Triển Mộng Bạch giật mình, toan hỏi cho biết sự tình như thế nào nhưng không còn kịp nữa, một sự kiện đã phát sanh, hấp dẫn trọn vẹn tâm tư chàng.Sự kiện đó là tiếng vó ngựa nện trên đường dài, ven bờ hồ từ xa vọng đến.Có tất cả bốn con ngựa.Trên lưng ngựa là bốn đại hán vận áo trắng. Đến nơi rồi, ngựa hí vang, dừng vó, kỵ sĩ nhảy xuống đất ngay.Kỵ sĩ chẳng những mặc áo trắng mà quần cũng trắng, giày khăn vấn đầu cũng trắng, đến cả vuông vải che kín mặt cũng trắng luôn.Trong màn đêm, bóng trắng nào xuất hiện lại chẳng mường tượng hình ma, bóng quỷ?Huống chi bóng trắng lại chẳng nói năng gì, hành động có vẻ thần bí?Người trên bờ chưa nói gì, người trên thuyền cũng im lặng.Kẻ mới đến là bạn hay thù của người trên thuyền.Chắc chắn là thù rồi, bởi nếu là bạn thì hẳn họ có gọi nhau và ít nhất người chờ đợi phải tỏ lộ niềm khoan khoái hoặg bằng một tiếng thở phào, hoặc bằng một nụ cười thỏa mãn, dù là sợ nói lên lại gây tiếng động.Người chờ đợi hiển nhiên là người ở tại thuyền bởi họ bất động, còn kỵ sĩ là kẻ di chuyển, người chờ đợi ở cạnh Triển Mộng Bạch, song chàng chưa thấy một biểu hiện gì.Do đó, chàng ức đoán kẻ mới đến nhất định chẳng phải là bạn rồi vậy.Bốn đại hán xuống ngựa xong, cùng bước tới, cát nghiến vào nhau dưới chân họ, vang lên rào rào.Họ bước tới, không ai trước,không ai sau, họ xếp thành hàng ngang, rất thẳng, họ đến cạnh bờ đối diện với Đại Sa Ngư.Con thuyền của Đại Sa Ngư đã được di chuyển đến sát bờ từ lâu.Bốn đại hán đến bờ rồi, giương tròn tám con mắt đen to, chớp sáng nhìn xuống thuyền.Một đại hán cất giọng lạnh lùng hỏi gọn:- Đáp ứng thế nào? Cho biết nhanh!Đại Sa Ngư gọn hơn:- Muốn ta phúc đáp sao?Đại hán áo trắng đối thoại cười lạnh một tiếng, không đáp.Đại hán cười một tiếng, Đại Sa Ngư cười một tràn dài, giọng cười cao vút, cuồng dại.Cười một lúc, y thốt:- Được rồi, ngươi muốn nghe phúc đáp của nam nhi Thái Hồ ta cho nghe.Y vọt mình tới đứng trước mũi thuyền, thân hình cao lớn hiện ra như một thiên thần, oai nghi lẫm liệt.Y không hướng lên bờ, y hướng về phía các chiếc ngư thuyền, từ đầu trên, xuống đến đầu dưới, sang qua lớp ngoài, rồi cao giọng hỏi:- Giả như có kẻ muốn anh em ly khai Thái Hồ, các anh em nghĩ sao?Ngàn người từ các con thuyền hừ lên, tiếng hừ gọn lỏn, song do ngàn người rập nhau cùng buông ra, có âm vang rất to, âm vang rung chuyển không khí, dợn mặt hồ thành sóng.Rồi một câu nói vang tiếp, câu nói do ngàn miệng rập nhau phát ra:- Liều chết sống với kẻ đó!Đại Sa Ngư lại bật cười cuồng dại.Lần này y hướng lên bờ, giọng nói vẫn cao vút:- Nghe chưa? Lời phúc đáp của nam nhi Thái Hồ là thế! Muốn nam nhi Thái Hồ rời đi nơi khác thì kẻ nào có ý đó, cứ khuân dọn xác chết của ngàn người từng kết duyên với sóng nước th đi nơi khác, có thế thôi!Bốn đại hán áo trắng cùng nhìn nhau.Họ cùng cười lạnh, họ không nói một tiếng nào, họ quay về bốn con ngựa, nhảy lên lưng chúng rồi thúc gối vào hông, chúng ra roi.Ngựa cất vó, nện đường rầm rập.Trongthoáng mắt, bốn bóng trắng đã mất dạng trong màn đêm.Đại Sa Ngư day qua Triển Mộng Bạch, điềm nhiên thốt:- Cái duyên cớ liều tử sanh của bọn tại hạ là thế đó Triển huynh! Chúng muốn giành cơ nghiệp của bọn tại hạ, chúng muốn bọn tại hạ nhường đất sống cho chúng! Cơ nghiệp này, tạo tựu trên hai muơi năm nay, nghề nghiệp này đã thành truyền kiếp, cái truyền kiếp đó trái qua tháng rộng năm dài, đệ huynh Thái Hồ bỏ luống võ công, còn tại hạ thì... từ nhỏ, không hề luyện tập! Chứ nếu có học cách múa may như khách giang hồ thì làm gì phải đắn đo trước bọn cuồng đồ kia? Làm gì phải sợ chúng?Y dừng lại một chút đoạn tiếp nối với giọng trầm trầm.- Đối phó với cuồng đồ, nam nhi Thái Hồ chỉ bằng vào dũng khí! Dũng khí suông thì giúp ích được gì? Bất quá lấy cái chết hùng để khỏi mang tiếng bám vào cái sống hèn, sống khiếp mà thôi. Dũng khí đó, tại hạ mượn oai linh của Long Vương khích động nơi lòng toàn thể anh em, song chẳng làm sao khích động nổi cái dũng khí của chính mình. Dũng khí của kẻ sĩ!Triển Mộng Bạch đâu đến nỗi mù quáng mà không nhận ra Đại Sa Ngư có bản lĩnh khá cao, qua thân pháp y vừa biện hộ vừa rồi?Bất quá, vì chuyện nghề chài lưới mãi trên mặt nước Thái Hồ, không dấn thân vào kiếp sống của võ lâm đồng đạo thành ra chẳng tạo tựa được thinh danh nào, thành ra đời không biết tên, biết tiếng thôi.Vì khiêm nhượng, y tự nhận rằng không học võ chứ thực ra, luyện được một thân pháp linh hoạt như y, hẳn phải cũng dày công phu qua nhiều năm tháng.Thì ra, con người có cái tâm thành phác bao giờ cũng khiêm nhượng.Bởi xem sự ngạo mạn, sự tự cao như một điều cố kỵ trong ý nguyện cầu tiến, con người ta mới tự tạo nỗi cho mình một chân tài, một cái tài hữu dụng cho chính mình, cho đồng nghiệp, nếu không nói là cho đàng vọng đến, âm thanh của một nữ nhân.Triển Mộng Bạch kinh hoàng.Chàng đang tìm Cung Linh Linh, lại nghe tiếng rên của nữ nhân tự nhiên chàng phải kinh hãi, dù muốn dù không cũng phải liên tưởng đến nó.Chàng quay nhanh người lại.Sau lưng chàng là một bức tường, tiếng rên ư ử phát xuất ra từ bên trong bức tường đó.Chàng giật mình nghĩ:- Hay là một bức tường ngụy trang? Bên trong hẳn có một gian phòng nào? Và hẳn phải có cơ quan mở đóng chứ?Lúc đó, đêm tàn bình minh sắp sửa lên, bóng tối tan dần, không gian mờ mờ sáng. Ánh sáng chiếu vào đại sảnh, coi đủ thấy một hạt bụi bám...Nhưng bên cạnh một chấn song nơi tường có vệt vàng vàng, màu mồ hôi ấn vào đó thường xuyên hiện rõ rệt.Chàng biết ngay vệt đó hẳn có một nguyên nhân.Do dự một chút, chàng đưa tay mò mò nơi đó.Bất giác Triển