Dịch giả: Mai Thế Sang
- 12 -

26

 
- Cuộc đi chơi bằng ôtô thú vị chứ, chị Rôza? - Đan hỏi.
Lần đầu tiên hai người đi chơi với nhau bằng ôtô và cũng là lần đầu tiên hai người dùng trà với nhau trong thư viện. Cuộc nghỉ cuối tuần trong đêm tối của chị đã đem lại cho chị nhiều đặc ân. Chị cúi xuống và đặt một chén chè vào đúng tầm tay anh và dùng một chiếc đĩa nhỏ chạm nhẹ vào tay anh để hướng dẫn anh. Sau đó chị nói với một giọng làm lành gần như một lời ve vuốt:
- Ông sẽ dùng bữa ăn cùng với tôi, và như vậy điều bực mình sẽ không xảy ra nữa đâu, ông không thể tin vào mắt tôi sao?
Đan trả lời với một nụ cười vui vẻ và biết ơn:
- Tôi trông cậy vào chị về tất cả mọi vật trên đời này. A! Điều này làm tôi nhớ đến một nhiệm vụ mà tôi không thể nào nhờ ai khác. Đã bắt đầu buổi hoàng hôn chưa chị Rôza? Có còn một giờ ánh sáng nữa không?
Rôza nhìn ra cửa sổ rồi nhìn đồng hồ và nói:
- Hôm nay chúng ta uống trà sớm vì đi chơi về bị đói. Chưa đến năm giờ chiều trời sáng đẹp. Mặt trời lặn vào lúc bảy giờ rưỡi.
- Vậy thì ánh sáng còn tuyệt lắm. chị đã uống trà xong chưa? Ánh nắng lúc này đang chiếu vào cửa sổ phía tây của xưởng vẽ. Chị biết xưởng vẽ của tôi trên gác, chị đã đến đấy lấy những bản nghiên cứu chân dung chị Hoa. Chắc chị có trông thấy mấy cuộn vải trong một góc, một số còn nguyên vẹn, một số tôi đã dùng rồi để nghiên cứu. Trong số này chị sẽ thấy hai cuộn mà tôi cần đến để hủy đi. Hôm trước tôi có bảo Simxân dẫn tôi đến đấy, sau khi đã bảo hắn để tôi ở lại một mình, tôi tìm cách sờ lần. Nhưng mặc dù đã cố gắng nhiều, tôi cũng không thể nào tìm ra giữa đống vải hỗn độn ấy. Tôi không muốn nhờ Simxân tìm giúp, nội dung của hai bức họa có thể làm hắn ngạc nhiên và thành câu chuyện làm quà cho hắn. Tôi cũng không dám trông cậy vào ông Đêrych, sợ ông nhận ra nhân vật chính trong tranh. Khi tôi họa những bức tranh đó, tôi không mong có cặp mắt nào khác ngoài mắt tôi được nhìn thấy. Chỉ có chị, người nữ thư ký thân yêu và trung thành của tôi, là người mà tôi có thể tin cậy. Chị có vui lòng làm theo đề nghị của tôi không? Và làm ngay bây giờ.
Rôza đẩy cái ghế ra, đứng lên và nói:
- Tất nhiên là tôi sẽ làm, thưa ông Đan! Tôi đến đây là để phục vụ ông và làm vui lòng ông.
 
Đan rút trong túi áo gilê ra một cái chìa khóa và để nó lên mặt bàn:
- Tôi cho là những cuộn tranh mà tôi cần, ở vào một góc xa cửa nhất, đằng sau một tấm bình phong Nhật Bản. Nếu chị thấy cuộn vải cồng kềnh quá thì chị úp mặt chúng vào nhau rồi rung chuông gọi Simxân đến giúp. Nhưng đừng có để hắn một mình với tranh.
 
Rôza đến cầm lấy chìa khóa rồi đi đến mở nắp đàn dương cầm, chị căng sợi dây lụa từ ghế bành của Đan đến đàn rồi nói:
- Trong khi tôi lên trên ấy, đề nghị ông Đan ngồi chơi đàn. Nhưng trước hết xin hỏi ông một điều. Ông cũng biết là tôi rất mến những tác phẩm của ông. Khi tôi tìm thấy những bức tranh ấy, ông chỉ muốn tôi nhìn qua để tìm ra chúng, hay tôi có thể tha hồ ngắm nhìn chúng trong ánh sáng huy hoàng của xưởng vẽ? Ông có thể tin là tôi sẽ làm đúng theo ý muốn của ông.
 
