Con gà của nhà hàng xóm bắt đầu gáy tiếng thứ nhất, ông chủ nhà trọ đã lên nhà trên đánh thức những ông khách trọ. Anh em Vân Hạc và Đốc Cung, Khắc Mẫn hoảng hốt tung chăn ngồi dậy. Trước ánh lửa đùng đùng của ngọn đóm nỏ trong tay ông chủ, mọi người áy ó dụi mắt trông ra ngoài sân. Trời vẫn còn tối mù mù. Mấy tàu lá chuối sau nhà đương phì phạch đánh nhau với ngọn gió bấc. Hơi rét thấu đến tận xương. Lần lượt châm lửa vào mấy đọi đèn trên những chiếc quang treo lủng lẳng ở dưới sà nhà, ông chủ vui vẻ đi xuống nhà dưới. Thằng nhỏ nhanh nhầu đệ lên dãy phản của các ông khách hai cái hỏa lò than đỏ rừng rực. Rồi một thằng khác đem tiếp vào đó tất cả một bộ khay chén và một ấm siêu nước sôi. Vân Hạc dịch ra giữa phản vừa pha nước, vừa khoác cái chăn sù sù. Ngoài sân vẫn gió to, thỉnh thoảng lại có giọt mưa lách tách rỏ xuống tàu chuối. Gà gáy giục, cuộc trà vừa tan. Một nai rượu và một mâm đồ ăn lù lù tiến lên thay chỗ cho bộ ấm chén. Ông chủ vui cười nói với bọn khách: - Thưa các ngài, hôm nay là ngày vào kỳ đệ nhị các ngài tuy không dặn làm, nhưng tôi thành tâm sửa thêm nai rượu, xin mời các ngài xơi tạm để giúp thêm cho khiếu văn. Tiêm Hồng lễ phép cám ơn và bảo ông ấy vào ngồi uống rượu. Nhưng mà ông ta từ chối không dám, rồi xuống nhà chơi. Vân Hạc, Đốc Cung quay vào rót rượu, so đũa. Tuy rằng ai nấy vẫn chưa hết cơn dở ngủ, uể oải không muốn ăn uống, nhưng cuộc rượu vẫn cử hành trong một cảnh tượng vui vẻ. Riêng có Khắc Mẫn chỉ nhắp vài hớp, rồi gọi thằng nhỏ lấy cơm. Thày kéo một mạch hết bốn, năm bát, rồi đứng phắt dậy, rửa miệng, uống nước và đi sắp sửa đồ đạc của mình. Gió vẫn thổi dữ. Mưa càng nặng hột hơn trước. Trời càng tối đen như mực. Khắc Mẫn rối rít giục bọn Vân Hạc uống rượu phiên phiến để đi ra trường. Nhưng bọn này vẫn cứ kề cà chén thù, chén tạc. Nóng ruột. Khắc Mẫn liền bảo thằng nhỏ châm đuốc cho mình. Rồi thày giở một chiếc áo tơi khoác vào lưng và lấy lều, chiếu, yên lọ, đeo hết lên cổ. Với dáng bộ lật đật, thày nhìn vào bọn Vân Hạc. - Các anh ra sau nhé! Tôi phải đi trước, vì tôi phải vào trước các anh. Đốc Cung mỉm cười: - Sao mày tự làm khổ cái thân mày như vậy? Bây giờ quan trường còn ngủ, chứ dễ người ta đã ra cửa trường để đón mày vào đó chắc? Ra từ bây giờ để đứng cửa trường mà run đấy à! Khắc Mẫn không trả lời. Tất cả bước luôn xuống thềm. Cả bọn trong này đều cười sằng sặc. Giây lát thấy thày bước lên, mỗi người hỏi mỗi câu: - Không đi nữa à? - Quên cái gì đấy? Khắc Mẫn không để ý đến những câu hỏi ấy, thầy lừ lừ nhìn mặt Tiêm Hồng: - Tôi sẽ đóng ở gần nhà Thập đạo. Lát nữa bác vào thế nào cũng đến đấy nhé. Tiêm Hồng gật đầu, Khắc Mẫn lại lật đật xuống thềm, rồi đi, Đốc Cung vừa cười vừa nói: - Cái ngu nó làm cho người ta phải khổ như thế. Vân Hạc đón lời: - Vì nó nhiệt tâm về công danh, ngồi đây sốt ruột không chịu được, cho nên phải đi. Chứ nó cũng không quá ngu đến nỗi không biết bây