Mộng Bạch giật mình.Có tiếng động khẽ từ nơi bức tường phát ra, rồi bức tường chuyển động, bày ra một vọng cửa bí mật.Bên trong vọng cửa, có một địa đạo.Tiếng rên phát xuất từ địa đạo đó, đứt đoạn.Triển Mộng Bạch trấn định tâm thần, vận công chuẩn bị chu đáo, rồi từ từ bước vào địa đạo.Trong địa đạo, không tối lắm, nhờ có những ngọn đèn màu hồng gắn rải rác từng khoảng.Các ngọn đèn tỏa ánh sáng ảo ảo, huyền huyền, trông có vẻ thần bí.Triển Mộng Bạch biết rõ ở những nơi như thế này, luôn luôn có đặt cơ quan, và mỗi bước đi qua, có thể dẫm chân lên cạm bẩy nguy hiểm.Tuy vậy, chàng không khiếp sợ, bất quá, chàng phải dè dặt hơn một chút, từ từ tiến tới.Cuối cùng, chàng cũng đi suốt địa đạo bình an vô sự.Bây giờ chàng đến vọng cửa thứ hai, và chàng cũng chưa phát hiện nữ nhân rên ư ử vừa rồi.Vọng cửa thứ hai này có bức rèm châu che khuất.Chàng lắng tai nghe kỹ lại, nhận ra tiếng rên từ bên trong bức rèm vọng ra.Bất cứ ai đang rên, dù đúng là Cung Linh Linh, hay chẳng phải Cung Linh Linh, Triển Mộng Bạch cũng động lòng trắc ẩn như thường, bởi chàng vốn tánh nhân hậu, thà để cho người hại mình chứ chẳng nỡ hại ai, và nghe ai lâm hoạn nạn, chàng cũng thương xót như thường.Bên trong chẳng phải chỉ có tiếng rên mà thôi, mà còn có tiếng người, giọng rất thấp.Một người thốt:- Tại sao ngươi lừa nàng? Giả như ngươi yêu nàng thì cứ yêu, nhưng ngươi phải chánh thức thành hôn với nàng chứ? Ta hỏi ngươi, ngươi có muốn lấy nàng làm vợ chăng? Nếu ngươi từ chối, lão thất sẽ thương tâm vô cùng đấy! Để cho lão thất thương tâm, ngươi đừng hòng sống sót với ta!Một người khác hét lên, nhưng tiếng hét không lớn lắm, chừng như khí lực đã tiên hao nhiều.Triển Mộng Bạch nhận đúng là âm thinh của Tiêu Phi Vũ.Tiêu Phi Vũ hét:- Câm cái mồm thúi của ngươi lại đi!Triển Mộng Bạch kinh ngạc thầm nghĩ:- Lão thất? Ai là lão thất? Không lẽ Tiêu Phi Vũ là một thiếu nữ dâm loạn, lừa gạt một người em trai của ai đó, một người em trai thứ bảy?Không do dự, Triển Mộng Bạch vén bức rèm châu, lướt mình sang phía đó.Nơi đó chẳng phải là một gian phòng, mà là một hành lang nhỏ, ngoài hàng lang là khu rừng đào.Và tiếng rên, tiếng nói, phát xuất từ nơi rừng đào vọng đến.Chỉ trong vài cái nhảy, Triển Mộng Bạch đã ra tận nơi.Tiêu Phi Vũ trông thấy chàng, hân hoan ra mặt. Nàng càng gọi to:- Triển Mộng Bạch! Ngươi trở lại đó à? Ngươi trở lại đúng lúc quá! Ta...Thạch Oanh Thạch Linh Duẩn hoành tay dứ một nhát kiếm chận lời nàng:- Im!Trong khi đó, Thiết Oanh Thiếp Phi Quỳnh cao giọng thốt:- Tiểu tử nào đó, hãy đi nơi khác ngay. Việc này chẳng can chi đến ngươi, đừng chen vào mà mang khổ! Cho ngươi biết, gã ấy chẳng phải là nữ nhân thật sự đâu, gã là một con yêu đội lốt người đó!Tiêu Phi Vũ sôi giận đến xanh mặt, bất chấp sự uy hiếp của Thạch Linh Duẩn, to tiếng mắng trả.Từ nhỏ, nàng sống trong sự nuông chiều của thân nhân, quen phóng túng mất rồi, trước mắt nàng, nam cũng thế, mà nữ cũng thế, nàng không chấp nhận một sự bất bình đẳng giữa nữ và nam, chẳng những ăn nói rập cung cách một nam nhân, mà mặc cũng rập theo nam nhân.Cho nên, nàng phát ngôn quá bừa bãi, người có gia giáo không thể nào nghe lọt vào tai nổi.Ngân Oanh Âu Dương Diệu cười thốt:- Nếu hắn không là nam nhân, thì khi nào dùng những tiếng đó mắng người?Triển Mộng Bạch vô cùng kinh ngạc, thầm nghĩ:- Thế ra... nàng không phải là nữ! Nàng là nam nhân! Thảo nào mà nàng chẳng cử động, ăn nói như một nam nhân! Thảo nào mà nàng chẳng có một điểm nữ tánh!Nghĩ như vậy, chàng có ác ý ngay đối với Tiêu Phi Vũ.Và chàng hết sức hối hận đã tiếp xúc với một con người quái dị như thế.Tiêu Phi Vũ thấy chàng vụt lạnh nhạt, vội kêu lên:- Triển Mộng Bạch! Đừng tin lời của các nàng ấy...Triển Mộng Bạch hừ một tiếng, không nói gì, quay mình bước đi.Chàng trở vào phòng, tìm Cung Linh Linh. Tiêu Phi Vũ gọi to, tiếng gọi của nàng vang dội ở phía sau, chàng vờ không nghe, mà cũng chẳng quay đầu lại.Chàng đi thẳng vào gian phòng đó, rẽ qua một bên, vung tay hất vẹt một bức rèm bên cạnh.Ánh đèn chiếu hắt vào mặt chàng, chàng chóa mắt lên, chàng nheo nheo mắt một lúc cho quen, đoạn nhìn ra.Bất giác, chàng nhắm mắt lại liền.Cái cảnh tượng trước mắt chàng, bình sanh chàng không hề tưởng là có, chứ đừng nói đã thấy qua.Mấy mươi nữ nhân trần truồng đang nằm trên nền phòng, thần sắc hiện rõ đau khổ.Chẳng biết bọn họ trúng độc như thế nào?Lẫn lộn với các nàng, có mấy nam nhân, cũng trong tình trạng đó.Nam và nữ, run rẩy người như trẻ nít lên cơn kinh giật, và chính bọn nam nhân phát ra những tiếng rên não ruột.Thì ra, tiếng rên chàng nghe trước đó, là của nữ nhân, có lẽ các nữ nhân đó kiệt sức rồi, không còn rên được nữa, giờ đây chỉ còn những nam nhân rên?Trên nền, chén dĩa vất la liệt, có lẽ bọn này đang ăn uống, trúng độc trong vật thực nên ngã đùn ra tại chỗ?Nhìn thoáng qua bọn nam nhân, Triển Mộng Bạch nhận ngay chính là Phương Cự Mộc và đoàn người tùy tùng của Tiêu Phi Vũ.Bọn họ hẳn nhiên đã bị Liễu Đạm Yên dụ hoặc vào đây, có sẵn rượu ngon, có sẵn gái đẹp, khi nào họ chịu rời đi?Và họ tận hưởng khoái lạc để cuối cùng nằm dài ra đó, mà rên, mà chờ chết.Triển Mộng Bạch bước tới, dựng đứng Phương Cự Mộc lên, gằn giọng hỏi:- Sự tình như thế nào?Phương Cự Mộc nắm chặt hai tay, như lấy sức chống chọi lại cái gì đang làm cho hắn khó chịu ở trong người, vừa rên vừa đáp:- Độc... độc...Triển Mộng Bạch hỏi gấp:- Còn Cung Linh Linh? Nó ở đâu?Phương Cự Mộc thốt từng tiếng một qua tiếng rên:- Bị... người... mang đi...Hắn cũng như Triển Mộng Bạch, nào có biết gì hơn?Chính hắn