, mà vóc ngọc thân ngà lại lặn lội đến tệ xá làm vậy.
Một thiếu nữ mặc áo màu lục đứng dậy đáp:
— Chúng em sống nơi quê mùa, tên họ lại xấu xí, e nói ra làm rát tai công tử chăng!
Huyền Vi mỉm cười, nói:
— Xin quý nương đừng quá khiêm tốn.
Cô thiếu nữ mặc áo nguyệt bạch đứng dậy đáp:
— Em đây vốn họ Dương, còn chị mặc áo xanh đây là họ Là, còn chị mặc áo hồng kia là họ Đào...
Mỗi thiếu nữ đều đứng dậy tự giới thiệu tên mình. Cuối cùng đến người mỹ nhân nhỏ tuổi nhất. Dương mỹ nhân đứng dậy vỗ vai nói:
— Đây là em út của chúng tôi, họ Thập tên A Thác. Tuy có khác họ thật, song từ lúc nhỏ đến giờ mối tình tha thiết và gắn bó với nhau lắm.
Đêm nay chúng em hẹn đến Thập Bát Di Nương để chào người, tiện đây chúng em vào yết kiến công tử, để cảm ơn công tử cho chúng em mượn vườn hoa này làm nơi gặp gỡ.
Nghe các thiếu nữ ăn nói lưu loát, Huyền Vi toan tìm lời văn hoa và cử chỉ nhã nhặn để đối đáp, nhưng chàng chưa biết nói lời nào thì các thiếu nữ đã đứng dậy nhìn ra vườn hoa, reo to:
— A! Thập Bát Di đã đến kìa!!!
Dứt lời, mọi người đều chạy ra vườn để đón. Huyền Vi vội lãng tránh sang một phòng bên để lánh mặt.
Bọn thiếu nữ thi lễ xong đồng nói:
— Chúng tôi đến đây để đón Di Nương, nhưng được chủ nhân mời vào hỏi chuyện nên tiếp đón có hơi chậm trễ, xin Di Nương miễn thứ cho.
Di Nương có tên là Phong Di, một thiếu nữ oai vị, tuy vẻ đẹp phong nhã, nhưng có hơi đanh ác, bước tới nhìn các thiếu nữ kia, mỉm cười nói:
— Đã mấy lần định đến thăm các em nhưng vì bận việc không đi được, hôm nay mới có dịp, để các em phải nóng lòng mong đợi, thực chị có lỗi lắm.
Các thiếu nữ đồng thanh đáp:
— Được quý nương chiếu cố đến thăm các em, các em có gì mừng hơn. Vậy đêm nay trăng sáng, hoa tươi, xin quý nương vào tạm nơi đây để chúng em được dâng ly rượu thọ.
Phong Di nhìn vào căn phòng trống, hỏi:
— Hội họp ở đây có gì bất tiện không?
Dương mỹ nhân đáp:
— Chủ nhân ở đây là một bậc quân tử, thanh tao và nho nhã, vả lại khu vườn này cũng khá u tịch, không có gì đáng để cho Di Nương ái ngại cả.
Phong Di hỏi:
— Thế thì chủ nhân hiện giờ ở đâu?
Huyền Vi đang ở phòng kế cận, nghe Phong Di hỏi đến mình, liệu khó bề trốn tránh nên vội bước ra thi lễ.
Các cô thiếu nữ vội vàng nhắc ghế mời Phong Di ngồi trên rồi lần lượt nắm tay nhau ngồi chung quanh. Huyền Vi kéo ghế ngồi bên ngoài để giữ lễ.
Chẳng bao lâu, bên ngoài có một cô tỳ nữ bưng vào một mâm đầy những thứ món ngon vật lạ, tỏa trong phòng một mùi thơm ngát. Trong đó đủ các thứ bánh, Huyền Vi không biết thứ bánh gì mà gọi. Lại còn có những thứ rượu gì bay hơi ngọt ngào như mật ong vậy.
Các thiếu nữ rót rượu, mời Phong Di uống trước.
Phong Di cầm ly rượu, tỏ lời mời các thiếu nữ đồng nhau đối ẩm.
Các thiếu nữ tiếp lời mời Huyền Vi.
Đêm thanh trăng tỏ, bên ngoài gió hiu hiu thổi, tiếng trúc rạc rào như muôn nhạc điệu lắng chìm trong cảnh tịch mịch u huyền.
Cạn nửa tuần rượu, thiếu nữ mặc áo hồng đứng lên, rót thêm đầy chén ngọc tử hà, dâng cho Phong Di và nói:
— Tiện nữ có mấy câu hát này xin dâng cho Di Nương giải muộn.
Nói xong nàng cất tiếng hát lâng lâng:
Phi y, phi phất lộ doanh doanh
Đạm nhiễm yên chi, nhất đóa khinh
Tự hận hồng nhan lưu bất tục
Mạc cán xuân phong đạo bạc tình.
Dịch:
áo xiêm phất phới giữa sương lam
Một đóa hương hoa phận yếu mềm
Nghĩ trách hồng nhan thường mệnh bạc
Trách chi ngọn gió chẳng thương tình
Tiếng ca lảnh lót, lâng lâng một mối buồn nhè nhẹ... hòa nhịp theo khúc nhạc trúc êm đềm, tưởng như vũ trụ đang quay cuồng giữa cảnh bồng lai.
Dứt tiếng hát, thiếu nữ mặc áo màu nguyệt bạch lại đứng dậy dâng rượu cho Phong Di rồi ca tiếp một bài khác:
Hạo thiết ngọc nhan trăng bạch tuyết
Huống mãi đương niên đối phương nguyệt
Trầm ngâm bất cảm oán đông phong
Tự thán dung hoa ám tiêu yết
Dịch:
Tấm thân trong tợ tuyết sương pha
Bát ngát hơi hương dưới nguyệt tà
Nhìn ngọn gió đông không dám trách
Chỉ than cho một kiếp đời hoa
Tiếng hát rít lên như muôn cung đàn rào rạc trong gió lộng u hoài.
