ở Ba Lan, từ trước khi chủ nghĩa xã hội hiện thực sụp đổ lưu hành một chuyện cười dân gian. Một anh Liên xô đi cùng anh bạn Ba Lan trên phố vắng, bỗng cùng chộp được một túi tiền. Anh Liên xô hớn hở nói: "Nào, đến vườn hoa kia mở ra hai ta sẽ chia theo tình anh em." Anh Ba Lan lập lức trả lời: "Không, không thể thế được, phải chia theo tỷ lệ 50/50 kia đấy!" Hai người đồng ý, bất tay nhau cười vang. Vì sao? Vì quan hệ bất bình đẳng vốn dĩ là tự nhiên, thành nếp giữa Liên xô và các nước "em" phụ thuộc như Ba Lan. Cho nên chia theo tình anh em ắt phải là 55/45, hay 70/30, thậm chí 90/10! Hãy quan sát hai em bé chia kẹo khi bố mẹ bảo đứa anh: chia đều cho em nhé. Người anh ăn tham sẽ chia "đều theo tỷ lệ 55/45, hoặc có thể hơn, hơn nhiều nữa. Cho nên anh chàng Ba Lan lập tức bác bỏ nguyên tắc chia theo "tình" anh em mà nghi ngay đến tỷ lệ chia đều chuẩn xác 50-50.Bình đẳng giữa các nước anh em! Thật hay và đẹp, cao quý tồn tại... ở trên giấy. Mới đây khi Tổng Thống Pháp Miterrand sang thăm chính thức Việt nam thì dư luận thế giới nhìn lại mới thấy rằng cho đến nay, sau hơn 47 năm Đảng cộng sản nắm trọn chính quyền ở miền Bắc rồi trong cả nước, chưa có "Tổng Thống" Liên Xô hay Trung Quốc nào sang thăm Hà nội cả! Ông Gorbachev năm 19S2 có sang thàm Việt nam khi còn là nhân vật số 5, đặc trách về chương trình nông nghicp. Các nhân vật Stalin, Khrushchev, Brejnev, Andropov, Chernenko... cũng như Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân... đều chưa hề đặt chân đến Việt nam. Còn các ông Hồ Chí Minh, Tôn Đức Thắng, Lê Duẩn, Trường Chinh, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười... thì đã biết bao lần đến Bắc Kinh và Moscow! Tội nghiệp cho người em út trong quan hệ với những ông anh lớn! Chỉ riêng trước và sau Đại Hội 7, các vị lãnh đạo cao nhất của Việt nam tới tấp sang Trung Quốc: Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng, Đỗ Mười, Võ Văn Kiệt, Lê Đức Anh... Vậy mà gần đây chỉ có Lý Bằng ghé sang! Và Lê Đức Anh chỉ được tiếp ở Thành Đô tại một tỉnh địa phương. Báo Hồng kông nhận xét, vì Đặng muốn dằn mặt Lê Đức Anh rằng: tội chú to lắm đấy, dám gây sự với người anh em Khơ Me đỏ của ta, ta chưa quên việc ấy đâu.Vậy mà ở Trường Đảng cao cấp Nguyễn ái Quốc có cả một bài giảng dài lòng thòng về mối quan hệ mới về chất giữa các nước anh em trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, dựa trên tình quốc tế vô sản, hoàn toàn bình đẳng và không mảy may vụ lợi! Họ giấu kỹ tất cả những hiện tượng rành rành và khẳng định những điều không có thật với thái độ không một chút ngượng nghịu. Cái vững vàng, kiên định, kiên trì chán lý của họ là thế! Thật ra chủ nghĩa Mác- Lênin trong hành động thực tế đã nghiền nát nền độc lập và chủ quyền dân tộc bởi thái độ đàn anh, chuyên quyền, áp đặt và gia trưởng. Hãy nghe câu nói của Stalin rất tiêu biểu: "Ta chỉ cần đơ ngón tay út là tên Ti-tô phải lăn kềnh!" (Theo báo cáo mật của Khrushchev ở Đại Hội 20 đảng cộng sản Liên xô). Việc Đảng cộng sản Việt nam đưa gần 20 vạn quân vào Cam bốt và ở lỳ tại đó đúng 10 năm chính là áp dụng khái niệm "chủ quyền hạn chế kỳ quặc của Brejnev, người đã từng được tâng bốc là thiên tài quân sự, xứng đáng với quân hàm nguyên soái toàn Liên xô, mà thành tích quân sự