cũng tự hỏi, chẳng biết tại sao Liễu Đạm Yên lại hạ độc bọn hắn, đã vậy lại còn sát hại tất cả những nữ nhân này, các nữ nhân là người của bọn Liễu Đạm Yên chứ nào phải là ngoại nhân?Song nếu hắn nghe được câu chuyện giữa Liễu Đạm Yên và Tôn Ngọc Phật, hắn sẽ không còn hoài nghi gì nữa.Bởi Liễu Đạm Yên đã quyết định bỏ nơi này, lập căn cứ nơi khác trước khi rời đi, Liễu Đạm Yên hủy diệt tất cả thành tích, luôn bọn gia nô.Còn như về cái việc Cung Linh Linh bị người mang đi, sự thật là vậy, song hắn cũng chẳng biết gì, hắn đáp một cách hàm hồ cho xuôi chuyện.Triển Mộng Bạch hỏi thêm mấy câu nữa, Phương Cự Mộc ấm ớ chẳng giúp chàng được việc gì.Chàng nghĩ biện pháp hay hơn hết là giải độc cho tất cả rồi hỏi từng người một, may ra có kẻ hiểu được một vài chi tiết hữu ích.Chàng bảo:- Các ngươi chịu khó nằm đây, ta đi tìm thuốc giải độc, mang lại cứu các ngươi.Chàng theo địa đạo trở ra, song Liễu Đạm Yên đã khuất dạng tận phương trời nào rồi, còn ai đâu có ở đây mà chàng hỏi thuốc?Còn chàng thì chẳng biết mảy may về y học, làm sao tự tìm thuốc cho bọn kia?Rối lòng vì Cung Linh Linh, bận óc vì bọn Phương Cự Mộc, Triển Mộng Bạch hết sức khẩn trương, chàng lại chạy ra bên ngoài đại sảnh.Lúc đó, đêm đã tàn, bình minh trở lại.Bên ngoài, cuộc chiến vẫn còn dằng dai giữa Hoa Sơn Tam Oanh và Tiêu Phi Vũ, chưa bên nào thắng, bên nào bại.Bọn Hoa Sơn Tam Oanh chừng như có vẻ quá nóng nảy, có lẽ vì ngày đã trở lại mà cả ba chưa đắc thủ, nên khẩn cấp phi thường.Họ dùng sức khá nhiều, người nào cũng đượm mồ hôi trán.Triển Mộng Bạch chạy đến gần cuộc chiến, cao giọng hỏi:- Tiêu Phi Vũ! Ta hỏi người đây, Liễu Đạm Yên chạy đi đâu rồi? Ngươi có hay là bọn Phương Cự Mộc đã bị hạ độc, nằm la liệt trong kia không?Niềm phẫn nộ đối với Tiêu Phi Vũ vụt tiêu tan, đúng lúc Tiêu Phi Vũ cũng cảm thông nổi niềm của chàng, chàng nhìn nàng, nàng nhìn chàng, bốn mắt nhìn nhau, ánh mắt soi rọi thấu lòng nhau, ánh mắt của con người biết hối.Gió sớm từ xa cuốn về, quét qua khu rừng đào.Gió đưa về hay tự nó theo gió, chỉ có nó biết thôi, nó đây là một con hạc xám, từ trong khu rừng bay ra.Hạc hiện thân chẳng phải là một sự kiện lạ lùng.Điều lạ lùng là con hạc không xòe cánh mà bay đến đây được.Triển Mộng Bạch sững sốt nhìn kỹ nó, thì ra nó chỉ là một vầng khói sương kết tinh lại thành hình.Nó bay qua ngang đầu bốn nàng, chẳng biết nhát kiếm do nàng nào trong Tam Oanh quét lên, nó tan rã ngay, những phần tan rã tung bay theo gió.Hoa Sơn Tam Oanh sáng mắt lên, cùng kêu lớn:- Hay quá! Sơn Âm Lão Nhân đã đến!Tiếng kêu của ba nàng vừa dứt, từ trong khu rừng đào, cũng về hướng đó, một xâu hạc nhỏ bay đến.Một xâu, hay một đàn hạc xếp đuôi cá bay đến?Hai bên tả hữu xâu hạc, có hai con chim cu, mỗi bên một con, đoàn chim đến, sau đoàn chim, có một lão nhân, vóc dáng thấp nhỏ, vận áo trắng.Trên lưng lão nhân còn có một người nữa.Lão nhân cầm một ống điếu rất to, cuộn khói từ ống điếu bay ra to bằng miệng chén.Cán điếu dài độ ba thước, cán màu tía, doi điếu màu trắng, chớp chớp sáng như ánh sao.Dưới cối điếu, có một chiếc túi bằng gấm, treo lủng lẳng, hiển nhiên là chiếc túi đựng thuốc.Lão nhân hít khói phun ra, khói biến thành hình hạc, lão càng hít khói, càng phun, hạc khói càng sanh, phút chốc cả một vùng quanh đó, có vô số hạc khói bay lượn, những con hạc không hề vỗ cánh mà vẫn bay được như thường.Hạc lớn có, hạc nhỏ có, hạc bay, hạc múa giữa ngàn hoa lá, trông thực thực hư hư, đẹp mắt phi thường.Triển MộnHắn chỉ người đứng riêng rẻ qua một bên tiếp:- Còn vị này là cố vấn của bổn môn.Đoạn, hắn tiếp luôn:- Hôm nay, bọn tại hạ đến đây, chỉ cần các anh em Thái Hồ...Triển Mộng Bạch quát chận:- Bạch Bố Kỳ ở đâu? Đã là chưởng môn nhân hẳn các vị phải có Bạch Bố Kỳ nơi mình luôn...Người áo trắng xuất hiện trước nhất chàng cứ tưởng y là thũ lãnh của nội bọn, nhưng theo lời giới thiệu của hai người này thì y chỉ là một vị cố vấn thôi.Điều đó chẳng lạ gì, bởi tổ chức nào cũng có một mưu sĩ, giúp ý kiến cho người lãnh đạo.Còn cái việc một môn phái lại đến hai chưởng môn thì thực tình chàng có lấy làm lạ.Điều lạ lùng đó tăng gia điểm nghi ngờ về thân phận của hai người áo trắng, nên Triển Mộng Bạch hỏi ngay đến Bạch Bố Kỳ, tín vật của Bố Kỳ Môn.Người áo trắng vóc cao giật mình, song lấy ngay bình tĩnh, cười lạnh, hỏi lại:- Các hạ có tư cách gì bắt buộc tại hạ xuất chiếu Bạch Bố Kỳ. Lá cờ đó, nào phải tuỳ tiện mà đưa ra cho bất cứ ai muốn trông thấy?Triển Mộng Bạch điềm nhiên:- Các hạ lấy tư cách chưởng môn nhân Bố Kỳ Môn bức bách người ta nhượng Thái Hồ cho các hạ, thì đuơng nhiên các hạ phải có được một vật gì dể chứng minh thân phận đó chứ?Phàm ai bị bức bách cũng có quyền đòi hỏi các hạ xuất chiếu tín vật cả. Sao các hạ mù mờ một sự việc quá thông thường như vậy?Cương quyết hơn, chàng cao giọng tiếp:- Nếu các hạ đưa ra lá cờ đó, tại hạ bảo đảm là toàn thể huynh đệ Thái Hồ sẽ nhượng đất cho các hạ!Bọn nam nhi Thái Hồ giật mình, mà Đại Sa Ngư cũng lo ngại.Nếu đối phương có lá cờ đó, thì chẳng lẽ toàn thể ngư phủ phải chèo thuyền mà đi nơi khác?Người áo trắng lạnh lùng:- Các hạ có quyền quyết định?Triển Mộng Bạch cao giọng:- Tự nhiên tại hạ quyết định được!Nam nhi Thái Hồ lại thêm một lần kinh ngạc.Đại Sa Ngư lo ngại hơn ai hết. Y ngưng trọng thần sắc, lòng hồi hộp phi thường.Người áo trắng đảo mắt nhìn quanh bọn ngư phủ, bật cười hắc hắc.