Diễm Quỳnh ngồi quỳ dưới nề gạch, loay hoay gói quà. Đó là một chiếc sơ mi. Vì cô chẳng biết tặng gì khác, dù đã vắt óc ra suy nghĩ. Cô cẩn thận cài chiếc nơ dây lên hộp. Rồi ngồi thừ người mà nhìn. Đúng hơn là nhìn nhưng không thấy gì. Tâm trí cô cứ loay hoay quanh tới sinh nhật Tấn Dũng, tưởng tượng những tình huống ghê gớm mà mình phải đối phó. Càng nghĩ cô càng thấy xuống tinh thần. Không lẽ sinh nhật anh mà cô tránh mặt. Tránh như thế thì yếu hèn quá. Như thế Kim Thu sẽ nghĩ cô không dám đối mặt với họ. Còn đến đó dự thì chẳng khác nào xông ra chiến trường. Vì phải đối diện tay ba với nhau. Mà trong đó mọi người đều để ý thái độ của mình. Càng nghĩ càng thấy chán. Đã vậy rồi còn không biết có nên đến trước không nữa. Cô và Kim Thu đều là người thân của Tấn Dũng. Không đến trước để phụ thì coi không được. Mà đến thì … Diễm Quỳnh không hay mình thở dài liên tục. Cuối cùng cô đứng lên cất hộp quà. Dù muốn dù không cũng phải đến trước thôi. Cô nhìn đồng hồ. Gần 4 giờ rồi. Tấn Dũng bảo 6 giờ sẽ đến đón. Nhưng cô không muốn mình có vẻ làm khách như vậy. Cô trang điểm qua loa, rồi đến nhà anh. Tấn Dũng đi đâu chưa về. Chỉ có Hồ Văn đang ở trong bếp với hai ông bà lớn tuổi mà cô không quen. Thấy cô, Hồ Văn giới thiệu ngay: - Dạ, đây là cô Quỳnh đó bác. Quỳnh này, hai bác đấy là ba má thằng Dũng đấy. Diễm Quỳnh khẽ gật đầu chào: - Thưa bác. Ba của Tấn Dũng không nói gì. Nhưng mẹ anh thì nhìn cô khá lâu. Bà có vẻ không cưỡng lại được ý muốn quan sát cô. Làm cô khó mà tự nhiên. Hồ Văn rất tinh ý điều đó. Anh cất gói quà trên tay cô tah^n mật: - Sao em đến sớm vậy? - Em định đến phụ với mấy anh. Không ngờ có bác lo trước rồi. Hồ Văn chưa kịp lên tiếng thì bà Nhược đã cười với Diễm Quỳnh: - Con đến giúp bác một tay vậy. Còn thằng Văn thì lo ở đằng trước đi, để hai bác cháu ở đây thôi. Diễm Quỳnh ngồi xuống cạnh bà, gọt khoai tây. Cô cứ tưởng sinh nhật Tấn Dũng sẽ đơn giản có bạn bè. Không ngờ ba má anh cũng ở quê lên. Lại còn nấu nướng lỉnh kỉnh. Năm trước đặt đồ sẳn ở nhà hàng gọn nhẹ hơn nhiều. Nhưng cô không e dè lâu. Vì thái độ của bà Nhược rất thân mật, dễ dãi và thích nói. Bà bắt đầu câu chuyện bằng một câu bông lơn: - Chắc cháu Quỳnh ngại làm bếp lắm nhỉ, thời bây giờ con gái ít chịu làm bếp như thời của bác. - Dạ đâu có, đi làm về con cũng tự đi chợ nấu ăn bác a. - Ôi, vậy hả? Cháu siêng quá nhỉ. Thế cháu ở với ai? - Dạ, có một mình thôi. Lúc trước ở chung với cô bạn. Bây giờ nó có chồng rồi nên con chỉ ở một mình. - Nghe thằng Văn nói cháu làm nghề luật sư phải không? - Da. - Con gái mà làm nghề