giờ quan trường chưa ra, ra đó cũng đến đứng đó. Gió lạnh. Mưa đã nhẹ hột. Ngoài sân trời sáng mờ mờ. Nai rượu cũng đã gần cạn. Mọi người bắt đầu ăn cơm. Cuộc rượu tan, ngoài phố có tiếng người đi rầm rập. Tiêm Hồng gọi thằng nhỏ đem hết lều, chiếu, yên, tráp lên đó, để ai nấy kiểm điểm một lượt xem có quên thiếu thức gì hay không. Đoàn Bằng ngó ra ngoài sân rồi nói: - Mưa to thế này, chắc là trong trường lội lắm. Bây giờ giữ sao cho hai cái chân khỏi lấm? Đốc Cung phụ họa: - Ừ, nếu chân lấm mà ngồi lên chõng, có khi nó sẽ giây ra quyển văn... Vân Hạc nói: - Thôi thì mỗi người đành phí một đôi bít tất. Bây giờ cứ đi bít tất mà lội bùn. Vào trường, đóng lều xong, sẽ tháo vứt đi. Tiêm Hồng khen: - Cái đó thông đấy. Cũng chỉ còn có cách ấy có thể làm cho chân sạch. Rồi cả bốn người cùng đội nón, khoác áo tơi, hai chân xỏ bít tất, sàm sạp bước xuống sân đất, với những đồ đạc đeo xúc xích ở vai và cổ. Vân Hạc ra bộ cáu kỉnh: - Cái nước nhà mình nghĩ cũng buồn cười. Bao nhiêu ông to, ông lớn, làm giường, làm cột cho nước nhà đều ở thi mà ra, thế mà làm sao người ta lại không chịu làm vài chục gian nhà, để cho chúng mình ngồi thi? Đoàn Bằng cắt nghĩa: - Không phải các cụ ngày xưa đều không nghĩ đến điều đó. Nhưng trong trường thi hương, không thể cất nhà cho học trò ngồi thi. Là vì học trò đông quá, cất đến mấy chục gian nhà cũng không đủ chứa. Vả lại, thi ở giữa trời, các quan ngự sử còn có thể đứng trên chòi mà nhìn xuống dưới để rình những kẻ gian lậu, chứ nếu thi ở trong nhà, thì các ông ấy ngồi đâu mà canh? Đốc Cung ngắt lời: - Thì quan ngự sử cứ vào trong vi mà coi chẳng được hay sao? Sao lại cứ phải đứng ở trên chòi mới được? Tiêm Hồng đáp: - Không được! Các ông ngự sử cũng đều là người biết chữ. Nếu vào trong vi, lỡ các ông ấy gà cho học trò thì sao? Bởi vì cần phải phòng bị chỗ đó, cho nên, người ta mới cắt các ông đề điệu phải đem đầu bài xuống dán ở trong các vi. Ông đề điệu là người dốt đặc một chữ không biết, không thể gà cho ai được. Đốc Cung đương toan nói thầm đằng sau bỗng có tiếng kêu "trời", làm cho ai nấy đều phải giật mình quay lại. Một ông cụ già đầu bạc râu bạc đương nằm chỏng gọng trên đường, cuộn áo lều gác chéo giữa cổ, chiếc chõng tre và cái tráp sơn đè xấp đè ngửa trên bụng. Thì ra, vì đường trơn quá, ông cụ tuổi già sức yếu bị toại, không thể gượng nổi, phải ngã bổ kềnh ra đó. Cả bọn vội vàng chạy lại, kẻ nhắc lều chõng, người nâng ông cụ trở dậy. Ông cụ chỉ run cầm cập, mặt mũi xám ngắt, không thể nói được một câu nào. Vân Hạc vừa dắt ông cụ vừa lẩm bẩm: - Khốn nạn! Bấy nhiêu tuổi đầu, còn thi với cử làm gì cho khổ thế này? Đốc Cung có ý ái ngại ông cụ, chàng nói: - Trời đang mưa rét, ông cụ già nua như vậy, nếu vào trường chưa chắc đã viết được văn. Hay là chúng mình hãy đưa ông cụ vào một nhà nào gần đây, để cho ông cụ nằm nghỉ. Ông cụ khi ấy đã hơi hoàn hồn, nghe nói, vội vàng xua tay và