Phong Di lúc đó đã say, lòng vẫn có tánh khinh bạc mọi người, nên lòng trắc ẩn nỗi lên, chưa nghe hết câu đã vội trách mắng:
— Đêm thanh trăng tỏ, cuộc hội ngộ này đáng lẽ tìm những lời vui vẻ hát ca, sao các cô lại tấu lên những khúc nhạc nghe bi thảm làm vậy? Vả lại trong lời hát, ta cảm thấy như có một cái gì hống hách, ngạo mạn, ta phạt cho mỗi cô phải uống thêm một chén lớn nữa để rồi mỗi người phải hát lên một khúc hát vui vẻ xem nào?
Nói xong, Phong Di lại nâng chén uống một hơi.
Lúc bấy giờ hơi rượu đã thắm vào tâm não, Phong Di say liểng niểng, bưng ly rượu ngất ngưởng ngã xiêu vẹo đổ vào chiếc áo hồng của nàng A Thác, một thiếu nữ ngồi gần bên cạnh.
Nàng A Thác vốn tánh điềm tĩnh, bị rượu đổ vào áo, nàng phật ý, nét mặt cau lại trong hơi men đã chếnh choán, nàng vụt đứng dậy nói:
— Tại sao lại có những cử chỉ thô lỗ như vầy? Bữa tiệc hôm nay là bữa liên hoan, phải đâu để dùng quyền thế mình mà khinh bạc kẻ khác. Các chị ai muốn cầu cạnh thì ở đó, phần tôi, tôi không cần gì đến ai cả.
Nói xong, A Thác đứng dậy rũ áo bước ra khỏi phòng.
Phong Di tái mặt, chỉ tay ra cửa nói:
— Khốn nạn, nó dám mượn hơi rượu để mà miệt hạ ta như thế sao? Ta quyết cho một trận để cho nó biết phận mình.
Nói xong, Phong Di cũng đứng dậy rũ áo bỏ ra ngoài.
Các thiếu nữ đều một mặt khuyên giải:
— A Thác tuổi trẻ, lại bị say quá nên xúc phạm đến Di Nương, xin Di Nương để đến hôm khác, chúng tôi sẽ dẫn A Thác đến mà tạ tội.
Phong Di chẳng cần nghe lời can gián của các thiếu nữ kia, mặt hầm hầm bước xuống thềm.
Các thiếu nữ sợ sệt, từ giã Huyền Vi rồi bước theo, vạch hoa đi tản ra tứ phía.
Huyền Vi lấy cớ tiễn khách, bước ra thềm để xem tông tích cá thiếu nữ ở nơi đâu. Nhưng khi Huyền Vi vừa bước ra đến thềm thì bóng các cô thiếu nữ kia không còn thấy đâu nữa.
Lấy làm lạ, Huyền Vi nghĩ bụng:
— Những con người áo xiêm ủy mỵ, ăn nói lưu loát như thế chẳng lẽ lại mà ma quái gì hiện đến sao? Mà cũng không lẽ ta đã nằm mộng?
Nỗi thắc mắc tràn ngập trong lòng Huyền Vi. Chàng lảo đảo bước vào phòng thì mâm chén cùng các đồ ăn lúc nãy cũng đã biến đi đâu mất, chẳng còn lưu lại một vết tích gì; duy chỉ có mùi hương còn phảng phất chưa phai.
Huyền Vi càng kinh ngạc, nghĩ bụng:
— Đây hẳn là một điều quái gỡ, tuy nhiên dù sao cũng không đến nỗi tai hại gì.
Nghĩ như thế, chàng an tâm, và cố tìm hiểu xem các cô nàng kia thuộc vào giống gì cho biết.
Chiều hôm sau, Huyền Vi đang thơ thẩn trong vườn. Vừng trăng bắt đầu buông những tia sáng yếu ớt rải trên các khóm cây cao, chàng thoáng thấy xa xa có bóng đoàn mỹ nhân hôm trước đang quây quần quanh một thiếu nữ.
Chàng rón rén bước đến. Thì ra các cô kia đang khuyên nàng A Thác nên đến tạ tội với Phong Di.
A Thác vùng vằng nói:
— Các chị cứ đầu phục mãi cái con mẹ độc ác ấy sao? Người ta đã không có lòng thương chúng mình thì dù chúng mình có cầu khẩn đến đâu cũng không ích gì. Tốt hơn chúng ta nên cầu công tử Huyền Vi đây, có tốt hơn không?
Vừa nói, A Thác vừa quay lại. Các thiếu nữ đưa mắt nhìn theo. Thấy bóng Huyền Vi, mọi người đều reo lên. Huyền Vi cực chẳng đã phải ra mặt bước đến.
A Thác bước đến trước mặt Huyền Vi kính cẩn chào và nói:
— Chị em chúng em đều trú ngụ trong vườn của công tử. Nhưng phận liễu yếu đào tơ không nơi nương tựa. Hàng năm thường có trận gió đông thổi đến bắt chúng em phải dập liễu vùi hoai có đắc lộc, quyết sẽ bắt thái sư Dương Quốc Trung mài mực, Cao Lực Sĩ tháo giày cho đền lại những ngày nhục nhã.
Hạ Tri Chương thế cũng đau lòng, vội vàng khuyên giải:
— Hiền đệ chớ có nản lòng, hãy cứ ở lại tệ xá, chờ ba năm nữa đến kỳ thi, may ra gặp những khảo quan thanh liêm chánh trực, chừng ấy hiền đệ được bảng hổ đề tên cũng chưa muộn.
Lý Bạch nghe theo. Từ đó hai người tri kỷ, lúc vịnh nguyệt, lúc mơ trăng không nhắc gì đến chuyện thi cử nữa cả.
Bỗng một hôm, sứ giả nước Phiên đem thơ đến triều. Vua Huyền Tôn giáng chiếu sai Hạ Tri Chương ân cần tiếp đãi sứ giả.
