Dịch giả: Nguyễn Hữu Lương
Hồi 103
TÌNH LÀ DÂY OAN

Đạo Quang hoàng hậu đã có lần khuyên can Hoàng đế chớ đam mê sắc dục. Nhưng tính nào tật ấy, ngài vẫn mê đắm Nhị Hương như cũ, Bà tức bực lắm, liền trù mưu định kế để ngài thấy cái oai quyền ghê gớm của bà, để rồi nhờ đó có thể chế phục ngài.
Đêm đó. Đạo Quang hoàng để tới cung hoàng hậu đúng lúc bà đang đầy lòng oán hận. Rồi chẳng hiểu tại sao lời qua tiếng lại, hai người đâm ra cãi nhau kịch liệt.
Lúc đó, có một viên quan thị vệ người Mãn họ Ân, đang trực tại Kiều Thanh môn. Đêm đã khuya, trời lại lạnh mà Ân là công tử con nhà giàu có, không chịu nổi cực khổ nên xuống nhà dưới đốt lửa sưởi, và hâm rượu làm vài chén cho ấm lòng. Một tên thái giám cùng trực đêm, mò tới tán láo cho đớ buồn.
Hai người vừa uống rượu vừa trò chuyện, trước thì còn chuyện nhà chuyện cửa khai ra, về sau chuyện giết Lan Tần trong cung Chung Tuý đêm trước cũng được nhắc tới.
Tên thái giám hỏi họ Ân:
- Cậu có dám giết người không?
Anh chàng họ Ân cười đáp:
- Mật của tớ bao lớn mà dám? Ngay cả chuyện giết một con gà mà tớ còn run nữa là!
Tên thái giám hỏi:
- Ví thử đêm đó, chuyện xảy ra với cậu thì cậu tính sao?
Anh chàng họ Ân đáp:
- Đó chỉ là một trường hợp ngẫu nhiên mà thôi. Trong cung làm gì có chuyện giết người mãi?
Rồi ân hỏi thêm:
- Thế đêm đó ai phải trực?
Tên thái giám đáp:
- Vương thị vệ!
Họ Ân lại hỏi:
- Có phải anh chàng họ Vương người nhỏ thó mà mặt xanh ngắt ấy không?
Tên thái giám gật đầu. Anh chàng họ Ân liền giải thích:
- Hắn là tay võ bảng xuất thân, sao không giết người được? Còn tớ thì công danh là do các cụ tổ xưa truyền lại, chưa từng phải động thủ bao giờ.
Câu nói còn chưa xong thì một tên thái giám chợt đâu xô cửa bước vào, mặt có vẻ hoảng hất bảo chàng họ Ân:
- Hoàng hậu có chỉ, tuyên triệu thị vệ vào cung ngay!
Anh chàng họ Ân giật mình, chiếc mũ đội đầu lệch hẳn sang bên, dù chưa biết chuyện gì xảy ra. Hắn vội hỏi tên thái giám:
- Cậu có biết chuyện gì không?
Tên thái giám lắc đầu đáp:
- Làm sao mà biết được? Nhưng xem chừng chuyện này có lẽ chẳng tốt đẹp gì lắm đâu!
Họ Ân nói giọng lo lắng:
- Sợ lại có chuyện như bọn tớ vừa mới nói tới!
Miệng vừa nói, chân vừa bước, chàng thị vệ họ Ân theo tên thái giám ra đi. Qua hết cửa cung này tới cửa cung khác, hai người chỉ thấy tứ bề vắng lặng, đượm vẻ lạnh leo và ghê rợn. Xa xa, tiếng chuông trên lầu canh đơn độc dội vào thinh không.
Khi tới gần phòng ngủ của hoàng hậu, họ Ân dừng chân lại bên ngoài để tên thái giám chạy vào trong phục mạng. Đứng một mình, anh chàng họ Ân cảm thấy như đang lên cơn sốt, tứ chi run lên lẩy bẩy, lông tóc như dựng ngược cả lên.
