Anh trai chết, Saxwhailinhhu lấy chị dâu sinh hai con trai, một người tên Càndo Xichna, một người tên Uydochinh Xichna, tiếng Mông Cổ "xichna" là sói. Sử tập còn giải thích cặn kẻ là sói đực và sói cái. Xíchnaxu chỉ số nhiều, tức đàn sói. Hàn Nho Lâm "Thành Cát Tư Hãn thập tam dực khảo" Ba người vội vàng lên ngựa theo Đanchi nhằm hướng tây xuyên qua bãi sậy, rồi rẽ hướng nam, vòng qua bãi đất phèn - toàn những nơi ít để lại dấu chân ngựa. Trên đường về, ba cậu thanh niên Bắc Kinh không những không cảm thấy vui, mà còn thấp thỏm như những tên trộm vặt, chỉ sợ chủ nhà đuổi theo. Nhưng khi nhớ lại con sói mẹ cướp đi con cừu non thì Trần Trận lại thấy đỡ dằn vặt, cậu đã trả thù cho con cừu non vô tội. Diệt được một ổ sói con là bảo vệ được một đàn cừu. Nếu như các cậu không bắt được ổ sói này, thì đàn cừu chắc chắn gặp đại họa. Đào bắt sói con là biện pháp hữu hiệu trong cuộc chiến một mất một còn giữa người và sói trên thảo nguyên Mông Cổ. Bắt một ổ sói con tương đương tiêu diệt một đàn sói nhỏ. Đào bắt bảy con sói con tuy vất vả, nhưng không khó bằng diệt bảy con sói lớn. Biện pháp này đã thực thi từ lâu, vậy vì sao vẫn không giảm được tai họa do sói gây ra? Trần Trận bèn hỏi Đanchi. Đanchi nói: Sói rất khôn khi chọn thời điểm đẻ con. Cách đây hàng vạn năm, sói và chó nhà là một, nhưng thực tế sói khôn hơn chó nhà. Chó nhà sau Tết khoảng nửa tháng thì đẻ. Nhưng sói lại chọn lập xuân, là lúc tuyết vừa tan, cừu vừa đẻ. Chăm sóc cừu đẻ là thời gian bận bịu nhất, vất vả mệt nhọc nhất trong năm. Một đàn xẻ thành hai dàn, toàn bộ sức lực đầu tư vào đấy. Mệt đến nỗi cơm không buồn ăn, nói gì đến đi đào bắt sói con. Công việc chăm sóc cừu non bắt đầu rảnh, thì khi ấy sói đã lớn, không ở trong hang nữa. Ngày thường sói không ở hang, khi đẻ mới ở. Sói con khoảng một tháng thì mở mắt, một tháng nữa là lăng xăng theo mẹ. Khi ấy mới đi đào, thì chỉ còn hang không. Nếu sói đẻ vào mùa hè, mùa thu hoặc mùa đông thì chắc chúng tuyệt diệt từ lâu, vì khi ấy con người nhàn rỗi. Sói chọn mùa xuân còn một cái lợi nữa: Bắt cừu non về cho con tập vồ mồi và ăn thịt. Thịt cừu non là món ăn khoái khẩu của sói con. Chỉ cần có cừu non là sói mẹ không sợ thiếu sữa, đẻ một lứa mười mấy con cũng sống tất. Dương Khắc ngồi trên yên chép miệng than: Sói ơi là sói, tao phục mày sát đất. Quả có thế thật, chăm cừu đẻ rất mệt. Đựng cừu non vào tải, mỗi tải bốn năm con, mỗi ngày một người vận chuyển mươi mấy chuyến, mệt đứt hơi. Nếu đây không phải là lần đầu thì mình hơi đâu mà đi với các cậu. Từ nay mình không đi nữa. Còn bây giờ thì phải ngủ cho lại sức. Dương Khắc ngáp dài. Trần Trận cũng cảm thấy buồn ngủ ríu mắt, nhưng cậu vẫn bám sát đề tài, hỏi Đanchi: