Dịch giả: Dương Tường
Chương 106

Một ngày chủ nhật mấy tháng trước, hai vợ chồng mexừ Marê đi lễ nhà thờ về và ông chủ gần như lập tức rung chuông kêu Matilđa bảo gọi Tôm ra đằng cổng tiền.
Niềm vui thích của ông chủ lộ ra cả trên mặt lẫn trong giọng nói khi ông bảo Tôm rằng mexừ Eđuyn Hâut, chủ xí nghiệp bông Hâut, đã gửi thư cho ông nói rằng bà Hâut gần đây có xem một số đồ sắt tinh tế do Tôm làm và bà rất thích, rằng bà đã vẽ một bản thiết kế lưới sắt trang trí cửa sổ, mong Tôm thực hiện sớm cho và đem lắp ở ngôi nhà "Thích Hòe Viên" của họ.
Với một tấm giấy thông hành do mexừ Marê cấp, sáng hôm sau Tôm cưỡi la đến xem bản vẽ và đo các cửa sổ. Mexừ Marê đã bảo anh không phải băn khoăn về bất kỳ việc gì đợi ở lò rèn và dặn rằng tốt nhất là theo con đường Ho Rivơ đến thị xã Grêơm, rồi con đường Grêơm đến nhà thờ Belơmơnt, đến đó rẽ tay phải, đi bộ hai dặm nữa sẽ thấy tòa lâu đài trang nhã của gia đình Hâut, không trệch đi đâu được.
Tôm tới nơi và xưng danh với một người da đen làm vườn, người ta bảo anh chờ ở gần bậc thềm đằng trước. Lát sau, đích thân bà Hâut ra hồ hởi khen sản phẩm trước đây của Tôm mà bà đã được xem và đưa anh coi các bản vẽ của bà về một kiểu lưới sắt cửa sổ hình mắt cáo với dây leo và lá sum suê che phủ. Tôm nghiên cứu kỹ các bản vẽ và nói: "Tui tin có thể làm được, chí ít tui cũng gắng hết sức mình thưa bà". Nhưng anh chỉ ra rằng, với nhiều cửa sổ cần lưới sắt như thế, mà tất cả đều đòi hỏi công phu lắt nhắt từng li từng tí thì có thể phải mất hai tháng mới hoàn thiện được. Bà Hâut nói bà rất hài lòng nếu công việc có thể xong trong thời gian đó và sau khi giao cho Tôm giữ các bản vẽ để theo đó mà làm, bà để anh tiến hành công việc khởi đầu cần thiết là đo đạc cẩn thận các kích thước của hàng bao nhiêu cửa sổ.
Đến đầu giờ chiều, Tôm đang làm việc ở các cửa sổ trên gác nhìn ra một hàng hiên thì linh tính báo cho anh là có người nhìn mình; quay ngoắt lại, anh chớp chớp mắt như bị quáng trước vẻ xinh đẹp kỳ lạ của một cô gái da màu đồng, tay cầm chiếc giẻ lau, đang lặng lẽ đứng ngay ở khung cửa sổ mở cạnh đấy. Mặc một bộ đồng phục nữ hầu phòng đơn sơ, mớ tóc đen quận thành một búi lớn phía sau đầu, cô nhìn lại Tôm một cách điềm đạm và nồng nhiệt. Duy chỉ nhờ cái bẩm tính kín đáo, Tôm mới đủ sức giấu nổi cái phản ứng giật đánh thót tận trong lòng khi anh cố trấn tĩnh và vội vàng bỏ mũ, bật ra một tiếng: "Chào cô!".
"Chào ông!" cô đáp lại, lóe sáng một nụ cười, và chừng đó, cô biến mất.
Cuối cùng, rong ruổi trên mình la trở về đồn điền Marê, Tôm ngạc nhiên và bứt rứt thấy rằng mình không sao xua nổi hình ảnh cô gái khỏi tâm trí. Đêm ấy, nằm trên giường, như một ánh chớp, anh vụt nghĩ: thậm chí mình chưa biết tên cô ta là gì. Anh đoán cô độ mười chín hoặc có thể hai mươi tuổi. Cuối cùng anh chập chờn ngủ, rồi lại thức giấc để tự hành hạ mình với ý nghĩ là người xinh đẹp như cô ắt phải có chồng rồi hoặc đang bắt nhân tình với ai là cái chắc.