này thì lạ lắm. Ở quê bác, bác không thấy cô nào làm nghề này cả. - Dạ, tại cũng hơi khó nên ít ai chịu đeo đuổi. - Thế cháu quen với thằng Dũng nhà bác lâu chưa? Diễm Quỳnh chưa kịp trả lời thì nghe có tiếng xe ngừng phía trước. Cô quay lên nhìn. Hoài Khang và Kim Thu đang mang ổ bánh về. Tự nhiên cô cúi xuống got. khoai tiếp, như không muốn nhìn thấy gì hết. Cô trả lời mà vẫn lặng lẽ nghe tiếng nói ở phòng khách dội xuống. Đây đúng là một buổi sinh nhật đầy cực hình. Một lát Kim Thu đi xuống. Cô ngồi xuống cạnh Diễm Quỳnh thật tự nhiên: - Quỳnh tới lúc nào vậy? - Em mới đến chị a. Bà Nhược cười vui vẻ: - Từ sáng đến giờ cô Thu ở đây phụ với bác đấy. Nhờ cổ phụ một tay nên bác nấu xong từ hồi trưa. Bây giờ chỉ hâm lại. - Da. Kim Thu nói giọng đầy xả giao: - Tấn Dũng muốn đặt thức ăn ở nhà hàng. Nhưng bác Nhược giành để ở nhà nấu. Bác ấy khéo tay ghê. - Ôi, khéo gì cô. Ở nhà nấu thường nên quen tay vậy mà. - Không, cháu nói thật đó. Bác nấu ngon hơn nhà hàng nhiều. Bà Nhược chối đây đẩy. Nhưng có vẻ rất khoái nghe Kim Thu khen. Diễm Quỳnh nhận ra điều đó ngay. Nhưng cô không xã giao nổi như vậy. Cô đang chán vô cùng, chỉ muốn về mà thôi. Diễm Quỳnh got. khoai một cách chăm chỉ và rất ít nói. Nhưng bà Nhược và Kim Thu thì nói không ngớt. Cô cảm nhận rất rõ rằng, mặc dù tính bà dễ dãi và thân mật, bà vẫn có gì đó e dè với cô. Gần như là ngại ngần. Còn Kim Thu thì có vẻ bình dị nên bà thấy dễ gần hơn. Gọt xong khoai, Diễm Quỳnh cố tìm việc gì đó để làm. Cô không muốn lên phòng khách vì ngại đối mặt với Hoài Khang. Mà ở dưới bếp thì chán chịu không nổi. Cô cảm thấy Kim Thu hoà hợp với mọi người như trong gia đình. Còn mình thì luôn lạc lõng. Biết vậy lúc nảy cô đã không đến sớm. Một lát sau mọi người lên nhà trên. Diễm Quỳnh cũng đi theo. Cô chạm mặt Hoài Khang ở cửa. Nhưng cả hai lập tức làm ngơ với nhau. Từ sau chuyện tư vấn hợp đồng, anh và cô không hề gặp nhau. Bây giờ hai bên đều ngầm thoa? thuận như không hề có lần gặp nhau đó. Diễm Quỳnh cứ tưởng bạn bè rất đông, hoá ra chỉ có mấy người với nhau. Có vẻ là một buổi họp mă/t thân mật hơn là sinh nhật. Kim Thu đi lên đi xuống bày bàn tiệc. Cô có vẻ hoạt bác và đảm đang. Cô càng linh hoạt bao nhiêu thì Diễm Quỳnh càng thấy mình lạc lõng bấy nhiêu. Tấn Dũng ngồi bên cạnh Diễm Quỳnh. Từ nảy giờ anh có vẻ chăm sóc cô rất đặc biệt. Gần như là âu yếm với một người là của riêng mình. Thấy vẻ thẩn thờ của cô, anh nghiêng đầu qua hỏi nhỏ: - Sao em không ăn gì hết vậy. Có ba má anh, em ngại hả? - Đâu có. Bà Nhược ngồi một bên cô, nói như nhận xét: - Sao