Người dịch: Hồng Vân
Quý

Như dự đoán, gia đình ông chủ trại hòm hỏi gia đình tôi xem tôi có thể trở thành con dâu họ không. Nếu tôi đến ở gia đình họ ngay, bà Lẩu nói thêm, gia đình nhà gái sẽ nhận được món tiền dẫn cưới và ngay lập tức được công nhận là dâu con trong nhà trong thời gian tổ chức đám cưới giữa hai họ và giữa những dịp lễ kỷ niệm, trong đó có một buổi lễ đặc biệt sẽ tổ chức vào rằm tháng Tám đón nhận vinh dự cống hiến cho khoa học của Trương tiên sinh.
"Con bé nên đi ngay" thím Lớn và thím Nhỏ khuyên mẹ tôi. "Nếu không họ sẽ phát hiện ra thân phận của con bé và muốn từ hôn". Tôi lại nghĩ là các thím ấy nói  về đường kim chỉ vụng về và một vài thói xấu của tôi mà tôi đã quên nhưng họ thì còn nhớ. Nhưng tất nhiên là không phải. Họ đang nói về người đã đẻ ra tôi mà chỉ có tôi và họ Trương là không biết.
an ủi tôi rằng như thế sẽ có đủ thời gian cho bà và các bà cô bà th'mùi may quần áo chăn màn phù hợp với cuộc sống mới của tôi. Sau khi thông báo thế, mẹ khóc vì vui sướng "Mẹ đã làm tất cả cho con", bà tự hào nói. "không ai có thể than phiền điều gì". Cao Linh cũng khóc. Mặc dù tôi cũng vãi ra vài giọt nước mắt, nhưng cũng không phải vì hoàn toàn vui sướng. Tôi sẽ rời gia đình tôi, ngôi nhà thân thuộc của tôi. Tôi sẽ chuyển từ một cô gái thành một người đàn bà, từ con gái sang làm con dâu nhà người. Dù rằng tôi chắc chắn là mình sẽ sung sướng  bội phần trong vai trò mới, tôi cũng không khỏi bâng khuâng khi giã từ cuộc sống quen thuộc bấy nay.
Dì Báu và tôi vẫn ở cùng phòng, ngủ cùng giường. Nhưng dì không còn tắm và xách nước từ giếng về cho tôi nữa. Dì cũng không giúp tôi tết tóc hay lo lắng về sức khoẻ hàng ngày của tôi cũng như là việc làm sạch móng tay cho tôi. Dì chẳng căn vặn cũng như khuyên nhủ điều gì. Dì không nói chuyện với tôi nữa.
Chúng tôi nằm mỗi người ở một  góc giường càng cách xa nhau càng tốt. Nếu như tôi phát hiện ra mình đang xoay người ngay cạnh cái dáng hình thân thuộc của dì, tôi sẽ lặng lẽ nằm ra xa trước khi dì thức dậy. sáng nào dì cũng thức dậy với đôi mắt đỏ hoe, tôi biết rằng dì vẫn khóc thầm. Đôi khi mắt tôi  cũng đỏ.
Khi dì Báu không làm việc ở xưởng mực, dì ngồi viết hết tờ này đến tờ khác. Dì ngồi ở bàn, mài mực vào một nghiên mực, nghĩ gì thì tôi  cũng không đoán được. Dì nhúng bút lông và viết, dừng lại, rồi lại nhúng bút tiếp. Các dòng chữ nôi nhau hiện ra không một dấu lem luốc một chữ thừa hoặc sai nào.
Vài ngày trước khi tôi về làm dâu nhà họ Trương, tôi thức dậy lúc nửa đêm và thấy dì Báu đang ngồi nhìn tôi đăm đăm. Dì giơ tay lên bắt đầu nói chuyện. bây giờ dì sẽ cho con biết sự thật. Dì đi về phía một cái tủ gỗ nhỏ lấy ra một gói bọc trong một miếng lụa xanh, đặt vào lòng tôi. Bên trong là một tập giấy dầy đóng bằng chỉ. Dì nhìn tôi vẻ lạ lùng rồi ra khỏi phòng. Tôi nhìn vào tờ giấy đầu tiên. "Tôi là con gái một danh y ở vùng Chu Khẩu", nó được bắt đầu như vậy. Tôi liếc nhìn những trang sau. Chúng đề cập đến truyền thống hành nghề y của gia đình dì, việc dì mồ côi mẹ, nỗi đau không nguôi của người cha, tất cả những điều dì đã kể cho tôi nghe. Rồi tôi đọc đến đoạn "Bây giờ ta sẽ kể con nghe người đàn ông họ Trương này xấu xa như thế nào", thì tôi ném tập giấy xuống. Tôi không muốn dì Báu đầu độc tâm hồn tôi nữa. Thế là tôi đã không đọc cái đoạn cuôi viết rằng dì là mẹ của tôi.
 Trong bữa ăn tối dì Báu làm như là tôi lại là một đứa trẻ yếu đuối. Dì xắn thức ăn bằng đôi đũa của dì bỏ vào tô của tôi. Ăn đi  con, dì ra lệnh. Tại sao con lại không ăn? Con có bệnh không? Con có vẻ hơi sốt. Trán con nóng lắm. sao trông con xanh xao thế?
Sau bữa tối chúng tôi kéo ra ngoài sân như thường lệ. Mẹ tôi và các bà thím thêu quần áo cưới cho tôi.
Dì Báu mạng lại một vết thủng trên chiếc quần của tôi. Dì đặt cái kim xuống giật ống tay áo tôi. Con đã đọc những gì ta viết chưa?
Tôi gật đầu, chẳng muốn cãi cọ trước mặt những người khác. Tôi, Cao Linh, và lũ em họ đang chơi trò  búng dây. Tôi chơi rất dở khiến cho Cao Linh hú lên vì đắc ý rằng họ nhà Trương cưới được cô con dâu vụng thối ra. Nghe điều này dì Báu ném cho tôi một cái nhìn dữ tợn.
Trời tối sập xuống. Mặt trời khuất hẳn tiếp theo đó là tiếng của màn đêm buông xuống, tiếng chiêm  chiếp, cọt kẹt, và đập vào cánh cửa của những sinh vật vô hình. Chẳng mấy chốc đã đến giờ đi ngủ. Tôi chờ cho dì Báu đi ngủ trước. Một lúc lâu sau khi tôi nghĩ là dì đã ngủ rồi tôi mới bước vào căn phòng tối mò.