cất cái giọng run run: - Các thày... hãy cứ làm ơn dắt lão đến cửa trường... Lão thi đã sáu khoa rồi, khoa này mới được vào kỳ đệ nhị, sống chết lão cũng vào trường cái đã. Vân Hạc cố gàn: - Nhưng mà chúng tôi sợ cụ không thể chống nổi với sức mưa rét... Ông cụ vẫn vừa run vừa nói: - Nhất là chết ở trong trường lão cũng cam lòng. Tiêm Hồng lại hỏi: - Cụ vào vi nào? Ông cụ đáp bằng tiếng tai: - Lão vào vi tả. Vân Hạc nhanh nhảu tiếp lời: - Vậy thì cụ đi với tôi! Tôi cũng vào vi tả đây! Bốn người bèn cùng chia nhau mỗi người mỗi việc: kẻ xách yên, người đeo lều chõng, kẻ cầm cánh tay phải, người nắm cánh tay trái, cùng dìu ông cụ đi đến cửa trường. Trong trường vừa nổi một hồi trống cái báo tin quan trường sắp ra. Trên khu đất trước cứa vi giáp, học trò đã đến tấp nập. Kỳ này bị hỏng rất nhiều, số người chỉ độ bằng một phần ba kỳ trước. Mọi người trao trả ông cụ các thứ đồ đạc, rồi cùng chia ngả đi tới các vi. Vân Hạc dắt được ông cụ đến cửa vi tả, người lính cầm loa ở cạnh ghế chéo đã bắt đầu gọi tên học trò. Chiều trời tự nhiên lại thấy tối sầm. Gió bấc lại nổi ào ào. Mây đen tự nẻo chân trời đùn đùn tiến lên giữa trời, và lan ra khắp bầu trời. Đánh nhoáng một cái, mọi người đều phải lóa cả hai mắt. Vòm trời đen kịt như bị nứt ra nhiều vết, những luồng chớp nhoáng chói lọi đồng thời bật ra và thi nhau vằn vèo chạy đi chạy lại như đàn rắn vàng. Tiếng sét doành đoành nổi lên như phá góc trời tây bắc; nó dồn nhau, nó đuổi nhau, nó ù ù đưa nhau sang mãi góc trời đông nam, làm cho tầng không chuyển động như sắp sụp đổ. Hột mưa lớn bằng quả ổi lác đác sa xuống mặt đất xuống nón học trò, và lộp bộp rơi xuống đôi lọng xanh của ông phân khảo đương chễm chện ngồi trên ghế tréo với áo thụng xanh. mũ cánh chuồn và cây hốt ngà voi. Công việc lúc này có vẻ cấp bách. Người lính cầm loa luôn luôn thét không dứt miệng. Môi tên một người học trò chỉ được gọi đến hai lần. Nếu ở dưới không có tiếng thưa, tức thì người ta gọi luôn tên khác. Bọn lính thể sát làm việc cũng rất lạo thảo. Với các đồ đạc của học trò, họ chỉ nhòm ghé qua loa, thấy không có vẻ khả nghi thì thôi. Trời cũng dọa chứ chưa làm thật. Sau khi học trò, quan trường, lính tráng vào hết trong trường, gió vẫn ào ào, sấm vẫn ù ù, chớp vẫn nhấp nhoáng, nhưng cơn mưa vẫn không lớn thêm. Người ta đoán rằng trời mưa để làm hoa rét, chứ cái tiết mùa đông, tháng giá, ít khi thấy có mưa to. Mà thật vậy, chỉ có cái rét là đáng ghê sợ Được có mưa gió giúp sức, cái khí hậu tai ác đó môi lúc mỗi tai ác thêm, nó làm cho nhiều người học trò chân tay run lẩy bẩy, mặt mũi không còn sắc máu, hai môi xám nhợt như kẻ ngã ao: Nhất là mấy ông hàn sĩ áo đơn quần mỏng lại càng bị nó hành hạ cực khổ, lắm người cóng đờ cả mười ngón tay, không thể cắm được bộ giọng lều. Vân Hạc cũng không khỏe mạnh hơn ai, chàng cũng lập cập hai hàm răng làm một, tuy trong mình đã quấn mấy lần áo bông áo kép. Lóng