- Các hạ tự nhận là có thể tác chủ chỉ sợ những người khác không ưng thuận như vậy!Triển Mộng Bạch vừa dọa tinh thần đối phương, vừa trấn an bọn nam nhi:- Tại hạ dám quả quyết là tác chủ được, bởi Bạch Bố Kỳ ở trong tay tại hạ!Lời tuyên bố của chàng vang lên như tiếng sét ngang trời, chấn dội màn tai của toàn thể mọi người hiện diện gồm cả song phương.Tất cả đều nhao nhao lên, nhưng cánh áo trắng thì nhộn hơn nhiều.Hai gã tự xưng là chưởng môn Bố Kỳ Môn giật mình.Nhưng, chỉ trong khoảnh khắc thôi, bọn người áo trắng bình tĩnh trở lại.Điều đó chứng tỏ họ có kỷ luật nghiêm minh dù hai vị thủ lãnh của họ có trưng ra lá cờ hay không cũng chẳng làm họ xao xuyết niềm tin nổi.Ít nhất giả như tình hình có biến đổi giữa họ thì sự biến đổi đó, sẽ có sau này, chứ hiện tại thì họ tuân phục vị lãnh đạo của họ tuyệt đối.Chẳng qua, họ sợ thủ lãnh bắt tội, có thế thôi!Đại Sa Ngư mừng rỡ vô cùng, hấp tấp hỏi:- Triển huynh! Thật vậy chứ Triển huynh?Người áo trắng cười lạnh:- Các hạ nói thật? Thế thì lá cờ đâu, các hạ trao ra cho xem đi!Triển Mộng Bạch cất giọng sang sảng:- Chưởng môn nhân Bố Kỳ Môn là Tần lão tiền bối, lúc lâm chung đã trao lá Bạch Bố Kỳ cho tại hạ, điều dó chứng tỏ là tại hạ không nói ngoa, các vị không tin cũng chẳng được.Nam nhi Thái Hồ khoan khoái vô cùng, niềm khoan khoái dâng cao, họ không dằn được bồng bột, cùng hét vang như sấm.Hai gã áo trắng, một cao một lùn cùng đưa mắt nhìn nhau, thần sắc trở nên hoang mang dần dần.Cuối cùng gã cao thốt:- Lời nói chẳng chứng minh gì. Chỉ có tín vật mới làm cho người tin tưởng.Triển Mộng Bạch đáp:- Hiện tại, tại hạ không mang theo nơi mình nhưng tại hạ cam kết là trong vòng một hôm trở lại, tại hạ sẽ trao ra cho các vị xem.Người áo trắng thở phào bật cười lớn:- Tại hạ chỉ tưởng là các hạ nói thật, không ngờ đó là một cái kế hoãn binh, một kế rất tầm thường. Các hạ định bắt bọn này phải chờ đợi thêm một ngày nữa!Triển Mộng Bạch trầm giọng:- Bình sanh tại hạ chẳng hề nói ngoa!Người áo trắng bật cười cuồng dại:- Nói chi thì nói, nhất định đêm nay các vị phải rời khỏi Thái Hồ.Bọn nam nhi Thái Hồ đang vui đó, bỗng trầm trọng thần sắc trở lại như trước.Đại Sa Ngư đảo mắt nhìn quanh, vụt hét lên:- Cười gì?Những ai cười nghe tiếng hét như sấm đều nín bặt, dĩ nhiên chính bọn người áo trắng, họ bị chấn khiếp vì oai khí của Đại Sa Ngư.Đại Sa Ngư cao giọng tiếp:- Triển huynh bất tất phải hẹn một ngày, hai ngày trao lá cờ ra, bởi sự thật quá rõ rệt rồi!Người áo trắng hừ một tiếng:- Rõ rệt làm sao?Đại Sa Ngư gằn mạnh:- Hai vị không có Bạch Bố Kỳ!Người áo trắng nạt ngang:- Câm! Ai dám cho rằng...Đại Sa Ngư quát trả chận ngang câu nói của người áo trắng:- Nếu quả thật hai vị có lá cờ trong tay, thì đã sớm cho rằng Triển huynh nói hoang đường. Các vị đòi xuất chiếu lá cờ là bởi các vị cũng chẳng có lá cờ đó. Đã thế, các vị hồ nghi do dự, kinh hãi, sững sờ, hoang mang, các vị tỏ ra kém tin tưởng nơi mình quá chừng, như vậy là các vị chẳng nắm chắc một bằng chứng. Cái đạo lý đó, hiển nhiên quá, còn ai chẳng thấy? Các vị còn định lừa ai nữa chứ?Gã áo trắng lùn hét:- Ai dám cho rằng bọn ta không có lá cờ? Chẳng qua, bọn ta không trao ra đó thôi!Trong khi Đại Sa Ngư và hai người áo trắng đối thoại, Triển Mộng Bạch lưu ý đến gã lùn, nhìn đôi mày hắn, rồi nhìn thân vóc hắn, chợt chàng nghĩ đến một người, vội hét lớn:- Thì ra là ngươi!Đại Sa Ngư kinh hãi, hấp tấp hỏi:- Hắn là ai?Triển Mộng Bạch đáp:- Hắn là Tây Hồ Long Vương Lã Trường Lạc!Gã áo trắng lùn bật cười vang:- Đúng rồi! Thảo nào mà khách giang hồ chẳng ca ngợi Triển huynh có nhãn lực rất cao!Đêm nay tại hạ mới có dịp nhận thức điều dó!Triển Mộng Bạch cười lạnh:- Các hạ vào Bố Kỳ Môn từ lúc nào, tại sao mãi đến nay tại hạ không hề nghe nói?Chừng như các hạ mạo nhận thì phải! Gia tài của các hạ không sánh được với vua chúa chứ trên đời này có sản nghiệp của ai bằng? Với gia tài đó, các hạ ngồi không mà hưởng, hưởng trọn đời, chết đi sống lại ba kiếp cũng còn thừa thãi, thế tại sao lại âm mưu đoạt quyền khai thác Thái Hồ? Không lẽ các hạ muốn kiêm luôn danh hiệu Thái Hồ Long Vương nữa sao?Lã Trường Lạc đáp:- Bố Kỳ Môn có rất nhiều đệ tử, rải rác khắp sông hồ, chẳng những người ngoài không nhận ra được mà đến người trong phái cũng chẳng biết mặt nhau.Triển Mộng Bạch gật gù:- Các hạ nói đúng! Tại hạ từng nghe trên giang hồ, Bố Kỳ Môn là một môn phái kỳ quái nhất, tuy nhiên, Bố Kỳ Môn cũng là một môn phái bảo trì chính nghĩa hết sức nghiêm khắc, bình sanh chẳng hề dung túng một môn nhân nào làm điều phi lý. Giờ đây các hạ tự xưng là môn đệ Bố Kỳ Môn, mà các hạ lại hành động như vậy thì thiết tưởng các hạ sẽ giải thích như thế nào cho ổn thoả đây?Bố Kỳ Môn không chánh thức là một môn phái võ có tổ chức như các môn phái khác, nên người gia nhập chẳng bao giờ được chưởng môn truyền cho võ công, nếu có học được gì thì cũng do bằng hữu dạy nhau mà thôi.Tuy không có quy cũ đặc biệt nhưng chẳng hiểu tại sao, lại có rất nhiều môn đồ, Bố Kỳ Môn chỉ do một mình Chưởng môn nhân quản trị, tuyệt nhiên không hề có ai phụ tá.Cho nên, bình nhật người trong Bố Kỳ Môn chẳng có một phận sự nào cả, môn phái mường tượng một hội thi, thung dung ngày tháng, chẳng hề can thiệp vào việc giang hồ.Thế mà môn phái lại có một uy lực rất mạnh chính đó là một điều lạ.Bởi cái uy lực mạnh đó nhiều người ham, nên gia nhập.Giờ đây, lại sanh ra cái việc người trong Bố Kỳ Môn manh tâm cướp đoạt nghề nghiệp của dân lành.