Bến đỗ phù du

    
hị G có một cửa hiệu bán và cho thuê áo cưới. Năm nay chị đã 54 tuổi nhưng nét đẹp vẫn còn gây ấn tượng. Hình như thời gian không thể dễ dàng đánh gục nhan sắc cảu chị. Câu chuyện của chị kể thật cảm động.
Ông xã của mình đi vượt biên bỏ lại mình với ba đứa nhỏ. Tình thiệt. ảnh không cố ý nhưng vì hoàn cảnh đẩy đưa nên chuyện vợ nchồng chia cắt đã xảy ra. Những năm cuối thập kỷ 70 và đầu 80, cuộc sống khó khăn nên ông xã mình phải về quê nội ở Long Hải để làm cá. Rồi thì người ta đóng ghe đóng tàu để vượt biên. Ông xã mình không kịp báo tin. Khi mình nóng ruột quá, đưa con về quê nội mới biết là ông xã đã ra đi được bốn tuần. Cả nhà chồng mình cũng rối tung lên. Bà mẹ chồng ôm chặt lấy đàn cháu nội, tay đưa vạt áo lên thấm vào đôi mắt đục ngầu:
- Cỗu xin chúa cho nó đi đến nơi đến chốn, con ạ.
Dắt con trở về Sài Gòn, lòng mình đau như cắt. Chẳng phải anh ấy là người xấu hay vô trách nhiệm. Nhiều lần mình mình thấy anh ấy nhịn ăn để mấy đứa nhỏ được ăn no bụng. Có lẽ anh muốn ra đi để tìm tương lai tốt đẹp cho những đứa con của mình. Mình biết vậy nên không giận lắm. Dù sao cũng là hoàn cảnh. Anh đi, chưa chắc đã sung sướng chút nào. Vợ dại con thơ ở nhà. Có lẽ anh không có dự định ra đi nên ngay cả một lá thư chia tay cho vợ con cũng không có.
Rồi cuộc sống càng lúc càng khó khăn. Mình phải đem con về quê nội gởi để có thể bươn chải để kiếm sống. Ngôi nhà của bà ngoại của mình để lại nằm sâu trong một hẻm vắng nên chỉ giúp mình bớt được khoản tiền thuê nhà. Còn thì cảnh gạo châu củi quế ở thành phố vẫn cần đến tiền mặt.
Giao con cho ông bà nội. Mình bắt đầu vất vưởng mua bán rau quả quanh quéo ngoài chợ. Vật lôn với đồng vốn còm cõi, mình cố gắng để dành tiền để phụ bà nội nuôi ba thằng con trai đang tuổi ăn tuổi lớn. Cuộc sống gia đình bị xé lẻ. Chồng một nơi, vợ một nẻo, con cái phải gởi đi chỗ khác. Mình đêm nằm khóc miết, có bữa sáng thức dậy mắt vẫn còn đỏ mọng.
Rồi mình gặp LK. Cố ấy có một quầy thuốc tây bán chui. Vào thời gian đó mà cô ấy đã có tiền đô và chuyên mua những thùng quà gửi từ nước ngoài về. Thấy cảnh mình neo túng, chợ búa thì có bữa rau úng cà giập, thu vốn về đã khó, nói chi kiếm lời.
- Đi làm chung với qua. Em sẽ bớt khổ hơn.
- Em làm gì có vốn. – Mình chua xót nghĩ đến thân phận cánh chuồn chuồn của một người đàn bà đang trong cơn túng quẫn.
- Cái đó em khỏi lo. – LK an ủi tôi.
Sau đó là những lần làm ăn chung. Mình thật thà nhưng chịu khó học hỏi. Chỉ có vài tuần mà mình rành rẽ về các loại thuốc tây. Vải và xà phòng thơm mình cũng biết rất nhanh. Tháng đầu tiên LK đã đưa cho mình hai trăm ngàn, tương đương với hai chỉ vàng, một món tiền mà ngay cả đến nằm mơ mình cũng không dám nghĩ ra.
