Một hôm chủ nhật vào cuối tháng chín, Trang cỡi chiếc xe đạp khoan thai đi trên đường Nam Giaọ Lúc ấy cũng vào độ tám giờ, nhưng sắc trời âm u, hơi mai lành lạnh như vừa mới rạng đông. Cảnh cuối thu hôm ấy có cái buồn của những kẻ sắp chia tay, nhắc nhở cho người ta biết rằng những ngày nắng đã tàn mà chờ cho đến xuân về cũng còn phải qua lắm buổi mưa rào gió rạt. Một vài cây dương suông đuột hai bên đường rủ cành xuống như những cây cờ tuyết mao; xa xa, vượt lên sau mấy lũy tre xanh, mấy đọt cây bàng già cỗ đã lấm tấm điểm mầu vàng nhạt.Nhưng cảnh thu tàn hôm ấy không đem lại cho Trang những cái buồn vơ vẩn như hồi mấy năm trước. Trang chỉ biết một điều là chàng sung sướng vì sẽ được gần Ngạ Mặc cái khí lạnh bên ngoài, Trang chỉ nghe hơi nóng của ngọn lửa ái tình nhen nhúm trong lòng chàng thôị Chàng nhớ lại lần nầy là lần thứ bảy thứ tám chi rồi mà chàng đến Diễm Dương Trang. Mỗi lượt là chàng lại gần Nga thêm một ít. Giây lâu, chàng sực nhớ đến một câu chuyện gì đã xẩy ra mà mỉm cườị Trang không có vẻ vội vàng, trái lại còn muốn cho xe đi chầm chậm để tưởng tượng đến cách mình gặp Nga hôm nay sẽ như thế nàọ Ngót nửa tiếng đồng hồ nữa, chàng mới rẽ vào cửa Diễm Dương Trang. Đến sân, chàng thấy mấy chú gia đinh, khăn áo rất tề chỉnh, chạy ra chạy vào trước thềm thì nghĩ ngay rằng có lẽ trong nhà có phương việc. Nhân có chú Chồn đi ngang qua, chàng liền kêu lại hỏi mới biết rằng trong nhà có khách. Trang tìm chỗ gác xe đạp xong, còn phân vân chưa biết có nên đi vào không, chợt nghe tiếng cười ha hả trong phòng khách đưa ra, chàng biết ngay là tiếng cười của ông Cửu Bạch. Ngỡ là ai, chẳng hóa ra là người mình đã từng quen nên chàng cứ đi thẳng vàọ Quả nhiên ông Cửu đang ngồi nói chuyện, thấy chàng liền chạy đến vỗ vai, chào mời rối rít như một ông chủ nhà. ông Cửu đã vội nói:- Tôi ra chuyến tàu hồi hôm, phần thì trời tối, phần thì mang xách kềnh càng, vất vả lắm mới tìm được đến đâỵ Lại thêm đi có đàn bà, ông nghĩ có đáng sợ không?Trang tự nhiên được ông kể vào hàng thân mật ngay cũng vui vẻ đáp lại vài câu cho rồi việc. Chàng lại thấy một người đàn bà đã có tuổi đang nói chuyện với bà Nghè thì đoán chắc là vợ ông Cửu bèn đến chàọ Bà Cửu người cũng đẫy đà phụng phịu như ông Cửu, nhưng cử chỉ có chiều nặng nề quê kệch hơn mà lại cố giữ cho có quan dạng.Hôm đó có cả Oánh, nên ngồi nói tay ba, câu chuyện cũng không đến là nhạt. Nhưng chỗ nào, ông Cửu cũng dành lấy phần nói nhiều hơn. Hết than vãn về cái nạn khủng hoảng làm cho lúa gạo ông bán không chạy, ông bèn lôi cả tên tuổi những người thiếu nợ ông bảo rằng họ vô ơn và tệ hơn nữa, còn lắm khi nỏ mồm ta oán ông, rồi ông tỏ ý chán nản, thở ra mà nói rằng:- Trò đời vẫn như thế. Lấy nhân đức mà xử, bao giờ cũng bị chúng lớn mặt và dễ quên