Hồi thứ chín


Hồi thứ mười
Tái ngộ người xưa

    
áng hôm sau, dắt ngựa qua khỏi gành đá, Tích nhân nhường ngựa cho Nhã Lan, nàng lại cho biết mình chưa bao giờ cởi ngựa. Tích Nhân bèn dạy và nàng đã nhanh chóng điều khiển được hồng lô, nhưng nàng nhất quyết không chịu để Tích Nhân đi bộ. Nhường qua nhường lại mãi, Tích Nhân đề nghị họ cùng cởi chung để đi cho nhanh, và giúp nàng thành thục hơn, Nhã Lan tỏ ra ngại ngùng, nhưng thấy cứ dắt hồng lô đi mãi giữa nơi hoang dã cũng bất tiện nên cuối cùng đồng ý. Yên ngựa được tháo xuống, hai người ngồi chung trên một chiếc khăn, mới đầu có thể ngồi cách xa nhau, nhưng chỉ một lúc sau, lưng Nhã Lan phải tựa lên người Tích Nhân, và khi đến một chỗ trống trải, hồng lô vụt chạy nhanh, Nhã Lan tỏ ra hoảng hốt, Tích Nhân đành phải ôm lấy để nàng khỏi ngã. Cánh tay vô tình này lại làm cho Nhã Lan bỗng rùng mình như bị điện giật, thả dây rơi giây cương. Tích Nhân nhanh nhẹn chụp lấy và cũng nhận ra khuôn mặt hây hây kiều diễm của Nhã Lan ngã lên vai mình, còn hai bàn tay nàng lại cùng nắm chặt cánh tay đang ôm lấy vòng eo thon nhỏ của nàng, như nửa muốn đẩy ra, nửa muốn giữ lại.
Đã sớm gần gũi nữ nhân rồi mấy năm sống một mình ở nơi hoang lạnh, khi gần gũi Kỳ Anh dù yêu mê nàng ngây ngất, nhưng nàng lại là người sắp chết, và đối với nàng Tích Nhân cũng hết mực kính trọng nên những thôi thúc của bản chất trời sinh bị đè nén, khi ôm Nhã Lan bất ngờ lại bị đánh thức. Tích Nhân nghe cả người nóng lên và những gì tự hứa, tự nguyện khi Kỳ Anh mới mất đã hoàn toàn quên hết, chỉ còn biết thân hình êm ái của Nhã Lan đang ở trong lòng mình, khuôn mặt kiều diễm của nàng đang chờ đợi. Tích Nhân buông dây cương, hai cánh tay ôm chần lấy nàng. Nhã Lan kêu lên: "Nhân đệ.. Nhân đệ.." tiếng kêu như chống cự, như cảnh tỉnh, nhưng cũng như thúc giục. Đôi môi nóng cháy của Tích Nhân cúi xuống má, xuống cổ, Nhã Lan tưởng chừng ngộp thở, nàng xoay người lại, và Tích Nhân vươn tay bồng nàng lên, phóng xuống ngựa.  Trong đám cỏ êm ái, hai bàn tay Tích Nhân như con thú hoang sục tìm, bức phá, và Nhã Lan khi vừa có ý định chống cự thì cảm giác mới lạ lại làm nàng háo hức, buông xuôi. Tuy nhiên, khi Tích Nhân dừng tay để sẵn sàng cho mình, Nhã Lan kịp cảnh tỉnh nàng cắn mạnh lên vai hắn  và đẩy ra khỏi người mình.
Nhã Lan ngồi lên quơ vội áo quần che người, hỗn hển:
- Ngươi..ngươi..
Tích Nhân cảm thấy hối hận nhưng chưa biết phải nói gì, thì Nhã Lan nghèn nghẹn:
- Ta có thể còn là thuần túy tỷ tỷ của ngươi? Chúng ta..
Tích Nhân tự tát má mình:
- Tiểu đệ có chút hồ đồ, thật có lỗi với tỷ tỷ. Không hiểu sao khi tỷ tỷ ngã vào lòng tiểu đệ, dục tính tiểu đệ bùng lên như nước vỡ bờ. Có lẽ trời định chúng ta sẽ là một cặp vợ chồng, không phải là đôi tỷ đệ.
- Chúng ta mới gặp nhau, ngươi đâu đã yêu ta?
- Có lẽ cả hai chúng ta đều mới có cảm tình, nhưng việc đã thế này, chúng ta phải yêu nhau. Tiểu đệ sẽ hết lòng thương yêu tỷ tỷ.
- Ta có thể tin ngươi?
- Từ nay chúng ta lúc nào cũng bên nhau, không xa nhau nửa bước.
Nhã Lan sụt sùi:
- Ta có thể tin ngươi? Chỉ sợ ngươi sẽ khinh rẻ ta nữa!
- Tiểu đệ biết rõ lỗi mình càng thương quí tỷ tỷ hơn. Khi đến Công Mẫu sơn gặp ngoại tổ, chúng ta sẽ làm lễ thành hôn. Khi chưa thành hôn, tiểu đệ không bao giờ dám mạo phạm nữa. Nếu không giữ lời tỷ tỷ cứ giết tiểu đệ.
- Ta lo ngoại tổ lại chê ta. Hơn nữa ta đã thề trước mộ nhũ nương không bao giờ lấy chồng nếu chưa trả được thù.
- Ai lại có thể chê một người xinh đẹp và võ công cao cường như tỷ tỷ? Chỉ với lời thề của tỷ tỷ thì không biết phải làm sao?
- Ta thật sự xinh đẹp?
- Dĩ nhiên xinh đẹp không ai bằng. Tiểu đệ mới gặp đã mê mệt.
- Biết đâu ngươi chỉ là tên dâm tặc! Gặp đàn bà con gái thì..
Tích Nhân cười:
- Có thể tiểu đệ đúng là tên dâm tặc. Cũng có thể là vì..
Nhã Lan:
- V&!!!13578_1.htm!!! Đã xem 253569 lần.


Nguồn: Tác giả VNthuquan.net - Thư viện Online
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 5 tháng 2 năm 2012

Truyện Hồi thứ chín Hồi thứ nhất Hồi thứ hai Hồi thứ ba Hồi thứ tư Hồi thứ năm Hồi thứ sáu Hồi thứ bảy ăn xin, chết cóng kia chứ!
- Trăng có lúc tròn lúc khuyết, con người trong thời thế hỗn loạn, lúc đang no đủ, bỗng tai bay họa gởi phải lang thang đầu đường xó chợ  cũng là chuyện thường tình.
Ông lão hỏi gặn:
- Công tử thật sự là chú bé ấy?
- Chính là tại hạ.
Ông lão lấy tay ra dấu cho Tích Nhân nhỏ tiếng, xít gần thêm, có vẻ quan trọng:
- Hôm ấy..  bà Năm bị giết, quan làm lệnh truy nã công tử và cô  Đoàn Nhã Lan, cháu bà Năm. Nếu chủ nhân không có chút tên tuổi thì cũng gặp nhiều khó khăn. Công tử trốn thoát được lưới tầm nã.. kể cũng quá may mắn. Chủ nhân từng nói công tử sức khỏe bạc nhược, không thể là thủ phạm giết người được. Nhưng vụ đó là thế nào công tử có biết gì nhiều không?
Ông lão ngồi gần sát Tích Nhân, xuống giọng rất nhỏ, và khi Tích Nhân vừa có chút nghi ngờ từ hơi thở của ông lão, thì bàn tay của ông ta cũng đã điểm nhanh lên các huyệt cân súc, chí dương...sau lưng mình.