Tính nghệ sĩ của Đan không cưỡng nổi ý muốn tác phẩm của mình được đánh giá anh đáp:
- Chị có thể tha hồ ngắm nghía nếu chị thấy thích. Tôi chưa vẽ được bức tranh nào hơn thế, tuy chỉ vẽ bằng ký ức. Nói cho đúng ra, trước kia đó là thói ngông của tôi đấy:
Rôza đã đến cửa còn quay lại hỏi:
- Làm sao tôi có thể nhận ra chúng?
Chị ngừng lại và chờ đợi. Đan đã ngồi vào đàn và bắt đầu dạo nhạc, tiếng nói của anh như một khúc ngâm:
- Một người phụ nữ và một người đàn ông... chỉ hai người trong vườn. Trang trí chỉ là một phác thảo. Nàng mặc bộ đồ buổi tối, màu sẫm và nhẹ, áo lót viền đăng ten. Đó là bức tranh “Người vợ”.
- Vâng.
- Cũng vẫn người phụ nữ ấy, cũng trang trí ấy, nhưng lần này thì vắng mặt người đàn ông, không cần phải vẽ. Có hình hay không có hình, chàng vẫn ở đấy với nàng. Trong hai cánh tay người phụ nữ...
Tiếng đàn ngưng bặt, và hai người trong im lặng hoàn toàn.
-... bế một em bé. Đó là bức tranh “Người mẹ”.
Rồi tiếng đàn lại nổi lên chậm rãi và nhẹ nhàng. Rôza bước ra và đóng cửa lại.
 
Jên bước lên cầu thang vào trong xưởng vẽ và nhìn khắp xung quanh. Trên giá vẽ vẫn còn để một bức tranh đang vẽ dở, hộp màu, bút vẽ vẫn nguyên bên cạnh như Đan đã để đấy, vào buổi sáng rủi ro, cách đây ba tháng...
 
Sau tấm bình phong vàng, chị thấy một đống vải chồng chất lộn xộn, chứng tỏ bàn tay của người mù đã lục vào đây và không sắp xếp lại được. Jên thận trọng nhặt tất cả lên và xếp vào tường. Còn những tấm kia chị vẫn chưa thấy.
 
Jên đứng lên. Trong một góc khác của xưởng, một nửa bị tấm bình phong che lấp, chị thấy có một chồng những cuộn vải. Chị đến tìm và thấy ngay hai bức tranh. Chị vội mang ra phía cửa sổ, dưới ánh sáng tuyệt đẹp của buổi hoàng hôn. Chị ngồi xuống để được ngắm nghía thoải mái.
Và chị lại tiếp tục đọc. Bức điện thứ hai đến sau bữa điểm tâm. Đan ngồi vào đàn chơi bài Chiêu hồn khúc của Beethoven và âm điệu mạnh mẽ của bản nhạc âm vang trong phòng. Sự xuất hiện không đúng lúc của Simxân trên ngưỡng cửa có vẻ khó chịu cho Rôza, chị để một ngón tay lên môi rồi rón rén đi ra cửa cầm lấy bức điện. Chị quay về chỗ ngồi và để cho nhịp trống cuối cùng chấm dứt. Lúc đó chị mới bóc phong bì màu vàng và lúc chị đang mở điện tín thì một sự việc lạ lùng xảy đến: Đan chơi bài Chuỗi tràng hạt. Trong lúc anh đếm những hạt ngọc, Rôza đọc điện. Đó là điện của Đêrych, nội dung như sau: “Giấy phép đặc biệt có dễ dàng. Hoa và tôi sẽ đến, tùy ý chị điện cho biết.”
Bản Chuỗi tràng hạt vừa dứt. Bỗng Đan hỏi:
- Bây giờ tôi chơi bài gì?
- Bài “Veni Creator Spiritus”, - Rôza nói và cúi đầu xuống.
 
Ngày thứ Tư đến: một ngày tháng Năm lý tưởng.
 
Trước bữa điểm tâm, Đan ở ngoài vườn và lúc anh đi qua dưới cửa sổ, Jên thấy anh đang cất tiếng hát. Ôi! Sao mà chị muốn kêu lên: “Anh yêu, anh yêu! Cầu Chúa phù hộ cho anh ngày hôm nay!”
 
