Mẹ đi làm trở lại, giờ đây trong nhà có đến những ba vị 'từ mẫú. Tố Mai bảo đùa với mọi người như vậy. − Ba mẹ với anh Trường một phe. Còn Mai với anh hai một phe. Cô lại quay sang đồng minh của mình chắc là bị phe đa số ăn hiếp quá! − Không ai thèm ăn hiếp cô đâu. Trường xoa đầu em gái như muốn trấn an cô nàng. Còn Chinh thì tủm tỉm cười: − Vậy chứ. Em có muốn làm cho lực lượng hai bên cân bằng không? − Bằng cách nào? − Tìm thêm đồng minh... Nhưng anh chưa kịp nói hết câu thì đã bị cậu em cắt ngang: − Bằng cách cưới vợ cho anh hai! − Thằng Trường thông minh đó – Chinh gật gù ra chiều thích thú. Còn cô em út thì lắc đầu nguầy nguậy: − Không thèm! tưởng gì chớ cưới chị Hai về, Tố Mai không ham! Chỉ tổ giành ăn với út thôi. Với lại có chị Hai, em sẽ mất chết độ. Trường bật cười trêu em: − Làm gì vậy? − Hãy nhìn vô gương mà coi! Sắp gã chồng đến nơi mà còn nhõng nhẽo. Tố Mai phụng phịu: − Ứ! Anh Trường kỳ quá, ai nhõng nhẽo hồi nào. Thì mới vừa đây thôi. Nghe đâu hôm qua lại còn đòi ngủ chung với mẹ nữa hả? Hì... hì... tao sẽ đi đồn khắp Sài Gòn rằng mày chưa thôi bú... − Anh chỉ giỏi ăn hiếp em! Méc ba ráng chịu à! − Không có ai bênh em đâu, Tiểu thư ạ! Còn nếu muốn anh không đồn ầm lên thì hối lộ đi! Biết anh nói đùa nhưng Tố Mai vẫn sốt sắng hỏi: − Muốn gì? Trường trả lời ngay: − Hủ tiếu nam Vang! Tố Mai lắc đầu: − Em không thích hủ tiếu. Đổi lại bún bò Huế đi. − Kẹ mày! Tao không ưa cái món nửa bò, nửa trâu... ý quên, nửa heo đó! Mà mày thì không có quyền lựa chọn. Để tao nhờ anh Hai làm trọng tài. Đứa nào ăn gian bị phạt gấp đôi. Thấy đồng minh sắp sửa thua cuộc Chinh nhảy vào khẩu chiến: − Đừng cãi nhau nữa! Tốt hơn hết là hãy tìm quán hủ tiếu nào ở gần quán bún bò Huế. Ai thích gì thì ăn cái đó. − Hoan hô anh Hai! Hoan hô 'đồng minh' của em!- Tố Ma vỗ tay reo lên – Sáng kiến cực kỳ hay ho! − Cũng được! Trường miễn cưỡng đồng ý! Nhưng nếu hủ tiếu không ngon thì chỉ tính phân nửa thôi. − Là sao? Mai không hiểu hỏi lại. − Nghĩa là... thay vì nói cho cả sài gòn biết, bây giở chỉ đồng trong phạm vi nội thành thôi. Tố Mai giảy nảy” − Anh ba ăn gian! - Rất ít khi cô gọi Trường như vậy. Đừng thấy người ta nhân nhượng rồi làm tới nha, lộn xộn em không thèm đi bây giờ! − Được rồi, anh ba không chọc ghẹo nữa đâu. Rồi Tố Mai nháy anh Chinh ra nhà sau. Chẳng biết họ nói gì mà khi đi chung độ Tố Mai thay đổi hẳn. Cô vui vẻ, cười nói như mình chẳng hề bị thua cuộc. Trường lại vốn ít chú ý đến những chi tiết như vậy, và cũng không nghi ngờ gì ông anh trai và cô em gái. Nào ngờ đến lúc ăn xong, Tố Mai bỗng la hoảng lên: − Chết em rồi! Cả hai ông anh của cô đều giật mình. − Cái gì chết? Mặt Tố Mai méo xệch: − Em để quên cái bóp tiền ở nhà rồi. Tại hồi nãy anh Trường hối dữ quá. − Bây giờ thì tíh sao? –chinh chăm chú nhìn