ngóng bằng đến nấu chín nồi cơm, chàng vẫn chưa lợp được kín cái lều. Bởi vì ngọn gió quái ác thúc vào đùng đùng, cái áo lều buộc được bên nọ, thì bên kia lại bật ra rồi, có khi nó còn nhổ cả giọng lều lên nữa. May quá, hôm nay chàng vẫn đem theo bốn chiếc cọc nhỏ và một chiếc dùi đục, chàng dùng dùi đục đóng chặt bốn cái cọc ấy cho đầu nó xuống sát mặt đất rồi mới buộc chằng vào bốn góc lều. Nhờ vậy, cái lều mới khỏi lung lay. Hai bên đầu lều đã được che kín bằng hai chiếc áo tơi chàng đem cái chõng đặt vào trong lều, rồi toan tháo bít tất bỏ đi. Nhưng lát nữa còn phải đi lấy đầu bài, nếu bỏ bít tất thì chân lại lấm, lấy gì mà lau. Nghĩ thế, chàng lại cứ để cả đôi bít tất ngồi thõng hai chân xuống đất và giở đá lửa đánh lửa hút thuốc. Đôi tất lúc ấy đất nhả bết vào đã thành một đôi ủng đất, nó làm cho chàng hai chân nặng trĩu, hơi rét tê dại da thịt. Cài chòi gần nhà Thập đạo thong thả điểm một hồi trống cái. Quan trường phân phát những mảnh giấy viết đầu bài cho hai ông chánh phó đề điệu và các lại phòng đem dán ở bảng các vi. Theo như thí pháp mới định, kỳ đệ nhị có một bài thơ và một bài phú. Thơ là: "Bang gia chi quang" thể thất ngôn, vần thập tứ diêm. Phú là: "Sĩ nguyện lập sư triền thể luật phú, vần "nhân chính khả duyệt thiên hạ chi sĩ", tất cả tám chữ, theo lối ấm áp bằng những tiếng hót réo rắt. Ông đồ đủng đỉnh đi xuống nhà khách với tất cả cảm tình vui vẻ: - Rét quá thế này hay để gần trưa hãy đi, anh ạ? Rồi ông khoan thai ngồi vào phản ngựa Vân Hạc đương ngồi và tiếp: - Ngày mai mới ra bảng kia mà? Tội gì đi từ bây giờ cho vất vả. Vân Hạc vội vàng đứng dậy, chuyên một chén nước đệ đến trước mặt ông nhạc: - Vâng, bây giờ đi khí rét. Nhưng không đi lại sợ hai anh con mong. Vì con đã hẹn với các anh con sáng nay ra sớm. Ông đồ nhổ hớp nước trong miệng vào ống phóng: - Được? Chậm một lúc nữa cũng không sao. Các bác ấy chắc cũng biết rằng trời giá ngăn ngắt thế này ai mà đi sớm cho được? Bà đồ cũng vừa bước vào trong nhà với một giọng nói đon đả: - Nhân tiện hôm nay tôi có sửa lễ ra thờ, anh hãy ở nhà lát nữa. Đợi cho đồ lễ làm xong, đem ra đình cúng, anh ra lễ thánh cái đã. Thì ra từ khi Vân Hạc đi thi, ông nhạc bà nhạc vẫn luôn luôn cầu khấn quỷ thần úng hộ cho chàng. Ngoài cái lễ thứ nhất cử hành trước khi Vân Hạc lên đường, mỗi lần gần ngày vào trường, ông bà đều có sửa xôi và gà ra đình cúng đức "thượng đẳng". Trước sự ân cần chu chỉ của cha mẹ vợ, cố nhiên chàng phải xin vâng. Thằng nhỏ lại xách lên đó ấm nước sôi khác. Chàng tự đi súc ấm pha chè, chuyên lượt nước mới. Rồi chàng lễ phép ngồi vào chiếc ghế bên cạnh khi đã để khay nước trước mặt bố vợ. Ông đồ một tay chống xuống mặt phản, một tay cầm chén lấy nước kéo qua miệng khay đánh sạt một cái để gạt những nước dính ở chôn chén cho khỏi rỏ xuống quần áo. Và nhìn Vân Hạc, ông cất cái giọng: - Về việc quỷ thần thật là không biết thế nào. Cứ lấy lý ra mà