Sabbe sattà avera hontu sukhita hontu nidddukha hontu abyapaha hontu anigha hontu dighayuka hontu aroga hontu Sampattihi samikhantu sukkhi attanam pariharantu dukkhappatta ca niddukkha byayappatta ca nibhaya sohapatta c nisoka hontu sabbepi panino. Bài kệ Pali ngắn trên do đức Phật dạy các hành giả thường dùng để chú nguyện rải tâm từ đến tất cả các chúng sinh hữu hình hay vô hình, trước khi bắt đầu tọa thiền cho dù hành giả chọn bất cứ pháp môn nào thiền Nhập Định hay thiền Minh Sát. Phép niệm Tâm từ, dù chỉ vài câu đơn giảng nhưng lại vô cùng quan trọng trong những bước khởi đầu của hành trạng tâm thức. Nếu như bố thí pháp dùng để giải Tâm tham, thiền Minh Sát để khai ngộ Tâm si thì phép niệm Tâm từ được xem như một phương thuốc hòa dịu tâm Sân Hận trong ta.Chúng tôi mở đầu bài Thanh Hóa Tâm này bằng bài kệ trên vì đây là một pháp môn không phân biệt tôn giáo, rất dể thực hiện bất cứ lúc nào ngay trong những lúc đi, đứng, nằm, ngồi.Chúng tôi rất tránh không đi vào lỉnh vực tâm linh tôn giáo vượt khả năng và chỉ giử nguyên thuần nhất tánh cách lợi ích về mặt y học của pháp môn này với liên quan mật thiết của các loạt bài Tẩy Trần.Trở lại với những loạt bài đầu, chúng tôi thỉnh thoảng đề cập đến bộ Nảo với chức năng “lập lệnh” “thảo lệnh” được thu về hoặc phát đến các cơ quan trong ta. Khi “lệnh” rỏ ràng minh bạch, các cơ quan “thừa lệnh” thi hành đúng, cơ thể chúng ta lúc đó khỏe mạnh vô bệnh. Trái lại, có những lúc nhiểu sóng tạo ra những “lệnh” lệch lạc, thu về “lệnh” sai trái, đương nhiên là lúc cơ thể bắt đầu tạo nhiều phiền nảo, gây bệnh gây tật..Ngoài những nguyên nhân chúng tôi nêu ra trước đó thuộc về Thân do ẩm thực tích độc, sinh hoạt lệch Âm Dương vẩn còn một nguyên nhân vô hình thuộc về Tâm ảnh hưởng trực tiếp đến bộ Nảo tổng tư lệnh mang vai trò sinh hóa bật nhất của nhân thể con người.Trong cuộc sống vật chất Tây Phương, chúng ta như những con cá bị cuốn xoáy vào vòng bộc lưu khó mà cưỡng lại với nhịp điệu sinh họat cần thiết đến mức bắt buộc. Thuyền to sóng lớn, mổi người mổi hoàn cảnh, mổi áp lực chồng chất. Tâm trí chúng ta bị ảnh hưởng nặng bởi Stress, một cường lực vô hình đè ép lên tâm ta tạo nhiều căng thẳng và khủng hoảng trong vô thức. Lâu ngày, lâu ngày Stress lớn mạnh ảnh hưởng trực tiếp đến Thân và đão lộn hệ thống tín hiệu thần kinh thông tin trong ta. Cũng như mỡ Cholesterol, áp lực Stress không phải hoàn toàn là xấu như lầm tưởng. Áp lực Stress là động lực cần thiết cho sự sinh tồn của loại người Homo Sapien từ thuở sơ khai đến sự tiến hóa cao độ của ngày hôm nay. Stress giúp người xưa chống lại thiên tai, khí hậu, thú dử, hiểm nguy… Stress giúp chúng ta ngày nay vươn lên chịu đựng sóng gió cuộc đời. Với triết lý phương Đông, những gì Quá đều trở thành Quắt. Quá nhiều Cholesterol, bệnh về tim mạch là sự hiển nhiên.Quá nhiều Stress, bệnh rối loạn hệ thần kinh đương nhiên không tránh được.Nếu Stress là danh từ chỉ về sự căng thẳng thì Strech là động từ diển tả hành động co duổi kéo giăng. Trong vài tình trạng cần thiết của cuộc sống, Tâm chúng ta có nhiệm vụ cần phải “khẩn trương” “duổi” căng ra chịu đựng những áp lực trên để điều động áp huyết bảo vệ tim mạch, sau đó cần phải “co” lại để quân bình hệ thần kinh tín hiệu. Trên thực tế, chúng ta