Đó là điều khó hiểu.Lã Trường Lạc từ từ thốt:- Bổn môn đã thay đổi chưởng môn rồi, thì mọi sinh hoạt trong môn phái cũng thay đổi luôn, cho nên những gì ngày nay không giống ngày trước, và ai đã biết được chủ trương ngày trước hắn phải kinh ngạc với biến chuyển của ngày nay.Dừng lại một chút, y trầm giọng tiếp:- Trình bày như vậy là tại hạ giải thích hành động cho Triển thế huynh hiểu. Chắc thế huynh không còn phải thắc mắc nữa.Người áo trắng có thân vóc cao hừ một tiếng:- Lại còn phải phí thì giờ giải thích dông dài! Canh ba đã đến rồi đấy, cứ hỏi thẳng bọn họ xem sao, giả như họ không nhượng Thái Hồ cho chúng ta, thì toàn thể các huynh đệ lập tức động thủ!Lã Trường Lạc cao giọng:- Triển thế huynh, tại hạ đã dùng lời êm lẽ thuận khuyên mọi người biết nghe tiếng phải, là thấy nẻo sinh tồn, bằng chấp là ngươi tự mình làm cái chết. Thế huynh chẳng dính chi đến sự tình, tốt hơn thế huynh hãy tránh ra xa xa cuộc.Tuy nói thế, y không cần nghe Triển Mộng Bạch đáp, y quay lại phía sau, dỏng dạc ra lịnh:- Chuẩn bị động thủ!Người áo trắng cao tiếp:- Ta vỗ đúng ba lượt, là hạn kỳ cho các ngươi quyết định hãy suy nghĩ kỹ lại đi!Một tiếng bốp vang lên.Tiếng vỗ tay thứ nhất đã phát xuất.Đại Sa Ngư hét:- Tay vỗ đến lượt ba trăm, năm trăm cũng vô ích.Y hướng mặt quanh một vòng, cũnh dõng dạc ra lịnh:- Các huynh đệ chuẩn bị động thủ!Ngư phủ nhao nhao, khí thế hăng say!Bọn người áo trắng trên bờ, cũng nhao nhao sẵn sàng ăn nuốt sống địch.Đại Sa Ngư quay sang Triển Mộng Bạch, thấp giọng bảo:- Triển thế huynh hãy chiếu cố đứa bé đó!Triển Mộng Bạch lắc đầu:- Khỏi cần. Đã có Tiêu cô nương ở bên cạnh nó.Đại Sa Ngư mở to đôi mắt:- Triển huynh nhất định đồng sanh tử với bọn nam nhi Thái Hồ?Triển Mộng Bạch ngẩng cao mặt:- Sao lại không? Huống chi sự việc của Bố Kỳ Môn là phần trách nhiệm của tại hạ!Đại Sa Ngư bật cười cuồng dại:- Thắng trận đêm nay rồi, ngày mai chúng ta sẽ tắm rượu! Nhất định phải say đúng ba ngày ba đêm.Y với tay rút một ngọn cương tiên.Ngọn roi theo tay chớp lên, chứng tỏ nó được chế luyện bằng một loại thép quýo nhân vừa cười lạnh.Tiêu Phi Vũ hãi hùng, hấp tấp hỏi:- Lão nhân gia làm gì thế?Mạc Vong Ngã lạnh lùng:- Hắn là mộït kẻ không thành thật, chuyên lừa dối đời.Tiêu Phi Vũ sững sốt:- Một kẻ dối trá? Hắn dối trá với ai? Hắn dối trá về việc gì?Mạc Vong Ngã hừ một tiếng:- Con trai của dì ba ngươi và Triển Hóa Vũ mấy hôm trước đã đến tận Hoa Sơn tìm ta, báo tin với ta là dì ba ngươi đã mất rồi. Trước khi nhắm mắt, dì ba ngươi có dặn dò hắn đến tận Hoa Sơn tìm gặp ta. Ta đã đưa hắn đến gặp gia gia ngươi và gia gia ngươi đang chuẩn bị truyền thọ cho hắn những gì có thể truyền. Phần ta thì nghe rằng ngươi và Tín Hoa đã rời sơn cốc, ngao du khắp sông hồ, ta liền từ biệt gia gia ngươi, ra đi tìm các ngươi. Nghe nói các ngươi đang gây náo động tại Giang Nam, sau ngươi lại đến Thái Hồ. Dọc đường ngươi gặp tiểu tử này mạo nhận là con của Triển Hóa Vũ lừa ngươi, rồi lừa cả ta. Cho nên ta phải giáo huấn hắn một lần, để hắn từ nay chừa bỏ cái tánh dối trá.Tiêu Phi Vũ kinh hãi, cố biện bạch cho Triển Mộng Bạch:- Biết đâu cái gã đến tìm lão nhân gia lại chẳng là người giả mạo?Mạc Vong Ngã cười lạnh:- Trên đời này, có bao nhiêu người biết danh hiệu ta? Trên đời này, có mấy kẻ biết ta ở địa phương nào và làm sao tìm đến tận chổ ta ở, gặp mặt ta? Huống chi, làm gì có người biết dì ba ngươi chết trong trường hợp nào? Huống chi gã ấy lại biết quá rành về Triển Hóa Vũ?Gia dĩ, gã lại khôi ngô, tuấn tú, thông minh, hòa dịu. Con người như vậy không thể là giả được!Bị điểm huyệt, Triển Mộng Bạch vẫn còn nghe được, chàng nghe rõ ràng, không sót một tiếng những gì Mạc Vong Ngã đã thốt.Chàng hết sức phẫn nộ, lẫn kinh ngạc, thầm nghĩ:- Thiếu niên mạo nhận ta là ai? Tại sao hắn biết được mọi bí mật của ta? Mà tại sao hắn lại giả mạo ta?Tự nói, để mà hỏi lấy chàng, chứ làm gì chàng có giải đáp cho cái điều chàng muốn biết?Chàng không hiểu nổi thiếu niên đó là ai, tự nhiên chàng không biết luôn dụng ý của hắn khi giả mạo chàng.Tiêu Phi Vũ sững sờ một lúc lâu, đoạn thở dài mấy tiếng, rồi từ từ thốt:- Tạm chấp nhận cái việc hắn là giả, song hắn chẳng có làm điều chi bại hoại, lão nhân gia nên buông tha cho hắn đi.Mạc Vong Ngã nhìn sững Tiêu Phi Vũ một lúc, đoạn đưa Cung Linh Linh qua tay nàng, từ từ móc thuốc ra, lấy thuốc nhồi vào cối điếu, bật lửa, rít khói.Lão ung dung quá, thư thả quá, Tiêu Phi Vũ hết sức kinh ngạc, thấp giọng hỏi:- Lão nhân gia có ý tứ gì?Bỗng nàng nhận thức ra, có điều gì làm cho nàng phải quan tâm đến, rồi nàng cúi đầu, nhìn xuống đất...Mạc Vong Ngã phun ra một đợt khói, khói biến thành mũi tên bắn sang Triển Mộng Bạch, trúng vào khoảng dưới yết hầu, tuy còn bất động, chàng vẫn nói được.Lão nhân đã cởi mở một huyệt đạo cho chàng đối thoại, hẳn lão sẽ hỏi cung chàng.Và lão hỏi thật sự:- Ngươi hãy cho ta biết thực sự ngươi là ai?Triển Mộng Bạch cười lạnh không đáp.Mạc Vong Ngã nổi giận, gằn từng tiếng:- Ngươi không nói?Lão phun ra một đợt khói nữa, khói biến thành tên, tên bắn vào mình Triển Mộng Bạch.Tên không đâm thủng thịt da, song chàng nghe như có cái gì rất nóng chạm vào mình, làm chàng khó chịu vô cùng.Tên khói bắn ra quá nhiều, làm chàng khó chịu nhiều, mồ hôi đổ ra ướt đầu, ướt mặt.Nhưng chàng vẫn không nói, cố cắn răng chịu đựng sự hành hạ do lão nhân thi thố trên thân thể chàng.Cắn răng, vừa để chịu đựng, vừa ngậm miệng luôn.Tiêu Phi Vũ vừa thương xót, vừa lo sợ, vừa khẩn cấp, nhìn chàng thở dài hỏi:- Sao ngươi không chịu nói? Tự làm khổ chi thế?Triển Mộng Bạch bật cười cuồng dại, cười như sợ rằng dứt cuời là vĩnh viễn chẳng còn dịp để cười, chẳng còn hơi sức để cười.Cười một lúc lâu, đoạn thốt, giọng chàng đượm hận và chua, nghe như than như oán:- Nói để làm gì? Nói rồi có ai mà tin chăng? Không nói là hơn!Tiêu