Tích Nhân vì không đề phòng, tích tắc toàn thân bị tê cứng. Tích Nhân đã bị điểm huyệt, nhưng ông lão cũng nắm cứng mạch môn,  Bàn tay còn lại đưa lên điểm huyệt câm rồi mò vào túi Tích Nhân, lấy nhanh những gì muốn lấy. Hai người ngồi sát nhau, người lái thuyền lại không phải là người có võ công nên hoàn toàn không biết Tích Nhân bị lão già khống chế.
Ông lão quơ ít tiền bạc trong túi Tích Nhân bỏ nhanh và người mình, rồi lớn tiếng kêu:
- Chủ thuyền, công tử bảo tới dải đất bên tả phía  đàng trước, cập thuyền lại cho công tử lên bờ. Công tử mới nhớ cần ghé thăm một người quen trước khi tới Đông đô. Công tử sẽ cho ông ít quan tiền vì việc cập bờ bất ngờ này.
Chủ thuyền khó xử:
- Công tử đã có lệnh chúng tôi đâu dám trái. Nhưng công tử có con ngựa.. chỉ e..
Ông lão khoa tay:
- Con ngựa này thuần thục lắm. Các ngươi chỉ kèm thuyền lại, bắc một tấm ván là nó nhảy lên bờ ngay.
Ông ta rút một xấp giấy bạc, xòe ra, giơ cao:
- Mười hai đồng con rồng.. Mười đồng cho chủ thuyền và thuyền phu. Còn hai đồng đền bù cho khách thương bị mất chút ít thì giờ.
Mười hai tờ giấy con rồng có mãnh lực rất lớn. Chủ thuyền liền lớn tiếng hô hào cập thuyền vào bờ. Dải đất nhô ra bờ sông phía trước không còn bao xa, người hạ buồm, kẻ cầm sào chuẩn bị. Con thuyền từ từ đâm vào dải đất, và khi mấy tay sào ghì thuyền lại, một thuyền phu bắc mảnh ván lên bờ đất, ông lão đập nhẹ lên mông hồng mã:
- Nhảy lên đi nào?
Cái vỗ tay rất nhẹ, nhưng Tích Nhân biết con hồng mã đã bị lão đánh rất đau, nó hí lên một tiếng lớn, chụm bốn vó phóng nhanh lên bờ. Sau khi hồng lô lên bờ, ông lão ngọt ngào:
- Mời công tử!
Ông ta nói mời, nhưng đúng hơn là dứt tiếng nắm tay Tích Nhân phóng lên bờ, rồi quay lại đưa tiền cho chủ thuyền:
- Công tử cảm tạ công khó của quý vị.
Chủ thuyền nắm xấp bạc cảm tạ rối rít, rồi khoát tay cho người làm đẩy thuyền ra sông trở lại.
Đợi thuyền đi xa, ông lão đá Tích Nhân ngã nhào xuống cỏ, búng tay giải khai huyệt câm:
- Tiểu qủy! Ta mất mấy năm lặn lội để tìm cho ra nhà ngươi. Quyển bí kíp phải chăng ngươi đã ăn trộm?
Tích Nhân không trả lời thẳng, mà thở dài:
- Đoàn Tỷ tỷ cải trang quá giỏi. Đêm rồi tại hạ không bị lừa, nhưng hôm nay thì hoàn toàn không thấy được sơ hở. Tại sao tỷ tỷ nghi ngờ tại hạ lấy quyển bí kíp?
- Hừ! Ai là tỷ tỷ của ngươi? Mục đích của bọn chúng là tìm Vân long kiếm. Lẽ nào chúng lấy bí kíp mà để Vân long kiếm lại?
- Thì ra tỷ tỷ..à, cô nương đã có thể trở lại để lấy Vân long kiếm. Chúc mừng cho cô nương.
- Không cần ngươi chúc mừng. Hãy trả lời câu hỏi của ta.
- Vâng, chính tại hạ đã lấy cuốn bí kíp. Trong khi nằm trên giường cô nương, tại hạ vô tình phát hiện bí mật trên thành giường. Đêm đó khi đi một lúc trở lại thấy xảy ra án mạng, đồ đạc trong nhà bị xốc lung tung, nghĩ ngay kẻ gian tìm bí kíp và Vân long kiếm. Tại hạ vào phòng cô nương xem thử, thấy kiếm và bí kíp vẫn còn. Lúc bấy giờ tại hạ không biết võ công, thân thể suy nhược, nghĩ có lấy cây kiếm mang theo sẽ khó giữ được, nên chỉ lấy bí kíp.
- Bí kíp hiện dấu ở đâu?
- Trong đầu tại hạ.
- Nghĩa là sao?
- Cậu có thể tưới lên bụi tre.
- Cháu có thể đẩy tấm phên trở vào, thím không phải chờ cháu.
Một ngày ăn hai lần cháo nước trong người khá nhiều, sau khi rùng mình sảng khoái, Tích Nhân chui trở lại nhà bếp và rón rén như con mèo bước lại bên chiếc bàn  mở vội một gói thuốc ra xem. Lướt qua những vị thuốc, Tích Nhân nhanh chóng gói  lại rồi chậm chạp trở lại phòng, ngồi xuống ghế bưng tô thuốc đưa lên môi.
Thím Năm trở lại, trên tay có một bộ áo quần, một đôi gìay vải:
- Cậu xem! Phạm tiên sinh sắm cho cậu áo quần đều là vải ngự hàn rất tốt. Cậu uống thuốc xong, chờ nước sôi đi tắm rửa rồi mới thay.
Một người bần cùng nhưng Tích Nhân nhìn bộ đồ trên tay thím Năm cũng không có gì mừng rỡ lắm, mà buồn bã:
- Bộ đồ đẹp đẽ cho lắm cháu mặc một thời gian thì cũng rách nát tả tơi thôi.
Thím Năm:
- Nhất ẩm nhất trác giai do tiền định. Mai sau thế nào ai biết cho cậu, nhưng hôm nay cậu gặp vận hên thì cứ hưởng cái vận hên của mình.
Tích Nhân cười:
- Và thím đang là bà tiên đem cái hên vận này cho cháu.
- Phạm tiên sinh mới là ông tiên biến phép cho cậu, còn tôi chỉ là kẻ làm theo lệnh ông tiên ấy mà thôi.
- Nhưng thím cũng là một bà tiên nhân từ, vì nếu thím không muốn giúp cho cháu, thì ông ta cũng có biết được đâu!
- Tôi thấy cậu cũng đáng thương, đáng giúp, nhưng với Phạm tiên sinh, những gì mà ông đã đích thân sai bảo, ai làm không đến nơi đến chốn ông sẽ biết ngay.
- Thím là một người rất thành thật.
- Cậu uống thuốc xong, một lúc sau sẽ đi tắm, thay áo quần.
- Cháu tuân lệnh thím.
Như sự sắp xếp của thím Năm, Tích Nhân đã được trụng tóc trong một nồi nước sôi để giết chấy, được ngâm mình trong thùng nước tắm ấm áp. Bộ áo quần rách đầy rận bị thím Năm vứt đi. Sau khi tắm rửa, chải gỡ, thay y phục, thím Năm nhìn Tích Nhân khen ngợi rối rít:
- Cậu là một thiếu niên rất đẹp trai. Vài ba bữa nên da nên thịt một chút khó có con nhà quan quý nào bì được cậu.
Bà ta nhìn hàm răng trắng của Tích Nhân:
- Hàm răng cậu cũng đều như hạt bắp. Nếu còn ở đây tôi bảo con bé Lan nó nhuộm cho cậu, thì cũng đẹp không khác gì hàm răng của nó.
- Lan tỷ tỷ đẹp lắm phải không?
- Cậu còn nhỏ  mà hỏi con gái người ta đẹp xấu làm gì? Ta đã trải chiếu trên tấm ván và Phạm tiên sinh cũng đã sai Trần Tứ mang đến cho cậu một chiếc chăn bông mới, cậu có thể ra đó nằm nghỉ.  