chỉ mải căng ra nhưng rất ít khi hoặc không bao giờ được phép co lại.Chúng ta không có những nghỉ ngơi đầy đủ cần thiết hổ trợ hệ thần kinh cho một lộ trình đời dài. Tai hại hơn, nhiều người lại lập ra, tập luyện các phương pháp Exercise vào chiều tối để đối trị Stress, chủ trương nâng cao ngoại hình thể lực để đối trị áp lực cũng giống như dùng Cương chế Cương. Chúng tôi rất thắc mắc liệu chúng ta chống chỏi được bao lâu với một thể chất vốn đã mang đầy Thân bệnh Tâm bệnh?Nội thương củ đang còn hành hạ bản thân lại phải rước về thêm họa mới không phải là cách chửa trị đúng đắn của giới Y sỹ liểu ngộ. Hẳn các bạn còn nhớ câu chuyện Lệnh Hồ xung dở sống dở chết với 6 luồng nội lực tranh chấp của Đào Cốc lục Tiên, rồi lại phải rước thêm nội lực và phục dược của bao cao thủ gây xung đột nặng trong người suýt mất mạng nếu không kịp nhờ luyện tán đi hết chân khí toàn thân. Nhân thể con người trong ta củng vậy, lúc nào củng là trường đấu tranh không ngưng nghỉ. Củng như Khí và Huyết, khi những thiện tâm trong ta phát sinh đầy đủ, những tín hiệu nơi thần kinh nảo bộ thu phát “lệnh” rất chuẩn. Khi những áp lực bất thiện tâm trong ta phát sinh lấn lướt vượt mức tràn vào thần kinh nảo, “Lệnh” và “Tín hiệu” không nhận hiểu nhau.Tâm bất thiện tuy đa dạng vô hình tướng nhưng lại thể hiện ra ở ba tánh dể truy tìm là: Tâm tham muốn (Abhijjha), Tâm sân hận thù oán (Byapado) và Tâm si mê lầm lẩn (Micchaditthi).Tuy là 3 biến tướng bất thiện nhưng gom lại cũng chỉ là một. Khi chúng ta khởi lên một tâm tham, trong đó đã ẩn chứa sẵng ít nhiều si mê và sân hận, ở một người thường chứa đầy tâm sân hận chúng ta thấy trong đó dáng dấp của sự si mê và tham ái, củng như ở người mang nặng tâm si mê thường có nhiều hành động tham lam và giận dữ. Chẳng qua, ngay lúc đó do Tâm nào hiện ra rỏ nhất do đối cảnh kết tập nhiều mà làm chủ chiếm“lệnh” ở Thời điểm đó.Vì thế, chỉ với một pháp rải tâm từ đơn giản nhưng có thừa tác dụng hóa giải đối trị với mọi hiển nhiên của bất thiện tâm, có tác dụng tái tạo lại những trật tự sinh hóa của hệ tín hiệu “lệnh” nơi nảo bộ, có tác dụng ngăn chận những ác nghiệp tạo ra do Thân, Khẩu, Ý và cuối cùng là bước đầu tiên quan trọng để tiến hóa trên tâm linh nếu chúng ta đặt xuống viên gạch đầu tiên ĐứcTin.Chúng tôi chọn pháp rải tâm từ trên mọi pháp khác vì là phương pháp hiệu nghiệm xoay ngược giòng tâm thức hiện tướng Sân hận, cáu gắt, giận dữ, vô lý của những người bị áp lực bởi Stress. Phép rải tâm từ tuy có thể thực hiện trong lúc đi đứng nằm ngồi, nhưng với những bạn mới bắt đầu làm quen, nên chọn phép Ngồi vì tính cách nghiêm chỉnh và dể thực hiện.Trước hết, hành giả nên chọn khoảng thời gian thuận lợi, không quá mệt mỏi, buồn ngủ, đói khát. Không gian cần phải được yên tịnh vắng vẻ để chúng ta dể tập trung vào đề mục niệm Tâm. Những nghi thức như hình tượng nhang đèn đều không nhất thiết cần có. Chúng ta tắm rửa với nước ấm cho thư giản, vận y phục thoải mái không gò bó. Sau đó, chúng ta tìm một cái gối kê cao độ 8 inches , ngồi lên xếp bằng bình thường, hoặc bán già, hoặc kiết già. Khác với các phương pháp tọa thiền khác ngồi trọn vẹn trong lòng tọa cụ, phép niệm tâm từ này chỉ cần ngồi nửa người trên gối, hai bàn chân và đầu gối xếp ra ngoài tọa cụ.Có như thế, cột