Bản dịch: Đỗ Mục - Nhà xuất bản văn học
Đánh Máy: luomlat
Hồi 100
Lỗ Trong Liên quyết không chịu tôn Tần
Tín Lăng quân trộm binh phù cứu Triệu

Lã Bất Vi cùng Dị Nhân về đến Hàm dương, đã có người báo trước cho thái tử An Quốc biết. An Quốc quân bảo Hoa Dương phu nhân rằng:
- Con ta đã về đến nơi!
Rồi cùng phu nhân ngồi trong nhà giữa để đợi. Bất Vi bảo Dị Nhân rằng:
- Hoa Dương phu nhân là con gái nước Sở, điện hạ đã làm con, nên dùng y phục người Sở vào chào để tỏ lòng quyến luyến.
Dị nhân theo lời, thay áo xong, đi vào đông cung, trước lạy An Quốc quân, rồi lạy phu nhân, khóc mà nói rằng:
- Đứa con bất hiếu này, lâu ngày cách mặt song thân, không được chầu hầu, cúi xin hai thân tha cho tội bất hiếu!
Phu nhân thấy Dị Nhân đầu đội mũ phương nam, chân đi giày da báo, áo ngắn, đai da, lấy làm lạ hỏi:
- Con ở Hàm đan, sao lại bắt chước cách ăn mặt của người Sở?
Dị Nhân lạy nói rằng:
- Đứa con bất hiếu này ngày đêm tưởng nhớ mẹ hiền, cho nên chế riêng quần áo nước Sở mà mặc để tỏ lòng nhớ thương.
Phu nhân cả mừng nói rằng:
- Thiếp là người Sở, xin lấy nó làm con.
An Quốc quân nói:
- Từ nay con nên đổi tên họ là Tử Sở.
Dị Nhân lạy dạ, An Quốc quân hỏi Tử Sở làm sao trốn về được, Tử Sở đem việc vua Triệu mưu hại và việc Bất Vi phá cửa nhà để đút lót, kể hết một lượt. An Quốc quân liền cho mời Bất Vi vào, yên ủi rằng:
- Không có tiên sinh, thì tôi mất đứa con hiền hiếu. Nay lấy hai trăm vạt ruộng bổng Đông cung và một tòa nhà, năm chục cân vàng, tạm để tiên sinh tiêu dùng, đợi phụ vương về nước sẽ gia tặng quan chức sau.
Bất Vi tạ ơn lui ra, còn Tử Sở ở lại trong cung Hoa Dương phu nhân.
Lại nói Công tôn Kiền đêm ấy mãi đến gần sáng mới tỉnh rượu, các người tả hữu đến báo là cả nhà vương tôn nước Tần không biết đi đâu, bèn sai người đi hỏi Lã Bất Vi thì Bất Vi cũng đi rồi. Công Tôn Kiền cả sợ nói rằng:
- Bất Vi nói trong ba ngày nữa mới đi, làm sao nữa đêm đã đi ngay?
Rồi đến cửa nam tra hỏi, tướng giữ cửa đáp rằng gia quyến Bất Vi ra khỏi thành đã lâu, và đó là họ dâng theo lệnh Kiền. Công tôn Kiền nói:
- Có thấy vương tôn Dị Nhân không?
Tướng giữ cửa nói:
- Chỉ thấy cha con họ Lã và mấy người đầy tớ, chứ không thấy có Dị Nhân.
Công tôn Kiền dậm chân than rằng:
- Trong bọn đầy tớ ấy tất có Dị Nhân, thôi ta mắc mưu thằng lái buôn rồi!
Lập tức dâng biểu lên vua Triệu, thú tội canh giữ không cẩn thận, để con tin nước Tần là Dị Nhân trốn mất, tội thực khôn tránh. Rồi cầm gươm đâm cổ mà chết.
Vua Tần từ khi vương tôn Dị Nhân trốn về được, lại càng ra sức đánh Triệu. Vua Triệu sai sứ cầu Ngụy tiến binh. Khách tướng quân là Tân Viên Diễn hiến lế rằng:
- Tần sở dĩ gấp vây Triệu là có cớ. Trước đây Tần cùng Mân vương nước Tề tranh nhau xưng đế rồi lại thôi; nay Mân vương đã chết, Tề càng yếu, chỉ còn một mình Tần là hùng cường, mà chưa xưng đế, thì chưa được hài lòng. Ngày nay cứ đem quân đánh lấn mãi không thôi, ý riêng vua Tần là chỉ muốn cầu được xưng đế mà thôi. Vậy ta nên nói với nước Triệu sai sứ đến xin vua Tần làm đế, vua Tần tất mừng mà bãi binh, đó là lấy hư danh mà tránh khỏi thực họa vậy.
Vua Ngụy vốn sợ việc cứu Triệu, nên cho kế ấy là rất phải, sai ngay Tân Viên Diễn theo sứ Triệu đi sang Hàm đan, đem kế ấy nói với vua Triệu. Vua Triệu cùng quần thần bàn xem nên chăng thế nào, mỗi người một ý, mãi không quyết định được. Bình Nguyên quân trong lòng bối rối, cũng không quyết định ra thế nào. Bấy giờ, có người nước Tề là Lỗ Trọng Liên năm mười hai tuổi đã khuất phục được tay biện sĩ Điền Ba, người bấy giờ khen là “Thiên ký câu”(1). Điền Ba nói:
- Người ấy là con thỏ bay, há chỉ là con ngựa đi được ngàn dặm thôi ư?
Khi lớn lên, Lỗ Trọng Liên không thích làm quan, chỉ thích đi chơi xa, giải quyết những sự khó khăn, bối rối cho người. Bấy giờ Lỗ Trọng Liên cũng đang ở trong thành Hàm đan nước Triệu, nghe nói sứ Ngụy đến tôn Tần làm đế, thì giận lắm, bèn đến yết kiến Bình Nguyên quân, nói rằng:
- Người ngoài đường nói ngày sắp mưu tôn Tần làm đế, việc ấy có không?