Vài tên thái giám khác từ phía sau chạy tới đứng dưới hàng hiên, tên nào cũng mặt lạnh như tiền, mắt trừng trừng, miệng chẳng nói chẳng rằng. Một lát sau, một cung nữ khoát rộng tấm màn hỏi nhỏ Ân:
- Ai là thị vệ của Kiều Thanh môn?
Anh chàng họ Ân bước tới, miệng đáp:
- Tôi đây!
Người cung nữ nhìn chàng rồi giơ tay ngoắt lại. Họ An tới lúc này thì hốt hoảng đến cực độ rồi. Theo luật triều thì thị vệ ngoài cửa lớn không được phép vào cung, thế mà nay, Ân lại bị gọi vào tận phòng ngủ của hoàng hậu thì làm sao mà chẳng sợ hãi được. Ân theo sát gót người cung nữ bước vào chỉ thấy đèn đuốc sáng choang, khắp nhà đều có lồng kính, khiến ánh đèn phản chiếu càng thêm rực rỡ, hoa cả mắt.
Hoàng hậu lúc đó chỉ còn bận một cái áo ngắn tay da lông chồn, ngồi trên chiếc giường lớn trải toàn nệm gấm. Hoàng đế cũng đang có mặt tại đây. Ngài cũng chỉ mặc một cái áo thường, ngồi trên một chiếc ghế gọi là An Lạc ỷ bọc vải đoạn vàng thêu bằng chỉ gấm.
Chàng thị vệ họ Ân bỏ mũ ra, bò mọp xuống đất, dập đầu tâu xin:
- Hoàng thượng và hoàng hậu thánh an…
Làm lễ đã xong nhưng chàng vẫn cứ quỳ dưới đất căn phòng yên lặng như tờ, chẳng một tiếng động, mà cũng chẳng ai nói một lời. Bỗng thị vệ họ Ân thấy hai cung nữ lôi một người con gái rất đẹp từ sau giường ra, trông có vẻ như một phi tần. Thật đáng thương cho nàng, chỉ mặc có một cái áo mỏng, run lên bần bật, chiếc cổ phấn mịn của nàng máu tươi nhỏ giọt. Nàng vừa khóc vừa bò sát trên mặt đất dập đầu liền liền.
Hoàng hậu nhìn nàng không ngớt cười nhạt. Bà nói:
- Chà! Người đẹp, đẹp lắm! Nhưng cũng quỷ yêu lắm! Mi lừa dối hoàng thượng, giết chết Lan Tần, lần này mi định giết cả ta nữa.
Nói đoạn bà quay lại nói với hoàng đế:
- Bệ hạ không còn tới cung của thiếp nghĩa là không còn tình nghĩa vợ chồng gì nữa, điều đó đối với thiếp cũng chẳng có sao. Nhưng khi ra ngoài, thiếp tưởng bệ hạ cũng nên giữ gìn mới phải chứ! Bệ hạ nghĩ thế nào mà bất cứ những thứ hôi tanh dơ dáy đâu đâu cũng mang về nằm với chúng, bất luận yêu tinh hồ ly nào cũng phong cho làm phi tử, hỏi thiếp làm hoàng hậu còn mặt mũi nào nữa để nhìn ngó thiên hạ? Bệ hạ đừng tưởng mình làm gì ở bên ngoài mà thiếp không biết đâu. Bệ hạ nằm với con yêu này ngày nào, đêm nào thiếp đều ghi c thấy bọn đại thần đều mặc áo da chồn kỵ gió khoác ngoài, ngài hỏi:
- Áo da khoác ngoài kỵ gió của các ngươi phải bao tiền một chiếc?
Cả bọn chả anh nào hồi đáp được, chỉ có mình Tào học sĩ là người duy nhất trả lời được:
- Chiếc áo da khoác ngoài kỵ gió của thần có một lượt, giá chỉ có hai chục lượng bạc.
Đại Quang hoàng đế thở phào một cái, vội khen:
- Rẻ quá! Rẻ quá! Mấy hôm trước, trẫm có một chiếc áo da cáo màu đen, chỉ vì nó rộng quá, và muốn thêm một lớp lót, thế mà khi đưa cho Nội vụ đi sửa, chúng tính những một ngàn lạng bạc kia đấy. Thấy đắt quá, trẫm còn treo đó chưa sửa vội.