Làm những khung lưới cơ bản, hàn bốn thanh sắt bẹt cắt sẵn cho thật nhẵn nhụi bằng phẳng thành những hình chữ nhật vừa cỡ cửa sổ, chỉ là công việc thông thường. Sau sáu ngày làm phần việc đó, Tôm bắt đầu ấn những que nung sáng trắng qua bộ đồ giảm khối gồm những đê lỗ nhỏ dần cho đến khi thành những sợi không to hơn những dây bìm bìm hay kim ngân. Sau khi đã nung thí nghiệm và uốn nhiều sợi đó theo các kiểu khác nhau mà vẫn chưa vừa ý, Tôm bắt đầu những cuộc đi dạo sớm tinh mơ, xem xét thật kỹ những đường uốn duyên dáng và những chỗ giao nhau của các loại dây leo cụ thể. Sau đó, anh cảm thấy những cố gắng sao chép của mình có kết quả mỹ mãn hơn.
Công việc tiến triển tốt, trong khi mexừ Marê hằng ngày phải giải thích cho khách hàng đôi khi nổi nóng rằng Tôm chỉ có thể nhận những việc sửa chữa đột xuất khẩn cấp nhất, từ giờ cho đến khi gã hoàn thành một công việc quan trọng cho ông Eđuyn Hâut và điều đó làm nhụt sự bất bình của số đông. Mexừ Marê, rồi bà Marê thường đến cửa hàng quan sát, rồi đưa bạn bè ghé thăm, dần dà có khi tám đến mười người trong bọn họ cứ lặng lẽ đứng xem Tôm làm việc. Miệt mài với công việc nghề nghiệp của mình, Tôm cho rằng mình thật may mắn biết bao, ở chỗ là thậm chí mọi người dường như sẵn sàng để cho mấy anh thợ rèn mải mốt làm việc, lờ mình đi. Anh ngẫm nghĩ về việc phần lớn những gã nô lệ mang đồ của chủ đến cho anh chữa, đều có vẻ rầu rĩ. Hoặc giả có khi họ bô bô trò chuyện với nhau quanh cửa hàng, nhưng hễ có người da trắng xuất hiện, là lập tức tất cả đều nhe răng cười, lúng ta lúng túng, hoặc bắt đầu giả ngô giả ngọng như, thực tế, trước đây Tôm vẫn thường bối rối kết luận thầm trong bụng về ông bố Joóc-Gà đội mũ quả dưa, ăn nói khoa trương của mình.
Tôm càng cảm thấy may mắn hơn ở chỗ anh thành thật thú vị được đắm mình – thậm chí tới một mức độ biệt lập – trong cái thế giới nghề rèn. Trong khi anh làm những lưới sắt cửa sổ từ sáng sớm đến lúc không nhìn rõ gì nữa, những suy nghĩ riêng tư lan man thường choán hết tâm trí anh, có khi hàng mấy giờ liền trước khi anh lại bất chợt thấy mình nghĩ tới cô gái hầu phòng xinh xinh anh đã gặp.
Làm những chiếc lá cho lưới sắt cửa sổ là thử thách gay nhất của anh. Tôm đã nhận thức thấy điều đó từ lúc đầu tiên bà Hâut đưa anh coi bản vẽ. Anh lại đi dạo, lần này nghiên cứu thật kỹ những chiếc lá thật trong tự nhiên. Nung đi nung lại những miếng sắt vuông chiều một "insơ", dùng chiếc búa nặng vuông mặt nện bệt thành những lá mỏng tinh tế, cuối cùng anh lấy kéo cắt ra thành hàng chục hình trái tim lớn. Vì kim loại dát mỏng như thế có thể mau chóng cháy rực và hỏng nếu lò rèn quá nóng, nên anh hết sức cẩn thận thụt đôi bễ làm lấy, thoăn thoắt cặp mỗi lá sắt mỏng nung đỏ mặt lên đe và khéo léo gò thành hình vành lá bằng những nhát đập nhanh nhẹ của chiếc búa nhọn đầu nhẹ nhất của anh.
Bằng những mối hàn phức tạp, Tôm điểm những vấu lá tinh tế và sau đó gắn cuống vào những dây leo. Anh cảm thấy đắc ý là không có cái nào giống hệt cái nào, đúng như anh đã quan sát thấy trong tự nhiên. Sau cùng, vào tuần lễ thứ bảy làm việc khẩn trương, Tôm hàn những dây leo sum suê lá của mình vào đúng chỗ trên những khung lưới sắt cửa sổ đang nằm đợi.