Bình Nguyên quân nói:
- Thắng này như con chim sợ cung, hồn phách đã lạc rồi, còn dám nói gì nữa. Việc ấy là do vua Ngụy sai tướng quân Tân Viên Diễn sang nói đó thôi.
Lỗ Trọng Liên nói:
- Ngài là một vị hiền công tử trong thiên hạ mà lại ủy thác sinh mệnh cho người khách nước Ngụy ư? Bây giờ Tân Viên Diễn ở đâu, tôi xin lấy lẽ phải trái nói với ông ta để ông ta về đi thôi.
Bình Nguyên quân bèn nói với Tân Viên Diễn. Tân Viên Diễn vốn đã nghe tiếng Lỗ Trọng Liên, biết Lỗ trọng Liên là người hùng biện, sợ quấy rối cái kế của mình, bèn từ chối không muốn tiếp kiến. Bình Nuyên quân cố nài ép, Tân Viên Diễn bèn chịu mời Lỗ Trọng Liên cùng đến công quán, để hội kiến. Tân Viên Diễn nhìn Lỗ Trọng Liên, thấy thần thanh cốt sảng, có cái phong độ thần tiên, thì đem long kính trọng, nói rằng:
- Tôi xem vẽ thanh cao của tiên sinh, chắc không phải muốn cầu xin Bình Nguyên quân điều gì. Vậy sao cứ ở mãi trong cái thành bị vây này mà không đi?
Lỗ Trọng Liên nói:
- Liên này không có xin gì Bình Nguyên quân cả, nhưng có điều muốn xin với tướng quân.
Diễn nói:
- Tiên sinh xin điều gì?
Liên nói:
- Xin giúp Triệu và chớ tôn Tần làm đế.
Diễn nói:
- Tiên sinh lấy gì giúp Triệu?
Liên nói:
- Tôi sẽ khiến nước Ngụy cùng nước Yên giúp sức, còn Tề, Sở thì đã giúp rồi.
Diễn cười rồi nói rằng:
- Yên thì tôi không biết, còn Ngụy thì tôi đây là người Đại lương, tiên sinh làm gì mà có thể bắt tôi giúp Triệu?
Liên nói:
- Ngụy chưa thấy cái hại Tần xưng đé thế nào, nếu thấy rõ cái hại, thì tất là phải giúp Triệu.
Diễn nói:
- Tần xưng đế thì hại thế nào?
Liên nói:
- Tần là một nước bỏ lễ nghĩa mà chuộng công lợi, cậy sức mạnh, quen lừa dối, tàn hại sinh linh, nay nó đang làm chủ hầu mà còn như thế, nếu nó lại xưng đế thì tất lại càng tàn nhẫn. Liên này thà nhảy xuống bể đông mà chết, chứ không chịu làm dân nước ấy. Vậy mà Ngụy lại cam tâm làm kẻ dưới nó ư?
Diễn nói:
- Nào phải Ngụy cam tâm làm kẻ dưới! Vì như mười tên đầy tớ mà theo một người, há phải trí lực không bằng chủ nhân đâu, chỉ là sợ đó thôi.
Liên nói:
- Ngụy lại coi mình như kẻ đầy tớ ư? Tôi sẽ khiến vua Tần mổ và ướp thịt vua Ngụy!
Diễn phật ý, nói rằng:
- Tiên sinh có cách gì khiến được vua Tần mổ và ướp thịt vua Ngụy?
Liên nói:
- Xưa kia, Quí hầu, Ngạc hầu, Văn vương là ba vị đại thần của vua Trụ; Quí hầu có người con gai đẹp đem dâng vua Trụ, người con gái không hiếu dâm, nên bị Trụ giận, giết đi và ướp thịt Quí hầu. Ngạc hầu can, Trụ lại mổ luôn cả Ngạc hầu, Văn vương nghe tin chỉ than ngầm mà cũng bị Trụ giam vào Dữu lý, xuýt mữa bị giết. Nào phải hai vị đại thần ấy trí lực không bằng vua Trụ đâu? Nhưng thiên tử đối xử với chư hầu, vốn là như thế. Tần đã xưng đế tất bắt Ngụy phải vào triều. Nếu Tần làm cai việc giết Quí hầu, Ngạc hầu, thì ai có thể cấm được?
Tân Viên Diễn nghĩ ngợi chưa đáp ra sao.
Liên lại nói:
- Không những thế mà thôi, Tần mà xưng đế, tất lại thay đổi các đại thần của chư hầu, đuổi người ghét đi mà dựng người yêu lên, lại sẽ xem con gái và thiếp làm vợ các vua chư hầu, vua Ngụy chắc có được yên ổn mà ở ngôi không?
Tân Viên Diễn bèn đứng vậy, vái hai vái mà nói rằng:
- Tiên sinh thực là bực thiên hạ sĩ vậy. Diễn xin về tâu với quốc vương từ nay không dám lại nói đến việc tôn Tần nữa.
Vua Tần nghe tin sứ Ngụy đến bàn việc tôn Tần thì mừng lắm, hoãn việc đánh thành để đợi xem; đến khi nghe cái nghị ấy không thành sứ Ngụy đã đi, bèn than rằng:
- Trong cái thành bị vây này còn có người giỏi, không nên khinh thường.
Bèn lui quân đóng ở Phần thủy, dặn Vương Hạt phải lưu tâm phòng giữ.