Tào học sĩ nghe đoạn, liền tâu:
- Chiếc áo da của thần không lót cả đâu!
Nói đoạn, ông liền cầm vạt áo kéo thếch lên. Mọi người nhìn xem, quả nhiên thấy chiếc áo của ông chỉ có bốn chung quanh mép áo là lót, còn phía giữa, vạt chỉ một lượt đơn mỏng dính.
Đạo Quang hoàng đế cũng nhìn kỹ, rồi buột miệng khen "Tuyệt, và rẻ nữa". Ngài lại còn khen là đẹp, là ấm, cuối cùng ngài gục gặc cái đầu tỏ vẻ chịu lắm và bảo thêm rằng lót hay không lót, kỵ gió hay không kỵ gió, cần gì.
Từ hôm đó, bọn đại thần mặc áo da khoác ngoài đều chẳng anh nào báo anh nào, lột cho bằng hết những tấm lót kỵ gió phía trong. Quan to đã thế thì quan nhỏ cũng phải thế, chẳng mấy chốc nó lan ra như bệnh dịch, người ta chẳng còn thấy cái áo da khoác ngoài nào còn lót nữa.
Đặc biệt có quan tướng quốc Mạc Chương A, bề ngoài ăn mặc đơn bạc, rét run cầm cập, nhưng về nhà thì lại có đến ba thê bốn thiếp. Y còn nuôi thêm một ban nữ nhạc mua vui mỗi khi mời khách chè chén. Đi ngang cổng phủ nhà y, ai lại chẳng nghe những tiếng sênh phách đàn ca. Do đó nhiều vị đại thần thanh liêm chính trực không kết bạn với y.
Phải cái Đạo Quang hoàng đế lại hết sức tín nhiệm y. Ngài thường nói với mọi người rằng y vốn là đại thần cố mệnh của tiên đế, do đó thường nghe lời tâu bầy của y.
Mục tướng quốc vừa khôn lại vừa ngoan. Ở trước mặt hoàng đế y khua môi múa mỏ, tung hứng nịnh hót, khiến ngài "phải lòng" y lúc nào chả biết.
Đạo Quang hoàng đế tuy tín nhiệm Chương A, nhưng Tào học sĩ lại chẳng "khoái" y chút nào. Bởi vậy, hai người thường tranh biện với nhau trước mặt hoàng đế đến nỗi ngài phải ra sức dàn xếp mới ổn thoả được. Mục tướng quốc ngày càng kiêu ngạo, bất luận quan trong quan ngoài nào cũng đều phải tới hiếu kính, nếu không thì dám bị cách tuột chức tước lắm. Do đó trong nhà Mục tướng quốc, thường bọn quan ngoài (quan trấn nhậm ở các tỉnh ngoài kinh đô) thường lui tới chạy chọt, vàng bạc ngọc ngà đem tới nhờ y nhận lo liệu giùm.
Hồi đó có một vị tiến sĩ miền Phúc Kiến tên gọi Lâm Tắc Từ. Từ đã được bổ nhiệm chức Hàng hồ đạo, sau lại làm Giang tô án sát sứ thành Giang Tây tuần phủ.
Lâm Tắc Từ làm quan rất công minh chính trực. Tiếng khen đồn khắp trong ngoài rồi đến tai hoàng đế, thế là Từ được trọng dụng.
Cũng hồi đó thuyền buôn của nước Anh thường chở a phiến tới Trung Quốc để bán. Báo hại người Tầu suốt dọc bờ biền tỉnh Quảng Đông hút phải, thân hình tiều tuỵ, chỉ còn bộ xương bọc da, trông chẳng khác gì quỷ ốm.
Lâm Tắc Từ dâng sớ tâu:
- Nếu không cấm a phiến ắt nước ngày càng suy dân càng ngày càng yếu. Vài chục năm cả nước lẫn dân đều tiêu vong.