- Làm gì thì làm. Còn đừng nhẹ dạ nhé. Thằng P đi rồi nó sẽ bão lãnh mẹ con mày đi sau.
Bà mẹ chồng cũng không khỏi lo lắng khi nhìn thấy con dâu đưa bà nhiều tiền như thế. Mình phải kể rõ chi tiết về chuyện mình được LK giúp. Nhìn thấy vẻ mặt còn hoài nghi của bà, mình hứa sẽ rủ cả LK về để bà được an tâm. Trở về thành phố, mình kể lại câu chuyện, LK liền đề nghị:
- Sao G không đưa sắp nhỏ về đây. Giờ thì G cũng đã hết khổ rồi.
- Nhưng em đi bán với chị cả ngày. Làm gì có thời gian lo cho tụi nó! – Mình trả lời vậy.
- Thì ở nhà. Lâu lâu cần đi thì đi. Mẹ con gần nhau sẽ đỡ buồn…
Im lặng mất một lúc.
- Sao chị tốt với em vậy, chị? – Mình vuột miệng hỏi.
- Gọi qua bằng tên đi. Còn vì sao qua tốt...Qua...
Câu nói bị bỏ lửng. Mình thấy LK bối rối. Trực giác cho mình biết LK là người đồng tính.
- Có lẽ em biết vì sao qua đối xử tôt với em?
Tôi gật đầu. Đó là một lời tỏ tình rất kín đáo tế nhị nhưng lại dễ hiểu đến độ bất ngờ.
- Cho qua được nắm tay em đi! – LK rụt rè hỏi.
- Nè...- Mình chủ động nắm lấy bàn tay LK. Dù sao thì mình cũng đã chịu ơn người ta.
Bất ngờ LK đẩy nhẹ mình xuống mặt gối. Mình không phản đối, nằm im, có chiều hướng cộng tác nhiều hơn là thụ động. Môi LK nóng rực, chạy dài, xoa lên khắp mặt và cổ mình. Thú thật, cảm giác không dễ chịu chút nào, nhưng mình cố gắng. Hình như khi hàm ơn ai điều gì đó, chúng ta sẽ cố gắng đáp trả. Trong hoàn cảnh hiện tại, mình chỉ có thể đáp trả cho LK bằng cách đó. Tuy không cao đẹp, nhưng ít nhất đấy là điều mình có thể.
Ba đứa nhỏ được mình và LK đón về thành phố. Sắp nhỏ được LK thương mến. Có điều chúng hay nháy mắt nhìn nhau tại sao LK hay ghé nhà rồi ngủ chung một phòng với mẹ.
Cuộc sống trôi đi. Chồng mình bặt vô âm tín. Không thư từ không nhắn gởi. Một điều khiến cho mình tin anh vẫn còn sốnglà nhờ những câu chuyện sắp nhỏ kể lại sau mỗi lần chúng về Long Hải thăm ông bà nội. Thì ra những người mà ông xã mình đi chung đều thành công trên đất khách. Còn chồng mình? Có khi nào anh ấy đã có người mới. Xa mặt cách lòng. Rồi lại hoàn cảnh đẩy đưa. Chả mấy ai có thể nói rằng chuyện gì sẽ xảy ra với mỗi con người khi họ đặt chân đến những bến bờ xa lạ.
Mình với LK sống với nhau như thế được gần tám năm. Thằng lớn nhà mình cuối cùng nhờ cuộc sống ổn định đã tốt nghiệp Cao đẳng kỹ thuật. Thằng thứ hai cuối cùng đã trở thành thợ bạc và thằng út thì đang học năm cuối cấp ba. Nhờ LK, con cái mình được thành người mà mình thì không phải lao đao lận đận với sự chòng ghẹo của đám đàn ông luôn xun xoe chèo kéo.