Ngay lập tức dì Báu ngồi dậy, múa may đôi tay. "Con không nhìn thấy dì nói đâu", tôi bảo dì. Thế là dì trở dậy thắp đèn dầu lạp lên. Tôi giãy nảy lên "Ôi trời, con buồn ngủ lắm. Con không muốn trò chuyện gì vào lúc này đâu". Dù sao dì vẫn thắp đèn lên. Tôi đi vào giường, ngả lưng xuống. Dì đi theo tôi, đặt ngọn nến ở cuối chân giường, dì rúm người lại nhìn tôi với vẻ mặt bừng bừng như trong con sốt. Nào, bây giờ con đã đọc câu chuyện của ta, nói ta nghe con có cảm xúc gì về ta? Nói thật lòng.
Tôi làu bàu trong miệng và chỉ ngần ấy thôi cũng đủ để cho dì vỗ hai bàn tay vào nhau rồi lầm rầm vái, tạ ơn Đức Phật Bà cứu vớt tôi khỏi rơi vào gia đình họ Trương. Trước khi dì có thể nói thêm nhiều lời tạ ơn nữa tôi chen vào "Dù sao con cũng vẫn đi lấy chồng".
Trong một lúc lâu dì không làm một cử động nào. Rồi dì bật khóc đấm ngực thùm thụp. Hai tay dì cử động nhanh hơn: Con không dành một chút tình cảm nào cho ta sao?
Và tôi nhớ chính xác điều tôi đã nói với dì "Dù cho cả nhà họ Trương đều là phường trộm cướp thì tôi cũng sẵn sàng trở thành ma nhà họ chỉ để thoát khỏi bà".
Dì đấm hai tay vào tường. Rồi cuối cùng dì cũng thổi tắt đèn và bước ra khỏi phòng.
Thức dậy không thấy dì nhưng tôi không lo lắng. Đã vài lần dì bỏ đi như thế khi có điều gì tức giận tôi nhưng bao giờ dì cũng quay về. Dì cũng không có mặt ở bàn ăn sáng. Vì thế mà tôi biết rằng cơn giận của dì lớn hơn những lần trước nhiều. Cứ để cho bà ấy giận, tôi thầm nhủ. Bà ấy đâu có thèm quan tâm đến tương lai và hạnh phúc của tôi. Chỉ có mẹ thôi. Đấy là sự khác nhau giữa một vú nuôi với một người mẹ ruột thịt.
Đó làsuy nghĩ của tôi khi tôi theo mẹ, các bà thím và Cao Linh vào xưởng làm mực, bắt đầu một ngày làm việc mới. Khi bước vào căn phòng tối lờ mờ, tất cả chúng tôi nhìn thấy một đống lộn xộn. Những vết dơ trên tường, trên ghế. Những vệt dài loang lổ trên sàn. Một con thú hoang đã vào đây? Có mùi gì ngòn ngọt tanh tanh. Bất chợt mẹ  gào lên "Cô ta chết rồi! Cô ta chết rồi!"
Ai chết? một giây sau tôi nhìn thấy dì Báu, nửa khuôn mặt trên của dì trắng bệch như đá vôi, đôi mắt điên dại của dì trợn trừng nhìn tôi. Dì vẫn ngồi gập người lưng tựa vào tường. "Ai chết vậy?" Tg gọi dì Báu "Chuyện gì xảy ra vậy?" tôi bước về phía dì. Mái toc dì xổ ra, rồi tôi nhìn thấy ruồi bu trên cổ dì. Mắt dì vẫn nhìn tôi nhưng tay dì cứng đờ, một tay vẫn cầm con dao dùng để đẽo nghiên mực. Trước khi tôi có thể chạm vào người dì thì một người thuê nhà đã đẩy tôi ra xa để bà ta có thể nhìn cho rõ.
Tất cả những gì tôi nhớ được về ngày hôm ấy chỉ có thế. Tôi không biết làm cách nào mà tôi về được phòng mình, nằm trên giường. Khi thức giấc giữa đêm tôi nghĩ vẫn còn là cái buổi sáng kinh hoàng ấy. Tôi ngồi dậy, rùng mình cố xua đuổi cơn ác mộng.
Dì Báu không nằm trên giường. Rồi tôi nhớ là dì giận tôi và bỏ đi ngủ ở chỗ khác. Tôi cố ngủ lại, nhưng bây giờ tôi không thể nằm im. Tôi trở dậy, bước ra ngoài. Bầu trời chi chít những vì sao, không có phòng nào sáng đèn, ngay cả con gà trống già cũng không rúc lên báo trời sáng. Trời chưa sáng, vẫn đang là ban đêm, tôi tự hỏi không biết mình có phải là kẻ mộng du không. Tôi đi ngang qau sân về phía xưởng mực nghĩ rằng có thể dì Báu ngủ trên một cái ghế nào đó ở đây. Rồi tôi nhớ thêm về giấc mơ hãi hùng, những con nhặng xanh ăn tiệc trên cổ dì, bò xuống vai dì như một mái tóc luôn lay động. Tôi sợ phải nhìn thấy cái gì đó trong xưởng mực nhưng tôi vẫn run rẩy thắp đèn lên.
Các bức tường sạch sẽ. Sàn nhà cũng vậy. Dì Báu không ở đây. Tôi thở dài nẹn nhõm đi về phòng.
Khi tôi thức dậy lần sau,trời đã sáng và Cao Linh đang ngồi ở mép giường. "Dù chuyện gì xảy ra", nó nói khuôn mặt lã chã nước mắt. "Em hứa bao giờ cũng coi chị như chị ruột". Rồi nó kể cho tôi nghe za chuyện đã xảy ra, còn tôi chỉ lắng nghe như thể tôi vẫn còn sống trong một cơn ác mộng.
Ngày hôm trước bà Trương tìm đến nhà, nắm trong tay một lá thư của dì Báu. Nó được gửi đến vào lúc nửa đêm. "Cái này nghĩa là gì?" Bà Trương lớn tiếng hỏi. Lá thư nói một cách rõ ràng là nếu tôi bước chân vào nhà của họ Trương, dì Báu sẽ ở lại làm ma trong nhà họ, ám họ đời đời. "Ai viết lá thư này?" Bà Trương gặng hỏi, đập và lá thư. Đến lúc đó mẹ mới bảo bà rằng đó là người vú nuôi, vừa tự vẫn, vợ ông Trương liền ra về ngay lập tức, sợ mất mặt.