Rạng ngày hôm sau, vua Huyền Tôn lâm triều, truyền cho sứ giả dâng thơ, và khiến Hạ Tri Chương mở ra xem trước long án.
Hạ Tri Chương mở bức thơ ra không biết một chữ nào cả.
Vua Huyền Tôn tức giận cho đòi cả triều thần văn ban, võ bá đến, hỏi xem có ai biết được thứ chữ riêng của nước đó không? Cả triều thần đều mù tịt.
Huyền Tôn đập long án hét:
— Trong triều có bao nhiêu người lãnh bảng vàng bia đá, lộc cả quyền cao, lúc bình thường thì múa môi khua mép, đến lúc hữu sự lại nín tiếng câm hơi. Chẳng lẽ chừng ấy, cẩm bào, chừng kia hốt bạc mà không được lấy một người học rộng tài cao để đọc bức thơ của Phiên quốc? Nếu thơ không đọc được thì biết đâu mà trả lời, và như thế còn gì thể diện của Thiên Triều nữa. Trẫm hạn cho các khanh 6 ngày nếu không đọc được bức thơ của Phiên quốc thì Trẫm sẽ cách chức hết.
Các quan văn võ, ai nấy mặt mày tợ nhuộm chàm, đứng ngơ ngẩn nhìn nhau như những bức tượng đá.
Lúc bãi triều, Hạ Tri Chương buồn bực trở về nhà kể lại đầu đuôi câu chuyện cho Lý Bạch nghe. Lý Bạch tủm tỉm cười rồi ngao ngán nói:
— Nếu khoa thi trước kia mà không có những bọn gian thần tham nhũng thì ngày nay triều đình đâu có cái nhục đó!
Hạ Tri Chương nghe Thái Bạch nói, giật mình hỏi:
— Thế ra hiền đệ có thể đọc được chữ của nước Phiên sao?
Lý Bạch khiêm tốn đáp:
— Có lẽ...
Hạ Tri Chương mừng rỡ vô cùng. Sáng hôm sau, Hạ Tri Chương vào triều thật sớm, ngồi đợi nơi viện Đãi Lâu.
Ba hồi chuông Cảnh dương nổi dậy, tiếp theo ba hồi trống Long Phụng rung lên, vua Huyền Tôn vội vã từ giã các cung phi lâm triều.
Triều thần bái yết xong, Hạ Tri Chương quỳ tâu:
— Muôn tâu Bệ hạ, muốn đọc bức Phiên thư, hạ thần nhắm đi nhắm lại trong nước chỉ có một người. Người ấy họ Lý tên Bạch, một kẻ học rộng tài cao, thiên tư lỗi lạc, ngoài ra không còn ai nữa.
Vua Huyền Tôn phán hỏi:
— Lý Bạch hiện nay ở đâu?
— Tâu Bệ hạ, Lý Bạch hiện đang ở nhà hạ thần.
Vua Huyền Tôn chuẩn tấu cho người đến tư dinh Hạ Tri Chương để thỉnh Lý Bạch.
Sứ giả đi một lúc trở về tâu:
— Tâu Bệ hạ, hạ thần đã đến mời Lý Bạch nhưng Lý Bạch không chịu yết kiến, viện lẽ là kẻ vô tài kém đức, không đáng mặt triều kiến Bệ hạ.
Nhà vua hỏi lại Hạ Tri Chương:
— Lý Bạch không chịu phụng chiếu vì lẽ nào vậy?
Hạ Tri Chương đáp:
— Tâu Bệ hạ, Thái Bạch vì hiện có cái nhục năm trước vào trường thi bị khảo quan đánh hỏng đuổi ra trường. Nay áo vải vào triều nên hổ thẹn, vậy xin Bệ hạ rộng lượng ban ơn huệ, thì thế nào y cũng phụng chiếu.
Huyền Tôn y tấu, sai người đến phong chức tiến sĩ cập đệ cho Lý Bạch, lại cấp đai vàng, bào tía, hốt ngà, mão gấm để cho vẻ vang nhà thơ “tửu hứng tiên thơ...”
Hạ Tri Chương còn sợ Lý Bạch không khứng, nên trở về nhà bảo Bạch:
— Nay Thiên Tử đã có lòng ái mộ hiền nhân, vậy hiền đệ đừng vì hiềm tˇ lũ tham quan mà phụ lòng Thiên Tử, bỏ lỡ dịp may.
Bạch vâng lời, mặc triều phục, theo Hạ Tri Chương vào triều bái yết.
Huyền Tôn thấy Lý Bạch cốt cách đoan trang, phong lưu tuấn tú như vị tiên giáng thế, trong lòng thầm phục, và phán rằng:
— Nay có thư Phiên quốc đưa đến, cả triều thần không ai đọc nổi, vậy trẫm triệu khanh đến để cùng trẫm chia lo.
Thái Bạch tâu:
— Tâu Bệ hạ, tài năng của hạ thần chưa đủ làm vừa ý khảo quan thì dám đâu mong làm vừa lòng Bệ hạ.
— Khanh đừng tự hạ mình như thế, xem tướng mạo của khanh, trẫm đã biết tài của khanh đến bực nào rồi.
Nói xong, Huyền Tôn sai thị vệ đòi Phiên sứ đến.
Lý Bạch mở thư trước mặt sứ thần đọc to:
“Đại Khả Độc nước Bột Hải gởi Đường Triều khẩn khán:
Từ khi người chiếm cứ nước Cao Ly đến nay, hai biên giới tiếp liền, binh sĩ hai bên nhiều lần gây hấn. Bản quốc không thể nhẫn nại trước hành động của quân gia Đường quốc nữa, nên sai sứ đến Đường triều, nếu thuận thời đem tất cả một trăm bảy mươi sáu thành Cao Ly nhường lại cho bản quốc, sẽ có những tặng phẩm sau đây phụng tặng: nai Hạnh sơn, vóc Nam Hải, trống Bành thành, hưu Phù dư, lợn Trịnh hiệc, ngựa Suất Tân, lục ốc châu, cá Vị Đà, mận Cửu Lộ, lê Lạc Ty.