nói, thì ai chẳng bảo thi cử cốt ở học lực, hễ mà học khá, dẫu không cung kính cũng đỗ, nếu mà học không biết gì thì dẫu thành tâm lễ bái đến đâu mặc lòng, quỷ thần cũng không thể làm cho mình đỗ. Thế mà chính tôi đã thấy có người nhờ về quỷ thần mà đỗ có lạ không chứ? Ngừng lại để uống cho cạn chén trà, ông đồ quay mặt sang phía bà đồ: - Bà còn nhớ ông cử Mỹ đấy nhỉ? Bà đồ nhanh nhảu trả lời: - Có, ông ấy là em ruột ông nghè Trịnh, người bên bắc, đã làm huấn đạo ở huyện gì đó, phải không? Ông đồ sẽ rung cái chân đương xếp chữ "ngũ" trên phản: - Phải đấy, chính ông ấy khi đỗ cử nhân, đã được thần làm văn cho đấy. Rồi ông hỏi lại Vân Hạc: - Anh có biết chuyện ấy không? Vân Hạc cầm chén tống nước, rói vào hai cái chén con trong khay và đáp: - Thưa thày không. Ông đồ rẽ ràng giở ống thuốc lá để cuộn một điếu và kể: - Tôi nghe người ta nói rằng cái năm thi đậu cử nhân, ông ta học kém lắm, đã bị hỏng hạch kia mà. Thế mà tình cờ gặp anh thày bói, ông ta xem chơi một quẻ, anh thày bói đó đoán rằng khoa ấy thế nào ông ta cũng đỗ. Ông ta cho hắn chỉ nói láo, chứ đã hỏng hạch không được đi thi, thì đỗ vào đâu được nữa? Nhưng anh thày bói quả quyết lời hắn không sai, nếu khoa ấy ông ta không đỗ, thì cứ đến mà vọt cái tráp của hắn... Mồi thuốc cuốn xong, ông đồ gọi thằng nhỏ châm đóm, rồi lại tiếp tục: - Thấy hắn nói chắc như vậy, ông ta hơi tin, khi về nhà mới bảo với ông nghè Trịnh lên tỉnh xin quan đốc học cho mình đi thi. Ông nghè Trịnh phì cười mà gạt đi rằng: "Mày học dốt quá, hạch còn không đỗ nữa là đi thi? Tao xin cho mày thì được, nhưng chỉ sợ mày viết bất túc quyển, hoặc là phạm húy, phạm lỗi, thì tội cả đến tao nữa". Ông Mỹ hết sức nằn nỉ và đem lời ông thày bói kể với ông nghè. Nhưng ông này cũng vẫn không nghe. Cuối cùng ông Mỹ phải dọa anh rằng nếu mà không được đi thi khoa ấy nhất định phải nhảy xuống sông tự tử. Ông nghè Trịnh sợ em bực chí đâm ra liều lĩnh, nên cũng đành lòng đi nói với quan đốc học tỉnh nhà cho ông ta vào số thí sinh. Thằng nhỏ đã cầm đóm lửa trao cho ông đồ, vừa châm mồi thuốc, ông đồ vừa nói một cách chậm rãi: - Đến khi ông Mỹ trẩy trường thi ông nghè Trịnh ở nhà cứ lo canh cánh. Lo là phải. Em ruột ông nghè mà đi thi bị tội, còn gì là danh giá ông nghè? Lúc vào trường, ông này trông thấy đầu đề đã phát luống cuống không biết làm ra thế nào. Thình lình có một ông già đầu tóc bạc phơ chống gậy chui vào trong lều, và ông ấy bảo đưa giấy để mình giáp bài cho. Thế rồi, ông cụ cứ viết thao thao bất tuyệt, một lúc xong cả mấy bài, mà văn cực hay, ông Mỹ chỉ việc trông vào bản giáp mà chép. Ông đồ im đi một lát, để hút một hơi thuốc lá. Bà đồ và Vân Hạc yên lặng lắng tai chờ nghe. Thở hết khói thuốc trong miệng, ông đồ cao hứng nói tiếp: - Kỳ đệ nhị, ông Mỹ được vào, và lại thấy ông già ấy. Rồi kỳ đệ tam cũng vậy. Đến kỳ phúc hạch ông Mỹ mới hỏi tên họ ông già là ai, để khi thi xong thì xin tạ ơn. Bấy