Sau đó, mẹ nhào về phía cái xác, Cao Linh kể. Dì Báu vẫn ngồi tựa lưng vào tường. "Đó là cách cô trả nợ tôi phải không?" Mẹ gào lên. "Tôi đã coi cô như chị em, coi con gái cô như con gái tôi" Rồi bá đá cái xác, đá mãi, bởi vì  cái xác không thể nói lời cám ơn, xin lỗi, tôi cầu xin tha lỗi một ngàn lần. "Mẹ phát điên lên vì giận dữ", Cao Linh sụt sịt kể. "Mẹ bảo với cái xác của dì Báu, 'Nếu cô ám chúng tôi, tôi, tôi sẽ Lưu Linh cho nhà chứa'. Sau cùng mẹ ra lệnh cho bác bếp cho cái xác vào xe đẩy mang đi ném xuống vực. Dì ấy đã rơi xuống đó, dì Báu của chị đã nằm ở nơi Tận cùng thế giới".
Khi Cao Linh đã đi rồi, tôi vẫn chưa hiểu hết được những điều nó nó,nhưng tôi biết nó có nghĩa gì. Tôi tìm những tờ giấy dì Báu viết cho tôi, đọc từ đầu đến cuối. Cuối cùng tôi đọc những dòng này. Mẹ con, mẹ con, ta là mẹ của con.
Hôm ấy tôi đi đến nơi Tận cùng thế giới để tìm mẹ tôi. Khi tôi trượt xuống dưới, cành cây và gai nhọn đâm vào da thịt tôi. Ở dưới đáy kẽm núi, tôi ở trong một tâm trạng hoàn toàn bị kích động. Tôi nghe tiếng kêu inh ỏi của lũ ve sầu, tiếng đập cánh của những con kên kên. Tôi chui vào các bụi rậm nơi cây cối ở hai vên mọc lên vừa khi chúng trượt khỏi vách núi. Tôi nhìn một đám rêu xem có phải tóc của dì không. Tôi nhìn lên một cái tổ cao cao trên cành xem có phải thân hình dì mắc trên đấy không. Tôi mò xuống những cái rãnh xem có phải xương của dì đã bị chó sói ăn thịt không.
Tôi quay lại đi theo hướng khác, dọc theo vách vực. Tôi thấy một mảnh vải – có phải áo quần của dì không? Tôi trông thấy những con quạ ngậm cái gì trong mỏ - thịt da của dì chăng? Tôi đi đến một miếng đất hoang với nhiều đá tai mèo, mười ngàn mảnh vụn từ sọ và xương dì ư? Bất cứ cái gì tôi nhìn đến thì cũng có vẻ như tôi thấy dì, bị nghiền nát tả tơi. Tôi đã gây ra điều này. Tôi nhớ đến lời nguyền nhắm vào gia đình dì, gia đình tôi, những cái xương rồng không trở về đúng ngôi mộ của chúng. Trương, người đàn ông quỷ ám, ông ta muốn tôi cưới con trai ông chỉ vì tôi có thể bảo ông ta nơi tìm ra được nhiều xương hơn. Sao tôi có thể ngu ngốc đến mức không nhận ra điều đó?
Tôi tìm dì cho đến tối. Cho đến lúc mắt tôi sưng húp lên vì bụi và nước mắt. Tôi không bao giờ thấy dì. Và khi trèo lên khỏi vực tôi là đứa con gái đã đánh mất một phần mình ở nơi Tận cùng thế giới này.
Trong vòng năm ngày tôi không thể nhúc nhích, không thể ăn uống cũng không thể khóc lóc được nữa. Tôi nằm lên cái giường mồ côi, chỉ cảm thấy không khí rời khỏi ngực mình. Khi tôi nghĩ tôi không còn gì nữa thì cơ thể tôi vẫn tiếp tục hớp lấy không khí. Có lúc tôi không tin vào những chuyện đang xảy ra. Tôi từ chối không muốn tin. Tôi nghĩ thật lung để làm cho dì Báu hiện ra, nghe tiếng bước chân của dì, nhìn thấy khuôn mặt của dì. Và khi tôi tri^Người thấy khuôn mặt của dì trong giấc mộng thì dì vẫn rất giận dữ nói rằng lời nguyền bây giờ lại theo đuổi tôi, và tôi sẽ không bao giờ tìm thấy sự bằng an. Rằng tôi sẽ bị đày đoạ không bao giờ biết đến một niềm vui. Vào ngày thứ sáu, tôi bật khóc và khóc từ sáng đến tối không thể đừng được. Khi không còn một cảm xúc gì nữa, tôi trở dậy quay về với cuộc sống của mình.
tôi có còn thuộc về gia đình này hay không. Lâu lâu vào những lúc không hài lòng về tôi, mẹ doạ sẽ bán tôi đi làm đứa ở cho ông già chăn cừu bị ho lao. Không một ai nhắc đến dì Báu dù lúc còn sống hay đã chết. Và dù các bà thím bao giờ cũng biết tôi là đứa con hoang của dì, họ cũng chẳng bày tỏ tình thương cả khi tôi là một đứa mồ côi đau khổ. Khi tôi không thể ngăn được những giọt nước mắt thương thân, họ quay mặt đi, bất thình lình bận rộn cả mắt lẫn tay.
Chỉ có Cao Linh còn nói chuyện với tôi, một cách bẽn lẽn "Chị không đói à? Nếu chị không muốn ăn cái bánh bao này em ăn nghe.." Đây là những điều tôi vẫn nhớ, khi tôi nằm trên giường, nó đến bên tôi gọi tôi là chị Hai và vuốt ve tay tôi.
Hai tuần sau khi dì Báu đâm vào  cổ mình tự tử, một bóng người chạy qua cổng nom như một tên ăn mày bị quỷ sứ đuổi theo. Đó là chú Nhỏ từ Bắc Kinh trở về, quần áo và hai hốc mắt phủ đầy bụi đường đen nhẻm. Khi chú mở miệng ra chỉ có tiếng nấc nghẹn ngào "Có chuyện gì thế? Có chuyện gì thế?" tôi nghe mẹ la lên khi tôi trèo lên khỏi hầm chứa mực. Những người khác từ xưởng mực chạy túa ra. Một vài người thuê nhà cũng ùa ra kéo theo tiếng trẻ con khóc và tiếng chó sủa.