cháu ăn ít vậy, hay là bác nấu không ngon. Cách nói của bà làm mọi người đều tập trung nhìn Diễm Quỳnh. Tự nhiên bị làm nhân vật trung tâm, cô đâm ra lúng túng. Và cố cười nói cho hoà hợp. Không ai biết rằng cô khổ sở vì không biết nhìn đi đâu. Khi người đối diện với cô là Hoài Khang. Anh ta có vẻ thoải mái và bằng lòng. Bên cạnh anh ta, Kim Thu dịu dàng đằm thấm như hoàn toàn lệ thuộc vào anh ta. Tự nhiên cô quay nhìn đi nơi khác. Hồ Văn hơi ngạc nhiên vì vẻ hiền lành của Diễm Quỳnh. Anh nhận ra cả sự hờ hửng của Hoài Khang. Nhưng anh phớt lờ một cách tế nhị. Anh biết Diễm Quỳnh không vui và rất muốn giúp cô. Chỉ có điều là không thể giúp được. Kim Thu hình như cũng không thoải mái khi có mặt Diễm Quỳnh. Nhưng cô khoa? lấp tâm trạng đó bằng cách dựa vào Hoài Khang và bà Nhược. Vì cô biết bà rất thích cô. Thấy bà cứ tìm cách gợi chuyện với Diễm Quỳnh, cô lôi kéo một cách khéo léo: - Bác có theo dõi chương trình da,y nấu ăn trên ti vi không hả bác? Bà Nhược xua tay: - Bác có rảnh đâu mà xem mấy cái đó, chủ yếu là học kinh nghiệm của mấy người nấu đám. Nhưng ở quê làm không đẹp mắt bằng ở than`h phố đâu. - Con thấy bác bày trí đẹp đấy chứ, mà ngon hơn nhiều. Tấn Dũng xen vào: - Nếu cần học nấu nướng, Thu có thể nhờ má tôi đó. Chỉ sợ là cô không chịu nhớ cách nấu thôi. - Đâu có, tôi thích nấu ăn lắm. Bên Nhật tôi cũng có học vài món. Định hôm nay đãi mấy anh. Nhưng có bác nên không dám múa rìu qua mắt thơ. - Ôi, vậy sao? Sao con không nói với bác. Bác cũng thích biết món ăn của Nhật. Về dưới làm cho mấy bà trong xóm coi. Thế nào mấy bà cũng thích. Hoài Khang đặt ly xuống bàn mỉm cười: - Nếu vậy bác hãy ở lại chơi. Kim Thu sẽ đến đây cùng nấu với bác. Luc'' này cổ rảnh lắm nên cũng buồn. Có bác cổ đến đây cho vui. - Dạ đúng đó, bác ở lại đi bác. - Được chứ, bác ở chơi vài ngày cũng được. Để ổng về trước coi sóc nhà cửa. Kim Thu nghiêng người qua gắp thịt cho bà Nhược, cử chỉ đầy vẻ trìu mến. Cô nói mềm mỏng: - Vậy sáng mai con đến, hai bác cháu mình đi chợ nhé. Bà Nhược quay sang Diễm Quỳnh: - Quỳnh có đi chơi không. Đi cho vui nghe con. Diễm Quỳnh vội lắc đầu: - Đạ, ngày mai con có hẹn với khách hàng, Con đi không được a. - Vậy hả, vậy thì trưa mai đến ăn cơm. Buổi sáng bác với Kim Thu ở nhà nấu, trưa mấy đứa về là kịp rồi. Hoài Khang cười cười nhìn Kim Thu: - Có việc để làm rồi, em khỏi sợ buồn phải không? Bà Nhược nhìn hai người, rồi chuyển đề tài: - Này, hai cháu định chừng nào đám cưới vậy. Chừng đó nhất định phải mời bác đấy. Bác phụ cho vài ngày. - Đạ, chắc cũng sắp thôi. Tụi con chưa ổn định