Đạo Quang hoàng đế xem xong tờ sớ, rất quan tâm, bèn thăng nhiệm ông làm tổng đốc Lưỡng Quảng, về kinh ấp để bệ kiến. Từ vào chầu, đề đạt rất nhiều kế sách và biện pháp cấm thuốc phiện. Hoàng đế càng lấy làm đắc ý, liền phong luôn cho ông chức "Khâm sai đại thần quan phòng kiểm tra bờ biển Quảng Đông hải khẩu sự vụ, tiết chế Quảng Đông thuỷ sư".
Thế là Lâm Tắc Từ vận bỗng phát nhanh không tưởng tượng nổi. Điều này không đẹp ý Mục Chương A. Đã thế Từ khi lên kinh lại không có "chè lá" cho A nên A càng hậm hực bực tức.
Lâm Tắc Từ đáo nhậm Quảng Đông, tức thì thẳng tay hành động. Ông bắt bọn lái buôn trên thuyền buôn Anh phải trình xuất hai mươi ngàn ba trăm tám mươi thùng thuốc phiện, rồi phóng một mồi lửa đốt cháy rụi.
Người Anh giận lắm, lập tức điều động tàu binh đánh phá miền duyên hải Phúc Kiến, Chiết Giang. Mục tướng quốc nhờ cơ hội này gièm pha họ Lâm tự tung tự tác, làm hỏng việc nước.
A ngầm sai người tới tư thông với người Anh, xúi họ đem tàu binh tiến đánh Quảng Đông. Mặt khác, A còn bảo bọn quan lại tỉnh Quảng Đông về kinh cáo mật.
Có một tên ngự sử người Mãn gọi là Y Thiện, nghe lời xúi của Mục tướng quốc bèn hùng hùng hổ hổ dâng một tờ sớ đàn hặc Lâm Tắc Từ. Mục tướng quốc ở bên cạnh lại đánh trống hoạ vào, khiến Đạo Quang hoàng đế mờ luôn cả đôi mắt.
Ngài hạ một đạo ý chỉ, cách tuột chức tước Lâm Tắc Từ rồi cắt cử Y Thiện đi nhậm chức tổng đốc Lưỡng Quảng.
Y Thiện vừa đáo nhiệm, tức thì giảng hoà với nước Anh ngay, bồi thường bảy triệu, mở toang cửa Quảng Châu, Hạ Môn, Phúc Kiến, Ninh Ba, Thượng Hải để cho bọn ngoại quốc dùng làm tô giới. Nhưng người Anh đâu có chịu thôi. Họ đòi bắt Lâm Tắc Từ để trị tội. Mục Chương A đưa ra một ý, thay hoàng đế hạ một đạo thánh chỉ tống Lâm Tắc Từ sang mãi Tân Cương sung quân.
Việc này khiến một vị đại học sĩ nổi giận. Vị này tên gọi Vương Đĩnh, Đĩnh thấy Từ là một vị đại trung thần, bỗng dưng chịu cảnh oan ức, đã có đôi lời cãi lý với Mục tướng quốc ngay tại triều đình. Nhưng Đĩnh muốn nói thì cứ nói, A vẫn làm thinh, không nghe. Có một hôm, Đĩnh với A đều được vời vào trong thư phòng để bệ kiến. Vừa thấy mặt A, Đĩnh vụt cả giận, lớn tiếng quát hỏi:
- Lâm Tắc Từ vốn là một vị đại trung thần. Tại sao người lại cố tình dối hoàng đế để buộc y phải sung quân đi Tân Cương? Ngươi chỉ là một tên gian thần đả đây. Này nhé nhé, bốn đêm nằm ở Kinh sự phòng, có đúng không? Ba đêm ngủ ở Ngọ bị sở, có phải không? Bốn đêm nằm ở Lục âm xứ và bốn đêm nữa ngủ ở Ngự thư phòng, đúng thật cả không? Bệ hạ ngủ với con yêu này, thôi cũng xong đi, nhưng tại sao lại giết Lan Tần, tại sao lại quên hết cả bọn phi tần, chẳng thèm triệu hạnh một đứa nào?