"Hết rồi" chú Nhỏ nói. Hai hàm răng của chú đập vào nhau lập cập như thể chú bị sót rét. "Cháy hết rồi. Chúng ta tiêu rồi".
"Cháy?" Mẹ kêu thất thanh. "Chú nói cái gì vậy?"
Chú Nhỏ sụm người xuống một cái ghế, khuôn mặt nhăn nhúm. "Cửa hiệu nằm ở một con hẻm, phòng ngủ thì nằm ở phía sau, mọi thứ cháy ráo trọi". Cao Linh đứng cạnh túm chặt tay tôi.
Từng tí từng tí một, mẹ và các bà thím lôi sự thật ra khỏi miệng chú. Đêm qua, chú nói, dì Báu đến gặp cha. Tóc dì xoã tơi bời, năm mắt lã chã và máu đen khắp người, thế là cha biết ngay dì là quỷ chứ không phải ông đang nằm mơ.
"Lưu Chinh Sen" dì Báu thét lớn. "Anh đã cho rằng cái gỗ long não ấy quý giá hơn mạng sống của tôi phỏng? Vậy thì hãy để cho  cái gỗ ấy bốc  cháy như tôi làm bây giờ đây".
Cha vung tay lên đuổi dì Báu đi, đánh đổ cái đèn dầu không phải trong giấc mơ của ông mà đang đặt trên bàncạnh giường ngủ của ông. Khi chú Lớn nghe có tiếng động chú ngồi dậy bật một  que diêm lên xem cái gì chảy trên sàn. Nhưng lúc đó, chú Nhỏ nói dì Báu đã đánh cho que diêm đang cháy rơi khỏi tay chú Lớn. Que diêm rơi xuống vũng dầu làm bốc lên một ngọn lửa. Chú Lớn hét gọi chú Nhỏ giúp dập ngọn lửa. Nhưng bị dì Báu đánh lừa, chú lại đổ một bình rượu paigar thay vì đổ ấm trà lạnh lên đám cháy. Lửa bốc cao hơn. Cha và hai chú đánh thức  đám con trai trở dậy, sau đó đám đàn ông con trai trong dòng họ chúng tôi đứng ngoài sân nhìn ngọn lửa ăn sống nuốt tươi giường chiếu, những câu đối chúc phúc và các bức tường. Lửa càng ăn bao nhiêu nó càng đói khát bấy nhiêu. Nó bò vào hiệu bán mực tìm đồ ăn. Nó ngốn ngấu những bức tranh cuộn có thủ bút của những bậc tài danh trong thiên hạ từng dùng mực của dòng họ chúng tôi. Nó liếm cái lưỡi tham lam vào những cái hộp bọc lụa có đựng những thỏi mực đắt tiền nhất. Và khi thành phần hoá học của những thỏi mực này tiết ra thì nó gầm lên vì đắc ý và sự háu đói của nó lại tăng lên gấp bội. Trong vòng một giờ, cả cơ nghiệp của nhà tôi bốc thẳng lên trời với các vi.thánh thần như là một nắm nhang, tro và khói độc.
Mẹ, thím Lớn, thím Nhỏ lấy tay bịt hai tai lại như thể đó là cách duy nhất giữ cho ý chí của họ không bị suy sụp. "Số phận quay lại chống chúng ta rồi!" mẹ bật khóc. "Còn gì có thể tồi tệ hơn không?" Chú Nhỏ khóc rồi cười và nói đúng là như thế.
Những ngôi nhà hai bên hiệu mực của gia đình chúng tôi cũng bắt đầu bén lửa, chú Nhỏ kể tiếp. Nhà  bên phía đông bán những cuốn sách cổ, nhà bên phía Tây chất đầy những tác phẩm của những nhà danh hoạ lẫy lừng. Vào giữa cái đêm màu cam ấy những ông chủ tiệm đã ném những món hàng tốt nhất vào đống tro tàn. Rồi những người chữa cháy kéo đến, mọi người tham gia hất những xô nước như mưa lên trời trông giống như đang làm mưa. Mà mưa đổ xuống thật, ào ào như thác, phá huỷ những gì có thể cứu được nhưng cứu được cả vùng này không bị làm mồi cho ngọn lửa.
Vào lúc chú Nhỏ kết thúc câu chuyện về thảm kịch, mẹ, các bà thím và Cao Linh không còn khóc nữa. Có vẻ như là xương và máu tươi của họ đang chảy hết ra khỏi thân mình. Tôi nghĩ hịo có cái xúc cảm của tôi khi cuối cùng tôi hiểu rằng dì Báu đã chết.
Mẹ tôi là người đầu tiên lấy lại được ý thức của bà. "Lấy hết vàng lên khỏi tầng hầm" bà bảo chúng tôi. "Và tất cả đồ nữ trang mà các người có. Gom lại nhanh lên".
"Tại sao ạ?" Cao Linh hỏi.
"Đừng ngu ngốc nữa. Các khác hiệu bên cạnh sẽ bắt chúng ta bồi thường thiệt hại" Nói rồi mẹ đẩy nó. "Nhanh lên". Mẹ lôi cái vòng vàng ra khỏi cổ tay Cao Linh. "Khâu vòng vàng vào ống tay áo những chiếc áo khoác trông tồi tàn nhất. Moi ruột những quả táo to nhất bỏ vàng vào bên trong. Cho táo lên xe đặt thêm táo khác lên trên, những quả táo sâu ấy. Ông bếp, xem có người thuê nhà nào muốn bán xe cút kít không. Đừng mặc cả nhiều. Mọi người chất đồ lên trên. Đừng bận tâm đến những thứ lặt vặt…" Tôi kinh ngạc trước sự thông minh quyết đoán của mẹ, cứ như thể bà đã quen với việc chạy trước dòng nước lũ hai bước ấy. Ngày hôm sau cha, chú và các anh em họ tôi kéo về. Trông họ như một đoàn hành khất với những bộ mặt nhem nhuốc và những bộ quần áo ám khói. Thím Lớn, thím Nhỏ chạy đến bên họ, liến thoắng.
"Chúng ta có mất nhà không?"
"Chúng ta có chết đói không?"
"Chúng ta có phải bỏ trốn không?"