gì cả nên chưa nghỉ tới. Bà Nhược vô tình: - Thằng Khang gặp Kim Thu là có phước đấy, vừa hiền lại vừa chịu bếp núc. Mà hai đứa cũng lạ, học chung với nhau mấy năm mà không để ý nhau, tới chừng sau này mới thương, như vậy là duyên nợ đấy. Bà quay lại chỉ vào Tấn Dũng: - Còn thằng Dũng nhà bác đến chừng này tuổi mà không chịu có vợ, nó làm bác lo đến sốt ruột. Hồ Văn chợt xen vào: - Bác đừng lo. Đến chừng có dâu, bác sẽ có một cô dâu chất lượng đấy Mọi người phì cười. Bà Nhược phẩy tay: - Nếu được vậy thì bác mừng lắm, chứ đám nào làm mai cho nó, nó cũng chê. Bác rầu hết sức. Kim Thu chợt đứng dậy: - Để con lấy thêm soup, cái này nguội hết rồi. Cô đi xuống bếp. Nhưng chỉ một lát sau, tiếng hét của cô vọng ra phòng khách. Hoài Khang đứng bật dậy: - Chuyện gì vậy kìa. Mọi người cũng lo lắng: - Hay là cổ bị phỏng rồi. Hoài Khang đi nhanh vào nhà trong. Vừa lúc Kim Thu cũng đi lên. Bàn tay cô còn dính vài sợi nấm, những ngón tay ửng đỏ. Cô cười như có lỗi: - Em vô ý quá, để trượt tay đổ cả soup. - Em bị nóng lắm không? Ra rửa tay đi. Bà Nhược suýt xoa: - Lấy nước đá đắp lên đi con. Hoài Khang dìu Kim Thu ngồi xuống ghế. Anh rút chiếc khăn tay ướp nước đá. Rồi đặt lên tay cô: - Mát không? - Dạ mát, chăc'' không sao đâu, em dễ chịu lại rồi. Mọi người một câu góp ý, tập trung vào Kim Thu. Diễm Quỳnh gương mắt nhìn cô, không biết nói gì. Cô định đứng dậy mang soup lên thì Kim Thu đã lên tiếng: - Em muốn về nhà thay đồ, áo em bị ướt hết rồi. Bà Nhược sốt sắng: - Về thay đồ rồi trở lại chơi nghe con. Tội nghiệp, soup nóng như vậy chịu sao nổi. - Dạ không sao đâu bác. Hoài Khang đưa Kim Thu về rồi. Diễm Quỳnh đứng lên định xuống bếp thì Tấn Dũng cản lại: - Em đi đâu vậy? - Để em mang soup lên. - Thôi khỏi, coi chừng em bị như Kim Thu, để anh. Anh đi ra nhà sau. Bà Nhược nhìn theo rồi cười: - Thằng này cũng biết chiều bạn gái quá nhỉ. Ông Nhược nảy giờ vẫn im lặng, chợt lên tiếng: - Vậy cháu Quỳnh thấy nó thế nào? Bị hỏi đột ngột, Diễm Quỳnh ngơ ngẩn: - Dạ, thế nào là sao ạ? Hồ Văn vội xen vào: - Tụi con thân với Diễm Quỳnh lắm bác. Cổ cũng thích chơi với tụi con, bạn bè thân nhau quá khó nhận xét nhau được lắm. Bác hỏi vậy Diễm Quỳnh không biết trả lời đâu. Bà Nhược đập nhẹ tay lên chân ông: - Cái ông này, gì cũng từ từ chứ. Tấn Dũng đã mang soup lên. Bà Nhược chủ động múc ra chén cho Diễm Quỳnh. Cử chỉ đó làm cô ngại thật sự. Cô vội giữ lại: - Dạ, bác để con - Sao con ăn ít thế? Diễm Quỳnh chỉ cười vì không biết trả lời thế nào. Tối nay bị áp lực tâm lý, cô trở nên thụ động rất nhiều. Bây giờ Hoài Khang và