Ngày hôm nay sẽ mang lại điều gì? Bản thú nhận của chị sẽ đến Đan chăng? Anh rất trẻ con trong mọi quan hệ, rất vui trong tâm hồn, dễ cảm xúc như một người nghệ sĩ, đầy tưởng tượng mặc dù gặp rủi ro ác nghiệt. Nhưng không khi nào để động đến lòng tự trọng của anh, anh giành lấy quyền lựa chọn hoặc giải quyết, không để bị ảnh hưởng bởi những lời phán xét của kẻ khác. Lúc ấy anh trở nên cứng rắn và không gì lay chuyển được.
 
Sáng hôm đó, lúc chị đang đứng ở cửa sổ, chị không hiểu chiều nay mình sẽ lên đường đi Aberdeen hay vĩnh viễn trong sự ấp ủ tình yêu của Đan.
 
Rôza xuống ăn điểm tâm. Đan vừa đi vào phòng ăn vừa hát. Nom anh có vẻ tươi vui và vô tư nhất. Anh hái một nụ hồng gài vào ve áo và tay cầmmột bông nữa. Anh nói:
- Chào chị Rôza, buổi sáng tháng Năm tuyệt quá! Tôi trở dậy như con chim én. Simxân tội nghiệp đã nghe thấy tiếng chuông tôi gọi lúc năm giờ, vì tôi không thể nằm thêm trong giường được nữa. Tôi thức dậy với một cảm giác: sắp có chuyện gì xảy ra. Hồi tôi còn nhỏ, lúc tôi có ý kiến ấy, bà Mac bảo tôi: “Vậy cậu dậy nhanh lên để sự việc đó đến sớm hơn”. Cảm ơn Simxân nhé, cảm ơn!
 
Simxân ở lại để dắt ông chủ vào chỗ ngồi ra đi. Ngay sau khi cửa buồng đã đóng lại, Đan cúi qua mặt hắn, và không hề chênh lệch, anh đặt bông hồng vào đĩa của Rôza rồi nói:
- Xin tặng chị bông hồng này. Chị hãy mang nó nếu chị nghĩ là chàng không có gì phản đối. Tôi đã suy nghĩ đến vấn đề chàng thanh niên và bà cô. Tôi mong rằng chị sẽ mời cả hai cô cháu đến đây hơn là chị đến đấy vào thứ Năm này. Tôi sẽ tiếp bà cô trong khi chị giải thích với anh chàng. Và sau khi mọi việc xong xuôi họ sẽ về nhà họ. A! Chị Rôza này, hãy mời hai người đến đây, ngày mai đừng bỏ tôi ở đây! 
- Thưa ông Đan, - Rôza nói và đưa anh cái chén. - Không khí của buổi sáng tháng Năm đã ám vào ông rồi. Để tôi gọi bà Mac, bà ấy biết rõ triệu chứng.
- Không phải thế đâu! - Đan nói rồi với giọng tâm sự hơn, - tôi nói với chị là sắp có chuyện gì xảy ra. Khi nào tôi có cảm giác ấy, sẽ có cái gì đến. Tôi có thể kể chị nghe nhiều chuyện, chỉ sợ chị chán tai thôi.
- Không đâu ạ! Chỉ có điều là tôi muốn ông ăn đi, vì chỉ một lát nữa bưu kiện sẽ tới đây.
- Ôi, cho thư từ đi chơi! Hôm nay mùng một tháng Năm ta nghỉ một hôm.
- Thưa ông Đan, - Rôza nhắc lại. - Nếu ông không biết điều, tôi buộc phải đi gọi bà Mac.
- Thế là chị chưa trông thấy tôi vào cái ngày “sắp có chuyện xảy ra” đấy thôi! - Đan còn cố gan lì một lần nữa.
Nhưng Rôza thôi không rầy la nữa. Vả lại chi còn mải nghĩ đến chuyện bưu kiện. Đan đã ngồi vào dương cầm, những khúc dạo nhạc đang vang lên như những tiếng chuông bạc thì cánh cửa mở ra và bà già Mac bước vào. Bà đi thẳng tới chiếc đàn và nhẹ nhàng đặt lên vai Đan rồi nói:
- Cậu Đan bé nhỏ ơi! Cậu có vui lòng đưa già này vào rừng chơi trong buổi sáng tháng Năm này không?
Lập tức đôi bàn tay rời khỏi đàn, anh đáp:
- Cháu muốn, tất nhiên là cháu muốn thế lắm chứ! Bà Mac ạ, sắp có chuyện gì xảy ra đấy.
- Tôi biết, cậu ạ! - Bà già dịu dàng đáp. - Tôi cũng vậy, tôi đã trở dậy với cảm giác ấy. Thôi, chúng ta hãy vào rừng nghe tiếng nói của đất trời, của cây cỏ, của hoa lá, xem chúng nói điều lành hay điều dữ... Ta đi nào, cậu bé.
Đan đứng lên như một giấc mơ. Chàng trẻ quá và đẹp quá, mặc dù cặp mắt đã tắt, làm cho trái tim Jên như ngừng đập.
Lúc chị xuống để ăn bữa trưa sau cuộc đi chơi một mình vào đầm lầy, chị ngạc nhiên thấy Đan đã ngồi vào bàn. Nghe tiếng chị bước vào, anh nói một cách nghiêm chỉnh: 
- Chị Rôza, tôi thấy cần phải xin lỗi chị về thái độ của tôi sáng nay. Mac hiểu tôi khi tôi ở trong tình trạng ấy. Tôi đã nghe bà Mẹ Hiền của chúng ta là Trái Đất tiết lộ với tôi nhiều điều bí mật. Tôi đã nằm dài dưới gốc cây thông và ngủ thiếp đi và tôi thức dậy với tinh thần sảng khoái và sẵn sàng đón tiếp cái ngày hôm nay sẽ đến, vì nó sẽ đến, vì nó sẽ mang đến cái gì đấy. Đây không phải là một ảo ảnh nữa. Đó là một ngày hết sức quan trọng. Và bà Mac biết rõ lắm!
- Có thể là sẽ có những tin tức quan trọng trong thư chăng? - Bà Mac gợi ý.
- À! - Đan nói, - thế mà tôi quên mất đấy! Chúng ta chưa bóc thư sáng nay. Chúng ta sẽ đọc ngay sau bữa ăn trưa,ight:10px;'>
 
