à định thôi sẽ không chờ chồng nữa. Mưa rơi mịt mù, gió hiu hắt thổi qua bờ sông quất vào người bà lạnh cóng như có ai tha hồ lấy kim chích vào da thịt. Bà xăn quần đội nón tất lả lao vào mưa. Con đường đê dài mãi ra. Gánh hàng trên vai nặng trĩu xuống. Bà bấm chân xuống bùn nhoi nhói. Xung quanh bà mờ mịt mưa. Những cánh đồng sắt lại như những miếng thiếc bạc, một lúc thì tối sầm lại không màu sắc. Bà rạp mình về trước, vai lệch hẳn sang một bên vì gánh nặng. Tưởng chừng như hễ thêm vài phút nữa bà sẽ ngã quay ra đất. Nhưng bà vẫn bước đi, đều đặn, nhỏ bé giữa trời đất đầy nước.Buổi tối con gái bà đề nghị “Má để hàng đó mai con đi bán cho. Mưa gió vầy má ôm làm sao”. Bà lắc đầu nguây nguẩy. “Mưa gió thế này thì thấm gì. Ngày xưa...”. Bà chậm chạp đưa tay lên lau mắt. Con gái ghẹo “Má lại đòi kể chuyện ngày xưa rồi”. Bà không nói, chỉ thở dài. Nhìn mấy đứa con gái của bà mà thở dài. Chúng nó chẳng hiểu được. Ngày mai sẽ có chuyến tàu về ngang cái quán của bà. Nhỡ đâu, ờ mà nhỡ đâu thật, ông ấy sẽ trở về. Ông mặc bộ bà ba nâu, dáng lòng khòng như in khắc trên nền trời xám. Ông ấy sẽ vẩn vơ nói một câu nào đó và cười. Nụ cười làm tim bà nhoi nhói.Bà mặc thêm áo, mò mẫm ra ngoài. Đêm trăng nhả từng dòng ánh sáng tái xanh trên những vườn cải trổ bông. Màu cải vàng làm lòng bà ấm lại, kéo bà trôi tuột về phía sau. Bà thấy mình rơi vào cái hố của nhớ nhung một cách thật êm dịu.
*
Một tuần nữa Cải lấy chồng. Người đàn ông đó chưa một lần giáp mặt. Không thể hình dung ông ta mập ốm thế nào. Cải thấy lòng nguội tanh. Chỉ thi thoảng mới buồn vương vít khi nhìn những ngồng cải ra hoa vàng rực... Ngọ rủ Cải ra ngoài sông lúng búng: “Có thật Cải đi lấy chồng không?”. Cải đùa “Không lấy chồng thì lấy gì?”. Ngọ cúi gầm mặt: “Cải yêu ông ấy thật à?”, Cải trả lời “Ừ yêu thật”, lội bì bõm ra giữa sông. Nước vồ vào chân Cải lạnh buốt. Cải tự hỏi: “Mình có yêu thật không?”. Cải lấy tay khỏa nước lên mặt. Lúc ngẩng lên đã thấy Ngọ đi đâu mất.Sáng sớm Cải về nhà chồng. Mùa đông sương mù phủ kín cánh đồng. Bên dưới chân lép nhép. Người đàn ông dáng cao gầy, khuôn mặt chữ điền chìa bàn tay ấm cho Cải, trìu mến “Em đi cẩn thận”. Cải ngượng đỏ mặt, tay ôm bó cải vàng run run, tự cười thầm cái anh chàng sắp làm chồng Cải, làm như Cải bé con lắm và yếu ớt lắm. Xe mới đi được một quãng, Cải đã ngả đầu vào vai chồng, liu thiu ngủ mất.Nhà chồng Cải xếp vào hàng địa chủ, nhưng giàu lên nhờ chính sức lao động của mình. Cải về, đương nhiên trờ thành một lao động chính. Sớm tinh mơ đã phải lo nấu cơm đun nước cho thợ. Cả ngày làm mệt ngoài đồng, tối mịt mới về đến nhà. Lại nấu cơm đun nước cho buổi tối. Ngày nào cũng lặp đi lặp lại những công việc như vậy, nhiều lúc Cải thấy mình sẽ không thể nào chịu đựng nổi. Tận sâu thẳm trong lòng, cái mơ ước thời còn ờ nhà