ơn. Chớ gặp những kẻ chẳng biết nhân tình là gì, cứ thẳng tay mà làm theo pháp luật thì chúng lại biết điều hơn. Nhưng các ông nghĩ xem, con người ta trên đầu đã hai thứ tóc rồi, còn mong gì đổi tánh nữa, trời sanh ra sao thì phải chịu vậy, tôi không thể vì lợi mà ăn ở bất nhân được. Thì hiện giờ đây, chán chi những ông thông ông ký thiếu tôi có trăm đồng bạc mà hơn mười mấy năm rồi vẫn chưa trả hết tiền lờị Tôi thấy họ túng bấn quá mà không nỡ thi hành họ được. Chẳng thế mà lại chịu cho chúng cười rằng dại!ông Cửu nói một cách rất thành thật và có vẻ ngậm ngùi cho nhân tình thế tháị Oánh thấy thế phải đem lời khuyên giải:- Tưởng gì chớ cái đó lẽ cho đáng ông cũng chớ nên bận lòng, vì những người thiếu nợ ông bao giờ họ làm ăn khá chắc là họ sẽ sòng phẳng giả ông ngaỵ Còn như gia thế ông bây giờ thì cứ đem so với các nhà tư bản hiện ở Đà thành hẳn đã đứng vào bậc nhất bậc nhì rồi, như vậy thì tấm lòng tốt của hai ông bà cũng không đến làm thiệt cho hai ông bà mấỵ- Vâng, thì đã đành là thế, mà tôi dám chắc rằng những kẻ vong ân bội nghĩa với tôi đó không bao giờ cất đầu lên nổi đâu!ông Cửu Bạch rất quả quyết, hăng hái, mỗi tiếng là một lời kết tộị ông rót một chén nước trà dấp giọng, rồi lại hết sức khiêm nhường kể cái tài năng ông, những sự thi ân bố đức của ông, độ lượng của ông rộng rãi đến vực nàọ Thì ông không tài, sao hai cậu con ông một kỳ thi đều đỗ luôn bằng yếu lược, bà Cửu phải phục ông hoài, và những người đến vay nợ ông cứ xui giục ông ra làm hội đồng thành phố? Song ông muốn cho mọi người đều có cái óc thông minh mà hiểu rằng khi ông bảo ông bất tài, nghĩa là tài có dư mà ông dẫu có khoe khoang đôi chút cũng còn là khiêm tốn lẵm. Nói đến chỗ nào quan trọng nhất, ông muốn cho có bằng chứng đích xác thì day lại hỏi bà Cửu:- Có phải vậy không bà nó? Bà Cửu, như một cái tiếng vang của ông, luôn luôn gật đầu:- Chớ sao!Thấy ông Cửu cứ lằng nhằng mãi về vấn đề tiền bạc, Trang sốt ruột quá, chờ khi ông đang mượn bà Cửu làm chứng tá cho ông, bèn bỏ đi lảng ra ngoàị Chàng rất thèm thuồng cái đức nhẫn nại của bà Cửu đã khiến cho bà làm được một việc phi thường, là suốt đời chịu nghe chuyện của một ông chồng như thế. Trang giả tảng dạo mát lấy không khí, nhưng kỳ thật, chàng chỉ muốn gặp Ngạ Vừa có thằng Tý đứng chơi đó, chàng liền bồng xốc nó lên đùa bỡn một hồi rồi lại rủ nó cùng đi vòng ra đằng sau nhà.Đến giẫy hành lang, chàng thấy Nga với một cô con gái khác, hai người đang cúi xuống xem một mớ khăn len dệt để trên bàn. Trang biết là Nga cũng có khách liền quay trở lui thì cô khách kia đã lanh mắt trông thấy chàng và bạo dạn chào chàng trước. Chàng vội vàng đáp lễ và nhớ mang máng rằng mình đã từng gặp cô ấy ở đâu rồị Không để cho chàng phải lục lọi tìm trong trí nhớ, Nga đã nhanh nhảu chỉ cô bạn nói rằng:- Thầy cứ vào, đây là chị Trà con cụ Cửu chớ chẳng ai đâu lạ.Nga lại thì thầm vào tai cô bạn:- Thầy Trang, bạn của anh Hai tôi đó.Trà vui vẻ muốn làm quen với Trang ngay:- Anh ở từ đâu mà lên đâỷ- Ngay dưới thành phố, cách tòa Khâm cũng không mấỵ- Tận dưới ấy mà lên chơi đây thì cũng đã là xa lắm. Anh lên bằng gì?