"Tôm, mẹ tiêng bố, thật nom dư nó mọc lên ở đâu í!" Matilđa kêu lên, kinh phục nhìn trân trân vào tác phẩm của con trai. Kitzi-bé cũng trầm trồ không kém mấy, cô ta hiện đang công khai làm duyên với ba gã nô lệ cục mịch ở địa phương. Cả đến các em trai của Tôm và mấy cô vợ – hiện giờ chỉ còn Asfođ và Tôm là độc thân – cũng phóng những cái nhìn lồ lộ như tấm gương phản chiếu niềm kính trọng tăng lên của họ đối với anh. Vợ chồng mexừ Marê phải cố gắng lắm mới kìm nổi mức độ vui thích cũng như hãnh diện, có được một tay thợ rèn như vậy.
Trong chiếc xe tải chất đầy lưới thép cửa sổ, Tôm rong ruổi một mình đến đại sảnh của gia đình Hâut để lắp dựng. Khi anh giơ một chiếc lên cho bà Hâut xem, bà suýt xoa, vỗ tay, vui thích ngây ngất, gọi cô con gái dạy thì cùng mấy cậu con trai lớn tình cờ cũng ở đấy ra coi và tất cả bọn họ tức thì xúm lại khen ngợi Tôm.
Ngay lập tức, anh bắt đầu lắp dựng. Sau hai tiếng đồng hồ, các lưới sắt cửa sổ dưới nhà đã đâu vào đấy, càng làm tăng sự ngưỡng mộ của các thành viên gia đình Hâut, cũng như nhiều người trong số nô lệ; anh đoán những tiếng xì xào về nỗi vui thích của bà chủ họ đã lan truyền nhanh chóng và họ bèn chạy đến xem tận mắt. Cô ta đâu nhỉ? Câu hỏi đó khiến Tôm căng thẳng trong khi một cậu con trai ông bà Hâut dẫn anh qua phòng giải lao bóng loáng của nhà dưới, lên chiếc cầu thang lượn cong để đặt nốt những lưới sắt còn lại vào các cửa sổ hàng hiên tầng hai.
Đây đúng là cái chỗ cô ấy đã đứng lần trước. Liệu anh có thể nói cách nào và hỏi ai để biết cô là ai, cô ở đâu, thân phận ra sao, mà không tỏ ra quá mức quan tâm, tò mò? Trong nỗi thất vọng của mình, Tôm làm việc lại càng nhanh hơn, phải làm xong sớm mà ra về thôi, anh tự nhủ.
Anh đang đặt tấm lưới sắt cửa sổ thứ ba trên gác thì đây, sau những tiếng chân bước dồn, cô hiện ra, mặt đỏ bừng gần như hụt hơi vì chạy vội. Anh cứ đứng ngây, lưỡi cứng lại.
"Chào ông Marê"  Anh giật mình nhận ra là cô hẳn không biết đến "Liơ" mà chỉ biết anh hiện là người của mexừ Marê nào đó. Anh vụng về bỏ chiếc mũ rơm ra khỏi đầu.
"Chào cô Hâut...".
"Đang ở dưới nhà sấy sấy thịt, nghe nói ông ở đây...". Luồng mắt cô lia tới chỗ chiếc lưới sắt cửa sổ anh vừa đặt vào vị trí. "Ôi, đẹp ơi là đẹp!" cô thì thào. "Đi qua chỗ bà chủ Emili dưới nhà rành là cứ rối rít lên về dững cái ông làm".
Anh liếc nhìn chiếc khăn làm đồng quấn trên đầu cô. "Tui cứ ngỡ cô làm hầu phòng..." Nghe chừng đó là một điều thất thố nên không nói.
"Em thích làm dững thứ khác nhau, và họ để cho em làm", cô nói, đưa mắt nhìn quanh. "Em chỉ chạy lên đây một phút thôi, tốt hơn là nên quay về làm việc, cả ông cũng thế..."
Anh cần phải biết thêm nữa, chí ít là tên cô. Anh hỏi cô.
"Airin", cô nói, "Họ gọi em là Rini". "Thế tên ông là gì?".
"Tôm", anh đáp. Như cô đã nói, cả hai phải trở về công việc. Anh cần liều một nước cờ. "Cô Airin, cô có... có... đang bầu bạn mấy người nào không?".
Cô nhìn anh thật lâu, thật nghiêm khắc đến nỗi anh biết là mình đã lỡ lời ghê gớm. "Xưa nay, em chưa bao giờ mang tiếng là không nói thật ý mình ông Marê ạ. Lần trước thấy ông quá rụt rè, em đã sợ ông không dám đến nói chuyện mấy em nữa".
Tôm tưởng có thể ngã nhào khỏi hàng hiên.
