hực tế rõ ràng là Talbert Vandling, biện lý tại quận Fresno, dẫu có phạm bất kỳ sai sót gì trong phiên tòa sắp tới, nhưng nhất quyết sẽ không thể nào phạm cái lỗi là đánh giá thấp đối thủ của mình là Perry Mason.Vandling, con người vốn trầm tĩnh, thoải mái, lịch sự, rất cẩn trọng và đầy cảnh giác, bắt đầu đưa vụ án ra trước tòa với tất cả sự cẩn thận chu đáo tuyệt vời khiến lần này có tính cách một phiên tòa trước một hội đồng thẩm phán chứ không phải chỉ là một phiên tòa vụ sơ thẩm trước một vị thẩm phán độc nhất. Ông nói:- Nhân chứng đầu tiên của tôi là George Medfold.George Medfold hóa ra là một chú bé chín tuổi, mặt đầy tàn nhang, trông luống ca luống cuống, cặp mắt lồi, tai vểnh, nhưng gây được cái ấn tượng là sẽ nói trung thực.Vandling hỏi:- Em ở đâu?- Ở Crampton.- Em ở đó bao lâu rồi?- Ba năm.- Em đang ở với bố mẹ?- Vâng ạ.- Bố tên gì?- Martin Medfold.- Bố làm nghề gì?- Bố em coi một trạm phục vụ.- Ở Crampton?- Vâng ạ.- Này em George này, tôi xin hỏi là em có cùng đi với bố vào ngày mười ba vừa rồi đến một chỗ cách Crampton năm cây số không?- Thưa có!- Em quen thuộc cái chỗ ấy chứ?- Vâng ạ.- Nó nằm ở đâu?- Trên một cái đồi ở chỗ gần giống như bụi cây, na ná vậy. Ông biết đấy, có những cây sồi con còn sống và một số bụi cây thấp. Cháu không rõ, chắc đó là cây ngái đắng hay cây gỗ dâu gì đấy. Thưa ông, đó chỉ là một bụi cây thôi.- Trước đây em đã ra đó lần nào chưa?- Thưa rồi.- Em đi ra bằng gì?- Xe đạp.- Có ai cùng đi với em không?- Có ạ.- Ai?- Jimmy Exton.- Jimmy Exton trạc tuổi em?- Lớn hơn sáu tháng.- Chú ấy đi ra đó bằng gì?- Đi xe đạp của nó.- Này, thế em ra đó làm gì vậy hở George? Em làm gì ở ngoài ấy?- Ồ, ra chơi thôi mà.- Sao em lại ra tận đó chơi?- Ấy, chỗ ấy đi xe đạp rất tốt. Gần đó có con lộ ít khi có ô-tô qua lại. Người lớn ở đấy không muốn bọn cháu đi xe ở ngoài xa lộ, vì sợ xe với lại... Ấy bọn cháu thường đi ra ngoài ấy. Trên ngọn đồi có một ngôi nhà cũ, người ở đấy đã đi nơi khác, hoặc sao đó, mà căn nhà thì đã bị đổ nát với lại... Ồ, chúng cháu vẫn thường đi ra đó tìm bắt trứng chim, chơi giỡn và nói chuyện gẫu.- Các cháu ra chơi ngoài đó bao lâu rồi?- Ồ, khoảng chừng sáu, bảy, tám tháng gì đó.- Thế cháu có thấy một cái hố đã được đào sẵn ở đó không?- Thưa có.- Cháu thấy cái hố lúc nào?- Ấy, lần đầu cháu thấy là vào thứ Sáu.- Có phải là thứ Sáu tuần trước, ngày mồng chín? - Vandling hỏi.- Thưa phải, cháu chắc thế. Ngày mồng chín. Phải đấy.- Thế cháu ra đó khoảng nào trong ngày hôm ấy?- Đâu khoảng chiều, chừng ba hay bốn giờ gì đấy.- Cháu thấy gì?- Bọn cháu thấy cái hố đó.- Cháu có thể tả cái hố ấy được không?- Cái hố lớn lắm.- Lớn cỡ nào, cháu? Quan trọng đấy nhá. Cháu có thể đưa tay cho thấy cỡ chừng nào không?Thằng bé dang hai tay ra. Vandling nói:- Vậy là rộng khoảng một mét rưỡi. Thế dài chừng nào?- Dài đủ một người nằm xuống dưới đó mà vẫn còn dư.- Cháu định nói nằm dạng thẳng người ra phải không?- Vâng ạ.- Sâu chừng nào?George đứng lên và đưa bàn tay lên gần ngang với bụng mình:- Sâu tới ngang chỗ này này.- Cháu có ra ngoài ấy vào ngày thứ Năm, tức ngày mồng tám không?- Không ạ.- Thế cháu có ra đấy vào ngày thứ Tư, tức ngày mồng bảy?- Có ạ.- Lúc ấy đã có cái hố chưa?- Chưa ạ.- Ở chỗ cái hố có gì?- Chỉ thấy toàn đất không.- Thế lúc cháu ra đấy, vào ngày thứ Sáu, lúc bốn giờ, đã thấy cái hố ở đó rồi?- Vâng ạ.- Hố ấy đã được đào xong?- Vâng ạ.- Cái hố trông ra sao?- Cái hố đó trông thật khéo.- Cháu bảo sao?- Ấy, hố đã được đào sẵn bằng thuổng nên nó thẳng sâu xuống. Bốn bên đều thẳng đứng, các góc hố ngay ngắn rõ ràng. Trông khéo lắm.- George này, đất lấy dưới hố đó được dùng làm gì vậy?- Đất đào ở dưới hố lên được để chất đống trên khắp mọi phía.- Phía nào?- Cả hai phía.- Cháu định nói không phải ở đầu và cuối hố mà hai bên mặt hố thôi chứ gì?- Vâng ạ.- Thế đáy hố ra sao?- Trông đẹp và phẳng. Cái hố trông ngon lành lắm.- Vậy ra cái hố này có ở đó hôm thứ Sáu, ngày mồng chín, vào buổi chiều.- Vâng.- Chưa thấy có cái hố ở đó vào ngày thứ Tư?- Đúng thế ạ.- Ngày thứ Bảy cháu cũng ra ngoài đó chứ?- Vâng.- Các cháu làm gì?- Chúng cháu chơi ở dưới cái hố ấy.- Làm sao các cháu chơi ở dưới hố được?- Ồ, chúng cháu nhảy xuống dưới chơi, coi như đó là cái đồn, chúng cháu nằm xuống để trốn và chờ xem chim có đến gần hay không... Ấy, chúng cháu chơi thôi chứ chẳng có làm gì khác.- Ngày Chủ nhật các cháu có ra đấy không?- Thưa không.- Ngày thứ Hai các cháu có ra đấy không?- Thưa không.- Thế ngày thứ Ba, tức ngày mười ba, các cháu có đi ra đó không?- Ngài muốn nói ngày thứ Ba tuần vừa rồi.- Phải.- Vâng, chúng cháu có ra đó.- Có chuyện gì lạ không?- Ấy, cái hố bị lấp đất.- Thế lúc ấy cháu làm gì?- Ấy, cháu nói với bố cháu rằng...- Đừng để ý đến chuyện nói với ai những gì cả, George a. Cháu đã làm gì nào?- Ấy, chúng cháu chơi.- Rồi sau đó.- Sau đó chúng cháu về nhà.- Cháu có quay trở lại ngày hôm đó không?- Thưa có.- Bao lâu sau đó thì cháu quay trở ra lại?- Khoảng một giờ sau.- Ai đi cùng với cháu?- Bố cháu và Jimmy.- Bố cháu là Martin Medfold, người hiện đang có mặt ở tòa.- Vâng ạ.Vandling nói:- Đủ rồi.Mason nói:- Không có gì để chất vấn, ít ra là vào lúc này. Thưa ngài, tôi xin phép phát biểu rằng với số nhân chứng này, ở nơi mà việc làm chứng chưa có tầm quan trọng cụ thể, thì tôi xin lần sau được mời họ để chất vấn nếu rõ ràng việc làm chứng này quả có liên quan mật thiết tới những vấn đề xét ra là quan trọng đối với trường hợp của bị can.Vandling nói:- Tất cả các nhân chứng ở đây đều rất quan trọng. Tôi có thể bảo đảm với tòa và quý ông trạng sư về điều này. Tôi cũng xin bảo đảm với ông trạng sư rằng phía công tố cũng rất quan tâm như bên biện hộ cho bị cáo là làm sao nắm cho được thực tế của sự việc, và chúng tôi sẽ không phản đối việc luật sư cho gọi lại bất cứ nhân chứng nào thấy cần để chất vấn vào bất cứ lúc nào, miễn là việc chất vấn phải liên quan tới vụ việc.Thẩm phán Siter, chánh án điều khiển phiên tòa nói:- Đồng ý, tòa sẽ quan tâm đến việc này theo pháp định. Bên biện hộ có quyền đó.Vandiing nói:- Nhân chứng tiếp theo của tôi là Martin Medfold.Martin Medfold xác nhận mình là cha của chú bé George, vào buổi chiêu ngày mười ba, chú bé có trở về kể cho ông nghe chuyện cái hố đã bị lấp, ông đã quyết định sự việc này cần phải được tra xét, ông đã lấy một cái thuổng và lái xe ra đến nơi, đi cùng với ông có cậu con trai và Jimmy Exton, ông thấy lớp đất phủ trên chỗ chỉ định có hơi xốp và ông đã đào xuống. Xuống sâu gần một mét, ông chạm phải một vật hơi mềm, ông hất lớp đất ở đó đi và phát hiện chân của một người đàn ông. Lập tức, ông ngưng đào và vội bỏ đi gọi điện thoại cho ông Quận trưởng.Vandling nói:- Xin mời chất vấn.Mason hỏi:- Ông quay trở lại hiện trường cùng với ngài Quận trưởng?- Vâng.- Và đứng tại chỗ trong lúc cái hố được đào lên?- Vâng.- Ông có phụ sức trong việc đào hố không?- Vâng, có.- Thấy gì?- Xác của một người đàn ông.- Ăn mặc như thế nào?- Mặc bộ đồ ngủ.- Chỉ có thế thôi.- Chỉ có vậy thôi.Mason nói:- Xin hết.Viên Quận trưởng tiến ra chỗ đứng, kể lại việc cùng đi với hai viên phó quận đến tại địa điểm do Martin Medfold chỉ. Tại đấy họ đào lớp đất rõ ràng vừa mới được bỏ xuống hố, có nghĩa là lớp đất ấy chưa cứng. Nó mềm, mặc dầu đã được giẫm chặt khắp trên mặt hố.Xác của Edward Davenport đã được phát hiện chôn dưới cái hố này. Xác đã được lấy ra và đem tới nhà xác. Một ngày sau, viên Quận trưởng quay trở lại và rất cẩn thận đào lớp đất rời để đo kích thước của cái hố lúc chưa lấp. Cái hố ở trong lớp đất còn cứng đủ để giữ lại các dấu vết đào trước kia, thấy rõ ràng là một cái hố rộng với kích tấc là bề một mét và bề hai mét, đã được đào rất kỹ lưỡng trước đó theo hình chữ nhật rất rõ.Trả lời câu hỏi đặc biệt của Vandling, ông nói rằng ông đã thử cố tìm cho ra các dấu vết chôn người nhưng vì các dấu vết của bọn trẻ và của ông Martin Medford để lại lúc ông này đào, nên đã không tìm ra các dấu chân mà theo ông nghĩ rất có ý nghĩa.Vandling nói:- Xin mời chất vấn.Mason nói:- Cứ trong hiện tình, tôi không có gì để chất vấn vào lúc này.Vandling lưu ý:- Tất nhiên, quy định của tôi với trạng sư là nhằm tạo điều kiện cho ông để bảo vệ tốt các quyền lợi của thân chủ ông ta chứ không phải bị đặt vào thế bất ngờ. Đó chẳng phải là một lời mời có tính cách che giấu để bỏ qua tất cả câu chất vấn cho tới khi nào toàn bộ vụ án chúng ta đang xét xử được trình bày đầy đủ rồi mới gọi lại các nhân chứng đâu.Mason nói:- Tôi hiểu. Tôi xin bảo đảm với ngài biện lý là tôi sẽ không lợi dụng lòng tốt của ngài trong vụ này. Tôi chỉ gọi lại các nhân chứng là khi có một điểm đặc biệt nào đấy cần nắm vững.Vandling nói:- Cám ơn. Chỉ vậy thôi, thưa ngài Quận trưởng.Bác sĩ Milton Hoxie là nhân chứng tiếp theo.Ông trình bày tư cách của mình là một y sĩ, nhà giải phẫu và chuyên gia về chất độc. Ông xác minh rằng bản thân đã được mời để tiến hành cuộc xét nghiệm tử thi tại nhà xác vào chiều tối ngày mười ba. Do hoàn cảnh khách quan, ông đã không thực tế tiến hành cuộc xét nghiệm, mãi cho tới gần nửa đêm, tức là lúc ông có thể rời bỏ công tác khám bệnh của mình một thời gian khá lâu để có thể tiến hành cuộc xét nghiệm.Ông đã thấy xác của một người đàn ông cao một mét bảy mươi tư, nặng bảy mươi ký, tuổi khoảng ba mươi lăm bị chứng xơ cứng động mạch, nhưng rõ ràng là bị chết vì đầu độc. Ông đã tiến hành một số thử nghiệm và đã tìm thấy có chất độc đặc biệt. Ông đi đến kết luận rằng cái chết xảy ra là do chất xi-a-nít pô-tát-xi-um. Trong lúc xét nghiệm, ông có ý kiến là người đàn ông này có lẽ chết đã hai mươi bốn hay hai mươi sáu tiếng đồng hồ.Vandling đột ngột nói:- Xin mời chất vấn.Mason hỏi:- Bác sĩ đã tiến hành cuộc thử nghiệm đặc biệt để tìm chất xi-a-nít pô-tát-xi-um?