Đứa bé nhất bắt đầu khóc ỉ oi. Cha tôi giống một con la điếc. Ông ngồi trên một cái ghế bằng gỗ du, vuốt cái tay  ghế tuyên bố rằng nó là thứ đẹp nhất mà ông có và bây giờ đang để mất. Đêm ấy chẳng ai ăn uống gì\/ chúng tôi không tụ tập ngoài sân để hóng mát. Cao Linh và tôi ở bên nhau cả đêm, nói chuyện, khóc lóc, thề sẽ trung thành với nhau cho đến chết như chị em ruột thịt. Chúng tôi đổi cho nhau trâm cài đầu để giữ đúng lời thề. Nếu như nó cảm thấy dì Báu là người có lỗi trong những thảm hoạ của chúng tôi thì nó cũng không nói ra trong khi những người khác trong nhà tiếp tục làm như thế. Nó không đổ lỗi cho việc sinh tôi ra đời đã mang dì Báu vào ngôi nhà này. Ngược lại Cao Linh bảo tôi nên mừng là dì Báu đã chết nên không phải chịu đựng cái chết dần mòn khắc khoải của đói khát và nỗi hổ nhục đang đợi chúng tôi ở phía trước. Tôi đồng ý với nó tuy vẫn ước gì có dì Báu ở cạnh tôi lúc này. Nhưng dì đang ở nơi Tận cùng thế giới. Hay dì đang lang thang trên cõi thế tìm cách trả thù?
Ngày hôm sqau có một người đàn ông đến gõ cửa đưa cho chúng tôi một phong thư có gắn xi. Đó là một bản khiếu nại về đám cháy và quy trách nhiệm cho gia đình tôi phải bồi thường thiệt hại. Người thi hành công vụ nói rằng ngay khi các chủ tiệm của các cửa hiệu bị đốt cháy kê ra số thiệt hại của họ, một bản tường trình sẽ được gửi đến quan xử án và ông này sẽ phán quyết số tiền chúng tôi phải bồi thường thiệt hại cho bên nguyên đơn. Trong lúc ấy, ông khuyến cáo, gia đình chúng tôi phải bị niêm phong nhà cửa đất đai. Ông ra sẽ dán một tờ yết thị quanh làng về vụ việc này để dân làng có thể báo cho nhà chức trách nếu chúng tôi có ý chạy trốn.
Sau khi người đưa trát rời khỏi, chúng tôi đợi để nghe cha tuyên bố chúng tôi phải làm gì. Nhưng ông ngồi ủ rũ ra trong chiếc ghế của mình. Thế là mẹ thông báo "Chúng ta cùng đường rồi. không có hy vọng thay đổi được số phận. Hôm nay chúng ta sẽ ra chợ và ngày mai chúng ta sẽ làm một bữa tiệc".
Mẹ đưa cho tất cả chúng tôi nhiều tiền hơn chúng tôi có thể có từ trước đến giờ. Bà bảo chúng tôi nên mua những món ngon nhất, trái cây và kẹo, thịt béo và nogn, tất cả những gì chúng tôi vẫn thường ao ước nhưng phải bóp mồm bóp miệng. Tết Trung thu đến gần thế nên chẳng có gì bất thường nếu chúng tôi rộng tay mua bán như tất cả mọi người trong một vụ được mùa.
Vì ngày lễ nên chợ búa buôn bán tấp nập hơn, cùng với ngày hội ở trên chùa, là những đoàn người làm xiếc và tung hứng, những người bán dạo đèn lồng và trò chơi, cũng nhiều hơn là những kẻ lừa đảo và chụp giựt. Khi chúng tôi chen chúc trong đám đông, Cao Linh và tôi phải nắm tay nhau. Chúng tôi nhìn thấy nhiều đứa bé khóc vì bi.lạc và những người đàn ông dữ tợn nhìn chúng tôi chòng chọc. Dì Báu đã thường xuyên nhắc tôi là bọn côn đỗ ở các thành phố lớn thường bắt cóc những đứa con gái quê khờ khạo rồi mang đi bán làm con ở. Chúng tôi đứng lại ở một quầy bán bánh Trung thu. Bánh đã có mùi. Chúng tôi hếch mũi lên ngửi miếng thịt heo đã trở thành màu xám. Chúng tôi nhìn ngo 'những miếng đậu hũ tươi nhưng mặt ngoài của chúng đã bị nhớt nhát và cũng có mùi. Chúng tôi có tiền, chúng tôi được phép mua những gì chúng tôi muốn tuy vậy chẳng có gì ngon lành, tất cả xem ra đều bị hư hỏng. Chúng tôi đi quanh quẩn trong đám đông, bám chặt lấy nhau như những hòn gạch trong một bức tường.
RồI sau đó chúng tôi bỗng nhận ra là chúng tôi lạc đến khu dành cho những người ăn mày, tôi chưa bao giờ đặt chân đến nơi này. Ở đây chúng tôi nhìn thấy hết cảnh đau lòng này đến cảnh thương tâm khác. Một cái đầu bị trọc và một thân hình bất động lăn ùng ục trên lưng giống như một con rùa trong cái mai của nó. Một thằng bé không xương, chân của nó quành quanh vai. Một người lùn với những sợi mi dài lòng thòng tuôn ra hai bên má, bụng và bắp chân. Tất cả đám cái bang này có cùng một lời than khóc bi thảm "Làm ơn cô chủ nhỏ, tôi cầu xin anh trai hãy rủ lòng thương chúng tôi. Cho chúng tôi vài xu. Kiếp sau cô, chú không phải chịu khổ nhục như chúng tôi".
Một vài thằng bé đi qua cười hô hố, đa số mọi người ngoảnh mặt đi, và  chỉ có một bà gài, chẳng bao lâu sẽ sang thế giới bên kia ném cho họ vài xu. Cao Linh bấu chặt cánh tay tôi, thì thào "Có phải số kiếp của chúng ta cũng thế?" Khi quay lại để tìm đường về, chúng tôi đụng phải một người khốn khổ. Đó là một cô gái, không lớn hơn chúng tôi bao nhiêu, mặc một miếng giẻ rách bươm, chỉ còn những dải vải này buộc vào rẻo vải kia thành thử trông cô như đang mặc trang phục của một chiến binh thời Trung cổ. Ở chỗ lẽ ra là hai con mắt của cô thì lại là một cục thịt sưng phồng. Cô bắt đầu nói ê a "Con mắt tôi nhìn thấy quá nhiều, nên tôi chọc lòi nó ra. Bây giờ thì tôi chẳng nhìn thấy gì, cái không thấy được lại đến với tôi".