Kim Thu đã về rồi cô tah^''y bớt nặng nề hơn. Nhưng không vì vậy mà cô linh hoạt lên được. Bà Nhược giữ cô lại đến tối. Diễm Quỳnh định về sớm trước khi Hoài Khang trở lại. Nhưng cô không sao về được vì bà cứ nói chuyện nọ bắt qua chuyện kia. Một lát sau, cô nghe tiếng xe ngừng ngoài sân, Hoài Khang đi vào. Bà Nhược hỏi ngay: - Tay nó có làm sao không Khang. - Không sao đâu bác, cổ về nhà bôi thuốc chắc mai sẽ khỏi thôi. Diễm Quỳnh lợi dụng cơ hội, đứng lên về. Cô chào mọi người một cách bình thường. Bà Nhược và Hồ Văn tiễn cô ra cửa. Hoài Khang chỉ ngồi yên hút thuốc. Anh ngửa người ra ghế, lơ đảng nhìn lên trần nhà, như mọi chuyện đều không liên quan đến mình. Ra ngoài đường rồi, Tấn Dũng hỏi ngay: - Tối nay em có vui không? Sao em ít nói quá vậy? Diễm Quỳnh hất tóc ra phía sau, cô tựa người vào nệm một cách thoải mái: - Tại vì em không biết gì để nói cả. - Hình như em không vui, em không thích má anh phải không? - Sao tự nhiên anh nghĩ vậy? - Anh sợ như vậy, vì má anh nói nhiều quá. Thật ra bà ấy rất dễ tính và mến em nửa. Còn em? - Em thích bác lắm. Diễm Quỳnh nói giản dị. Thật ra cô không có ấn tượng gì về người khác. Không còn tâm trí để mà có ấn tượng. Tâm trạng cô nặng triũ như thế, cô còn có thể nghĩ gì khác nữa. Khi xe ngừng trước cổng, cô bước xuống, vẩy tay với một chút thờ ơ: - Em vào nghe. - Chúc em ngủ ngon. À nầy, Quỳnh. - Gì anh? - Trưa mai đến nhà anh ăn cơm nhé. Diễm Quỳnh lập tức lắc đầu: - Dạ thôi, mai em có hẹn rồi. Giọng Tấn Dũng có vẻ nài nỉ: - Em không hồi lại được sao? - Họ là khách đặc biệt của luật sư Nhu, em không dám từ chối đâu. Tấn Dũng suy nghĩ một lát, rồi nhìn vào mặt cô: - Nói thật với anh đi Quỳnh. Em muốn tránh mặt thằng Khang phải không? Diễm Quỳnh lắc đầu ngay, thậm chí giọng cô hết sức tự nhiên: - Chuyện đó củ rồi, em quan tâm làm gì nữa. Không có đâu. Tấn Dũng gật gật đầu, như rất tin. Anh khẽ giơ tay: - Chúc em ngủ ngon, anh về nghe. - Da. Diễm Quỳnh đứng yên bên lề đường, chờ xe đi rồi cô mới lững thững đến mở cổng. Cô lên phòng với tâm trạng lặng lờ. Vì hôm nay là sinh nhật Tấn Dũng nên cô phải nén lòng chịu đựng. Chứ nếu là một buổi họp mặt nào đó, chắc cô sẽ không bao giờ tham gia. Sáng hôm sau Diễm Quỳnh vừa thức giấc thì có tiếng bấm chuông ngoài cổng. Cô ra ban công nhìn xuống. Hoài Khang đang đứng ở dưới, tay thọc trong túi với dáng điệu chờ đợi. Trong một thoáng Diễm Quỳnh lo đến thót tim. Khi anh ta đến tìm cô như vậy, thì chắc chắn là có chuyện không bình thường rồi. Cô vội vàng chải tóc. Rồi chạy xuống mở cổng. Không để cô kịp mời, Hoài Khang