- Để cháu giúp thím giặt giũ lại giường chiếu cho Lan tỷ.
- Cậu nằm hay ngồi yên trên ván cho ta là được. Nhớ lại con Lan có thể trở về trong ngày mai, ta đã chạy đi nhờ Tổng quản xin phép Phạm tiên sinh đưa cậu ra nhà ngoài mà trong lòng rất lo âu bị la mắng. Cũng may là ông ta đồng ý.
Thím Năm cười:
- Cậu chỉ nằm trên giường nó hơn nửa ngày, ta nghĩ ta đem chiếu mền ra ngoài đập cho bay đi bụi đất và chấy rận của cậu dính trên đó là được rồi. Có giặt giũ bây giờ cũng không khô kịp.
- Lan đại tỷ khó tính lắm phải không?
- Nó cũng rất thương người, chỉ có điều là nó không chịu được dơ bẩn.
- Lan tỷ là cháu ruột phải không? Kêu thím bằng gì?
Thím Năm có vẻ hãnh diện:
- Bằng cô. Ta là em cha nó.
Khi phát hiện bí mật của chiếc giường, Tích Nhân không thể nghĩ một người đàn bà chân chất như thím Năm lại có thể là cô ruột của một cô gái có dấu một cây kiếm quý trên giường nằm. Nhưng thím Năm đã quả quyết như vậy, Tích Nhân không tin không được.
Trong khi thím Năm đem chiếu mền của cháu gái ra ngoài sân  đập giũ, Tích Nhân ở trong nhà tháo miếng giẻ bao cây gậy mây đen của mình ra. Cây gậy mây này không phải hoàn toàn bằng mây, mà cán gậy làm bằng sắt. Tích Nhân bóp nắm cán gậy, cái cán bật ra, Tích Nhân lấy một cuộn giấy da dê mỏng trong cán gậy dấu vào áo của mình, còn cây gậy thì vứt xuống gầm ván nằm.
Chiều hôm đó được thím Năm cho ăn một bữa cơm ngon với thịt xào cải và đậu kho. Trong lúc ăn cơm với thím Năm, Tích Nhân lại dọ hỏi về người giúp đỡ mình:
- Phạm tiên sinh ở gần đây không thím?
- Ồ! Ông ta ở trong kinh thành, nghe nói nhà cửa rất đồ sộ, nhưng trong nhà lạời Tích Nhân sẽ trở lại, thì thấy hồng lô xuất hiện. Không hiểu sao, khi thấy Tích Nhân quay lại nàng  lại quay lưng, đứng nhìn xuống dòng sông.
Tích Nhân đến nơi xuống ngựa:
-Đoàn tỷ tỷ! Chúng ta ở đây làm gì. Hay là vừa đi, vừa tìm một chỗ chợ búa nào đó để trú ngụ qua đêm.
- Tùy ý ngươi. Nhưng ta đang có rất nhiều kẻ thù theo dõi, tìm kiếm. Ngươi cần hiểu như vậy.
- Nếu tại hạ lo sợ thì đã không mong tỷ tỷ đi cùng.
Tích Nhân nói thêm:
- Không hiểu Đoàn tỷ tỷ định đi đâu, còn tại hạ thì phải về Đông Đô. Nếu cùng đường... chúng ta nên đi chung,  giữa rừng có thể ngủ bờ, ngủ bụi, gặp thị trấn thì mới ở khách điếm.
Nhã Lan nhìn dòng sông:
- Ta hiện cũng không biết mình nên đi đâu? Dù ngươi thay đổi rất nhiều, nhưng đêm hôm qua tự nhiên ta nhớ mang máng khuôn mặt của ngươi quen quen, muốn tìm hiểu là ai và cũng thấy cần phải trốn tránh sự truy lùng nên cải trang xuống thuyền mà thôi. Ta đến Đông Đô thật không biết phải làm gì nữa.
- Nếu chẳng có ý định nào, tỷ tỷ về Đông Đô thắp cho thím Năm một nén hương. Tại hạ cũng rất muốn được khấu đầu cảm ơn sự săn sóc của thím năm xưa. Hơn nữa, vì vô tình đốt cuốn bí kíp.. trên đường đi tại hạ mong sẽ tìm ra phương cách gì đó đền bù thiệt hại lại cho tỷ tỷ.
- Nếu vậy, thì ta..theo ngươi.
Nhã Lan xây lại, trong bộ y phục bạc màu, nghèo nàn, Tích Nhân phải ngẩn ngơ trước nhan sắc của nàng. Nhã Lan bây giờ không còn là cô gái nước da sạm nắng năm xưa, nhưng là cô gái môi hồng má trắng. Có lẽ thiếu ăn nên hơi  ốm, và điều đó lại làm nổi bậc cặp mắt to đen, sống mũi dọc dừa và đường nét tha thướt của nàng.
Tích Nhân buột miệng:
- Nếu không qua câu chuyện, biết tỷ tỷ là Lan tỷ, thì tiểu đệ không thể nào nhận rai chỉ có năm ba người làm việc. Ông ta nhân hậu khôn cùng nhưng lại không được trời hậu đãi đường con cháu. Chỉ có một người con trai duy nhất  bị tử trận, vợ tiên sinh cũng quá vãng hơn mươi năm qua, hiện tiên sinh chỉ sống với người cháu gái của mình, nghe đâu khoảng mười lăm tuổi. Tiểu thư chưa bao giờ được tiên sinh cho đến quán nên không ai biết tiểu thư thế nào.
- Tại sao vậy thím?
Thím Năm le lưỡi:
- Ta làm sao biết, hoàn cảnh tiên sinh ta cũng chỉ nghe những người làm xầm xì với nhau vậy mà thôi.
Tích Nhân cau mày:
- Kỳ lạ nhỉ! Một tửu quán nổi tiếng của nhà mình mà và tiểu thư  không bao giờ lai vãng cũng là việc lạ.
Thím Năm nuốt miếng cơm:
- Cậu hỏi ta buột miệng nói cho nghe, mai sau nếu ra đường mà nói ta nói như thế này, thế kia về gia đình chủ nhân là cậu hại ta đấy nhé. Đoàn tổng quản luôn luôn dặn chúng ta chủ nhân là người nhân ái, có lòng với nước, với dân, ưu thời, mẫn thế nhưng ông ta có việc gia đình không mấy vui, mọi người đừng bao giờ làm cho ông ta buồn lòng.
Tích Nhân:
- Tiểu điệt.. Ồ, cháu đã nhờ tiên sinh và thím năm cứu mạng, cháu nhất định không bao giờ làm thím buồn lòng.
Thím Năm:
- Cậu coi bộ đã khỏe nhiều rồi. Ăn xong nằm nghỉ, ta chạy ra xem quán có bận rộn không giúp mọi người một tay.
- Thím được cho nghỉ làm mà!
-  Chúng ta, những người làm công cho quán Tư Bụng coi nhau như anh chị em, coi quán như nhà của mình, ta rảnh rỗi mà người khác phải làm nhiều hơn ta cũng cảm thấy có lỗi với họ.
Thím Năm dọn dẹp chén đĩa, thắp lên phòng hắn một cây đèn dầu rồi tiếng bước chân của bà xa dần ngoài ngõ.
