ể thay lời kết luận cả sách, chương này xin nhắc lại đôi chút kinh nghiệm mà đức Trần Hưng Đạo đã để lại trong mấy cuộc kháng chiến Mông Cổ.Mông Cổ sang lấn cướp, có chuyến đem tới năm mươi vạn quân.Về bên ta, chuyến nào phải động viên nhiều nhất chỉ đến hơn hai mươi vạn quân là cùng. Nhưng theo lối tổ chức binh bị đương thời, thì “khi hữu sự, hết thảy nhân dân đều là binh lính” (Cương mục, quyển 6, tờ 26b). Chép về mấy chuyến kháng Nguyên, tác giả An Nam chí lược thường dùng những câu như “cả nước đều đón đánh”288 hoặc “suốt nước đều chống giặc”289. Mà Lịch triều hiến chương cũng chép: “Trăm họ đều là quân lính, nên mới phá được giặc to và làm mạnh được thế nước”. (Binh chế chí).Mông Cổ, trong năm Đinh Hợi (1287), đánh kinh thành Thăng Long, đã dùng đến súng, ngoài những cung nỏ là ngón trội nhất của quân địch.Còn bên ta, chỉ có thứ tên tẩm thuốc độc là một chiến cụ lợi hại nhất. Thế là, về võ khí, ta cũng kém sút quân địch. Nhưng ta nắm được mấy ưu điểm này:“Mông Cổ lợi ở trường trận, ta lợi ở đoản binh. Lấy đoản mà chế trường”. (Lời Trần Hưng Đạo).“Quân giặc hàng năm đi xa muôn dặm, lịu địu những đồ tri trọng, thế tất mệt mỏi. Ta lấy sức thong thả mà chờ đợi đằng nhọc nhằn, trước hãy đánh cho chúng bạt hơi sức đi thì thế nào cũng phá được”. (Lời Trần Nhân Tôn).Chính đức Trần Hưng Đạo đã nói: “Năm trước, quân Nguyên vào lấn cướp, dân ta chưa biết việc binh, nên mới có kẻ xuống hàng và người lẩn tránh. Nếu chúng lại sang, quân sĩ ta đã quen trận mạc, mà chúng thì nhọc mệt vì phải đi xa, lại chột vì việc Toa Đô, Hằng, Quán đã thua lần trước, không có tinh thần chiến đấu, thì tất thế nào cũng phá được”.Và ngài đã cầm chắc thắng lợi cuối cùng trong trận kháng Nguyên lần thứ ba, nên mới ung dung nói: “Thế giặc năm nay nhàn!”. Ý nói dễ đánh, không có gì đáng lo ngại.Đến khi tác chiến, lại khôn khéo áp dụng được những chiến lược và chiến thuật như:Thỉnh thoảng xin hòa để hòa hoãn tình thế.Giả cách xin hàng để làm kiêu khí quân giặc.Bỏ kinh đô Thăng Long, lẩn tránh ở các miền rừng núi để bảo toàn lấy quân chủ lực.Trước khi rút bỏ kinh đô, chỉ để cung không, điện trống với ít giấy tờ không quan trọng, còn thì dọn đi và tiêu hủy hết cả.Trong dân gian, tuy không thấy sử chép làm chước “thanh dã”290, nhưng năm Mậu Tý (1288), giặc Mông Cổ, sau khi lương thuyền bị đánh đắm ở cửa Lục291, phải đổ đi các ngả để cướp lương thực, rồi phải rút về vì thiếu ăn, thì đủ biết có lẽ bấy giờ thóc gạo trong dân gian, phần thì giấu đi, phần thì tiêu hủy, nên quân giặc mới khó kiếm lương thực đến thế.Cố ý làm cho quân địch mỏi mòn, chán chối, “muốn đánh cũng không được đánh”292 để đợi thời cơ thuận tiện, bấy giờ mới kịch liệt phản công.Quân ta, thường lẩn tránh, không giữ chiến tuyến nhất định, nên chuyến Toa Đô từ Chiêm Thành kéo ra Nghệ An, Thanh Hóa, như vào chỗ đất không người. Kịp lúc phản công, bấy giờ ta mới tập trung lực lượng293, tiên phát chế nhân294 nên Toa Đô mới bị rụng đầu ở Tây Kết.