Cô gái lắc một cái bát rỗng trước mặt chúng tôi "Một hồn ma đang chờ nói chuyện với cô".
"Ma nào?" tôi bật ra câu hỏi ngay tức thì.
"Một người giống như là mẹ cô" cô gái trả lời nhanh như tên bắn. Cao Linh há hốc miệng "Sao cô ta biết dì Báu là mẹ chị?" nó thì thầm với tôi rồi quay ra nói với cô gái mù "Nói cho chúng tôi nghe bà muốn nói gì đi".
Cô gái mù lắc cái tô rỗng lần nữa. Cao Linh ném vào đấy một đồng xu. Cô gái nhặt đồng tiền lên nói "Sự rộng rãi của cô là chưa xứng đáng".
"Cho chúng tôi xem cô có thể làm được gì trước đã" Cao Linh nói. Cô gái mù cúi gập người xuống đất. Từ một ống tay áo rách te tua cô lôi ra một cái túi, cởi ra và đổ những gì bên trong ra đất. Đó là một đống bột đá vôi. Từ ống tay áo bên kia cô lôi ra một cái roi dài, mảnh. Với cả chiều dài của chiếc roi dẹt, cô xoa xoa lên bột đá vôi cho đến khi bề mặt của nó phẳng như một tấm gương. Cô chúi cái đầu nhọn của chiếc que xuống đất và với đôi mắt không còn thấy ánh sáng, hướng lên trời cao, cô bắt đầu viết. Chúng tôi quỳ lom khom cạnh cô. Làm sao một cô gái ăn xin có thể viết lách được? Đó không phải là một trò lừa đảo thông thường. Tay cô rất cứng cáp, chữ viết rất mềm mại như cách viết của dì Báu. Tôi đọc dòng đầu tiên.
Chú tru, trăng mọc. Nó viết như thế. "Cún con! Đó là cái tên mà dì ấy gọi tôi" tôi bảo cô gái mù. Cô xoa xoa mặt đá vôi và viết thêm: Trong đêm, những ngôi sao sáng qua lại liên hồi. Sao sa, đó là bài thơ chú Út  viết tặng dì. Một nhát quét nữa và một dòng khác hiện lên: gà trống gáy và mặt trời lại mọc. Dì Báu tuổi Dậu. Rồi cô gái viết những dòng cuối cùng Trong ánh ban mai, dường như những vì sao chưa bao giờ tồn tại. Một nỗi buồn tê tái tràn ngập trong tôi mà tôi không hiểu tại sao.
Cô gái xao mặt cát một lần nữa rồi nói "Hồn ma không còn gì để nói với cô nữa".
"Cái gì?" Cao Linh ca cẩm "Những câu này chẳng có ý nghĩa gì cả". Nhưng tôi cảm ơn cô gái ăn mày, dốc hết tiền trong túi vào cái âu xin tiền của cô. Trên đường về nhà, Cao Linh hỏi tại sao tôi lại mất nhiều tiềh vì cái câu thơ ngớ ngẩn về chó với gà vậy. Đầu tiên tôi không thèm trả lời nó. Tôi nhẩm đi nhẩm lại từng dòng trong đầu để ghi nhớ. Mỗi một lần đọc tôi lại hiểu ra cái thông điệp của từng dòng hơn và càng đau lòng hơn. "Dì Báu nói chị là một con chó phản chủ" cuối cùng tôi bảo Cao Linh "Mặt trăng là cái đêm chị nói chị sẽ rời bỏ dì để đi đến nhà họ Trương. Những ngôi sao bắn tung toé là những vết thương lòng keo 'dài mãi mà dì không bao giờ có thể nguôi ngoai. Vào lúc gà gáy thì dì đã ra đi. Và cho đến khi dì chết chị vẫn không biết đó là mẹ mình và như vậy dì chưa hề tồn tại."
Cao Linh nói "Đó là một cách hiểu. Còn những cách hiểu khác".
"Cách hiểu nào?" tôi hỏi lại. Nhưng nó không nghĩ ra điều gì khác để nói.
Khi chúng tôi về đến nhà, mẹ, cha cũng như các chú các thím đang tụ tập ngoài sân nói chuyện với nhau bằng giọng kích động. Cha kể lại là ông đã gặp một đạo sĩ già ở ngoài chợ, một người rất đặc biệt và rất cổ quái. Khi ông đi ngang qua, vị đạo sĩ này kêu lên "Này ông, có vẻ như một hồn ma đang gây hoạ cho cả gia đình ông".
"Tại sao tiền bối lại nói thế?" Cha hỏi.
"Đúng thế. Phải không?" ông già khăng khăng. "Tôi cảm thấy ông bị xui dữ lắm mà không có lý do nào khác. Tôi nói có đúng không?"
"Chúng tôi có một người tự tử" cha thừa nhận "một vú em có cô con gái sắp lấy chồng".
"Và điêu xui xẻo kéo theo".
"Một vài tai hoạ" cha trả lời.
Một thanh niên đứng cạnh đạo sĩ liền hỏi xem cha đã nghe nói gì về một pháp sư trừ tà nổi tiếng chưa. "Không à? Vậy thì đó chính là đạo sĩ lang thang đang đứng trước mặt ông đó! Ngài  chỉ mới đến vùng này, vì thế ngài còn chưa được biết đến nhiều như ở những vùng xa xôi về phía Bắc và phía Nam. Ông có họ hàng ở Cáp Nhĩ Tân không? Không à? Nếu có thì ông đã biết vị đạo sư này là ai". Người thanh niên, sau được biết là người phụ lễ, nói thêm "Chỉ ở riêng thành phố ngài đã được chào đón nồng nhiệt vì đã bắt được một trăm con ma trong một ngôi nhà bị ám. Khi ngài làm xong, thánh thần bèn bảo ngài bắt đầu hành hương đi trừ tà".
Khi cha kể xong câu chuyện ông gặp được hai người trên, ông nói thêm "Chiều nay, đạo sĩ trừ ta sẽ đến nhà chúng ta.
Vài giờ sau, ông đạo sĩ bắt ma và người phụ lễ của ông ta đã đứng trong sân nhà chúng tôi.