Phi Vũ khuyến khích:- Ngươi hãy tìm một chứng cứ, chứng minh rằng...Triển Mộng Bạch căm hờn:- Tại hạ là tại hạ, cô nương là cô nương, nếu người nào đó chẳng tin cô nương là Tiêu Phi Vũ, cô nương có thừa công sức thời giờ chạy đi tìm chứng cứ chăng? Cô nương có thích làm như vậy chăng? Và nếu trong đời này, có độ mươi người không tin cô nương là Tiêu Phi Vũ, cô nương sẽ dành trọn kiếp sống để làm cái việc chứng minh chăng?Tiêu Phi Vũ ngây người, trố mắt nhìn chàng.Chàng nói rất đúng. Mới đây, bọn Hoa Sơn Tam Oanh nhất định không tin nàng là Tiêu Phi Vũ, nàng phân trần, biện bạch, gào thét, rồi đánh nhau, cũng chẳng ai tin nàng là Tiêu Phi Vũ.Nhưng nàng đâu có tìm chứng cứ để chứng minh nàng là Tiêu Phi Vũ, chứ chẳng phải là Liễu Đạm Yên?Huống chi, cái chứng cứ đó, nàng có cần gì tìm đâu xa? Song phương đều là nữ nhân, giả như nàng cứ để cho người ta khám, người ta sẽ rõ sự thật, và như vậy đã tránh được bao nhiêu phiền phức?Và biết đâu, tất cả vỡ lẽ ra rồi, cùng hiệp sức nhau, tìm Liễu Đạm Yên, rất có thể Liễu Đạm Yên bị họ bắt được?Nàng không tìm chứng cứ, vì tánh nàng quật cường.Bây giờ, nàng bảo chàng tìm chứng cứ nhưng chàng không làm bởi chàng cho là vô lý.Nàng sững sờ, rồi hoài nghi tự hỏi:- Ta ùng quỳ xuống tạ ơn Long Thần.Tiếp theo đó, Tiêu Phi Vũ và Triển Mộng Bạch cũng được bọn ngư phủ đưa lên thuyền.Cả hai trông thấy Cung Linh Linh còn sống, hết sức hân hoan.Đại Sa Ngư vỗ tay lên vai Triển Mộng Bạch, cười vang thốt:- Đáng trách người anh em thật, không biết lội mà cũng nhảy xuống nước mà cứu đứa bé. Người anh em liều quá, có chắc gì cứu được nó, mà tự mình biết đâu lại chẳng chết theo nó?Triển Mộng Bạch thành thật đáp:- Tôi cũng chẳng biết tại sao tôi lại liều như vậy, thấy nó trôi bồng bềnh trên mặt nước, tôi đâm hoảng, bất chấp hiểm nguy, phóng mình xuống nước như cái máy.Chàng không xưng là tại hạ, bởi chàng nghĩ bọn ngư phủ này không thuộc giới giang hồ, họ là những người chuyên cần nghề nghiệp, sống cuộc đời bình dị, tâm tánh chất phác, họ có hiểu hai tiếng tại hạ là chi?Cái sáo giang hồ, đem dùng với họ, quả không nhằm chỗ vậy.Đại Sa Ngư mỉm cười:- Đúng vậy! Cứu người như cái máy, tâm chưa nghĩ đến việc cứu, ý đã day động rồi!Giả như đợi cái tâm đắn đo, cân nhắc lợi và hại, thì việc cứu người đâu có giá trị gì? Bởi lúc đó, mình cứu người là vì mình hơn vì người, có lợi cho mình, mình mới cứu, nhờ mình thấy có lợi nên kẻ kia được cứu! Như vậy là kém thanh cao, kém nhân đạo. Như vậy là không nghĩa hiệp!Vợ chủ thuyền đắm, chen lời:- Chứ cái vị cô nương kia, lại biết lội hay sao? Thế mà người ta cũng nóng cứu người, bất chấp nguy hiểm, nhảy ngay xuống nước, sao các người không khen nàng, lại cứ tâng bốc hắn? Nam nhân là anh hùng, là nghĩa hiệp, thế nữ nhân không anh hùng, không nghĩa hiệp à?Mọi người cùng bật cười ha hả:- Khen một cũng đủ, cần gì phải khen hai, cho thêm rườm rà? Họ là một đôi mà, nam anh hùng nghĩa hiệp thì nữ cũng vậy chứ, cần gì phải hài ra từng người một?Một ngư phủ khác phụ họa:- Nếu không phải là một đôi rất xứng, thì họ làm gì được Long Thần khen ngợi và cứu họ thoát nạn? Thực ra, có Long Thần phù hộ, bọn mình chỉ làm cái việc vuốt đuôi thôi đấy!Một ngư phủ thứ ba tiếp:- Họ là một đôi tốt phúc đấy, đêm nay họ ở trên thuyền chúng ta, chắc chắn là Long Thần phù hộ họ và nhờ đó, chúng ta được an toàn luôn.Tiêu Phi Vũ quen tánh ngông cuồng, mỗi cử động, mỗi lời nói đều tỏ vẻ ngang tàng, phóng túng, trong trường hợp này cũng phải thẹn thùng, cúi gầm đầu, che dấu đôi má ửng hồng.Tuy vậy, nàng cũng cố liết xéo lên, len lén nhìn Triển Mộng Bạch.Một cảm giác phát sanh nơi tâm tư, nàng nghe như khoan khoái nôn nao, bứt rứt, bồi hồi, rạo rực...Bất giác, nàng điểm phớt một nụ cười.Bình sanh, nàng chưa cười lần nào với cái chất nữ, hoàn toàn nữ như lần này.Bình sanh, nàng cứ tưởng mình là nam nhân. Và bây giờ, cái chất nữ bị dìm từ lâu, vụt bừng lên, thoạt tiên hiện ra nơi khóe miệng.Triển Mộng Bạch cũng e thẹn như nàng, song sự e thẹn không lưu lại với chàng lâu như với nàng.Chỉ một thoáng sau, chàng nhớ lại thực cảnh.Và chàng lấy làm lạ, chẳng hiểu tại sao bọn ngư phủ này tin tưởng quá mạnh nơi thần quyền, cho rằng Long Vương phù hộ bọn chàng, sẽ phù hộ luôn họ qua đêm nay, được an toàn.Đêm nay, có việc gì xảy đến cho họ?Họ cầu nguyện Long Vương bảo hộ cho họ đêm nay, còn đêm mai, đêm kia, họ chẳng cần sự phù hộ đó nữa sao?Đêm nay có gì đặc biệt cho họ?Đại Sa Ngư cười mấy tiếng, nhìn qua Ngưu đại ca, thốt:- Đại Ngưu! Cứu được người hôm nay, cái công của ngươi chẳng nhỏ, song rất tiếc là đã để sống kẻ phá hoại chiếc thuyền, gây ra tai nạn! Phải chi bắt được chúng, mình trừng trị chúng, thì thích biết bao!Đại Sa Ngư nhắc đến việc đó, có mấy ngư phủ phấn khởi tinh thần, khoa tay, hò hét:- Thế thì đuổi theo! Chúng chạy lên trời, mình theo lên trời bắt chúng, đánh cho chết mới hả!Tiêu Phi Vũ thở dài, khoát tay:- Vô ích! Trái lại... chúng không hại được bọn tôi!Nếu là lúc trước, thì chính nàng là người trước nhất đuổi theo cha con họ Phương.Chính nàng hưởng ứng trước nhất đề nghị của mấy ngư phủ đó.Nhưng, bây giờ, lòng nàng rất dịu quá, ý nàng hiền quá, nàng không tưởng đến cái việc đánh ai, giết ai.Thoạt đầu, nghe nàng thốt đến hai tiếng:trái lại, rồi nàng dừng một chút, Triển Mộng Bạch nghĩ rằng nàng sẽ tiếp nối đại khái bằng mấy tiếng:chúng không chạy thoát đâu!Không ngờ, nàng lại kết câu như vậy.Hơn thế, âm thanh của nàng hiền dịu quá chừng, âm thanh đó những ai có quen nàng đều không tưởng là nàng có thể phát xuất ra được.Bất giác, chàng hướng mặt về phía nàng.