Từ đó, anh bắt đầu xin mexừ Marê mỗi chủ nhật cấp cho một giấy thông hành cả ngày, đồng thời cho phép anh dùng chiếc xe la. Anh cũng bảo với gia đình rằng anh đi sục các rệ đường kiếm những đồ kim loại vứt bỏ để bổ sung thêm đống sắt vụn ở cửa hiệu rèn của mình. Hầu như bao giờ anh cũng tìm được một cái gì đó có ích trong khi đánh xe theo các lối khác nhau trong chặng hành trình khứ hồi, mỗi chiều mất khoảng hai tiếng, để đến gặp Airin.
Không riêng cô mà những người khác anh gặp ở xóm nô của gia đình Hâut đều tiếp đãi anh hết sức nồng hậu, không thể hơn được. "Anh nhút nhát thế, khéo tay dư anh thì người nào chả ưa", Airin thật thà nói với anh. Họ thường đi xe đến một chỗ nào tương đối kín đáo ngay gần đấy, rồi Tôm tháo la, thả dài dây buộc cho nó gặm cỏ trong khi hai người đi dạo, phần lớn chỉ toàn Airin nói.
"Bố em là người Inđơn. Bố tên Hiliơn, là mẹ biểu thế. Thành thử da em mầu dư vậy", Airin tự ý nói ra một cách thản nhiên. "Dạo xưa, mẹ em chạy trốn khỏi một ông chủ thật hèn mạt, rồi có một số người Inđơn bắt được mẹ trong rừng đưa về làng họ, ở đó mẹ em gặp bố em và đẻ ra em. Em chưa nhớn được mấy tí thì người da trắng đánh vào làng giết chóc, bắt mẹ em và mang chúng em về giả ông chủ cũ. Mẹ biểu ông í đánh mẹ đau lắm rồi đem bán hai mẹ con em cho một lái buôn nhọ, rồi mexừ Hâut mua mẹ con em, thật là may vì họ là người rất tốt...” Mắt cô nheo lại. “Phải, chí ít cũng thường thường là thế. Dù sao, mẹ em vẫn làm công việc giặt là quần áo cho họ suốt đến khi mẹ ốm rồi chết cách đây bốn năm và từ đấy em ở luôn đây. Bi giờ, em mười tám tuổi, sang năm mới là mười chín...”. Cô nhìn Tôm với cái vẻ thẳng thắn của mình “Anh bao nhiêu tuổi?”
“Hăm bốn” Tôm nói.
Đến lượt mình kể cho Airin nghe những sự việc chủ yếu về gia đình, Tôm nói rằng cho đến nay họ chỉ biết rất ít về cái vùng Bắc Carôlina này. Nơi họ đã bị mang đến bán.
“Nầy”, cô nói, “em đã lượm được ói chuyện vì rằng là gia đình Hâut là dững người quan trọng đáo để, cho nên người nà “Nhưng những điều như vậy vẫn còn xảy ra. Cho nên, chớ có đi đâu khuất khỏi tầm mắt của những người mày tin cậy. Và khi mày ra đây chăn dê, đừng có bao giờ để chúng đi xa đến độ có thể phải xục vào rừng sâu tìm chúng, kẻo rồi gia đình mày có bữa chẳng gặp lại được mày đâu.”
Trong khi Kunta đứng run lên vì sợ, Tumani nói thêm rằng ngay cả nếu nó không bị một con mèo lớn hoặc một tên tubốp bắt, nó vẫn có thể mắc chuyện lôi thôi nếu một con dê tách khỏi bầy, và một khi chú dê đào tẩu vào khu trại mạch kê và lạc của một người nào đó gần đấy, thì đừng hòng bắt lại được. Và một khi cả người lẫn chó đều đổ đi tìm, bầy đàn còn lại có thể chạy theo con dê lạc, mà dê đói thì thậm chí có thể phá hoại cánh đồng của một nông dân nhanh hơn là khỉ đầu chó, linh dương hoặc lợn rừng nữa kia.
Đến trưa, khi Tumani chia một suất ăn mẹ nó đã gói cho nó với Kunta, thì toàn thể bọn trẻ mới bước vào lứa kafô thứ hai đã nuôi trong lòng một niềm kính trọng lớn hơn đối với lũ dê từ xưa tới nay vẫn quanh quất ở bên chúng. Ăn xong, mấy đứa trong lứa kafô của Tumani nằm kềnh ra dưới bóng những cây nhỏ gần đấy và số còn lại đi loanh quanh bắn chim bằng những cây súng bật học trò chưa được thử thách của mình. Trong khi Kunta và các bạn cố canh giữ đàn dê, bọn lớn hét lác, lúc dặn dò, lúc mắng mỏ và ôm bụng cười khi thấy tụi nhỏ cuống cuồng la lối và xông tới bất cứ con dê nào ngóc đầu lên nhìn xung quanh. Lúc nào Kunta không rượt theo dê, thì lại đưa mắt nơm nớp nhìn về phía rừng, đề phòng trường hợp có con gì rình mò ở đó định ăn thịt nó.