Lại noi sau khi Tân Viên Diễn đi rồi, Bình Nguyên quân lại sai người đến Hạ nghiệp, cầu cứu với Tấn Bỉ, Bỉ lấy cớ là có mệnh vua mà từ chối. Bình Nguyên quân bèn gởi thư cho Tín Lăng quân Vô Kỵ, nói rằng:
“Thắng này sở dĩ kết nghĩa hôn nhân với công tử, là nghĩ công tử có lòng cao nghĩa hay cứu giúp sự khốn ách cho người, nay thành Hàm đan sắp phải hàng Tần, mà quân cứu viện của Ngụy không đến, như vậy Thắng này còn trông cậy người than về nổi gì? Bà chị của công tử lo thành phá, ngày đêm thương khóc, công tử dù chẳng nghĩ đến Thắng thì chớ, nhưng lại không nghĩa đến chị ư?”
Tín Lăng quân sau khi được bức thư ấy, nói luôn với vua Ngụy xin truyền cho Tấn Bỉ tiến binh. Vua Ngụy nói:
- Nước Triệu không chịu tôn Tần làm đế, lại muốn nhờ sức người khác để lui Tần ư?
Vua Ngụy quyết ý không cho, Tín Lăng quân lại sai tân khách biện sĩ, dung trăm cách nói khéo, vua Ngụy vẫn khăng khăng không nghe. Tín Lăng quân nói:
- Cái nghĩa ta không thể phụ Bình Nguyên quân được, ta thà một mình sang Triệu cùng Bình Nguyên quân cùng chết!
Rồi sắp hơn trăm cổ xe, ước với các tân khách muốn xông thẳng vào quân Tần, để chết theo Bình Nguyên quân. Tân khách xin đi theo hơn nghìn người. Khi đi qua Di môn, đến từ biệt Hầu sinh. Hầu sinh nói:
- Công tử cố lên, tôi già rồi không thể đi theo được, xin trớ trách!
Tín Lăng quân luôn luôn nhìn Hầu sinh. Hầu sinh không nói gì cả. Tín Lăng quân buồn bực mà đi, chừng được hơn mười dặm nghĩ thầm ta đãi Hầu sinh có thể nói là hết lễ, nay ta đi sang Tần là đi và chỗ chết, mà Hầu sinh tuyệt không nói được một câu hay nửa lời để mưu tính cho ta, lại không ngăn trở ta đi, như thế thật đáng lấy làm lạ quá! Nghĩ vậy rồi bảo tân khách hãy dừng lại, một mình quay xe trở lại yết kiến Hầu sinh. Tân khách đều nói:
- Cái lão già gần chết ấy, đã tỏ ra là đồ vô dụng, công tử còn đến làm gì nữa?
Tín Lăng quân không nghe. Đến nơi đã thấy Hầu sinh đứng ở ngoài cửa, cười mà nói rằng:
- Doanh này chắc thế nào công tử cũng trở lại.
Tín Lăng quân nói:
- Sao tiên sinh lại biết là tôi tất trở lại?
Hầu sinh nói:
- Công tử đãi tôi hậu, nay công tử đi vào nơi nguy hiểm mà tôi không đi tiễn, tất là giận tôi, cho nên tôi biết là công tử tất trở lại.
Tín Lăng quân vái hai vái nói rằng:
- Lúc đầu Vô Kỵ này ngỡ là có điều lỗi với tiên sinh, mà bị ghét bỏ, cho nên phải trở lại để xin cho biết là vì cớ gì?
Hầu sinh nói:
- Công tử nuôi khách đã vài mươi năm nay, chưa nghe một người khách nào nghĩ ra một kế gì, mà chỉ biết cùng!!!367_100.htm!!! Đã xem 2000479 lần.


Nguồn: luomlat
Được bạn: Thành Viên VNthuquan đưa lên
vào ngày: 27 tháng 12 năm 2003

Truyện Đông Châu Liệt Quốc Lời tựa Hồi 1 Hồi 2 Hồi 3 Hồi 4 Hồi 5 - Ốm thực hay không thì chưa biết, nhưng không chịu làm tướng, thì đủ biết cái chí đã quyết rồi.
Vua Tần giận nói rằng:
- Bạch Khởi cho là nước Tần không có tướng tài nào khác, cứ phải cần đến hắn chăng? Trận chiến thắng ở Trường Bình ngày trước, lúc đầu là Vương Hạt cầm quân, vậy Hạt có kém gì Khởi!
Bèn thêm quân mười vạn, sai Vương Hạt đi thay Vương Lăng. Vương Lăng về nước bị bãi quan. Vương Hạt vây thành Hàm Đan trong năm tháng không thể đánh phá được. Võ An quân nghe chuyện nói với khách rằng:
- Tôi đã nói là Hàm Đan đánh không dễ, mà vua không nghe lời tôi, nay thế này đây!
Trong bọn khách có người quen Ứng hầu Phạm Chuy tiết lộ lời nói ấy. Chuy nói với vua Tần, thế nào cũng phải cử Võ An quân làm tướng. Võ An quân lại xưng ốm nặng. Vua Tần cả giận, thu hết chức tước và phong ấp của Võ An quân, giáng xuống làm lính, đày ra Âm Mật, bắt phải lập tức ra khỏi thành Hàm Dương. Võ An quân than rằng:
- Phạm Lãi có nói: “Con thỏ khôn đã chết, con chó săn tất bị mổ.” Ta vì Tần đánh hạ được hơn bảy mươi thành của chư hầu, cái thế tất phải bị mổ.
Rồi đi ra cửa tây Hàm Dương, đến Đỗ Bưu tạm nghỉ để đợi hành lý. Phạm Chuy nói với vua Tần rằng:
- Bạch Khởi ra đi, trong lòng tấm tức không phục, thốt ra nhiều lời oán giận, nói có bệnh, không phải là thật, sợ rằng sẽ đi sang nước khác để làm hại Tần!
Vua Tần bèn sai sứ đưa cho Bạch Khởi một thanh gươm sắc, bắt phải tự tử. Bạch Khởi cầm thanh gươm ở tay, than rằng:
- Ta có tội gì với trời mà đến nông nỗi này!