mới nhất là đưa quân đội Liên xô vào Afghanistan hồi 1979, với biết bao sinh linh bị giết hại ở cả hai phía. Họ lập luận theo hai nội dung với hai đối tượng khác nhau. Trong đảng, họ giải thích đây là làm nghĩa vụ quốc tế vô sản, củng cố và mở rộng phong trào cách mạng sang nước khác. Trong nhân dân và đối với quốc tế, họ trưng ra lời yêu cầu của một phong trào một mặt trận, một chính quyền tại chỗ mà họ dựng nên! Cố nghĩa là, tự mình mời mình vào nhà người khác! Việc Quân Đội việt Nam ở lại suốt 10 năm ở Cam Bốt bất chấp sự phản đối dai dẳng của số đông áp đảo ở Liên hiệp Quốc và sự tẩy chay, trửng phạt của thế giới, là theo tấm gương của người anh Liên xô, là ở sự học tập và thi đua với nước anh em Cu ba đưa quân tình nguyện sang tận Angôla, Ethiopia, Mojambique...Việc bọn cộng sản Khờ Me Đỏ gây ra sự bắn giết tàn ác đồng bào ta ở giải biên giới phía Nam từ Kiên Giang, An Giang, qua Long An, Tây Ninh lên tới Lâm Đồng... và chính sách diệt chủng của chúng ở Cam Bốt đã tạo nên lý do cho việc đưa hộ đội Việt nam vào Cam bốt. Nhân dân Cam bốt nhiệt thành hoan nghênh việc này là sự thật. Họ thoát khỏi chết, thoát khỏi chế độ giết người hàng loạt, chấm dứt chế độ kỳ quái không thành phố, không tiền nong, không chợ và trường học, không cả gia đình. Nếu bộ đội Việt nam rút khỏi Cam Bốt sau hai đến 3 năm ổn định tình thế, giao lại việc ổn định tiếp cho người Cam Bốt và cộng đồng quốc tế (qua Liên Hiệp Quốc) thì hợp lý, cao thượng biết mấy! Họ đã cố trọn ở lại 10 năm, vì ý định xây dựng khối liên minh cộng sản gồm 3 nước Đông Dương hấp dẫn quá. Họ rất chủ quan trong suy tính về chiến lược. Họ bắt dân trả giá về cuộc phiêu lưu này không sao kể xiết: tính mạng của hơn 50 nghìn chiến sĩ trẻ, gần 200 nghìn bị thương, số người Cam Bốt chết và bị thương còn cao hơn những con số ấy; ngân sách quân sự cực lớn bị ném vào lửa chiến; họ duy trì quân đội từ 1 triệu đến 1,7 triệu một thời gian dài... Tất cả tạo nên nguyên nhân trực tiếp cho cuộc khủng hoàng chính trị, kinh tế, tài chính tâm lý xã hội ngày càng nặng nề cho đến tận bây giờ. Cả thế giới xúm lại trừng phạt, cấm vận, phong tỏa Việt nam về cuộc phiêu lưu này... Tội lỗi của người cầm quyền trong cuộc chiến tranh này rất lớn. Nhất là đã có nhưng lời đề xuất rất sớm là nên rút ra khỏi bãi lầy này từ những năm 1982, 1983 và cả nhưng lời kiến nghị khẩn thiết rằng nếu không rút ngay thì e rằng sẽ là quá chậm Thái độ độc đoán, không dân chủ thật tai hại khôn lường?Tư tưởng nước lớn, kiêu ngạo của phần lớn chuyên gia Việt nam ở các ngành, các cấp, kể từ các vị ở cấp cao nhất như các ông Lê Đức Thọ, Lê Đức Anh... dã xúc phạm niềm tự trọng của người Cam Bốt. Tôi đã kể về một số biểu hiện lớn, kiêu ngạo ấy trong Hoa Xuyên Tuyết. Điều cần nói thêm là những thái độ đàn anh, miệt thị người Cam Bốt ấy giống hệt như thái độ người Liên Xô đối với các nước Đông Âu, vì cùng đúc từ một khuôn mang tên chủ nghĩa quốc tế vô sản, tình nghĩa quốc tế xã hội chủ nghĩa, nguyên tắc bình đẳng vô tư... nghe rất kêu. Tôi được các bạn Cam Bốt cho biết việc truất ông Pen Xô Van, Tổng bí thư Đảng cộng sản kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng là do hai ông Đức Thọ và Lê Đức Anh quyết định trước, được Bộ Chính Trị Đảng cộng sản Việt nam thông