Xế chiều, khi dê sắp no cỏ, Tumani gọi Kunta đến chỗ nó và nghiêm nghị nói: “Mày muốn tao phải kiếm củi thay cho mày đấy phỏng?” Đến lúc đó, Kunta mới nhớ ra là đã bao lần nó thấy bọn chăn dê chiều chiều trở về, mỗi đứa đều đội một bó củi để đóng góp vào đống lửa ban đêm của làng. Vừa phải để mắt đến đàn dê, vừa phải coi chừng phía rừng, Kunta và các bạn chỉ có thể chạy quanh tìm kiếm và bứt những bụi rậm, nhặt những nhánh cây nhỏ rơi xuống đất đã đủ nỏ để cháy tốt. Kunta chất số củi của mình thành một mớ mà nó cho là vừa sức, có thể đội lên đầu được, nhưng Tumani liền giễu và ném thêm vào mấy que nữa. Rồi Kunta lấy một sợi dây leo xanh, mảnh buộc mớ củi lại, trong bụng không chắc đã nhấc nổi nó lên đầu, chưa kể còn phải đi cả quãng đường từ đó về làng.
Dưới con mắt quan sát của bọn lớn, Kunta và các bạn nó cũng tìm được cách nâng những bó củi lên đầu và bước thấp bước cao theo chân lũ chó uôlô và đàn dê, những con vật này lại thuộc đường về nhà hơn là toán mục đồng mới. Giữa tiếng cười chế giễu của bọn lớn, Kunta và những đứa kia cứ níu chặt lấy bó củi trên đầu để giữ cho nó khỏi rơi. Chưa bao giờ Kunta thấy làng mình đẹp hơn lúc này, vì nó đã mệt thấu xương; nhưng chúng vừa mới bước vào bên trong cổng làng, bọn lớn đã làm rầm rĩ ỏm tỏi lên, nào quát tháo ra lệnh, nhắc nhở dè chừng, nào nhảy chồm chồm xung quanh, sao cho tất cả những người lớn ở trong trong tầm nhìn và tầm nghe đều biết rằng chúng đang hoàn thành nhiệm vụ và cái ngày huấn luyện những thằng nhóc vụng về này quả là một thực nghiệm hết sức vất vả đối với chúng. Dù sao bó củi của Kunta cũng an toàn đến được sân nhà arafang Brima Xêxay, mà sáng hôm sau, Kunta và lứa kafô mới của nó sẽ bắt đầu theo học.
Ngay sau khi ăn sáng, các chú mục đồng mới - mỗi đứa hãnh diện mang một tấm bảng gỗ, một cái bút lông chim và một đoạn tre đựng bồ hóng để hòa với nước làm mực - hồi hộp kéo nhau vào sân trường. Coi chúng thậm chí còn ngu xuẩn hơn những con dê của chúng, arafang ra lệnh cho bọn trẻ ngồi xuống. Vừa nói dứt lời, ông đã bắt đầu giáng cây thước gỗ vào bọn chúng, làm chúng nháo nhác vì biểu hiện đầu tiên của chúng để tuân thủ mệnh lệnh ông không nhanh chóng như ông muốn. Mặt cau có giận dữ, ông đe chúng thêm rằng chừng nào chúng còn học lớp ông, bất cứ đứa nào làm một tiếng động nhỏ, trừ trường hợp xin phép nói, sẽ ăn roi nữa – ông dữ tợn vung roi vào mặt bọn chúng – và sẽ bị đuổi về nhà với bố mẹ. Và hình phạt đó cũng sẽ áp dụng với bất cứ đứa nào đến lớp muộn, giờ học được ấn định vào sau bữa điểm tâm và cả ngay sau khi chúng lùa dê trở về.
“Các con không còn là trẻ nít nữa và bây giờ các con có những trách nhiệm rồi.” arafang nói. “Hãy lo làm tròn những trách nhiệm ấy.” Sau khi quy định những kỷ luật ấy, ông thông báo rằng giờ học chiều hôm ấy, chúng sẽ bắt đầu nghe ông đọc một số câu kinh Koran mà chúng phải nhớ và đọc thuộc lòng trước khi học sang những môn khác. Rồi ông cho chúng ra về, khi bọn học trò lớn hơn - những mục đồng cũ - bắt đầu tới. Tụi nầy ngó bộ còn sợ sệt hơn cả lứa kafô của Kunta nữa kia, bởi vì đó là ngày thi kiểm tra kết thúc của chúng về khoa mục đọc thuộc lòng kinh Koran và viết chữ Arập, kết quả của đợt kiểm tra này sẽ có ảnh hưởng quyết định đến việc chúng được chính thức chuyển qua cương vị lứa kafô thứ ba.