Trong phòng không còn ai, Tích Nhân lấy cuốn giấy da dê trong người ra đọc và xem xét những hình vẽ một cách chăm chỉ. Tích Nhân đọc qua một lần, bỏ lại vào áo nằm xuống ván nhắm mắt lại. Sau đó ngồi dậy đọc qua một lần nữa rồi xuống bếp, bới bếp lửa của thím Năm  mới vùi tro ra ném tập sách da dê mỏng vào bếp than. Khi tập sách bốc cháy, Tích Nhân đôi mắt đầy lệ quỳ gối:
- Gia gia và mẫu thân dưới suối vàng tha thứ cho con đã hủy đi bí kíp. Phạm tiên sinh đã cứu sống và rất tử tế với hài nhi, nhưng hài nhi thấy ông ta  dùng một cây hắc đằng làm gậy. Hài nhi sợ e rằng ông đã nhìn ra cây hắc đằng tiên của ngoại tổ và nếu ông có lòng nào con sợ e rằng con khó có thể giữ gìn được nó. Bí kíp đã hủy nhưng tất cả mọi ghi chép đều ở trong đầu con, con sẽ tìm ra ngoại tổ để chữa bệnh, tập luyện võ công và con quyết không để cho kẻ thù có thể sống ung dung với tội ác của chúng.
Cuốn sách da dê đã cháy hết, Tích Nhân vùi tro lại và lên ván nằm nhắm mắt như cố ôn lại lần nữa những gì đã ghi chép trong quyển đằng tiên bí kíp và khi đã khuya, thím Năm trở về,  mới ngủ thiếp đi.
Đã thành thói quen, trời chưa sáng thím Năm đã dậy dù hôm nay bà ta chưa phải đi làm việc. Sự lục đục của thím Năm dưới bếp vẫn không làm Tích Nhân thức giấc, cậu ta ngủ rất say, mãi khi mặt trời lên cao và thím Năm đã sẵn sàng cho bữa cháo sáng, lại lay gọi mới ú ớ mở mắt.
Thím Năm nhổ miếng trầu ra hàng hiên, cười:
- Nếu không nghe cậu thở, tôi lại tưởng cậu chết cóng như hôm qua.
Tích Nhân cũng dụi mắt cười với thím:
- Hôm qua cháu chết vì lạnh và đói, còn hôm nay cháu ngủ không còn biết trời trăng vì lâu quá chưa bao giờ cháu được ăn no và ngủ ấm như hôm nay.
- Ta sợ cháo nguội mất ngon nên gọi cậu dậy. Tổ tiên ta trước kia là người Tàu, ta ăn cháo bông với dưa hay hột vịt muối đã quen, ta không hiểu cậu sẽ ngon miệng không nhưng buổi sáng ta chẳng biết nấu món nào khác. Nếu cậu không thích, ta chạy ra quán lấy cho cái bánh bao, tô mì hay cái bánh chưng cũng được.
Tích Nhân thở dài:
- Thím Năm tưởng cháu là công tử hay sao?  Mấy năm nay đó là những món ăn mà cháu chỉ được ăn khi nằm mơ.
Thím Năm vui vẻ:
- Vậy thì cậu đi súc miệng rồi ăn cháo đi. Trưa cậu muốn ăn gì ở  quán ta ra lấy cho.
- Nếu nói món ăn ở quán thì thứ gì mà cháu chẳng thích, thím muốn cho thứ gì thì cháu ăn thứ ấy.
Thím Năm nghiêm nghị:
- Chẳng phải ta cho mà chủ nhân cho cậu. Ngày hôm qua chủ nhân dạy ta nấu các món ăn nhẹ cho cậu, còn hôm nay thì cậu có thể ăn những gì mà cậu muốn. Tửu quán có luật cho những người làm chúng ta là khi ở trong qu&aacuton nào không. Quay trở lại, Tích Nhân đi dọc theo bờ sông và mỗi khi bàn tay cong lại như vuốt chim ưng phóng ra, thì hình như lăng không bốc lên ngay một con cá dãy đành đạch. Tích Nhân bắt bốn  con cá, trở về xiên ngang bụng hơ lên lửa nướng, thì Nhã Lan mới trở về. Nàng cũng đem về bốn con.  Bốn con cá của nàng đã được chặt đầu, làm ruột sạch sẽ, cặp trên hai nhánh cây. Thấy Tích Nhân nướng cá, nàng kêu lên:
- Ngươi tìm cá ở đâu mà nhanh vậy?
Tích Nhân chỉ ra sông:
- Chỗ nào lại không có cá?
- Nhưng nước sâu quá làm sao bắt được?
- Muốn tiểu đệ chỉ cách bắt cá hay không?
- Ồ! Thế nào ta cũng phải thụ giáo ngươi.
Nhã Lan vừa nói vừa ngồi xuống, lấy trong túi vải của mình một ống tre lớn bỏ ra ngoài, rồi lấy một ống nhỏ, rắc tiêu muối hành lên cá. Sau đó, bươi từ trong đống lửa một ít than hồng ra ngoài mới gác cá của mình lên nướng:
- Biết ngươi bắt cá tài tình như vậy, ta đã không cần phải tốn công. Cá ngươi nướng đã chín.. nhưng nếu ngươi chưa đói lắm, thì chờ xem, cá ngươi nướng và ta nướng mùi vị khác nhau không?
- Ồ nhất định là khác.
Tích Nhân bỗng buồn buồn:
- Cá của tỷ tỷ nhất định thơm ngon, nhưng liên tiếp mấy năm tiểu đệ hoàn toàn chỉ sống với cá nướng không gia vị, nên ăn vẫn thấy ngon như thường.
- Ồ! Nếu vậy thì ta không dám mời nữa. Nhưng chờ giây lát.
Nhã Lan lấy ống tre to ném vào lửa, giọng cũng trở nên u hoài:
- Ta thường hay bị đói khát, nên đêm qua khi có tiền của ngươi cho, sáng nay ta đã mua một ít vật dụng, ngoài tiêu muối, còn có xôi và gạo. Ta hơ nóng ống xôi. Ngươi ra tiền,  ta có công, chúng ta chia nhau mỗi người một nửa.
Chưa hiểu rõ Đoàn Nhã Lan, nhưng mường tượng hoàn cảnh lúc còn thơ của nàng không khác gì mình. Nàng hiện sống kiếp không nhà, tránh né khắp nơi, Tích Nhân bỗng động lòng luân tất:
- Này Lan tỷ, chúng ta có thể kết nghĩa tỷ đệ hay không?
- Sao ngươi lại có ý này?
- Tiểu đệ chưa biết nhiều về Lan tỷ, nhưng với quyển bí kíp và Vân long kiếm mang theo trong người từ nhỏ, Lan Tỷ vốn xuất thân từ gia đình võ học danh gia rồi bị tai nạn, hoàn cảnh không khác gì tiểu đệ. Tiểu đệ không biết đích thực kẻ thù hãm hại toàn gia là ai, nhưng từ ngày đó bôn ba trốn tránh khắp nơi. Nhất là sau khi mẫu thân mất, đã nhiều ngày đói khát, nếu hôm ấy không gặp được Phạm tiên sinh đưa đến nhà  thím Năm cứu cấp thì giờ này đã là nắm xương chết đói. Nhờ ơn trời đất, tiểu đệ đã luyện thành Thái ất thần công, được Đại tỷ Phượng Hoàng tiên tử chỉ điểm thêm võ công, nhưng nếu kẻ thù của tiểu đệ là triều đại nhà  Hồ, thì võ công của mình cũng chưa hẳn sẽ làm gì được họ. Biết đâu cũng sẽ bị truy lùng khắp nơi.. không khác gì tỷ tỷ bây giờ.
- Đồng cảnh tương lân cũng đúng. Ta chỉ sợ ta sẽ trở thành gánh nặng cho ngươi.
- Nhưng tỷ tỷ có sợ trở thành chị em với tiểu đệ, tiểu đệ sẽ đem khó khăn nào đó cho tỷ tỷ hay không?