- Tôi cứ thường đi xe đạp.- Thường? Nói vậy thì anh đã có dịp xem khắp trên nầy rồi chắc! Tôi thì mới đến lượt đầu, ở dưới trường vừa xin phép ra được hồi hôm để đón ba má tôị Đường đi thật khó khăn nhưng đáng công vì trên nầy vui quá anh nhỉ! Chẳng biết lâu ngày có nhàm mắt không, chớ lượt đầu nầy thật xem mà không thấy chán!- Cô học dưới trường Đồng Khánh?- Vâng tôi học năm đệ tứ.Trà từ cách ăn vận cho đến cái cử chỉ ngôn ngữ đều tỏ ra là một cô gái tân thời đặc. Cô ta đã bắt chước người âu Châu cái tính tự nhiên là không cần phải phân biệt người nói chuyện với mình thuộc về phái mạnh hay phái yếụ Bất luận về việc gì, Trà cứ thành thật bày tỏ ý kiến của mình ra không hề có e ấp. Trang thấy cô ta khác hẳn với mọi người con gái khác chàng thường được biết, ban đầu không khỏi lấy làm kinh dị, song lại thấy Trà vẫn đứng đắn và câu chuyện của cô ta không hề nhạt chút nào thì cũng vui lòng tiếp vậỵNga thì không cùng một ý đó, những cái cử chỉ tự nhiên của cô bạn, nàng lại cho là nó hơi sỗ sàng, nhất là mấy tiếng gọi Trang bằng anh là nàng không nghe lọt được. Anh! Gọi như thế, một người lạ sất? Một tiếng mà Nga cho rằng đáng lẽ để cho nàng dùng, mà rất đỗi nàng chưa dám dùng đến thì Trà đã lạm quyền nàng rồi vậy! Nhưng nàng không quan tâm đến sự đó lâu, vì mỗi khi gặp Trang, Nga chỉ muốn sống những phút cho thật đậm đà, đầy đủ thôị Vả Nga cũng yêu Trà, và hình như có ý tiếc rằng giá mình dạn dĩ như cô bạn có phải được việc hơn không?Ngồi nghe Trà kể chuyện trong giây phút, tâm tánh của cô ta ra sao, học vấn những gì, sở thích những gì, Trang đều biết cả. Trà lại mỗi mỗi hỏi ý kiến chàng, chỗ nào nghe trái ý thì cực lực phản đối, hoặc là kiếm cách bỡn cợt như cố ép chàng phải tán đồng luôn. Trang chẳng hề muốn tìm kế thoát ly ra khỏi cái quyền chuyên chế ấỵ Bỗng một con gián ở trong đống len bò lên trên áo Trang. Chàng lấy tay phủi mãi nhưng không được, Trà liền sấn lại bắt giùm. Con gián cứ chạy quanh trên mình Trang làm cho cô khách chụp sẩy hoài, mãi sau mới tát mạnh vào bên cổ người thiếu niên mới vồ nó được. Trang hơi ngượng, nhưng Trà đã ném con gián xuống đất cười như nắc nẻ.Nga thấy cô bạn tự do với người thân của mình quá, mặt đỏ ửng, có ý dỗi Trà lại dỗi cả Trang luôn. Nàng bỏ đi lên nhà trên, nhưng nghĩ sao một lát lại trở xuống tươi cười ngaỵHôm đó cũng như mọi hôm, Trang ở lại ăn cơm trưạ Bữa cơm chia làm hai bàn, một bên đàn ông, một bên đàn