sống trong ta được nâng cao thẳng, đốt xương cùng không chịu phải trọng lượng của hai chân và gối sẻ khiến ta chịu đựng ngồi dể dàng lâu bị tê chân đau buốt. Tiếp theo, chúng ta giử thân xương sống cho thật thẳng, đầu hơi cúi xuống để khỏi mỏi cổ, mắt nhắm nhẹ và có thể nhìn thấy chóp mủi. Hành giả, sau đó áp nhẹ hai tay lên mặt, hít thở chậm, sâu và nhẹ đều đặn khoảng 10 lần. Trong lúc đó, bắt đầu quán tưởng đến sự trống rổng mênh mông của vủ trụ bên ngoài và vủ trụ bên trong ta. Lúc đó, cũng là lúc chúng ta thải ra khỏi tâm thức những suy nghỉ mông lung, những toan tính hằng ngày. Tiếp theo hành giả xếp hai tay chồng lên nhau thanh thảng, tâm thức dần chuyển sự chú ý xuống huyệt đan điền (dưới rốn 2 inches ) để thấy sự phồng và xọp của vùng bụng lúc thở. Khi hành giả hít hơi vào, bụng căng nhẹ ra và bắt đầu niệm từ nơi đan điền (không đọc và niệm trong đầu) SABBE SATTA AVERA (Nguyện cho tất cả chúng sinh được sự an vui)Khi ta bắt dầu thở nhẹ ra, củng từ đan diền ta niệm tiếp câu: HONTU SUKKHITA HONTU (đừng phát sinh những oan trái lẩn nhau) Cứ như vậy, hành giả từ tốn niệm theo hơi thở, rải tâm từ đến mọi chúng sinh. 3 điểm chính của Pháp này là: đầu óc giử trống rổng, tâm thức đặt theo hơi thở ở đan điền, Ý thức phát niệm rải tâm từ đan điền. Có như vậy, những áp lực Stress từ Nảo sẻ theo hơi thở rút xuống và đưa ra ngoài. Những người cao niên lớn tuổi hoặc những người mang bệnh cảm thấy khó khăn khi tọa thiền vì đau nhức vẩn có thể ngồi trên ghế cao thực hiện pháp này vì mục đích chính là sự kiểm soát Tâm trú ở Đan Điền dẩn đến sự làm chủ hơi thở của chính mình. Chúng ta sinh ra vào đời từ hơi thở và ra đi theo hơi thở cuối. Ai củng dể dàng nói tiền tài, công danh, sự nghiệp, vật chất, phú quý là tạm bợ phù du nhưng lại không mấy khi tin như vậy. Chúng ta hảy cùng thử một trắc nghiệm nhỏ sau đây. Bạn hít thơi thật nhiều và nín thở rồi úp mặt vào một thau nước đầy không nhất đầu ra. Chỉ trong vòng một phút thôi, bạn sẻ thấy ngay câu trả lời cho cả cuộc đời còn lại của mình, không cần phải leo lên ngọn Tuyết sơn ngồi tư lự, không cần phải đọc kinh thư vạn quyển tranh chấp triết Đông triết Tây. Lúc đó, không hiểu bạn muốn được làm chủ nhiều tài sản giàu sang tột bực hay chỉ đánh đổi lấy thêm hơi thở. Bạn muốn có được uy quyền công danh khiếp phục mọi người hay chỉ xin được thêm một ít hơi thở. Ở điều kiện bình thường, chúng ta ít khi nào để ý đến sự hiện hửu quý báu của hơi thở, mải đến khi ai kia hoặc chính chúng tôi nhắc bạn: “Hảy thở đi, hảy thở đi, thở đi…” lúc đó bạn mới chú ý đến sự nhột nhạt không điều hòa của một làn hơi mong manh. Chúng tôi có dịp đi thăm bệnh một người vì chứng Bán thân bất toại, trái với thông thường hôm đó chúng tôi không có ra toa mà chỉ nói chuyện về phép rải tâm từ. Một khoảng thời gian sau, chúng tôi lại đến thăm cố nhân. Dỉ nhiên là phép lạ không phát sinh, người bệnh vẩn nằm liệt giường nhưng chúng ta hảy nghe ông tâm sự: “Có lẻ nhân duyên khắc nghiệt khiến tôi gặp được pháp này trên giường bệnh, nhưng có thể nói từ nhỏ đến giờ, đây chính là lúc tôi mới thật sự SỐNG vì nhận thức được sự làm chủ hơi thở của mình, tiếc thay lại là trong lúc tàn tật không thể làm gì khác hơn. Ngược lại đôi khi tôi lại nghỉ nếu tôi còn được như trước mải