Càng nói, hoàng hậu càng tức giận. Rồi bà giơ thẳng cánh đập xuống bàn đánh thình một cái. Đạo Quang hoàng đế ngồi trong chiếc ghế bành, cúi đầu xuống, chẳng dám hé môi. Bỗng hoàng hậu cất tiếng gọi thị vệ họ Ân:
- Ngươi có dám giết người không?
Họ Ân đang quỳ bên, nghe câu hỏi đó, liền tự nhủ mình vốn con nhà thi thư, suốt ngày cặm cụi với sách đèn làm sao mà "dám" được. Chàng vừa định đáp lời hoàng hậu nhưng lại nhớ tới cái chức võ quan hiện đang giữ thì sao dám nói mình không dám. Thế là bèn vội quỳ xuống dập đầu đáp gọn:
- Dám ạ!
Hoàng hậu gật đầu khen:
- Tốt lắm!
Vừa nói xong hai tiếng đó, bà đã lấy tay chỉ người con gái quỳ dưới đất bảo mau kéo nàng ra, đem giết. Anh chàng thị vệ họ Ân giật nảy mình, hồn phách như bay bổng lên mây.
Người con gái nọ cũng bạt vía bay hồn, mặt mày xám ngoét hẳn lại. Nàng chỉ còn biết dập đầu liền liền trên mặt đất đề xin tha. Họ Ân thấy vậy, lòng cũng se lại dập đầu tâu:
- Người con gái này tội đáng chết. Song cung cấm không phải là nơi giết người, cầu xin hoàng hậu giao người con gái này cho nô tài đưa ra nội vụ thẩm vấn định tội.
Không ngờ khi nghe xong, hoàng hậu lại càng tức giận.
Bà vỗ bàn đập ghế quát:
- Mi nói gì vậy hả? Mi là ai mà dám kháng chỉ? Mi có giao tình với con yêu tinh này phải không? Còn nói nữa, cả mi ta cũng chém luôn đấy, nghe chưa? Mi bảo cấm cung không phải là nơi giết người, thế tại sao Lan Tần lại bị Vương thị vệ giết chết? Đừng tưởng chỉ có hoàng thượng còn ta đây không giết được người. Huống hồ con yêu này lại không phải là phi tần cung nữ gì, thị vốn chỉ là con đào hát dâm tiện của nhà Mục Chương A. Chỉ có Hoàng đế của tụi mi bất thành nhân cách, mang vào cung, nên thị mới tác yêu tác quái được. Nay ta bảo mi giết thì phải giết ngay. Cái đồ khốn nạn ấy giao cho nội vụ thẩm vấn để làm gì chứ?
Thị vệ họ Ân nghe một hơi như vậy, biết không còn cách gì nữa, đành kéo người con gái đi ra.
Đáng thương cho Nhị Hương, khóc đến sưng mắt, máu lệ thấm ướt cùng mình. Nàng nắm chặt lấy chéo áo của thị vệ Ân xin cứu mạng cho mình. Chàng họ Ân lúc đó đành dùng cả hai tay nắm chặt lấy cánh tay nàng lôi mãi mới ra khỏi được tẩm cung.
Trong khuôn viên, ánh trăng mờ in bóng hai người trên thảm cỏ. Nhị Hương quỳ xuống đất dập đầu vừa khóc, vừa xin tha mạng. Nhưng đến lúc này, chàng thị vệ họ Ân đã rơi vào thế không làm không được. Chàng nhắm nghiền đôi mắt, cắn chặt hai hàm răng, một tay tuốt cây bội đao, một tay nắm chặt lấy lọn tóc Nhị Hương, rồi cứ nhè cổ nàng mà chém mãi.