giờ ông già mới nói tên tuổi của mình cho ông này biết. Đến khi xướng danh, ông Mỹ được đậu cử nhân khá cao. Những bài thi của ông Mỹ khoa ấy, năm trước có một ông bạn đã đọc với tôi. Hay thật. Nhưng tôi quên cả, chỉ nhớ có hai cân thơ. Bài thơ khoa ấy đề là "Lũ phong niên". Câu trạng của ông già làm cho ông Mỹ thế này: "Thuỷ ứng Chu hoa tam bạch hậu, Trường trưng Thương quả thập hoàng sơ". Ông đồ hút hơi thuốc nữa, rồi gặng Vân Hạc: - Anh có chịu hai câu thơ ấy là hay hay không. "Chu hoa" đối với "thương quả" "tam. bạch" đối với "thập hoàng" chữ nào chữ ấy chọi nhau chan chát, mà đều là việc ở đời nhà Chu, rất sát ngay vào đầu đề nữa. Tôi tưởng thơ cử nghiệp mà đến như thế thì thật là tuyệt bút. Thấy nói khi chấm đến hai câu thơ ấy, quan trường có phê hai chữ "thần cú". Bà đồ ra bộ ngơ ngác: - Thế sau có biết ông cụ già người ở đâu không?. Điếu thuốc đã tàn, ông đồ dụi cái đầu lửa vào sườn nghiên mực cho tắt than đỏ, rồi dán lên cột: - Ấy! Sau khi thi dỗ, ông cử Mỹ có theo lời dặn của ông già ấy, tìm đến quê quán ông ta tạ ơn. Té ra vị ân nhân đó chính là cụ tổ tam đại của một vọng tộc trong tỉnh Hà Nội... Bà đồ vội ngoảnh sang nhìn Vân Hạc: - Đấy. Anh chả cứ bảo cái việc báo ân báo oán ở trường thi là chuyện hoang đường...! Vân Hạc chỉ cười mủm mỉm. Ông đồ kết luận: - Nhưng mà về sau cái ông cử ấy đâm ra sằng bậy vô lại, không còn chút nào nho phong. Có lần ông ta chim vợ một anh đội tuần bên Bắc bị hắn bắt quả tang. Nói đến đây ông đồ lại hỏi Vân Hạc: - Anh có biệt hắn làm thế nào không? Và ông lại tự trả lời: - Hắn lột trần cả đôi trai gái, trói chung vào một cái chõng, sau lính tuần khiêng đi diễu khắp các phố. Trước chõng thì hắn bắt người lính khác cầm một cái biển bằng mo bôi vôi. Trong biển có đề bảy chữ. "Dương vô vị hề khuyển vô kiên" Rồi ông cắt nghĩa: Đó là hắn muốn triết tự cái tên ông Mỹ. Chữ dương là dê mà không có đuôi và chữ khuyển là chó mà không có cái chấm ở vai hợp lại chẳng thành ra chữ mỹ à? Chuyện đó nếu ở một nhà không có thần thế thì đến mất cả cử nhân mà còn phải tù phải tội nữa chứ. Nhưng may ông Mỹ là em ông nghè, nhờ có anh xin ông tổng đốc sở tại làm ngơ đi cho, cho nên chỉ bị nhục với hàng phố một bữa chứ không việc gì. Ấm trà đã tàn. Bà đồ đứng dậy xuống bếp để bảo chị em cô Ngọc sắp sửa đồ lễ. Một lát sau, xôi gà đều chấm. Vân Hạc rửa mặt chải đầu, sắm sửa khăn ảo, để theo mâm lễ ra đình. Bóng nắng ra đến nửa thềm, cả nhà mới xong được bữa cơm sáng, cô Bích vội vàng quẩy gánh đi chợ vì sợ chợ trưa. Bà đồ mở chiếc hòm cáng lấy năm quan tiền đưa cho cô Ngọc và tươi cười: - Đây là tiền của thầy mẹ giúp cho anh tư. Còn vốn riêng của chị để đâu, phải bỏ mười lăm quan nữa ra đây, cho đủ hai chục. Muốn làm bà nọ, bà kia, cũng phải tốn tiền mới được. Rồi bà bưng đĩa xôi và mấy miếng thịt gà sang cho lũ trẻ hàng xóm. Bấy giở các cậu học trò mới lục tục đến, ông đồ phải lên nhà trên nghe