Truyện Cội Rễ LỜI NHÀ XUẤT BẢN o to cũng đều đến thăm, thế là em hầu hạ cơm nước rón ra rón rén và em có tai để nghe ngóng chứ lị”.
“Họ biểu dững cụ kỵ của phần đông dân da trắng ở quận Alơmenx là ở Penxylvaniơ đến đây từ lâu trước khi có cái cuộc chiến tranh cách mệnh í, dạo í chưa có mấy ai quanh đây trừ dững người Inđơn Xixipo. Có người gọi họ là dân Xăcxapa. Cơ mà lính Anh giết họ sạch trơn, kỳ đến chỉ độc chọi sông Xắcxapo bi giờ là còn cái tên í...” Airin nhăn mặt, “Ông chủ em biểu họ đã trốn cực khổ, vượt qua biển và đến chật ních Penxylvaniơ đến nỗi dững người Anh cai quản thuộc địa bố cáo là tất cả đất họ muốn bán ở cái phần Bắc Calini nầy không đầy hai xu một “âycơ”. Thế, ông chủ biểu không biết cơ man nào là người Quêicơ, người Xcốt Ailen thuộc giáo hội trưởng lão, người Đức theo thuyết Lute, nhét tất cả dững gì có thể nhét vào dững xe tải phủ kín, khắp dững thung lũng Cambơlen và Sinanđo. Ông chủ biểu cơ hồ kéo dài tới bốn trăm dặm. Họ mua đất cơ chừng nào có thể và bắt đầu đào bới, khai khẩn vỡ hoang và trồng cây, hầu hết chỉ là dững trại nhỏ họ tự cầy cấy dư một số đông người da trắng ở quận nầy vẫn còn làm thế. Thành thử không có nhều nhọ dư ở dững nơi đồn điền to”.
Chủ nhật sau, Airin đưa Tôm đến xem nhà máy bông của ông chủ cô ở bên bờ con sông nhỏ Alơmenx, hãnh diện như thể cái nhà máy lẫn gia đình Hâut là của cô vậy.
Sau mỗi tuần lao động vất vả, hoàn thành hàng mấy chục công việc gò rèn, Tôm khát thèm từng ngày chủ nhật khi chiếc xe la lăn bánh qua những dặm đường dọc những hàng rào bao quanh các ruộng ngô, lúa mì, thuốc lá, thi thoảng xen vào một vườn táo hoặc vườn đào và những nhà trại nhỏ bé. Vượt qua những người da đen khác hầu như bao giờ cũng đi bộ, họ vẫy chào nhau, Tôm hy vọng họ thông cảm rằng nếu anh mời họ lên xe, anh sẽ bị mất những giây phút được ngồi một mình với Airin. Thi thoảng ghìm la lại đột ngột, anh nhảy xuống và ném vào mạn sau xe một miếng kim khí gỉ vứt đi nào đó anh chợt thấy trong khi đánh xe rong ruổi trên đường. Một lần Airin làm anh giật mình khi cô cùng nhảy ra ngắt một bông hồng dại. “Từ bé, em đã yêu hoa hồng”, cô bảo anh.
Gặp những người da trắng cũng đi xe hoặc cưỡi ngựa Tôm và Airin thường ngồi ngây ra như hai pho tượng, cả đôi bên đều nhìn thẳng về phía trước. Lát sau, Tôm bình luận rằng từ khi đến quận Alơmenx, anh cảm thấy ít gặp loại người da trắng “cách-cơ nghèo” hơn nhiều so với vùng anh ở trước.
“Em biết anh định nói cái loại nông dân cổ đỏ dư gà tây chứ gì”, cô nói. “Không, loại í quanh đây chả có mấy. Anh có gặp người nào thì đấy chỉ là lọt sàng xuống nia thôi. Dững người da trắng tai to mặt lớn không ưa dùng họ bằng dân nhọ”.
Trong thâm tâm, Tôm dần dần thấy ngán cái điều mà anh bắt đầu cảm thấy là hình như Airin khoái kể những sự kiện hàm ý ca ngợi chủ cô và dòng dõi ông ta. Một chủ nhật khi hai người mạo hiểm đi vào quận lỵ Grêơm, cô nói: “Cái năm có vụ lớn đổ xô đi tìm vàng ở Californiơ í, ông cụ đẻ ra ông chủ em đã cùng nhiều người tai to mặt lớn mua đất, dựng nên cái thị trấn nầy làm quận lỵ đấy”.