Nhã Lan cười:
- Dù sao có túi vàng bạc trong mình ngươi ta cũng... khỏi lo bị đói khát.
Khuôn mặt, mái tóc  quấn tròn trên đầu  và hàm răng hạt huyền của nàng lộ qua nụ cười làm cho Tích Nhân chợt ngẩn ngơ, vì  thấy nàng giống mẫu thân mình khôn cùng. Ánh mắt của Tích Nhân làm Nhã Lan cúi đầu:
- Ngươi!
Tích Nhân thở dài:
- Xin lỗi Lan tỷ! Khi nàng cười, tiểu đệ bất chợt thấy giống mẫu thân của mình khôn cùng.
- Thật vậy sao?
- Tiểu đệ xin thề không hề nói dối nửa lời.
- Ta khó tin ngươi được, nhưng ta cũng thấy vui khi nghe ngươi nói như vậy vì ta cũng từng nghe Đằng tiên nữ hiệp chẳng những võ công xuất chúng mà cũng còn là một tuyệt thế mỹ nhân trên giang hồ.
Nàng kêu lên:
- Cá ngươi cháy cả rồi!
Tích Nhân nhìn mấy con cá đã đen thui, cười:
- Có lẽ số tiểu đệ được ăn cá ướp của tỷ tỷ.
Nhã Lan vội vàng kéo ống tre xôi ra ngoài:
- Súyt  nữa ta cũng quên mất ống xôi. Ngươi xẻ ra giùm ta được không?
Tích Nhân rút lưỡi ngũ độc thần trủy dấu trong ống giày ra, đi rửa sơ rồi cầm ống tre nóng bổ một đường làm hai nhẹ như xắt dưa từ đầu chí cuối, nhìn xuống cười:
- Ống xôi còn may nắm hơn xâu cá tiểu đệ.
Nhã Lan gắt:
- Ngươi còn cười nữa!
Nàng gắt nhưng không dám ngẩn đầu lên. Nhã Lan không ngẩn đầu, nhưng Tích Nhân lại chợt bâng khuâng vì vẻ ngượng ngập của nàng với khuôn mặt trắng hồng qua ánh lửa. Để tránh né, Tích Nhân lại gành đá, dùng trủy thủ tiện ngang một hòn đá to làm bàn, đem hai hòn đá hỏ hơn cũng tiện bằng làm hai ghế ngồi, rồi gọi:
- Cá nướng sống một chút thì thịt ngọt hơn. Lan tỷ có nghe vậy không?
Nhã Lan cầm gắp cá đứng lên:
- Thưa đại nhân, tiểu nữ từng nấu ăn ở quán Tư Bụng nổi tiếng ở Thăng Long.
Tích Nhân thấy Nhã Lan pha trò cũng trở nên vui vẻ:
- Vậy thì bàn ghế đã chuẩn bị, mời đầu bếp bày cá nướng thượng hạng ra cho.
Nhã Lan bẻ vài cành sậy đến đặt lên mặt đá rồi mới đặt cá xuống, mỉm cười:
- Mời đại nhân dùng thử.
- Cá, xôi đều của chủ nhân. Chủ nhân chưa đụng tay đến thì kẻ hèn này đâu dám vô lễ.
- Nếu vậy, tiện nữ xin được hầu quan nhân.
Nhã Lan lấy lưỡi dao nhỏ cắt một khúc cá. Khi nàng cắt cá, Tích Nhân cũng bốc một nắm xôi. Lúc nàng cặp khúc cá đưa cho, Tích Nhân đón lấy khúc cá, thì cũng trao cục xôi cho nàng:
- Xin mời.
Nhã Lan đón lấy cục xôi cười:
- Vui nhỉ!
Tích Nhân cũng ngã ra cười:
- Chúng ta.. tiểu đệ tưởng chúng ta đang như thuở chơi trò chơi làm bánh, làm nhà..lúc năm bảy tuổi.
Sau khi cười, Nhã Lan chợt rơi nước mắt:
- Tuổi trẻ của ta!
Tích Nhân ngưng cười, tỏ vẻ ân hận:
- Tiểu đệ..
Nhã Lan vội lau nước mắt:
- Nhân đệ ăn đi.. xin lỗi ta chỉ nhất thời xúc động.
- Đã nhận tiểu đệ là nghĩa đệ thì tỷ tỷ dùng trước mới phải lễ cho.
Nhã Lan tròn mắt:
- Ta nhận hồi nào?
- Tỷ tỷ đã chẳng mới nói: "Nhân đệ ăn đi.."  là gì?
Nhã Lan bĩu môi:
- Như vậy..là đã nhận hay sao?
Tích Nhân nghiêm trang:
- Chúng ta đều là hai đứa trẻ côi cút từ thuở nhỏ, sao lại không kết nghĩa với nhau, chiếu cố lẫn nhau. Mong Lan tỷ chấp nhận tiểu đệ.
Nhã Lan cúi đầu:
- Ta chỉ sợ.. trở thành gánh nặng cho Nhân đệ.
Tích Nhân đứng lên:
- Tỷ tỷ chỉ sợ.. thì chúng ta cùng bái lạy trời đất kết nghĩa với nhau đi.
Tích Nhân quỳ xuống đất, Nhã Lan cũng đứng dậy lại quỳ bên cạnh. Tích Nhân thấy nàng đã quỳ, cất tiếng:
- Hôm nay ngày tháng.. trên có trời, dưới có đất chứng minh, Lê Tích Nhân tôi nhận Đoàn Nhã Lan tỷ tỷ làm nghĩa tỷ. Từ đây có phúc cùng hưởng, có họa cùng chia, nếu có lời nào gian dối xin quỷ thần trừng phạt.
Nhã Lan sụt sùi trong cảm động:
- Nhã Lan từ giờ phút này xin nhận Lê Tích Nhân làm nghĩa đệ, người thân yêu duy nhất của mình, phúc họa cùng chia, ngọt bùi cùng xẻ nếu dối trá nửa lời, xin đất trời trừng phạt.
Sau khi thề thốt, cả hai cùng bái thiên địa và bái nhau làm chị em. Nhã Lan cầm tay Tích Nhân, nghẹn ngào:
- Nhân đệ! Hiền đệ là ngươi thân duy nhất của ta. Từ ngày nhũ mẫu bị kẻ thù giết đến nay, mấy năm nay ta không một người quen thân nào để có thể tâm sự. Ta đã sống những ngày tháng của tận cùng nỗi cô đơn.
Như ấm ức lâu ngày bùng dậy, nàng khóc thành tiếng, ngã lên vai Tích Nhân:
- Nhiều lúc.. ta nghĩ để kẻ thù giết đi, hay nhảy xuống sông kết liễu cuộc đời, nhiều lúc ta muốn cướp của giết người..nhưng nghĩ đến cha mẹ bị chết thảm thương.. lời dạy dỗ nghiêm khắc của cha mẹ..ta mới cố gắng sống như con chó đói, như con thú hoang đến ngày nay.
Tích Nhân ôm vai nàng vỗ về:
- Tiểu đệ biết nỗi khổ cực của mình, hiểu rõ tỷ tỷ. Từ nay tỷ tỷ có tiểu đệ để tâm sự, không ai có thể hà hiếp chúng ta nữa. Từ nay chúng ta sống chết có nhau...
Nhã Lan thút thít:
- Ta chỉ sợ..
- Nhất ngôn kim thạch, chúng ta đã thề thốt, tỷ tỷ còn cứ mãi.. "chỉ sợ" cái gì nữa?
Nhất thời xúc động, Nhã Lan ngã lên người Tích Nhân khóc, cánh tay Tích Nhân ôm trên vai và lời an ủi làm cho Nhã Lan cảm nhận một cảm giác che chở tuyệt vời, mong được vuốt ve an ủi nữa, nhưng nhận ra điều đó từ con tim mình, nàng cả  thẹn, đẩy Tích Nhân ra:
- Chúng ta ăn đi,  mọi thứ nguội cả rồi.