- Vâng. Đầu độc bằng loại chất nước xi-a-nít.- Thế còn những chất độc khác?- Tôi đã thử tìm ác-xê-nít.- Bác sĩ có tìm thấy chất đó không?- Không. Không có.- Bác sĩ tìm thấy có chút nào không?- Không dù lượng để có ý nghĩa về mặt y khoa.- Bác sĩ có tìm thấy chất độc nào khác không?- Tôi không thấy. Không có.- Các cơ quan bên trong cơ thể có được lấy ra không?- Có chứ. Vâng, có.- Bác sĩ xử lý những cơ quan này như thế nào?- Chúng được gửi tới một phòng thử nghiệm tại Trường Đại học California để tiếp tục xét nghiệm.- Hiện đã có báo cáo gì của đại học này gửi về chưa?- Theo tôi biết thì chưa.- Vậy thì bác sĩ đâu có biết rằng nạn nhân đã bị chết là do chất độc mà bác sĩ đã đề cập tới?- Tôi biết rằng tôi đã tìm thấy đủ số lượng chất độc trong cơ thể để gây ra cái chết, vì thế tôi cho rằng cái chết này là do chất độc ấy gây ra.- Tại sao bác sĩ gửi các bộ phận trong cơ thể nạn nhân tới Trường Đại học California?- Tôi cần kiểm tra lại cho hoàn chỉnh.- Bởi vì bác sĩ muốn tìm xem thử có chất độc nào khác nữa phải không?- Tôi nghĩ việc cho kiểm tra để tìm xem có chất độc nào khác nữa không là một phương án tốt.- Vậy là bác sĩ đã không thỏa mãn vì cái chết do chất xi-a-nít pô-tát-xi-um?- Tôi thỏa mãn chứ. Nhưng tôi muốn xem thử còn có các yếu tố nào khác nữa chăng... có lẽ có những dấu hiệu của các giọt thuốc gây hiện tượng bất tỉnh, tạm gọi như thế, hay chất bác-bi-tuya-rát nào khiến cho sức đề kháng của nạn nhân bị giảm sút tới mức chất độc có thể đã được đưa vào cơ thể có tác dụng.Mason cau mày suy nghĩ kỹ ý kiến này. Chánh án Siler nói:- Cứ tiếp tục.Mason nói:- Xin phép ngài chánh án. Tôi nghĩ là sự kiện này mở ra một lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ ở đây.Chánh án Siler nói:- Tôi chưa rõ.Mason nói:- Điều này cho thấy hiển nhiên là ngay từ đầu, văn phòng Quận trưởng đã có sẵn một lý thuyết nào đấy về cách sử dụng chất độc và có một cái gì đó trong những phát hiện của bác sĩ Hoxie rõ ràng không phù hợp với lý thuyết ấy.Chánh án Siler nói:- Ấy, quả tôi không nhận ra được chỗ đó. Hãy tiếp tục trình bày kết quả kiểm tra của ông.Mason mỉm cười:- Đúng như vậy. Thưa bác sĩ, có phải bác sĩ đã tìm các bằng chứng cho thấy là có chất sôcôla trong bao tử của nạn nhân không?- Đúng thế. Tôi cố gắng kiểm tra rất kỹ các chất nằm trong bao tử.- Bác sĩ đã tìm thấy gì?- Tôi phát hiện là nạn nhân đã chết gần một tiếng đồng hồ sau khi đã ăn một bữa trứng thịt. Tôi không thấy lượng sôcôla đáng kể nào cả.- Thế bác sĩ có xét nghiệm xác để tìm chất rượu trong máu không?- Tôi đã làm như vậy.- Bác sĩ thấy gì?- Tôi thấy mười lăm phần nghìn rượu.- Xin bác sĩ diễn tả chỗ này về mặt y học.Bác sĩ Hoxie nói:- Theo các nhà thẩm quyền, với lượng rượu một phần nghìn thì con người vẫn bình thường theo sự quan sát bình thường. Tuy nhiên, người đó đã bắt đầu cho thấy có một số dấu hiệu bằng chứng bị độc hại vì rượu theo y khoa, ở lượng rượu hai phần nghìn thì con người đó đã bị ngộ độc vì rượu. Họ có triệu chứng cảm xúc bất ổn, các khả năng kiềm chế của họ bị giảm rất nhiều. Với lượng ba phần nghìn thì có sự rối loạn rõ rệt, cử chỉ điệu bộ lảo đảo, nạn nhân nói lè nhè. Với lượng bốn phần nghìn thì có hiện tượng đờ đẫn mê man, khả năng phản ứng với kích thích bên ngoài bị giảm sút rõ và nạn nhân sắp bại liệt tới nơi.Từ năm đến sáu phần nghìn, nạn nhân hoàn toàn bị hôn mê và hệ tuần hoàn bị hại. Sau khi có lượng sau phần nghìn rượu nằm trong máu thì nạan nhân có nguy cơ bị chết. C. W. Muchlberger đã lập ra một biểu đồ rất hấp dẫn. Một phần nghìn được gọi là “khô khan và đàng hoàng lịch sự”, hai phần nghìn được gọi là “hân hoan và yêu quý”, ba phần nghìn goi là “choáng váng và ngất ngư”, bốn phần nghìn là “sững sờ và tê tái”, năm phần nghìn là “túy lúy càn khôn”.Mason hỏi:- Thế thì trong xác, bác sĩ đã tìm thấy mười lăm phần nghìn rượu, bác sĩ có kết luận gì về hiện tượng ngộ độc vì rượu?- Nạn nhân đã bắt đầu bị ngộ độc vì rượu. Ông ấy bước vào giai đoạn được Muchlberger mô tả là “hân hoan và yêu quý”.- Chắc ông cảm thấy có tác dụng của rượu chứ?- Chắc thế.- Nạn nhân tất biểu lộ một số hiện tượng cho thấy có tác dụng này?- Đối với người quan sát vô tâm thì có thể thấy như vậy. Còn người quan sát giàu kinh nghiệm thì chắc chắn là phải thấy rõ điều đó.Mason nói một cách bình thản tự nhiên:- Thưa bác sĩ, tôi cho rằng trong lúc bác sĩ quan tâm trước tiên đến việc xác định nguyên nhân của cái chết khi xét nghiệm xác, bác sĩ đã tiến hành một số bước để nhận dạng được cái xác chứ?- Đúng thế. Tôi có thể nói rằng tôi đã có mặt lúc tiến hành các bước nhận dạng.- Trong trí bác sĩ không thắc mắc gì về việc cái xác đó là của Edward Davenport chứ?- Không thắc mắc gì cả.- Cho phép tôi hỏi một câu hỏi có tính cách giả thuyết, bác sĩ nhé. Giả dụ rằng nạn nhân đã bị đầu độc bằng xi-a-nít pô-tát-xi-um dưới dạng một viên keo cụ thể như loại kẹo đã tìm thấy trong hộp để lẫn với đồ đạc của ông Davenport tại quán trọ ở Crampton, thì cái chết của ông ta diễn ra gần như ngay tức khắc, phải không ạ?- Tất nhiên là rất nhanh.- Nói cách khác, trong mỗi viên kẹo có đủ lượng xi-a-nít để gây ra cái chết gần như liền tức thời phải không?- Ông Mason ạ, không phải là trong mỗi viên kẹo đều có cả đâu. Một số kẹo có chứa ác-xê-níc và...- Tôi không có ý định nói bẫy ông, thưa bác sĩ. Tôi đang nghĩ đến các viên kẹo có chứa chất xi-a-nít.- Điều đó là đúng. Vâng, đúng, thưa ông.- Các triệu chứng và hiện tượng hôn mê phát triển diễn ra rất nhanh sau khi cơ thể thu nhận những lượng xi-a-nít như bác sĩ đã tìm thấy trong các viên kẹo có chứa xi-a-nít, có phải không ạ?- Vâng, đúng thế.- Thưa bác sĩ, vậy thì nếu như nạn nhân đã bị chết vì ăn phải một viên kẹo bị bỏ thuốc độc, liệu bác sĩ đã phát hiện ra chút ít sôcôla nào trong bao tử của ông ta chăng?Bác sĩ Hoxie nói:- Ấy, tất nhiên có một tình huống rất đỗi lạ lùng đây. Tôi cho là như thế.- Thế bác sĩ có tìm thấy các bằng chứng nào là có chất sôcôla như thế không?- Không.- Bác sĩ ắt đã tin là sẽ tìm thấy một ít chất sôcôla nếu nạn nhân đã ăn một viên kẹo có chất độc chứ?- Thật tình là tôi, tôi đã có ý tin là mình ắt sẽ tìm ra một mùi vị lạ... trừ phi nạn nhân có lẽ đã cắn sâu vào miếng kẹo có thể làm cho ông ta chết, nhưng ông đã nhả nó ra, tuy vậy ông cũng đã nuốt vào đủ chất nước có chất độc ở trong viên kẹo đó nên ông ta chết. Tôi cho rằng sự việc đã diễn ra như vậy, nhưng không thể tìm thấy bằng chứng trong cơ thể của nạn nhân để giúp tôi xác minh điều đó quả thực đã xảy ra. Tôi không hiểu làm sao mà ông ấy lại nuốt phải chất độc như tôi đã tìm thấy trong bao tử, trừ phi ông ấy đã ăn ít ra là trọn một viên kẹo.- Vậy thì bác sĩ thực sự không biết nạn nhân bàng cách nào đã ăn phải chất độc khiến ông ta phải chết?- Vâng, đúng thế.- Ông ấy chết bao lâu rồi?- Tôi không thể xác định. Tôi cho là đâu khoảng từ hai mươi bốn đến ba mươi sáu tiếng đồng hồ.- Thưa bác sĩ, thế còn tình trạng gọi là chết cứng đờ?- Lúc tôi tiến hành cuộc khám nghiệm thì hiện tượng chết cứng đờ đã thấy rõ ở hai bắp vế và đùi của nạn nhân, nhưng cổ và vai thì vẫn còn mềm.- Thế còn tình trạng chết tím bầm thì sao?- Hiện tượng này đã lan nhiều chỗ trên cơ thể, cho thấy sau khi chết, vị trí của xác chết vẫn không bị thay đổi, có nghĩa là trong vòng một thời gian ngắn sau khi chết.- Theo chỗ tôi hiểu, thì hiện tượng chết cứng đờ diễn ra trước tiên ở mặt và hàm, sau đó dần dần lan xuống dưới.- Đúng như thế.- Và nó biến mất khỏi cơ thể cũng cùng một cách?- Vâng, đúng.- Hiện tượng chết cứng đờ bao lâu mới phát triển?- Cái đó còn tùy. Nhưng bình thường thì từ tám đến mười hai tiếng đồng hồ.- Thế trong trường hợp này hiện tượng chết cứng đờ không chỉ phát triển mà còn lan khắp thân mình, rồi nó biến mất dần? Có đúng vậy không?- Điều đó rất đúng.- Theo các vị có thẩm quyền, tôi tin rằng hiện tượng chết cứng đờ diễn ra khắp toàn thân nạn nhân coi như đã xảy ra chừng mười tám tiếng đồng hồ.- Còn tùy.Mason hỏi:- Bác sĩ có thường đọc các bài của bác sĩ Le Moyne Snyder không ạ?- Vâng, có.- Tôi tin rằng trong quyển sách Điều tra về việc giết người, bác sĩ Le Moyne Snyder nghiên cứu một trường hợp giả thuyết như bác sĩ đã mô tả ở đây, lúc mà hiện tượng chết cứng đờ vẫn còn diễn ra rõ ràng ở bắp vế và hai chân, và nếu xác định tình huống như thế, sẽ thấy rằng cái chết đã xảy ra trước đó từ hai mươi chín đến ba mươi tư giờ.- Tôi hoàn toàn quen với cách ước định thời gian của ông ấy trong trường hợp như vậy.- Nhưng bác sĩ lại cho rằng như thế là rất đúng.- Tôi muốn nói là nó có thể đúng lắm, quả như thế.- Bác sĩ đang nhắc đến tình trạng của cái xác vào lúc tiến hành cuộc xét nghiệm?- Đúng ạ.- Tôi nhớ rằng bác sĩ có nói là cuộc giảo nghiệm được tiến hành vào khoảng nửa đêm?- Vâng.- Và bác sĩ đề cập tới tình trạng của cái xác vào lúc bác sĩ trông thấy nó?- Vâng, đúng.- Vậy thì, một cách đại thể, nạn nhân chắc chắn đã chết vào lúc từ hai giờ chiều cho đến bảy giờ tối ngày hôm trước, tức là vào thứ Hai, ngày mười hai. Điều đó đúng không ạ?- Ấy, nói thế cũng đúng nếu ông có ý định dùng thời gian biểu như vậy, nhưng hiện tượng chết cứng vô cùng biến đổi. Nó tùy thuộc vào nhiệt độ, vào một số điều kiện. Tôi đã từng thấy hiện tượng này phát triển gần như ngay tức khắc, khi cái chết xảy ra sau một hồi vùng vẫy trong những điều kiện nhiệt độ...- Có bằng chứng gì cho thấy nạn nhân đã vùng vẫy trong trường hợp này chăng?- Không, không có.- Bác sĩ không để tâm xác định thời gian cụ thể dựa vào hiện tượng xác cứng đờ phát triển như thế nào sao?