Ánh mắt của chàng cũng dịu hiền vô cùng, nói rằng trìu mến cũng không sai sự thật.Chàng lại bắt gặp Tiêu Phi Vũ nhìn chàng.Ánh mắt của nàng cũng thế, hiền dịu, trìu mên.Hạnh phúc là cái gì vô hình, nhưng hạnh phúc đã hiện hình trong đôi mắt của nàng.Nàng hoàn toàn thay đổi! Nàng là một con người hoàn toàn khác lạ.Triển Mộng Bạch có hiểu nguyên do sự thay đổi đó chăng?Không hiểu trọn vẹn, chàng cũng hiểu phần nào, và chàng sững sờ.Cái vẻ sững sờ đó của chàng, làm cho nàng đỏ bừng mặt.Nàng nhẹ giọng tiếp luôn:- Chúng ta vô sự, chỉ tiếc là phải hỏng một chiếc thuyền. Thuyền hỏng là chúng ta phải đền!Nói như thế, là một cách nói, chứ cái ý của nàng muốn nói khác, nói riêng cho một mình Triển Mộng Bạch nghe mà thôi.Nàng phải nói như thế này:- Dù đền mười chiếc, trăm chiếc cũng chẳng sao, bởi nhờ có đắm thuyền, chúng ta mới hiểu nhau, không còn cao ngạo nhau, không còn giữ thiên kiến đối với nhau! Và cái ơn phải gởi cho cha con họ Phương!Làm sao nàng nói lên câu đó được chứ?Nàng không nói bằng miệng, ánh mắt của nàng thay miệng mà nói, Triển Mộng Bạch hiểu rõ.Đại Sa Ngư cao giọng:- Đền thuyền? Nói cái chi mà kỳ lạ thế? Nếu hai vị đền thuyền, chẳng hóa ra hai vị xem bọn này tầm thường sao? Huynh đệ Thái Hồ hèn đến thế sao?Lúc đó, Thủy Ngưu đã tỉnh lại rồi.Y lớn tiếng phụ họa:- Phải đó! Huynh đệ Thái Hồ này...Nhưng, y nín lặng, bỏ lửng câu nói, bởi vợ y đang lườm lườm nhìn y.Đại Sa Ngư bật cười ha hả:- Ngưu đại tẩu! Đừng nóng! Đừng nóng chứ! Giả như đêm nay, chúng ta qua lọt rồi, thì ngày mai, tất cả còn rong thuyền trên khắp mặt hồ, và tất cả chỉ cần xuôi ngược độ vài hôm, là thừa sức sắm cho đại tẩu một con thuyền mới. Nếu đêm nay chúng ta chẳng được an toàn, dù cho đại tẩu có được đền hàng trăm chiếc, cũng chẳng ích gì.Tiêu Phi Vũ nghi hoặc, thầm nghĩ:- Ta cứ tưởng, trên giang hồ rất hiếm người tốt, ngờ đâu, trong giới cần cù doanh nghiệp như bọn ngư phủ này, cũng có hào kiệt, anh hùng.Triển Mộng Bạch bây giờ mới biết mình nhận xét lầm người, chàng đinh ninh bọn ngư phủ này chỉ là hạng người chất phác, chăm chú sinh hoạt.Qua thái độ của Đại Sa Ngư, chàng bắt đầu nhận thấy, y có một tâm hồn phóng khoáng, và tâm hồn đó, chỉ những trang hào hiệp mới có.Như vậy, Đại Sa Ngư hẳn phải có tài nghệ tuyệt luân, vì một lý do nào đó, ẩn tích mai danh trong cái lốt ngư phủ nghêu ngao trên sóng nước Thái Hồ.Tiêu Phi Vũ trầm ngâm một chút, đoạn lấy trong mình ra một hạt minh châu, trao qua Ngưu đại tẩu.Tuy không biết rõ giá trị của châu ngọc, Ngưu đại tẩu thừa hiểu, hạt châu rất quý, ít nhất nó cũng trên giá một con thuyền.Chẳng rõ tại sao, đang đòi đền thuyền, người ta đưa cho một vật trên giá con thuyền, mụ lại đỏ mặt, rồi ấp úng:- Cô nương... cái này...Tiêu Phi Vũ mỉm cười:- Không phải đền thuyền đâu! Tặng mà! Kỹ niệm một cuộc kỳ ngộ vậy mà!Ngưu đại tẩu sững sờ.Mấy ngư phủ cười vang:- Bây giờ, Ngưu đại tẩu cũng biết đỏ mặt nữa chứ! Lạ thật! Hôm nay, có nhiều cái lạ quá, thảo nào mà Long Vương không phù hộ?Tất cả đề rộ lên cười.Ngưu đại tẩu đỏ mặt, phát cáu, dậm chân thình thịch mắng:- Cái lủ quỷ này! Phải chết với bà!Rồi chính mụ ta cũng phá lên cười!Trong khi đó, Tiêu Phi Vũ đặt viên minh châu trong tay mụ, mụ không nhận cũng không được.Đột nhiên, nghe tâm tư bồng bột lên, Triển Mộng Bạch cao giọng:- Các vị dành cao nghĩa đối xử với Triển Mộng Bạch này, là một điều gây niềm cảm xúc mạnh, tại hạ không thể nói mấy lời đáp tạ suông, tại hạ không nói, các vị cũng hiểu tại sao, tại hạ không nói, chắc các vị cũng đã nghe rồi, bởi cái lòng của chúng ta nói với nhau, bởi chúng ta là nam nhân, những nam nhân thừa chí khí!Bây giờ, chàng bắt đầu xưng là tại hạ, vì chàng cũng bắt đầu nhận ra, chung quanh chàng, họ là những nhân vật phi thường.Tài nghệ của họ ra sao, chàng chẳng cần biết, chàng chỉ biết tác phong của họ thôi.Cái tác phong đó, hẳn là phi thường, bình sanh chàng chưa gặp mẫu người đầy can trường, dư nghĩa khí như họ!Đại Sa Ngư cười vang:- Phải! Phải đó, Triển Mộng Bạch! Nói làm chi những lời quá phàm tục, nam nhân phải có ít nhất một đặc điểm chứ! Hôm nay Đại Sa Ngư này gặp một trang hán tử như bằng hữu, dù có chết cũng vui! Nhất định là tại hạ không hề hận rằng mình sống uổng!Triển Mộng Bạch chỉnh nghiêm thần sắc, hỏi:- Nhưng các vị phải cho tại hạ biết, đêm nay, trên mặt Thái Hồ sẽ có biến cố gì xảy ra?Những tràng cười, trước đó một phút, còn vang dội, sau câu hỏi của chàng, vụt tắt lặng.Mọi người đều ngưng trọng thần sắc.Ai ai cũng nhớ đến việc đang lo, trong cơn bốc đồng, họ quên đi, bây giờ, Triển Mộng Bạch đề tỉnh họ với câu hỏi đó.Nhìn quanh bọn ngư phủ, Triển Mộng Bạch đoán định là biến cố sẽ xảy đến trong đêm nay, phải hãi hùng, rùng rợn không tưởng nổi.Đại Sa Ngư bình tỉnh hơn ai hết, y chăm chú nhìn Triển Mộng Bạch một lúc lâu.Con người có tâm tình phóng khoáng đó, thích khôi hài, giờ đây cũng lộ vẻ nghiêm trọng.Khi y chỉnh nghiêm sắc mặt, chừng như toàn thân y bốc ra một oai khí bức người, khác với lúc y vui đùa, bởi lúc đó thì y trở lại bình thường, chất phác lạ.Trên thuyền, là sự im lặng hoàn toàn, dưới nước, gió đùa sóng vỗ. Cái tịnh của người trong thuyền phản ngược quá rõ rệt với cái động của mặt hồ.Người ngồi đó, trầm tịnh như vậy, nhưng tâm tư của họ có khác nào mặt hồ chăng?Hay, đang có một cơn bảo cuốn qua tâm não của họ?Lâu lắm, Đại Sa Ngư cất tiếng:- Bằng hữu đã nhận ra, nếu tại hạ không cầm bằng hữu lại đây thì thực là đáng tiếc!