bà. Trang vừa ngồi cầm đũa đã phải cái ách nghe ông Cửu Bạch giảng đạo đức luân lý ngaỵ Thoạt tiên, ông Cửu hỏi chàng:- ông nầy hồi nãy đang nói chuyện bỗng bỏ đi đâu, làm tôi không kịp hỏi thăm gì cả? Vậy chớ cũng còn ở ngoài nầy saỏ- Vâng, nhưng tôi cũng sắp sửa đi vào nam trong nay maị- Phải, tuổi trẻ là lúc người ta cần bươn chải lắm, ông cứ xem như tôi lúc trẻ không ra sức thì đâu có được như ngày nay mà nhàn!ông Cửu ăn vài miếng, lại dõng dạc nói:- Nhưng ông nên biết một điều nầỵ Phàm nghề gì cũng cần phải có cái khóe của nghề ấỵ ông đi buôn thóc gạo ử ông cần phải đón lấy thời cợ Giả như hai người cùng buôn ngô mà một bên lãi bạc nghìn còn một bên thì cụt vốn. Lại còn "buôn tận gốc, bán tận ngọn" là một câu ông nên nhớ luôn luôn. ông làm chủ nhà hàng ử ông phải biết cái thị hiếu của người và những cái gì là thời thượng. Không thế thì cửa hàng ông quanh năm cũng chẳng có một ông khách nào bén chân đến. ông lại làm thầu khoán ử ông phải cho có gan làm những việc to tát, trúng thì trúng to mà thất bại thì bất quá mình lại hoàn mình.ông Cửu bô bô nói toàn một giọng như thế, rút cục là chẳng dạy cho Trang biết thêm điều gì cả. Thấy Trang còn có vẻ hoài nghi, ông bèn gỏi gặng:- ông có muốn những chứng cớ rành rành để cho biết lời của tôi nói đó là đúng không?Trang tủm tỉm cười:- Có làm gì mà phải bằng với cớ!Nhưng cái số chàng hôm ấy là phải ngồi nghe chuyện nhạt nên ông Cửu lại tiếp luôn:- Thì ba mươi năm kinh nghiệm của tôi đó là bằng cớ! ông đã nghe ra chưả- Vâng.Từ đó, Trang cứ thủ thế sau một chữ vâng ấy như một anh lính nấp sau cái thành. ông Cửu ngại cho chàng chưa đủ lông cánh mà ra bay nhảy với đời, song ông khen chàng là người rất dễ dạỵ Càng được nước ông càng muốn tỏ ra rằng chỗ kém của ông không phải về cái tài biện luận.Trang bỗng nghĩ ra được một diệu kế, là ngoài mặt thì cứ chăm chú nghe lời ông mà trong trí lại tưởng đến những chuyện riêng của chàng có một cái ý vị khác. Thành thử, ông Cửu cứ nói tràn cung mây, còn Trang cứ mặc dầu tưởng tượng, hai bên không phải điều đình mà tình thế rất ổn thỏạĂn cơm xong, cái ý nghĩ trước tiên của Trang là cặp một chồng báo ra nhà bát giác xem. Ngoài trời vừa hén nắng lại có một ngọn gió hiu hiu đem mùi hoa oanh trảo đến rất dễ chịu, Trang ngả người ra lưng ghế, lim dim mắt để cho cái dạ dày tiêu hóạChợt một tiếng guốc nện vào thềm và nối theo một giọng cười the thé làm Trang giật mình choàng dậỵTrà vừa tiến đến trước mặt chàng lại quay trở ra nói:- Tôi không biết anh ngủ, thôi xin lỗi nhé!Song thấy Trang đã nhỏm dậy, Trà lại hỏi:- Không ngủ nữa à?Trang vui cười:- Đâu có, tôi chỉ mơ màng vậy thôị- Tôi đến hỏi anh có ăn giâu không? Ngoài nầy có một cây giâu tiên trái không biết cơ man nào mà kể. Tôi vừa hái một chùm đâỵTrà vừa nói thế vừa trao cho Trang mấy trái giâu tiên chín đỏ to bằng quả caụ Trang cầm lên ăn khen ngon.