đẩy mạnh cửa đi vào nhà. Cử chỉ ngang ngang và gây hấn, hứa hẹn một chuyện chẳng mấy nhẹ nhàng. Cô hơi bất mãn thái độ khiêu khích ấy. Nhưng cũng im lặng đi vào nhà với tâm trạng đối phó. Hoài Khang ngồi xuống salon. Khuôn mặt có vẻ phờ phạc của người mất ngủ. Và lầm lì đến phát sợ. Thấy Diễm Quỳnh định lấy nước, anh khoát tay: - Thôi khỏi, tôi ở lại không lâu đâu. Diễm Quỳnh đến ngồi xuống phía đối diện. Cô ở tư thế sẵng sàng phản ứng hơn là tiếp một người bạn. Nhưng giọng nói vẫn lịch sự: - Anh tìm có chuyện gì vậy? Hoài Khang không trả lời vội. Cặp mắt anh lướt trên mặt cô như chà sát, tạo cho người bị nhìn một cảm giác ớn cả người. Diễm Quỳnh cũng không nằm ngoài cảm giác đó. Cô khó chịu nhìn đi chỗ khác: - Anh không biết nhìn như vậy là bất lịch sự hay sao. Hoài Khang không để ý phản ứng của cô. Anh nói bằng giọng điệu đầy châm chích: - Tối qua cô có vẻ rất e ấp thục nữ, như một cô dâu sắp về nhà chồng vậy. “Anh ta nói vớ vẫn gì đây? “ – Diễm Quỳnh nghĩ thầm. Hôm qua cô chán muốn chết, đầu óc đâu mà làm ra vẻ thục nữ, mà việc gì phải đóng kịch như thế. Nhưng cô không buồn giải thích với anh, không lẽ mới sáng anh ta vội đến đây chỉ để nói câu đó. Thấy cô không trả lời, Hoài Khang nói tiếp: - Ba má thằng Dũng chịu cô rồi đó, cô nghĩ thế nào? Diễm Quỳnh cau mặt: - Anh nói bậy gì vậy. Nếu họ nghe được, họ sẽ đánh giá tôi thế nào đây. - Cô không biết thật hay giả vờ không biết? - Tôi không hiểu anh muốn nói gì. Hoài Khang vẫn điềm tỉnh: - Hai ông bà ở quê lên để xem mặt cô dâu tương lai. Suốt tối qua, khi cô về rồi, họ chỉ nói về cô. Cô nghĩ sao? Có vui không? Diễm Quỳnh vô tình ngồi chồm tới, hai mắt mở to nhìn Hoài Khang: - Họ muốn coi mắt tôi à? - Còn cô, có thấy mến họ không? Diễm Quỳnh không trả lời. Cô đờ người ra, kinh ngạc. Thì ra bà Nhược không vô tư với cô. Và Tấn Dũng sắp đặt cho cuộc gặp gỡ đó. Có chuyện đó nữa sao? Thật là bàng hoàng, Diễm Quỳnh ngạc nhiên đến mức không biết nói gì. Cứ ngồi đờ ra. Cử chỉ của cô làm Hoài Khang cười gằn, cặp mắt anh nheo lại nhìn cô, rắn đanh: - Ngạc nhiên lắm hả? Diễm Quỳnh buột miệng: - Tôi không hiểu tại sao anh Dũng không nói trước với tôi. - Nếu nói trước thì cô đã chuẩn bị cho mình phong cách hiền ngoan chứ gì, đừng lo, hôm qua cô cũng đã dễ thương lắm rồi. - Nói thật là tôi không biết chuyện đó. Thật bất ngờ, Hoài Khang chợt quát lên: - Đừng nói là không biết, nếu cô không có gì với Tấn Dũng thì nó đã không sắp đặt như vậy. Anh đập mạnh tay xuống bàn: - Khi không có người này thì cô lập tức thay thế người khác. Lúc nào cũng phải có người đeo đuổi