Lúc đầu, còn nghe tiếng nàng kêu la inh ỏi sau không thấy gì nữa, chàng họ Ân mới dám mở mắt ra. Đầu Nhị Hương chưa đứt hẳn mà vẫn còn lủng lẳng trước ngực. Ân bèn đem hết sức bình sinh cắt mạnh một nhát. Tay cầm đầu Nhị Hương mà hồn Ân ở mãi tận đâu đâu. Ân cúi xuống nhìn thi thể người con gái nằm sõng sượt dưới chân rồi nhìn quanh, thấy không có bóng ai, bèn quỳ xuống đất, hướng về thây ma, vừa lạy vừa lẩm bẩm khấn khứa:
- Tiểu tử xin cầu khẩn cho hương hồn nàng mau lên trên thiên giới. Nàng đừng oán hận tiểu tử đã nhẫn tâm giết hại nàng. Đấy là do hoàng hậu bức bách, tiểu tử bất đắc dĩ phải làm điều ác, không còn cách nào khác đó thôi. Chỉ xin nàng nhận cho tiểu tử này mấy lạy để tỏ lòng Ân hận.
Khấn xong, vừa lúc một tên tiểu thái giám xuất hiện, giục Ân trở về phục chỉ. Ân vội xách chiếc đầu trở về cung. Hoàng đế nhìn cái đầu cũng lệ nhỏ như tuôn. Hoàng hậu cho phép Ân lui ra, lúc đó Ân mới dám thở phào.
Anh chàng thị vệ họ Ân về tới cửa Kiều Thanh môn, vừa lúc ban thị vệ trực đổi phiên. Họ Ân liền chạy vội ra cửa Kiều Thanh, thấy bọn thị vệ đang nhắm rượu với đĩa thịt luộc sau khi tế bà chúa Vạn Lịch má má.
Vạn Lịch má má là ai mà lại có đền thờ? Đó chính là bà thái hậu Vạn Lịch nhà Minh. Người ta kể lại rằng dưới triều Minh, niên hiệu Vạn Lịch, Thanh thái tổ đem quân đánh phủ Ninh bị quân Minh bắt được, giam trong lao phủ. Quân Thanh vội đưa mười vạn dạng bạc đút lót cho một viên thái giám để hắn cầu khẩn Vạn Lịch thái hậu xin Vạn Lịch hoàng đế thả Thanh thái tổ về nước. Từ đó nhà Thanh hết sức cảm kích ân đức của bà và nghĩ tới ân đức xưa, bèn xây một cái miếu ba gian ngay tại góc đông bắc Tử Cấm thành, trong đặt bài vị Vạn Lịch thái hậu. Người trong cung ai cũng gọi bà là Vạn Lịch má má.
Theo lệnh của Thanh thái tổ truyền lại thì mỗi năm ba trăm sáu mươi lăm ngày, trong cung đều phải đem mỗi ngày hai con heo đến tế lễ tại đây. Người trông coi miếu là một bà già. Hằng ngày cứ vào lúc giờ Dậu hai khắc, bà già này lại đánh một chiếc xe không ra ngoài thành. Rồi ba khắc đồng hồ sau, bà ta đánh xe về, trên chở hai con heo, tới cửa Đông Hoa môn, chờ khi mở cửa, cho xe thủng thẳng đi vào, trên xe không treo đèn, chỉ có lớp vải xanh vây chung quanh. Một viên quan lễ bộ giơ cao ngọn đèn hình tròn làm bằng lụa theo chiếc xe cùng vào. Tiếp đó còn có các bộ viện, nha môn, các viên quan đệ tấn, cùng các viên quan tập biền ở các tỉnh bước theo để vào triều phòng (căn phòng dành cho các quan đợi giờ vào chầu vua trong cung).
Theo quy lệ của cung Thanh thì trong Tử Cấm thành không được thắp đèn. Chi có tấn sự quan, giảng quan được dùng đèn và ở Nam Thư phòng được đốt đèn mà thôi. Các quan muốn vào triệu bệ kiến đều phải đứng đợi ngoài cửa Đông Hoa môn. Khi thấy một chiếc đèn cầm tới, tức thì họ ráp thành một cái đuôi dài, lũ lượt tiến vào Tử Cấm thành.