Hồi lâu lại nói rằng:
- À, ta thực đáng chết! Trận đánh ở Trường Bình, hơn bốn mươi vạn quân Triệu đã đầu hàng, ta đánh lừa chúng, trong một đêm giết chết hết cả, chúng có tội gì, vậy nay ta chết là phải lắm!
Bèn tự đâm cổ chết. Người Tần nghĩ Bạch Khởi không có tội mà phải chết, đều đem lòng thương, có lập đền thờ. Về sau vào khoảng cuối đời nhà Đường, sấm sét đánh chết một con trâu, dưới bụng trâu có hai chữ “Bạch Khởi”. Người ta nói Bạch Khởi vì giết người nhiều quá, nên mấy trăm năm sau vẫn còn phải chịu cái quả báo làm kiếp trâu bị sét đánh.
Vua Tần đã giết Bạch Khởi lại phái năm vạn tinh binh, sai Trịnh An Bình làm tướng đi giúp Vương Hạt, bảo tất phải đánh hạ được Hàm Đan mới thôi. Vua Triệu nghe Tần đem quân đến đánh, sợ quá, sai sứ chia đường đi cầu cứu chư hầu. Bình Nguyên quân nói:
- Nguỵ là chỗ thông gia với tôi, thế nào rồi cũng cho quân đến cứu. Còn Sở là nước to mà xa, cần phải đem thuyết hợp tung ra mà dụ mới được. Vậy tự tôi phải đi.
Rồi hỏi các môn khách, muốn chọn lấy hai mươi người đủ tài văn vũ, để cùng đi. Trong hơn ba nghìn người, kẻ có văn thì không võ, kẻ có võ thì không văn, chọn đi chọn lại, chỉ được mười chín người, không đủ được số hai chục. Bình Nguyên quân than rằng:
- Thắng này nuôi kẻ sĩ đã mấy năm nay, ngờ đâu tìm người đủ tài lại khó đến thế!
Trong đám hạ khách có người chạy ra nói rằng:
- Như tôi đây không biết có thể sung vào cho đủ số được không?
Bình Nguyên quân hỏi họ tên, người ấy thưa rằng:
- Tôi họ Mao, tên Toại, người ở Đại Lương, làm khách ở nhà ngài đã ba năm nay.
Bình Nguyên quân cười nói rằng:
- Phàm ở đời kẻ sĩ có tài cũng ví như cái dùi ở trong một cái túi, mũi nhọn tất phải lộ ra ngay. Nay tiên sinh ở nhà Thắng đã ba năm, mà Thắng chưa được điều gì ở tiên sinh, thế là tiên sinh văn võ đều chẳng có môn gì giỏi cả.
Mao Toại nói:
-Tôi đến ngày hôm nay mới xin ngài cho được vào ở trong túi đấy! Nếu tôi được ở trong túi từ trước, thì đã đột nhiên đâm hết ra ngoài rồi, há chỉ lộ có cái mũi nhọn mà thôi ư?
Bình Nguyên quân nghe nói lấy làm lạ, bèn cho Mao Toại sung vào số hai mươi, rồi từ biệt vua Triệu đi sang Sở, vào yết kiến Xuân Thân quân Hoàng Yết. Hoàng Yết vốn có giao du với Bình Nguyên quân, bèn truyền tâu lên vua Sở. Sáng hôm sau vào triều, vua Sở cùng Bình Nguyên quân ngồi trên điện. Mao Toại cùng mười chín người đều đứng ở dưới. Bình Nguyên quân thong thả nói đến việc “hợp tung” chống Tần.
Vua Sở nói:
- Xướng ra ước “hợp tung” đầu tiên là Triệu, sau nghe lời Trương Nghi du thuyết, tung ước bèn giải; đầu tiên Hoài vương làm tung ước trưởng, thì đánh Tần không được; rồi đến Tề Mân vương lại làm tung ước trưởng thì chư hầu đều bỏ; đến nay các nước đều lấy việc hợp tung làm kiêng. Việc ấy như đống cát, dễ hợp mà dễ tan.
Bình Nguyên quân nói:
- Từ Tô Tần xướng ra nghị hợp tung, sáu nước kết làm anh em, trong mười lăm năm quân Tần không dám ra khỏi Hàm Cốc. Về sau Tề, Nguỵ bị công tôn Diễn lừa muốn cùng đánh Triệu. Hoài vương bị Trương Nghi lừa muốn cùng đánh Tề, cho nên tung ước mới tan dần. Nếu ba nước ấy cứ giữ chặt lời thề ở Hằng Thuỷ, không để cho Tần lừa, thì Tần làm gì được? Tề Môn vương tiếng là hợp tung, thực muốn kiêm tính, cho nên chư hầu mới bỏ, nào có phải là hợp tung không hay?
Vua Sở nói:
- Cái thế ngày nay, Tần mạnh mà các nước đều yếu, chỉ có thể nước nào lo giữ nước ấy, còn giúp nhau sao được?
Bình Nguyên quân nói:
- Tần dẫu mạnh, nhưng chia sức mà đánh sáu nước thì không đủ; sáu nước dẫu yếu, nhưng hợp sức lại mà chống Tần thì có thừa. Nếu nước nào giữ nước ấy, không cứu nhau, thì một mạnh một yếu, được thua đã rõ, e rằng quân Tần sẽ cứ lần lượt mà đánh dần vậy.