Bóng dáng thanh tao của người phụ nữ là hình ảnh đầu tiên in vào trong óc. Phải, dáng thanh tao bao trùm tất cả, toát lên từ dáng đứng, từ khuôn mặt ngẩng lên, từ phẩm cách người mẫu. Cảm tưởng thứ hai là sức mạnh của sức sống, của hành động và của của kiên nhẫn. Cảm tưởng thứ ba mà bức tranh bộc lộ là tình yêu trong sáng cao thượng và lý tưởng nhất nhưng cũng rất người. Ta đọc thấy rõ trong bộ mặt. Đó là một bộ mặt vào loại ta không thể cho là đẹp được. Nhưng càng nhìn càng thấy hấp dẫn, càng thấy những nhược điểm biến dần, càng ngắm nghía vẻ thành thật, vẻ trong sáng và vẻ giản dị thanh tao. Ta nhìn, rồi nếu ta ngoảnh mặt đi một lát, và sau đó quay lại nhìn bức tranh, điều kì lạ sẽ xảy ra: từ bộ mặt toát lên một thứ ánh sáng huyền bí, không thuộc về Trái đất, cũng không thuộc về Đại dương, nó long lanh trên cặp mắt bình thản trên mặt người đàn ông vẻ say đắm: cặp mắt đó nhìn ra ngoài bức tranh và bộc lộ một cảm xúc cao cả của người phụ nữ đã hy sinh tất cả: tình yêu, sự phó thác, tình thương đối với người đàn ông đang ôm lấy đầu gối nàng. Tất cả đều hòa hợp trong một niềm dịu dàng êm ái, làm cho người xem phải rơi nước mắt. Mắt không rời bộ mặt đang sáng lạn trong tình yêu, môi thì thầm cái tên độc nhất của tình yêu “Người vợ”.
 
Jên không một lúc nào nghi ngờ là mình đã thấy chính mình. Nhưng, ôi Chúa nhân từ! Có điểm nào khác với hình ảnh chị phản chiếu trong gương! Đã hai ba lần nối tiếp, chị như ngừng suy nghĩ và chị ngắm chứ không nhìn chi tiết của bức tranh. Sự biểu lộ tình cảm của cặp mắt xám hiện lên rất rõ mối xúc cảm mà chị đã cảm thấy lúc cái đầu tóc thân yêu ấy tỳ lên ngực chị, làm chị phải mấy lần phải thì thầm: “Đúng lắm… phải, đúng lắm… mình không thể chối được. Mình đã cảm thấy như thế, mình phải như thế!”
 
Rồi đột nhiên chị quỳ xuống trước bức tranh: “Lạy Chúa! Có đúng là con như thế không? Có phải là chàng đã nhìn thấy con không? Ôi Đan! Ôi chúa tôi! Hãy giúp chàng hiểu, giúp chàng tha thứ cho con!”
 