Bà già nọ đánh xe heo, sau khi qua khỏi Đông Hoa m-b" onClick="noidung1('noidung.aspx?tid=2qtqv3m3237nmntntn1n31n343tq83a3q3m3237nvn0n0n')">Hồi 101

Truyện Thanh Cung Mười Ba Triều Tập 1 - Hồi 1 Hồi 2 Hồi 3 Hồi 4 Hồi 5 Hồi 6 Hồi 7 Hồi 8 Hồi 9 Hồi 10 Hồi 11 Hồi 12 Hồi 13 Hồi 14 Hồi 15 Hồi 16 Hồi 17 Hồi 18 Hồi 19 Hồi 20 Hồi 21 Hồi 22 Hồi 23 Hồi 24 Hồi 25 Hồi 26 Hồi 27 Hồi 28 Hồi 29 Hồi 30 Hồi 31 Hồi 32 Hồi 33 Hồi 34 Hồi 35 Hồi 36 Hồi 37 Hồi 38 Hồi 39 Hồi 40 Hồi 41 Hồi 42 Hồi 43 Hồi 44 Hồi 45 Hồi 46 Hồi 47 Hồi 48 Hồi 49 Hồi 50 Hồi 51 Hồi 52 Hồi 53 Hồi 54 Hồi 55 & 56 Hồi 57 Hồi 58 Hồi 59 Hồi 60 Hồi 61 Hồi 62 Hồi 63 Hồi 64 Hồi 65 Hồi 66 Hồi 67 Hồi 68 Hồi 69 Hồi 70 Hồi 71 Hồi 72 Hồi 73 Hồi 74 Hồi 75 Hồi 76 Hồi 77 Hồi 78 Hồi 79 Hồi 80 Hồi 81 Hồi 82 Hồi 83 Hồi 84 Hồi 85 Hồi 86 Hồi 87 Hồi 88 Hồi 89 Hồi 90 Hồi 91 Hồi 92 Tập II - Hồi 93 Hồi 94 Hồi 95 Hồi 96 Hồi 97 Hồi 98 Hồi 99 Hồi 100 Hồi 101 Hồi 102 Hồi 103 Hồi 104 Hồi 105 Hồi 106 Hồi 107 Hồi 108 Hồi 109 Hồi 110 Hồi 111 Hồi 112 Hồi 113 Hồi 114 Hồi 115 Hồi 116 Hồi 117 Hồi 118 Hồi 119 Hồi 120 Hồi 121 Hồi 122 Hồi 123 Hồi 124 Hồi 125 Hồi 126 Hồi 127 Hồi 128 Hồi 129 Hồi 130 Hồi 131 Hồi 132 Hồi 133 Hồi 134 Hồi 135 Hồi 136 Hồi 137 Hồi 138 Hồi 139 Hồi 140 Hồi 141 Hồi 142 Hồi 143 Hồi 144 Hồi 145 ('tuaid=9552&chuongid=105">Hồi 106 Hồi 107 Hồi 108 Hồi 109 Hồi 110 Hồi 111 Hồi 112 Hồi 113 Hồi 114 Hồi 115 Hồi 116 Hồi 117 Hồi 118 Hồi 119 Hồi 120 Hồi 121 Hồi 122 Hồi 123 Hồi 124 Hồi 125 Hồi 126 Hồi 127 Hồi 128 Hồi 129 Hồi 130 Hồi 131 Hồi 132 Hồi 133 Hồi 134 Hồi 135 Hồi 136 Hồi 137 Hồi 138 Hồi 139 Hồi 140 Hồi 141 Hồi 142 Hồi 143 Hồi 144 Hồi 145 Hồi 146 Hồi 147 Hồi 148 Hồi 149 Hồi 150 Hồi 151 Hồi 152 Hồi 153 Hồi 154 Hồi 155 Hồi 156 Hồi 157 Hồi 158 Hồi 159 Hồi 160 Hồi 161 Hồi 162 Hồi 163 Hồi 164 Hồi 165 Hồi 166 Hồi 167 Hồi 168 Hồi 169 Hồi 170 Hồi 171 Hồi 172