Tích Nhân lấy chiếc khăn đưa cho nàng:
- Tỷ tỷ lau nước mắt đi đã!
Nhã Lan dùng tay áo gạt nước mắt:
- Ai khóc mà có nước mắt?
Tích Nhân cả cười:
- Vân Long nữ hiệp làm gì lại rơi nước mắt kia chứ!
Nhã Lan:
- Cái gì Vân Long nữ hiệp?
- Tiểu đệ tạm thời đặt cho tỷ tỷ một biệt hiệu. Với thanh Vân long kiếm chém sắt như chém bùn,  bảy mươi hai đường vân long kiếm pháp,  tiểu đệ nghĩ sau này giang hồ sẽ gọi tỷ tỷ là Vân long nữ hiệp!
- Xí! Ta mà được gọi nữ hiệp, thì thế gian này ai cũng là nữ hiệp cả!
- Tỷ  tỷ cần phải tự tin mình sẽ trở thành một nữ hiệp. Võ công của tỷ tỷ hiện giờ cũng đã khó có đối thủ.
Nhã Lan chợt buồn trở lại:
- Ta cũng chỉ nhờ nó mà thoát chết, trốn thoát sự truy lùng của kẻ thù mà thôi.
- Kẻ thù của tỷ tỷ là ai?
- Là người cùng dòng họ của ta.
- Tổ chức họ Đoàn ở Vân Nam?
- Đúng là bọn họ.
- Tỷ tỷ có thể cho biết rõ hơn.
- Nhân đệ đã kể về mình cho ta nghe, thì ta cũng phải kể cho Nhân đệ nghe biết về ta.
- Câu chuyện của tỷ tỷ hẳn cũng khá dài. Chúng ta ăn trước đã.
Họ ngồi xuống ghế đá, vừa ăn, Nhã Lan vừa kể:
" Cao  tổ của ta vốn  là tam hoàng tử nước Đại Lý. Khi triều đình đầu hàng quân Mông, ngài không đồng ý quyết định của phụ hoàng, nên bỏ trốn sang Đại Việt. Ngài là người văn học nhưng khi bỏ trốn thì Phương trượng chùa Thiên Long lại trao Vân Long kiếm và càn long bí kíp yêu cầu mang theo để giữ di bảo của Đại Lý. Đến Đại Việt ngài gặp vua Trần xin được phép dung thân. Dù nhà Trần muốn phong quan chức cho, ngài nhất quyết từ chối và xin được làm một người dân thường. Mười năm sau, ngài lấy vợ, con gái một vị quan ngự sử trong triều, nhỏ hơn ngài mười lăm tuổi. Họ gặp nhau vì cao tổ có y thuật cao minh nên đã được mời chữa bệnh cho cao tổ mẫu. Cả hai rất tâm đầu ý hiệp, nhưng họ hiếm muộn. Đến năm ngài gần sáu mươi, cao tổ mẫu mới nhất quyết nạp hầu thiếp cho ngài và chỉ năm sau sinh một trai.
Tằng tổ lớn lên văn hay, võ giỏi nhưng cũng không có chí làm quan, mà thích đi ngao du sơn thủy. Khi Cao tổ mất và mãn tang, cao tổ mẫu buộc tằng tổ phải lấy vợ. Lúc bấy giờ vua Chiêm là Chế Chí bị nhà Trần bắt đem về nước và đau bệnh liên miên. Tằng tổ được vời đến trị liệu. Vua Chiêm được nhà Trần phong là Thuận Vương nên nước Chiêm cũng đã đưa những phi tử của người sang hầu hạ, và tằng tổ ta lại si mê nhan sắc của một trong những phi tử này. Khi Thuận Vương mất được phép hỏa táng, nhưng  phi tử không phải theo tục lệ  thiêu sống theo nhà vua như ở nước Chiêm. Sau đó một thời gian, tằng tổ đã có thể kết hôn với người phi tử này. Tằng tổ và tằng tổ mẫu là một cặp vợ chồng hạnh phúc, nhưng kỳ lạ là họ cũng hiếm muộn, tằng tổ mẫu lại giống như cao tổ mẫu nạp hầu thiếp cho tằng tổ, và liên tiếp nạp  bốn người hầu thiếp, người thứ tư mới có con. Nhưng là con gái nên phải nạp thêm một người hầu thiếp thứ năm, người này mới sinh ra nội tổ ta..."
- Nội tổ cũng hiếm muộn nữa? Tích Nhân xen lời.
- Không! Năm nội tổ lên mười hai, tằng tổ mất. và ba năm sau tằng tổ mẫu buộc ông phải lấy vợ. Người chính thất một năm chưa có con, thì  tằng tổ mẫu  liền cưới thêm thiếp cho nội tổ và sau đó hai bà đều sinh nở. Ngoài những người bị bệnh và mất khi còn bé, nội tổ có tới  chín người con. Bốn trai năm gái. Ông không học võ và do đó, các vị bá bá của ta không ai biết càn long công và Vân long kiếm là gì. Mọi người đều học làm thuốc và đều ở quây quần trong Đoàn gia trang. Không học võ đã đưa đến thảm cảnh cho Đoàn gia. Khi quân Chiêm vào kinh thành, Đoàn gia đã bị chúng cướp phá và ba vị bá bá và các cô cô  của ta bị bắt đưa về Chiêm. Thuyền chúng ra cửa bể Đại An bị gió bão đánh đắm, nên họ  đều chết. Gia gia ta lúc bấy giờ là một thanh niên mười tám tuổi, nhờ phái đi chữa bệnh ở xa mà thoát khỏi tai nạn. Biến cố này  đã làm cho nội tổ buồn phiền, mấy tháng sau người mất và trước khi mất mới cho gia gia ta biết trong nhà có bí cấp võ công, nhưng vì nội tổ thấy tập luyện khó khăn, tốn nhiều thì giờ, chi phối việc trau dồi y học, hơn nữa người cho rằng say mê võ nghệ sẽ đưa đến tinh thần hiếu thắng, trước sau cũng sẽ nhúng tay vào máu nên không cho con cháu biết. Nay vì trải qua tai nạn như vậy, nên người lưu lại cho gia gia tùy nghi xử dụng.
Đúng như nội tổ đã nói, gia gia khi tập luyện bí kíp  đã say mê, không còn tha thiết việc kinh doanh,  lần lần đóng cửa các tiệm thuốc, không hành nghề y, cắt giảm người ăn kẻ ở trong nhà xuống con số tối thiểu. Một hôm gia gia có người bạn thân vì vợ sau khi sanh bị bệnh nặng, nhiều thầy thuốc bó tay mới đến cầu xin, vì chỗ thân thiết nên gia gia mới đi xem bệnh. Trên đường về gần đến gia trang, gia gia thấy quân lính và cao thủ hộ vệ Hồ Quý Ly đang sục loát khắp nơi, họ chận cả kiệu của gia gia khám xét, cho biết có người âm mưu ám sát quan nguyên nhung Hải tây đô thống chế Lê Quý Ly và nghịch phạm đã chạy trốn về hướng đang lục soát. Đoàn gia trang ở phía Nam thành có tường xây bao quanh, bên trong nhà cửa liên tiếp,  gia gia nghĩ quan binh cũng không bỏ qua, nên mở rộng cổng mời họ vào. Đoàn gia hành y mấy đời ở kinh thành nên ai cũng biết, vì vậy họ lục soát qua loa ít nơi rồi rút lui. Tối ấy, khi gia gia ra ngoài vườn luyện kiếm, chợt nghe tiếng rên rỉ và phát hiện bên bụi trúc cạnh hồ sen, một người bị thương nặng, vội vàng đem vào nhà cứu trị. Nạn nhân là một thiếu nữ khoảng mười tám, mười chín, đang bị độc thương  trầm trọng nếu không được gia gia phát hiện, sáng hôm sau sẽ trở thành một xác chết. Thiếu nữ trong lúc trốn lánh sự truy lùng đã lặn xuống hồ sen nên áo quần ướt sũng và điều này sẽ trở ngại trong việc trị liệu, gia gia cũng không tiện gọi nô tỳ trong nhà  sợ tiết lộ bí mật, nên  phải tùng quyền.