- Không hẳn như thế.- Nhưng bác sĩ quả có biết rằng, một người có thẩm quyển chuyên môn như bác sĩ Le Moyne Snyder đã từng phát biểu là trong trường hợp bình thường thì sự phát triển của hiện tượng xác bị cứng đờ, như bác sĩ đã nhận thấy ở cái xác lúc ấy, tất đã cho thấy là cái chết đã xảy ra giữa quãng thời gian từ hai đến bảy giờ ngày hôm trước cơ mà?- Vâng, đúng thế. Tôi đoán là như vậy đó.- Không phải điều bác sĩ đoán, mà là điều mà bác sĩ biết rõ cơ?- Vâng, điều đó là đúng.- Bác sĩ có cho đây là hiện tượng phát triển chăng?- Thật tình mà nói, tôi cho như thế.- Tại sao vậy, bác sĩ?- Bởi thực tế là có bác sĩ đã xác nhận thời gian xảy ra vụ chết người ở giữa khoảng hai và bảy giờ chiều ngày hôm trước, còn thời gian xác bị cứng lại thì chẳng thể thu hẹp cho rõ ràng chính xác. Bác sĩ Le Moyne Snyder và các nhà chức trách khác chỉ đề cập đến những trường hợp chung chung thôi. Họ không thể lập các quy luật để xác minh cụ thể nào. Họ chỉ nói theo các trường hợp chung trong khi đó chẳng có gì dễ dàng gạt ra, tôi có thể nói là chẳng có gì dễ dàng biến đổi theo các điều kiện lúc ấy, chobằng sự phát triển của hiện tượng xác bị cứng đờ.- Bác sĩ có nắm vững các triệu chứng đầu độc bằng chất ác-xê-nít không?- Có.- Các triệu chứng ấy ra sao?- Khái quát thì miệng và cổ của nạn nhân bị cháy phỏng. Bụng dưới bị co thắt kèm theo nôn mửa. Thường xảy ra hiện tượng tiêu chảy. Một số trường hợp các triệu chứng diễn ra hơi chậm, nhưng cứ theo luật chung, thì khi nạn nhân đã trúng phải chất độc, các triệu chứng lúc đầu phát triển rất nhanh.Mason nói:- Xin cảm ơn bác sĩ. Các câu hỏi thế là xong.Vandling nói:- Mời Harold Citus ra trước tòa.Citus tiến ra trước, tuyên thệ và xác nhận rằng mình là phó quận, năng lực chuyên môn là nghiên cứu dấu vân tay, ông đã có mặt lúc phát hiện xác của Edward Davenport dưới huyệt cách Crampton chừng năm cây số, đã lấy dấu vân tay của người chết, so sánh dấu một ngón tay cái của người chết với dấu ngón tay cái trên bằng lái cấp cho Edward Davenport, và thấy hai dấu giống nhau.Vandling hỏi:- Trước đây ông đã tiến hành điều tra tại một bãi xe ở Crampton. Việc ấy có liên quan tới vụ này không?- Tôi có làm công tác ấy. Vâng, có liên quan.- Cuộc điều tra tiến hành vào lúc nào?- Khoảng ba giờ rưỡi chiều ngày mười hai.- Tức là thứ Hai trong tuần?- Vâng.- Ông đã phát hiện những gì?- Tôi đã phát hiện một căn phòng bị khóa, bên trong được biết là có một cái xác chết, cửa phòng mở ra thì chẳng thấy cái xác nào ở trong cả. Không có ai ở trong phòng. Có một cửa sổ để mở và một tấm màn che cửa được kéo ra. Trong phòng có quần áo của đàn ông. Có một cái xắc tay, một hộp kẹo. Có một cái túi con đựng các giấy tờ tùy thân, cho thấy căn phòng này đã được thuê do một người mang tên là Edward Davenport.- Vào lúc đó ông có gặp bị can đây, tức bà Myrna Davenport không?- Thưa có.- Bị can có nói với ông về lai lịch của người đàn ông đã ở trong căn phòng ấy không?- Thưa có.- Bà ta bảo người đàn ông đó là ai vậy?- Edward Davenport, chồng bà ta.- Bà ấy nói gì về tình trạng sức khỏe của ông ấy?- Nói rằng lúc bà ta cùng người đồng hành là bà Ansel nào đấy đến nơi thì ông ấy đang hấp hối.- Bà ấy có cho biết là bà và bà Ansel có được phép vào căn phòng đó không?- Có. Bà ấy bảo rằng cả hai đi vào phòng, sau đấy bà ta rút lui, liền một lúc sau thì chồng bà bị nguy kịch hơn, ông ta thở rất yếu, chỉ còn thoi thóp, bác sĩ được gọi đến, ông này tuyên bố rằng bệnh tình của bệnh nhân rất nguy. Bác sĩ ở cạnh bệnh nhân lúc ông này chết. Rồi thì ông bác sĩ khóa cửa phòng lại sau khi tuyên bố rằng trường hợp chết của bệnh nhân rất đỗi kỳ dị khiến không thể ký giấy khai tử được.- Bà ấy có nói gì khác nữa không?- Bà ấy phát biểu một số câu cho biết là hành vi thái độ của ông bác sĩ khiến bà ta nghĩ rằng ông này đang cố ý kết tội mình đã giết chồng và bà rất tức giận về chuyện ấy.- Thế lập trường của ông lúc bấy giờ ra sao?Citus cười và nói:- Chúng tôi đựợc biết Edward Davenport là một tay nghiện rượu. Chúng tôi đi vòng khu vực chung quanh và tìm được một nhân chứng, người này đã trông thấy một người mặc bộ đồ ngủ có mẫu hình đã tả, trèo ra cửa sổ phòng trọ ấy, chúng tôi tin rằng người này đã nốc rượu và đã bỏ đi trong lúc say bí tỉ.- Thế rồi các ông làm gì?- Ấy, theo lời yêu cầu khẩn thiết của bác sĩ Renaule, chúng tôi giữ lại chìa khóa phòng này trong lúc tiếp tục điều tra.- Thế các ông có hạn chế việc đi lại của bị can hoặc người bạn của bị can là bà Ansel không?- Hoàn toàn không.- Thế họ làm gì?- Họ được yêu cầu ở trong một phòng trọ khác.- Các ông không đưa cho bà ta chiếc chìa khóa?- Không.- Các ông giữ chìa khóa?- Thưa vâng.- Các ông hành động gì để kiểm soát bị can không?- Lúc ấy thì không, về sau mới làm thế.- Sự việc ra sao?- Ấy, bà ấy bảo chúng tôi là có ý định ở lại đêm tại quán trọ, nhưng... Ồ, tôi không rõ lắm, đâu khoảng bảy giờ thì người chủ quán điện thoại báo cho chúng tôi hay bà ấy và bà Ansel đã bỏ đi. Chúng tôi theo dõi họ đến tận Fresno và được biết họ đã dùng máy bay đi San Francisco.- Các ông đã làm gì?- Chúng tôi điện thoại đến San Francisco để tìm họ khi máy bay đáp xuống và bám sát họ.- Chỉ chừng ấy thôi.- Ấy, dĩ nhiên hiện giờ tôi chỉ được biết qua các báo cáo.- Tôi hiểu. Tôi không có ý hỏi ông là ai đã làm những công việc ấy đâu. Sau đó các ông trông thấy bị can vào lúc nào?- Vào ngày mười bốn.- Lúc mấy giờ?- Lúc bốn giờ rưỡi chiều.- Ông thấy bà ta ở đâu?- Trong văn phòng của ông.- Ông có nói chuyện với bà ấy?- Có.- Đại khái lúc ấy bị can nói gì về hộp kẹo đã được đưa ra?- Bà ấy nói là đã mua hộp kẹo và đã bỏ nó vào trong cái xắc du lịch của chồng, ông này lúc nào cũng mang theo một hộp kẹo, ông vốn nghiện rượu và uống đều đều. Có những lúc ông ấy quá thèm rượu và lúc đó thì có thể ăn kẹo, và nhờ cứ ăn kẹo như say rượu đó mà có thể kiềm chế cơn ghiền.- Bà ấy xác nhận với ông là đã mua hộp kẹo ấy?- Vâng.- Ông có hỏi bà ấy có mở gói kẹo hay sờ đến những miếng sôcôla không?- Bà ấy bảo với tôi là chỉ mua hộp kẹo sôcôla và đã bỏ hộp kẹo vào túi xắc du lịch của chồng, cứ để nguyên thế không mở, còn nguyên như lúc lấy ở cửa hàng về. Bà ấy có tháo tờ giấy bọc ngoài vì đã mua hai hộp cùng lúc, nhưng không hề đụng tới lớp giấy bóng bọc ngoài.- Ông có kiểm tra hộp kẹo sôcôla ấy không?- Thưa có.- Với mục đích tìm dấu tay?- Vâng.- Ông có phát hiện gì không?- Tôi thấy có hai miếng sôcôla có dấu ngón cái và ngón trỏ của tay phải.- Ông có chụp ảnh các dấu tay ấy chứ?- Thưa có.- Ông có mang theo các tấm ảnh đó không?- Có.- Yêu cầu ông đưa chúng cho trạng sư của bị can xem, sau đấy tôi sẽ yêu cầu dùng chúng làm bằng chứng.- Không phản đối. - Mason nói, và vội vã kiểm tra các tấm ảnh.- Sau đấy, ông có mặt lúc những miếng kẹo có mang dấu tay chìm này được đưa đi thử nghiệm để tìm xem có chất độc không?- Thưa có.- Thế ông có tìm cách xác định những miếng kẹo sôcôla đặc biệt này không?- Thưa có. Chúng tôi có dán một mảnh giấy nhỏ ở dưới mặt của các miếng sôcôla, một miếng chúng tôi đánh số một, miếng kia đánh số hai. Tôi ghi những chữ đầu của tên mình bằng mực trên mảnh giấy đó.- Hai miếng sôcôla ấy đã được xét nghiệm tìm chất độc đều có sự hiện diện của ông chứ?- Thưa vâng.Vandling nói:- Yêu cầu chất vấn.Mason nói như trong lúc trò chuyện:- Ông có biết họ đã phát hiện có những gì liên quan đến chất độc ở trong hai miếng sôcôla ấy không?- Chỉ nghe nói là có.- Chỉ là nghe nói từ miệng của chuyên viên xét nghiệm chất độc tiến hành cuộc xét nghiệm đó?- Vâng.- Nhưng lúc ấy ông có mặt ở đó cơ mà?- Vâng.- Ông ấy nói sao?- Ông ấy nói rằng cả hai miếng sôcôla đều chứa chất xi-a-nít pô-tát-xi-um, còn tất cả những miếng khác thì chứa ác-xê-nít.- Ông biết rằng chất ác-xê-nít thường gây ra cái chết hơi chậm đấy chứ?- Thưa vâng.- Còn chất xi-a-nít thì gây ra cái chết rất nhanh?- Thưa vâng.- Với tư cách là nhân viên điều tra, ông có làm gì để xác định tại sao hai miếng kẹo chứa chất độc kia, vốn có khả năng gây ra cái chết gần như tức thời, lại được để lẫn chung với số kẹo gây ra cái chết chậm không?- Thưa không. Tôi có hỏi bị can về chuyện này thì bà ta cứ nhất mực bảo rằng bà không mở hộp kẹo, không hề đụng đến một miếng sôcôla nào cả.Mason nói:- Thế là đủ. Không chất vấn gì nữa.Vandling nói:- Xin mời bà Sara Ansel ra trước tòa.Bà Sara Ansel từ nãy giờ ngồi ở cuối phòng, lúc này đứng dậy, nói bằng giọng như muốn gây gổ:- Tôi không muốn làm nhân chứng trong vụ này đâu. Tôi không hay biết chuyện gì có thể giúp ích cho công tố tí xíu nào cả. Cái cô đang bị tòa xử kia là cháu của chị tôi, cô bé tội nghiệp nào có tội tình gì.Vandling nói:- Yêu cầu ra trước tòa và tuyên thệ.- Tôi đã thưa với ngài là tôi đâu có muốn làm nhân làm chứng, tôi...- Yêu cầu ra trước tòa và tuyên thệ - Chánh án Siler tuyên bố và trong lúc bà này còn chần chừ, ông nói tiếp - Nếu không, bà sẽ bị tòa xử về tội coi thường tòa án. Đây là một phiên tòa. Bà được gọi ra làm nhân chứng. Bà hiện đang có mặt. Nào, mời bà ra trước đi.Bà Sara Ansel chần chừ bước ra lối đi, qua cánh cứa xoay ở khu dành riêng cho các luật sư và các nhân chứng, rồi đến tận bục đứng của nhân chứng. Bà đưa bàn tay phải lên tuyên thệ, miệng nở nụ cười nhìn sang Myrna có ý trấn an, đoạn ngồi xuống và trừng trừng nhìn công tố viên Vandling. Vandling nói:- Bà là Sara Ansel? Hiện nay bà đang ở trong thành phố Los Angeles cùng với bị can trong vụ án này, tại căn nhà trước đây thuộc tài sản của ông William C. Delano. Đúng như vậy không?Bà Ansel xẵng giọng:- Đúng.- Bà có quan hệ gì với ông William C. Delano?- Tôi chẳng có quan hệ gì cả, cũng không hắn như thế. Chị tôi lấy chồng là anh của ông William C. Delano.