Người dân bản địa theo Lạt Ma giáo, mỗi gia đình đều có người đi làm Lạt Ma. Lạt Ma làm việc thiện, không sát sinh, giết sói con sẽ tổn thọ. Mình không theo Lạt Ma, không sợ tổn thọ. Người Mông Đông Bắc chúng mình khi chết không hiến cho sói, nên mình không sợ hết sói. Người Mông Đông Bắc khi đã biết làm ruộng thì tín ngưỡng như người Hán, địa táng. Đoàn người rời cái hang mỗi lúc một xa, nhưng Trần Trận vẫn cảm thấy như có làn gió lạnh từ cõi u linh bám sau lưng, khiến cậu tâm thần bất định, lo sợ vẩn vơ. Lớn lên ở thành phố, chưa từng có quan hệ với loài sói, vậy mà giờ đây cậu quyết định số phận của bảy con sói Mông Cổ. Con sói mẹ quả tinh khôn, đàn sói này chắc là hậu duệ của sói chúa, chí ít cũng là sói Mông Cổ thuần chủng. Nếu như cậu không mê sói, thì những con sói này sẽ thoát nạn, sẽ sống khoẻ, trở thành những dũng sĩ trên thảo nguyên khốc liệt. Vậy mà sự có mặt của cậu đã làm thay đổi tận gốc số phận những con sói con. Và bằng hành động này, cậu gắn kết với sói, đồng thời trở thành kẻ thù của sói thảo nguyên. Họ hàng nhà sói Ơlon dưới sự chỉ huy của con sói cái thông minh đêm đêm truy kích cậu, uy hiếp linh hồn cậu. Trần Trận nhận ra cậu đã phạm sai lầm. Về đến nhà, đã quá trưa. Trần Trận treo túi đựng sói lên vách lều. Bốn người ngồi quanh bếp uống trà, ăn thịt nướng, vừa ăn vừa bàn cách xử lý lũ sói con. Đanchi nói: Xử lý như thế nào thì không cần bàn, ăn xong mình sẽ cho các cậu xem, khoảng hai phút là xong. Trần Trận biết sẽ gặp một vấn đề hóc búa: Nuôi sói. Khi trong đầu nảy ra ý này, Trần Trận đoán có thể bị tất cả mục dân, cán bộ và thanh niên trí thức phản đối. Bất kể từ góc độ nào, chính trị, tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc, hoặc từ phương diện sản xuất và an toàn, nuôi sói đều bị hiểu là có dụng ý xấu, đáng phỉ nhổ. Thời kỳ cách mạng văn hóa, một nhân viên vườn thú nhốt chung con hổ mất mẹ với con chó cái cho sữa, lập tức trở thành vấn đề chính trị nghiêm trọng, bị coi là tuyên truyền hco thuyết điều hòa giai cấp, anh nhân viên đó bị đấu lên đấu xuống. Vậy thì nuôi một con sói bên cạnh đàn cừu, đàn chó, hóa ra không phân biệt địch ta, coi thù là bạn đó sao! Sói thảo nguyên là kẻ thù, đồng thời là thần linh, là tôtem của dân du mục, là con tàu chở linh hồn họ lên trời. Mà đã là thần linh, là tôtem, thì chỉ có thể thờ phụng, không được nuôi trong nhà như nô lệ để sai khiến. Nuôi sói, nuôi hổ như nuôi ong tay áo, tai họa xảy ra không biết lúc nào. Lại còn chuyện này nữa: Ông già Pilich còn nhận cậu làm con nuôi nữa không? Nhưng Trần Trận không hề có ý coi thường thần linh, coi thường tình cảm tôn giáo của dân tộc Mông Cổ. Trái lại!!!9688_11.htm!!!
Đã xem 154232 lần.
http://eTruyen.com