Chủ nhật sau, khi đánh xe dọc con đường Xolxberi, cô chỉ một mốc đá sừng sững: “Chính ở đây, ngay trên đồn điền của ông chủ, đã diễn ra trận Alơmenx. Dân chúng chán ghét sự bạc đãi của nhà vua, cướp súng của lính Anh và ông chủ biểu trận đánh này châm ngòi cho cuộc chiến tranh cách mệnh Mêhicô khoảng năm năm sau”.
Thời gian này, Matilđa đã phát cáu. Sự kiên nhẫn của bà đã căng đến mức cực hạn vì nỗi phải kìm giữ điều bí mật đáng phấn khởi lâu đến thế. “Mầy có chuyện gì thế? Cứ dư là mầy không muốn cho ai thấy cái con Inđơn nhà mầy í!”.
Cố nén nỗi bực tức, Tôm chỉ lầm bầm câu gì không ai hiểu và bà Matilđa nổi điên lên, giở ngón đánh hiểm: “Dễ thường chúng tau chả đáng với nó vì nó là người ở của các ông to bà nhớn chứ gì!”.
Lần đầu tiên Tôm làm một điều như vậy: anh hiên ngang đi khỏi chỗ mẹ, không thèm trả lời.
Anh ao ước có người nào, bất cứ ai, đủ thông cảm để anh có thể tâm sự về những điều đã trở nên những phân vân sâu sắc của anh: có nên tiếp tục bồ bịch với Airin nữa không?
Rút cục, anh đã thừa nhận với bản thân là anh yêu cô biết bao. Cùng với những nét xinh đẹp lai da đen và da đỏ của cô, không còn nghi ngờ gì nữa, cô là một ý trung nhân thật đáng yêu, quyến rũ và thanh lịch như trong mơ ước của anh. Tuy nhiên, bẩm tính vốn chín chắn và cẩn thận, Tôm cảm thấy nếu không giải quyết được hai mối băn khoăn có tính chất sống còn mới nảy sinh trong anh về Airin thì họ không bao giờ có thể hưởng một cuộc kết duyên thực sự thành công.
Một là, tận đáy lòng, Tôm không hoàn toàn ưa thích cũng như không hoàn toàn tin bất cứ người da trắng nào, kể cả ông bà chủ Marê của anh. Anh thực sự chán ngán thấy Airin dường như thật tình kính yêu, nếu không phải là sùng bái, những người da trắng sở hữu cô; rõ ràng là hai người sẽ không bao giờ có thể nhất trí được về một vấn đề có tính chất sống còn.
Điều lo lắng thứ hai của anh xem chừng còn khó giải quyết hơn nữa, đó là gia đình Hâut cũng có vẻ gắn bó với Airin không kém, theo cái cách một số gia đình ông chủ phát đạt vẫn hay đi đến chỗ quý mến một số gia nô. Anh biết mình không thể nào sống nổi cái cảnh oái oăm ngủ nghê ân ái với một người đàn bà nào đó mà lại ở cách biệt tận một đồn điền khác, kéo theo cái nỗi sỉ nhục thường xuyên là mỗi bên đều phải xin ông chủ của mình chấp thuận những lần năm thì mười họa vợ chồng đến thăm nhau.
Thậm chí Tôm đã nghĩ đến cả cái điều có thể là cách giải quyết danh dự nhất, tuy anh biết làm thế sẽ rất đau đớn là rút lui không gặp Airin nữa.
“Có chuyện gì thế, anh Tôm?” bữa chủ nhật sau, cô hỏi giọng đầy lo lắng.
“Không có gì cả”.
Họ tiếp tục đánh xe đi, lặng lẽ. Rồi cô nói với cái phong cách chân thật, cởi mở của mình: “Thôi được, em không ép anh nếu anh không muốn nói, chỉ miễn anh biết là em biết có điều gì dầy vò anh tợn thôi”.
Hầu như không biết đến những dây cương cầm trong tay, Tôm nghĩ rằng một trong những đức tính anh mến phục nhất ở Airin là sự thẳng thắn, trung thực, vậy mà hàng tuần, hàng tháng nay, anh đã thực sự man trá với cô, theo cái nghĩa là anh đã trốn tránh, không nói cho cô biết những ý nghĩ thật của mình, dù điều đó có thể trở nên sót sa đến mấy cho cả hai đi nữa. Và anh càng nấn ná lâu hơn, sẽ càng tiếp tục man trá, cũng như kéo dài những thất vọng chua chát của mình.