- Hiện nay cả hai người này đều chết?- Cả hai đều chết.- Lúc chết ông Delano có thân nhân nào đến ở cạnh không?- Lúc chết ông ấy chẳng có ai là thân nhân, ngoài Myrna, đó là nếu các ngài không thể cho tôi là bà con qua liên hệ hôn nhân.- Bà là em vợ của ông ấy?- Gần gần như thế.- Ông ấy cũng coi bà như thế?- Phải.- Bà đã gặp William C. Delano nhiều lần lúc ông ấy còn sống?- Nhiều lần.- Thế gần trước ngày ông ấy chết, bà có gặp ông ta không?- Có.- Trước đó bao lâu?- Gần một tháng.- Bây giờ bà có thể tả khái quát tình trạng gia sự của William C. Delano trong tháng ấy không? Ai có mặt ở đó?- Tôi có mặt ở đó, và cô cháu của ông ấy là Hortense Paxton có mặt, có cả Myrna và Davenport. Myrna đến đó phụ giúp công việc.- Thế chuyện gì đã xảy ra cho cô Hortense Paxton?- Cô ấy chết.- Sau đó thì ông William C. Delano chết?- Phải.- Hortense Paxton chết bao lâu rồi đến William Delano?- Sau hai tuần.- Trong thời gian hai tuần ấy ông ta bị sốt nặng?- Vâng.- Ông ấy sửa đổi di chúc, tức là ông ấy làm một bản di chúc mới trong thời gian ấy?- Tôi không biết.- Ông ấy có nói với bà trước mặt bị can đây là Myrna Davenport, là ông ấy đang thảo di chúc mới không?- Ông ấy có nói sơ thôi. Các luật sư đến nhà và ông ấy đang lo một văn kiện. Ông ấy bị ốm nặng.- Theo các khoản trong bản di chúc thì bà được hưởng một khoản tiền, có phải vậy không?- Đó đâu phải là việc của ngài.- Theo các khoản trong bản di chúc ấy thì bà được hưởng một số tiền, có phải vậy không?Chánh án Siler giục:- Yêu cầu trả lời câu hỏi.Bà Ansel xẵng giọng:- Thưa có.- Bao nhiêu?- Một trăm ngàn đô-la và một phần năm lợi tức trong căn nhà to lớn của ông ấy.- Bà gặp bị can Myrna Davenport lần đầu tiên vào lúc nào?- Chúng tôi đến thăm William Delano.- Bà ấy đang ở tại ngôi nhà đó trong thời gian ấy?- Không phải trong thời gian ấy. Cô ấy có mặt ở đó để giúp đỡ công việc, giúp Hortense, nhưng...- Khoan đã. Nói rằng bà ấy lúc bấy giờ đang phụ giúp cô Hortense, bà có ý bảo rằng bà Myrna Davenport đang giúp cô Hortense Paxton là cô cháu bị chết phải không?- Vâng.- Còn cô Hortense Paxton lúc ấy đang điều khiển toàn bộ công việc nhà, cai quản đám gia nhân phục vụ ông William Delano?- Vâng.- Cô ấy đã làm công việc đó trong thời gian khá lâu?- Cô ấy ở với ông ta đã trên hai năm rồi. Cô ấy được ông ta rất quý mến. Họ rất thân nhau.- Sau khi bà đến tại căn nhà để thăm ông William Delano, thì bị can là bà Myrna Davenport cũng đến ở với ông ấy, có phải như vậy không?- Ấy, đâu có đơn giản như vậy. Có nghĩa là ngài không thể chia rõ ràng từng thời kỳ như thế được. Trước tiên, Myrna đến thăm và giúp đỡ Hortie...- Khoan, bà nói Hortie tức là Hortense Paxton phải không?- Tất nhiên rồi.- Được. Cứ nói tiếp.- Cô này có mặt ở đó là để thăm viếng và giúp đỡ, rồi sau đó mới quyết định ở lại luôn. Chuyện này... Ấy, có thể là vào thời gian gần trước ngày tôi đến hay khoảng thời gian ngắn sau đó, tôi chẳng còn nhớ rõ. Nhưng dầu sao thì cô ta và Ed tức là chồng đã đến ở đó và rồi ở luôn trong nhà.- Nhưng ông Davenport vẫn còn lo công việc văn phòng của mình ở tại nơi mà ông ta và Myrna Davenport bao lâu nay vẫn dùng làm chỗ ở, mãi tận Paradise trong bang này cơ mà?- Phải.- Vậy từ lúc đầu, tức là trong thời gian đầu bà đến thăm, Ed Davenport có mặt ở đó cùng với vợ phải không?- Vâng.- Thời gian bao lâu?- Cũng khá lâu.- Sau ngày bà đến, và vừa sau ngày ông Delano chết, Davenport bắt đầu vắng nhà phải không?- Ngài bảo “nhà” là ý nói sao?- Vào lúc đó, tức là chỗ ông William Delano đã qua đời, có phải vậy không?- Tôi chắc vậy. Đúng thế.- Tôi nói nhà của ông ấy là nghĩa như thế đấy. Chỗ ở Paradise thì tôi sẽ gọi là văn phòng kinh doanh mỏ của ông ta.- Được thôi.- Sau khi đến ở một thời gian ngắn thì bà nhận ra rằng Davenport bắt đầu bỏ đi vắng, phải vậy không?Sara Ansel nói:- Tôi không rõ là ngài có chủ ý gì đây, song tôi nói thật cho ngài rõ là Ed Davenport với tôi chẳng hợp ý nhau, nhưng cái đó chẳng liên quan gì đến những chuyên đi đây đi đó của anh ta. Ed Davenport không ưa gì tôi. Chuyện đó cũng chẳng có gì là bí mật phải che giấu cả, lúc đầu tôi đã cố đối xử tử tế với anh ta, nhưng anh chàng lại tưởng tôi cố tâm xúi giục Myrna chống lại mình. Thật ra, tất cả những gì tôi làm lúc bấy giờ là cố để cho Myrna sớm nhận biết chuyện đang xảy ra thôi.- Chuyện gì đang xảy ra?- Anh chàng đang diễn trò vơ vét hết từng đồng xu của Myrna, vớ được bao nhiêu liền đem bỏ chung với tiền riêng của mình rồi xáo trộn và tung hô lên như tay biểu diễn ảo thuật để chẳng còn ai biết đâu mà mò nữa. Nếu ngài hỏi y về tài sản kinh doanh và y đang làm gì, hoặc Myrna có được bao nhiêu tiền của, thì y sẽ câm miệng hến hoặc nhảy cỡn lên rồi bỏ chạy ra khỏi phòng. Chẳng hiểu mấy hôm sau thì anh chàng lại bỏ đi với lý do về công chuyện làm ăn. Nếu ngài thực sự cố tìm cách “chốt” y thì ngài sẽ nghe những câu tránh né. Ngài sẽ chẳng còn biết ất giáp gì nữa. Tôi biết cái trò đang diễn, còn y thì cũng biết là tôi biết y đang giở trò gì.Sara Ansel hầm hầm nhìn Vandling như nhìn đối thủ. Vandling hỏi:- Bà biết ông ấy làm trò gì?- Tất nhiên là tôi biết y đang giở trò gì chứ. Tôi đâu phải là con nít con thơ gì.- Làm sao bà biết được việc ông ấy làm.- Ủa, thì cứ hỏi y chuyện này nọ, nghe y trả lời, trông cách y đang hành động, với bao nhiêu cái trò khác.- Có thực ông ấy biết là bà biết chuyện ông ta đang làm không?- Tất nhiên là y biết. Tôi có giấu diếm gì đâu. Nói thế có nghĩa là, tôi có hỏi y những câu thật sát.- Ngay trước mặt vợ ông ấy?- Tất nhiên. Cô này là nhân vật tôi đang cố tìm cách làm thức tỉnh cơ mà.- Rồi sau đó bà nói chuyện riêng với bà ta?- Phải.- Bà có đề nghị bà ấy tìm luật sư để góp ý kiến?- Phải.- Còn gì nữa không?- Tôi đề nghị cô ta thuê thám tử riêng để theo dõi ông chồng. Y lúc bấy giờ đang đi lung tung khắp xứ. Y thường bảo Myrna sắp đặt cho y một va-li áo quần - ăn nói với vợ như thể con ở ấy, báo cho cô ta biết là y sắp đến một cái mỏ. Y cũng chẳng thèm nói với vợ là chỗ nào nữa, chỉ báo là “một trong những cái mỏ” thôi.- Ông ấy có nhiều mỏ thế à?- Có được nhiều mỏ là sau khi vơ vét hết tiền của vợ. Đó là lúc y bắt đầu phát triển cơ nghiệp. Mà như tôi nói đấy, y chỉ cần nói huyên thuyên loạn xạ về các vụ thương lượng mua bán là chẳng còn ai hiểu mô tê ất giáp gì nữa.- Ông ấy dùng tiền của vợ?- Tất nhiên là như vậy rồi. Y có tiền riêng của tư gì đâu. Tất cả tài sản của y là mấy cái mỏ đang tậu và điều khiển lèm nhèm. William Delano vừa chết xong thì y khởi sự trở thành một tay quản lý cỡ bự ngay. Y bạ đâu vay mượn đó nhờ ở khối tiền từ tay vợ. Y xúi cô này vay một số lớn ở ngân hàng rồi sau đấy liền diễn cái trò chia chác một phần tài sản để Myrna có thể lấy được tiền, đến khi tiền nằm vào trương mục của vợ ở ngân hàng thì y liền tìm cách rút ngay.- Bà có biết ông ta tổ chức những cuộc mua bán trao đổi ấy như thế nào không? Ông ấy có gửi cho bà vợ một cái giấy báo hay một cái gì đó hay không?- Chắc chắn là không. Y chỉ xúi vợ bỏ tiền vào trương mục chung. Cô vợ chỉ dùng mục chung này để chi vào những món chi tiêu trong nhà, lâu lắm mới sắm cái áo cái quần thôi.- Vậy bà có lưu ý bà Davenport về chuyện đó?- Đúng như thế.- Vậy thì, vào một lúc nào đấy, cho là cách đây một tuần, Myrna Davenport đã có đủ lý do để không còn tin tưởng chồng, để ghét ông ta và muốn ông ta đi khuất mắt. Có phải như vậy không?- Ngài đang có mưu tính gì đây? Ngài đang bỏ lời bỏ lẽ vào miệng tôi đấy chắc?- Tôi chỉ làm cái việc đơn giản là tóm tắt những gì bà đã kể cho tôi nghe thôi. Bà có nói với bà Davenport rằng chồng bà ấy đang biển thủ tiền của bà ấy.- Vâng.- Còn ông ấy thì đang lăng nhăng với mấy bà?- Tôi nghĩ thế thôi.- Ông ấy đang tìm cách lấy món tiền thừa kế của vợ để góp chung vào quỹ riêng và làm trò hoa mắt để cô vợ bay hết tiền của?- Ấy, tôi không hẳn dùng đúng y những lời lẽ như vậy.- Nhưng đó là ý bà muốn nói ra chứ gì?- Vâng.- Cách đây chừng mười ngày, Edward Davenport có tuyên bố rằng ông ta sẽ quay về văn phòng tại Paradise?- Phải.- Và nhờ vợ sửa soạn cái xắc cho mình?- Phải.- Có nói gì đến kẹo không?- Y có bảo với vợ là cần một ít kẹo mới, số kẹo trong hộp y đã ăn hết chỉ còn một hai miếng thôi.- Theo chỗ bà biết, thì bà Davenport có làm gì liên quan đến việc sắp đặt các túi xắc du lịch hay lấy kẹo cho ông ấy?- Không phải do tôi tự biết, mà mãi sau đó tôi mới hay là cô vợ đã mua hai hộp kẹo.- Và một hộp kẹo thì được bỏ vào va-li của ông ấy?- Tôi tin là như vậy thôi, tôi không tận mắt chứng kiến.- Bà có biết gì về chuyện Davenport có thuốc độc không?- Cô ta là người mê công việc vườn tược, làm thí nghiệm với một số thuốc phun khác nhau do chính cô ta tự pha chế. Cô ta thí nghiệm một loại thuốc dùng để phun vào cây.- Bà ấy có nói với bà là bà ấy có ác-xê-nít và xi-a-nít pô-tát-xi-um không?Mason nói:- Thưa ngài chánh án, dường như công tố đang có ý chất vấn nhân chứng của mình thì phải?Vandling nói:- Bà này là một nhân chứng thiếu thiện cảm.Chánh án Siler tuyên bố:- Tòa không đồng ý phản đối. Rõ ràng đây là một nhân chứng không được thiện cảm.Vandling hỏi:- Bà ấy có nói với bà rằng bà ta có xi-a-nít pô-tát-xi-um và ác-xê-nít không?- Có.- Bà ấy có thảo luận với bà về việc thực tế là chính bà ấy đã cất những chất độc này, đem chôn giấu chúng để nhà chức trách khỏi phát hiện?Phiên tòa yên lặng một lúc khá lâu. Vandling nói:- Yêu cầu trả lời câu hỏi.Sara Ansel đáp:- Có.- Và bà có thực sự trông thấy bà ấy chôn một số gói chứa chất độc không?- Cô ấy không muốn bị tra hỏi lôi thôi.- Bà có thực sự trông thấy bà ấy chôn những chất độc đó không?