cô mới chịu phải không? Diễm Quỳnh sững sờ ngồi im. Đến lượt cô ngạc nhiên vì thái độ của anh. Đầu oc'' cô rối mù lên, như bị quay thành chong chóng. Anh ta thố lộ một chuyện ngoài sức tưởng tượng của cô. Rồi lại lên giọng phê phán kết tội. Cô định nói thì anh nói át đi: - Cô muốn giở trò gì vậy, muốn chia rẽ bạn bè tôi hay là cần một người để sai khiến, đừng có áp dụng chiến thuật đó với thằng Dũng. Tôi cấm cô đấy. Nó không phải như Quốc Thắng đâu. Diễm Quỳnh đứng bật dậy: - Cấm anh không được nói đến anh ấy trước mặt tôi. - Sao vậy. Sợ à, nếu sợ thì đừng đùa giỡn như vậy. Diễm Quỳnh trừng mắt: - Vậy là trong mắt anh, bất cứ ai dính dáng đến tôi đều bất hạnh hết chứ gì, và anh bảo vệ bạn anh vì sợ tôi làm hại ảnh? Coi thường người ta vừa vừa thôi. - Tôi đâu dám coi thường, mà là quá sợ, lao.i người như cô đáng sợ hơn cả rắn độc. Ai đến gần cô cũng thân bại danh liệt. Cô còn ghê gớm hơn rắn độc nhiều. Diễm Quỳnh tức run, cô nói như hét: - Anh ra khỏi nhà tôi ngay. Nếu anh còn nói nữa, tôi sẽ gọi anh Dũng đến ngay. Anh ấy sẽ không coi anh là bạn nữa đâu. - Thật là ghê gớm. Hoài Khang buông một câu giận dữ, khinh miệt rồi bỏ đi nhanh ra cửa. Như thể động tác ào ạt đó mới thể hiện được hết cảm giác sôi sục trong đầu anh. Diễm Quỳnh cũng bỏ đi vào phòng. Giận dữ ngồi phịch xuống gường. Mới sáng đã bị Hoài Khang đến mắng. Mà tệ hại hơn, anh ta coi cô như phù thủy, và đề phòng cô làm khổ Tấn Dũng. Đúng là một sự xúc phạm quá mức. Chợt nhớ đến cuộc gặp tối qua, cơn giận trong cô bay biến. Chỉ còn lại cảm giác bàng hoàng. Bây giờ cô vụt hiểu tình cảm của Tấn Dũng. Rồi lại liên tưởng tới Quốc Thắng. Cô cảm thấy một gánh nặng thật sự. Dĩ nhiên không bao giờ cô muốn như vậy rồi. Quốc Thắng đã cho cô một bài học quá đắt giá Có lẽ Hoài Khang nghĩ cô cố tình quyến rũ anh Dũng. Anh ta bảo vệ bạn anh ta cũng đúng thôi. Cô không thấy giận anh ta nữa. Nhưng cũng không vì vậy mà nhẹ nhàng. Chợt nhớ ra cô đứng dậy thay đồ đi làm. Vừa thay đồ cô vừa suy nghĩ lan man. Thật ra được nhiều người yêu mình đâu phải là một phần thưởng. Mà là một gánh nặng. Vì người khác buồn là một lổi lầm lớn của mình. Cô thật sự không biết làm sao để Tấn Dũng hiểu. Buổi trưa khi anh gọi đến, cô vội tìm cách gác máy. Cô biết trưa nay mọi người sẽ chờ cô đến. Nhưng điều đó cũng không làm cô phân vân hơn. Thật bất ngờ, buổi chiều Diễm Quỳnh định về thì Hoài Khang đến tìm cô. Thái độ nóng nảy lúc sáng không còn nửa, mà có vẻ trầm tỉnh hơn. Anh nói ngay khi cô định mời vào phòng khách: - Cô về bây giờ chưa? - Tôi cũng sắp về, có chuyện gì