Để tiêu hao lực lượng địch và làm cho tinh thần địch phải xao xuyến, đêm đến, ta thường tung ra những quân cảm tử, đột kích các đồn, các trại giặc Nguyên295.Trong việc chiến trận, không cứ đời nào và ở đâu, bao giờ cũng phải đặt vấn đề tiếp tế lên trên hết. Đức Trần Hưng Đạo đã nhìn rõ điểm ấy, nên trong cuộc chiến tranh tự vệ lần thứ ba, ta hai phen đánh đắm được lương thuyền của giặc Mông Cổ, vì vậy mới giật được thắng lợi oanh liệt ở trận Bạch Đằng (1288).Liệu trước Mông Cổ thế nào cũng thất bại, mà mùa viêm nhiệt296 lại là thời kỳ bất lợi cho giặc ngoài, phương lược phản công của Trần Hưng Đạo được sửa soạn, xếp đặt rất chu đáo: Mặt bộ thì lợi dụng những đường hiểm trở ở các quan ải mà đặt phục binh; mặt thủy thì phỏng theo chiến thuật của Ngô Vương Quyền, lợi dụng thủy triều lên xuống ở Bạch Đằng mà đóng cọc sông, lừa đánh giặc.Ngoài cách tích cực để đánh Mông Cổ, đương thời còn áp dụng được cách tiêu cực nữa:Một mặt yết bảng khuyên các quận huyện phải liều chết đánh giặc, nếu sức không địch nổi thì cho phép lẩn tránh, cấm không được hàng, như một chương trên đã nói; một mặt nghiêm trị những kẻ phản quốc hàng Nguyên để làm gương răn cho kẻ khác.Sử chép: Tháng chín, năm Nhâm Tuất (1262), lục xét tù đồ: phàm tội nặng hay nhẹ đều được tha cả, chỉ trừ những kẻ hàng giặc khi Mông Cổ sang lấn cướp (Toàn thư, quyển 5, tờ 27b; Cương mục, quyển 7, tờ 5a). Vì vậy, dân gian đương thời mới có những chuyện như dân quân tự động truy kích giặc Nguyên, tướng sĩ trổ sức đánh giết những kẻ phản quốc. Cũng chính vì thế, Trần Kiện mới bị bắn chết ở trại Ma Lục; Lê Tắc mới bị đánh bật khỏi ải Chi Lăng297.Vả, đương thời còn có những bí quyết để hùng sức quân, mạnh thế nước, đi đến cái đích thành công trong mấy cuộc kháng chiến Mông Cổ, kẻ viết cần phải trình bày thêm nữa.Đến đây, xin dịch mấy lời đối thoại giữa đức Trần Hưng Đạo và vua Trần Anh Tôn.Khi Hưng Đạo vương đang nằm bệnh, vua Anh Tôn thân đến nhà riêng thăm ngài và hỏi: “Rủi khi Đại vương khuất núi đi rồi, nếu giặc Bắc lại sang lấn cướp thì tính chước ra sao?”.Ngài thưa: “Xưa, Triệu Vũ Đế lập quốc, vua Hán cho quân sang đánh, Triệu Vũ bảo dân đốt phá sạch quang đồng nội, không để quân địch cướp bóc được lương thảo, rồi đem đại binh ra châu Liêm, châu Khâm, đánh Trường Sa298, dùng đoản binh úp ở sau: đó là một thời.