bố mẹ, được học hành đến nơi đến chốn. Đêm đêm lại đem sách Kiều ra ngâm huy tập làm thơ phú dưới ngọn đèn lồng màu đỏ treo ở đâu lối. Ngày ấy Cải vẫn là cô tiểu thơ con nhà giàu.Về đây Cải thôi không mơ mộng nữa. Kiếp mẹ chồng, em chồng nàng dâu cột chân Cải lại. Cải lặng lẽ giữa căn nhà gỗ năm gian, giữa tiếng cười đùa của những người phụ nữ khác. Cảái luôn đặt một ranh giới giữa mình với họ và chưa bao giờ chủ động vượt qua nó. Cải biết mình chỉ là cô gái hiền lành và yếu đuối.Chồng Cải chuyển về làm trên tỉnh lỵ, tuần ghé về nhà đôi ba lần. Cải thương chồng, không muốn chồng biết những xích mích ở nhà. Không muốn chồng thấy những giọt nước mắt của mình. Cải ráng gượng vui, mặt đầy hạnh phúc.Mỗi lần về nhà cha mẹ, Cải thấy mình như lột xác. Cải ngồi vào cái bàn nhỏ thơm mùi mực tàu, lần giở những trang Kiều in trên giấy lụa và những bài thơ cũ của mình, miệng mỉm cười bâng quơ. Mẹ Cải hỏi: “Con sống dễ dàng không?”. Cải dối: “Sẽ không có chỗ nào tốt hơn thế đâu mẹ ạ”. Mẹ cầm tay Cải, lần mò những vết chai trên tay con gái, rớt nước mắt: “Phận đàn bà. Thôi ráng con ạ”. Ngọ đưa Cải đi qua những cánh đồng. Mùa này hoa cải đã tàn hết, trơ những chiếc lá già úa. Ngọ hỏi dò: “Cải có hạnh phúc không?”. “Có, nhiều lắm - Cải đánh lảng - Sao Ngọ không lấy vợ đi?”. Ngọ nhìn Cải đăm đăm: “Quê chồng Cải có trồng cải không?”. “Không, chỉ trồng lúa, trồng vừng. Mà đất cằn lắm”. Cải ngẩng mặt, tự nhiên nhớ chồng đến thẫn thờ cả người. Đến ngày thứ hai, Cải lại muốn trở về căn nhà gỗ năm gian âm u và lạnh lẽo đó, một ngày lại bắt đầu và kết thúc bằng công việc nấu cơm. Con gái là con người ta.Cải sinh đứa con đầu lòng không đúng như mong đợi của mọi người. Đứa con gái vừa lọt lòng tóc đã xoăn tít, hai mắt xếch ngược. Bà mẹ nhận xét: “Cô bé này bướng bỉnh lắm đấy”. Chồng Cải an ủi: “Đứa thứ hai là con trai cũng được”. Nhưng đứa thứ hai, đứa thứ ba vẫn là con gái, da trắng tóc xoăn giống mẹ như đúc. Ông bố chồng suốt ngày cứ ngật ngừ bên bàn đèn, tỉnh dậy lại đòi kiếm bằng được thằng cháu đích tôn. Bà mẹ chồng dồn hết việc lên vai con dâu, tất tả vòng từ chùa này sang miếu nọ để cầu xin đứa cháu thừa tự. Mấy cô em đi lấy chồng ở làng bên về thăm nhà lại xúm vào khuyên mẹ: “Má à, nói anh Hai phải lấy vợ khác mới có con đích tôn. Cả nhà mình có mỗi ảnh không lẽ giờ đành tuyệt tự”, mặc kệ Cải đang sàng gạo gần sát bên. Cải nghe, nghẹn uất mà không nói được tiếng nào. Lòng như muối xát. Đêm về ôm các con vào lòng, nước mắt Cải chảy nhòe nhoẹt. Con gái hỏi: “Sao mấy o ghét má con mình vậy?”, Cải gạt phắt: “Nói bậy, làm răng mà ghét má con mình. Mấy con ngoan, o mới thương”. Đứa lớn hậm hực “Con ghét họ. Họ mắng chửi má con mình hoài”, Cải đưa tay bụm miệng con, nước mắt lại tứa ra. Vừa tội mình vừa thương con mà không biết làm gì được.Chồng Cải