Ông đạo sĩ có bộ râu trắng, mái tóc dài rối bời như tổ chim. Một tay ông chống gậy trông giống như một con chó đang vươn đầu qua cổng. Tay kia ông cầm một cái roi ngắn. Sau lưng ông là một cái tay nải buộc lủng lẳng một cái chuông gỗ lớn. Bộ quần áo chùng của ông ta không phải là bằng vải màu vàng như phần lớn các đạo sư khất thực mà tôi thường gặp. Áo quần của ông ta bằng lụa xanh có vẻ đắt tiền, nhưng ống tay áo lại dính đầy mỡ như thể ông ta thường với tay qua bàn để chộp được nhiều đồ ăn hơn.
Tôi hau háu quan sát cảnh mẹ mời ông ta ăn những món đồ nguội đặc biệt. Trời đã xế chiều và chúng tôi ngồi cả ở ngoài sân trên những chiếc ghế đẩu. Ông đạo sĩ tự mình gắp thức ăn lia lịa – mì với rau bí na, măng với tương mù tạt, đậu hũ với dầu mè và rau mùi. Mẹ cứ xin lỗi mãi về chất lượng các món ăn, nói rằng mẹ với lấy làm hân hạnh và xấu hổ đón mừng ông trong tệ xá của bà. Cha đang uống trà. "Bảo chúng tôi xem phải làm gì," ông nói với đạo sĩ "với cái việc trừ ma bắt quỷ ấy. Ông bắt bằng tay không à? Việc ấy có dữ dội hoặc nguy hiểm không?"
Ông thầy trừ quỷ trả lời ông sẽ nhanh chóng cho chúng tôi biết. "Nhưng trước tiên tôi cần bằng chứng về sự thành tâm của ông". Cha tôi nói vài lời rằng chúng tôi hoàn toàn thành tâm. "Lời nói không phải là bằng chứng" Ông thầy pháp nói.
"Làm sao ông chứng minh được lòng thực của ông?" Cha hỏi. "Trong một số trường hợp, một gia đình có thể đi từ đây đến đỉnh Thái Sơn rồi quay lại, đi chân không và mang về một ít đá". Mọi người, đặc biệt là các bà thím lộ vẻ không tin là có ai trong chúng tôi có được cái khả năng ấy.
"Trong một số trường hợp khác" thầy pháp tiếp tục, "một ít bạc trắng cũng có thể chấp nhận được, nó sẽ phủ sự thành thật lên tất cả các thành viên của gia đình một cách tạm thời".
"Bao nhiêu bạc trắng là đủ?" cha tôi hỏi.
"Chỉ có ông biết được là thành ý của ông nhiều hay it, thành thật hay giả dối" ông thầy pháp cau mày đáp.
Ông ta tiếp tục chén thức ăn. Cha và mẹ đi vào một căn buồng khác để thảo luận về lượng thành tâm của họ. Khi trở ra, cha mở một cái túi nhỏ, đổ ra ngoài một nén bạc, đặt nó trước mặt ông thầy pháp trừ tà.
"Tốt", ông thầy phán. "Một chút thành tâm còn hơn là không có gì". Lúc ấy mẹ lại lôi ra một nén bạc nữa từ trong ống tay áo. Bà để nó trượt lại cạnh nén bạc thứ nhất và một tiếng keng trong vắt ngân lên. Ông thầy pháp gật đầu đặt hai nén bạc vào âu. Ông ta vỗ tay, người phụ lễ lấy từ trong tay nải ra một cái lọ đựng dấm rỗng không và một đoạn dây.
"Cô gái mà con ma yêu thương nhất đâu?" thầy pháp hỏi. "Đây", mẹ nói và chỉ vào tôi. "Con ma là vú em của nó".
"Mẹ nó" cha sửa lại. "Đó là đứa con hoang của cô ta".
Đây là lần đầu tiên điều này được nói toạc móng heo ra như thế, tôi cảm thấy dường như máu trào ra khỏi người tôi.
Ông thầy pháp thốt ra một tiếng càu nhàu "Đừng lo. Tôi đã gặp những trường hợp tệ hơn thế này". Rồi ông quay sang bảo tôi "Lấy cho tôi chiếc lược mà mẹ cô dùng để chải tóc cho cô". Chân tôi đóng cứng xuống mặt đất cho đến khi mẹ cốc vào đầu tôi giục tôi nhanh chân lên. Thế là tôi đi vào căn buồng mà tôi và dì Báu đã chung sống với nhau cách đây không lâu. Tôi cầm lên cái lược dì thường dùng để chải tóc cho tôi. Đó là cái lược mà dì chưa bao giờ cài, hai đầu của nó chạm hình con gà trống, răng lược dài và thẳng. Tôi nhớ dì Báu. Tôi nhớ dì thường rầy tôi vì để tóc rối, lo lắng cho mỗi sợi tóc trên đầu tôi.
Khi quay lại, tôi thấy người phụ lễ đặt cái lọ đựng dấm rỗng ở giữa sân. "Cào cái lược vào tóc cô chín lần" anh ta nói và tôi làm theo.
"Bỏ nó vào trong lọ" Tôi thả cái lược vào trong lọ dấm, ngửi thấy mùi chua lòm của dấm rẻ tiền. "Bây giờ thì đứng im phăng phắc". Thầy pháp trừ tà bắt đầu gõ mõ, làm vang lên những tiếng cốc cốc. Ông ta và người đồ đệ, đi cùng một nhịp, vòng quanh tôi, miệng tụng kinh và vòng tròn khép lại nhỏ dần. Không hề báo trước, thầy pháp la lên một tiếng rồi nhảy về phía tôi. Tôi nghĩ ông ta sẽ nhét tôi vào lọ thế là tôi nhắm mắt lại la oai oái. Cả Cao Linh cũng vậy.
Khi mở mắt tôi thấy người phụ lễ nện thình thình nắm tay lên cái nắp lọ dấm. Anh ta cuốn dây đi từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên, rồi chubng quanh lọ cho đến khi nó giống như một cái tổ ong bắp cày. Khi xong xuôi, thầy pháp lấy cái roi đánh vào lọ, nói "Xong rồi. Con ma  bị bắt rồi. Nào, có ai muốn thử mở ra không nào. Không làm được đâu".
Ai cũng nhìn nhưng chả ai muốn chạm vào. Cha hỏi "Nó có trốn thoát được không?"
"Không thể nào" thầy pháp trừ tà ma nói. "Cái lọ này được bảo đảm kéo dài vài kiếp".