cho họ đọc. Cô Ngọc bưng năm quan tiền đặt vào phản giữa, và ngó chồng một cách ỡm ờ: - Nào ông định tiêu bao nhiêu nữa đây? Độ năm tiền nữa có đủ không? Vân Hạc nín không trả lời, vì thấy ở ngoài sân, thằng nhỏ đương đưa một người lạ đi vào nhà ngang. Tới thềm, người ấy đứng lại để lấy phong thư trong túi, trao cho thằng nhỏ, nhờ nó đưa vào trong nhà. Vân Hạc đón phong thư nhìn qua dòng chữ đề ngoài, chàng cười tủm tỉm: - À thư của anh Nghè Long? Không biết hắn nói gì đây? Cô Ngọc vội vàng tiến đến bên cạnh án thư, chờ coi Vân Hạc xé cái phong bì, moi lấy một bức hoa tiên ở trong. Hoa tiên viết toàn chữ nho đại ý như vậy: "Anh Tư Đào Nguyên, trước án tạm ghé mắt xanh. Đệ về quê nhà đã gần nửa tháng. Vì quá bận rộn về chuyện thù tiếp khách khứa, cho nên nay mới viết thư báo tin với huynh ông. "Tính lại những ngày đệ với huynh ông xa cách thấm thoát đã đầy một năm. Trong mấy tháng tập việc ở viện Cát Sĩ, cái xuân sắc của đô thành tuy có rườm rà, tươi thắm, nó vẫn không thể khiến đệ quên được cảnh vui của nơi cửa tuyệt, song huynh, những đêm gió mát trăng trong, đứng trên sông Hương ngó về phương Bắc, ngắm đám mây bạc lơ lửng trên núi Tản Viên, đệ thường tưởng như sắc mặt, tiếng cười cua huynh ông vẫn phảng phất ở đâu bên cạnh..." Vân Hạc ngừng lại để nói với vợ: - Đứng trên sông Hương mà trông thấy đám mây bạc trên núi Tản Viên, mắt của quan nghè thật là tinh hơn mắt ông Thiên Lý Nhỡn trong truyện Phong thần. Cô Ngọc sẽ cất cái giọng ngây thơ: - Ấy thế, nhưng mà người ta cũng đỗ ông nghè. Vân Hạc không trả lời, chàng lại cúi xuống đọc tiếp: "Giữa lúc nhớ mong khao khát huynh ông, thình lình được tin huynh ông kết duyên cầm sắt với Lê tiểu thư ở làng Vân Trình, đệ thật mừng rỡ khôn xiết. "Chuyện này, ở địa vị đệ, đáng lẽ không được nhắc đến, nhưng với huynh ông, đệ là một kẻ rất thân, đã được huynh ông coi như ruột thịt, há nên vì sự tỵ hiềm mà không bày tỏ nỗi lòng? "Cái việc của đệ với Lê tiểu thư, đầu đuôi thê nào, huynh ông chắc đã biết rồi, không cần thuật lại. "Thú thật với huynh ông, hồi tháng năm vừa rồi, khi đệ mang ơn vinh qui, giữa đường thấy Lê tiểu thư bị cảm, đệ thật bồi hồi khôn xiết. Vân Hạc ngẩng lên nhìn vợ: - Đuốc chưa? Sao mà trên đời lại có người đuốc như thế? Cô Ngọc cười ngượng: - Thôi đi? Anh đừng ghen bóng, ghen gió! Hãy đọc nốt đi, xem hắn nói ra sao đã nào? Vân Hạc lại ngó vào bức hoa tiên: "Từ đó, đệ đã thề với trời đất quỷ thần, quyệt làm mối cho tiểu thư một người bạn trăm năm xứng đáng. Trong con mắt đệ, cái người nên được tiểu thư nâng khăn sửa lược chỉ có huynh ông mà thôi. Vì vậy, đệ phải đem cái tâm sự đó kính thưa với thày chúng ta và nhở thày thu xếp giúp cho." Vân Hạc lại cười sằng sặc: - Anh ta muốn kể công với mình đây chắc. Nhưng mình không ơn. Chẳng qua anh ta muốn tìm chồng cho vợ chứ tử tế gì với mình... Cô Ngọc nguýt chồng một cái thật dài, tưởng như cả mấy gian nhà sắp bị