thoát ly theo kháng chiến làm cách mạng, biền biệt không về. Thư gửi về nhà thưa và lạt dần. Lá thư cuối cùng Cải nhận được, không phải của chồng mà của Ngọ, báo tin chồng Cải vừa có được đứa con trai với một người đàn bà thành thị nào đó, xinh đẹp và quý phái, cả nhà mở tiệc ăn mừng. Đứa con gái lớn lén bỏ ớt bột vào canh và nhịn ăn cả ngày, Cải dọn dẹp xong xuôi đã nửa đêm, tay chân rã rời. Trăng tỏa hơi lạnh ngắt. Lòng Cải hoang vắng và trống rỗng. Cả đến nước mắt cũng không còn để khóc khi biết đứa con lớn đã bỏ nhà đi.*
Hơi lạnh làm bà thấy chóng mặt. Bà quay trở vào nhà, vỗ chân trèo lên giường. Con gái hỏi: “Má đi đâu vậy?”. “Ra thăm vườn cải”. Im một lúc con gái lại cựa quậy mình trong chăn “Chị Cải viết thư bảo cuối tuần này về thăm má con mình”. “Nó còn viết gì không con?”. Con gái quay sang ôm chặt bà, hơi thở phả vào cổ bà ấm sực. Không nghe tiếng con trả lời, bà đoán chắc nó đã ngủ. Cha bố cô, bà chép miệng, lớn bằng này mà vẫn vô tâm vô tính. Song lại nghĩ, con gái như vậy mới không khổ thân được. Lũ con gái bà bây giờ giỏi giang và mạnh mẽ hơn bà hồi ấy nhiều. Bà kéo chăn lên ngực, nhìn ra ngoài trời dấp dính những con sao đục lừ, thấy khó ngủ quá.*
Bố chồng Cải nghiện ngày càng nặng, vặt vẹo như một xác ve. Đồ đạc, ruộng vườn bán dần. Căn nhà gỗ mờ mịt khói thuốc phiện. Năm 1955 xảy ra cải cách ruộng đất, nhà chồng Cải bị đấu tố dù chưa bao giờ bóc lột ai một cái gì. Bố mẹ chồng bị treo giữa sân đình đầy nắng, lẫn lộn với khoảng hàng chục người nữa. Ông cụ cứ gào lên ông ổng: “Con trai tao đi làm cách mạng. Tao có tội tình gì mà đấu tao”. Cải chạy vạy khắp nơi nhưng cũng không gỡ được. Số ruộng đất còn lại bị tịch thu. Căn nhà gỗ dán niêm phong. Cải ôm con nhìn cha mẹ chồng như hai tàu lá héo lại khóc ròng. Vừa lúc ấy có thư ở trên về, phong thanh là thư chồng Cải. Mọi chuyện đã êm xuôi nhưng ông cụ vì mất sức đã trở bệnh nặng. Người ăn kẻ ở tản mát đi hết. Một mình Cải trụ lại nhà chồng. Sáng sáng Cải quày quả gánh hàng vượt mười cây số cho kịp buổi chợ. Hai đứa con gái đến mùa lại đi mót lúa mót vừng ở nhà người ta mang về cho mẹ. Tất cả đều như muối bỏ bể. Cải phải dậy sớm hơn và về muộn hơn mới bán hết được hàng trong thời kỳ khó khăn. Vài tháng sau cha chồng mất trong một lần vật vã lên cơn vì thiếu thuốc. Chồng Cải về dẫn theo vợ con, đến thắp nhang ở bàn thờ, phân trần: “Việc cơ quan bận rộn lắm má ạ. Con thu xếp mãi mới về được. Coi như là xong bữa phép của năm”. Bà cụ không nói một lời, mắt nhìn xa xăm. Hai dòng nước mắt chảy dài như được ép ra từ những nếp nhăn chằng chịt. Cải đứng dựa cột, đau đớn nhìn chồng mình đã là của người khác. Hai đứa con gái nhất định không chịu nhận bố, giữ rịt lấy áo mẹ.Nhập nhoạng tối, họ lại lên xe về thành phố. Bà cụ nắm bàn tay xanh xao của Cải ngại ngùng: “Má xin lỗi