Nếu kháng à, bản quốc sẽ cho binh biến, chừng ấy máu rây ngàn dặm, ăn năn thì đã muộn, chớ trách bản quốc không cho biết trước”.
Huyền Tôn nghe xong bức thư mặt mày biến sắc, hỏi văn võ bá quan:
— Nay Phiên vương ngạo mạng Thiên Triều lại hăm chiếm đoạt Cao Ly, vậy các khanh có cách gì chế ngự không?
Cả đình thần đều im bặt.
— Tâu Bệ hạ, xin Bệ hạ hỏi thử Thái Bạch có ý kiến gì hay chăng?
Huyền Tôn hỏi Lý Bạch, Lý Bạch tâu:
— Việc này không có gì đáng để Thánh Thượng phải nhọc tâm. Ngày mai, xin Bệ hạ cho đòi Phiên sứ vào triều, hạ thần sẽ viết một phong thư bằng chữ Phiên bang mà trả lời, cho chúng nó một bài học thích đáng thì chúng nó phải phục tòng.
Huyền Tôn hỏi:
— Trong thư tự xưng là Khả Độc, vậy Khả Độc là người nào?
Lý Bạch tâu:
— Khả Độc là tên vua nước Bột Hải.
Thấy Lý Bạch đối đáp thông suốt, vua Huyền Tôn bèn phong cho Bạch chức Hàn Lâm học sĩ, lại truyền tứ yến tại Kim Loan, cho phép Lý Bạch tự do chè chén, không phải bó buộc vào nghi lễ.
Bạch uống rượu đến say tít cung trăng, không còn biết đất trời gì cả. Nhà vua sai thị vệ đỡ Bạch lên nằm ở Điện tiền.
Hôm sau, đầu trống canh năm vua Huyền Tôn đã lâm triều còn Lý Bạch say mèm chưa tỉnh.
Bọn nội thị lay gọi, Lý Bạch vẫn nằm ỳ ra đấy. Nhà vua thấy thế bèn bắt ngự trù nấu canh cho Lý Bạch ăn để giải rượu.
Lúc thị vệ dâng canh lên nhà vua thấy canh còn nóng bèn tự mình cầm thìa khuấy cho nguội để cho Lý Bạch dùng.
Lý Bạch tạ Ơn, dùng xong mấy thìa canh thấy trong người tỉnh mỉnh, ma men bay đâu mất.
Một lúc sau, Phiên sứ vào triều kiến, Lý Bạch đứng bên ngự tọa, tay cầm bức thư của Phiên sứ đọc rất to, không lầm lộn một chữ nào.
Phiên sứ thấy thế sợ sệt vô cùng.
Lý Bạch thay vua phán rằng:
— Nhà ngươi là sứ một tiểu quốc lại dám vô lễ với thiên triều, lẽ ra phải xử tội; tuy nhiên, thánh thượng dùng lượng cả bao dung, vậy nhà ngươi hãy phục sẵn dưới thềm để chờ lời phê chiếu.
Vua Huyền Tôn truyền đặt văn kỷ thất bảo bên Ngự Tọa, dùng nghiên Bạch Ngọc, bút ngà, mực Long Yên, giấy Kim hoa tiên và nhắc cẩm đôn đến đặt bên Ngự tọa để cho Lý Bạch thảo chiếu.
Lý Bạch tâu:
— Giày của hạ thần không được thanh khiết cho lắm, e phạm đến Thánh thể, vậy xin Bệ hạ cho phép hạ thần được cổi giày đi tất không, để lên điện ngọc.
Vua Huyền Tôn nghe nói, toan truyền bọn nội thị tháo giày cho Lý Bạch, nhưng Lý Bạch đã tâu thêm:
— Hạ thần có một lời, xin Bệ hạ tha cho hạ thần cái tội cuồng vọng này.
— Được, khanh muốn gì cứ việc tâu, dù khanh có lầm lỗi đến đâu, trẫm hứa không chấp trách.
Lý Bạch tâu:
— Ngày trước hạ thần vào thi bị thái sư Dương Quốc Trung và thái úy Cao Lực Sĩ đánh hỏng. Nay hai người có mặt làm cho văn khí hạ thần bị bế tắc. Vậy muốn cho văn ý của hạ thần được phấn khởi, rửa nhục cho quốc vương, xin Bệ hạ truyền cho thái úy tháo giày và thái sư mài mực để cho hạ thần thảo chiếu.
Vua Huyền Tôn nghe qua sững sốt, nhưng không biết phải làm sao, đành truyền chỉ bắt Dương Quốc Trung mài mực, Cao Lực Sĩ tháo giày cho Lý Bạch. Hai người này tự biết không thể cãi lịnh đành phải cúi đầu trơ mặt tuân hành trước văn ban võ bá.
Lý Bạch đắc à, ngạo nghễ ngồi trên cẩm đôn, một tay vuốt râu, một tay múa bút.
Thảo xong tờ chiếu, Lý Bạch đứng lên long án.
Vua Huyền Tôn thấy tự tích không khác gì bức thư của Phiên bang, tuy không nói ra, lòng rất đẹp à, nghĩ thầm: “Con người tài cao học rộng như vầy, dầu ta có bắt thái sư mài mực, thái úy tháo giày cũng là việc phải”.
Nghĩ xong, truyền cho Phiên sứ phục chỉ.
Lý Bạch đến trước Ngự tọa, cao giọng đọc bức chiếu thư:
“ Hoàng đế Thiên triều chiếu dụ cho Khả Độc nước Bột Hải biết: trước đây Thạch Nhoãn đầu phục, Đà Long lai hàng, bản triều ứng theo mệnh trời mà lập ngôi Hoàng đế, lấy đức vỗ bốn phương, lấy oai trị thiên hạ, binh hùng tướng mạnh, các nước lân cận thảy khiếp oai. Điệt Lợi bội thề nên bị bắt, Tán Phổ khiếp vía phải hàng đầu; Tân La, Thiên Trúc, Ba Tư hằng năm dâng cống lễ; Lâm ấp, Cốt Lợi, Nê Rà La, đều sợ thế chẳng dám giở đao binh.