em. Tố Mai kéo tay áo ông anh cả: − Anh Hai có mang tiền theo không? Cho em mượn. Nhưng Chinh lắc đầu: − Anh cũng quên đem theo rồi. Chỉ có đủ để trả tiền giữ xe. Tố Mai vụt đứng dậy: − Các anh ở đây đợi em chạy về nhà lấy tiền.. Trường ngán nẩm lắc đầu: − Thôi đi! Mày mà ở nhà luôn thì khổ bọn anh. Tao cho mượn, lát nữa về nhà trả lại. Cô em gái mặt mày hí hửng, rối rít cảm ơn. Mãi đến lúc về tới nhà mới ôm bụng cười ngặt nghèo: − Cái mặt vậy mà bị xí gạt – Hì... hì... Trường trợn mắt nhìn em hỏi lại: − Cái gì? Rồi anh chàng hạ giọng - Chắc là tao bị gạt thật rồi. Mày là con nít quỷ... Tố Mai trêu anh: − Em mà con nít hả? Con nít mà gạt được người lớn mới hay. − Thôi, giải tán! Chinh bỗng khều nhẹ hai em. Ba mẹ về rồi. Lập tức ba cô cậu biến mất về phòng mình. Chỉ còn chị giúp việc mà bà Liên vừa thuê để lo việc bếp núc thay mình, đang lúi húi dọn cơm. − Anh Hai! Hôm nay trông ba mẹ thế nào ấy! Tố Mai nói nhỏ với Chinh khi hai anh em sắp sửa bước vào nhà bếp. Chinh gật đầu tán thành: − Anh cũng thấy vậy! Từ ngày cụ Khiêm mất, cả nhà lại cùng ăn cơm một lượt. Điều đó hoàn toàn tự giác. Bởi lẽ ai cũng muốn lấp đi cái khoảng trống mà thời gian khắc nghiệt đã gây ra cho họ. Mấy hôm đầu, mỗi lần ngồi vào bàn ăn, ông Chiến lại xức động không cầm được nước mắt, khiến cả nhà cũng sụt sùi. Ông mất một người cha, còn những đứa trẻ thì mất một người ông đáng thương, đáng kính! Không dễ gì mà thích nghi được với sự mất mát này. Rồi thì chuyện đau buồn theo thời gian cũng lắng dịu đi. Ai cũng cố dằn nén tình cảm của mình lại để tụ trấn an mình và trấn an mọi người. Vậy thì hôm nay, hẳn là đã có chuyện gì đó xảy ra. Bữa ăn diễn ra trong không khí nặng nề. Cuối cùng, không chịu nổi, cô gái út lên tiếng trước: − Ba ơi! Con thấy hình như hôm nay ba không được khoẻ! Ông CHiến buông đũa, đưa tay đón lấy mấy trái chuối từ tay vợ, nhưng ông không ăn mà lại đặt xuống. Rồi ông lắc đầu nhè nhe. Bà Liên đáp thay chồng: − Hôm nay ba gặp một ca mổ phức tạp, căng thẳng quá nên ông thấy mệt. Anh chàng bác sĩ con cũng buông đũa nhìn cha với vẻ thăm dò: − Mẹ! Trường quay sang bà Liên ngập ngừng. Con có linh cảm rằng... đã xảy ra chuyện rủi ro... Hai vợ chồng bác sĩ Chiến nhìn nhau hồi lâu rồi ông khẽ gật đầu. bà mẹ nhìn một lượt các con lúc ấy đều đã buông đũa, chậm rãi nói: − Con đoán đúng đấy Trường! Điều đó quá sức chịu đựng của ba con. Ông ấy gần như kiệt sức. Vầng trán phẳng phiu của chàng trai bỗng đầy những vết nhăn già nua. Chiếc quạt máy đã mở hết số mà vẫn không đủ sức xua đi những gịot mồ hôi lấm tấm trên trán anh. Trường hỏi cha, giọng lạc đi: − Có phải hôm nay ba mổ cho cô gái bị K gan hai thùy không? Người cha lặng lẽ gật đầu. Còn đứa con thì ôm lấy đầu. Thật lâu sau anh mới ngẩng lên. − Hồi sáng này lúc giao ban con còn nói