"Cần phải làm mạnh hơn thế nữa" mẹ hùng hổ nói. "phải nhốt nó trong lọ đời đời chứ không phải vài đời, sau những gì nó đã gây ra. Đốt ra tro cửa hiệu của chúng tôi, suýt giết chết hết cả nhà. Đẩy chúng tôi vào chỗ nợ nần." Tôi bật khóc, không có khả năng nói điều gì bênh vực dì Báu. Tôi là con chó phản chủ mà. Ngày hôm sau, gia đình tổ chức một bữa tiệc, những món ăn ngon nhất mà chúng tôi không bao giờ được ăn lại trong đời. Nhưng chẳng có ai trừ bọn trẻ nhỏ cảm thấy ngon miệng. Mẹ cũng thuê một người chụp ảnh, để chúng tôi có thể nhớ cái ngày mà chúng tôi được no xôi chán chè. Mẹ muốn chụp một tấm hình chỉ có mẹ và Cao Linh. Nhưng vào phút chót Cao Linh nằng nặc kêu tôi đến đứng cạnh mẹ, bà không bằng lòng nhưng cũng không nói gì. Ngày hôm sau cha và hai chú tôi lên Bắc Kinh nghe ngóng tình hình về bồi thường thiệt hại. Khi họ đi rồi chúng tôi học làm quen với việc ăn cháo với một vài món đô nguội. Ham muốn ít, tiếc nuối ít, đó là phương châm của mẹ. Khoảng một tuần sau, cha tôi trở về đứng giữa sân rống lên như một người điên.
"Làm một bữa tiệc nữa đi!"
Rồi đến các ông chú tôi nhao nhao "Vận xui của chúng ta đã hết! Không phải bồi thường! Đó là quyết định của quan toà, không một xu bồi thường!"
Chúng tôi ùa về phía họ, phụ nữ, trẻ con, người thuê nhà và bầy chó.
Sao có thể như vậy được? Chúng tôi há hốc mồm lắng nghe cha giải thích. Khi chủ hiệu của hai tiệm bên cạnh mang bản kê khai thiệt hại lên trình, quan toà phát hiện ra rằng một người có những cuốn sách lấy  cắp của trường Hán Linh ba mươi năm về trước. Còn cửa hiệu tuyên bố những bức tranh và bút tích nổi tiếng lại chỉ bán đồ giả. Thế là quan toà phán quyết lửa đã trừng phạt hai kẻ lừa đảo.
"Pháp sư nói đúng" cha kết luận. "Con ma đã cuốn gói rồi". Tối hôm ấy ai ăn cũng ngon miệng trừ tôi. Người ta cười nói rộn rã, mọi lo âu đã tiêu tan. Người ta dường như quên rằng những thỏi mực của chúng tôi trở lại thành chính nó, than đá, rằng tiệm mực cũng chỉ là đám tro tàn bay đi. Người ta bàn tán rằng vận may của gia đình đã quay trở lại vì bây giờ dì Báu đã bị nhốt vào trong một lọ dấm chua lòm.
Sáng hôm sau, Cao Linh bảo mẹ cần nói chuyện với tôi ngay lập tức. Tôi nhận ra rằng từ ngày dì Báu chết đi, mẹ không còn gọi tôi là con gái nữa. Bà cũng không chỉ trích chửi mắng tôi. Bà gần như cũng sợ là tôi rốt cuộc cũng biến thành ma nốt. Khi tôi đi đến phòng bà, tôi tự hỏi không biết có bao giờ bà dành cho tôi một tình cảm ấm áp nào không. Và đây, tôi đứng trước mặt bà. Bà dường như có bối rối  khi gặp tôi.
"Những lúc gia đình hoạn nạn" bà bắt đầu, giống sắc lẻm như dao "có những nỗi buồn riêng là rất ích kỷ. Tuy vậy, ta cũng thấy buồn khi bảo cháu là chúng ta sẽ gửi cháu đến trại mồ côi". Tôi sững sờ, bàng hoàng. Nhưng tôi không khóc và cũng không nói gì.
"Ít nhất thì chúng tôi cũng không bán cháu đi làm nô tì" bà nói thêm.
Hoàn toàn vô cảm, tôi nói "Cám ơn bác".
Mẹ tiếp tục "Nếu cháu ở lại nhà này, ai có thể biết chắc được là con ma không trở lại. Tôi biết thầy pháp đã cam đoan điều đó không xảy ra, nhưng mà nói thế thì cũng giống như nói không có chuyện hạn hán nào kéo theo mùa hạn khác hay mùa lụt này kéo theo mùa lũ khác. Ai cũng biết điều đó là không đúng".
Tôi không cãi lại. Nhưng bà lại đâm ra giận dữ "Cái gì trên vẻ mặt của cháu vậy? Có phải cháu đang muốn làm ai tức giận không? Hãy nhớ là bao nhiêu năm qua tôi coi cô như con. Có bất cứ gia đình nào trong vùng này đối xử được như thế không? Có thể sống ở trại tế bần sẽ dạy cho cô biết đánh giá lòng tốt của chúng tôi. Còn bây giờ cô đi sửa soạn đồ đạc đi. Ông  Vệ đang chờ để đưa cô đi đấy".
Tôi cám ơn bà một lần nữa rồi rời khỏi phòng. Lúc tôi gói ghém đồ đạc thì Cao Linh chạy vào phòng nước mắt giọt ngắn giọt dài trên má. "Em sẽ đi tìm chị" nó hứa rồi đưa cho tôi cái áo mùa đông đẹp nhất.
"Mẹ sẽ phạt em nếu chị lấy cái áo này" tôi nói.
"Em không cần".
Nó tiễn tôi ra chỗ cỗ xe lừa của ông Vệ. Khi tôi ra khỏi sân và trang viên lần cuối, nó và những người thuê nhà là những người duy nhất chứng kiến cảnh tôi ra đi. Khi chiếc xe lừa quẹo xuống khu Đầu Heo, ông Vệ bắt đầu hát một  giai điệu tươi vui về mùa gặt. Thế là tôi nghĩ về những gì mà dì Báu đã bảo cô gái ăn mày viết cho tôi:
Chó sủa, trăng lên
Trong màn đêm những vì sao vạch đường đi mãi mãi
Gà trống gáy, mặt trời lên.
Trong ánh ngày dường như những vì sao chưa bao giờ tồn tại.
Tôi ngước mặt nhìn bầu trời trong vắt, cao lồng lộng, còn trong ngực tôi trái tim đang gào rú.