Tôm cố gắng lấy giọng thản nhiên: “Hồi nọ, anh có kể mấy em làm sao mà vợ anh Vơjơl nhà anh phải ở lại mấy ông chủ bên chị í, khi cả nhà anh bị bán, em có nhớ không? Anh không nói đến cái đoạn mexừ Marê, sau lần anh đích thân cầu xin, đã đến quận Caxuel và mua được Lili Xiu cùng đứa con trai Iuriơ về, vì chuyện đó không liên quan đến mục tiêu của anh”.
Tự cưỡng mình tiếp tục, Tôm nói: “Anh cảm thấy nếu có bao giờ anh nghĩ đến chuyện kết đôi mấy ai... ờ, rành là anh không tin rằng mình có thể chịu nổi nếu chúng ta phải sống ở dững đồn điền của dững ông chủ khác nhau”.
“Em cũng thế!”. Câu trả lời của cô mau lẹ dứt khoát, đến nỗi Tôm suýt buông rơi dây cương, nghi ngờ tai mình. Anh quay phắt sang phía cô, há hốc mồm. “Em định nói gì?” Anh lắp bắp.
“Đúng dư anh vừa nói!”.
Anh ghé sát lại cô. “Em thừa biết ông bà chủ Hâut sẽ không chịu bán em!”.
“Khi nào em chuẩn bị xong đâu đấy, họ sẽ phải bán em!” cô bình tĩnh nhìn anh.
Tôm cảm thấy bủn rủn cả người: “Em nói sao?”.
“Em không định nói cộc lốc, anh không phải lo, đấy là việc của em”.
Người như lả đi, Tôm nghe thấy mình nói: “Ờ, thế tại sao em không nói họ bán em đi...”
Cô có vẻ lưỡng lự. Anh gần phát hoảng lên.
Cô nói: “Được. Anh có định thời gian đặc biệt nào không?”
“Anh nghĩ cái í cũng tùy ở em...”
Tâm trí anh mở tốc độ. Với một thứ quý giá như cô liệu ông chủ cô sẽ đòi bao nhiêu... Nếu như tiên chứng, toàn bộ chuyện này không phải là một giấc mơ điên rồ?
“Anh phải hỏi xem ông chủ anh có mua em không?”.
“Ông í mua em”, anh nói với vẻ chắc chắn hơn là anh cảm thấy thực sự. Rồi anh cảm thấy như mình là thằng ngốc khi anh hỏi: “Em cho là em trị giá bao nhêu? Anh nghĩ là ông ấy cần biết ang áng về cái đó”.
“Em chắc ông í giả bao nhêu họ cũng nhận, phải chăng thôi”.
Tôm chỉ biết nhìn cô trân trân và Airin cũng nhìn lại anh.
“Tôm Marê, cách nào đấy, anh là người lền ông đáng cáu tiết nhất em từng thấy! Chuyện này, lẽ ra em có thể nói ngay từ hôm chúng mình gặp nhau lần đầu! Bao lâu em chờ đợi anh nói một cái gì! Anh cứ đợi đấy, khi nào em nắm được anh, em sẽ tống bớt cái tính ương bướng này ra khỏi đầu anh!”. Anh hầu như không cảm thấy hai nắm tay nhỏ nhắn của cô đấm thùm thụp lên đầu lên vai anh trong khi anh ôm vào trong tay người đàn bà đầu tiên của đời mình, để mặc con la đi không ai cầm cương.
Đêm ấy, nằm trên giường, Tôm bắt đầu hình dung mình sẽ làm cho Airin một bông hoa hồng bằng sắt như thế nào. Trong một chuyến đi lên quận lỵ, anh sẽ chỉ cần mua một thanh sắt nhỏ loại tốt nhất, mới luyện. Anh phải nghiên cứu thật kỹ bông hoa hồng, cuống và trôn gắn với nhau như thế nào, cánh xòe ra sao, mỗi cánh uốn ra phía ngoài theo cách riêng của nó..., làm sao nung thanh sắt vừa tới độ đỏ da cam để có thể dùng búa dát mỏng ra nhanh nhất từ đó tỉa hình các cánh hoa hồng và những miếng này, một khi đem nung lại và gò với biết bao trìu mến, yêu thương, sẽ được nhúng vào nước muối trộn dầu đảm bảo cho cô gái tao nhã của những cánh hoa hồng...
--!!tach_noi_dung!!--

Đánh máy: nhan ngan han, MrTranK4A, blueberry, um-um (thuthao), cnguyen (chinh nguyen), ynguyen, picicrazy, luklak.
Kiểm tra chính tả: nhan ngan han, yendieu.
Nguồn: NXB: TÁC PHẨM MỚI – 1985
Được bạn: Ct.ly đưa lên
vào ngày: 2 tháng 5 năm 2011

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--