Vua Sở nói:
- Quân Tần mới đánh một trận mà đã lấy được mười bảy thành Thượng Đảng, chôn hơn bốn mươi vạn quân Triệu. Hợp cả hai nước Hàn, Triệu, không thể địch được một Võ An quân, nay lại tiến bức Hàm Đan, nước Sở ở nơi xa xôili>
Hồi 28 Hồi 29 Hồi 30 Hồi 31 Hồi 32 Hồi 33 Hồi 34 Hồi 35 Hồi 36 Hồi 37 hồi 38 hồi 39 hồi 40 hồi 41 hồi 42 hồi 43 hồi 44 Hồi 45 Hồi 46 Hồi 47 Hồi 48 !!!367_10.htm!!! Đã xem 2000480 lần. --!!tach_noi_dung!!--


Hồi 9
Văn-khương, gái Tề về nước Lỗ
Chúc-đạm, tướng Trịnh bắn vua Châu

--!!tach_noi_dung!!--
Nguyên Tề hi-công có hai người con gái rất xinh đẹp. Người lớn là Tuyên-khương đã gã cho Vệ-hầu, còn lại người nhỏ là Văn-Khương. Nàng nầy mặt hoa, mày liễu, nhan sắc tuyệt vời, lại thêm học hành thông thái, thi phú rất giỏi, vì thế gọi là nàng Văn-khương.
Văn-Khương lại còn có người anh cùng cha khác mẹ, tức là Thế-tử Chư-nhi, chỉ lớn hơn nàng độ vài tuổi, diện mạo phương-phi, ra chiều trang nhã, nhưng phải cái tánh đa mê sắc dục.
Từ nhỏ đến lớn, Chư-nhi và Văn-khương thường lui tới, gần gũi nhau, do đó trong tình anh em lại có ẩn thêm một mối tình luyến-ái.
Tề hi-công vốn chiều con không bắt buộc giữ gìn khuôn phép, nên về sau sanh điều tệ hại.
Khi Thế-tử Hốt đánh tướng giặc Bắc-nhung, Tề hi-công thường khoe tài Trịnh Thế-tử trước mặt Văn-khương và thường nhắc đến việc hôn nhân của nàng với Thế-tử Hốt.
Văn-Khương lấy làm đắc ý. Nhưng về sau, nghe tin Thế-tử Hốt từ hôn, nàng buồn bã mà sanh bịnh, bỏ ăn, bỏ ngủ, ngày đêm mê hoảng.
Thế-tử Chư-nhi thường lại thăm nàng lân la bên giường bệnh, gây thêm mối tình dan-díu.
Tuy-nhiên vì lúc nào cũng có cung-nhân hầu hạ một bên nên chưa đến nổi sanh điều dâm-loạn.
Một hôm vua cha vào thăm con gái, thấy Thế-tử Chư-nhi đang ngồi chung giường với Văn-khương liền kêu ra ngoài mắng:
- Mi là anh sao mi không biết tị-hiềm vậy.
Chư-nhi cúi đầu làm thinh không đáp.
Tề hi-công nói:
- Từ nay mi chỉ được sai cung nhân đi thăm mà thôi, không nên lân la như vậy nữa.
Chư-nhi bẽn lẽn lui ra.
Từ ấy, chàng ít khi lui tới.
Cách đó không lâu, Tề hi-công cưới con gái của Tống-công cho Thế-tử Chư-nhi.
Ðược vợ, Chư-nhi thỏa tình tơ tóc quên lảng cuồng vọng riêng, nên anh em càng ngày càng xa lần.
Văn-khương ở nơi phòng loan vắng vẻ, lại thêm thương nhớ Chư-nhi, bịnh thế càng nặng hơn nữa.
Lúc bấy giờ tại nước Lỗ.
Lỗ hoàn-công khi nối ngôi đã lớn tuổi mà chưa có vợ.
Quan Ðại-phu Tang tôn-đạt tâu rằng:
- Chúa-công nên xem việc tôn-miếu là trọng mà kiếm người làm chủ trong cung mới được.
Công-tử Vận cũng quỳ tâu:
- Hạ thần trộm nghe thiên hạ đồn rằng con gái Tề hi-công là Văn-Khương nhan sắc tuyệt mỹ. Trước kia muốn gã cho Thế-tử Hốt, nhưng việc không thành. Nay xin Chúa-công cho người qua đó cầu hôn ắt đặng.
Lỗ hoàn-công nghe theo, liền sai Công-tử Vận qua Tề cầu hôn.
Tể hi-công thuận ý, nhưng lại thấy Văn-khương còn tại bịnh nên hẹn nán lại ít lâu.
Cung nhân hay được việc ấy, thuật lại với Văn-khương. Nàng lấy làm mừng lần hồi thuyên bịnh.
Kịp đến lúc Tề và Lỗ hội nơi đất Tắc.
Lỗ hàn-công đem chuyện cầu-hôn ra bàn.
Tề hoàn-công lại một một lần nữa chấp thuận và đính ước năm đến.
Năm sau, vào năm thứ ba của Lỗ hoàn-công.
Công-tử Vận xin thay mặt vua đem lễ-vật sang Tề để rước nàng Văn-khương về Lỗ.
Thế-tử Chư-nhi nghe được tin, giả chước sai cung-nhân đem hoa tặng Văn-khương, trong hoa có giấu một bài thơ:
Hoa đào đang độ hây hây
Ðượm tình thơ mộng những ngày xa xưa.
Càng hoa hé cửa song thưa,
Tiếc thay! Con bướm vẫn chưa đi về.
Văn-Khương xem thơ hiểu ý, đáp lại rằng:
Vườn xuân một cánh hoa đào
Năm nay chưa bẻ, hẹn vào năm sau
Hửng-hờ bóng nguyệt canh thâu
Hoa xuân đâu đã phai màu thời gian.
Chư-Nhi đọc bài thơ ấy, biết Văn-Khương có dạ tưởng mình, lòng càng mơ mộng.
Cách đó vài hôm, Công-tử Vận đem lễ vật đến nước Tề.
Tề hi-Công quá thương con gái, nên có ý thân hành đưa Văn-khương sang Lỗ.
Chư Nhi biết được ý-định, vào quỳ tâu:
- Nay phụ-thân gã tiện-muội cho vua Lỗ, đó là việc rất hay, hai nước càng thân thân mật. Song vua Lỗ đã không sang đón, mà phụ-thân lại phải đưa đến, e thất thế đi chăng. Xin phụ-vương giao việc ấy cho con thay mặt cũng được.