thỏa chí, chắc gì tôi nghe lời ông thày ngồi yên một chổ hít thở” Trở lại với pháp niệm tâm từ, sau một thời gian khoảng vài tháng kiên trì, nhiều bạn đạt được kết quả khả quan, áp huyết quân bình không cần uống thuốc. Trong lúc tọa thiền phỉ lạc phat sinh cảm thấy thân tâm và đầu nhẹ lạ thường. Hoi thở nhẹ, ngọt và trong đi suốt cơ thể … Đến chừng đó, chúng ta có thể thực hiện phương pháp này ở bất cứ lúc nào trong khi đi đứng nằm ngồi và dần có thể kiểm soát hơi thở ngay cả trong những lúc điều kiện không thuận lợi. Trọn nguyên loạt bài Thanh Hóa Thân Tâm, chúng tôi dông dài chú thích dẩn chứng, để kết luận chúng tôi chỉ có hai câu: Vạn pháp do tâm sinhTâm vô sở sinh, Pháp vô sở trú. Bài phụ trang Từ Bi Kinh dưới đây, có tính cách Bonus Option cho những bạn muốn tham khảo thêm về phép Thanh Hóa Tâm, hằng mong mỏi chúng sanh thân tâm an lạc. Mọi thắc mắc và đóng góp ý kiến xây dựng, xin Email về HBHINH@HOTMAIL.COM và xin ghi rỏ Đông Y vào phần Subject. Xin chân thành cảm ân. Huỳnh Bá Hinh.
KARANIYA METTA SUTTA
TỪ BI KINH
Karaniyam’ atthakusalena yam tam santam padam abhisamecca-Sakko uju ca suhuju ca suvacco c’assa mudu anatimani: người khôn ngoan hằng tìm lợi ich cho mình mong đạt được trạng thái vắng lặng của Niết Bàn. Santussako ca subharo ca appakicco ca sallahukavutti santidriyo ca nipako ca appagabbho kulenu ananugiddho: biết kiên tâm, thủ phận thanh bần, ít phận sự, thu thúc lục căn, thận trọng, không liều lỉnh, không mê luyến gia đình. Na ca khuddam samacare kinci yena vinnu pare upava deyyum sukhinova khemino va hontu sabbe satta bhavantu sukhitatta: không làm điều quấy dù nhỏ nhen, hằng mong muốn chúng sanh được hạnh phúc an vui và tinh thần tráng kiện. Ye keci panabhutatthi tasa va thavara va anavasesa, digha va ye mahanta va majjhima rassak’anuka thula: hằng cầu nguyện đến tất cả chúng sanh không giới hạn Tâm và Tướng. Dittha va ye va addhittha ye ca dure vasanti avidure. Bhuta va sambhavesiva sabbe satta bhavantu sukhitatta: Hửu hình hoặc vô hình, đã sinh hoặc sắp sinh ra, ở khắp nơi xa gần đều có được sự an vui hoan lạc. Na paro param nikubbetha natimannetha katthaci nam kinci. Byarosana patighasanna s’annamannassa dukkham’iccheya: không hề lừa dối khinh miệt người khác ở bất cứ nơi đâu. Trong cơn phẩn nộ hoặc buồn phiền, không sinh tâm toan tính hại chúng sinh. Mata yatha niyam puttam asuya eka puttam’anurakkhe. Evam pi sabba bhutesu manasam bhavaya aparimanam: Luôn có lòng từ ái lớn với tất cả chúng sanh như một bà mẹ thương và bảo vệ con một của mình. Mettanca sabba lokasmin manasam bhavaye aparimanam. Uddham adho ca tiriyan ca asambhadham averam asattam: hằng rải tâm từ cùng khắp thế giới vô biên trên dưới không tận, tư tưởng lành không chướng ngại không thù oán không ác cảm. Titthan caram nisinno va sayano va yavat’assa vigataniddho. Etam satim addhittheyya bhrahm’ametam viharam’idham’ahu: Trong lúc tỉnh thức khi đi đứng nằm ngồi hằng chuyên trì niệm niệm. Đó là phạm hạnh cao cả nhất thế gian. Ditthinca anupagamma silava dassanena sampanno. Kamesu vineyya gegedham na hi jatu gabbhaseyyam punaretiti: Sinh tâm từ ái, không tà kiến, có giới hạnh cao, đắc tuệ nhản, đoạn tuyệt vui thú ngủ trần không bao lâu sẻ đắc quả vị không luân hồi trong thai bào nửa.