Cao Ly vì trái ý Thiên trièu, nên bị Thiên triều vấn tội. Tấm gương ấy đáng cho nước nhà ngươi soi. Nay nước Bột Hải chỉ là một nước phụ thuộc của Cao Ly, sánh với Trung Quốc chẳng quá là một quận bé nhỏ, binh tướng, lương thực có bao nhiêu mà dám châu chấu đá voi. Nếu nghịch mạng trời ắc là không tránh khỏi tội.
Nay Thiên triều đức trọng ơn dày, lấy lời nhơn nghĩa mà dung thứ cho kẻ cuồng si ; vậy khuyên Khả Độc mau sớm tỉnh ngộ, xưng thần nộp cống, cãi lịnh, xương phơi thành núi, máu chảy thành sông, mua cười cho thiên hạ”.
Nay dụ.
Vua Huyền Tôn nghe đọc, khoan khoái vô cùng, truyền nội giám trao lời chiếu cho Phiên sứ.
Phiên sứ cũng thất kinh không dám nói một lời, cúi đầu bái mạng, rồi bước ra.
Hạ Tri Chương đưa Phiên sứ ra đến cửa ngọ môn, Phiên sứ hỏi:
— Người thảo chiếu làm chức chi trong triều mà lại khiến thái sư mài mực, thái úy tháo giày như thế?
Hạ Tri Chương đáp:
— Người ấy tên Bạch họ Lý, được phong làm chức Hàn Lâm học sĩ. Đấy là một bậc thần tiên trên cung trời trích giáng để giúp Thiên triều. Thái sư, thái úy bất quá là một người phàm, há đi mài mực cho ông ta không đáng sao?
Phiên sứ ghi nhớ mọi điều, về đến kinh đô tâu lại đầu đuôi cho vua xứ Bột Hải rõ. Khả Độc nghe nói có thần tiên giáng trần giúp sức nên khiếp đởm, bao nhiêu ý tưởng khinh dễ điều tiêu tan cả, vội vã viết hàng thư sai người đem lễ vật triều cống như trước.
Vì vậy, vua Huyền Tông trọng đãi Lý Bạch vô cùng, muốn gia phong cho Lý Bạch thêm chức tướng nhưng Lý Bạch một mực từ chối:
— Tâu Bệ hạ, bạc tiền, châu báu, chức tước đối với hạ thần không thích thú bằng tiêu dao nhàn hạ, xin Bệ hạ cứ cho giữ tước Học sĩ du ngoạn, hễ gặp rượu ngon thì uống, đủ vậy.
Biết Lý Bạch là bực thanh cao không dám làm phật lòng. Từ đấy cứ lâu lâu nhà vua lại m. Vì vậy mà chúng em phải cầu khẩn nàng Thập Bát Phong Di che chở. Tuy nhiên, tánh Phong Di ác nghiệt, thường hay giận hờn, vì thế tìm đủ lời sách hạch làm chúng em khổ sở vô cùng. Mới đây Phong Di lên mặt giận dữ em, chúng em đoán chắc thế nào rồi đây chúng em cũng bị một trận trừng phạt. Nếu công tử đoái lòng thương chúng em, che chở cho chút phận yếu mềm của kiếp đời hoa thì chúng em nguyện ghi ơn muôn thưở.
Huyền Vi hỏi:
— Tôi làm sao mà che chở cho các cô được?
A Thác nhanh nhẩu đáp:
— Cứ mỗi năm vào ngày nguyên đán, chúng em cầu xin công tử làm cho một lá phan màu đỏ, trong đó vẻ một tấm bùa bát quái trấn ngũ lôi, dựng ở phía đông hoa viên, như thế chúng em sẽ được bình yên ngay.
Huyền Vi nói:
— Năm nay nguyên đán đã qua rồi, thì còn làm thế nào được.
— Ngày hăm mốt tháng hai là ngày tết. Nếu buổi bình minh hôm ấy mà có gió thổi nhiều thì nhờ công tử giúp cho.
Huyền vi mỉm cười nói:
— Việc đó đâu có khó gì, chỉ sợ công việc giúp ích của tôi không đem lại cho các cô một kết quả nào thì lòng tôi không an đó thôi.
— Nếu được công tử nhận lời thì chúng tôi không còn lo gì nữa cả.
Nói xong, các thiếu nữ đều từ giã Huyền Vi, rẽ hoa, thoăn thoắt bước đi. Chẳng mấy chốc bóng các thiếu nữ đã biến đi đâu mất. Trong vườn chỉ còn mùi hương thoang thoảng, cái thứ mùi hương quen thuộc thường ngày.
Muốn chiêm nghiệm thử xem những lời nói của các thiếu nữ kia có đúng không, ngày hôm sau Huyền Vi làm một cành phan màu đỏ, vẽ bùa ngũ lôi chực sẵn ở đó.
Đúng vào ngày hai mươi mốt tháng hai, trời chưa rạng sáng, Huyền Vi đã thức dậy ra vườn.
Giữa lúc ấy quả có luồn gió lốc từ xa thổi đến; ban đầu còn yếu ớt, nhưng mỗi lúc một mạnh dần, sau thành một trận cuồng phong rất dữ dội.
Huyền Vi lập tức đem cành phan vẽ bùa ngũ lội, dựng về hướng đông theo lời dặn của các thiếu nữ. Bốn bề cây cối xao động, các cây cao đổ lá tơi bời, bay phất phới như cánh chuồng. Tuy nhiên, trong vườn các cây hoa vẫn đứng nguyên vẹn và tươi tốt, khoe màu khoe sắc muôn vẻ.
Huyền Vi nghĩ ra một kế, các thiếu nữ kia là kết tinh của các giống hoa. A Thác là tinh hoa Thạch Lựu, còn Phong Di là nàng gió...