- Thì ngon tôi mới đem cho mà ăn. Vậy anh ngồi chờ đây một tí, để tôi đi gọi chị Tư rồi ta cùng đi ra hái ăn một lần cho luôn.Tất tả, Trà đã chạy lên nhà trên để Trang ngồi một mình lấy làm bỡ ngỡ lạ lùng cho cái cử chỉ của cô ta lắm. ông Cửu, cô Trà, hai cha con, hai cái tính tình trái hẳn nhaụMột lát, Trà trở ra nói:- Chị Tư mắc nói chuyện với má tôi trong ấy, rồi sẽ ra saụ Ta cứ ra hái trước đi rồi để dành cho chị ấỵ Đi hè, anh Trang!Hai người cùng ton tả xuống thềm, Trà chạy trước vẫy tay nói:- Đó rồi kìa! Anh thấy không?Trang trông theo thấy một cây giâu tiên đầy cả chùm trái nên nặng trĩu xuống thấp ngang đầụ Cả hai người đều chạy mau đến vừa hái vừa khen rối rít. Chừng đã no nê rồi, nên Trà nghĩ đến Nga liền nói:- Bây giờ ta phải lựa một ít trái thật tốt đem vào cho chị Tự- Tôi đang hái đâỵ ồ! chán vạn!Trang vít xống một cành ở trên cao có nhiều trái chín rất đẹp. Chàng hái đầy cả hai bọc áo rồi buông tay ra, chẳng dè nhằm lúc Trà cũng xông vào hái giùm nên bị cành cây bật lên đánh vào mặt một cái rất mạnh. Đau quá, Trà bước lùi lại mấy bước tựa vào một gốc cây rồi hai tay bưng lấy mặt. Trang biết mình vô ý vội vàng nói:- Chết chửa! Cô đau lắm phải không?Trà nghe hỏi bỏ tay ra chỉ con mắt bên phải:- Đây, anh lại xem, như tuồng có cái bụi trong con mắt tôi thì phảị Anh thổi giùm cho với!Trang bước lại gần, cúi sát vào mặt cô ta nhìn rồi nói:- Phải đấy, có cái rác nơi tròng trắng. Cô đừng nhắm mắt nhé!Chàng thò miệng vào thổi luôn ba bốn cái, chẳng biết có hiệu nghiệm gì không, nhưng Trà thốt nhiên rẫy chàng ra cười sằng sặc:- Có lẽ hết rồi anh ạ.Câu chuyện ấy xảy ra một cách không ai ngờ, nhưng lúc đó Nga trong nhà đang bổ đi tìm hai người vừa đến thấy thế bỗng sững sờ, đứng yên một chỗ. Lần nầy nàng căm giận quá, nghĩ rằng trong lúc vắng mặt mình, hai người đã vượt hẳn ra ngoài lễ giáọ Nga mắt long lên sòng sọc, mặt nóng bừng, ngoay ngoảy bỏ vào phòng, tấm tức:- Làm cái trò gì mà thô bỉ thế!Nhưng giận Trà ít mà giận Trang nhiều, vì cô kia theo ý nàng chẳng qua là một gái trắc nết chớ người thiếu niên lẽ đâu cũng lố lăng như vậy saỏ Lần thứ nhất Nga thấy người ta bắt buộc nàng phải hạ mình làm một chuyện nhỏ mọn là ghen tuông. Nga tức tối đến nỗi rơm rớm nước mắt.Tuy vậy, Trang và Trà chẳng biết gì sốt cả. Hai người cứ cười nói đi vàọ Trà bọc một khăn giâu chạy đi tìm Nga, còn Trang thì trở về nhà bát giác định xem nốt mấy tờ báọ Chàng ngồi chưa nóng chỗ đã thấy ông Cửu Bạch cũng ra chơị Lẽ tất nhiên là ông Cửu không để cho chàng xem báo vì ông yên trí rằng chuyện của ông vừa lý thú vừa bổ ích hơn những bài xã thuyết nhảm nhí kia nhiều, Trang không lẽ lại làm thinh mãi, cũng vờ hỏi cho có chuyện:- ông bà ra chơi, hay có việc gì?