Một lúc sau Jên quay sang nhìn bức tranh thứ hai…
Cũng vẫn người phụ nữ ấy, cũng dáng điệu ấy, trong tay nàng đang bế một em bé, đầu tóc nâu của nó tỳ lên cặp vú căng phồng của người mẹ. Nàng cúi mặt nhìn con và mỉm cười với nó. Tất cả con người Nàng thể hiện vẻ trang nghiêm của tình mẹ. Bộ mặt cũng có những nhược điểm ấy, nhưng một lần nữa tình yêu đã làm cho nó thay đổi. Người vợ đã hoàn thành nhiệm vụ và nụ cười nở trên môi tỏ rõ một niềm vui khôn tả…
 
Những giọt nước mắt chảy xuống từ cặp mắt Jên. Chị khẽ nói: “Ôi anh yêu! Tha lỗi cho em, em đã lầm. Em sẽ thú nhận sai lầm của em và nhờ Chúa, em sẽ giải thích. Nhưng ôi, anh yêu dấu! Anh có tha lỗi cho em không?”
 
Mãi sau Jên mới lấy lại được sức lực để đứng lên và chị đi ra cửa sổ. Chị đứng đấy, giơ hai tay lên đầu và nhìn vẻ huy hoàng của cảnh chiều tà. Phía chân trời màu vàng đỏ, nhưng đưa mắt nhìn lên, bầu trời lại xanh thẳm vô tận và vô biên.
 
Cặp mắt của Jên nhìn vào màu xanh ấy và nụ cười nở trên môi. Chị đóng cửa sổ lại rồi cầm lấy hai tấm vải và thận trọng đi về.
- Chị Rôza, sao chị vắng mặt lâu thế? Tôi dã toan cử Simxân đến xem có chuyện gì xảy ra không.
- May mà ông lại thôi đấy, thưa ông Đan, nếu không Simxân sẽ bắt gặp tôi ngồi dưới đất mà khóc, và như thế thì nhục cho tôi quá.
Đan hơi giật mình. Tai nhà nghệ sĩ ngạc nhiên thấy trong giọng nói của Rôza có một nhận thức đúng hoàn toàn về tác phẩm của mình.
- Chị khóc à? Tại sao thế?
- Vì tôi say mê quá. Những bức tranh đó thật tuyệt vời, làm rung động đến tận đáy tâm hồn. Thật cảm động vô cùng. Ông làm một người phụ nữ xấu thành đẹp.
Đan nhảy chồm lên, quay về phía Jên, bộ mặt nảy lửa:
- Chị vừa bảo sao? Một người phụ nữ…
- Một người phụ nữ xấu, - Rôza nhắc lại một cách trịnh trọng. - Chắc chắn là ông đã có được một tình cảm với người mẫu của ông. Đó là một sự thành công tuyệt vời. Ông làm cho người phụ nữ đẹp lên vì phẩm giá người vợ. Ông đã làm cho Nàng thay đổi hẳn bộ mặt bởi lòng tự hào của người mẹ, đến nỗi càng nhìn người ta càng thấy biến dần những thiếu sót của bộ mặt. Người ta thấy nàng đáng yêu và đẹp lên. Đơn giản chỉ có thế. Đó là bước thành công của nghệ thuật.
 
Đan lại ngồi xuống, hai bàn tay chắp lại để trên đầu gối:
- Đó là sự thành công của hiện thực thì đúng hơn vì tôi vẽ cái mà tôi trông thấy.
- Ông đã vẽ tâm hồn người đó, và tâm hồn ấy đã làm rực sáng bộ mặt.
- Tôi đã nhìn thấy tâm hồn Nàng, - Đan thì thầm rất khẽ. - Nó rực sáng và rọi chiếu trong đêm tối của tôi.
Một sự im lặng cảm động. Hoàng hôn đã xuống. Đến lượt Rôza nói rất khẽ:
- Thưa ông Đan, tôi muốn thỉnh cầu ông một điều: xin ông đừng hủy bỏ hai bức tranh này.
Đan ngẩng đầu lên nói:
- Tôi phải hủy bỏ chúng, chị Rôza! Tôi không muốn chẳng may có người trông thấy và nhận ra người phụ nữ mà tôi đã vẽ.
- Dù sao cũng phải để một người được xem trước khi phá hủy.
- Ai vậy?
- Người mẫu của ông.
- Không, không bao giờ nàng xem được cả!
- Cần phải như thế ông ạ!
Trong giọng nói năn nỉ nhưng kiên quyết đó có cái gì làm rung động Đan, anh hỏi:
- Vì lý do gì?
- Vì lý do này: một người phụ nữ biết là mình aid=13125&chuongid=4')">- 4 -
  • - 5 -
  • - 6 -
  • - 7 -
  • - 8 -
  • - 9 -
  • - 10 -
  • - 11 -
  • - 12 -
  • - 13 -
  • - 14 -
  • - 15 -
  • ---~~~mucluc~~~--- ---~~~cungtacgia~~~--- !!!13125_13.htm!!!xấu có thể có được một phát hiện là mình tuy thế vẫn có thể hóa thành đẹp trước cặp mắt người yêu.
     