à! té ra lại có những nàng hoa sống chung trong vườn thưởng thức, nhưng chàng đâu có hiểu.
Chiều hôm ấy, các thiếu nữ, với vẻ diễm kiều, bước đến tạ Ơn:
— Được nhờ ơn công tử đoái lòng thương, giúp đỡ cho các em thoát khỏi tai nạn, chúng em không có gì để đền ơn cho xứng đáng. Chúng em có chất Anh hoa đây là kết tinh của muôn hoa, xin dâng cho công tử. Xin công tử cứ che chở cho các em mãi như thế thì các em có thể trường sinh mà đạt đến địa vị hoa tiên.
Huyền Vi không nỡ từ chối, tiếp nhận tặng phẩm của mấy cô nàng.
Chất Anh hoa ấy quả nhiên quà hóa vô cùng. Mỗi sáng, Huyền Vi dùng một chút với nước trà, tự nhiên thấy trong người khoan khoái và vui vẻ suốt ngày. Chẳng bao lâu, dung nhan của Huyền Vi bỗng trẻ lại như người trai trên tuổi đôi mươi.
Sau đó, chẳng ai hiểu rõ chàng ta đi đâu, chỉ thấy trong truyện còn lưu lại một bài thơ như vầy:
Lạc Trung, Xử Sĩ ái tài ba
Tuế tuế chu phan hội thái hòa
Học đắc xan anh kham bất lão
Hà tu canh mịnh táo vi qua!
Dịch:
Xử Sĩ yêu hoa chốn Lạc Trung
Năm năm dựng một cánh phan hồng
Anh hoa đã nếm mùi bất lão
Dưa, táo cần gì đợi suốt canh!

Truyện Giấc mộng hèn sang Lý Thái Bạch Bá Nha, Tử kỳ Trang Tử Tô Tiểu Muội Tả Bá Đao Đỗ Thập Nương Mảnh gương trung liệt i tài hoa.
Lẽ ra có thể làm đổ nước nghiêng thành đi được, song Lý Bạch lại là người chỉ thích có rượu thơ, đâu có tham vọng những mùi vinh hoa phú quý. Nhà thi sĩ tài hoa kia lạnh nhạt trước mối tình thầm kín của Quý Phi. Còn Quý Phi yêu mà không được người ta yêu lại, bực tức đến nỗi sanh ra thù oán. Sự đời là thế, chữ yêu đổi ra chữ oán không mấy hồi.
Lúc bấy giờ trong triều có Cao Lực Sĩ là hạng rắn độc, trong lòng ấp ủ mối thù với Lý Bạch bắt y tháo giày thuở nọ, nên thăm dò biết được mối tình tuyệt vọng của Đào Quý Phi có thể dùng làm lợi khí cho hắn phun độc dược, liền thừa cơ hội ấy dèm pha rằng:
— Theo ngu ý của kẻ hèn này thì ba bài bình điệu của Lý Bạch lẽ ra Nương Nương phải oán ghét lắm mới phải, cớ sao Nương Nương lại ngợi khen đến thế?
Quý Phi hỏi:
— Tại sao mà nhà ngươi lại cho là phải oán ghét?
Cao Lực Sĩ rót nhẹ ly rượu vào gói thuốc độc rồi nói:
— Tâu lệnh bà, câu: “Khả lân Phi Yến ỷ tân trang” nó hàm một nghĩa châm biếm vô cùng.
Chắc Nương Nương cũng rõ nàng Triệu Phi Yến thuở xưa là bậc Hậu Phi của vua Thành Đế, được nhà vua quà chuộng hơn cả. Phi Yến lại sai mê Sích Phượng và cùng người ấy tư thông. Chẳng may vua Thành Đế biết được, bắt gặp Sích Phượng trong tủ áo, đem giết ngay trước mặt Phi Yến. Nay Lý Bạch đem Phi Yến sánh với Nương Nương thì đó là một lời nhạo báng rất bóng bẩy. Xin Nương Nương xét k˛!
Thuở ấy Quý Phi có nuôi chàng An Lộc Sơn làm con nuôi trong tư cung. An Lộc Sơn với Quý Phi ngang tuổi nhau, thế mà Quý Phi ngày hai ba lần thân hành tắm rửa cho đứa “con cưng” ấy trước mặt vua Huyền Tôn, mà vua Huyền Tôn cũng không nói gì cả. Thật Quý Phi còn tệ hơn nàng Phi Yến thuở trước.
Cao Lực Sĩ khéo châm ngòi, đốt lửa, gây vào lòng Quý Phi một mối hận thù với Lý Bạch, nên Quý Phi tâu với Huyền Tôn rằng Lý Bạch ngạo nghễ, không giữ lễ quân vương.
Bắt đầu từ đó, các cuộc yến ẳm trong cung không mời Lý Bạch vào nữa. Và Huyền Tôn cũng không hỏi Lý Bạch về việc triều chính nữa.
Lý Bạch cảm thấy lòng yêu chuộng của Huyền Tôn mỗi lúc một lạt lẽo lần, đoán biết Cao Lực Sĩ mưu hại, và Quý Phi cố báo thù, nên nhiều lần tâu xin đi nơi khác, nhưng vua Huyền Tôn cố cầm ở lại.
Lý Bạch buồn bã, càng ngày càng dầm mình sống trong bể rượu, không thiết tha đến việc đời nữa. Cả đến người vợ của Lý Bạch ở tại Cẩm Thành là Hứa phu nhơn, cũng không bao giờ được Bạch tưởng đến. çi “Phòng không lặng ngắt như tờ, ngựa ai thấp thoáng lờ mờ hơi sương”. Hứa phu nhơn trông tin mòn mỏi mà chẳng thấy Lý Bạch đâu!
Trong các bợm rượu thân tín với Lý Bạch thời ấy là Hạ Tri Chương, Là Thích Chi, Nhữ Dương, Vương Kiến, Thôi Tông Chi, Tô Tấn, Trương Bậc, Tiêu Thại, thường hay say sưa ngả ngớn mà người ta gọi là “ẳm trung bát tiên”.