ông Cử làm ra vẻ bí mật:- Cũng là đi chơi và cũng có chút việc!- Việc gì thế?- Thôi thì cũng là chỗ quen biết cả tôi không giấu gì ông, nhưng xin ông kín miệng chọ Số là ông Tham Hồng có cậy vợ chồng tôi ra chuyến nầy đi nói cô Tư cho ông ta đấy!Trang biến sắc mặt, giương cặp mắt thao láo hỏi:- Cô Tư nàỏ- ông khéo ỡm ờ không biết, cô Tư con cụ Nghè đây chớ lại còn cô Tư nào nữa!Trang chỉ nghe qua mấy tiếng đó cũng đủ chết điếng cả người, nhưng rán làm ra mặt thản nhiên:-Vậy cụ Nghè đã nhận lời chưả- Chưa, nghĩa là tôi đã nói gì đâụ Cũng chiều nay tôi mới nóị Tôi vừa hỏi dò được tuổi thì tốt lắm: cô Tư canh tuất, ông Tham nhâm dần, tuy hai đằng cùng hành kim cả, nhưng biết đâu nếu lưỡng kim thành khí thì là đại cát chớ còn gì! Còn chuyện nói được hay không thì ông cứ nghĩ xem, người đi hỏi là ông Tham, người trung gian lại là tôi thì cái phần được làm gì mà chẳng cầm vững trong taỷ Có phải vậy không?ông Cửu nói mấy câu sau nầy bằng cái giọng kim rất buồn cười rồi giương đôi mắt nhìn Trang, có vẻ đắc chí lắm.Trang cũng cười nhạt:- Phải, cái đó thì được chắc rồi!- Mà chắc như cua gạch!ông Cử ác nghiệt lại còn bổ thêm một lát búa cuối cùng nữạNgười thiếu niên toát mồ hôi ra như tắm, mắt như quáng, tai như ù, không còn nghe rõ mấy câu nói sau của ông nữạ Trang bấy giờ chỉ nóng nảy muốn một điều, là gặp Nga để nói trước chuyện ấy cho nàng biết và xem ý tứ nàng ra thế nàọ Chỉ nội chiều hôm ấy là Nga có thể thuộc về tay kẻ khác rồi, một kẻ mà chàng không thể nào yêu được. Rồi chàng lại phải chịu đắng cay, hiu quạnh trên đường đờị Cái hy vọng thiết tha nhất của chàng bây lâu nay chỉ là mây khói! Không biết bao nhiêu ý nghĩ đau đớn làm chàng cuống cuồng ngây dạịMột tiếng ngáy khò khò bỗng làm chàng tỉnh dậỵ ông Cửu Bạch say khướt mùng tơi đã nằm vẻo xuống chiếc ghế dài ngủ một giấc ngon lành. Được dịp may mắn, Trang liền rón rén bước xuống thềm đi quanh ra nhà tìm Ngạ Đi hết chỗ nọ đến chỗ kia cũng chẳng thấy nàng đâu cả vì Nga còn mãi bị sự hờn dỗi nó ngầm nghiến ở trong phòng nàng. Trang bồn chồn quá, chưa biết làm thế nào thì vừa gặp Trà bước ra nói:- Chị ấy kêu van chóng mặt nằm ở trong kia, dỗ thế nào cũng không ra ăn.Trang tính mượn Trà vào gọi Nga ra cho chàng nói một câu chuyện rất cần kíp, nhưng nghĩ rằng con gái ông Cửu chắc biết trước việc dự định của ông rồi, nếu cậy cô ta không khéo lại hỏng cả việc. Thôi thế là chàng không mong gì gặp Nga được, Trang tưởng chừng như có cái định mệnh rất tàn nhẫn nó cứ đeo đuổi chàng mà phá cho đến cái kế hoạch cuối cùng của chàng mới nghẹ Bất đắc dĩ, chàng phải nói chuyện bâng quơ với Trà một lúc, nhưng chỉ là những câu hỏi đáp rất lạnh lùng, khiến Trà phải lấy làm lạ.Chiều hôm ấy, chàng bảo là có việc, cáo về rất sớm.