Tề hi-công nói:
- Ta đã hứa đích thân đưa Văn-khương qua Lỗ, thì nay không thể thất tín.
Nói vừa dứt lời, được tin Lỗ hoàn-công thân hành đến đất Hoan, thuộc nước Lỗ, để tiếp đón.
Tề hi-công nói:
- Lỗ hoàn-công là một người trọng lễ, sợ ta đi xa mệt nhọc nên đến nữa đường tiếp đón, ta há lại thất lễ sao!
Chư-nhi buồn bã nín lặng bước ra, đợi đến lúc khởi hành, giả vờ đến tiển em, ghé vào tai Văn-Khương nói nhỏ:
- Em chớ quên những lời trong thơ hôm trước.
Văn-khương, lòng bịn rịn nhìn anh đáp:
- Xin anh cứ an tâm, ngày xuân còn dài, lo gì không có lúc hội ngộ.
Tề hi-công trao việc quốc-chính lại cho Thế-tử Chư-nhi, rồi cùng Văn-khương lên đường.
Ðến đất Hoan, Lỗ hoàn Công đã bày sẳn tiệc lễ đợi chờ.
Hai bên gặp nhau vui vầy khôn xiết.
Tiệc mãn, Tề hi Công cáo từ trở về nước, còn Lỗ hoàn-công đưa Văn-khương về kinh-đô làm lễ giao-bôi.
Lỗước Tần ở đây sao chẳng mời đến cùng uống rượu cho vui. Công tôn Kiên nghe lời, liền cho mời Dị Nhân đến tiếp Bất Vi, cùng ngồi uống. Tiệc đến giữa chừng, công tôn Kiên đứng dậy đi ra nhà xí, Bất Vi hỏi thầm Dị Nhân rằng:
- Vua Tần nay đã già, thái tử yêu nhất Hoa Dương phu nhân nhưng phu nhân lại không con; anh em điện hạ có hơn hai mươi người mà chưa có ai được yêu lắm, điện hạ sao không nhân lúc này xin về nước Tần, thờ Hoa Dương phu nhân, xin làm con, mai sau sẽ có hy vọng được làm thái tử.
Dị Nhân ứa nước mắt nói rằng:
- Tôi khi nào dám mong điều đó, nhưng mỗi khi nói đến nước cũ, lòng như dao cắt, chỉ giận chưa có kế gì thoát thân được mà thôi.
Bất Vi nói:
- Nhà tôi dẫu nghèo, xin đem nghìn vàng, vì điện hạ sang Tần nói với thái tử và phu nhân để cứu điện hạ về nước, ý điện hạ nghĩ thế nào?
Dị Nhân nói:
- Nếu được như lời ngài nói, thì mai sau được phú quý xin cùng ngài hưởng chung.
Nói vừa xong thì công tôn Kiên vào, hỏi rằng:
- Lã quân nói chuyện gì thế?
Bất Vi nói:
- Tôi hỏi thăm vương tôn về giá ngọc ở nước Tần, vương tôn từ chối nói là không biết.
Công tôn Kiên không ngờ, lại sai rót rượu uống, đến lúc thật vui say mới tan.
Từ đó Bất Vi thời thường đi lại với Dị Nhân, một mặt đưa cho Dị Nhân năm trăm lạng vàng, dặn nên mua chuộc những người tả hữu và tiếp đãi tân khách. Người nhà công tôn Kiên đã được Dị Nhân cho tiền, đều coi Dị Nhân như người một nhà, không còn nghi kỵ gì nữa. Lã Bất Vi lại đem năm trăm vàng mua các đồ quý, từ biệt công tôn Kiền đi sang Hàm Dương, dò biết Hoa Dương phu nhân có người chị gái cũng lấy chồng ở Tần, bèn trước hết mua chuộc người nhà, nhờ vào nói với bà chị rằng vương tôn Dị Nhân ở Triệu lúc nào cũng tưởng nhớ thái tử và phu nhân, có lễ đưa về kính biếu, nhờ Bất Vi chuyển giúp, còn chút lễ mọn này là riêng để kính dâng bà. Rồi đưa ra một cái tráp đựng nhiều món vàng ngọc nhờ dâng lên. Bà chị mừng quá, tự ra nhà ngoài để tiếp khách, bảo Lã Bất Vi rằng:
- Vương tôn thật là có lòng tốt, nhưng cũng làm phiền quí khách phải đi xa! Ngày nay vương tôn ở Triệu, có còn nhớ đến nước cũ không?
Bất Vi nói:
- Nhà tôi ở đối diện với công quán của vương tôn. Có việc gì vương tôn vẫn nói chuyện với tôi, nên tôi biết rõ tâm sự. Vương tôn ngày đêm lúc nào cũng tưởng nhớ thái tử và phu nhân, nói từ bé mồ côi mẹ, phu nhân tức là đích mẫu, muốn về nước phụng dưỡng để hết đạo hiếu.
Bà chị hỏi:
- Vương tôn bấy lâu có được bình yên không?
Bất Vi nói:
- Vì Tần cứ đến đánh Triệu luôn, nên vua Triệu thường muốn đem vươngtôn ra chém, nay may được thần dân hợp sức bảo tấu, nên mới còn sống, vì thế nên lại càng nóng nảy mong về.
Bà chị hỏi:
- Thần dân Triệu vì cớ gì lại chịu bảo tấu cho vương tôn?
Bất Vi nói:
- Vương tôn là người hiền hiếu, mỗi khi gặp sinh nhật của vua Tần, thái tử và phu nhân, và các ngày nguyên đán, sóc vọng đều tắm gội chay sạch, đốt hương trông về phía tây mà bái chúc, người Triệu không ai là không biết. Vả lại vương tôn hiếu học, trọng hiền, giao kết khắp bực hiền sĩ các nước. Thiên hạ đều khen là người hiền hiếu. Vì thế thần dân nước Triệu mới bảo tấu cho.