Nhã Lan cười nhẹ:
- Sau này gia gia ta nói đêm đó người nhắm mắt mò mẫm và tay chân run rẩy như không còn chút sức lực.
Tích Nhân cũng cười, gật đầu:
- Đúng là đáng sợ thật. Sợ không gì bằng!
Nhã Lan cong môi:
- Cái gì mà sợ?
Trong tiếng cười, Tích Nhân:
- Tỷ tỷ không biết đâu. Sau này thế nào tỷ cũng biết việc đó đáng sợ lắm!
Nhã Lan tròn mắt:
- Ngươi đã biết?
- Ồ! Không biết gì đâu.. Tỷ tỷ kể tiếp cho tiểu đệ nghe việc bá bá sau đó thế nào đi.
Nhã Lan dọn lá và thức ăn còn lại ném xuống sông:
- Ta không kể gì nữa, nếu ngươi không.. thành thật với ta.
- Ồ! Tiểu đệ chỉ đùa. Tỷ tỷ lại giận sao? Xin đừng giận mà!
Nhã Lan cười:
- Ta biết ngươi không đùa.. nhưng ta kể tiếp kẻo ngươi cho rằng ta hay giận.
Nhã Lan lại buồn buồn tiếp tục câu chuyện:
Không may, hôm ấy khi đột nhập vào phủ Quý Ly, chưa tìm được lão, thì bọn chó dữ trong phủ đánh hơi phát hiện hành tung của mẫu thân, người bị vây đánh và phải mở đường máu để tẩu thoát, không may trúng phải Hổ tu độc trâm, một loại phi tiêu cực độc.."
Tích Nhân thở dài:
- Mẫu thân của tiểu đệ cũng bị thương nặng và phải mất mạng cũng vì loại trâm này.
- Khi hiểu hoàn cảnh của mẫu thân gia gia đề nghị họ cùng luyện tập võ công để có thêm khả năng rồi sau đó mới tầm thù. Một năm sau, họ kết hôn, nhưng hôn lễ chỉ làm âm thầm trong nhà và ta sinh ra một năm sau đó. Khi ta sinh ra, mẫu thân vì quá thương ta lại không muốn sớm tìm Quý Ly trả thù nữa. Tuy nhiên, luyện càn long công và vân long kiếm, gia gia và má má ta không bao giờ xao lãng. Nhiều hôm, ta được nhũ nương, tức là người mà ngươi đã gặp và gọi là thím Năm, bồng ra vườn xem hai người đấu kiếm với nhau.  Sự sống bình an của gia đình chúng ta không còn nữa, khi ta lên sáu tuổi. Hôm ấy một nhóm người đã đột nhập Đoàn gia trang và buộc gia gia ta phải giao càn long bí kíp và vân long kiếm cho họ. Họ thuyết phục gia gia ta phải cùng họ khôi phục lại cơ nghiệp họ Đoàn. Nếu không đồng ý họ không nhân nhượng. Dĩ nhiên gia gia ta không bằng lòng, và cũng nói rằng không biết mình có phải là con cháu Đoàn hoàng gia hay không. Và nếu có đúng như vậy đi nữa, thì việc khôi phục một quốc gia đã mất hàng trăm năm không phải là việc dễ dàng, chỉ gây thêm thảm cảnh, nhất kiếm công thành vạn cốt khô. Như ta đã nói, mấy đời nhà họ Đoàn ở Thăng Long chỉ lo hành nghề y, không ai phô trương võ nghệ, nên bọn người này cũng không ngờ trước, chỉ tưởng gia gia ta là tay trói gà không chặt, dọa nạt sẽ ngoan ngoãn nghe theo. Chúng không ngờ khi chúng làm dữ, gia gia và má má ta đều ra tay, chúng không không thể nào đối địch được.
Tuy nhiên, khi đánh đuổi được bọn chúng, thì gia gia và má má ta biết nếu tiếp tục ở Đoàn gia trang, thế nào họ Đoàn ở Vân Nam cũng sẽ phái cao thủ tìm đến. Họ quyết định đem theo vài người nô bộc và nô tỳ đi ẩn cư nơi khác. Gia gia ta trước kia có mua một trang trại ở chân núi Lãm Sơn, cạnh bờ sông Thiên Đức. Ở đấy đã có sẵn mấy gian nhà gỗ, có nuôi trâu bò và chúng ta dời về đấy. Đây là một nơi rất đẹp, dù còn nhỏ ta cũng rất thích, quanh năm thông trắc xanh um.
Tích Nhân:
- Tục đa biến thái vân thương cẩu, tùng bất tri niên tăng bạch đầu. Hai câu thơ này do một nhà thơ đã đến Lãm Sơn rồi tức cảnh viết ra. Tiểu đệ chưa được đến đó, nhưng chắc chắn rằng rất đẹp.
Nhã Lan lại thở dài:
- Dời đến chỗ ở mới ta rất thích, thì cũng rất thích được mẫu thân hàng ngày dạy ta võ nghệ và khinh công. Nhiều hôm mẫu thân và ta chạy lên núi nhìn xuống sông và đồng cỏ không muốn về. Khi thấy quá trưa gia gia cùng nhũ nương mang cơm nước lên cho chúng ta và cùng ăn. Sau đó, khi gia gia và má luyện kiếm với nhau, ta tập kiếm với nhũ nương.
- Thím Năm cũng biết võ?
- Nhũ nương là người nô tỳ tin cẩn nhất của mẫu thân. Bà tập võ nghệ với mẫu thân từ nhỏ.
- Ồ! Tiểu đệ thấy khi ấy..
- Nhũ nương đã hoàn toàn bị phế võ công. Nhờ Phạm tiên sinh cứu được mạng sống, nhưng võ công hoàn toàn mất.
- Thì ra vậy!
- Chúng ta sống vô cùng vui vẻ và hạnh phúc được bốn năm, thì bọn chúng tìm đến, người của chúng lần này có tới tám tên và võ công rất cao. Đây là trận chiến khốc liệt, nhờ vân long kiếm sắt bén,  võ công của gia gia,  má má ta cũng đã khác trước, nên cả tám tên đều bị giết. Tuy nhiên, má má, bốn người  nô bộc lo việc chăn nuôi và bốn nô tỳ cũng bị chúng hại còn gia gia và nhũ nương bị thương rất nặng.
Nhã Lan chợt sa lệ:
- Mẫu thân bị giết, gia gia ta một phần thấy thương thế quá nặng, một phần không muốn sống nữa. Ông  ôm ta khóc, rồi giao cho nhũ nương: " Ngươi bị nội thương cũng khá nặng, nhưng có thể chữa trị được. Hãy đem ngay Lan nhi đến kinh đô tìm Phạm Thừa Du, chủ nhân quán Tư Bụng ở cửa Đông thành nhờ ông ta chữa trị cho. Ông ta không hành nghề y, nhưng y học cao minh, là bạn vong niên của ta, nói tên ta gởi ngươi tới, nhất định ông ta sẽ chữa cho  ngươi. Từ nay, hãy nghĩ tình Liên Hoa và ta mà săn sóc cho Nhã Lan."
