1.Thật tình mà nói, tôi không muốn trở thành một tay anh chị chút nào. Tôi muốn sống một cuộc sống bình thường như những người chung quanh tôi. Đi học, đi làm, lấy vợ sinh con và nuôi con lớn lên, đi học, đi làm, lập gia đình … và hết. Một cuộc sống như vậy, tôi nghĩ, cũng thật tốt đẹp, nếu mọi người biết thương yêu và giúp đỡ nhau để sống. Nhưng những người chung quanh tôi đã đối xử với tôi không phải bằng tình thương yêu mà bằng lòng thù hận. Ngay từ lúc tôi mới sinh ra đời, mẹ tôi kể lại, họ đã gọi tôi là đứa con hoang vô thừa nhận. Người ta không chịu làm giấy khai sinh cho tôi. Lớn lên một chút, thay vì đến trường để học, tôi phải đi chăn bò, cắt cỏ, bắt ốc, mò cua để sống. tóc tôi cháy nắng, da tôi sạm đen, thân hình khẳng khiu như một gốc cây khô phơi ngoài nắng. đôi khi đói lả, tôi nằm ngủ quên trong một lùm cây nào đó, mặc đàn bò trở về làng một mình. Những lần như vậy, mẹ tôi phải nhờ người đi tìm cõng tôi về. Khó chịu nhất là những ánh mắt coi thường tôi của những đứa con trai cùng lứa tuổi hoặc lớn hơn tôi một chút đang được đi học. Trên đường đi, nếu tình cờ chúng gặp tôi với đàn bò đi ngược chiều, chúng sẽ chạy dạt qua một bên như tránh một quái vật, miệng đồng thanh la toáng lên: “Thằng con lai! Thằng con lai! Ăn khoai không bỏ vỏ!”. Tôi chỉ biết đánh bò đi nhanh hơn, để khỏi nghe những lời thóa mạ của chúng. Nhưng chúng chửi rủa bản thân tôi thì được, còn chửi rủa người thân của tôi thì tôi không để yên cho chúng. Chiều hôm ấy, khi tôi lùa đàn bò chăn mướn về làng thì gặp một toán học trò khoảng năm đứa lớn hơn tôi trên đường tan học. Nghe đâu, năm đứa này là năm đứa học dốt nhất trường chơi chung với nhau, chỉ giỏi phá phách. Thằng lớn nhất trong đám đứng chặn tôi lại, bốn đứa kia đứng chống tay vây quanh. Tôi đành để đàn bò đi trước. Thằng lớn nhất, có vẻ như đàn anh của bọn, hất hàm hỏi tôi: Cha mày đâu? Tôi gí gí chiếc roi chăn bò xuống đất, không trả lời. Tao hỏi, cha mày đâu? Nó lập lại. Tôi ngước mắt lên nhìn nó: Tôi không có cha! Nó toét miệng cười. Cả bọn cười theo hố hố. thằng lớn nhất lại hỏi: Ai cũng có cha, sao mày không có cha? Tôi không biết!. Tôi huơ cây roi về phía trước: “Tôi còn phải đi lùa bò về trả!”. “Mày đứng lại! Anh mày chưa hỏi xong thì không được đi!”. Nó giơ nắm đấm lên dứ dứ trước mặt tôi. - Chắc mẹ nó đi lấy con bò đực đẻ ra nó, tụi bay ơi! Nói xong câu đó, nó lại toét miệng ra cười. Tôi giận tím mặt khi nó dám xúc phạm đến mẹ tôi. Tôi tính trở đầu cây roi lén quất thằng lớn con một phát vào mặt nó rồi chạy. Nhưng chơi vậy là không anh hùng. Nên tôi thả cây roi xuống đất, đứng chống hai tay vào bạng sườn, trừng mắt, hỏi nó: - Mày có dám chơi tay đôi với tao không?. Trước dáng điệu hiên ngang của tôi, ánh mắt nó hơi ngạc nhiên một chút: - A! Thằng này láo! Ông đánh cho bỏ mẹ! Nó xông lại, tính dùng tay trái nắm cổ áo, tay phải đấm vào mặt tôi bằng cú đấm thôi sơn của nó. Nhưng tôi nghiêng đầu cúi xuống, hai tay chạm đất, rồi bất ngờ co chân đá vào hạ bộ nó một cái hự. Tất cả xảy ra nhanh như chóp khiến thằng lớn con ôm bẹn ngồi xuống như một bị thịt. Cả bọn đang reo hò chung quanh bỗng lặng ngắt, không hiểu việc gì vừa xảy ra. Tôi cúi xuống nhặt chiếc roi, dõng dạc tuyên bố: “Từ nay về sau, thằng nào nói động chạm tới mẹ tao thì coi chừng!”