Bất Vi nói xong, lại lấy mấy món đồ quí, giá đáng chừng năm trăm vàng, dâng lên nói rằng:
- Vương tôn vì không thể về chầu hầu thái tử và phu nhân được, nên có lễ mọn này để tỏ lòng hiếu thuận, dám phiền vương thân chuyển đệ cho.
Bà chị sai người nhà làm cơm rượu đãi Lã Bất Vi, rồi đi ngay vào nói chuyện với Hoa Dương phu nhân. Phu nhân thấy các đồ quí, cho là vương tôn thực có lòng yêu mình, trong lòng mừng quá. Bà chị về nói chuyện cho Bất Vi biết. Bất Vi giả cách hỏi rằng:
- Phu nhân có mấy người con trai?
Bà chị đáp là chẳng được người nào. Bất Vi nói:
- Tôi nghe đem sắc đẹp thờ người, hễ sắc suy thì tình yêu cũng hết. Nay phu nhân được thái tử rất yêu mà không có con, thì nên nhân lúc này chọn trong các con chồng, người nào hiền hiếu lấy làm con mình, mai sau người con ấy được lên làm vua, thế lực phu nhân há chẳng càng được vững vàng lắm ru! Nếu không thì sau này sắc đẹp đã kém, lòng yêu chẳng còn, có hối cũng không kịp nữa. Nay Dị Nhân là người hiền hiếu lại hết lòng yêu quý phu nhân, nếu phu nhân cất nhắc lên làm đích tử, như vậy sẽ được tôn quí đời đời ở nước Tần này.
Bà chị lại đem lời nói ấy vào nói với Hoa Dương phu nhân. Phu nhân cho lời Bất Vi nói là phải, nhân một đêm cùng An Quốc quân uống rượu đang vui, bỗng ứa nước mắt. Thái tử lấy làm lạ, hỏi cớ gì. Phu nhân nói:
- Thiếp nay được sung vào hậu cung, chẳng may không con. Thiếp xem trong các con của thái tử chỉ có Dị Nhân là người có hiền đức, tân khách chư hầu đi lại, ai nấy đều khen. Nếu được Dị Nhân làm con kế tự thì thân thiếp sau này có chỗ cậy nhờ.
Thái tử bằng lòng cho. Phu nhân nói:
- Thái tử hôm nay ưng cho thiếp điều ấy, ngày mai lại nghe lời một cung nhân nào khác, rồi quên đi thì sao?
Thái tử nói:
- Nếu phu nhân không tin, xin khắc thẻ làm chứng.
Nói đoạn bèn lấy một cái thẻ khắc bốn chữ “Đích tử Dị Nhân” rồi đem chẻ đôi, mỗi người giữ một nửa để làm tin.
Phu nhân nói:
- Thái tử đương ở Triệu, làm thế nào mà đem về được?
Thái tử nói:
- Để ta sẽ nhân dịp nào đó mà nói với vua cho.
Bấy giờ vua Tần đang giận Triệu, thái tử nói việc ấy, nhưng vua Tần không nghe. Bất Vi biết em trai vương hậu là Dương Toàn quân đang được vua yêu, lại đút lót các người môn hạ cầu vào yết kiến Dương Toàn quân, nói rằng:
- Tội ngài đến chết, ngài có biết không?
Dương Toàn quân cả sợ nói rằng:
- Tôi có tội gì?
Bất Vi nói:
- Môn hạ của ngài ai cũng đều ở ngôi cao, bỗng lộc nhiều, hầu non vợ đẹp,mà môn hạ của thái tử thì không ai có quyền thế cả. Đại vương ngày nay tuổi đã già, một mai mất đi, thái tử lên nối ngôi, bọn môn hạ của thái tử tất oán ngài lắm, nguy cơ của ngài đã đến sau lưng rồi đó.
Dương Toàn quân nói:
- Bây giờ biết làm thế nào?
Bất Vi nói:
- Tôi có kế này, có thể khiến ngài thọ được trăm tuổi, vững vàng như Thái Sơn, ngài có muốn nghe không?
Dương Toàn quân quì xuống hỏi kế.
Bất Vi nói:
- Đại vương tuổi đã già mà thái tử lại không có con đích, nay vương tôn Dị Nhân có tiếng là người hiền hiếu mà lại bị bỏ ở nước Triệu, ngày đêm mong mỏi được về, nếu ngài xin được vương hậu nói với vua Tần cho đón Dị Nhân về, khiến thái tử lập làm đích tử, như vậy Dị Nhân không nước mà có nước. Hoa Dương phu nhân không con mà có con, thái tử và vương tôn đều cảm ơn vương hậu đời đời, tước vị của ngài có thể giữ vững được.
Dương Toàn quân sụp lạy xin theo như lời, rồi đem lời Bất Vi nói với vương hậu. Vương hậu nói với vua Tần.
Vua Tần nói:
- Đợi người Triệu xin hoà, ta sẽ đón Dị Nhân về nước.
Thái tử cho triệu Bất Vi vào hỏi rằng:
- Ta muốn đón Dị Nhân về nước, phụ vương chưa chuẩn cho, tiên sinh có diệu kế gì không?
Bất Vi dập đầu nói rằng:
- Nếu thái tử quả định lập vương tôn làm kế tự, thì tiểu nhân chẳng dám tiếc gia sản nghìn vàng, đút lót cho các nhà quyền thế nước Triệu, tất có thể mang Dị Nhân về được.