    Đan ngồi im lặng một lúc lâu, rồi anh lầm bầm nhắc lại:
    - Một người phụ nữ… biết là… mình xấu?
    Trong giọng nói của anh cũng lộ vẻ ngạc nhiên. Cảm thấy như được khuyến khích, chị nói tiếp:
    - Ông hãy giả thiết là một chiếc gương soi phản chiếu người phụ nữ đó dưới trạng thái mà ông vẽ nàng! Ông có thể tin chắc rằng không bao giờ nàng có thể trông thấy mình dưới dạng một người vợ, một người mẹ. Nàng đã là vợ chưa?
    - Rồi.
    - Đã là mẹ chưa?
    - Chưa. Tôi đã vẽ theo sự việc có thể xảy đến…
    - Nếu…
    - Nếu việc ngẫu nhiên xảy ra, - Đan nói một cách vắn tắt.
    Rôza hiểu ý trách móc, chị khiêm tốn nói:
    - Thưa ông Đan, tôi tự thấy là đối với ông, tôi có vẻ tự cao tự đại, bởi những câu hỏi và lời khuyên và câu hỏi của tôi. Nhưng ông hiểu cho là do tác động của những bức tranh tuyệt diệu này… Ôi, tuyệt diệu! Chúng thật là tuyệt diệu!
    Lòng thỏa mãn của người nghệ sĩ lại được đặt lên trên hết, Đan nói:
    - A, chị Rôza này! Tôi đã phần nào quên chúng, chúng có ở đây chứ? Chị hãy để chúng trước mặt chị và chị làm ơn tả lại tôi nghe.
     
    Jên đi ra cửa sổ, mở to nó ra và hít thở không khí trong lành, đồng thời gửi lên Chúa lời thì thầm cầu nguyện phù hộ cho chị có đủ sức đương đầu với giờ phút gay go này.
     
     Sau đó Rôza ngồi xuống rồi bằng một giọng ung dung và êm dịu, chị tả lại cho họa sĩ mù nghe những gì chị đã cảm thấy ở xưởng vẽ. Chị làm nhiệm vụ với một lòng tự chủ và không e dè. Tất cả lòng hăng hái đã tuyệt vọng của Đan trỗi dậy. Anh có cảm giác là tối hôm đó Jên đã là của anh, và nếu anh đã nài ép một câu trả lời ấy ngay, thì câu trả lời không hẳn là một câu từ chối, và những lý lẽ tẻ lạnh đã không có trong những giờ sau này vào lúc mê ly ấy… Phải anh đã để mất Nàng. Tại sao? Chao ôi, tại sao? Còn có thể có lý do nào khác ngoài điều Nàng đã nêu ra không?
     