Một hôm tốt trời, vua Huyền Tôn truyền đòi Lý Bạch vào cung để phóng thích con “Phượng Hoàng muôn thưở” ấy về với đồng nội cỏ hoa cho thỏa lòng ao ước.
Huyền Tôn có đôi lời an ủi:
— Trẫm thấy khanh tài năng lỗi lạc, tánh tình lại thanh bạch nên đem dạ mến yêu. Nay trẫm tạm cho khanh được vinh quy, vậy khanh có cần thứ gì trẫm sẽ ban cấp cho.
Lý Bạch tâu:
— Hạ thần không cần gì cả, ngoài một món tiền để uống rượu thôi.
Vua Huyền Tôn hạ chiếu, truyền rao khắp nơi, cho phép Lý Bạch đến đâu uống rượu không phải trả tiền. Số tiền ấy sẽ do ngân khố thanh toán.
Nhà vua lại ban thêm vàng bạc, đai y và cấp 12 đứa tùy tùng theo hầu Lý Bạch.
Lý Bạch cúi lạy tạ Ơn và nghĩ rằng:
“Vì vua này quả có đôi mắt xanh tương đối vậy”.
Huyền Tôn lại thân cắm hai đóa hoa vàng trên mũ Lý Bạch rồi truyền nội thị đỡ Bạch lên ngựa trước ngai vàng, đưa ra khỏi triều môn. Đó là một ân huệ đặc biệt đối với các vua nước Tàu thời ấy.
Các quan đưa đón, rượu tiễn lời chào từ Trường An đến mười dặm đường chưa dứt.
Chỉ có thái sư và thái úy, hai người lánh mặt, ngồi nhà hả hê sung sướng, khen ngợi diệu kế của mình đã khéo “tống cổ” được tên “thi sĩ cứng đầu” ra khỏi triều để dễ bề thao túng.
Hạ Tri Chương và cả bợm rượu đều đưa Lý Bạch ngoài trăm dặm, viết đến hơn trăm bài thơ tống biệt mà vẫn chưa cạn tâm tình.
Lý Bạch đi rồi, Hạ Tri Chương cảm thấy lòng mình hiu quạnh như mất một cái gì không bao giờ còn tìm thấy nữa.
Có lẽ trong đời nghệ sĩ của Lý Bạch, chỉ có Hạ Tri Chương là người yêu Bạch nhứt.
Trên đường về, tuy Bạch cảm thấy vui với cỏ nội, mây ngàn, tìm lại những cái gì xa xưa đã mờ khuất, song cũng không khỏi bồi hồi, nhớ đến Hạ Tri Chương người bạn tâm giao, cảm nghĩa cùng nhau nhưng yêu nhau không trọn.
Ngày kia, Lý Bạch về đến Cẩm Châu, gặp lại Hứa phu nhơn, vợ chồng tương mến, duyên cầm sắt lại giao hòa, nối lại tiếng đàn xưa trong tâm hồn thi sĩ.
Các bè bạn xa gần trên đất Thục, chiều sớm lân la, rượu thơ túy lúy. Thật là một cảnh an nhàn.
Thế mà: “Nửa năm hương lửa đang nồng, trượng phu thoắc đã động lòng bốn phương”. Cho hay con chim trời không bao giờ chịu đậu một nơi, dù nơi đó là nơi cảnh đẹp hoa tươi, suối ca, gió hát.
Một sớm tinh sương, Lý Bạch tỏ ý với vợ muốn đi du ngoạn sơn thủy. Mặc dầu Hứa phu nhơn nghe nói cũng buồn lòng, nhưng nàng đâu phải là chiếc lòng son có thể nhốt được loài chim trời cuồng vọng ấy được, đành sửa soạn cuộc chia phôi.
Lần này ra đi, Lý Bạch không xúng xính mũ cao, áo rộng của chức Học sĩ nữa, mà chỉ ăn mặc theo lối thư sinh, hay nói cho đúng hơn là một gã học trò nghèo, chỉ đem theo một thằng đồng tử con con và cỡi một con ngựa ôm ốm, và như thế cũng đã phong lưu chán rồi.
Một hôm, Lý Bạch đi đến huyện Hoa Ñm. Tiếng đồn quan huyền này là một vị quan tham ô nhũng lạm, mọt nước, hại dân. Lý Bạch định ý “sửa lưng” tên quan chức mục nát ấy.
Bạch đến trước huyện, cho ngựa đi thẳng vào cổng, đánh ba hồi trống làm như không biết huyện quan đang xét việc nơi công đường.
Huyện quan nghe có tiếng trống đổ hối hả thất kinh tưởng là giặc đến, dớn dác muốn tìm đường tẩu thoát. Sau biết rõ giận lắm, sai lính lệ xuống lôi cổ Lý Bạch lên công đường hạch hỏi.
Lý Bạch giả say, không đáp. Quan huyện truyền đem tống cổ tên bợm rượu ấy vào lao để chờ truy cứu.
Khi Lý Bạch vào lao được một lúc thì thấy một tên lính lệ mang mực, giấy đến vất vào mặt bảo phải cung khai đầu đuôi câu chuyện, nếu không thì đánh chết.
Lý Bạch mỉm cười, cầm bút viết một hồi:
“Ta là Lý Bạch, quê ở Cẩm Châu, nhỏ tuổi, rộng văn chương vung bút giết loài nịnh, Trường An gọi bát tiên, Trúc Khê xưng Lục Dật; thảo chiếu trừ Phiên quốc, Điện ngọc tự do vào uống rượu mà giải trí, Kim loan chỗ nghỉ ngơi, canh nóng có vua khuấy, dãi chảy áo vua lau, Dương thái sư mài mực, Cao thái úy tháo giày. Trước sân rồng Hoàng Đế còn cho ta cỡi ngựa, huống chi tại huyện Hoa Ñm các ngươi lại buộc ta không được cỡi lừa ư?”