- Lúc bấy giờ ta chưa hiểu biết nhiều, chỉ khóc. Khóc vì mẫu thân và bao nhiêu người thân bị giết. Gia gia bảo nhũ nương vào nhà mang ra một chiếc hộp  nhỏ, trong đó có vàng bạc và quyển bí kíp. Ông ta trao vân long kiếm cho nhũ nương, dặn dò: "Tiền bạc còn lại có thể tạm sống một thời gian năm bảy năm. Tìm nơi dấu quyển bí kíp và vân long kiếm, đừng đem nó theo  bên người mà mang họa. Sau này cho Lan nhi học ít chữ nghĩa, thêu thùa, may vá, đừng cho nó học võ, đừng nghĩ chuyện báo thù, và nhất là đừng để nó luyện công trong bí kíp. Loại võ công này không thích hợp với đàn bà. Liên Hoa vì học công phu này với ta mà sinh lý trong những ngày gần đây đã đổi khác.. Thôi ngươi hãy cố mà mang Lan nhi đi cho mau giùm ta. Nếu kẻ thù  trở lại sẽ không cò kịp nữa."
Gia gia ta vừa hối thúc vừa tỏ ra giận dữ trước sự nài nỉ  cùng đi trốn tránh của nhũ nương. Cuối cùng bà ta mang theo kiếm và bồng ta chạy nhanh theo bờ sông Thiên Đức.  Chúng ta đi xa vài dặm, nơi chúng ta ở ngọn lửa bốc cao. Gia gia đã bồng mẫu thân, đưa những người chết vào nhà rồi châm lửa hỏa thiêu.
Tích Nhân thở dài:
- Cuộc đời của tỷ tỷ cũng lắm đau thương không khác gì tiểu đệ.
- Nhũ nương đã dùng vân long kiếm khoét nền đá một căn miếu cổ, dấu kiếm,  bí kíp, và vàng bạc rồi đưa ta đi tìm Phạm tiên sinh.
- Tiểu đệ đoán Phạm tiên sinh đã chữa trị cho thím Năm, nhưng gia gia tỷ tỷ là người quen của Phạm tiên sinh, chẳng lẽ ông ta không đề nghị đến nhà mình tạm trú và giúp đỡ cho thím Năm và tỷ tỷ?
- Khi gặp Phạm tiên sinh, nhũ nương chỉ nói tên gia gia ta, nói gia gia ta vì có việc cần kíp nên giới thiệu đến ông, nhờ ông ta chữa trị giùm cho mà thôi. Nhũ nương không nói ta là con của gia gia ta.
- Sao thím năm.. Ồ! sao nhũ nương lại làm vậy?
- Bà ta tính chúng ta phải trả thù. Sợ tạm trú ở nhà ông, sẽ bị nhiều người dòm ngó. Sinh hoạt bất tiện.
- Thì ra vậy!
- Sau khi trị lành thương thế biết mình không thể tập luyện võ nghệ được nữa, một phần nhũ nương cho rằng ở không càng làm mọi người chú ý, một phần cho rằng sống chung với đám nhân công sẽ làm cho kẻ thù khó có thể tìm ra tung tích. Nhũ nương nhanh chóng tập luyện làm một người quê mùa, và dùng thuật dịch dung để che thêm mắt thiên hạ.
- Thuật dịch dung của nhũ nương thật đã đến độ cao minh! Sao nhũ nương có thể biết thuật này?
- Đó là nhờ lúc còn trẻ, một hôm mẫu thân và nhũ nương cải trang đi du ngoạn đã tình cờ gặp một quái nhân đang bị thương nặng,  đem vào một ngôi cổ miếu tìm cách chữa trị, nhưng ông ta không thể sống. Trước khi chết, ông ta cho biết mình là bách biến thần thâu nổi danh trên giang hồ và tặng cho mẫu thân một quyển bí kíp. Sau này gia gia nhất định cấm không cho nghiên cứu thuật thần thâu, nhưng nhũ nương đã nghiên cứu rất tường tận thuật dịch dung. Ta và nhũ nương đều có nước da trắng, nhưng khi bắt đầu làm ở quán Tư  Bụng chúng ta đều hóa trang thành ngâm đen để che mắt mọi người.
- Có số tiền của bá bá để lại sao lại phải làm công nhân quán Tư Bụng?
- Sau khi chữa được thương thế, nhũ nương mướn nhà trong thành, trở lại nơi cất giấu vàng bạc, định lấy về làm vốn buôn bán, chẳng may trở về đến cổng thành bị khám xét và bị bọn quan binh tịch thu. Có lẽ chúng muốn chia nhau số vàng bạc nên thay vì đưa nhũ nương đi giam để tra hỏi, chúng đe dọa và đuổi bà đi. Sợ lộ thân phận, nhũ nương đành chịu mất của.
- Nhũ nương và tỷ tỷ che dấu thân phận rất kỹ, chỉ là hai người công nhân quán Tư Bụng, sao kẻ thù lại có thể tìm ra?
Nhã Lan thở dài:
- Có lẽ tại sau này ta và nhũ nương hàng năm, đến ngày gia gia và mẫu thân thọ nạn đều tìm cách trở lại trang viện cũ để cúng tế. Chuyến đi cuối cùng của ta, ta đã ở lại nhiều ngày và tập Càn long kiếm pháp.
- Có lẽ chúng không thấy tỷ tỷ mang theo vân long kiếm nên theo dõi đến nhà.
Nhã Lan sa nước mắt:
- Sự sơ ý của ta đã làm hại nhũ nương. Ta về nhà bị bà la mắng còn cãi lại nữa!
Tính Nhân ngậm ngùi:
- Hôm ấy nghe hai người to tiếng, tiểu đệ cho rằng vì sự hiện diện của mình gây ra nên bỏ đi. Không ngờ sau khi trở về lại nhìn thấy thảm cảnh. Mới thấy thân xác nhũ nương còn vội cho tỷ tỷ quá tàn nhẫn.
- Hôm ấy chúng tới chỉ có ba tên, và nhũ nương đã liều chết ngăn cản một trong ba đứa, ta mới có thể thoát.
- Mấy năm nay tỷ tỷ làm gì?
Nhã Lan cúi đầu:
- Tìm ngươi và tìm kẻ thù.
- Tỷ tỷ đã gặp chúng?
- Ta đã giết nhiều tên và cũng phải liên tiếp thay hình đổi dạng để trốn tránh. Mấy tháng nay tình hình của ta rất nguy hiểm. Chúng phái hàng mấy chục tên đi truy lùng. Ta hết chạy đông, chạy tây, thì đang định chạy lên bắc, chạy thẳng sang Vân Nam. Ở Cường Nỗ ta gặp ngươi, thì cũng phát hiện một toán cao thủ, trong đó có hai đứa con gái vô cùng lợi hại. Cao hơn con đàn chủ ta từng gặp qua một lần và suýt chết trong tay nó.
Tính Nhân nhẹ nắm tay nàng:
- Từ nay tỷ tỷ không phải trốn tránh bọn chúng nữa. Nhưng tỷ tỷ cũng phải bắt đầu môn công phu của tiểu đệ. Tỷ tỷ  cũng đã biết càn long công không hợp với tỷ tỷ, thì không nên luyện nữa.
Nhã Lan gật đầu:
- Ta nghe lời Nhân đệ.
- Trời còn sớm, chúng ta bắt đầu.
Tích Nhân bảo Nhã Lan chú ý và truyền khẩu quyết cho nàng. Sau  đó họ chú tâm vào việc luyện công.
 
--!!tach_noi_dung!!--


Nguồn: Tác giả VNthuquan.net - Thư viện Online
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 5 tháng 2 năm 2012

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--