    Tiếng nói của Rôza vẫn cứ tiếp tục và sôi nổi… Để kết thúc, chị ám chỉ cây hoa hồng leo vẽ làm nền của bức tranh:
    - Tôi thích cái bông hoa mới là nụ ở bức tranh thứ nhất, và nở thành hoa ở bức tranh thứ hai.
    Đan tỉnh lại và mỉm cười:
    - Vâng tôi rất thích khi thấy chị đã nhận ra chi tiết ấy. Thế này nhé, chúng ta chưa nên phá hủy bức tranh đó vội. Bây giờ đã tìm thấy chúng rồi thì chả cần gì phải vội vã. Tôi sợ làm phiền lòng chị. Chị làm ơn lấy cho tôi mấy tờ giấy to, bọc hai tấm vải lại và viết ra ngoài: “Không được mở” và bảo bà Mac lại đem chúng cất vào xưởng vẽ. Bằng cách ấy, khi nào tôi muốn có thể tìm thấy chúng không khó khăn gì.
    - Tôi rất vui lòng, - Jên đáp. - Như vậy có thể là ngưới phụ nữ xấu ấy…
    - Tôi không thể tha thứ cho ai nói Nàng như vậy! - Đan sốt sắng nói. - Tôi không biết nàng nghĩ về bộ mặt mình như thế nào, tôi cho rằng Nàng chẳng hề nghĩ đến vấn đề ấy. Tôi không hiểu cảm tưởng của Nàng về chị như thế nào, tôi chỉ có thể nói với chị một điều: bộ mặt Nàng là độc nhất trong đêm tối của tôi... Tất cả những bộ mặt đẹp mà tôi đã vẽ và chiêm ngưỡng đều đã tự xóa nhòa dần trong trí óc tôi. Chỉ có bộ mặt nàng là còn lại, bình tĩnh trong sáng, dịu dàng, đẹp đẽ. Lúc nào nó cũng ở trước mặt tôi. Và tôi lấy làm đau lòng có một người nào đó chưa trông thấy Nàng mà chỉ thấy bức tranh tôi vẽ, đã vội đánh giá Nàng là xấu.
    - Xin ông tha lỗi cho tôi, - Rôza khiêm tốn nói, - tôi không muốn làm ông phải buồn lòng. Thưa ông Đan, để bày tỏ cảm tưởng của tôi trước bức tranh, tôi có thể tâm sự với ông về một giải pháp mà tôi đã nghĩ trong xưởng vẽ của ông không? Tôi không muốn vì thiếu dũng cảm mà bỏ qua điều nghệ thuật của ông đã gợi lên cho tôi: những niềm vui sướng nhất trong đời... Tôi sẽ hạ thấp lòng kiêu ngạo của tôi xuống, tôi sẽ thành khẩn và hối hận. Tôi sẽ viết cho người bạn trai của tôi một bản sám hối hoàn toàn, trong đó tôi sẽ thanh minh với chàng về thái độ của tôi trong vụ hiểu lầm đã làm chúng tôi phải chia rẽ nhau. Ông có tin là chàng sẽ thông cảm không? Ông có tin là chàng sẽ tha thứ không?
    Đan mỉm cười, anh cố hình dung đến một bộ mặt xinh xắn lo âu, xung quanh có một vầng sáng là bộ tóc hung nhẹ, hình ảnh đó không cân xứng với giọng nói, nhưng dứt khoát là bộ mặt Rôza như mọi người thấy.
    Đan nói:
    - Phải là một thằng ngốc, anh chàng ấy mới không tha thứ.
     

    Truyện Chuỗi Tràng Hạt ---~~~cungtacgia~~~--- !!!13125_13.htm!!!xấu có thể có được một phát hiện là mình tuy thế vẫn có thể hóa thành đẹp trước cặp mắt người yêu.
     
    Đan ngồi im lặng một lúc lâu, rồi anh lầm bầm nhắc lại:
    - Một người phụ nữ… biết là… mình xấu?
    Trong giọng nói của anh cũng lộ vẻ ngạc nhiên. Cảm thấy như được khuyến khích, chị nói tiếp:
    - Ông hãy giả thiết là một chiếc gương soi phản chiếu người phụ nữ đó dưới trạng thái mà ông vẽ nàng! Ông có thể tin chắc rằng không bao giờ nàng có thể trông thấy mình dưới dạng một người vợ, một người mẹ. Nàng đã là vợ chưa?
    - Rồi.
    - Đã là mẹ chưa?
    - Chưa. Tôi đã vẽ theo sự việc có thể xảy đến…
    - Nếu…
    - Nếu việc ngẫu nhiên xảy ra, - Đan nói một cách vắn tắt.
    Rôza hiểu ý trách móc, chị khiêm tốn nói:
    - Thưa ông Đan, tôi tự thấy là đối với ông, tôi có vẻ tự cao tự đại, bởi những câu hỏi và lời khuyên và câu hỏi của tôi. Nhưng ông hiểu cho là do tác động của những bức tranh tuyệt diệu này… Ôi, tuyệt diệu! Chúng thật là tuyệt diệu!
    Lòng thỏa mãn của người nghệ sĩ lại được đặt lên trên hết, Đan nói:
    - A, chị Rôza này! Tôi đã phần nào quên chúng, chúng có ở đây chứ? Chị hãy để chúng trước mặt chị và chị làm ơn tả lại tôi nghe.
     
    Jên đi ra cửa sổ, mở to nó ra và hít thở không khí trong lành, đồng thời gửi lên Chúa lời thì thầm cầu nguyện phù hộ cho chị có đủ sức đương đầu với giờ phút gay go này.
     