nữa không? - Đi với tôi một chút. Lát nửa tôi sẽ đưa về. Tôi muốn nói một chuyện quan trọng. :lại là chuyện luc'' sáng “ – Diễm Quỳnh nghĩ thầm. Cô đồng ý ngay. Dù sao thì cô thông cảm được anh rất tội. Nếu là cô thì cô cũng làm vậy thôi. Hoài Khang lái xe khỏi thành phố. Anh đưa cô vào một quán cà phê vắng ngắt nằm chơ vơ giữa đồng. Khuôn mặt anh có vẻ đa cảm. Còn cô thì mang tâm trạng của người có lỗi. Cả hai không có vẻ đối nghịch nhau như trước đây nữa. Anh quậy ly cam đẩy về phía cô. Rồi chủ động lên tiếng: - Thật ra lúc sáng anh có hơi nóng nảy. Lẽ ra anh không nên lớn tiếng như vậy. Diễm Quỳnh gật đầu: - Lúc đó tôi cũng rất giận. Nhưng sau đó nghĩ lại, tôi không giận nữa. Ở vào trường hợp anh, tôi cũng làm vậy thôi. Cô ngồi thẳng lên: - Anh biết không, tôi qúy anh Dũng giống như anh Văn, cho nên hôm qua như vậy, tôi ngạc nhiên lắm. Không bao giờ tôi cư xử với anh như vậy nữa đâu. chuyện anh Thắng vẫn còn ám ảnh tôi, làm sao tôi dám đùa giỡn với người khác nữa. Hoài Khang lắc đầu: - Em hiểu lầm rồi, không phải anh nhăc'' chuyện đó. Diễm Quỳnh hơi lạ về cử chỉ thân thiết của anh. Cô dịu giọng: - Thế thì là chuyện gì? - Chuyện tụi mình thôi. Anh hơi suy nghĩ một lát, rồi nghiêng người qua nhìn cô: - Hơn một năm nay, có lẽ em hận anh lắm. Giọng cô rời rạc: - Không, tôi quên rồi, dù sao thì anh cũng có trách nhiệm với chị ấy, làm sao mà anh làm khác được. - Em có biết tại sao anh về đây không? - Tôi không thắc mắc chuyện của người khác. - Kể cả chuyện liên quan đến em? Diễm Quỳnh lắc đầu: - Tôi không nghĩ nó liên quan đến mình. Thật đấy. Cô nghiêng nghiêng đầu như cố nhớ. Rồi ngẩn lên nhìn anh: - À, sẵn đây tôi muốn nói một chuyện. Thật ra lúc anh đến phòng tư vấn. tôi không biết đó là anh. Người ta cử tôi đến gặp chứ tôi không cố ý đâu. - Ta,i sao em lôi chuyện đó ra nói ở đây? Diễm Quỳnh cười khẽ: - Vì luc'' đó anh có thái độ kỳ cục quá. Nó gay gắt và có vẻ đề phòng tôi. Luc'' đó tôi nghĩ có thể anh dùng cách đó để ngầm cảnh báo rằng tôi đừng có hy vọng gì ở anh. Cô ngừng lại, nhún vai: - Tôi đâu có thiếu tự trọng đến vậy. Hoài Khang nhìn cô một cái: - Em suy diễn xa quá. Thật ra luc'' đó anh đang bận bù đầu, anh chưa chuẩn bị tinh thần để gặp em. Lúc đó anh rất tức em. Diễm Quỳnh ngạc nhiên: - Tôi không hiểu mình đã làm chuyện gì? - Vừa về nước anh đã nghe nói em bây giờ thuộc về thằng Dũng. Lúc đó anh choáng cả người. - Ờ … vậy ha? Diễm Quỳnh hỏi một cách lơ mơ. Cách nói của anh làm cô mơ hồ cảm thấy một chuyện quan trọng có liên quan đến mình. Cô nhìn chăm chú vào một điểm, im lặng chờ nghe.