. Sau đó tôi bỏ đi tìm đàn bò. Đó cũng là lần đầu tiên tôi hiểu thế nào là sức mạnh của lòng căm thù. Nhưng căm thù chỉ đẻ ra căm thù. Sau vụ hạ gục tay đàn anh trong nhóm ngũ quái, tôi trở nên nổi tiếng trong giới học trò. Tụi nó đồn nhau là tôi có độc cước tuyệt chiêu, hay hơn nhưng cú đá song phi của Lý Tiểu Long. Mẹ tôi nghe tin tôi đánh nhau với mấy bọn học trò, bà tỏ vẻ không hài lòng. Bà nói với tôi: “ Con phải đi học, Nếu ngu dốt sau này lớn lên con sẽ trở thành quân đầu trộm đuôi cướp”. “Con không có giấy tờ làm sao đi học?”. Tôi hỏi. “Để mẹ xoay xở cho con. Nhưng con phải về nhà cậu A, ở thành phố để học. Có học sau này mới đỡ tấm thân. Trước ngày tôi rời làng lên thành phố để trọ học, tụi ngũ quái hẹn tôi ra phía sau ngọn đồi hoang để quyết đấu một trận, nhưng tôi không nhận lời. Tôi thấy không có lý do gì để hơn thua với tụi học trò, nếu mẹ tôi không bị chúng xúc phạm. Mẹ tôi dẫn tôi lên thành phố - một thành phố nhỏ thuộc một tỉnh lỵ nhỏ ở Miền Trung -, gửi gắn cho cậu A. để cậu lo việc học cho tôi, xong bà về lại quê để chăm sóc ruộng nương. Những ngày ở lại nhà cậu A, tôi cảm thấy nhớ nhà, nhớ làng quê vô cùng. Không biết đàn bò bây giờ ai chăm, tụi học trò có còn kể những chuyện về tôi? Bà ngoại, mẹ tôi chắc vẫn còn lặn lội trên đồng để làm thuê, nhổ cỏ mướn… Những nỗi nhớ khiến tôi thường bỏ nhà cậu A. Đi lang thang, từ đường phố này đến đường phố khác. Tôi thích đứng lại coi những trò bắn bi, đánh đáo của lũ trẻ trên hè phố. Có khi tham dự một trận đá banh vô tình bắt gặp. Dần dần, lũ trẻ trên hè phố quen nhẵn mặt tôi. Tôi trở thành một người bạn không thể thiếu của chúng ta trong cuộc chơi. Chúng gọi tôi là thằng “ Hàn lai tóc hung” bằng giọng nói thân hình quý mến. Có lẽ, trong khi chơi, tôi có nhiều ngón nghề nổi trội hơn chúng nên tụi nó thích tôi. Một hôm, cậu A đi tìm tôi về. Tôi tưởng cậu sẽ đánh tôi một trận nên thân, nhưng cậu chỉ nói: “Bắt đầu ngày mai, con không được đi lang thang trên đường phố nữa. Mẹ con gửi con về đây là để đi học, không phải để đi chơi. Con phải học, trước hết là vì bản thân con để được mở mang tâm trí, để hiểu biết. Sau đó là vì mẹ con và những người thân của con. Cậu chưa thấy ai không học mà làm được điều gì. Tạm thời, con phải học cho biết đọc biết viết, rồi hè xong, cậu sẽ xin cho con vô trường”. “Dạ, con sẽ cố gắng đi học”. Tôi trả lời cậu A. với nỗi tiếc rẽ là thời gian tự do của tôi đã chấm dứt. Lớp học vỡ lòng của ông thấy Tám đã ghi dấu ấn vào ký ức tuổi thơ tôi những buồn vui lẫn lộn. Những chữ cái cứ nhảy múa trong đầu tôi mỗi khi đêm về. Những cây bút chì bị đè mạnh vào trang vở tập viết, đầu bút chì bị gãy vụn, phải gọt đi, gọt lại nhiều lần. Những lằn roi vọt, những lời dạy dỗ của ông giáo già cố đẩy những con chữ chạy vào cái đầu hoang dại của tôi….Vậy mà tôi học vẫn không vô. Có lẻ trong đó chỉ chứa nổi những cánh đồng cỏ dại, những đàn bò, những trò bắn bi, đánh đáo, đá banh trên hè phố nên không còn chỗ cho những bông hoa