- Tôi thấy cô ấy đang đào một cái hố. Tôi không biết cô ấy chôn gì ở dưới đó.- Bà ấy có nói với bà hay là đã bỏ dưới hố những thứ gì không?- Có- Bà ấy nói là đã bỏ dưới hố những gì?- Chất độc.- Vậy thì, xin hãy chú ý đến ngày thứ Hai trong tuần, tức là ngày mười hai. Bà và bà Davenport có mặt tại gia đình ông Delano?- Vâng.- Thế thì vào buổi sáng hôm ấy, khoảng chín giờ, bà nhận một cú điện thoại của ông bác sĩ nào đó ở Crampton, ông bác sĩ Herkimer C. Renault nào đó?- Vâng. Có điện thoại như thế.- Bà hay là bà Myrna Davenport đã nói chuyện điện thoại vào ngày hôm đó?- Tôi.- Bác sĩ Renault nói gì với bà?- Ông ấy đòi gặp vợ của Davenport. Tôi bảo cho ông ta rằng tôi là cô của Myrna Davenport, có thể chuyển lời được. Ông ta nói nội dung nhắn lại là những tin tức hệ trọng có liên hệ đến chồng của cô ta.Vandling nói với chánh án Siler:- Bây giờ hãy đề cập đến cuộc nói chuyện qua máy điện thoại. Tôi nghĩ đó chỉ là bằng chứng nghe nói, nhưng theo những gì mà nhân chứng này nói với bị can có liên hệ đến cuộc nói chuyện qua điện thoại ấy thì đây chỉ là sự hiểu biết và tâm trạng của bị can...Mason cắt ngang:- Tôi không có gì để phản đối. Xin cứ tiếp tục.- Được lắm. Nội dung của cuộc điện đàm như thế nào?- Bác sĩ Renault bảo tôi rằng Davenport hiện đang ở tại quán trọ Crampton, ông ấy bị ốm nặng, rất trầm trọng, ông hiểu là ông này bị huyết áp cao và các động mạch bị chai cứng, theo ông nghĩ thì người vợ cần phải đến ngay.Vandling nói:- Tôi không muốn mất thì giờ với quá nhiều chi tiết như vậy, nhưng bà và bà Davenport lập tức chuẩn bị hành trang, thu xếp công việc để đón máy bay đi Fresno ngay sau buổi trưa hôm ấy. Bà chụp ngay một xe tắc xi và sau đó thuyết phục bà Davenport là bà này cần phải ghé lại văn phòng của một luật sư, và hai người đã ghé vào văn phòng của Perry Mason, có phải vậy không?- Vâng.- Trước đó bà đã mơ hồ nhận ra thực tế là ông Davenport có để lại một bức thư gì đấy, bức thư này dặn phải chuyển giao. cho nhà chức trách trong trường hợp ông ấy chết?- Y đã buộc tội Myrna về... vô số chuyện, y bảo là có lưu lại một lá thư để giao cho nhà chức trách nếu có chuyện gì xảy đến với y.- Và thế là bà dì đi đến văn phòng của Perry Mason cùng với bà Davenport, ông Mason được các bà yêu cầu đi lên Paradise nhằm lấy lá thư đó để thư đó khỏi bị giao cho nhà chức trách trong trường hợp ông Davenport chết. Có đúng như vậy không?Mason nói:- Xin phép công tố, tôi buộc lòng phải ngắt lời ở đây để xin phản đối, bởi vì việc này liên can tới sự thông tri kín giữa luật sư và thân chủ của mình.Vandling bảo Sara Ansel:- Bà không mướn ông Mason, phải không?- Tôi ư? Làm gì có. Tôi cần luật sư làm gì chứ.- Nhưng bà Myrna Davenport thì mướn.- Cô ấy cho ông Mason biết cần làm những gì thôi.- Còn bà thì bảo ông ấy những gì cần phải làm, có đúng vậy không?- Ấy, có lẽ tôi đã giải thích với ông ấy một đôi điều.- Bà có mặt tại chỗ trong suốt cuộc nói chuyện.- Vâng.- Cho chúng tôi biết nội dung cuộc nói chuyện.Mason nói:- Tôi phản đối. Chuyện này thuộc phạm vi trao đổi kín.Vandling đáp:- Không phải như thế vì có nhân vật thứ ba tại chỗ.Chánh án Siler hỏi:- Lời chất vấn này có liên quan đến những điều dặn dò cho ông Mason là trạng sư do thân chủ là bà Davenport yêu cầu thực hiện không?- Thưa ngài chánh án, đúng thế, có sự hiện diện của bà Sara Ansel, nhân vật thứ ba.Chánh án Siler nói:- Tôi không nghĩ rằng có thể chấp nhận lời chất vấn này.Vandling nói:- Xin tòa cho phép, tôi được có thẩm quyền về vấn đề này. Tôi nghĩ rằng câu chất vấn của tôi rõ ràng là chấp nhận được.Chánh án Siler:- Tôi sẽ cứu xét các thẩm quyền đó, song tôi muốn cần phải có chút thời gian để suy xét lại những quyền ấy. Tôi không hoan nghênh ý định dùng những lời lẽ của thân chủ bàn bạc với trạng sư của mình để đưa ra làm bằng chứng ở đây.- Tôi sẽ trình ngài chánh án các thẩm quyền và ngài có thể...Chánh án Siler:- Khoan đã. Tại sao lại không tra cứu các thẩm quyền ấy vào giờ nghỉ trưa? Tại sao ông lại nêu câu hỏi ấy vào lúc này? Ông có thể rút lui nhân chứng này và đưa nhân chứng khác ra được không?Vandling nói:- Vâng, chắc là được thôi.- Tốt lắm. Tại sao không rút nhân chứng này? Chúng ta có một câu chất vấn. Chúng ta đã nghe ông Mason phản đối câu chất vấn. Ông có một số thẩm quyền về câu chất vấn này. Sau giờ nghỉ trưa, tôi sẽ quyết định về câu chất vấn này là lúc ấy nhân chứng có thể hoặc trả lời hoặc không, tùy quyết định của tôi, và trạng sư phía bị can có thể chất vấn lại.Vandling nói:- Tốt lắm. Bà Ansel hãy bước xuống. Bà được phép rời khỏi bục.Sara Ansel di chuyển ra khỏi bục nhân chứng, cặp mắt tóe lửa nhìn Vandling. Vandling cảnh cáo:- Bà không được rời khỏi thành phố này. Hãy nhớ cho là bà hiện đang được tòa đòi. Bà phải ở lại để dự phiên tòa ở đây trong tất cả các phiên xử và có mặt tại đây sau khi tòa hoãn vào buổi trưa.Chánh án Siler nói:- Phải. Bà đang được tòa đòi. Đừng tìm cách ra khỏi nơi này. Bà cần phải có mặt tại đây trong suôt phiên xử. Bà hiểu không?Sara Ansel ngắm kỹ quan chánh án với thái độ khinh mạn.- Hiểu chưa? - Chánh án Siler lớn tiếng, mặt lộ vẻ giận.Bà đáp:- Vâng.- Phải liệu có mặt ở đây.Ông Vandling, gọi nhân chứng tiếp theo.Vandling nói:- Bây giờ xin mời bác sĩ Renault tiến lên bục.Bác sĩ Renault, một người mảnh dẻ, trạc năm mươi, phong thái gọn gàng, trông có vẻ nhà nghề một cách lạnh lùng, tiến lên bục nhân chứng, cặp mắt đen không biểu lộ chút tình cảm nhìn viên biện lý ra vẻ dò xét. Phong thái của ông rõ ràng là phong thái nghề nghiệp đã được tạo dựng tích lũy cẩn thận của một y sĩ đã từng đứng trên bục nhân chứng trước đây. Trong khi chuẩn bị cân nhắc các câu hỏi và câu trả lời rất mực thận trọng, ông ít nhiều tỏ ra vẻ cao ngạo của người thạo nghề.Vandling nói:- Ông là bác sĩ Herkimer Corrison Renault?- Đúng thế. Vâng...- Ông được cấp giấy hành nghề tại bang này với tư cách là một y sĩ chữa bệnh đa khoa, một bác sĩ y khoa?- Thưa vâng.Mason nói:- Ồ, theo quyền được chất vấn, chúng ta cần làm rõ các yêu cầu về tư cách hành nghề của bác sĩ này.- Bác sĩ hành nghề ở đâu?- Tại Crampton.- Ông ở đó bao lâu.- Chừng ba năm.- Vào sáng ngày mười hai, ông được mời đến để săn sóc một bệnh nhân đang ngụ tại một quán trọ ở Crampton?- Thưa vâng.- Bệnh nhân ấy là ai?- Edward Davenport.- Lúc ấy ông có quen biết ông này không?- Thưa không.- Ông có nhìn thấy xác của Edward Davenport sau khi được khai quật và trước khi mổ xét nghiệm không?- Thưa có.- Ông có mặt lúc mổ xét nghiệm?- Thưa không.- Cái xác mà ông nhìn thấy lúc đó có phải là xác của người được ông chữa trị ngày mười hai không?- Thưa phải.- Ông có nói chuyện với bị can trong ngày mười hai đó không?- Thưa có.- Bà ấy có trông thấy người mà ông đang chữa trị không?- Thưa có.- Bà ấy có nhận dạng con người đó không?- Thưa có.- Bà ấy bảo đó là ai?- Bà ấy nhận dạng đó là Edward Davenport chồng của bà.- Bây giờ tôi muốn ông trình bày một cách trung thực những gì đã diễn ra có liên quan tới việc chữa trị cho bệnh nhân của ông và tình trạng sức khỏe của ông Davenport.Bác sĩ Renault nói:- Ấy, tôi không thể làm việc này một cách đầy đủ nếu không kể cho ngài rõ bệnh nhân đã nói với tôi những gì.Vandling nói:- Thưa ngài chánh án, tôi cho rằng câu chuyện trao đổi này chắc sẽ gây ra một số thắc mắc. Tôi đã hội đủ các thẩm quyền và sẵn sàng tranh luận. Những lời phát biểu của người quá cố vào lúc đó là một phần của res gestae. Vào lúc đó chúng không phải như chúng ta gọi là những lời tuyên bố lúc hấp hối theo nghĩa hẹp, chúng là một phần của các res gestae nên tôi đề nghị rằng lời chứng của ông bác sĩ này cần được tòa thừa nhận.Mason mỉm cười, nói:- Không phản đối. Xin cứ tiếp tục.Vandling mỉm cười:- Thưa ngài chánh án, rõ là luật sư phía bị can đang chơi trò tinh khôn. Ông ấy muốn chúng ta chúc tay bài xuống cho thật dễ xem bài.Mason đáp:- Tôi chỉ muốn nắm thực tế.Vandling đáp trả:- Còn tôi, tôi muốn thu lượm thực tế.Chánh án Siler trách:- Không có dịp để cãi nhau nhé. Yêu cầu luật sư phía bị can bỏ qua các chi tiết có tính chất cá tính đi cho. Đề nghị chúng ta hãy nắm thực tế trong vụ án. Bác sĩ hãy trả lời các câu hỏi. Cho chúng tôi biết sự việc đã xảy ra và có thể cho ông biết ông ấy đã nói gì.Bác sĩ Renault nói:- Ông ấy cho biết là đã ăn một miếng sôcôla, đã bị đau dữ dội, và chính vợ ông ta đã cố tình đầu độc mình.- Ông ấy có cho biết đã ăn miếng sôcôla vào lúc nào không?- Vào khoảng bảy giờ sáng hôm đó.- Bác sĩ gặp ông ấy lúc nào?- Giữa tám và chín giờ.- Ông ấy có liên hệ miếng sôcôla với chứng bệnh của mình không?- Có.- Ông ấy đã nói gì với bác sĩ về chuyện này?- Ông ấy bảo với tôi rằng vợ ông ta đã đầu độc một người bà con để đoạt một số tiền do một người chú - bác đang hấp hối để lại. Vừa mới đây, ông ta đã phát hiện bằng chứng cho thấy vợ mình đã làm chất độc và có ý định loại mình, ông ta đã tìm cách đề phòng và đã viết một lá thư phòng hờ nếu có chuyện gì xảy ra cho mình thì nhà chức trách sẽ biết rõ sự việc.- Bác sĩ đã làm gì?- Thoạt đầu tôi chữa trị chứng bị đầu độc bằng thức ăn cho ông ấy. Tôi cho rằng ông ấy có ý nghĩ quá đáng. Sau đó, tôi sinh nghi là có lẽ ông ta bị đầu độc thực sự. Ông ấy cứ sút mãi, tới khi thấy tình trạng nguy kịch, tôi liền gọi điện thoại cho vợ ông ta. Bà vợ đến, cùng đi với một người bà con.- Bác sĩ nói với họ rằng ông Davenport sắp chết?- Tôi nói với họ rằng ông ấy rất nguy kịch.- Xin kể tiếp.- Khoảng giữa hai ba giờ chiều họ gọi tôi, tôi liền phóng tới quán trọ. Tôi vào phòng và thấy ông Davenport đang hấp hối.- Rồi sao nữa?- Tôi thăm mạch ông ấy. Tôi cố cho ông ấy một liều thuốc trợ tim nhưng không thấy có hiệu quả gì. Ông ấy kiệt sức rồi chết đột ngột.