chuyện và động viên cô ấy hãy tin vào ba... − Đó là một cô gái can đảm phi thường. Giọng người cha như bị ngạt mũi. Khối u lớn nhất đã vỡ từ lâu đắp vào cơ hoành tạo ra những cơn đau dữ dội mấy tháng nay. Vậy mà con bé vẫn chịu đựng... Ba ngạc nhiên tự hỏi. Chuyện gì đã xảy ra? Thú thật, ba không thể nào tin rằng cô bé ấy không còn... rằng chúng ta đã thất bại! Đã nhiều lần được bố trí cùng một kíp mổ với cha và hầu như chưa lần nào thấy ông ấy thất bại, cho nên điều xảy ra hôm nay khiến Trường cũng có cảm giác bàng hoàng, đau xót. − Con nghĩ rằng ba không nên tự giày vò mình như vậy- Chinh vẫn lặng im từ đầu câu chuyện giờ mới lên tiếng. Đã có mấy ai thoát khỏi căn bệnh hiểm nghèo này? − Nhưng ít nhất cũng kéo dài sự sống thêm một thời gian nữa. Đằng này... cô ấy đã vĩnh viễn ra đi! Là một người thầy thuốc để cho bệnh nhân chết... mà lại chết ngay trên bà mổ, đó quả là một thất bại nặng nề. Ba đắn đo mãi đến nỗi phải dời cuộc giải phẫu đến lần thứ tu! Người mẹ xen vào. Ông Chiến buồn rầu nhìn vợ: − Tôi cảm thấy hối hận mình à! Có thể quyết định tiến hành phẫu thuật là sai lầm. Vì nếu không, cô ấy có thể sống được thêm một thời gian nữa... Con không nghĩ như vậy đâu ba! Sống mà bị hành hạ đớn đau như vậy thì thà chết di còn hơn! Chinh nhìn cha chăm chú. − Điều đó chỉ đúng về mặt lý trí thôi con à! Còn về tình cảm thì... cách nào có thể kéo dài sự sống của một con người đó là lương tâm, và trách nhiêm. − Dù sao thì... chuyện đáng buồn cũng đã xảy ra rồi ba à! Không ai có quyền oán trách ba, kể cả vong hồn cô gái kia, vì ba đã làm hết sức mình! Tố Mai đã rời chỗ ngồi tự bao giờ và đang đứng sau lưng cha. Đôi bàn tay cô đặt lên vai ông như một lời an ủi. Ông Chiến nắm lấy tay con gái: − Cám ơn con. Thật lòng ba buồn vì cô gái ấy còn trẻ quá, đã sống được bao lâu đâu! Trước mặt Tố Mai bỗng hiện lên hình ảnh người con gái đáng thương vừa vĩnh viễn lìa bỏ cuộc đời vì căn bệnh ung thư muôn ngàn lần đáng nguyền rủa. Dù rằng họ chưa hề gặp mặt nhau, dù rằng họ chẳng hề quen biết, nhưng cái chết của cô gái kia đã khiến Tố Mai đau lòng. − Suy cho cùng thì cô ấy chẳng có bà con dòng họ gì với mình. Ba đừng buồn nữa. hãy quên đi thì hơn. Lời nói của cậu con trai cả khiến người cha có vẻ không hài lòng. Ông nhìn con, giọng đanh lại: − Con không được nói như vậy! ngay cả giận anh. Cô gỡ lịch nhẩm tính thử xem họ đã gặp nhau bao lâu rồi và giật mình khi thấy một tháng đã trôi qua kể từ buổi trưa giận hờn ấy! Nhưng... tại sao anh không đến tìm? Tại anh đã quên Tố Mai hay vì một lý do nào khác? Có lẽ đã đến lúc phải làm lành với nhau thôi! Nhưng đứng trong trường hợp này, ai sẽ xin lỗi ai đây? À! Đúng rồi, ba vẫn hay nói rằng kẻ nào làm lành trước, đó là kẻ biết điều. Mà Tố Mai thì bao giờ cũng muốn rằng mình là kẻ biết điều.