Viên chủ ngục xem xong lời cung, mình mẩy rụng rời, tay chân run lập cập, vội vã quỳ xuống tạ tội.
Lý Bạch nói:
— Việc này không can hệ gì đến nhà ngươi đâu. Nhà ngươi hãy mau đến công đường nói cho quan huyện biết rằng ta vâng chỉ Hoàng Thượng đến đây để tra xét tội tham ô của hắn, sao hắn lại dám bắt ta hạ ngục?
Viên chủ ngục vội vã mang tờ cung khai đến trình lên tri huyện và thuật lại những lời Lý Bạch vừa nói.
Tri huyện khiếp vía nắm tay tên chủ ngục chạy thẳng đến lao xá, bắt từ bên ngoài lạy vào, rên rỉ xin Lý Bạch dung tha cho đứa ngu hèn.
Các phủ huyện quanh vùng nghe tin lập tức đến nơi chào mừng Học sĩ và mời Học sĩ thăng thính đường để xin những lời chỉ giáo.
Lý Bạch lấy lời liêm chánh răn dạy mọi người, ai nấy đều vui vẻ nghe theo.
Từ đấy Lý Bạch đi đến đâu, các tham quan, ô lại nể mặt không dám hành hạ dân lành như trước nữa.
Kế một thời gian sau đó An Lộc Sơn — đứa con nuôi của Quý Phi — nổi loạn, tụ tập một số cường đố cướp bóc Trường An. Vua Huyền Tôn phải bỏ kinh đô chạy vào đất Thục, giết thái sư Dương Quốc Trung trước mặt ba quân, và thắt cổ Quý Phi tại gò Mã Ngôi; mặc dầu những giòng lệ chảy ước long bào, ông vua đa tình kia cũng phải buộc lòng dứt bỏ lời thề trong đêm thất tịch “tại thiên nguyện tác tị dự điểu, tại địa nguyện vi liên là chí”: “Trên trời nguyện làm chim liền cánh, dưới đất nguyện làm cây liền cành”.
Khúc trường hận của Huyền Tôn đã được nói lên trong lời văn thiết tha bi đát của nhà thi sĩ áo xanh “Giang Châu Tư Mã” với nỗi hận lòng gởi gắm niềm riêng.
Lý Bạch lúc ấy tránh loạn ẩn tại Lư Sơn. Vĩnh Vương Lân lúc bấy giờ lại làm Tiết độ sứ quản thủ cả vùng đông nam nước Tàu.
Vì thấy Huyền Tôn rời bỏ kinh đô, thiên hạ đại loạn, nên ý cũng muốn “thừa cơ một thưở” bèn sai sứ giả đến triệu Lý Bạch về giữ lại trong quân để bàn việc “đại kế”.
Chẳng bao lâu con trai của Huyền Tôn là Túc Tôn lên ngôi kế vị, phong Quách Tử Nghi làm nguyên soái thống lãnh đại lịnh. Túc Tôn nghe Vĩnh Vương Lân có ý tạo phản bèn xuống chiếu sai Quách Tử Nghi đến vấn tội.
Khi ấy nội bộ của An Lộc Sơn bị nổi loạn: An Lộc Sơn bị đứa con trai giết đi để tiếm ngôi rồi chẳng bao lâu, đứa con trai của An Lộc Sơn lại bị một tên cận thần phản phúc giết đi để đoạt quyền; do đó, chỉ trong một thời gian ngắn bọn loạn quân này tan rã, và nhà Đường thu lại được cả hai tỉnh.
Được rảnh tay, Quách Tử Nghi đem quân đánh Vĩnh Vương Lân. Tên phản phúc này bị cô thế bỏ trốn, bị một tên quân canh bắt được giải đến viên môn.
Còn Lý Bạch thì gặp lại được Quách Tử Nghi, đưa Lý Bạch về triều tâu cùng vua Túc Tôn, nói rõ tài năng lỗi lạc của Lý Bạch và xin Túc Tôn trọng dụng.
Túc Tôn liền xuống chiếu phong cho Lý Bạch làm Tã thập di, nhưng Lý Bạch một mực từ chối không nhận.
Từ đó, Lý Bạch một thuyền một lá, thửng thờ sớm bãi chiều gành, rồi đến Kim Lăng, than thở cho những sự phế hưng diễn biến không ngừng:
“Trùng thu viễn cận thiên quan chủng, hòa thử cao đê lục đại cung”.
Trong óc nhà thơ say ấy có những mối cảm hoài gì trong thế sự?
Một đêm, khi thả thuyền đến ven sông Thái Thạch, trăng tỏ sao thưa gió hòa nhè nhẹ, vàng trăng lơ lửng trên không như gieo vào lòng người một mối vô tư, xóa nhòa những cái gì còn nặng vấn vương trong trần tục, Lý Bạch đắm mình trong khung cảnh ấy, ngồi trầm lặng nơi đầu thuyền, uống rượu, uống cả vừng trăng, “rượu say, say cả vừng trăng dịu hiền”.
Vừng trăng rung rinh đáy nước, rung rinh trong lòng chén, thấm sâu vào tiềm thức siêu thần, Lý Bạch thấy mỗi sợi tóc mình biến thành một vành trăng ngời ngợi sáng... trong phút mê ly, Lý Bạch nhảy xuống dòng sông, ôm mảnh trăng rung rinh tan vở... để trở về nơi cảnh tiên bồng...
Thôi thế là hết một đời tài hoa trên trần tục.
Bạch ra đi... đi mãi không bao giờ còn trở về với Hứa phu nhơn nữa.
Từ đấy Hứa phu nhơn thẩn thơ với gió sớm mây chiều, ôm nửa vầng trăng vạn thuở mà nằm mơ trong giấc mộng hồn...
--!!tach_noi_dung!!--


Nguồn: Mây bốn Phương
Được bạn: Thành Viên VNthuquan đưa lên
vào ngày: 27 tháng 12 năm 2003

--!!tach_noi_dung!!--
--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--