- Thế bác sĩ đã làm gì?- Tôi nói với bà Davenport rằng trong trường hợp này tôi không thể ký y chứng được, tôi cần phải có biện pháp giữ bằng chứng. Tôi khóa cửa phòng và đi ra.- Sau đó bác sĩ làm gì?- Tôi báo cho nhà chức trách.- Rồi tiếp theo?- Lúc tôi quay trở lại cùng với nhà chức trách thì cái xác đã bị đem đi đâu mất.Vandling nói:- Khoan đã, bác sĩ. Ông cho rằng cái xác đã bị đem đi mất?- Đúng như thế - Bác sĩ Renault tuyên bố một cách chính xác theo khoa học - Cái xác đã bị đem đi mất.- Chờ một lúc - Ông ta nhắc lại một cách chậm rãi, nhấn mạnh từng lời - cái xác đã bị đem đi mất.- Thưa bác sĩ, lý do nào khiến bác sĩ nói như thế?- Bởi vì cái xác không tự do dựng đứng dậy và bước đi.- Bác sĩ yên chí là ông Davenport đã chết?- Tôi biết ông ấy đã chết thật. Tôi thấy ông ấy chết.- Có những trường hợp có sự nhầm lẫn, đó là lúc tình trạng hôn mê bị chẩn đoán nhầm lại tưởng là chết?- Tôi cho là có trường hợp như vậy. Bản thân tôi chưa phạm sai nhầm bao giờ. Theo ý tôi, quý ngài sẽ thấy rằng tất cả những sai nhầm như thế bị mắc phải là khi nạn nhân ở trong tình trạng động kinh, hay tình trạng ngừng cử động, khiến người chữa trị ngỡ là bệnh nhân đã chết thật rồi. Nói cách khác, tôi không nghĩ là có tình trạng như vậy xảy ra lúc có nhân viên y khoa đứng cạnh bệnh nhân và thực sự trông thấy cái chết diễn ra trước mắt mình.Vandling nói:- Bác sĩ đi vắng được bao lâu? Tức là bao lâu kể từ lúc bác sĩ tuyên bố với bà Davenport rằng chồng bà ấy đã chết, rồi rời bỏ chỗ đó trước khi bác sĩ cùng quay trở lại với nhà chức trách?- Tôi phỏng chừng gần một tiếng đồng hồ.- Thế là bác sĩ đã chuẩn bị để tuyên bố ông Davenport đã chết... lúc mấy giờ, thưa bác sĩ?- Tôi định nói rằng ông ấy chết giữa hai giờ ba mươi cho tới ba giờ chiều. Tôi không để ý tới đồng hồ cho lắm, nhưng khoảng chừng đó. Tôi sẵn sàng tuyên bố dứt khoát rằng có một hay nhiều kẻ đã di chuyển cái xác ra khỏi chỗ nạn nhân chết và ở chỗ tôi đã để cái xác lại, trước lúc tôi quay trở lại cùng với những nhân viên chính quyền một tiếng đồng hồ sau.Vandling nói:- Đề nghị chất vấn.Mason nói:- Thưa bác sĩ, cần phải làm cho rõ chỗ vướng mắc này. Thoạt đầu, bác sĩ trông thấy ông Ed Davenport là giữa quãng tám đến chín giờ sáng?- Đúng như thế.- Ông ấy nói với bác sĩ rằng mình bị ốm vào khoảng bảy giờ sáng?- Thưa vâng.- Lúc bác sĩ bắt đầu chữa trị cho nạn nhân thì nạn nhân có những triệu chứng gì?- Ông ấy đau đớn vì quá mệt, tình trạng gần như sắp gục tới nơi.- Có triệu chứng đầu độc bằng ác-xê-nít không?- Lúc ấy thì không. Ông ấy nói với tôi rằng ông ấy đã nôn hết những thức đã ăn, ông ấy đang tháo dạ và nôn mửa, ông ta thấy rét khắp mình và bị đau thắt ở dưới bụng.- Đó đâu phải là các triệu chứng bị đầu độc bằng ác-xê-nít.- Thưa ông Mason, tôi muốn nói rằng nếu ông ấy đã nuốt phải chất độc ác-xê-nít cho là trước bảy giờ sáng một chút thôi, nếu tình trạng cơ thể của ông ấy lúc đó mà yếu đến độ một liều thuốc độc cũng đủ sinh nôn mửa gần như ngay lập tức thì cũng rất dễ là chất độc đã đưa vào cơ thể đã bị tháo ộc hết cả ra ngoài, cũng đủ để gây các triệu chứng như tôi đã thấy.- Thế vào lúc đó ông Davenport nói với bác sĩ là ông nghi vợ đã cố tình đầu độc mình?- Đúng như vậy.- Ông ấy bảo rằng ông đã ăn một miếng kẹo ở cái hộp do bà vợ bỏ trong túi xắc của mình và yên chí là mình đã bị trúng độc vì ăn miếng kẹo đó?- Thưa vâng.- Ông ấy có kể cho ông bác sĩ nghe là do đâu mà ông ta ăn một miếng kẹo vào khoảng bảy giờ sáng hôm ấy không?- Thưa có. Ông ấy cho tôi biết là đôi lúc ông ta nổi cơn thèm rượu, hầu như thường xuyên. Ông ta đã nổi cơn thèm chịu hết nổi, nên đôi lúc phải ăn thật nhiêu kẹo vào để kìm hãm cơn ghiền.Mason nói:- Vậy thì ngay vừa khi phát ốm, ông ấy liền nghi là do ở kẹo?- Ấy, ông ấy không nói gì nhiều tới chuyện đó, nhưng tôi đoán đại khái là như thê. Vâng, quả như thế đấy.- Ông ấy bị chấn động tâm thần, bị tuyệt vọng cùng cực lúc bác sĩ gặp?- Vâng.- Ông ấy không khá hơn chút nào sao?- Thưa không.- Lúc bác sĩ nghĩ là ông ấy chắc sẽ chết?- Quả thế.- Chết vì bị chấn động tâm thần và vì quá suy nhược, hơn là vì bị đầu độc bằng ác-xê-nít?- Vâng, đúng như vậy nếu xét chung toàn bộ cơ thể nạn nhân lúc bấy giờ.- Vậy là bác sĩ đã điện gọi bà vợ ông ấy đến?- Vâng.- Bác sĩ có rành về các triệu chứng bị đầu độc bằng xi-a-nít pô-tát-xi-um không?- Thưa có.Mason nói:- Vậy thưa bác sĩ, làm sao lại xảy ra, hay nói cho đúng hơn, làm sao bác sĩ giải thích thực tế đã diễn ra là, nếu một khi ông này vào lúc chín giờ sáng đã nghi miếng kẹo thứ nhất là có chất độc, lại đi ăn thêm một miếng kẹo khác vào lúc ba giờ chiều ngày hôm đó?Vandling nói:- Ồ, khoan, câu chất vấn này có tính chất tranh cãi rồi.Mason đáp:- Tôi đang tìm cách tra xét ý kiến của ông bác sĩ.Chánh án Siler dường như muốn giữ lập trường hơi thụ động, với hy vọng bên trạng sư sẽ làm sáng tỏ các sự việc nên đưa mắt nhìn người này rồi lại sang người kia.Bác sĩ Renault xẵng giọng:- Ông ấy không làm như vậy.Mason hỏi:- Không làm sao cơ?- Không ăn thêm một miếng kẹo nào khác.Vandling đưa hai bàn tay lên phác nhẹ một cử chỉ, đoạn ngồi xuống ghế, mỉm cười và nói:- Tốt cứ tiếp tục. Ông bác sĩ diễn xuất cừ đấy.Mason hỏi:- Bác sĩ đã nghe lời chứng của bác sĩ Hoxie cho biết ông ấy chết vì bị đầu độc bằng xi-a-nít pô-tát-xi-um không?- Thưa có.- Bác sĩ có cần tranh cãi về lời phát biểu ấy không?- Phạm vi của tôi đâu có phải là để tranh cãi về tình trạng cơ thể nạn nhân do chuyên viên điều trị tìm thấy trong lúc xét nghiệm tử thi.Mason nói:- Được, vậy ông ấy chết vì chất xi-a-nít pô-tát-xi-um phải không? Bác sĩ đã thấy ông ấy chết. Bác sĩ biết các triệu chứng. Thế nạn nhân có biểu lộ triệu chứng bị đầu độc bằng xi-a-nít hay không?- Thưa ông, không, không có.- Nạn nhân không có các triệu chứng như thế?Quai hàm rắn lại, bác sĩ Renault nói:- Ông ấy không có biểu lộ các triệu chứng như thế.- Thế bác sĩ không nghĩ rằng nạn nhân chết vì chất độc hay sao?- Khoan đã, luật sư Mason. Cái này thuộc về vấn đề khác rồi. Quả tình tôi có nghĩ là ông ấy bị chết vì chất độc.- Nhưng bác sĩ không nghĩ đó là xi-a-nít pô-tát-xi-um?- Đúng như thế. Tôi không nghĩ là do chất đó. Tôi nghĩ là ông ấy chết là vì bị chấn động tinh thần cực mạnh sau khi nuốt phải chất độc ác-xê-nít mà một phần lớn đã bị trục ra khỏi cơ thể.Mason nói:- Khoan đã. Là bác sĩ săn sóc bệnh nhân, bác sĩ đã trông thấy nạn nhân chết?- Vâng.- Và bác sĩ không nghĩ rằng nạn nhân chết là vì chất xi-a-nít pô-tát-xi-um?- Vâng, tôi không nghĩ như vậy.Vandling nói:- Xin phép ngài chánh án, khoan đã. Sự việc đang rẽ sang một tình huống mà tôi đã không tiên liệu nổi. Tôi e đành phải tự nhận rằng đã quên không hỏi bác sĩ Renault về căn do của cái chết này, bởi cứ yên chí việc tìm thấy chất độc lúc xét nghiệm tử thi tất giải đáp đầy đủ các thắc mắc về căn do khiến nạn nhân chết.Mason nói:- Ngài sẽ có cơ hội vào lúc tái kiểm khám. Tôi sắp hỏi ông bác sĩ những câu hỏi cụ thể và muốn nghe những câu trả lời cụ thể. Tôi đề nghị các câu trả lời được ghi vào hồ sơ.Vandling nói:- Vâng, chúng sẽ được ghi vào hồ sơ.Mason hỏi:- Ngài có muốn phản đối việc tôi chất vấn không?Vandling ngồi xuống và nói:- Không, cứ tiến hành. Chúng ta hãy nắm thực tế, bất kỳ thực tế ra làm sao.Mason nói:- Thưa bác sĩ, bây giờ chúng ta hãy giải quyết vấn đề cho dứt khoát. Bác sĩ đã trông thấy ông ấy chết?- Thưa vâng.- Bác sĩ có quen với các triệu chứng bị đầu độc bằng xi-a-nít pô-tát-xi-um không?- Thưa quen.- Bác sĩ không nghĩ rằng ông ấy chết vì chất độc như thế?- Tôi hoàn toàn biết chắc chắn ông ấy không chết vì chất độc đó. Không có chút triệu chứng gì về loại này cả. Ông ấy chết là vì bị yếu, bị chấn động tâm thần và vì không có khả năng hồi phục sau khi ăn phải chất độc.- Bác sĩ không biết ông ấy có đụng tới chất độc nào khác hay không?- Tôi biết những gì ông ấy nói với tôi và tôi biết các triệu chứng bệnh của ông ấy.- Nhưng phần lớn các triệu chứng đều do ông ấy tả cho bác sĩ nghe thôi, có phải như vậy không?- Ấy, tất nhiên các triệu chứng là do ông ta kể lại. Các bác sĩ vẫn hỏi bệnh nhân của mình về những chuyện như thế cơ mà.- Bác sĩ không biết ông ấy có động tới chất độc nào sao?- Tôi biết tình trạng cơ thể của ông ấy lúc bấy giờ là phù hợp với các triệu chứng mà ông ấy mô tả.- Ông ấy nói với bác sĩ rằng ông ta đã ăn một miếng kẹo ở một cái hộp, dùng kẹo xong chẳng mấy chốc thì...- Liền ngay sau khi dùng kẹo xong. - Bác sĩ Renault nói.- Đồng ý, liền sau khi dùng kẹo xong thì ông ta gặp phải các triệu chứng như đau nhức, co thắt và nôn mửa.- Vâng.- Và theo ý kiến của ông ta thì đó là do bị đầu độc bằng chất ác-xê-nít.- Về chuyện đầu độc, tôi không nghĩ ông ấy có nhắc tới chất ác-xê-nít. Mà phải, có lẽ có nói thật.- Bác sĩ là người duy nhất nhắc đến chất ác-xê-nít?- Có thể lắm.- Nạn nhân đã từng ở Paradise một thời gian?- Ông ấy có nói như vậy.- Ông ấy đang trên đường trở về nhà ở Los Angeles?- Thưa vâng.- Ông ấy nói với bác sĩ rằng ông đã ăn một miếng kẹo rồi bị ốm.- Ông ấy nói như thế nhiều lần. Phải, đúng như vậy đấy. Tôi nghĩ là tôi đã trả lời câu hỏi đó dưới dạng này hay dạng khác đã nhiều lần rồi.- Nhưng bác sĩ đâu có biết ông ấy ăn một miếng kẹo?- Chỉ biết là qua lời ông ấy kể thôi.- Bác sĩ không biết đích xác, biết chắc rằng ông ấy có dùng một viên kẹo chứ?- Thưa không.- Nhưng bác sĩ lại biết đích xác rằng ông ấy không chết vì bị đầu độc bằng chất xi-a-nít pô-tát-xi-um?- Những triệu chứng của ông ấy chẳng giống chút nào với các triệu chứng do loại chất độc ấy gây ra, như tôi đã có ý chờ xem. Không giống chút nào cả.Mason nói:- Bây giờ tôi sẽ cùng với bác sĩ tiến xa thêm một chút nữa nhé. Bác sĩ có nói rằng ông ấy có tả các triệu chứng bị đầu độc của mình?