tươi đẹp của chữ nghĩa mọc lên. Về lại quê sợ mẹ tôi buồn. Còn ở lại thì học không vô. Tôi bỏ vào một thành phố lớn ở miền Nam, sống lang thang theo kiếp bụi đời. 2. “Chính nỗi sợ hãi đã đẻ ra quyền lực. Nếu không có nỗi sợ hãi, quyền lực sẽ bằng không. Tôi thấm thía điều đó sau khi đã sống tha phương nhiều năm và sau khi đã trở thành một tay anh chị. Dưới tay tôi có hàng chục băng nhóm và hàng trăm tay đàn em thuộc đủ thành phần khác nhau. Tất cả liên kết nhau nhờ được chia chat quyền lợi phân minh. Luật của chúng tôi là Luật im lặng – Omerta, nếu không sẽ bị giết không thương tiếc. Nó giống như luật của Mafia, nhưng trong một phạm vi nhỏ. Vì tôn trọng luật Omerta nên tôi không thể kể nhiều về cách tổ chức và những đường dây làm ăn, buôn bán của chúng tôi. Tôi chỉ có thể nói cho các ông nghe về những khía cạnh xã hội, những con người thuộc tầng lớp bần cùng luôn luôn bị những lớp người mới giàu nổi, những lớp người có tiền của và quyền lực coi thường. Họ gọi chúng tôi thuộc tầng lớp xã hội đen, tầng lớp thấp nhất sống ngoài rìa xã hội, bị tầng lớp xã hội đỏ, xã hội quý tộc, thượng lưu đè bẹp. Chúng ta thử nhìn lại bối cảnh xã hội từ sau ngày giải phóng. Khi mới vào thành phố, các ông, nhân danh quân đội cách mạng, đã cho người đi giết những tay anh chị nổi tiếng trong giới giang hồ. Xác họ bị phơi giữa chợ, giữa công viên, trên bãi biển để mọi người qua lại xem. Đây là một sự dằn mặt của các ông nhân danh quyền lực. Đây cũng chính là sự mị dân, muốn cho mọi người dân thấy là các ông sẵn sànsg trừng trị những kẻ nào đã cướp bóc, xâm phạm tài sản của nhân dân. Nhưng sau đó, các ông đã đẩy hầu hết những gia đình ở thành thị Miền Nam về những vùng rừng thiêng nước độc mà các ông đã gọi bằng danh từ mỹ miều là khu ‘kinh tế mới”. Các ông đã cho cán bộ, dân Miền Bắc tràn vào chiếm đoạt, mua rẻ những nhà cửa, tài sản của họ. Đây chính là sự cướp bóc, xâm phạm tài sản của dân miền Nam một cách tinh vi, có súng ống và pháp luật của các ông bảo vệ, mà vào thời điểm ấy, không ai dám nói ra. Nếu có người dám nói vạch trần bộ mặt giả trá của các ông, các ông sẽ ghép vào tội “phản động’, sẽ bị thủ tiêu hoặc đưa đi “ cải tạo”. đã từng làm việc cho chế độ cũ đi “học tập cải tạo”. Các ông đã đặt ra quá nhiều cụm từ tốt đẹp để đẩy người ta vào những vùng rừng thiêng nước độc, đã hành hạ tinh thần và thể xác họ bằng những phương pháp đẩy não, tra tấn tinh vi nhất để họ nếu không chết thì chỉ còn là một phế nhân khi trở về. đày!. Bằng những nghiên cứu khoa học, tinh vi và đầy đủ đoạn, gần như các ông đã tàn phá, huỷ diệt, áp bức một nửa đất nước mà các ông đã dành được. Những tội ác ấy, nếu tôi không nói ra, có thể nhiều người thuộc các thế hệ trẻ sau này sẽ không biết….’ từ đỉnh đầu xuống não. Lý do chết được ghi trong biên bản: “Bì tù nhân thanh toán vì mâu thuẩn cá nhân’. Những trang viết bị ém nhẹm trong kho lưu trữ “hồ sơ mật” của ngành chức năng. Điều là từ một người dốt chữ, không biết tay anh chị đã học trong thời gian nào, học ở đă để có thể suy nghĩ và viết lên những điều đó. Hỏi giới giang hồ, họ lắc đầu, không biết thằng “Hàn lai tóc hung” là ai!