- Má ơi. Có thư của ba! – Thằng út rối rít khoe lên khi cả nhà đang ngồi ăn sầu riêng. Nó chẳng biết tế nhị là gì cả. LK khuôn mặt thoáng hiện ra một nét buồn xa xăm. Sự chân thành quan tâm lo lắng mà LK dành cho chúng vẫn không thể thay thế được hình ảnh của người cha.
Chicago ngày tháng năm
Gởi em và các con,
Kể ra đã gần 10 năm xa cách. Bao nhiêu sóng gió đã phủ lên cuộc đời. Hơn ba năm sống ở đảo mà không có cơ hội đi định cư vì ba bị lao phổi biến chứng. Cuối cùng ba được đi Hoa Kỳ thì chỉ sau hai tháng, chưa kịp đi làm thì ba bị tai nạn xe hơi. Cuối cùng là tiền cấp dưỡng tàn tật cũng chỉ đủ để đắp đổi những chi phí tốn kém của đời sống văn minh. Giừo thì dịp may đã đến. Ba đi thăm bạn ở Houston. Ba và bạn ông ấy rủ nhau mua vé số lấy hên. Ai dè trúng số được 15 triệu, chia ra mỗi người được hơn một triệu. Ba sẽ về nhà. Ba sẽ đón mẹ G và các con.
Ráng ngoan và chịu khó học Anh văn liền đi nghen, các con.
VPP.
LK đọc thư đến ba lần, cố tình xem có những điều gì đó mà LK đã đọc nhầm. Sự thật quá hiển nhiên để LK có thể từ chối. Mình biết LK rất buồn nên không dám nói gì. Dù sao LK cũng cần có một sự yên tĩnh nào đó. Bao nhiêu năm qua, mình biết LK luôn ám ảnh bởi một viễn cảnh đoàn tụ như thế này. Thiệt tội nghiệp. LK đã từng đánh lừa mình từng ngày một rằng nỗi ám ảnh lo xa kia là không có thực. Giờ thì tất cả đã phơi bày. Dù sao thì mình vẫn phải sống vì tương lai các con. Nghĩa vợ chồng mà, ông xã mình đã cố gắng để đem lại sự sung túc bình an cho vợ con.
- Chừng nàp em và các con sẽ qua bển? LK nói, giọng run run. Chỉ có ba đêm mà LK trông có vẻ như đã già đi mười ba năm.
- Em chưa biết là mình có nên đi hay không? – Mình thật sự bối rối.
Nghĩa vợ chồng mà. Đâu thể nói không đi là được. – LK nói,hình như chính LK cũng không muốn nói lên một sự thật hiển nhiên đau lòng như thế.
- Em với mình cũng là nghĩa vợ chồng vậy? – Mình đã an ủi LK như thế.
- Khác chứ sao giống được. Em và ông P có con. Còn em với qua. Chúng ta chỉ có nghĩa, có tình yêu, nhưng ràng buộc con cái thì không có...
Mình suy nghĩ rất lung. Cuối cùng khi LK đi vắng, mình nói với 3 đứa con:
- Mẹ đã quyết định. Ba đứa tụi con sẽ theo ba qua Hoa Kỳ. Rảnh thì về thăm mẹ.
- Sao mẹ không đoàn tụ? – Con trai út của mình hỏi.
- Mẹ không thể bỏ bác LK được! Mình cố gắng giải thích.
- Đừng mà mẹ …- Con trai lớn của tôi khẩn khoản nói.
- Mẹ đã suy nghĩ kỹ. Ba còn các con. Còn bác LK, bác ấy sẽ chẳng có ai nữa.
Mình nói và khóc rất tự nhiên khi nghĩ đến cảnh LK sẽ một mình sống. ở cái tuổi 60, chuyện nhu cầu sinh lý chẳng còn là bức xúc gay gắt nữa. Nhưng cái tình nghĩa mới là nặng. Rồi LK lủi thủi ra vào cô đơn. Mình đi theo các con xét về lý là đúng, nhưng xét về tình lại không ổn chút nào. LK buồn như đang nhìn thấy ngày chết của mình. Mình an ủ!!!14013_13.htm!!! Đã xem 57916 lần.