- Thưa phải.- Và tình trạng cơ thể của ông ấy là phù hợp với hiện tượng bị đầu độc như thế?- Thưa vâng.- Và rồi sau đó, lúc bác sĩ ra về vào khoảng ba giờ chiều, thì ông ấy chết?- Thưa phải.Mason hỏi:- Vậy thì nếu quả tình huống xảy ra đúng y như vậy, thì ông ấy lấy đâu mà có bữa ăn gồm nào thịt, muối và trứng gà y như bác sĩ Hoxie tìm thấy ở trong bao tử của ông ta, mà theo bác sĩ này ước tính thời gian, thì thức ăn ấy được đưa vào người trước khi chết trong một thời gian rất ngắn?Bác sĩ Renault hỏi:- Ông muốn hỏi ý kiến tôi?- Tôi đang hỏi bác sĩ.- Theo tôi thì bà vợ của ông ấy, lúc tôi để bà ở lại một mình với chồng, đã tìm cách cho ông ấy ăn đôi chút và chính thức ăn đó đã làm ông ấy chết.- Bằng cách nào?- Tôi không rõ. Tôi chỉ biết là tôi đã không chấp thuận cho bệnh nhân một bữa ăn như thế. Ông ấy đang ở trong tình trạng cần thức ăn lỏng chứ không phải đặc, không được ăn gì nặng bụng cả. Tôi đã tiêm thức ăn vào cơ thể cho ông ấy rồi.- Làm thế nào mà một người đang hấp hối vì kiệt sức, vì chấn động tâm thần và suy sút lại có thể ngồi dậy ở trên giường để ăn một bữa ăn gồm thịt dầm muối và trứng được.- Tôi không biết, chắc chắn là như thế?- Bác sĩ không thể giải thích điều này được sao?Bác sĩ Renault nói:- Tôi không giải thích nổi.- Bác sĩ muốn nói rằng bệnh nhân lúc ấy ở trong tình trạng không thể dùng thịt dầm với trứng được?- Không có gì phải hồ nghi là cái xác được xét nghiệm chính là cái xác bệnh nhân của tôi. Tôi quyết không tin rằng ông ấy lại có thể ăn một bữa ăn như thế. Chắc chắn là ông ấy đã bị người ta thuyết phục bắt ép như vậy. Bữa ăn nằm trong bao tử của ông ta, vì thế nhất định là ông ta đã ăn bữa ăn đó. Có điều tôi không tin chuyện như thế lại xảy ra.Mason nói:- Được rồi, chúng ta hãy giải quyết một vài điểm cho rõ. Là một bác sĩ, ông biết rằng ông ấy không chết vì bị đầu độc bằng chất xi-a-nít pô-tát-xi-um?- Tôi cảm thấy chắc chắn là không.- Bác sĩ không biết ông ấy đã có dùng kẹo bao giờ?- Theo chỗ tôi biết thì không.- Bác sĩ cũng không biết ông ấy đã ăn phải chất độc nào cả.- Ấy... Chuyện ấy thì tôi không thể biết chắc chắn được. Tôi không có mặt tại chỗ.- Theo chỗ bác sĩ biết rõ, thì ông Edward Davenport có thể đã bị đầu độc bằng thức ăn rất độc đáo. Có lẽ ông ấy đã bị nhầm.- Theo chỗ tôi biết là như thế.- Thưa bác sĩ, một người bị đau ốm vì bị đầu độc qua thức ăn, người ấy liền nghĩ có lẽ thức ăn đã bị đầu độc một cách có chủ tâm chứ không phải chỉ vì bị để hỏng, điều đó có thường xảy ra không?- Tôi nghĩ cũng có thể như vậy.- Trong quá trình hành nghề, bác sĩ đã gặp phải trường hợp nào như thế chưa?- Cũng có... Tôi chắc là đã có gặp.- Bác sĩ biết rằng Edward Davenport không chết vì xi-a-nít pô-tát-xi-um?- Tôi tin chắc như thế.Mason nói:- Vậy là đủ.Vandling nói trong lúc bác sĩ Renault toan bước xuống bục.- Khoan đã. Tôi muốn hỏi bác sĩ một chút. Trước đây tôi đã có lần nói chuyện với bác sĩ, đúng không nào?- Thưa có.- Có phải là chưa lần nào bác sĩ cho tôi biết rằng ông Davenport chết là do chất xi-a-nít pô-tát-xi-um cả.Bác sĩ Renault nói:- Ngài không hỏi tôi một cách rõ ràng cụ thể như thế. Để giải thích, tôi xin phát biểu là tôi có cảm giác rằng người vợ đã cho ông ấy uống thuốc độc, và hành động này đã dẫn đến cái chết. Theo ý kiến tôi, nạn nhân có thể đã chết do các hiệu quả của chất độc này hoặc một liều thuốc độc thứ hai có thể đã được sử dụng ngay trước khi ông ấy chết. Tôi dùng danh từ thuốc độc. Tôi không nói đó là chất xi-a-nít pô-tát-xi-um và ngài cũng không có hỏi tôi về chất này. Tôi đã nói một cách rõ ràng rằng, theo ý kiến tôi, thì nạn nhân có thể đã chết chỉ vì cơ thể của ông ấy không đủ sức chịu đựng nổi do cơn chấn động tâm thần vì hiệu quả của thuốc độc đã được bỏ vào trong một miếng kẹo vào khoảng bảy giờ sáng ngày hôm ấy.Vandling công nhận:- Phải, tôi nghĩ là có nói như thế cũng được, nhưng bác sĩ không cho tôi biết một cách rõ ràng là ông ấy không thể nào bị chết vì chất xi-a-nít.- Tôi không được yêu cầu nói lên chỗ đó. Tôi thấy không có lý do gì phải xung đột ý kiến với một y sĩ khác trừ phi vấn đề được nêu ra không còn cách nào tránh né. Ông Mason hỏi tôi một câu có tính chất cụ thể và tôi đã trả lời một cách cụ thể. Tôi đã nhất quyết chỉ sẽ trả lời cụ thể như thế khi được hỏi và không tránh né được. Tôi có mặt bên cạnh lúc ông ấy chết. Cái chết của ông ta có thể là do một thứ chất độc nào đó ảnh hưởng tới tim, hoặc cũng có thể là do cú khích động vì chất độc lần trước, nhưng các triệu chứng trước khi chết mà tôi tiên liệu sẽ xảy ra, nếu nạn nhân đã bị đầu độc bằng chất xi-a-nít pô-tát-xi-um, lại không thấy xảy ra, vào lúc ấy.- Bác sĩ biết lượng xi-a-nít có ở trong bao tử của nạn nhân lúc xét nghiệm xác là bao nhiêu không?- Tôi biết.- Lượng ấy có đủ gây ra cái chết không?- Thừa sức.Vandling nói:- Thế thì... xem đã. Nếu nạn nhân đã không chết vì bị đầu độc bằng ác-xê-nít thì nạn nhân tất cũng chết vì chất ấy thôi. Tôi muốn nói là trong cơ thể ông ấy có đủ lượng ác-xê-nít để giết ông ta dù bác sĩ không cho rằng ông ấy chết vì bị đầu độc bằng ác-xê-nít.Mason nói:- Tôi xin phản đối câu hỏi đó, vì có tính chất tranh cãi, vì không mang tính chất chất vấn đúng nghĩa, và vì hoàn toàn mơ hồ. Vấn đề ở đây không phải là nạn nhân đã chết vì cái gì nếu nạn nhân đã không bị chết vì một cái gì khác. Vấn đề ở đây là cái gì đã gây ra cái chết của ông ấy.Chánh án Siler tuyên bố:- Tôi đồng ý. Tôi công nhận lời phản đối vì câu hỏi nêu ra với dạng như thế.Vandling nói:- Thưa ngài chánh án, đây là tình huống kỳ lạ. Bác sĩ Hoxie là một chuyên gia về chất độc có năng lực. Ông ấy minh chứng là đã tìm thấy lượng chất độc trong bao tử của nạn nhân đủ để gây ra cái chết. Ông ta đã nêu một cách cụ thể tên của chất độc đó là xi-a-nít pô-tát-xi-um, một loại chất độc nguy hiểm có khả năng giết người cực nhanh. Giờ đây, bác sĩ Renault lại đưa ý kiến là nạn nhân không chết vì chất xi-a-nít. Tất nhiên, đấy chỉ là ý kiến riêng của ông ta thôi.Chánh án Siler nói:- Ông ấy là một bác sĩ. Ông ta đã trình bày ý kiến riêng của mình.Mason nói thêm:- Mà ông ta lại là nhân chứng của ngài.Vandling nói:- Thưa ngài chánh án, ý kiến của tôi là trong tình huống này, bên công tố có lý để xin tiếp tục vấn đề. Tôi xin thẳng thắn phát biểu là, vào lúc này, nếu tòa hủy bỏ các diễn tiến trong vụ án cũng chẳng gây trở ngại cho lần khởi tố tiếp theo. Tôi xin hủy bỏ vụ kiện này ngay bây giờ và bắt người đàn bà này với lý do cùng một tội trạng vào ngày mai.Mason hỏi:- Tại sao ngài không bắt bà này ngay bây giờ?- Tôi chưa chuẩn bị sẵn sàng. Tôi muốn điều tra nội vụ thêm đôi chút. Thưa ngài chánh án, tôi xin phát biểu là, về một mặt nào đó, tôi bị trói buộc trước thực tế bác sĩ Hoxie ra bục chứng và trình bày nguyên nhân vụ chết bằng xét nghiệm tử thi, nếu tôi đã chứng minh được là có chất độc trong kẹo và dấu tay của bị can trên miếng kẹo đó, đặc biệt là sau khi bà này tuyên bố rằng mình chưa hề mở hộp kẹo ra thì tôi đã tạo được một prima facie.Chánh án Siler nói:- Có phải bên công tố muốn yêu cầu tôi ra lệnh bị can phải ra hầu tòa vì bằng chứng đưa ra trong vụ này căn cứ trên hiện tình không?Vandling nói:- Tôi không biết. Tình huống có hơi phức tạp. Hiện nay hồ sơ vụ án cho thấy bác sĩ Renault được gọi là nhân chứng của tôi và ông này đã khẳng định rằng, theo ông ta thì nạn nhân không chết vì bị đầu độc bằng xi-a-nít.Mason nêu lên:- Và ông bác sĩ riêng của ngài lại chẳng thể tìm ra bằng chứng là có kẹo sôcôla trong bao tử của người chết?- Tôi xin rút bác sĩ Renault ra khỏi bục nhân chứng và mời bác sĩ Hoxie trở lại để hỏi ông ta một câu.Chánh án Siler:- Bên biện hộ có phản đối không?Mason mỉm cười:- Thưa, không phản đối.- Mời bác sĩ Renault bước xuống. Bác sĩ Hoxie, mời bác sĩ ra trước nhé? Bác sĩ đã tuyên thệ xong. Tôi chỉ xin hỏi bác sĩ một câu thôi.Bác sĩ Hoxie chững chạc bước lên bục nhân chứng. Nét mặt ông hầm hầm tức giận vì vấn đề nghiệp vụ. Vandling hỏi:- Bác sĩ đã nghe lời chứng của bác sĩ Renault?Bác sĩ Hoxie xẵng giọng:- Tôi nghe rồi.- Bác sĩ có gì nghi ngờ về nguyên nhân cái chết trong vụ này không?- Chẳng có gì nghi ngờ cả. Người đàn ông mà tôi xét nghiệm tử thi kia đã chết vì bị đầu độc bằng xi-a-nít pô-tát-xi-um.- Có nghĩa là trong bao tử của nạn nhân có đủ lượng xi-a-nít pô-tát-xi-um để gây ra cái chết?- Thưa vâng.- Bây giờ tôi xin hỏi một câu khác. Câu hỏi có hơi xa xôi và có lẽ là hơi kinh một tí. Có thể có chuyện bơm bao tử của xác chết để lấy đồ ra không?- Ấy, tất nhiên là có thể chứ.- Được rồi. Có thể có chuyện bơm một thứ gì khác vào bao tử của xác chết không?Bác sĩ Hoxie ngần ngừ. Cuối cùng ông nói:- Ngài muốn hỏi xem tôi có cho rằng có gì khác thường trong vụ án này?- Tôi đang hỏi bác sĩ về một khả năng chung chung là như thế thôi.- Tôi cho chuyện đó nói chung là có thể có. Tuy nhiên, tôi xin phát biểu ý kiến cá nhân là Ed. Davenport đã chết do tác hại của chất xi-a-nít pô-tát-xi-um. Không những có chất độc ấy mà các triệu chứng cũng có nữa, bằng chứng là có bọt nước dãi mùi đặc biệt, các triệu chứng chung. Theo ý kiến của riêng tôi thì nạn nhân đã chết sau khi bao tử nhận một lượng xi-a-nít pô-tát-xi-um rất lớn. Trước khi chết, nạn nhân đã uống rượu liên tục trong vòng chừng một tiếng đồng hồ. Nạn nhân cũng đã ăn món thịt dầm với trứng trước khi chết chừng một tiếng.Vandling giải thích với chánh án Siler:- Thưa ngài chánh án, tôi đang cố gắng nắm các thực tế trong vụ này. Tôi muốn tìm ra một giải pháp cho tình huống xem ra có vẻ mâu thuẫn.Bác sĩ Hoxie nói:- Theo tôi thì chẳng có gì là mâu thuẫn cả. Tôi nghĩ là nạn nhân đã chết vì bị đầu độc bằng xi-a-nít pô-tát-xi-um. Các điều kiện có đủ cả đây. Chất độc có đấy. Một cách đơn giản thì nạn nhân đã không thể nào sống nổi sau khi đã nuốt phải số lượng chất độc như tôi đã tìm thấy trong bao tử. Tất cả các điều kiện cho thấy sự đầu độc bằng xi-a-nít đều hội đủ. Theo tôi, đó là nguyên nhân gây ra cái chết, bất chấp ai nói ngược gì thì nói.Vandling hỏi Mason:- Ông có cần hỏi gì thêm để chất vấn không?Mason hỏi:- Bác sĩ có nghĩ rằng chất độc đã được bỏ vào trong một miếng kẹo không?