qua trước rồi hai ông nói trên mới "gợi ý cho một số người tin cậy nhất của họ trong Bộ chính trị Đảng cộng sản Cam Bốt tiến hành. Giống như việc hạ bệ ông Dubcek ở Tiệp Khắc mùa xuân Pra-ha được quyết định trong điện Kremlin vậy. Chẳng còn là những điều bí mật, vì người Cam Bốt nào quan tâm đến thời cuộc cũng biết ông Pen Xô Van vốn là viên chức làm việc trong cơ quan Đài Phát Thanh Tiếng Nói Việt nam hàng chục năm, trên cương vị Trưởng Phòng Phát Thanh tiếng Khờ Me; ông Chăn Xi đầu năm 1979 bất ngờ được chọn sang Nom Penh nhận chức Chủ nhiệm Tổng cục Chính Trị rồi Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng, rồi lên tới chức Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng, sau đó bị chết bệnh đột ngột hồi 1985, vốn là đảng viên cộng sản Việt nam, phụ trách một phân xưởng tại nhà máy nhiệt điện Việt Trì ở tỉnh Vĩnh Phú; ông Bu Thoáng, ủy viên Bộ Chính Trị đảng cộng sản Cam bốt lúc đầu phụ trách trưởng ban Tuyên Huấn Trung ương, về sau được đưa gấp lên Bộ Trưởng Quốc Phòng với Quân Hàm Đại Tướng, kiêm Phó Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng, thì hồi 1978 còn là huyện đội xưởng mang quân hàm đại úy ở huyện Sa Thầy ở một tỉnh Tây Nguyên Việt nam. Cô y tá ở Quân Khu 7 quê ở Trà Vinh mới 26 tuổi tên là Miên Xam On đảng viên đảng Công Sản Việt nam được ông Lê Đức Thọ đưa vọt lên đến mức kỳ lạ: vào Ban Chấp Hành Trung ương, nhận chức Trưởng Ban Tuyên Huấn Trung ương Đảng, rơi vào luôn cả Bộ Chính Trị của "đảng bạn" trước khi "rơi ngã" khi bộ đội Việt nam rút về. Cô ta là cấp trên của tiến sĩ Vandi Caon tốt nghiệp từ đại học Sorbonne, Paris, phụ trách môn Khoa học xã hội của Ban Tuyên Huấn. Người Cam Bốt không hề tham gia việc đưa ông Pen Xô-van lên rồi hạ ông ta xuống. Lỗi ông ta là gì? Tội ông ta ở đâu? Qua kể lại của một chuyên gia Việt Nam về tổ chức cán bộ thì ông đâu có chống Việt nam, đâu có chống lại đảng mình! Ông chỉ mời tỏ ra không hài lòng vì là Tổng bí thư kiêm Bộ Trưởng Quốc Phòng mà không có chút ít thực quyền, ông cũng tỏ ra khó chịu khi bị ông Lê Đức Anh lấn át quyền quyết định về quân sự. Các ông Lê Đức Thọ và Lê Đức Anh cần những người biết vâng lời. Ông không học thuộc bài học vỡ lòng ấy. Bị mất chức, ông còn bị đưa về Việt nam để bị quản thúc 10 năm. Gần đây, vào giữa năm 1992, tình hình Cam Bốt đã chuyển khác, đã có chính quyền lâm thời của Liên Hiệp Quốc, ông mới được trở về Ta Keo. Cuốn hồi ký của ông nếu ông có ý định viết sẽ vô cùng hấp dẫn. Ông vốn là cán bộ quân báo, rất kín đáo, ít nói, ít cười, có nhiều suy tư, hay đọc sách báo rồi trầm ngâm suy nghĩ. Tôi nghĩ con người như thế rất khó đóng trọn vai trò kẻ có chức vụ cao mà trong tay không mảy may có quyền lựcTheo "truyền thống" đã thành nếp sống của chủ nghĩa quốc tế vô sản, của chủ nghĩa Mác-Lênin trong hành động, thì điện Kremlin luôn cần những người như ông Tođo Gipcov ở Sôfia, Bungari, nghĩa là dù cho ở Sofia trời quang mây tạnh thì vẫn vui vẻ giương ô lên che không biết ngượng, vì...lúc ấy trời đang mưa ở Moscou? Đây là chuyện vui dân gian ở Sofia. Cái tội của ông Pen Xô-van có thể là ở chỗ hôm ấy ở Hà Nội đang mưa to, ở Phnom Penh trời quang quẻ, vậy mà ông đi trên đại lộ Hồ Chí Minh lại quên che ô. Hai ông Lê Đức đã nhìn thấy cảnh ấy và nổi giận!