Thái tử và phu nhân đều cả mừng, đem hai trăm lạng vàng giao cho Lã Bất Vi, nhờ chuyển giao cho Dị Nhân để chi tiêu về việc kết khách. Vương hậu cũng lấy một trăm lạng vàng giao cho Bất Vi. Phu nhân lại sắm cho Dị Nhân một hòm quần áo và tặng riêng Bất Vi một trăm lạng vàng, phong sẵn cho Bất Vi làm thái phó của Dị Nhân, dặn nói cho Dị Nhân biết chẳng mấy ngày nữa sẽ gặp nhau, chớ nên lo nghĩ.
Bất Vi từ biệt ra về. Đến Hàm Đan, trước hết nói cho cha biết người cha cả mừng. Hôm sau mang lễ vào yết kiến công tôn Kiên, rồi vào chào Dị Nhân, đem lời nói của vương hậu, thái tử và phu nhân nói hết cho nghe, lại đem năm trăm lạng vàng và hòm quần áo giao lại cho Dị Nhân. Dị Nhân cả mừng nói rằng:
- Hòm quần áo tôi xin nhận, còn số vàng tiên sinh cứ cầm lấy, nếu có việc gì dùng đến xin tuỳ ý tiên sinh, cốt làm sao cứu được tôi về nước, tôi xin cảm ơn vô cùng.
Lại nói Lã Bất Vi có lấy một người gái đẹp ở Hàm Đan tên là Triệu Cơ, giỏi đàn hát và múa. Biết là ả đã có mang được hai tháng. Bất Vi nghĩ rằng Dị Nhân về nước tất số phận được nối ngôi vua, nếu đem ả này dâng cho hắn, may mà sinh được con trai, đó tức là hòn máu của mình, đứa con trai ấy mà lên làm vua, thì thiên hạ của nhà họ Doanh sẽ về họ Lã, như vậy cái việc mình phá của nhà đi để làm đây mới không uổng. Kế ấy đã định rồi, bèn mời Dị Nhân và công tôn Kiên đến nhà uống rượu, bàn tiệc đủ các đồ ngon vật lạ, và có đàn hát làm vui. Rượu đến nửa chừng, Bất Vi nói:
- Bỉ nhân mới lấy được đứa hầu non, có biết hát múa, muốn cho nó ra mời rượu, xin các ngài chớ hiềm là đường đột.
Nói xong, sai hai con hầu vào gọi Triệu Cơ ra, Bất Vi nói:
- Nàng nên vái chào hai vị quí nhân đây!
Triệu Cơ thoăn thoắt gót sen, đứng trên thảm nhung cúi đầu hai lần. Dị Nhân và công tôn Kiên vội vàng đáp lễ lại. Bất Vi sai Triệu Cơ tay nâng chén vàng mời Dị Nhân, Dị Nhân ngửa mặt nhìn Triệu Cơ thấy rõ ràng là một vị giai nhân, mày ngài mắt phượng, da tuyết tóc mây, cái vẻ mỹ lệ yêu kiều không bút mực nào tả hết cho được. Triệu Cơ mời rượu xong, liền xóng tay áo đứng trên thảm nhung mà múa, chân tay mềm mại, điệu bộ dịu dàng, làm cho công tôn Kiên và Dị Nhân hoa mắt mê lòng, thần hồn điên đảo, cùng nhau khen ngợi mãi không thôi. Triệu Cơ múa xong. Bất Vi lại sai rót chén lớn dâng mời. Hai người đều uống một hơi hết ngay. Triệu Cơ mời rượu xong, trở vào trong nhà, chủ khách lại cùng nhau thù tạc rất vui. Công tôn Kiên say quá nằm lăn ra, Dị Nhân trong lòng nghĩ đến Triệu Cơ, mượn rượu giả say, nói với Bất Vi rằng:
- Nghĩ như tôi một mình chơ vơ ở đất khách, quạnh hiu vắng vẻ, vậy muốn xin ngài cho tôi người nàng hầu ấy làm vợ, để được thoả lòng ước ao, không rõ thân giá bao nhiêu, xin ngài dạy cho, tôi xin kính nộp.
Bất Vi giả cách giận mà nói rằng:
- Tôi lấy lòng tốt mời điện hạ đến dự tiệc, đem thê thiếp ra mời để tỏ ý kính mến, nay điện hạ lại muốn cướp người yêu của tôi, còn ra nghĩa lý gì?
Dị Nhân hổ thẹn quá, liền quì xuống nói rằng:
- Tôi vì ở nơi đất khách buồn bã, nghĩ lầm ra thế đó cũng là lời nói rồ dại trong khi say rượu, xin ngài rộng lòng tha thứ cho.
Lã Bất Vi vội vàng đỡ dậy nói rằng:
- Tôi mưu tính đường về cho điện hạ, cái gia sản nghìn vàng phá hết còn không tiếc, lẽ nào tôi lại tiếc một đứa con gái làm gì. Nhưng con bé ấy còn ít tuổi lại hay thẹn, sợ nó không nghe. Nếu nó bằng lòng tôi xin kính dâng điện hạ để làm kẻ sửa túi nâng khăn.
Dị Nhân lạy hai lạy tạ ơn, rồi đợi công tôn Kiên tỉnh rượu cùng lên xe trở về. Đêm ấy Bất Vi bảo Triệu Cơ rằng:
- Vương tôn nước Tần có lòng yêu nàng lắm, xin lấy nàng làm vợ, ý nàng thế nào?
Triệu Cơ nói:
- Thiếp đã đem thân thờ chàng, vả lại đã có thai, nỡ nào chàng lại bỏ, bắt phải thờ người khác?
Bất Vi mật bảo rằng:
- Nàng lấy tô href="#phandau">Hồi 91 Hồi 92 Hồi 93 Hồi 94 Hồi 95 Hồi 96 Hồi 97 Hồi 98 Hồi 99 Hồi 100 Hồi 101 Hồi 102 Hồi 103 Hồi 104 Hồi 105 Hồi 106 Hồi 107 Hồi 108

© 2006 - 2024 eTruyen.com