     Sau đó Rôza ngồi xuống rồi bằng một giọng ung dung và êm dịu, chị tả lại cho họa sĩ mù nghe những gì chị đã cảm thấy ở xưởng vẽ. Chị làm nhiệm vụ với một lòng tự chủ và không e dè. Tất cả lòng hăng hái đã tuyệt vọng của Đan trỗi dậy. Anh có cảm giác là tối hôm đó Jên đã là của anh, và nếu anh đã nài ép một câu trả lời ấy ngay, thì câu trả lời không hẳn là một câu từ chối, và những lý lẽ tẻ lạnh đã không có trong những giờ sau này vào lúc mê ly ấy… Phải anh đã để mất Nàng. Tại sao? Chao ôi, tại sao? Còn có thể có lý do nào khác ngoài điều Nàng đã nêu ra không?
     
    Tiếng nói của Rôza vẫn cứ tiếp tục và sôi nổi… Để kết thúc, chị ám chỉ cây hoa hồng leo vẽ làm nền của bức tranh:
    - Tôi thích cái bông hoa mới là nụ ở bức tranh thứ nhất, và nở thành hoa ở bức tranh thứ hai.
    Đan tỉnh lại và mỉm cười:
    - Vâng tôi rất thích khi thấy chị đã nhận ra chi tiết ấy. Thế này nhé, chúng ta chưa nên phá hủy bức tranh đó vội. Bây giờ đã tìm thấy chúng rồi thì chả cần gì phải vội vã. Tôi sợ làm phiền lòng chị. Chị làm ơn lấy cho tôi mấy tờ giấy to, bọc hai tấm vải lại và viết ra ngoài: “Không được mở” và bảo bà Mac lại đem chúng cất vào xưởng vẽ. Bằng cách ấy, khi nào tôi muốn có thể tìm thấy chúng không khó khăn gì.
    - Tôi rất vui lòng, - Jên đáp. - Như vậy có thể là ngưới phụ nữ xấu ấy…
    - Tôi không thể tha thứ cho ai nói Nàng như vậy! - Đan sốt sắng nói. - Tôi không biết nàng nghĩ về bộ mặt mình như thế nào, tôi cho rằng Nàng chẳng hề nghĩ đến vấn đề ấy. Tôi không hiểu cảm tưởng của Nàng về chị như thế nào, tôi chỉ có thể nói với chị một điều: bộ mặt Nàng là độc nhất trong đêm tối của tôi... Tất cả những bộ mặt đẹp mà tôi đã vẽ và chiêm ngưỡng đều đã tự xóa nhòa dần trong trí óc tôi. Chỉ có bộ mặt nàng là còn lại, bình tĩnh trong sáng, dịu dàng, đẹp đẽ. Lúc nào nó cũng ở trước mặt tôi. Và tôi lấy làm đau lòng có một người nào đó chưa trông thấy Nàng mà chỉ thấy bức tranh tôi vẽ, đã vội đánh giá Nàng là xấu.
    - Xin ông tha lỗi cho tôi, - Rôza khiêm tốn nói, - tôi không muốn làm ông phải buồn lòng. Thưa ông Đan, để bày tỏ cảm tưởng của tôi trước bức tranh, tôi có thể tâm sự với ông về một giải pháp mà tôi đã nghĩ trong xưởng vẽ của ông không? Tôi không muốn vì thiếu dũng cảm mà bỏ qua điều nghệ thuật của ông đã gợi lên cho tôi: những niềm vui sướng nhất trong đời... Tôi sẽ hạ thấp lòng kiêu ngạo của tôi xuống, tôi sẽ thành khẩn và hối hận. Tôi sẽ viết cho người bạn trai của tôi một bản sám hối hoàn toàn, trong đó tôi sẽ thanh minh với chàng về thái độ của tôi trong vụ hiểu lầm đã làm chúng tôi phải chia rẽ nhau. Ông có tin là chàng sẽ thông cảm không? Ông có tin là chàng sẽ tha thứ không?
    Đan mỉm cười, anh cố hình dung đến một bộ mặt xinh xắn lo âu, xung quanh có một vầng sáng là bộ tóc hung nhẹ, hình ảnh đó không cân xứng với giọng nói, nhưng dứt khoát là bộ mặt Rôza như mọi người thấy.
    Đan nói:
    - Phải là một thằng ngốc, anh chàng ấy mới không tha thứ.
     
    --!!tach_noi_dung!!--

    Đánh máy: thuy_trang89 ; dinhrj ; memory88204 ; nhan ngan han
    Sửa chính tả: nguoimedocsach
    Nguồn: Nhà xuất bản Phụ Nữ - 1988
    http://www.e-thuvien.com
    Được bạn: Ct.ly đưa lên
    vào ngày: 29 tháng 4 năm 2011

    --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--