đổ. Vân Hạc vờ không trông lên, chàng cứ thản thiên xem xuống đoạn dưới: "May sao thày cũng xét tấm chân thành của đệ, nên đã tự nhận lấy quyền làm ông Nguyệt hạ lão nhân. Chỉ tiếc sau đó vài ngày đệ liền phụng chỉ vào kinh tập sự không được tới nhà lan, dự cuộc vịnh thơ, nghe tiếng êm ái của đàn cầm, đàn sắt. Đó là một việc đệ vẫn lấy làm ân hận. Nhưng mà, vợ thảo gặp chồng hiền, họ Mạnh đã đẹp duyên nàng chén; trai tài sánh gái sắc, chàng Tiêu đã phỉ chí cưỡi rồng, sự kỳ ngộ ấy thật đáng ghi vào diễm sử, túc nguyện của đệ đối với huynh ông và Lê tiểu thư thế là thỏa kiếp lắm rồi. "Lẽ ra, ngày nay đệ phải tự mình đền trước lầu Tần, nâng chén quỳnh tương mừng chị bốn chữ "bách niên giai lão", nhưng mà đệ hiện được lệnh bổ đi tri phủ Thuận Thành, hành kỳ đã gấp, không tiện tự sang bái yết vả chăng, hoa hòe đã nở huynh ông chắc đương để tâm trí vào trận đua văn. Đệ cũng không dám vì chuyện riêng tây, làm bận sức bay nhảy của bằng mây côn biển. Vậy xin bái chúc huynh ông gió xuân đắc ý, thẳng đường mây bẻ quế cung trăng, để cho cái tài tế thế kinh bang có thể đem ra giúp dân giúp nước. Sau khi việc trường đã đoạn, xin mời huynh ông tạm rời gót ngọc tới tệ ty, cho đệ được hầu tiếp quang trần, thì đệ khôn xiết hân hạnh. Vài hàng sơ lược, cố để giãi tấm lòng son. Dù có chỗ nào sơ xuất, mừng rằng huynh ông lượng thứ. Đương mùa mai nở, kính chúc văn an. Năm...tháng...ngày... Đệ Trần Đằng Long bái". Vân Hạc dặt bức hoa tiên xuống án: - Té ra anh ta đã bổ đi được tri phủ...Thằng cha may thế...! Cô Ngọc ra bộ tần ngần: - Thế là chị Thúy đã làm bà phủ rồi đấy. Sướng nhỉ. Rồi cô rẽ ràng di lên nhà trên. Vân Hạc lấy bút và giấy viết luôn bức thư trả lời Đằng Long, rồi chàng cho gọi cái người đưa thư lúc nãy, giao hắn cầm về. ông đồ đã tan buổi học của lũ học trò tí nhau, lững thững ở nhà trên đi xuống và hỏi: - Chị Tư đâu? Đồ đạc tiền nong của anh ấy chị đã sắp sửa đủ chưa? Với một tiếng dạ vui vẻ, Cô Ngọc nhanh nhảu bước xuống nhà ngang: - Thưa thày, con sắp sửa đủ cả rồi ạ! Vừa nói, cô vừa lễ mê vác mấy quan tiền đặt vào trong phản và sai thằng nhỏ đem số tiền ấy nhập với những quan tiền của bà đồ đưa cho lúc nãy, lấy mo bó làm hai bó. Bà đồ ở sân vừa vào: - Thế chị đưa tiền anh Tư bao nhiêu? CÔ Ngọc tươi cười: - Thưa mẹ năm quan. Và năm quan của mẹ cho nữa là mười. Bà đồ cũng cười: - Ít nhất chị cũng phải có mười quan. Với năm quan của tôi là mười lăm quan, chứ chị nảy ra được năm quan thôi thì anh ấy tiêu sao cho đủ? CÔ Ngọc vẫn cười lơi lả: - Bao nhiêu, con cũng không tiếc, nhưng con chỉ sợ anh ấy có nhiều tiền lại càng hay đi cô đào. Rồi cô vào buồng mở hòm lấy hai quan nữa giao cho thằng nhỏ và tủm tỉm cười nụ, cô nhìn chồng: - Thôi mười hai quan là đủ lắm rồi. Hễ mà dược vào phúc hạch thì lấy mấy trăm cũng có. Vân Hạc chỉ cười không đáp. Tiền nong đồ đạc thu xếp xong. ông đồ bà đồ bảo thằng nhỏ đóng gánh đưa chàng lên Hà Nội.