Đời Đinh, đời Lê, lựa dùng được người hiền lương: bấy giờ bên Bắc đang mỏi mệt suy yếu, còn bên Nam thì mới mẻ hùng cường, trên dưới đồng đồng một ý, lòng dân không chia lìa, đắp thành Bình Lỗ mà phá quân Tống: đó là một thời thôi.Nhà Lý mở nghiệp, quân Tống sang xâm lấn đất đai bờ cõi, vua Lý dùng Lý Thường Kiệt đánh Khâm, Liêm, tiến đến tận Mai Lĩnh: đó là có thế làm được.Trước đây Toa Đô, Ô Mã Nhi, bốn mặt bao vây. Phía ta, vua tôi đồng tâm, anh em hòa thuận, cả nước cùng họp sức, chúng mới bị bắt: đó là lòng Trời xui nên.Đại khái kẻ kia cậy trường trận, ta cậy đoản binh: lấy đoản chế trường: đó là lối thường làm của binh pháp. Hễ thấy quân kia tràn đến, ầm ầm như lửa, như gió, thì cái thế ấy dễ trị. Nếu nó dùng chước như tằm ăn dần, ung dung, thủng thẳng, không vụ của dân, không cần mau thắng, thì ta phải lựa dùng lương tướng, xem tình hình mà liệu quyền biến như đánh cờ vậy. Nhưng phải tùy từng lúc mà liệu chiêu, cốt có hạng quân sĩ thân tín như tình cha con thì mới dùng được. Vả, phải nới lỏng sức dân để làm cái chước rễ sâu gốc vững. Đó là phương sách giữ nước hay hơn cả” (Toàn thư, quyển 6, tờ 8b-9b; Cương mục, quyển 8, tờ 31a-32a).Nhân những lời ngài đáp vua Trần Anh Tôn trên đây, ta nhận thấy:Về việc dụng binh, ngài như một tay cao cờ tùy cơ ứng biến, nhìn xa, trông rộng, chứ không khư khư theo một đường lối. Nhưng cái chìa khóa để mở cửa “Khải hoàn” là, trong chỗ hàng ngũ, tướng với quân, thương yêu nhau, thân tín nhau, như tình cha con ruột thịt.Về thuật giữ nước, ngài lấy dân làm căn bản: “dân là quý”, “dân là gốc nước”. Đối với cái gốc ấy, phải trồng cho sâu, vun cho vững, chứ không nên nhũng nhiễu dân, bóc lột dân, sưu cao, thuế nặng, chính lệnh phiền hà, để làm hao của dân, kiệt sức dân. Vì vậy ngài mới căn dặn vua Trần Anh Tôn phải “khoan dân lực”.Sau mấy cuộc chiến thắng Mông Cổ, đức Trần Hưng Đạo chẳng những nâng Việt Nam lên địa vị “hùng cường” ở trong “thiên hạ”299 đương thời, mà chính uy danh ngài cũng lừng lẫy ra nước ngoài và tràn ngập cả người ngoài nữa:
- Trong Nguyên sử chỗ nào cũng chép là “Hưng Đạo vương” để tỏ ý kính trọng.
- Một bạn Hoa Kiều, ngụ ở Hải Dương, tên là Mã Tân Thắng, hồi năm Kỷ Mão đời Tự Đức (1848-1883), có cung tiến vào đền Kiếp Bạc một bức hoành đề bốn chữ “Đức uy viễn sướng”300 để giải lòng hâm mộ ngài.
- Dân gian ở Quảng Tây từ trước đến giờ thường hay dọa trẻ quấy khóc bằng bốn tiếng “Hính tàu tài voòng”301. Nhiều khi họ lại còn viết bốn chữ ấy vào giấy đỏ dán ở đầu giường trẻ nằm để trấn át cho trẻ khỏi khóc đêm nữa302.
- Người ta còn nói: khoảng năm 1945, một nhà báo Nhật qua chơi Việt Nam, đi thăm đền kiếp, nhân đôi câu đối đề ở cột trụ trước cửa đền, tả núi Vạn Kiếp đầy những “khí kiếm” và nước Lục Đầu đều là “tiếng thu”303, có cảm xúc viết một bài thơ b
- CHƯƠNG 1
- CHƯƠNG 2
- CHƯƠNG 3
- CHƯƠNG 4
- CHƯƠNG 5
- CHƯƠNG 6
- CHƯƠNG 7
- CHƯƠNG 8
- CHƯƠNG 9
- CHƯƠNG 10
- Sách báo tham khảo
---~~~mucluc~~~--- ---~~~cungtacgia~~~--- !!!15564_1.htm!!!ằng Hán văn để tỏ ý ngưỡng mộ đức Trần Hưng Đạo: