Vợ tôi nói đúng

Kỳ thi hết cấp III Bổ túc văn hoá năm ấy, tuy chỉ là một giám thị bình thường nhưng vợ tôi đã có một cử chỉ "kinh thiên động địa" trong lịch sử thi cử ở vùng đất này, được mọi người xôn xao bàn tán. Đó là việc trong giờ thi môn Toán cô ấy đã thẳng tay "bắt bài" rồi "lập biên bản" về hành vi quay cóp của một vị có chức tước không phải là nhỏ ở địa phương.
Sau sự việc này nhiều người khen vợ tôi làm như thế là đúng. Nhưng cũng có không ít người cho là dại. "Còn lương lậu, nhà cửa cùng bao nhiêu thứ khác, cô không nghĩ đến sao?... Với lại, thiếu gì thầy giáo nhà ta còn trổ tài "tranh thủ" bằng cách làm sẵn bài ở ngoài rồi luồn vào "chi viện" cho các cụ, nữa là...". Vợ tôi chỉ nói một câu:
- Không làm thế thì chính "cụ" kia cũng sẽ chẳng coi giáo giới chúng ta ra cái gì cả! Người nào cũng phải làm tốt nhiệm vụ của người ấy!
Quả thật vợ tôi nói đúng.

Truyện Cài hoa vào quá khứ Giới thiệu một nét đẹp trong sự nghiệp "Trồng người". ... Những truyện ngắn liên hoàn Hát quốc ca Cái chết của con đà điểu Một kỷ niệm để đời Lỗ thủng trên áo thầy Trống suy tưởng Viết văn bằng phương pháp địa lý Lại nói về cái bìa vở Tên... cúng cơm Vợ tôi nói đúng Con số 6 viết ngược Rắn là loài bò "L" và "N" Từ một đoạn ống rạ Trách ai !!!360_13.htm!!! Đã xem 681423 lần. --!!tach_noi_dung!!--


Con số 6 viết ngược

--!!tach_noi_dung!!--
Vừa qua, về quê, tôi có ghé thăm cô cháu gái tên Hạnh, đang là giáo viên, mà từ nhỏ đến giờ chưa gặp lần nào. Lúc tôi đến thì Hạnh đi chợ chưa về, chỉ có cậu con trai đang ngồi làm Toán bên tấm bảng đen. Tôi để ý thấy trong khi viết bảng, các con số 6 thường bị cậu viết ngược từ dưới lên trên. Tôi bèn hỏi, cháu thành thật trả lời:
- Con... bắt chước... mẹ con!
Lát sau Hạnh về. Sau khi chuyện trò hàn huyên đủ thứ, tôi mới hỏi cháu:
- Vậy là Hạnh từng học thầy Thống?
Thống là học trò cũ hồi cấp II của tôi. Năm Thống ra trường về quê tôi dạy học cũng là năm tôi vào Nam công tác.
- ủa, vậy sao cậu biết?
Tôi cười:
- Giấu ai được. Thầy Thống cũng có cách viết số 6 giống như con của cháu và cháu...
- Cậu đến tài...
Hạnh khen tôi rồi hỏi lại:
- Vậy thầy Thống viết giống ai?
- Cậu!
- Còn cậu?
- Giống ông thầy Vinh. Năm đó lả năm 1956. Cả năm trời, sáng nào thầy Vinh cũng viết lên bảng con số ngày tháng ấy. Lâu dần cách viết của thầy nhiễm vào cậu. Và, thật không ngờ, từ cậu nó lại nhiễm đến con của cháu, tức là nhiễm đến năm thế hệ...
Thế mới biết nghề dạy học có sức công phá thật lớn và thật dai dẳng...
--!!tach_noi_dung!!--


Nguồn: www.binhthuan.gov.vn
Được bạn: Thái Nhi đưa lên
vào ngày: 18 tháng 11 năm 2004

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--