con. Má chỉ có con là con dâu duy nhất”. Cải khóc: “Thôi má đừng nói nữa. Má có lỗi chi đâu mà xin lỗi con”. Ngắm những nếp nhăn trên mặt mẹ chồng, bao nhiêu ai oán trong lòng Cải vơi đi hết, nhường chỗ cho niềm thương cảm.Thêm một vài năm vật đổi sao dời. Má chồng mất, Cải giao nhà lại cho mấy em chồng, dẫn con về quê cũ. Cha mẹ Cải cũng đã mất, khói nhang lạnh lẽo. Cải lau khô nước mắt, bắt đầu một cuộc sống mới, chỉ có mẹ với con. Ngọ thỉnh thoảng lui tới, ngồi chỗ cái bàn nhỏ ngày xưa hai đứa thường ngồi đọc Kiều, ngẩn ngơ nhìn ra ngoài trời vàng rực hoa cải, xong lại lặng lẽ về. Con gái bảo: “Sao má không thích chú Ngọ. Con thấy thương chú quá”. Cải khoặn mặt “Nói bậy!”. Cải vẫn đang chờ chồng mà không ai biết ngoài Ngọ.Đứa con gái thứ đi lấy chồng, đám cưới vào một ngày hanh hao nắng ráo rất đẹp. Nhìn con hạnh phúc bên chồng, lòng Cải lại ngậm ngùi. Con gái lớn bao nhiêu năm xa cách trở về, thành đạt và sung sướng. Nó gục đầu vào lòng Cải và hệt như xưa, nó vừa khóc vừa nói: “Má quên ba đi. Ổng có xứng đáng với má đâu mà má chờ”.Nhưng Cải không thể nào quên được buổi sáng mờ sương. Người đàn ông mảnh dẻ với khuôn mặt chữ điền đã chìa bàn tay ấm áp dẫn Cải qua những vườn cải vàng rực, mang theo tình yêu của Cải đi mãi. Cũng không thể nào quên được thằng bé xinh đẹp bị đẩy đến trước mặt Cải và ấp úng: “Con chào má lớn”. Thằng bé mới đáng yêu làm sao và giống như tạc người đàn ông ấy. Bây giờ thì bà định thôi không chờ chồng nữa, cũng không chờ đợi một cái gì.Tết đến, không có pháo, không khí lặng lặng như ngày thường. Bà lẩn vẩn đi giữa những vườn cải trổ lá xanh ngắt. Con gái hớt hải chạy ra gọi bà: “Má ơi có người lạ tới kiếm má”.Trên bàn bày đầy quà. Một người đàn ông to béo đứng xây lưng ra cửa. Bà giả giọng ho, rón rén như bước vào nhà người lạ. Người đó quay lại nhìn bà đăm đăm: “Cải còn nhận ra tôi không?”. Bà chụp lấy cây cột nhà, chỉ muốn xỉu xuống. Mặt đất chòng chành hất bà xuống lại đẩy ngược bà lên. Bà kéo ghế, gượng lời: “Vâng, thưa ông. Nhưng thật ông khác quá”. “Còn bà thì vẫn như xưa”. Ông lấy tay lau mắt kính. Bà nhận ra ông đã già, quá già rồi. Những túi mỡ nằm nặng trịch trên mặt. Nếu không giọng nói chắc bà cũng không thể nhận ra ông được.“Nhà tôi mất đã hơn ba năm. Thằng Út đi lao động bên Đức, ở luôn bên ấy. Tôi muốn... - Ông ngừng lời, diễn đạt khó nhọc - Cả đời Cải cực khổ. Tôi muốn đưa Cải ra thành phố. Hai vợ chồng già với nhau...”. Bà giật mình vì thấy chuyện chờ đợi từ lâu giờ mình dửng dưng như đang nghe chuyện người khác. Cảm giác choáng váng đã trôi qua. Bà thấy tỉnh táo. Một nỗi buồn lạnh lùng xâm chiếm trong lòng. Bà thở dài “Thôi ông ạ, tôi già rồi còn đi đâu nữa. Sống thế này là tôi hạnh phúc. Chỉ tội con Út. Ông cho nó lên trên ấy ăn h!!!15213_14.htm!!! Đã xem 11401 lần.http://eTruyen.com