Đáng tiếc!Triển Mộng Bạch thầm nghĩ:- Hắn biết rõ tâm ý ta! Hắn đánh giá tư cách rất đúng! Con người đó, rất xứng đáng làm lãnh tụ ngư phủ của Thái Hồ!Đại Sa Ngư tiếp luôn:- Nhưng, việc đêm nay, liên quan đến sanh mạng con người, bằng hữu nhúng tay vào, thì vĩnh viễn không thể tháo thân ra khỏi vòng hệ lụy!Triển Mộng Bạch buông gấp:- Chẳng sao!Đại Sa Ngư gọn hơn:- Tốt!Một vấn đề sanh tử, họ quyết định nhanh chóng quá, họ dùng lòng để hiểu lòng, và khi tiếng nói của con tim vang lên, thì cái miệng trở thành thừa, họ cũng chẳng cần nói những lời thừa thản.Họ không dùng đến cái sáo giang hồ!Đại Sa Ngư tiếp:- Bằng hữu cứ nghĩ. Khi nào việc đến, tại hạ gọi ngay.Triển Mộng Bạch nhìn sang Tiêu Phi Vũ.Nàng thấp giọng, cam kết:- Ta tán đồng sự quyết định của ngươi!Cả hai đứng lên, Đại Sa Ngư cũng đứng lên, đưa họ vào khoan thuyền.Y bảo:- Ngủ! Cứ ngủ! Việc chưa đến, lo lắng bao nhiêu nó cũng chẳng đến. Lo lắng bao nhiêu rồi, nó cũng đến, đến đúng cái lúc nó đến! Tội gì phải lo? Cứ ngủ, dưỡng sức chờ việc đến!Triển Mộng Bạch gật đầu:- Chí lý!Chàng không tưởng gì cả, chàng đóng cửa tâm hồn, bình thản ngủ.Tiêu Phi Vũ nào ngủ được?Thái độ của Triển Mộng Bạch và Đại Sa Ngư làm nàng suy nghĩ nặng.Họ giải quyết sự việc gọn như vậy à? Một vài lời nói giữa nhau, đủ cho họ buộc chặc hai sanh mạng làm một, để cùng đón chờ biến cố, họ lấy quyết định nhanh hơn cái việc mua một quả trứng, quăng tiền ra, lấy trứng về.Họ không khách khí, đối diện nhau, họ mở rộng cửa lòng, cho nhau nhìn thấy rõ nhau.Dũng khí, hảo tâm của nam nhân trong vũ lâm?Nam nhân đáng mến phục quá chừng!Nhất là nam nhân đó, lại là Triển Mộng Bạch! Và tai nạn hôm nay, cầm như một hạnh ngộ, có tai nạn, họ mới biết một nam nhân đáng mến phục như Đại Sa Ngư, họ mới biết một giới người đáng mến phục như số ngư phủ Thái Hồ!Nàng không ngủ, song không nghe mệt, bởi tâm thần sảng khoái qua sự phát hiện đó.Khi Triển Mộng Bạch thức dậy, hình ảnh đầu tiên hiện ra trước mắt chàng là hai quả quít.Quít đã được bóc vỏ, dưới một quả quít, có một mảnh giấy.Cung Linh Linh còn nằm gần đó, ngủ say sưa, niềm tin hiện rõ nơi gương mặt nó, giờ đây, nó mặc chiếc áo mới, trông nó sáng tươi vô cùng.Chàng cầm mảnh giấy, đọc:- Thúc thúc ơi, một quả, do dì bóc vỏ, một quả do tôi, thúc thúc ăn cả hai quả nhé! Dì bắt buộc tôi ngủ, tôi không dám cải đó, thúc thúc!Bên dưới mảnh giấy, dĩ nhiên có tên Linh Linh!Ngàn vạn ngôn từ, mỹ lệ đến đâu, cũng không có giá trị bằng mấy giòng chữ mộc mạc đó!Triển Mộng Bạch cầm quít, ăn từng múi, quít chua, lưỡi chàng nghe chua, nhưng lòng chàng nghe ngọt!Trên thế gian này, chẳng có chất gì ngọt bằng chất chua của hai quả quít đó.Chàng bước ra khỏi khoang thuyền, đứng nơi mũi, nhìn trời.Sao đã lên dầy, nền trời trong gắn sao sáng lung linh, đẹp làm sao!Nhưng không đẹp bằng khung trời trong lòng chàng sau khi được vị ngọt của hai quả quít!Dọc bờ hồ, đèn ngư thuyền cháy sáng, hàng ngàn hàng vạn ngọn đèn chiếu sáng.Chàng tự hỏi đèn sáng hơn sao, hay sao sáng hơn đèn? Có lẽ cả hai cùng sáng như nhau!Nhưng, sao phải kém ý nhị bởi sao vô tình, còn đèn kia là thứ đèn đoàn kết, đèn nhiều ngọn nhưng tất cả đều soi tỏ mọi con tim.Có thứ ánh sáng nào sáng hơn ánh sáng trong tâm?Trong vùng ánh sáng đó, đầu người chen chúc.Đại Sa Ngư thấy chàng bước ra, điểm một nụ cười, gọn giọng như lúc nào, hỏi:- Thức? Ngủ ngon chứ?Triển Mộng Bạch gật đầu:- Ngon!Đại Sa Ngư cũng gật đầu:- Tốt!Y lấy ống loa, đưa lên miệng, truyền:- Thanh la gióng lên tiếng thứ nhất, tiệc vui bắt đầu, vui điên loạn, vui hoàn toàn, thanh la gióng lên ba tiếng, cuộc vui chấm dứt, tất cả im lặng hoàn toàn.Từ trên đầu cao một cội buồm, thanh la kêu lên một tiếng.Tiếng thanh la vang lớn, truyền đi khắp các con thuyền. Một loạt tiếng hoan hô tiếp theo, chấn động mặt hồ nổi sóng.Trên sân thuyền, trên tất cả các con thuyền, rượu được bày ra, lợn quay, dê nướng, được bày ra.Không ai mời ai, ai cũng ăn, cũng uống thật tình, giữa họ chừng như chẳng có gì bí ẩn, dè dặt với nhau.Triển Mộng Bạch cởi mở trọn vẹn tâm tình, hòa mình chung vui với họ.Một vài thanh niên tự hiến thuật mọn, biểu diễn những trò vui, như đu giây lèo, như nhảy bườm.Một số ngư phủ khác, hứng dâng cao, nhảy ùm xuống nước, tay tát, chân đạp, nước bắn tứ tung, tạo nên những hoa nước lấp lánh sáng ngời dưới ngàn muôn ngọn đèn.Rồi họ ca, một người xướng, ngàn người phụ họa, lời ca vang dội cả một khoảng mặt hồ rộng lớn.Lời ca tỏ lộ chí khí hùng tráng của giới ngư phủ bừng nhựa sống.Giữa lúc đó, Đại Sa Ngư lấy ống loa, kêu gọi:- Toàn thể đệ huynh Thái Hồ, hãy uống một chén rượu mừng Triển Mộng Bạch, vị bằng hữu mới của chúng ta!Ngàn người reo lên:- Hoan nghinh Triển Mộng Bạch! Hoan nghinh! Hảo nam nhi!Triển Mộng Bạch tưởng chừng các mạch máu vở tung, con tim vở tung...Cuộc vui kéo dài lâu trong đêm trường, rồi ba tiếng thanh la vang lên.Âm thinh vừa dứt, tất cả tràng cười, tiếng nói cùng dứt theo.Mọi con thuyền im lặng, mặt hồ im lặng.Không gian im lặng, chỉ còn sao trời chớp sáng, đèn ngư phủ theo gió thoảng, chao ngọn.Triển Mộng Bạch cảm thấy tâm tình trầm trọng.Đại Sa Ngư đứng tại mũi thuyền, nhìn sao trời, nhìn mặt hồ, mông lung, man mác...Lâu lắm y day qua Triển Mộng Bạch, điểm nhẹ một nụ cười, thốt:- Tại hạ suốt mấy ngày nay, trông đợi một người. Mãi đến bây giờ, người đó chưa đến.Tại hạ nghĩ rằng, người đó không đến!Triển Mộng Bạch nhìn y:- Ai?Đại Sa Ngư đáp:- Bằng hữu chắc không biết người đó đâu!Y thở dài, tiếp luôn:- Triển huynh xem, mặt hồ đẹp thế kia, ai biết được ngày nước hồ sẽ hồng vì máu chảy đêm nay, mà xác người trôi, thay cho thuyền lướt sóng?