- Tôi không nghĩ như vậy.- Ý bác sĩ muốn nói là chất độc đã không được bỏ trong kẹo?- Tôi không nghĩ là chất độc đã được bỏ vào trong kẹo. Tôi nghĩ cái chết đến cực nhanh và tôi không thấy bằng chứng cho thấy có kẹo, mặc dầu đã rất cẩn thận tìm cho ra kẹo nơi đồ ăn còn tích trữ trong bao tử nạn nhân.- Theo bác sĩ thì chất độc đã được sử dụng như thế nào?- Tôi không nghĩ rằng nó được bỏ trong đồ ăn. Có lẽ nó được hòa vào rượu uýt-xki, có uých-xki trong bao tử và rượu trong máu. Tôi còn một giả thuyết khác nêu lên được một khả năng nhưng tôi thấy không cần phát biểu ở đây.Mason suy nghĩ kỹ về câu phát biểu này một lúc, đoạn nói:- Có phải giả thuyết nêu ra là nạn nhân có thể đã bị người ta cho uống trọn một liều thuốc độc... làm như thể là thuốc uống thường vậy đó?- Vâng.- Chỉ thế thôi, thưa bác sĩ. - Mason mỉm cười nói.Vandling nói, giọng hồ hởi đắc thắng:- Xin có một câu hỏi bổ túc. Vậy theo ý bác sĩ, có khả năng là bị can đã cho Edward Davenport thứ thuốc độc này được ngụy trang là thuốc uống, phải không?- Không.- Sao? Tôi nghĩ là bác sĩ vừa nói chất xi-a-nít có thể được đem cho bệnh nhân dùng như thế là thuốc uống cơ mà.- Tôi có nói thế, nhưng không phải là do bà Davenport, bởi lẽ bà ấy không ở trong phòng đủ lâu để hành động. Tôi cho là Edward Davenport sống không tới hai phút sau khi đã dùng phải chất độc đó.Vandling hỏi Mason:- Có cần hỏi gì để chất vấn không?Mason đáp:- Chẳng cần. Ngài làm việc tốt lắm. Xin tiếp tục... Ngài có sẵn của ngon rồi, cứ việc cố gắng giải quyết cho gọn.Vandling nói:- Tôi muốn xin tòa ngừng phiên xử một lúc. Bây giờ đã quá trưa rồi, thưa ngài chánh án. Tòa vẫn thường hoãn cho tới hai giờ chiều, tôi có ý định xin tòa cho hoãn tới bốn giờ chiều nay.Chánh án Siler hỏi:- Bên biện hộ có phản đối gì không?Mason đáp:- Tôi nghĩ là không, xét theo hiện tình. Thật ra chúng tôi còn đồng ý tiếp tục phiên tòa xử đến sáng ngày mai, vào lúc mười giờ, nếu bên công tố muốn.- Tôi rất muốn như thế, miễn sao điều đó được thỏa thuận chung... tôi muốn bên bị can đưa đề nghị ra cơ.Mason đáp ngay:- Tôi xin đề nghị như thế đấy.Chánh án Siler phán quyết:- Được rồi. Theo đề nghị của bên bị, vụ án sẽ được tiếp tục lúc mười giờ sáng ngày mai. Bị can vẫn bị giam. Tòa tạm dừng lại ở đây.Vandling nhìn sang Mason:- Đấy, tôi đã được cảnh giác là coi chừng có chuyện bất ngờ khi chạm trán với ông, thế mà đây lại là vụ kỳ dị nhất tôi chưa từng gặp trong nghề bao giờ.Mason mỉm cười:- Ngài định làm gì đây?Vandling nói:- Tôi không biết. Tôi có thể buộc bà ấy ra tòa, nhưng xét theo lời chứng của bác sĩ Renault thì tôi chắc còn lâu mới buộc tội được bà ấy trước một hội đồng thẩm phán.Mason nói:- Ít ra thì ngài cũng đã tỏ ra thẳng thắn đấy.Vandling nói:- Có tìm cách che giấu với ông thì cũng vô ích. Ông cũng như tôi đều biết chuyện gì sẽ xảy ra nếu tình huống cứ diễn biến như thế này trước mặt một hội đồng thẩm phán.- Ngài có định hủy vụ án không?- Tôi không có ý định như thế. Tôi đã nhắm mắt bước đại vào vụ này. Tôi thấy có lẽ có thể đưa vụ án này ra trước hội đồng thẩm phán mà chẳng cần gọi bác sĩ Renault ra làm nhân chứng và ép buộc chính ông mời ông ta làm nhân chứng của ông cơ.Mason hỏi:- Thì có sao?Vandling khẽ giọng:- Lúc đó tôi sẽ tấn công vào cái khả năng nghiệp vụ của ông ta. Tôi không tin rằng ông này được giới y khoa ở đây nể trọng cho lắm. Ông này sống cũng quá lang bang. Tuy là đã già dặn trong nghề, nhưng ông ta chỉ hành nghề ở Crampton mới trong vòng ba năm nay thôi. Tôi tin chắc rằng ông ta đã có lần bị lôi thôi về chuyện sử dụng thuốc mê. Đó là lý do khiến bác sĩ Hoxie rất công phẫn khi nghĩ rằng các phát hiện của mình lại bị một người cỡ như bác sĩ Renault chẳng cao hơn gì về địa vị nghề nghiệp lại đem ra chất vấn.Mason nói:- Bác sĩ Renault hình như có vẻ quả quyết lắm mà.- Tất nhiên, ông ấy phải tỏ ra quả quyết rồi.Mason tiếp:- Tất nhiên là thế. Ông có xem cái cảnh xác người lại trèo ra ngoài cửa sổ.Vandling cau mày:- Thật là chuyện lạ lùng. Có lẽ có người nào đẩy cái xác qua cửa sổ rồi giả làm người chết. Tôi xin tòa hoãn phiên xử qua lúc khác vì tôi đã có phương án trong túi. Ông sẽ rất ngạc nhiên nếu biết được lúc này tôi đã nghĩ gì.Mason nói:- Ngài nghĩ gì thì tôi không thể biết thật, nhưng tôi xin cuộc năm đồng đô-la là tôi biết ngài sắp làm gì rồi.- Làm gì?- Ngài sẽ gọi biện lý ở Los Angeles và đề nghị là có một số vấn đề có tính chất kỹ thuật đang làm ngài mệt trí trong vụ án ở đây, cứ hiện tình thì ngài thấy nên nhờ hội đồng thẩm phán ở Los Angeles kết Myrna Davenport về tội đã giết Hortense Paxton và xử bà ấy ở ngay tại địa phương về cái tội án đó trước tiên.Vandling ngả đầu ra sau cười:- Người ta đã lưu ý tôi rằng ông có khả năng tiên liệu mọi nước cờ của tôi. Thôi xin phép nhé, tôi đi gọi điện thoại đây.Trong lúc Vandling bước ra. Mason quay sang nhân viên cảnh sát và nói:- Xin chờ một lát, tôi cần hội ý với thân chủ trước khi ông dẫn bà ấy về nhà giam.Mason cầm cánh tay của Davenport, dìu đến một góc phòng vắng và nói:- Lúc ấy bà có nói với tôi gì nhỉ, có phải bà chưa hề mở hộp kẹo phải không?- Ông Mason à, tôi đang nói sự thật với ông đây. Tôi chưa bao giờ mỏ hộp kẹo ấy.Mason nói:- Dấu ngón tay còn dính ở kẹo mà.- Có chỗ nhầm sao đấy. Những dấu tay đó đâu là của tôi. Chúng được ngụy tạo sao đấy thôi.Mason nói:- Vấn đề dấu tay giả mạo lâu lắm cũng có nghe xảy ra, nhưng theo chỗ tôi biết thì xưa nay chưa từng có một vụ án mạng nào còn lưu trữ hồ sơ cho thấy hội đồng thẩm phán lại khẳng định rằng dấu tay của bị can đã được ngụy tạo một cách thành công. Không thể như thế khi các dấu tay đó được lưu lại đúng chỗ. Khi chúng đã được mất đi thì trường hợp này lại có một khía cạnh khác. Những dấu vết này nằm đúng chỗ cơ mà.Myrna Davenport cụp mắt xuống, nói bằng giọng thật khẽ:- Những dấu tay đó đâu phải của tôi. Không thể như thế được.- Vì bà không mở hộp kẹo chứ gì?- Bởi vì tôi đâu có mở hộp kẹo.Sara Ansel từ dãy cuối phòng nãy giờ ngồi dự phiên tòa xử, lúc này sừng sực bước tới:- Ông Mason, xin phép nói chuyện với ông một chút.Mason gật đầu.Bà nhìn quanh cánh cửa xoay và bước vào rào chắn dành riêng cho các nhân viên tòa án.- Ông Mason, tôi biết, biết một cách chắc chắn, là Myrna không làm những chuyện như họ đã nói đâu. Cô này không cho Ed Davenport ăn món thịt trứng đâu. Lúc chúng tôi có mặt ở đó thì y đâu có ăn uống gì. Y chỉ còn hơi tỉnh và không nói chuyện được, còn cô này thì đâu có vào phòng lúc bác sĩ Renault bỏ đi. Cô ta...Myrna lạnh lùng nhìn Sara Ansel, nói:- Đi đi.Sara Ansel nói:- Myrna cưng ơi, tôi đang tìm cách giúp cháu đây mà.Myrna đáp:- Bà đã làm đủ cách để hại tôi rồi.- Myrna, cháu có hiểu điều cháu đang nói không?- Sao lại không hiểu.Sara Ansel nói:- Cháu không hiểu nổi. Cháu bị hoảng và nổi nóng rồi. Myrna cưng ơi, cô biết tại sao có dấu tay của cháu trên kẹo rồi. Cháu đưa cho Ed một hộp kẹo đầy, thế đấy. Cháu bỏ hộp đó vào trong va-li của nó. Nhưng ở phòng chính lai còn có môt hộp kẹo khác còn lưng. Hai cô cháu mình lúc ấy có ăn kẹo mà. Ở phòng chính như vậy là có hai hộp kẹo, cả hai hộp đều gần rỗng. Cháu tém vén hai hộp kẹo lưng này cho chắc lại. Vì thế mà có dấu tay của cháu trên những viên kẹo cháu đã cầm. Chắc là Ed lấy hộp kẹo mà cháu đã dồn lại cho chắc và luôn cả hộp kẹo cháu bỏ trong va-li của y.Thế là trong thời gian ở Paradise, chắc y đã ăn hộp kẹo cháu mới mua về bỏ trong va-li của y mà trong ấy còn có thêm hộp kẹo do cháu đã lấy kẹo ở hai hộp còn lưng kia đem dồn lại. Cô tin gần như chắc rằng cái hộp mà các nhân viên cảnh sát họ có được chính là cái hộp cháu đã lấy ở hai hộp lửng kia đem gom lại. Cô dám thề chắc như thế đấy.Không nói với Sara Ansel một lời, Myrna quay sang người cảnh sát:- Xin anh làm ơn đưa tôi trở lại nhà giam. Tôi mệt mỏi lắm rồi...Người cảnh sát dẫn Myrna đi. Sara Ansel quay sang Mason, sừng sộ:- Đấy nhá, ông chịu nổi không? Ở đây tôi cố giúp đỡ nó đôi chút thì lại bị đối xử tệ đến thế đấy.Mason nói:- Chắc bà phải thừa nhận là bà cũng đã làm đủ điều để giúp các nhà đương cuộc ở Los Angeles đưa bà ấy ra tòa cơ mà.- Đó là lúc tôi nổi uất lên đó thôi... tội con bé. Nó chưa hề giết đến con sâu con kiến. Ân hận thật. Tôi lấy làm ân hận về những chuyện mình đã lỡ, ông Mason à, nhưng tôi nhất định không quay lại để chìa má cho con khờ đó vả đâu. Chứ sao, nếu không có tôi thì tên Ed Davenport đã tước đoạt hết của nó không còn lấy một xu cơ. Tên đó nó sẽ cuỗm sạch quỹ của con bé khiến nó sẽ chẳng còn lấy một xu dính túi ngoài tiền thằng đó nhỏ giọt cho nó, thế là sau đấy y bỏ nó luôn. Gì chứ cái trò ấy tôi biết quá mà. Tôi cũng đã từng ở gần giới đàn ông để dư sức hiểu họ mà.Mason hỏi:- Bà có định ở lại đây một thời gian không?- Tất nhiên. Ông nghe ngài chánh án nói đấy, tôi phải có mặt ở đây.Mason nói:- Tôi có thể có chuyện cần trao đổi với bà.- Được thôi, tìm gặp tôi ở khách sạn Fresno nhé.- Cám ơn. Có thể tôi sẽ gặp lại bà ngay. Tôi cần hỏi bà thêm một vài câu... về những miếng kẹo đó mà.